Lý thuyết Phân thức đại số (Kết nối tri thức 2024) Toán 8

Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 21: Phân thức đại số ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.

1 134 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 21: Phân thức đại số

A. Lý thuyết Phân thức đại số

1. Phân thức đại số

Một phân thức đại số (hay còn gọi là phân thức) là một biểu thức có dạng AB, trong đó A, B là hai đa thức và B khác đa thức 0.

A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu).

Nhận xét. Mỗi đa thức được coi là một phân thức với mẫu thức bằng 1.

Số 0 và số 1 cũng là các phân thức đại số

Ví dụ:

2x+1x3;aba+b;x2+3x+2;2 là các phân thức đại số.

x;x3 không phải là phân thức vì x;x3 không phải là đa thức.

2. Hai phân thức bằng nhau

Hai phân thức AB và CD gọi là bằng nhau nếu A.D = B.C.

AB=CD nếu AD = BC.

Ví dụ: Hai phân thức xy2xy+y và xyx+1 bằng nhau vì xy2.(x+1)=xy(xy+y)

3. Giá trị của phân thức tại một giá trị đã cho của biến

Giá trị của phân thức tại các giá trị đã cho của biến là biểu thức số (nếu mẫu số nhận được là số khác 0) khi thay các biến trong phân thức đó bằng các số đã cho.

Để tính giá trị của phân thức tại những giá trị cho trước của biến, ta thay các giá trị cho trước của biến vào phân thức đó rồi tính giá trị của biểu thức số nhận được.

4. Điều kiện xác định của phân thức

Điều kiện xác định của phân thức AB là điều kiện của biến để giá trị của mẫu thức B khác 0.

Ví dụ: Phân thức P = x+3x1 xác định khi x10 hay x1

Tại x = 3, P=3+331=62=3

Sơ đồ tư duy Phân thức đại số

B. Bài tập Phân thức đại số

Đang cập nhật...

1 134 lượt xem