50 câu Trắc nghiệm Hàm số bậc hai (có đáp án 2024) – Toán 10 Chân trời sáng tạo

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 (có đáp án) Bài 2: Hàm số bậc hai đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 2.

1 82 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Hàm số bậc hai

I. Nhận biết

Câu 1. Cho hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c có đồ thị như hình vẽ:

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đặt ∆ = b2 – 4ac. Tìm dấu của a và ∆.

A. a > 0, ∆ > 0;

B. a < 0, ∆ > 0;

C. a > 0, ∆ = 0;

D. a < 0, ∆ = 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Quan sát đồ thị, ta thấy parabol có bề lõm quay lên trên nên a > 0.

Lại có đồ thị cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt (cụ thể là tại x = 1 và x = 4) nên phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1, x2.

Do đó ∆ > 0.

Vậy a > 0, ∆ > 0.

Do đó ta chọn phương án A.

Câu 2. Cho hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c có đồ thị như hình bên:

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trục đối xứng của đồ thị hàm số trên là đường thẳng:

A. x = –9;            

B. x = –5;            

C. x = 0;              

D. x = 2.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Quan sát đồ thị, ta thấy tọa độ đỉnh S(2; –9).

Trục đối xứng của đồ thị hàm số đã cho là đường thẳng đi qua đỉnh S và song song (hoặc trùng) với trục Oy.

Khi đó trục đối xứng là đường thẳng x = 2.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3. Cho hàm số y = –x2 + 5x – 4. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 52

B. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 52    

C. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 94         

D. Hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 94

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 5, c = –4.

∆ = b2 – 4ac = 52 – 4.(–1).(–4) = 9.

Vì a = –1 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng Δ4a=94.1=94tại x=b2a=52.1=52

Vậy hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 94 tại x = 52

Ta chọn phương án D.

Câu 4. Cho hàm số y = f(x) = x2 + 3x + 4. Bảng giá trị của hàm số đã cho là:

x

–3

–2

-32

 

–1

0

f(x)

8

2

1

2

8

 

x

–3

–2

-32

 

–1

0

f(x)

4

6

5

4

6

 

x

–3

–2

-32

 

–1

0

f(x)

4

2

74

 

2

4

 

x

–3

–2

-32

 

–1

0

f(x)

2

4

74

 

2

4

 

 

Đáp án: C

Giải thích:

Xét hàm số y = f(x) = x2 + 3x + 4.

 Với x = –3, ta có f(–3) = (–3)2 + 3.(–3) + 4 = 4.

 Với x = –2, ta có f(–2) = (–2)2 + 3.(–2) + 4 = 2.

 Với x = =32, ta có f32=322+3.32+4=74

 Với x = –1, ta có f(–1) = (–1)2 + 3.(–1) + 4 = 2.

 Với x = 0, ta có f(0) = 02 + 3.0 + 4 = 4.

Vậy bảng giá trị của hàm số đã cho là:

x

–3

–2

-32

 

–1

0

f(x)

4

2

74

2

4

Do đó ta chọn đáp án C.

Câu 5. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số bậc hai?

A. f(x) = 3x2 + 2x – 5;            

B. f(x) = 2x – 4;            

C. f(x) = 3x3 + 2x – 1;            

D. f(x) = x4 – x+ 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Hàm số bậc hai có dạng y = ax2 + bx + c, với a ≠ 0.

Ta thấy hàm số ở phương án A có dạng như trên với a = 3, b = 2 và c = –5; nên hàm số ở phương án A là hàm số bậc hai.

Hàm số ở phương án B có dạng y = ax + b nên đây là hàm số bậc nhất.

Hàm số ở phương án C có chứa x3 nên đây không phải hàm số bậc hai.

Hàm số ở phương án D có chứa x4 nên đây không phải hàm số bậc hai.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 6. Trục đối xứng của parabol y = –x2 + 5x + 3 là đường thẳng có phương trình:

A. x=54

B. x=52

C. x=54

D. x=52

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 5, c = 3.

Trục đối xứng của hàm số đã cho là đường thẳng x=b2a=52.1=52 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy).

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 7. Cho hàm số y = x2 – 2x có đồ thị (P). Khi đó, tọa độ đỉnh của (P) là:

A. (0; 0);

B. (1; –1);

C. (–1; 3);

D. (2; 0).

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = 1, b = –2, c = 0.

∆ = b2 – 4ac = (–2)2 – 4.1.0 = 4.

Đỉnh S có tọa độ:

⦁ xS=b2a=22.1=1

⦁ yS=Δ4a=44.1=1

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; –1).

Vậy ta chọn phương án B.

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho hàm số f(x) = x2 – 4x + 5. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số nghịch biến trên (–∞; 2) và đồng biến trên (2; +∞);                 

B. Hàm số nghịch biến trên (–∞; 2) và (2; +∞);            

C. Hàm số đồng biến trên (–∞; 2) và nghịch biến trên (2; +∞);                 

D. Hàm số đồng biến trên (–∞; 2) và (2; +∞).

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = 1, b = –4, c = 5.

Ta có: b2a=42.1=2

Vì a = 1 > 0 nên ta có hàm số đã cho nghịch biến trên (–∞; 2) và đồng biến trên (2; +∞).

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 2. Đồ thị dưới đây là của hàm số nào sau đây?

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. y = –x2 – 2x + 3;

B. y = x2 + 2x – 2;

C. y = 2x2 – 4x – 2;

D. y = x2 – 2x – 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Quan sát đồ thị, ta thấy parabol có bề lõm quay lên trên nên a > 0.

Do đó ta loại phương án A vì a = –1 < 0.

Quan sát đồ thị, ta thấy parabol có trục đối xứng là đường thẳng x = 1.

 Ở phương án B, đồ thị của hàm số y = x2 + 2x – 2 có trục đối xứng là đường thẳng x=b2a=22.1=11

Do đó ta loại phương án B.

 Ở phương án C, đồ thị của hàm số y = 2x2 – 4x – 2 có trục đối xứng là đường thẳng x=b2a=42.2=1

 Ở phương án D, đồ thị của hàm số y = x2 – 2x – 1 có trục đối xứng là đường thẳng x=b2a=22.1=1

Quan sát đồ thị, ta thấy parabol đi qua điểm A(0; –1).

 Thay x = 0, y = –1 vào hàm số ở phương án C, ta có: –1 = 2.02 – 4.0 – 2 (vô lí).

Do đó đồ thị của hàm số ở phương án C không đi qua điểm A(0; –1).

Vì vậy ta loại phương án C.

 Thay x = 0, y = –1 vào hàm số ở phương án D, ta có –1 = 02 – 2.0 – 1 (đúng).

Do đó đồ thị của hàm số ở phương án D đi qua điểm A(0; –1).

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3. Điều kiện của m để hàm số y = (m – 1)x2 + 2mx – m2 + 4 là hàm số bậc hai là:

A. m > 1;             

B. m < 1;             

C. m ≠ 1;             

D. m ≥ 1.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = m – 1, b = 2m, c = –m2 + 4.

Để hàm số đã cho là hàm số bậc hai thì a ≠ 0.

Nghĩa là, m – 1 ≠ 0.

Suy ra m ≠ 1.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 4. Cho hàm số y = 2x2 – 4x + 3 có đồ thị là parabol (P). Mệnh đề nào sau đây sai?

A. (P) không có giao điểm với trục hoành;          

B. (P) có đỉnh là S(1; 1);                  

C. (P) có trục đối xứng là đường thẳng y = 1;               

D. (P) đi qua điểm M(–1; 9).

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi điểm A là giao điểm của parabol (P) và trục hoành.

Suy ra yA = 0.

Vì A  (P) nên 0=2xA24xA+3 (vô nghiệm).

Do đó không có điểm A là giao điểm của parabol (P) và trục hoành.

Vì vậy phương án A đúng.

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = 2, b = –4, c = 3.

Đỉnh S có tọa độ:

⦁ xS=b2a=42.2=1

 yS = 2.12 – 4.1 + 3 = 1.

Suy ra (P) có đỉnh S(1; 1) và có trục đối xứng là x = 1.

Do đó phương án B đúng, C sai.

Thay tọa độ điểm M vào hàm số của đồ thị (P) ta được:

9 = 2.(–1)2 – 4.(–1) + 3 (đúng).

Suy ra (P) đi qua điểm M(–1; 9).

Do đó phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 5. Cho hàm số y = –x2 – x – 1. Tập giá trị của hàm số đã cho là:

A. T=;34

B. T=;34

C. T=34;+

D. T=;34

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = b = c = –1.

Ta có ∆ = b2 – 4ac = (–1)2 – 4.(–1).(–1) = –3.

Suy ra Δ4a=34.1=34

Vì a = –1 < 0 nên hàm số có giá trị lớn nhất bằng =34và có tập giá trị là T=;34

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 6. Bảng biến thiên nào dưới đây là của hàm số y = –x2 + 2x + 1?

A. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

C. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

D. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 2, c = 1.

Đỉnh S có tọa độ:

⦁ xS=b2a=22.1=1

⦁ yS = –12 + 2.1 + 1 = 2.

Suy ra S(1; 2).

Vì hàm số bậc hai có a = –1 < 0 nên hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (–∞; 1) và nghịch biến trên khoảng (1; +∞).

Ta có bảng biến thiên như sau:

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 7. Hàm số y = –x2 + 2x + 3 có đồ thị là hình nào trong các hình sau?

A. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

C. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

D. 

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Cách 1:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = –1, b = 2, c = 3.

Ta có ∆ = b2 – 4ac = 4 – 4.(–1).3 = 16.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) = –x2 + 2x + 3 là một parabol (P):

 Đỉnh S có tọa độ: xS=b2a=22.1=1 và xS=b2a=22.1=1

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; 4).

 Có trục đối xứng là đường thẳng x = 1 (đường thẳng này đi qua đỉnh S và song song với trục Oy).

 Có bề lõm quay xuống dưới vì a = –1 < 0.

 Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 3).

Ngoài ra, phương trình –x2 + 2x + 3 = 0 có hai nghiệm phân biệt x1 = 3 và x2 = –1 nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt có tọa độ (3; 0) và (–1; 0).

Ta vẽ được đồ thị sau:

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án A.

Cách 2:

• Xét hàm số y = –x2 + 2x + 3 có a = –1, b = 2, c = 3.

Vì a = –1 < 0 nên đồ thị có bề lõm quay xuống dưới.

Do đó ta loại phương án C.

 Đỉnh S có tọa độ: xS=b2a=22.1=1 và yS=Δ4a=164.1=4

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; 4).

Do đó ta loại phương án B và D.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8. Parabol (P): y = ax2 + 3x – 2 (a ≠ 0) có trục đối xứng là đường thẳng x = –3 là:

A. y = x2 + 3x – 2

B. y=12x2+x2

C. y=12x23x2

D. y=12x2+3x2

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Parabol (P): y = ax2 + 3x – 2 (a ≠ 0) có b = 3.

(P) có trục đối xứng là đường thẳng x = –3.

Ta suy ra b2a=3

Tức là, 32a=3

Khi đó ta có a = 12 (thỏa mãn a ≠ 0).

Vậy (P): y=12x2+3x2

Do đó ta chọn phương án D.

III. Vận dụng

Câu 1. Khi nuôi cá thí nghiệm trong hồ, một nhà sinh học phát hiện ra rằng: Nếu trên mỗi đơn vị diện tích của mặt hồ có n con cá thì trung bình mỗi con cá sau một vụ có cân nặng P(n) = 360 – 10n. Hỏi phải thả bao nhiêu con cá trên một đơn vị diện tích để trọng lượng cá sau một vụ thu được nhiều nhất?

A. 3 240;             

B. 40;                  

C. 20;                  

D. 18.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi T là trọng lượng tất cả số con cá trên một đơn vị diện tích của mặt hồ.

Vì trên một diện tích của mặt hồ có n con cá nên ta có:

T = (360 – 10n).n = –10n2 + 360n.

Hàm số T có dạng T = an2 + bn + c, với a = –10, b = 360, c = 0.

∆ = b2 – 4ac = 3602 – 4.(–10).0 = 129 600.

Vì a = –10 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng   Δ4a tại n=b2a

Khi đó Tmax=129  6004.10=3  240 khi n=3602.10=18

Vậy phải thả 18 con cá trên một đơn vị diện tích để trọng lượng cá sau một vụ thu được nhiều nhất.

Câu 2. Một chiếc cổng hình parabol có phương trình y=12x2. Biết cổng có chiều rộng d = 5 m. Chiều cao h của cổng bằng:

A. 4,45 m;           

B. 3,125 m;         

C. 4,125 m;         

D. 3,25 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Gọi A và B là hai điểm ứng với chân cổng như hình vẽ.

Vì cổng hình parabol có phương trình  và có chiều rộng d = 5 (m) nên ta có: AB = 5.

Gọi I là trung điểm AB. Suy ra IA = IB = AB2=52   (m).

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a=12, b = c = 0.

Vì b = 0 nên Oy là trục đối xứng của parabol.

Do đó trung điểm I của đoạn thẳng AB nằm trên Oy.

Khi đó điểm I có hoành độ bằng 0.

Vì IA = IB =  52 nên ta có xA=52,  xB=52

Với xA=52, ta có yA=12.522=258

Suy ra tọa độ A52;258

Với xB=52, ta có yB=12.522=258

Suy ra tọa độ B52;258

Vì vậy chiều cao h của cổng là:

h = OI = |yA| = |yB| = 258=258=3,125(m).

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 3. Cho hàm số f(x) = ax2 + bx + c (a, b, c ≠ 0) có đồ thị như hình vẽ bên.

TOP 20 câu Bài tập Hàm số bậc hai có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết f(c) = c. Giá trị của b là:

A. b = –6;

B. b = –2;

C. b=52;

D. b = –4.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Quan sát đồ thị, ta thấy parabol cắt trục hoành tại đỉnh của parabol hay parabol cắt trục hoành tại một điểm duy nhất.

Nghĩa là, phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép.

Do đó ∆ = 0.

Suy ra b2 – 4ac = 0   (1)

Ta có f(c) = c.

Suy ra ac2 + bc + c = c.

Khi đó c(ac + b) = 0.

Vì vậy ac + b = 0 (vì c  0).

Do đó c=ba  (vì a ≠ 0).

Thay c=ba vào (1) ta được: b24.a.ba=0

Khi đó b2 + 4b = 0  b(b + 4) = 0.

Vì vậy b = 0 hoặc b = –4.

Vì b ≠ 0 nên ta nhận b = –4.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 4. Biết rằng hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0) đạt giá trị nhỏ nhất bằng 4 tại x = 2 và có đồ thị đi qua điểm A(0; 6). Giá trị biểu thức P = abc bằng

A. –6;

B. –3;

C. 6;

D. 32

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng 4 tại x = 2.

Tức là đỉnh S(2; 4) và a > 0.

Suy ra 4 = a.22 + b.2 + c.

Do đó 4a + 2b + c = 4   (1)

Ta có xS = 2.

Suy ra b2a=2

Do đó –b = 4a   (2)

Đồ thị hàm số đi qua điểm A(0; 6).

Suy ra 6 = a.02 + b.0 + c.

Do đó c = 6       (3)

Thay (2), (3) vào (1), ta được: –b + 2b + 6 = 4.

Suy ra b = –2.

Với b = –2, thay vào (2) ta được 4a = 2.

Suy ra a = 12 (thỏa mãn a > 0).

Vì vậy ta có a=12, b = –2, c = 6.

Khi đó P = abc = 12.2.6=6

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 5. Đồ thị hàm số y = mx2 – 2mx – m2 – 2 (m ≠ 0) là parabol có đỉnh nằm trên đường thẳng y = x – 3 thì m nhận giá trị nằm trong khoảng nào dưới đây?

A. (1; 6);

B. (–∞;–2);

C. (–3; 3);

D. (0; +∞).

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Hàm số đã cho có dạng y = ax2 + bx + c, với a = m, b = –2m, c = –m2 – 2 (m ≠ 0).

Suy ra b’ = –m.

∆ = b’2 – ac = (–m)2 – m.(–m2 – 2) = m3 + m2 + 2m.

Đỉnh S có tọa độ:

⦁ xS=b'a=mm=1

⦁ yS=Δ'a=m3+m2+2mm=mm2+m+2m

Do đó yS = –m2 – m – 2 (vì m ≠ 0).

Suy ra tọa độ đỉnh S(1; –m2 – m – 2).

Vì đỉnh S nằm trên đường thẳng y = x – 3 nên ta có:

–m2 – m – 2 = 1 – 3.

Suy ra –m2 – m = 0

Khi đó m = 0 (loại) hoặc m = –1 (thỏa mãn).

Vì vậy m ∈ (–3; 3).

Vậy ta chọn phương án C.

1 82 lượt xem