50 câu Trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc hai (có đáp án 2024) – Toán 10 Chân trời sáng tạo

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 (có đáp án) Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 3.

1 76 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai

I. Nhận biết và thông hiểu

Câu 1. Số nghiệm của phương trình 2x4=x23x là:

A. 0;          

B. 2;           

C. 3;           

D. 1.

Đáp án: D

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

2x – 4 = x2 – 3x

 x2 – 5x + 4 = 0

 x = 4 hoặc x = 1.

Với x = 4, ta có 2.44=423.4 (đúng)

Với x = 1, ta có 2.14=123.1 (sai)

Vì vậy khi thay các giá trị x = 4 và x = 1 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 4 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 4.

Ta chọn phương án D.

Câu 2. Cho phương trình 22x23x+1=9x2+5x+4. Tổng các nghiệm của phương trình đã cho là:

A. –17;                

B. 5;           

C. 0;           

D. 17.

Đáp án: A

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

4(2x2 – 3x + 1) = 9x2 + 5x + 4.

 –x2 – 17x = 0

 x = 0 hoặc x = –17.

Với x = 0, ta có 22.023.0+1=9.02+5.0+4 (đúng)

Với x = –17, ta có 22.1723.17+1=9.172+5.17+4 (đúng)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 0 và x = –17 vào phương trình đã cho, ta thấy x = 0 và x = –17 đều thỏa mãn.

Do đó nghiệm của phương trình đã cho là x = 0 và x = –17.

Tổng các nghiệm của phương trình đã cho là: 0 + (–17) = –17.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 3. Cho phương trình x2+3=2x+6. Chọn khẳng định đúng:

A. Phương trình có hai nghiệm phân biệt cùng dấu;               

B. Phương trình có hai nghiệm phân biệt trái dấu;                 

C. Phương trình có một nghiệm;                

D. Phương trình vô nghiệm.

Đáp án: B

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

x2 + 3 = 2x + 6.

 x2 – 2x – 3 = 0

 x = 3 hoặc x = –1.

Với x = 3, ta có 32+3=2.3+6 (đúng)

Với x = –1, ta có 12+3=2.1+6 (đúng)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 3 và x = –1 vào phương trình đã cho, ta thấy x = 3 và x = –1 đều thỏa mãn.

Do đó nghiệm của phương trình đã cho là x = 3 > 0 hoặc x = –1 < 0.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu.

Ta chọn phương án B.

Câu 4. Số nghiệm của phương trình  x12234+x=1 là:

A. 0;          

B. 2;           

C. 1;           

D. 3.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta cóx12234+x=1x2x+1434=1xx2+x1=1x

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

–x2 + x – 1 = (1 – x)2

 –x2 + x – 1 = 1 – 2x + x2

 2x2 – 3x + 2 = 0 (vô nghiệm)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Ta chọn phương án A.

Câu 5. Phương trình x23x24=0 có nghiệm là:

A. x = 2;              

B.  x=179;         

C. Cả A và B đều đúng;         

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có x23x24=0

x2=3x24

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

x – 2 = 9(x2 – 4)

 9x2 – x – 34 = 0

 x = 2 hoặc x=179

Với x = 2, ta có 22=3224 (đúng)

Với  x=179, ta có  1792=317924 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và  x=179 vào phương trình x2=3x24, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 2.

Ta chọn phương án A.

Câu 6. Cho phương trình  3x210x448+x=0 Tổng các nghiệm của phương trình trên là:

A. 3;          

B. ‒6;                  

C. –3;                  

D. 0.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có 3x210x448+x=0

3x210x44=8x.

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

3x2 – 10x – 44 = (8 – x)2

 3x2 – 10x – 44 = 64 – 16x + x2

 2x2 + 6x – 108 = 0

 x = 6 hoặc x = –9.

Với x = 6, ta có 3.6210.644=86 (đúng)

Với x = –9, ta có 3.9210.944=89 (đúng)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 6 và x = –9 vào phương trình đã cho, ta thấy cả x = 6 và x = –9 đều thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 6 và x = –9.

Tổng hai nghiệm là: 6 + (–9) = –3.

Ta chọn phương án C.

Câu 7. Tập nghiệm của phương trình  x32x=4x2+12x+9 là:

A. {10; 3};          

B. {5};                 

C. {3};                 

D. .

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có x32x=4x2+12x+9

x2+5x6=4x2+12x+9

Bình phương hai vế phương trình trên, ta được:

–x2 + 5x – 6 = 4x2 + 12x + 9

 5x2 + 7x + 15 = 0 (vô nghiệm)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là .

Ta chọn phương án D.

Câu 8. Giá trị x nào sau đây là nghiệm của phương trình 2x2+3x5=x+1?

A. x = –3;            

B. x = 2;              

C. Cả A và B đều đúng;         

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

2x2 + 3x – 5 = (x + 1)2

 2x2 + 3x – 5 = x2 + 2x + 1

 x2 + x – 6 = 0

 x = 2 hoặc x = –3.

Với x = 2, ta có 2.22+3.25=2+1 (đúng)

Với x = –3, ta có 232+3.35=3+1 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và x = –3 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 2.

Ta chọn phương án B.

Câu 9. Phương trình nào sau đây không thể quy về phương trình bậc hai?

A. x2x+1=x+3;          

B. x+6=2x1;                  

C. x2+2x3=2x2+8x7;                

D. x3x2+1=3.

Đáp án: D

Giải thích:

Bình phương hai vế phương trình ở phương án A, ta được:

x2 – x + 1 = x + 3

 x2 – 2x – 2 = 0

Vì x2 – 2x – 2 = 0 là phương trình bậc hai nên phương án A đúng.

Ta thực hiện tương tự như vậy cho các phương trình ở các phương án B, C, ta thấy phương trình ở phương án B, C có thể quy về phương trình bậc hai.

Đối với phương trình ở phương án D, sau khi bình phương hai vế ta có:

x3 – x2 – 2 = 0.

Đây không phải phương trình bậc hai.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 10. Cho phương trình x2+3=2x+6. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Tổng các nghiệm của phương trình đã cho là 2;                

B. Tích các nghiệm của phương trình đã cho là –5;                

C. Các nghiệm của phương trình đã cho đều lớn hơn –2;                 

D. Phương trình có hai nghiệm trái dấu.

Đáp án: B

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

x2 + 3 = 2x + 6

 x2 – 2x – 3 = 0

 x = 3 hoặc x = –1.

Với x = 3, ta có 32+3=2.3+6 (đúng)

Với x = –1, ta có 12+3=2.1+6 (đúng)

Vì vậy khi thay các giá trị x = 3 và x = –1 vào phương trình đã cho, ta thấy cả x = 3 và x = –1 đều thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 3 và x = –1.

 Tổng các nghiệm là: 3 + (–1) = 2. Do đó phương án A đúng.

 Tích các nghiệm là: 3.(–1) = –3. Do đó phương án B sai.

 Ta có x = 3 > –2 và x = –1 > –2.

Vì vậy các nghiệm của phương trình đã cho đều lớn hơn –2. Do đó phương án C đúng.

 Ta có x = 3 > 0 và x = –1 < 0.

Vì vậy phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu. Do đó phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 11. Cho phương trình x+5+2x2=6. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Phương trình có một nghiệm;                

B. Phương trình vô nghiệm;             

C. Tổng các nghiệm của phương trình là –12;              

D. Các nghiệm của phương trình đều không nhỏ hơn –10.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có x+5+2x2=6.

5+2x2=6x.

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

5 + 2x2 = 36 – 12x + x2

 x2 + 12x – 31 = 0

 x=6+67 hoặc x=667.

Với x=667, ta có 6+67+5+26+672=6 (đúng)

Với x=6+67, ta có 6+67+5+26+672=6 (đúng)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x=6+67 và x=667 vào phương trình đã cho, ta thấy cả x=6+67 và x=667 đều thỏa mãn.

Do đó phương trình đã cho có nghiệm là x=6+67 hoặc x=667.

Tổng các nghiệm của phương trình đã cho là: 6+67667=12.

Suy ra phương án A, B, D sai và phương án C đúng.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 12. Phương trình 4x23=x có nghiệm là:

A. x = 1;              

B. x = –1;            

C. x = 1 hoặc x = –1;              

D. Vô nghiệm.

Đáp án: A

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

4x2 – 3 = x2

 3x2 – 3 = 0

 x = 1 hoặc x = –1.

Với x = 1, ta có 4.123=1 (đúng)

Với x = –1, ta có 4.123=1 (vô lí)

Vì vậy khi thay các giá trị x = 1 và x = –1 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 1 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 1.

Ta chọn phương án A.

Câu 13. Số nghiệm của phương trình x2+4x=2x2 là:

A. 0;          

B. 1;           

C. 2;           

D. 3.

Đáp án: B

Giải thích:

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:

–x2 + 4x = (2x – 2)2

 –x2 + 4x = 4x2 – 8x + 4

 5x2 – 12x + 4 = 0

 x = 2 hoặc  x=25

Với x = 2, ta có  22+4.2=2.22 (đúng)

Với  x=25, ta có  252+4.25=2.252 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và  x=25 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.

Ta chọn phương án B.

II. Vận dụng

Câu 1. Cho phương trình  x23x4x+1=2. Biết phương trình đã cho có một nghiệm có dạng  ab, với  ab là phân số tối giản và b > 0. Khi đó giá trị biểu thức a2 – b2 bằng:

A. 55;                  

B. 0;           

C. 552;                 

D. –55.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có  x23x4x+1=2.

x23x4=2x+1.

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

x2 – 3x – 4 = 4(x + 1)2

 x2 – 3x – 4 = 4(x2 + 2x + 1)

 3x2 + 11x + 8 = 0

 x = –1 hoặc  x=83.

Với x = –1, ta có  123.141+1=2 (vô lý)

Với  x=83, ta có  8323.83483+1=2 (đúng)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = –1 và  x=83 vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có  x=83 thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là  x=83.

Khi đó a = –8 và b = 3 (do b > 0).

Suy ra a2 – b2 = (–8)2 – 32 = 55.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 2. Tổng bình phương các nghiệm của phương trình x22x+7=x24 bằng:

A. 10;                  

B. 5;           

C. 13;                  

D. 14.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có x22x+7=x24

x22x+7=x2x+2

x22x+7x2=0

 x – 2 = 0 hoặc 2x+7x2=0

 x = 2 hoặc 2x+7=x+2  (2)

Giải (2):

Bình phương hai vế của phương trình (2), ta được:

2x + 7 = (x + 2)2

 2x + 7 = x2 + 4x + 4

 x2 + 2x – 3 = 0

 x = 1 hoặc x = –3.

Với x = 1, ta có 2.1+7=1+2 (đúng)

Với x = –3, ta có 2.3+7=3+2 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 1 và x = –3 vào phương trình (2), ta thấy chỉ có x = 1 thỏa mãn.

Do đó phương trình (2) có nghiệm là x = 1.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 2 hoặc x = 1.

Khi đó tổng bình phương các nghiệm của phương trình đã cho là: 22 + 12 = 5.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 3. Cho ∆MNP vuông tại M có MN dài hơn MP 10 cm. Biết chu vi của ∆MNP là 50 cm. Độ dài của cạnh NP bằng khoảng:

A. 21,41 cm;                 

B. 11,5 cm;          

C. 28,71 cm;                 

D. 32,21 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo đề, ta có MN dài hơn MP 10 cm nên MN = MP + 10.

Xét ∆MNP vuông tại M có MN2 + MP2 = NP2 (Định lí Pythagore)

Suy ra (MP + 10)2 + MP2 = NP2

Hay MP2 + 20MP + 100 + MP2 = NP2

Do đó NP2 = 2MP2 + 20MP + 100

Nên NP=2MP2+20MP+100

• Ta có chu vi của ∆MNP là 50 cm.

Suy raMN + NP + MP = 50.

Khi đó MP+10+2MP2+20MP+100+MP=50

2MP2+20MP+100=402MP (1)

Bình phương hai vế của phương trình trên ta được:

2MP+ 20MP + 100 = 1600 – 160MP + 4MP2

Þ 2MP2 – 180MP + 1500 = 0

Þ MP ≈ 80,71 hoặc MP ≈ 9,29.

Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình (1), ta thấy chỉ có MP ≈ 9,29 thỏa mãn.

Do đó NP ≈ 21,41 cm.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 4. Giao điểm của hai đồ thị hàm số  y=42x23x+1 và  y=9x2+54x+81 là:

A. A(5; 24);                  

B.  B1323;16823;          

C. Cả A, B đều đúng;             

D. Cả A, B đều sai.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là:

42x23x+1=9x2+54x+81

Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được 16(2x2 – 3x + 1) = 9x2 + 54x + 81

 23x2 – 102x – 65 = 0

 x = 5 hoặc  x=1323.

Khi thay x = 5 và  x=1323 vào phương trình đã cho, ta thấy cả x = 5 và  x=1323 đều thỏa mãn.

Với x = 5, ta có  y=42.523.5+1=24.

Suy ra tọa độ giao điểm A(5; 24).

Với  x=1323, ta có  y=42.132323.1323+1=16823.

Suy ra tọa độ giao điểm  B1323;16823.

Vậy hai đồ thị có hai giao điểm là A(5; 24) và  B1323;16823.

Ta chọn phương án C.

Câu 5. Số giao điểm giữa đồ thị hàm số y=3x4 và đồ thị hàm số y = x – 3 là:

A. 2 giao điểm;             

B. 4 giao điểm;              

C. 3 giao điểm;              

D. 1 giao điểm.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là: 3x4=x3.

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được 3x – 4 = (x – 3)2

 3x – 4 = x2 – 6x + 9

 x2 – 9x + 13 = 0

 x=9+292 hoặc x=9+292.

Với x=9+292, ta có 3.9+2924=9+2923 (đúng)

Với x=9292, ta có 3.92924=92923 (sai)

Vì vậy khi thay lần lượt x=9+292 và x=9-292 vào phương trình 3x4=x3, ta thấy chỉ có x=9+292 thỏa mãn.

Vậy hai đồ thị cắt nhau tại một giao điểm.

Do đó ta chọn phương án D.

Câu 6. Cho phương trình:

x2+x+102x2+x+7=x2+x+156x2+x+7.

Tập nghiệm của phương trình trên là:

A.  2914;

B.  2+914;2914        

C.  2+914;             

D. .

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có x2+x+102x2+x+7=x2+x+156x2+x+7

x2+x+72x2+x+7+3=x2+x+76x2+x+7+8  (1)

Đặt  t=x2+x+7, t ≥ 0.

Phương trình (1) tương đương với:  t22t+3=t26t+8

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được:

t2 – 2t + 3 = t2 – 6t + 8

 4t = 5

  t=54 (nhận)

Với  t=54, ta có  5422.54+3=5426.54+8 (đúng)

Vì vậy khi thay  t=54 vào phương trình t22t+3=t26t+8, ta thấy  t=54 thỏa mãn.

Với  t=54, ta có  x2+x+7=54.

Bình phương hai vế phương trình trên, ta được  x2+x+7=2516.

  x2+x+8716=0 (vô nghiệm)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

Khi đó tập nghiệm của phương trình ban đầu là: .

Ta chọn phương án D.

Câu 7. Khoảng cách từ nhà An ở vị trí A đến nhà Bình là 200 m. Từ nhà, nếu An đi x mét theo phương tạo với AB một góc 120° thì sẽ đến nhà bác Mai ở vị trí M và nếu đi thêm 300 m nữa thì sẽ đến siêu thị ở vị trí S.

TOP 20 câu Bài tập Phương trình quy về phương trình bậc hai - Toán 10 Chân trời sáng tạo  Tên ở mục lục:  Trắc nghiệm (ảnh 1)

Biết rằng quãng đường từ nhà Bình đến siêu thị gấp đôi quãng đường từ nhà Bình đến nhà bác Mai. Khi đó quãng đường từ nhà An đến nhà bác Mai là:

A. 50 m;              

B. 75 m;              

C. 100 m;            

D. 200 m.

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin cho ∆ABM, ta có:

BM2 = AM2 + AB2 – 2AM.AB.cosA

         = x2 + 2002 – 2x.200.cos120°

         = x2 + 40 000 + 200x

Do đó BM=x2+200x+40  000

Áp dụng định lí côsin cho ∆ABS, ta được:

BS2 = AS2 + AB2 – AS.AB.cosA

         = (x + 300)2 + 2002 – 2.(x + 300).200.cos120°

         = x2 + 600x + 90 000 + 40 000 + 200x + 60 000

         = x2 + 800x + 190 000

Do đó BS=x2+800x+190  000

Theo bài, quãng đường từ nhà Bình đến siêu thị gấp đôi quãng đường từ nhà Bình đến nhà bác Mai nên ta có:

BS = 2BM.

x2+800x+190  000=2x2+200x+40  000  (1)

Bình phương hai vế của phương trình (1), ta được:

x2 + 800x + 190 000 = 4(x2 + 200x + 40 000)

 –3x2 + 30 000 = 0

 x = 100 (thỏa mãn x > 0) hoặc x = –100 (không thỏa mãn).

Vậy ta chọn phương án C.

1 76 lượt xem