Tác giả tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 56 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Chị sẽ gọi em bằng tên- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Mark Victor Hansen sinh vào 1/1948. Là một diễn giả tâm huyết, ông đã thực hiện nhiều cuộc nói chuyện ở nhiều quốc gia về đề tài cuộc sống, cách tìm kiếm sức mạnh tinh thần và động lực sống và còn là cha đẻ bộ sách “Chicken Soup for the Soul” nổi tiếng cùng với Jack Canfield.

Jack Canfiel (19/81944), tại Hoa Kỳ, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành tâm lý giáo dục tại Harvard, được công nhận là bậc thầy đào tạo từ trường Đại học Massachusetts Amherst.

+ Năm 1973 ông được tổ chức Jaycees vinh danh là một trong mười người đàn ông xuất chúng của nước Mỹ.

Chị sẽ gọi em bằng tên - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Xuất xứ

In trong Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Người kể chuyện

Ngôi kể thứ nhất

5. Tóm tắt tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên

Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).

Top 30 tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 6 Chân  trời sáng tạo

6. Bố cục tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên3 phần

- Phần 1: từ đầu đến “và em hay bật cười chẳng vì lí do gì” Nhân vật tôi (chị gái) giới thiệu về người em trai.

- Phần 2: tiếp theo “gương mặt của tác giả nhòe đi trong nước mắt của tôi”  Thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai học lớp giáo dục đặc biệt.

­- Phần 3: Còn lại  Người chị nhận ra sai lầm và càng yêu thương, quan tâm chăm sóc em trai mình.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên

- Những người thân trong gia đình nên đối xử tốt với nhau; yêu thương, chia sẻ, không nên có thái độ lạnh lùng hay xa lánh.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên

1. Nhân vật người chị gái

- Người chị có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai Eric Carter học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần ra ngoài cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn chằm chằm.

- Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.

- Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt.

2. Nhân vật người em trai (Eric Carter)

- Tính tình: hồn nhiên, đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

- Điểm đặc biệt: mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, hay bật cười chẳng vì lí do gì.

IV. Các bài văn mẫu

Chị sẽ gọi em bằng tên - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 6 Chân  trời sáng tạo

Đề bài: Phân tích chị gái trong bài Chị sẽ gọi em bằng tên

Bài tham khảo 1

Nhân vật người chị trong văn bản 'Chị sẽ gọi em bằng tên' là nhân vật để lại trong em nhiều suy nghĩ và bài học về cách cư xử trong cuộc sống. Người chị với vai trò kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đi theo những suy nghĩ và thái độ của chính mình để từ đó, người đọc suy ngẫm và thức tỉnh ra nhiều điều. Do em trai phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác nên người chị gái đã cảm thấy xấu hổ và càng lớn càng ghét em trai mình. Cô đã có những hành động không phải với em trai mình, cô nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường. Có lúc, cô bé còn trừng mắt nhìn em, dọa em sợ. Hiếm khi cô bé gọi em trai mình bằng tên mà thường đặt những cái tên xấu xí để gọi em mình. Và sau buổi nói chuyện trên đường ra xe buýt, hiểu được những mong ước của em trai và tấm lòng của em, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Mặc dù cậu bé có những câu trả lời hơi nhàm chán nhưng người chị vẫn lắng nghe chăm chú, đây là thái độ thể hiện sự trân trọng đối với em trai của mình. Suốt buổi trò chuyện đó, người chị chịu nói chuyện, chịu lắng nghe và không cáu giận và cô đã thay đổi cách nhìn về người em: đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Sau giọt nước mắt ân hận trên chuyến xe du lịch cùng gia đình, cô bé đã tự hứa mình sẽ đối xẻ tốt và thương yêu em vì cô nhận ra em mình là một cậu bé giàu lòng vị tha. Có thể nói, Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.

Bài tham khảo 2

Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai - một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em. Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.

1 56 lượt xem