Tác giả tác phẩm Góc nhìn (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Góc nhìn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 65 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Góc nhìn- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Tác giả: Thanh Giang dịch

II. Tác phẩm Góc nhìn

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Xuất xứ

Trích Hạt giống tâm hồn, tập 8.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Người kể chuyện

Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt tác phẩm Góc nhìn

Câu chuyện dân gian kể câu chuyện hình thành chiếc giày nhưng nhấn mạnh vấn đề góc nhìn. Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với lợi ích của chúng ta.

Góc nhìn - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Góc nhìn2 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua”: Nhà vua với mong muốn quá đáng.

- Đoạn 2: Còn lại: Sáng kiến thông minh của người hầu.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Góc nhìn

- Truyện kể về quyết định vô lí của vị vua trong lúc bực tức và lời khuyên sáng suốt của người hầu đã tìm ra được cách giải quyết vấn đề hợp lí.

- Văn bản muốn gửi tới chúng ta thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Góc nhìn

- Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Góc nhìn

1. Nhân vật vị vua

- Vị vua bực mình vì chân ông rất đau, những cơn nhức mỏi hành hạ

- Vị vua quyết định: tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật.

 quyết định vô lí, không khả thi vì vương quốc rất rộng lớn.

2. Nhân vật người hầu

- Lời khuyên đưa ra: cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân.

Lời khuyên đúng đắn vừa giúp tiết kiệm ngân sách cho đất nước, vừa góp phần phát minh ra đôi giầy đầu tiên trong lịch sử.

 Thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ.

IV. Các bài văn mẫu

Góc nhìn

Đề bài: Suy nghĩ về bài Góc nhìn

Bài tham khảo 1

Trong văn bản “Góc nhìn”, tác giả đã đưa ra câu chuyện về bất lợi của nhà vua và cuộc đối thoại giữa nhà vua với anh người hầu. Từ đó cho thấy đôi khi, mỗi người trong cuộc sống cần đặt mình vào những góc nhìn khác nhau để cảm nhận mọi thứ một cách đầy đủ nhất. Sau khi lắng nghe lời khuyên của anh người hầu, nhà vua đã quyết định thay đổi bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt. Các bạn thấy đấy! Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình. Điều chúng ta cần đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi. Chúng ta có thể thay đổi chính cách ứng xử của mình, có thể học cách suy nghĩ trước khi hành động, học cách hành động bằng trái tim yêu thương thay vì phản ứng bằng thái độ tức giận hay tổn thương. Khi chúng ta ngừng chú tâm vào khó khăn, cách giải quyết sẽ xuất hiện. Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, sẽ tốt hơn nếu bạn thay đổi bản thân và suy nghĩ của bạn, chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”. Hãy thay đổi chính bạn, bạn sẽ thấy thế giới này đẹp hơn rất nhiều!

Bài tham khảo 2

Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, sẽ tốt hơn nếu bạn thay đổi bản thân và suy nghĩ của bạn, chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi “Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi”. Trong văn bản “Góc nhìn”, tác giả đã đưa ra câu chuyện về bất lợi của nhà vua và cuộc đối thoại giữa nhà vua với anh người hầu.

Nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau là: sự khác biệt về hoàn cảnh sống, địa vị xã hội: Nhà vua là người đứng đầu một vương quốc có quyền lực, của cải. Bởi vậy mà không hiểu được sự lãng phí của việc bao phủ các con đường bằng da súc vật. Còn người hầu có địa vị thấp kém, sống nghèo khổ nên mới nghĩ ra việc đưa cách. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là: Con người cần nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Từ đó mới có thể hiểu rõ vấn đề, đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.

1 65 lượt xem