Tác giả tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Ngữ văn 6
I. Tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
1. Thể loại
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm.
3. Giá trị nội dung tác phẩm Những câu hát dân gian vẻ đẹp quê hương
- Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.
- Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất.
Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.
4. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những câu hát dân gian vẻ đẹp quê hương
- Liệt kê các địa danh,…
- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.
- Sử dụng lối hỏi đáp.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những câu hát về vẻ đẹp quê hương
1. Bài ca dao số 1
-13 câu đầu: Niềm tự hào về 36 phố phường của Hà Nội xưa
-5 câu tiếp theo:
+Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
sự đông đúc,nhộn nhịp của phố phường Hà Nội
+Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Tình cảm lưu luyến khi phải xa Long Thành
2. Bài ca dao số 2
-Giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương: Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc
-Hình thức: Lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.
Đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh).
Niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.
3. Bài ca dao số 3
- Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định:
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại),
+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu),
+ Những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.
- Phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.
4. Bài ca dao số 4
-“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” àNhững hình ảnh thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng
Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.
III. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Bài tham khảo 1
Nhắc đến Việt Nam, bạn bè bốn phương phải nghiêng mình thán phục một dân tộc bé nhỏ nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước gót giày ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam anh hùng đã được ghi dấu trong những áng văn chương từ thời cổ xưa cho đến hiện đại. Vẻ đẹp ấy in hằn trong truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ và trong cả những câu ca dao dân ca mượt mà, lắng đọng:
Em đố anh từ nam chí bắc,
Sông nào là sông sâu nhất?
Núi nào là núi cao nhất ở nước ta?
Anh mà giảng được cho ra,
Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Bài ca dao đã giới thiệu về đẹp về truyền thống giữ nước oai hung của dân tộc. Tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc ta, đó là sự kiện ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng để giữ cho nhân dân cuộc sống ấm no. Đó là cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh ngông cuồng, giành lại độc lập cho dân tộc. Đó là hai trong những trang sử oanh liệt, tự hào của nhân dân ta. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam ta.
Bài tham khảo 2
Những câu trên cho em thấy những nét đẹp của vùng đất Bình Định như câu Bình Định có núi Vọng Phu là ca ngợi lòng thủy chung, son sắt của người vợ bồng con ngóng trông chồng về. Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh gợi nhắc đến chiến công lường lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Em về Bình Định cùng anh, được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa, câu này cho ta thấy món canh bí đỏ là món ăn đặc trưng riêng của người Bình Định. Bài ca dao trên nhấn mạnh nét đẹp riêng của Bình Định. Nó thể hiện niềm tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương. Câu ca dao trên gợi đến những danh lam thắng cảnh đẹp, đồng thời thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương đất nước. Có lòng biết ơn, sự đồng cảm với những vất vả, lòng thủy chung sâu sắc và tâm hồn hiền lành, chăm chỉ trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Con người Việt Nam ta cần cù chịu khó trong lao động, đặc sản riêng của nét đẹp miền quê Bình Định.