Tác giả tác phẩm Những cánh buồm (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Những cánh buồm Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 51 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Những cánh buồm- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 – 1993)

- Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.

- Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.

Những cánh buồm - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Đọc tác phẩm Những cánh buồm

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.

Bóng cha dài lênh khênh

 Bóng con tròn chắc nịch.

 

 Sau trận mưa đêm rả rích

Cát vàng mịn, biển càng trong

                  Cha dắt con đi dưới nắng mai hồng,

Nghe con bước lòng vui phơi phới.

 

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

'Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời

Không thấy nhà, thấy cây, không thấy người ở đó?'

 

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ

'Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.'

 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời,

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

'Cha mượn co con buồm trắng nhé,

Để con đi...'

 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

     Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

1963

III. Tác phẩm Những cánh buồm

1. Thể loại

Thơ tự do

2. Xuất xứ

 In trong tập thơ Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964.

3. Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

Phân tích bài thơ Những cánh buồm (6 mẫu) - Văn 6

4. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

5. Bố cục tác phẩm Những cánh buồm3 phần

- Phần 1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.

 Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát

- Phần 2: Tiếp theo đến…để con đi

 Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

- Phần 3: Còn lại

 Cảm nhận của người cha.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Những cánh buồm

- Tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương

- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những cánh buồm

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ.

- Thể thơ tự do dễ truyền tải nội dung.

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những cánh buồm

1. Hình ảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

Không gian

Thời gian

Cảnh vật

Con người

ở bãi cát trên biển

buổi sáng, sau trận mưa đêm

ánh mai hồng

+ cát càng mịn

+ biển càng xanh

bóng cha dài lênh khênh

+ bóng con tròn chắc nịch

+ cha dắt con đi

+ lòng vui phơi phới

→ Không gian bao la, vô tận

 

→ Tươi sáng, mát mẻ

 

→ Khung cảnh trong trẻo, vui tươi, rực rỡ

→ vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc

Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh, tâm trạng của hai cha con trong khung cảnh đẹp đẽ.

Nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, từ láy

Cảm nhận: Tình cảm của hai cha con thân thiết, hạnh phúc vừa đơn sơ, giản dị, vừa thiêng liêng, cao cả.

2. Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con

- Câu hỏi của người con:

Cha ơi!

.. không thấy người ở đó?”

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

→ câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên. Người con mong muốn mở rộng kiến thức, được đi nhiều nơi.

- Câu trả lời của người cha:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.

→ người cha trầm ngâm, mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ con.

Yếu tố tự sự giúp ta cảm nhận cuộc trò chuyện gần gũi, thân thiết của hai cha con.

*Nghệ thuật đặc sắc:

+Ẩn dụ “Ánh nắng chảy đầy vai”

→ làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ, giúp người đọc hình dung cụ thể về khung cảnh đẹp đẽ trên biển.

+ Hình ảnh cánh buồm:

→ biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được mở rộng hiểu biết của người con.

+ Dấu chấm lửng: “Để con đi…

→ sự tiếp nối của thế hệ sau

 Tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha dành cho con và khao khát được khám phá những điều chưa biết của người con.

3. Cảm nhận của người cha

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

Câu thơ: Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

→ Người cha tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.

 Sự tiếp nối của thế hệ trẻ thực hiện ước mơ của thế hệ đi trước.

V. Các bài văn mẫu

Những cánh buồm

Đề bài: Phân tích bài Những cánh buồm

Bài tham khảo 1

Hoàng Trung Thông, một nhà thơ xuất sắc trong lĩnh vực thơ ca cách mạng, đã để lại dấu ấn đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của mình. Bài thơ 'Những cánh buồm' được coi là một tác phẩm nổi bật trong tập thơ cùng tên của ông, xuất bản lần đầu vào năm 1964.

Bức tranh mở đầu bài thơ là hình ảnh hai cha con bước đi trên bãi cát. Sau một đêm mưa rả rích, ánh mặt trời trỗi dậy rực rỡ, tô điểm cho biển xanh thêm sự tươi mới, còn cát trở nên mịn màng hơn. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một biểu tượng cho sự gắn bó và tình thương giữa cha và con. Hình ảnh này không chỉ đáng yêu mà còn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai thế hệ, nhưng vẫn hướng về cùng một ước muốn chung, hiện hữu trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

Thế giới rộng lớn ngoài kia với cây cỏ, cửa sổ, và ngôi nhà đã làm cho đứa trẻ tò mò hỏi cha một cách hồn nhiên:

'Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?'

Đáp lại câu hỏi của con, người cha đã giải thích cho con hiểu được rằng:

'Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến'

Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị. Đó cũng là nơi người cha chưa từng bước chân đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:

'Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!'

Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con. Khi lắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha:

'Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con'

Như vậy, bài thơ 'Những cánh buồm' không chỉ là sự thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp mà còn là một lời ca tỏ lòng tôn kính đối với ước mơ và khát vọng khám phá cuộc sống của trẻ thơ. Bài thơ này chính là một biểu tượng của sự ngưỡng mộ và sự tôn trọng dành cho những giấc mơ tươi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bài tham khảo 2

Bài thơ 'Những cánh buồm' của Hoàng Trung Thông đã tận dụng hình ảnh tươi mới và sâu sắc để thể hiện niềm tự hào của người cha trước những ước mơ cao đẹp của con.

Không gian của bài thơ mở ra như một bức tranh khoáng đạt, nơi ánh mắt trời rực rỡ chiếu sáng. Hình ảnh cha và con bước đi trên cát là biểu tượng cho sự gắn bó và gần gũi. Sự tuôn trào của thời gian được thể hiện qua bóng cha già dặn, lênh khênh, và bóng con bé bỏng, chắc nịch. Hình ảnh đối lập này không chỉ đáng yêu mà còn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai thế hệ, nhưng vẫn hướng về cùng một ước muốn chung, hiện hữu trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

Sau trận mưa đêm, bãi cát trở nên mịn màng hơn, nước biển trong xanh hơn. Hình ảnh cha dắt con dưới ánh nắng hồng là biểu tượng của sự hạnh phúc và niềm vui. Câu hỏi tò mò của đứa con về những điều xa xôi kia làm nổi bật sự ham muốn khám phá và tò mò trong trẻ thơ.

Người cha nhẹ nhàng giải đáp bằng hình ảnh 'theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa', hứa hẹn có cây cỏ, cửa sổ, và ngôi nhà - vẫn là đất nước quen thuộc. Câu trả lời này không chỉ là giải đáp cho sự tò mò của đứa trẻ mà còn là một thông điệp về lòng tự hào và tình yêu quê hương.

Cuối bài thơ, hình ảnh cha dắt con trên bãi cát mịn, ánh nắng chảy đầy vai và ánh mắt trầm ngâm nhìn cuối chân trời tạo nên một khoảnh khắc trầm lắng và tận hưởng. Lời đề nghị của đứa con muốn mượn buồm trắng để khám phá thế giới thể hiện lòng ham muốn và hứng thú trước cuộc phiêu lưu mới. Người cha không chỉ thấu hiểu lòng con mà còn chạm vào 'tiếng lòng của mình', nhấn mạnh sự liên kết giữa quá khứ và tương lai.

Bằng cách sử dụng hình ảnh gần gũi và giọng thơ hồn nhiên, Hoàng Trung Thông đã tạo ra một bức tranh tình cảm phong phú và sâu sắc trong 'Những cánh buồm'. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một thông điệp ý nghĩa về gia đình, lòng tự hào dân tộc và sự khao khát khám phá.

1 51 lượt xem