Tác giả tác phẩm Và tôi nhớ khói (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Và tôi nhớ khói Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Và tôi nhớ khói- Ngữ văn 6
I. Tác giả
- Đỗ Bích Thúy sinh ra tại Tỉnh Hà Giang vào năm 1975.
- Đỗ Bích Thúy là thành viên Hội nhà văn Việt Nam-một nhà văn có nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích.
- Chị là tác giả của tiểu thuyết 'Chúa đất', 'Người yêu ơi'(tiểu thuyết), “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”(tập truyện ngắn), “Tôi đã trở về trên núi cao” (tản văn).
- Chị còn viết kịch bản phim 'Chuyện tình bên đồng hoa tam giác mạch' được chuyển thể từ truyện 'Lặng yên dưới vực sâu”.
II. Tác phẩm Và tôi nhớ khói
1. Thể loại
Truyện ngắn
2. Xuất xứ
In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự
4. Người kể chuyện
Ngôi kể thứ 1
5. Tóm tắt tác phẩm Và tôi nhớ khói
Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn bộ làng như trùm lên một tấm vải đen. Tôi nhớ tới ngọn khói với bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Nhờ ngọn khói ấy cũng mời gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi trở về nhà ăn cơm. Từ ngày này qua ngày khác, từ gộc củi này qua gộc củi khác, không lúc nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người bỏ cuộc đời mà đi… Và đi xa, mỗi chiều tối, trong cái giá lạnh của mùa đông, tôi lại nhớ tới góc bếp, nhớ tới ngọn lửa đỏ, nhớ ngọn khói và cái mái lá cũ.
6. Bố cục tác phẩm Và tôi nhớ khói: 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê
- Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.
7. Giá trị nội dung tác phẩm Và tôi nhớ khói
- Và tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Và tôi nhớ khói
- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Và tôi nhớ khói
1. Hình ảnh khói
Khói được miêu tả bằng các giác quan |
Dẫn chứng |
Nhận xét về hình ảnh khói |
Ý nghĩa của quê hương với tác giả |
Thị giác |
-Vấn vít bay lên -Màu xanh -Quẩn mãi -Vương vít mãi ở ngọn cây hồng, nằm sát mái nhà bị gió thổi cho loãng đi, tan đi |
Hình ảnh ngọn khói đẹp, được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, cảm nhận bằng nhiều giác quan |
Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã trở thành một nỗi nhớ, một phần gắn bó máu thịt với tác giả →Tình yêu và sự gắn bó với quê hương |
Thính giác |
Gọi người nào chưa về thì nhớ về trước khi bóng tối sập xuống |
||
Khứu giác |
-Mùi của hạt ngô, mùi của gộc gỗ củi dẻ, mùi của tinh dầu vỏ cam, nùi của vỏ cây sẹ, mùi của lông chú mèo tam thể bị lửa bén… |
||
Cảm giác |
Nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá |
2. Đời sống tâm hồn của nhân vật tôi
- Phong phú (lưu giữ những kí ức sống động về khói từ mùi vị, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,…
- Tinh tế, nhạy cảm (cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của khói gắn liền với niềm vui – nỗi buồn của con người).
- Nhiều yêu thương(dành cho gia đình, tuổi thơ, con người, thiên nhiên và khói).
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Và tôi nhớ khói
Bài tham khảo 1
“Và tôi nhớ khói” là một tùy bút nhẹ nhàng, sâu lắng của nhân vật “tôi” khi tái hiện lại những kí ức tuổi thơ đầy ắp yêu thương và kỉ niệm đẹp đẽ. Từ hình ảnh ngọn khói bay, tác giả đã dẫn dắt người đọc trở về miền sơn cước trong lành của tác giả với những kỉ niệm ấm áp của tuổi thơ bên khói bếp. Khói bếp chính là nét đặc trưng của những miền nông thôn Việt Nam, đặc biệt trên các vùng núi cao. Khói bếp đã in sâu vào mỗi nếp nhà sàn, nuôi nấng bao thế hệ, để lại những kỉ niệm ấm áp trong trái tim mỗi người con nơi đây. Ai một lần đặt chân lên miền núi sẽ ngất ngây trước cảnh tượng trong lành nơi đây, với phía tây rải về những tia nắng màu vàng cam len qua từng kẽ lá, và trên cái nền đó hương vị của khói bốc lên, lan tỏa ra núi rừng và lưu giữ rất nhiều những kí ức tuổi thơ chan chứa yêu thương. Đó là khói bếp của những bữa cơm chiều ấm áp, là tiếng gọi thúc giục đám trẻ chăn trâu trở về, và ngọn khói biết buồn khi những cơn lũ kéo qua, biết vui khi có em bé chào đời. Có thể nói, nhân vật “tôi” đã yêu khói như yêu một người bạn, đã thấy khói và cảm nhận khói như cảm nhận một trái tim, một hơi thở, một linh hồn bằng da bằng thịt.
Bài tham khảo 2
Tùy bút 'Và tôi nhớ khói' là những cảm nhận sâu sắc và chân thực của nhân vật tôi về hương vị quê hương, đặc biệt là làn khói tỏa đã vun đầy cả khoảng trời ấu thơ của tác giả. Một nhân vật tôi có sự cảm nhận tinh tế với những điều nhỏ bé xung quanh. Tôi đã tái hiện lại một miền ký ức tuổi thơ nhiều yêu thương với khói bếp làm ấm mỗi căn nhà và quấn quýt bên bữa cơm ấm cúng; khói bếp trong cảm nhận của tác giả hiện lên như một sinh thể có linh hồn và cảm xúc khi khói biết nhắc trẻ chăn trâu trở về, biết buồn khi người dân hoạn nạn, biết vui khi có đứa bé mới chào đời. Thử hỏi, không có sự rung cảm tinh tế, không có tình yêu thương tha thiết dành cho những sự vật nhỏ bé thì tác giả có viết nên được những câu văn ăm ắp cảm xúc đó hay không? Qua sự cảm nhận tinh tế về khói, nhân vật tôi đã bộc lộ thầm kín tình yêu quê hương và yêu những điều bình dị quanh mình. Ngọn khói ấy mang theo đủ đầy tất cả những hồi ức và vẻ đẹp quê hương, nó đã làm hồng tuổi thơ và cho độc giả thấy từng mảng màu tươi xanh nơi miền sơn cước tươi đẹp.