Tác giả tác phẩm Cô Gió mất tên (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Cô Gió mất tên Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 13 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Cô Gió mất tên- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

+ Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biểnSóngTiếng gà trưaThơ tình cuối mùa thu

+ Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

Cô Gió mất tên - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Đọc tác phẩm Cô Gió mất tên

Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay:- Cô Gió kìa!- Cô Gió kìa!…- Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi - Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!- Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời - Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi…Tiếng cô Gió thoảng qua rồi biến mất.Bố, mẹ Đào đều đì công tác vắng. Chì còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm, nằm trên một cái giường tre. Bà không ăn được gì. Thỉnh thoảng bà lại lên cơn ho. Trán bà vã mồ hôi. Bà luôn kêu: “Khát quá! Khát quá! Đào ơi, con cho bà ngụm nước”. Đào lấy nước xong lại cầm cái quạt giấy quạt cho bà. Thấy Đào cứ luôn tay quạt, bà nắm lấy tay Đào và bảo:- Thôi, con đi nghỉ đi, bà không nóng lắm đâu.- Cháu không mỏi tay đâu, bà cứ để cháu quạt.Cửa mở nhưng chẳng có chút gió nào. Đào biết là bà vẫn cứ nóng vì thấy trán và lưng áo của bà đang đẫm mồ hôi. Đào mải thương bà, nghĩ đến bà, em đâu có để ý là lưng áo em cũng đẫm mồ hôi.Từ ở xa cô Gió đã nghe tiếng và biết hết mọi việc. Cô vội vàng chạy đến để giúp bà một tay. Đến cửa sổ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm. Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.Đào nghỉ tay quạt và nhìn thấy mồ hôi trên trán bà dần dần biến đi đâu mất. Bà có vẻ khoẻ ra, bà bảo:- Bà thấy hơi đói, chiều nay con nấu cháo cho bà ăn nhé!- Vâng! - Đào vừa nói vừa thầm biết ơn cô Gió.Cô Gió thổi quanh quẩn ở nhà Đào cho tói khi bà Đào khỏi ốm, cô Gió mới ra đi. Trước khi đi, cô còn lưu luyến quanh Đào:- Chào bạn Đào, chào bạn Đào, tôi đi đây. Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay…Đào chưa kịp chào và cám ơn cô thì cô đã đi xa rồi.*Cô Gió thấy lòng nhẹ nhàng vui vẻ. Cô vừa đi vừa hát:Tên tôi là GióĐi khắp mọi nơiCông việc của tôiKhông bao giờ nghỉTháng ngày chăm chỉTôi dài hơn sôngSuốt đời mênh môngRộng hơn biển cảTên tôi là GióCác bạn nhớ không?Tôi không dáng hìnhTên tôi là Gió…- Gớm, cô Gió, việc gì phải xưng tên nhiều thế! - Các bạn ngô trên bãi xào xạc kêu lên. - Ai mà chả biết cô, mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên…- Ngay cả chúng tôi đây cũng vậy. - Các bạn lau sậy bên bờ sông lên tiếng - Cứ cô đến là chúng tôi mới hát, không có cô chúng tôi buồn lắm đấy. Nhưng mà có bao giờ giữ được cô lâu đâu. Chỗ nào cũng cần đến cô nên cô cứ đi luôn.- Vàng, bác nói đúng. Bây giờ tôi đang phải đưa chú ong nhỏ về nhà. Tôi vừa gặp chú ở dọc đường, chú lạc đàn, cứ bay vơ vẩn mà khóc mãi.Nói rồi cô Gió lại cùng chú ong vàng nhỏ bay đi. Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà. Ngôi nhà đóng kín các cửa kính vì lúc bấy giờ còn rét. Trong nhà đèn sáng choang, có tiếng đàn tiếng hát văng vang vọng ra. Cô Gió nhẹ nhàng khẽ lách qua khe cửa kính. Mọi người trong nhà đang ngồi quây quẩn bên mâm cơm, không ai biết cô Gió vừa vào. Chính cô cũng không muốn cho ai biết là cô có mặt ở đấy. Cô đi tha thẩn mọi nơi trong gian phòng. Lòng hơi buồn vì chẳng ai nhìn thấy mình. “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp kia có phải thích không”. Cô theo tiếng nhạc, chui vào đài truyền thanh xem xét. Cô thấy nhiều dây dợ và nút bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, tiếng hát vẫn tự nhiên vang lên mà không cần cô truyền đi xa. Cô bỏ đài truyền thanh đi ra rồi chui vào một cái hũ ở góc nhà. Cái hũ tối mò mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cô không thể nào chịu nổi phải kêu lên:- Trời ơi! Tối quá, tối quá! Cho tôi ra với.Chị Hũ nghe tiếng kêu liền hỏi:- Ai đấy mà tôi không trông thấy dáng hình gì cả? Sao bỗng dưng lại vào được trong này? Hũ tôi đã nút rồi cơ mà! Đã gọi là hũ nút mà lại chả tối!- Tôi đây, tôi đây. Chị không thể trông thấy tôi được đâu. Vì tôi không có hình dáng. Tôi chỉ có tên thôi. Tên tôi là Gió. Chị cho tôi ra với!- Gió là ai? Tôi chưa nghe tên bao giờ. Còn… cô vào đằng nào thì ra đằng ấy chứ khó gì đâu.- Tôi vào chỗ khe nứt của chị. Khe rất nhỏ. Bây giờ ở trong này tối quá không biết đằng nào mà ra.- Thế công việc của cô là gì mà cô lại đi mò mẫm vào đây?- Việc của tôi ấy à, nhiều lắm, để tôi kể cho chị nghe…- Thôi, tôi chả cần nghe dài dòng đâu. Tôi chỉ cần trông thấy một việc cô làm là tôi có thể gọi ra tên cô được. Ví như tôi, tôi chuyên môn đựng đỗ, đựng lạc… cho nên người ta gọi tôi là chị Hũ.- A, chị Hũ nói đúng quá! Việc của tôi là giúp cho cây cỏ và hoa kết trái, giúp cho mọi người đi lại dễ dàng hơn trên sông biển. Giúp cho con người nghe rõ được tiếng nói của nhau hơn…- Này, cô Gió ơi, thế thì chính tên cô ở đấy. Hẳn khi vào đây cô đã để quên tên cô ở những nơi đó rồi. Cô hãy ra những nơi ấy mà tìm lại cái tên của cô đi, nhanh lên kẻo mất!Nói rồi chị Hũ đẩy cái nút cho rộng ra một chút để cô Gió có thể theo phía ánh sáng mà đi ra.Cô Gió ra khỏi Hũ, lòng buồn phiền quanh quẩn suy nghĩ:- Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi! Cho nên suốt từ lúc mình vào nhà mà có ai gọi đến tên mình đâu. Mình đã chui vào từ cái ấm tích đến hộp xà phòng thơm mà không thấy ai nhắc đến tên mình. Bây giờ không biết cái tên mình nó ở nơi nào. Trời đất mênh mông thế kia, biết tìm bao giờ cho thấy!Nghĩ rồi cô Gió oà lên khóc. Cô khóc rất nhiều. Nhưng nước mắt của cô cũng như cô, không có dáng hình màu sắc. Cho nên không một ai biết đến để an ủi, dỗ dành cho cô khuây khoả. Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà. Hoạ chăng chú ong này còn nhớ đến cô. Cô len qua cửa kính ra ngoài tìm chú ong nhỏ. Nhưng chú ong có còn ở đấy nữa đâu! Cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy cái tên mình ở một nơi nào đó. Càng ngày cô càng bay nhanh hơn. Bỗng cô thấy trước cô là mặt biển mênh mông. Những con thuyền chen chúc nhau gối đầu lên bãi cát. Những tiếng nói xôn xao truyền đi:- A, gió về rồi!- Hôm nay có gió rồi!- Nhổ neo đi, các bạn ơi, có gió rồi!Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”“A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyên lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:Tôi là ngọn gióỞ khắp mọi nơiCông việc của tôiKhông bao giờ nghỉ…Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!

Nguồn: Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005

III. Tác phẩm Cô Gió mất tên

1. Thể loại

Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích từ Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi xuất bản năm 2014.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Người kể chuyện

Ngôi thứ ba.

5. Tóm tắt tác phẩm Cô gió mất tên

Câu chuyện “Cô gió mất tên” kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người.

Cô Gió mất tên - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Cô gió mất tên

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cô đã đi xa rồi): Cô Gió giúp đỡ mọi người và Đào.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...theo phía ánh sáng mà đi ra): Cô quên mất tên của mình.

- Phần 3 (Còn lại): Cô Gió tìm lại bản thân.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Cô gió mất tên

Câu chuyện ngắn mang đến bài học quý giá rằng hãy cứ giúp đỡ mọi người hết mình trong khả năng của bản thân. Miễn sao sự giúp đỡ đó mang lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người thì ắt hẳn bản thân chúng ta cũng vui lây.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cô gió mất tên

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật, hiện tượng sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình với các biện pháp tu từ.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cô Gió mất tên

Soạn bài Cô Gió mất tên | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

1. Cô Gió giúp đỡ mọi người

a. Giới thiệu bản thân

- Tên: Gió.

- Không có hình dáng, màu sắc những ai cũng biết.

- Công việc:

+ Đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm.

+ Giúp đỡ vạn vật (thuyền, hoa, mưa,…)

→ Mọi người yêu quý cô Gió.

b. Cô Gió giúp bạn Đào

- Hoàn cảnh của Đào:

+ Bố mẹ đều đi công tác.

+ Bà ốm, không ăn được gì.

+ Trời nóng oi bức, Đào quạt cho bà mà không để ý đến lưng áo đẫm mồ hôi của mình.

- Cô Gió đến cửa sổ, từ từ thôi hơi mát:

+ Bà tỉnh cả người, khỏe ra.

+ Đào nghỉ tay, đi nấu cháo cho bà ăn.

- Cô Gió không màng đến lời cảm ơn 'Đào chưa kịp chào và cảm ơn cô thì cô đã đi xa rồi.'.

c. Cô Gió đưa chú Ong nhỏ về nhà

- Hoàn cảnh: Gặp ở trên đường, chú ong lạc đàn, cứ bay vơ vẩn mà khóc mãi.

- Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị kẹt. Đến khi cô thoát được ra thì chú Ong đã không còn ở đó nữa.

→ Chưa hoàn thành được việc giúp đỡ Ong.

2. Cô Gió quên mất tên của mình

- Cô vào nhà nhưng nhà đóng kín cửa vì trời rét, mọi người không biết cô vào.

→ Tâm trạng cô hơi buồn vì không có dáng hình cụ thể.

- Cô phát hiện những điều mới lạ: Đài truyền hình, nhiều dây dợ và núi bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi. → Biểu hiện của cuộc sống hiện đại, công nghệ thông tin.

→ Cô mất đi công việc của mình.

- Cô chui vào hũ và chị Hũ không biết đến sự xuất hiện và cái tên của cô Gió.

→ Chị Hũ khuyên cô quay về những nơi mà cô có ích để tìm lại tên của mình.

- Chị Hũ đẩy cái núi cho rộng ra để cô Gió theo ánh sáng đi ra.

- Quyết định đi tìm tên: 'Bây giờ không biết cái tên mình nó ở nơi nào.'.

→ Thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

➩ Rơi vào trạng thái vô định, không có ý nghĩa gì cho cuộc đời.

3. Cô Gió tìm lại bản thân

- Hoàn cảnh: Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi.

→ Khát vọng muốn tìm lại tên của mình, muốn giúp đỡ mọi người.

- Cô tìm lại được công việc của mình:

+ Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.

+ Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.

+ Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.

+ Đưa tiếng gọi ra xa đồng ruộng, đến tai em bé.

+ Thổi bay phấp phới hai dải mũ thủy thủ. Thổi lá cờ bay phần phật. Gió giúp thuyền ra khơi.

+ Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé.

- Cô Gió đã tìm lại tên của mình:

+ Tiếng xôn xao truyền đi 'A, gió về rồi!', 'Hôm nay có gió rồi!', 'Nhổ neo đi, các bạn ơi, có gió rồi!'.

+ Em bé reo lên 'Gió! Gió! Gió mát quá!'.

+ Cô Gió thầm nghĩ 'A, tên mình đây rồi!', 'Mình đã tìm thấy tên rồi!'.

+ Cô hát 'Tôi là ngọn gió... Không bao giờ nghỉ...' → Điệp → Bài thơ như một cách xưng danh, định nghĩa cô Gió.

→ Niềm vui, hứng khởi khi tìm lại được tên của bản thân.

➩ Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.

4. Thông điệp của văn bản

Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn. (Gió không có hình dáng, tên nhưng ai cũng nhận ra cô)

V. Các bài văn mẫu

Cô gió mất tên l Xuân Quỳnh l Audiobook VTC Now - YouTube

Đề bài: Phân tích bài Cô Gió mất tên

Bài tham khảo 1

Nhân vật cô Gió trong văn bản Cô Gió mất tên của Xuân Quỳnh là nhân vật để lại trong em nhiều bài học về cuộc sống. Cô có một tên gọi chung chung là “gió”, không màu sắc, không dáng hình nhưng những việc tốt cô làm thì hiện hữu ở khắp mọi nơi.

Cô Gió nhiệt tình quạt cho bà của Đào ngủ, cô tiếp chuyện với lau sậy, đưa ong nhỏ về nhà, cô thổi khói cho nhà máy, đẩy con thuyền ra xa,… Tất cả những việc làm của cô dù âm thầm và cô không thể hiện ra bằng dáng hình cụ thể nào nhưng tất cả những điều đó đã cho thấy sự có ích của cô.

Khi cô lạc vào ngôi nhà nhiều tiện nghi và thấy mình không còn hữu dụng, cô Gió đã tìm mọi cách để tìm những nơi cần đến mình, thổi những làn gió mát lành và nơi đây, cô tìm thấy bản thân. Cô Gió nhận ra tên gọi của mình nằm ngay trong chính việc làm cô đã giúp ích cho đời.

Tên gọi ấy nằm trong tình yêu thương của mọi người dành cho cô và nằm ngay trong cả niềm hạnh phúc mà cô cảm nhận được khi cho ai đó điều gì. Có người đã từng nói rằng “Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.

Đúng như vậy, cô gió đã thổi đi tình yêu đến muôn nơi mà không cần ai có thể nhìn thấy hay trả ơn, chỉ cần biết một điều rằng, điều đó khiến cô cảm thấy hạnh phúc và thấy mình có ích cho đời. Qua nhân vật cô Gió, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự chia sẻ và cho đi trong cuộc sống.

Những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì tự chúng ta sẽ cảm thấy vui và mọi người sẽ yêu thương, quý trọng bạn.

Bài tham khảo 2

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh sáng tác thơ, bà còn có một số truyện viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là “Cô Gió mất tên”.

Nhân vật chính trong truyện là cô Gió. Cô không có hình dáng, màu sắc cụ thể. Công việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc nhanh lúc chậm tùy thời tiết và giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn.

Cô Gió luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Cô nghe thấy mọi chuyện từ xa và biết hết mọi việc. Cô từ chối cuộc vui để vội đi giúp đỡ bạn Đào: “Lát nữa nhé! Tôi còn vội đi giúp đỡ bạn Đào bên kia một chút”. Nói rồi cô nhanh chóng đến nhà Đào: “Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm”. Cô giúp đỡ một cách thật nhiệt tình: “Cô Gió quanh quẩn ở nhà Đào cho tới khi bà Đào khỏi ốm”. Cô luôn sẵn sàng khi Đào cần: “Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay…”. Câu chuyện cho thấy sự nhiệt tình của cô Gió.

Sau khi giúp Đào xong, cô Gió vừa đi vừa hát thì gặp các bạn lau, sậy trên bãi. Các bạn ngô khen ngợi: “Ai mà chả biết cô. Mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên”. Còn các bác lau sậy: “Cứ cô đến là chúng tôi mới hát, không có cô chúng tôi buồn lắm đấy. Nhưng có bao giờ giữ được cô lâu đâu. Chỗ nào cũng cần đến cô nên cô cứ đi luôn”. Những lời nhận xét trên đã cho thấy sự ngưỡng mộ, yêu mến dành cho cô. Nhưng cô chưa kịp trò chuyện với họ lại tiếp tục đi giúp đỡ chú Ong nhỏ đang lạc đường. Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị mắc kẹt ở đó, nhưng không có ai biết đến sự có mặt của cô. Mọi người quây quần bên mâm cơm không biết cô vào. Cô cảm thấy hơi buồn, lòng thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”. Trong căn nhà, cô thấy những điều mới lạ: “Đài truyền hình, nhiều dây dợ và núi bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi”. Đó là những đồ vật của cuộc sống hiện đại, mà con người không cần sự giúp sức của cô. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ và trò chuyện tình cờ với chị Hũ khiến lòng cô cảm thấy buồn phiền, quanh quẩn suy nghĩ: “Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi!”. Cô Gió đang cảm thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó. Cô trở lại nhưng nơi mình đã từng đi qua, tìm lại được niềm vui khi giúp đỡ mọi người: “Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy; Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây; Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ; Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé…”. Rồi từ đây, cô đã tìm thấy chính mình và hạnh phúc vì những điều mà mình đã cống hiến cho cuộc sống. Với hành trình tìm kiếm tên gọi của chính mình, cô Gió đã khẳng định một điều rằng, một cuộc sống ý nghĩa là khi chúng ta sống có ích. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta trong hành trình khẳng định giá trị đích thực của bản thân mình.

“Cô Gió mất tên” của Xuân Quỳnh là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại gửi gắm những thông điệp ý nghĩa.

1 13 lượt xem