Tác giả tác phẩm Giọt sương đêm (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Giọt sương đêm Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 60 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Giọt sương đêm- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Trần Đức Tiến. sinh 1953

- Quê: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ , huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

- Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện đồng thoại như: Dế mùa thu, làm mèo, Xóm bờ giậu….

- Truyện của ông mang nét tinh tế hồn nhiên

Giọt sương đêm - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Giọt sương đêm

1. Thể loại

Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

trích trong tác phẩm Xóm Bờ Giậu sáng tác năm 2018.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Người kể chuyện

Ngôi thứ ba.

5. Tóm tắt tác phẩm Giọt sương đêm

Người khách Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để xin nghỉ lại một đêm. Vì không muốn chui vào căn nhà của Thằn Lằn vì sợ bóng tối, chật hẹp. Anh ta đã xin cho mình ngủ tạm dưới vòm trúc. Ông trưởng thôn Cóc lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Đúng thật vậy nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Những cũng chính giọt sương và xóm Bờ Giậu này đã khiến Bọ Dừa đến quê nhà mình sau bao năm xa quê, mải làm ăn, mưu sinh. Và cuối cùng Bọ Dừa quyết định khoác ba lô hành lý lên vai về quê.

6. Bố cục tác phẩm Giọt sương đêm

(2 phần):

- Phần 1 (Từ đầu đến ...Thằn Lằn gật gù): Bọ Dừa đến ở trọ xóm Bờ Giậu.

- Phần 2 (Còn lại): Sau một đêm ở trọ của Bọ Dừa

7. Giá trị nội dung tác phẩm Giọt sương đêm

Đoạn trích vừa khơi gợi lại trong lòng những người sinh ra và lớn lên ở làng quê những hình ảnh quen thuộc, thân thương thời thơ ấu, vừa giúp những bạn đọc sinh ra và lớn lên ở thành thị hình dung rõ nét về bức tranh làng quê với những bờ giậu dân dã và một thế giới loài vật phong phú, rực rỡ sắc màu và thấm đẫm thương yêu.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Giọt sương đêm

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Giọt sương đêm

Soạn văn 6 trang 90 Chân trời sáng tạo - Tập 1

1. Cuộc sống của Bọ Rùa

- Cuộc sống bận rộn với công việc.

- Buôn bán xa nhà xa quê hương.

- Do mải công việc Bọ Rùa quên mất dành thời gian về thăm nhà, quê hương

2. Trải nghiệm của Bọ Rùa

- Khung cảnh xung quanh và đặc biệt giọt sương đêm lạnh toát khiến Bọ Dừa trằn trọc nhớ về quê hương

- Chợt nhận ra bấy lâu nay mình quá mải mê làm việc mà quên mất nên về thăm quê.

3. Thông điệp

→ Dù chúng ta có bận rộn với những lo toan trong cuộc sống, để rồi có những lúc ta vô tình lãng quên nhưng trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta luôn cháy bỏng tình yêu quê hương tha thiết.

- Chúng ta cần có trách nhiệm với quê hương, nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên.

IV. Các bài văn mẫu

Tho cho tre em - Giọt sương đêm (Nguyễn Lãm Thắng) Đêm... | Facebook

Đề bài: Phân tích bài Giọt sương đêm

Bài tham khảo 1

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

Bài tham khảo 2

Nhà văn Trần Đức Tiến đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm dành cho độc giả thiếu nhi, nơi mà tác phẩm của ông tỏa sáng với nét tinh tế và hồn nhiên. Trong số những tác phẩm đặc sắc của ông, có một tác phẩm nổi bật mang tên 'Giọt sương đêm'.

Truyện này được xuất bản trong tập truyện Xóm Bờ Giậu, và xoay quanh nhân vật chính là Bọ Dừa - một du khách bất ngờ ghé thăm xóm Bờ Giậu. Tại đây, Bọ Dừa gặp Thằn Lằn và nhận được lời mời nghỉ tạm trong chiếc bình là nhà của Thằn Lằn. Tuy nhiên, do những kí ức đau buồn về việc bị bắt cóc trong quá khứ, Bọ Dừa từ chối ở lại trong nhà và quyết định ngủ dưới vòm trúc.

Trong khi Bọ Dừa nghỉ, xóm Bờ Giậu trở nên náo nhiệt với âm thanh và hoạt động của người dân. Bất ngờ, một giọt sương đêm rơi xuống cổ Bọ Dừa, đánh thức những ký ức về quê hương. Sự hiện diện của giọt sương này thúc đẩy Bọ Dừa nhớ lại những kí ức quý giá và cuối cùng, ông quyết định trở về quê nhà vào sáng hôm sau.

Nhân vật Bọ Dừa không chỉ là một du khách tình cờ, mà còn là biểu tượng của sự quên lãng về nguồn gốc và quê hương. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, Bọ Dừa hiện lên với những đặc điểm và cảm xúc riêng biệt, từ sợ hãi đến ký ức đậm sâu về quê nhà. Thằn Lằn, với tính cách lịch sự và nhiệt tình, thể hiện vai trò của một người chủ nhà chu đáo.

Đêm đã khuya, trời đầy mây và gió thở dài. Sương rơi nhẹ trong tiếng xào xạc của lá cây, tạo nên bức tranh âm nhạc của đêm huyền bí. Giọt sương đêm rơi xuống cổ Bọ Dừa như một lời nhắc nhở về quê hương, đánh thức những kí ức đã lâu ngủ quên.

Cuộc sống bận rộn và hối hả thường khiến chúng ta quên mất về những giá trị gần gũi và thân thuộc. 'Giọt sương đêm' không chỉ là câu chuyện của Bọ Dừa mà còn là thông điệp về sự quan trọng của việc giữ kết nối với nguồn cội và quê hương trong cuộc sống hiện đại. Đó là hành trình tìm kiếm và hiểu biết về bản thân, nơi mà người đọc được nhắc nhở về giá trị của những kí ức và nguồn cội.

1 60 lượt xem