Tác giả tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro- Ngữ văn 6
I. Tác giả
- Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.
II. Tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro
1. Thể loại
Văn bản thông tin
2. Xuất xứ
In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.
3. Phương thức biểu đạt
Thuyết minh
4. Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro
Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống. Văn bản giúp người đọc thấy rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
5. Bố cục tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro: 3 phần
- Phần 1: Từ “ Lễ cúng Thần Lúa….nhà nhà được no đủ”: Giới thiệu chung về Lễ cúng Thần Lúa
- Phần 2: “Tiếp theo …Thật tưng bừng, náo nhiệt!”: Diễn biến của buổi lễ
- Phần 3: còn lại: Cảm nghĩ của người viết về buổi lễ.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro
Văn bản đã cung cấp thông tin về người Chơ-ro và lễ cúng Thần lúa.
Ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống ở nơi đây
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro
Văn bản thông tin bố cục hợp lí, thông tin chân thực, chính xác.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ - ro
1. Giới thiệu chung về lễ hội
- Sự kiện: Lễ cúng Thần Lúa ( Lễ Sa-Yang-Va) của người Chơ- Ro
- Thời gian: Tổ chức hằng năm ( từ ngày 15 – 30/03 AL)
- Địa điểm: Đồng Nai
- Ý nghĩa: để tạ ơn thần linh, cầu xin mưa thuận gió hoà, được mùa.
Khát vọng ấm no, hạnh phúc của người Chơ – Ro.
2. Diễn biến của buổi lễ cúng
* Chuẩn bị
- Cây nêu
- Người phụ nữ đi rước hồn lúa
Lễ cúng Thần Lúa
* Trước khi cúng lễ
- Người phụ nữ lớn tuổi mang gùi ra rấy lúa vái thần linh rồi cắt bụi lúa đem về để bàn thờ.
* Trong khi cúng lễ
- Thời gian: vào buổi trưa.
- Lễ vật: gà, heo, rượu cần, lúa, hoa quả, bánh giày, mè đen, bánh tét.
- Người cúng: già làng hoặc chủ nhà.
- Nhạc cụ: nhạc đệm, cồng chiêng, đàn tre, kèn môi, kèn lúa,..
- Không khí: thiêng liêng, gắn bó giữa thần linh và con người.
* Sau khi cúng xong
- Mọi người lên sàn dự tiệc
- Người phụ nữ lớn tuổi nhất uống ly rượu đầu tiên.
- Vừa uống vừa nhảy múa tưng bừng náo nhiệt.
Lễ cúng trang nghiêm, thiêng liêng, vui vẻ, ấm áp.
3. Cảm nghĩ của tác giả về buổi lễ
- Là 1 nét văn hoá sinh hoạt độc đáo.
- Cảm thấy gắn bó với thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích lễ hội cây lúa mà em biết
Bài tham khảo 1
Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa. Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây. Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho... Trước khi bắt tay vào việc xuống giống gieo trồng, dân làng tổ chức một nghi lễ khá long trọng đó là lễ đón bầu nước thiêng. Nghi lễ này đánh dấu sự mở đầu cho một năm trồng cấy nhằm để tạ ơn dòng suối La Hênh (hay còn gọi là suối Hồi Môn) đã cung cấp nguồn nước tưới cho đồng ruộng và nguồn nước sinh hoạt của dân làng. Sau nghi lễ này, dân làng sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị đất và thực hiện những nghi lễ gieo mạ, cấy lúa... Vào tháng Ba, già làng uy tín nhất trong Hội đồng già làng sẽ quyết định chọn ngày để mở cửa kho thóc và chuẩn bị cho lễ gieo mạ. Trong ngày mở cửa kho thóc, người ta sẽ đưa những bó lúa từ kho qua cột thiêng (cột để treo lễ vật cúng thần), ghè rượu, cối thiêng (cối để giã gạo làm bánh cúng thần), cửa buồng thiêng (nơi linh thiêng mà thần linh trú ngụ và kiểm soát mọi hành vi ứng xử của người H’rê trong căn nhà của họ) rồi tới cây nêu dựng ở ngoài cửa buồng thiêng. Sau nghi lễ này, thóc sẽ được mang ra ngâm ủ, lên mộng và gieo mạ. Đến khi cây mạ đủ tuổi để cấy, người H’rê lại thực hiện một nghi lễ khác là lễ cấy lúa. Tới tháng Sáu, dân làng Vi Ô Lắc còn tiến hành thêm một nghi lễ để cầu mong cho cây lúa được sinh sôi, phát triển tốt... Đến tháng Tám, khi lúa bắt đầu chín, Hội đồng già làng sẽ họp bàn để chọn ra một ngày thực hiện nghi lễ đón lúa từ ruộng về kho thóc. Vào tháng Mười, người dân làng Vi Ô Lắc còn tổ chức một nghi lễ cúng ruộng lúa khác nữa đó là Tết chuột. Những lễ hội về cây lúa của người H’rê không chỉ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng thần linh mà còn là dịp để bà con trong làng gặp gỡ, giao lưu trao đổi với nhau về những vấn đề trong cuộc sống.
Bài tham khảo 2
Việt Nam tự hào là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Chính vì hạt lúa ngon lành làm nên những bữa cơm no ấm mà trải dọc đất nước của chúng ta có rất nhiều lễ hội về cây lúa để thể hiện sự biết ơn đối vớ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra ở phường Minh Nông tái hiện rõ nét truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đó là lệ cầu xuống đồng vào ngày 1/6 và 1/11 âm lịch. Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao niên, làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền, lễ vật gồm ván xôi gà, trầu cau, vài bó mạ, cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này đóng vai tượng trưng cho Vua Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa. Một người cầm hương, một người cầm mạ, một người cầm lọng che cho chủ tế. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì lên bờ. Dân làng cùng nhau ùa xuống cấy tiếp trong không khí náo nhiệt, vui vẻ với mong muốn người người thạo việc, mùa màng bội thu, đông đàn dài lũ, người người no đủ. Cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông rồi cùng các quan viên, kỳ mục, bô lão trong làng về đền làm lễ tạ thành hoàng. Lễ hội chính là một nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam vừa làm đẹp cho nền văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sự biết ơn với thiên nhiên, đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Việt Nam tự hào là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Chính vì hạt lúa ngon lành làm nên những bữa cơm no ấm mà trải dọc đất nước của chúng ta có rất nhiều lễ hội về cây lúa để thể hiện sự biết ơn đối vớ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra ở phường Minh Nông tái hiện rõ nét truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đó là lệ cầu xuống đồng vào ngày 1/6 và 1/11 âm lịch. Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao niên, làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền, lễ vật gồm ván xôi gà, trầu cau, vài bó mạ, cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này đóng vai tượng trưng cho Vua Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa. Một người cầm hương, một người cầm mạ, một người cầm lọng che cho chủ tế. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì lên bờ. Dân làng cùng nhau ùa xuống cấy tiếp trong không khí náo nhiệt, vui vẻ với mong muốn người người thạo việc, mùa màng bội thu, đông đàn dài lũ, người người no đủ. Cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông rồi cùng các quan viên, kỳ mục, bô lão trong làng về đền làm lễ tạ thành hoàng. Lễ hội chính là một nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam vừa làm đẹp cho nền văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sự biết ơn với thiên nhiên, đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.