Tác giả tác phẩm Tuổi thơ tôi (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Tuổi thơ tôi Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Tuổi thơ tôi- Ngữ văn 6
I. Tác giả
- Nguyễn Nhật Ánh (1955), quê Quảng Nam
- Là nhà văn thường viết về đề tài thiếu nhi, được mệnh danh là nhà văn tuổi thơ
- Những tác phẩm: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…
II. Tác phẩm Tuổi thơ tôi
1. Thể loại
Truyện ngắn
2. Xuất xứ
In trong tập Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự
4. Người kể chuyện
Ngôi kể thứ I.
5. Tóm tắt tác phẩm Tuổi thơ tôi
Bằng thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói. Câu chuyện “Tuổi thơ tôi” là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.
6. Bố cục tác phẩm Tuổi thơ tôi
Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.
Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”: Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.
Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn
7. Giá trị nội dung tác phẩm Tuổi thơ tôi
- Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ với những day dứt của nhà văn về một người bạn với chú dế lửa
- Bài học về lòng đố kị, cư xử tránh làm tổn thương người khác
- Trân trọng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, vụng dại
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuổi thơ tôi
- Tạo tình huống truyện độc đáo
- Xây dựng nhân vật sinh động qua hành động cử chỉ….
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tuổi thơ tôi
1. Nhân vật Lợi
* Giới thiệu: Là “trùm sò”, chỉ lo “thu vén cá nhân”
* Hành động:
- Khi có dế lửa: Nghênh nghênh; quyết không đổi
- Khi dế lửa chết:
+ Khóc rưng rức khi nhận hộp diêm chứa con dế lửa méo mó từ tay thầy
+ Mải khóc, mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng
+ Tổ chức đám tang trang trọng cho dế
* Tính cách: Tinh nghịch, biết tính toán, nhân hậu.
2. Các nhân vật khác
a. “Tôi” và các bạn:
- Khi dế lửa sống:
+ Gạ đổi dế không được Ghét Tìm cách “hạ” Lợi
+ Làm con dế nổi quạu, gáy inh ỏi Thầy tịch thu
- Khi dế lửa chết:
+ Lòng chùng xuống, tan nát cõi lòng Hối hận
+ Dến dự đám tang, im lìm, buồn bã, trang nghiêm
+ “Tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức
+ Cả nhóm lấp đất lên mộ dế
Tính cách: Sốc nổi, biết hối lỗi; là những cậu bé hồn nhiên, nhân hậu
b. Thầy Phu:
- Khi dế lửa sống:
+ Giận dữ, tịch thu con dế (Vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của cả lớp)
- Khi dế lửa chết:
+ Áy náy, xin lỗi Lợi vì lỡ đè bẹp hộp đựng dế
+ Dến dự đám tang, đứng lặng yên bên “đám tang”
+ Đặt lên mộ một vòng hoa tím
+ Buồn buồn xin lỗi “Đừng giận thầy nghe con.”
Tính cách: Người thầy mẫu mực, biết nhận lỗi, làm gương cho học trò
c. Con dế:
- Nhân vật gây ra sự xa cách, chia rẽ Lợi và đám bạn
- Nhân vật gắn kết Lợi và đám bạn.
3. Bài học ứng xử
- Phải biết cảm thông, thấu hiểu, không làm tổn thương người khác vì sự đố kị, hay vô ý của mình
- Phải biết tha thứ khi người khác đã nhận ra lỗi lầm và xin lỗi, sửa lỗi 1 cách chân thành.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Lợi trong bài Tuổi thơ tôi
Bài tham khảo 1
Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Lợi. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật “tôi” đang ngồi tại quán Đo Đo thì nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Mọi công việc muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Cậu “làm giàu bằng cách đó”. Có thể thấy, hành động của Lợi khiến chúng ta như nhìn thấy chính mình. Bất cứ một ai cũng đều đã từng một tuổi thơ như vậy, với những suy nghĩ, hành động như thế. Một tình huống đặc biệt xảy ra dẫn đến cao trào của câu chuyện - Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Những người bạn vì ganh tị nên đã gây ra cái chết cho con dế. Điều đó khiến cho Lợi rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Ta có thể thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ cũng như tấm lòng yêu quý loài vật của nhân vật này. Đến cuối truyện, Lợi đã đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh” khiến chúng ta thật cảm động. Cậu bé Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm. Từ đó, qua nhân vật, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học về sự trân trọng giữa những người bạn.
Bài tham khảo 2
Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc, đặc biệt là nhân vật cậu bé Lợi. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp. Cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Tất cả những công việc được nhờ vả, Lợi chỉ làm khi có điều kiện kèm theo: “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Hình ảnh nhân vật Lợi khiến người đọc bật cười khi nhớ đến tuổi thơ của mình. Bất cứ một đứa trẻ nào cũng đã từng có những suy nghĩ, hành động như Lợi. Việc được đẩy đến cao trào khi Lợi có con một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Tụi bạn trong lớp của “tôi” đã tìm mọi cách để đổi lấy con dế nhưng không được. Vì ghen tị nên họ đã bày trò trêu chọc và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, tất cả đã cùng với Lợi tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Trước mắt bạn bè lúc này, Lợi không còn là một cậu bạn chỉ biết “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Tất cả đều cảm thấy có lỗi nên ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Với giọng văn dí dỏm, hài hước mà sâu lắng, nhân vật Lợi hiện lên vô cùng chân thực. Không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Từ đó, người đọc cũng nhận ra bài học về sự trân trọng, yêu thương bạn bè của mình.