Tác giả tác phẩm Thương nhớ bầy ong (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Thương nhớ bầy ong Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 71 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Thương nhớ bầy ong- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Huy Cận (1919-2005)

- Quê: Hà Tĩnh

- Ông làm thơ và nổi tiếng từ trước CMT8/1945; ngoài làm thơ, ông còn viết văn xuôi, tiểu luận và phê bình văn học.

Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong

1. Thể loại

Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích từ Tổ ong “trại” trong tập 1 Tuổi trẻ và tình bạn của hồi kí Hồi kí Song đôi sáng tác năm 1997.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự, biểu cảm.

4. Người kể chuyện

Ngôi thứ nhất – Huy Cận.

5. Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong

“Thương nhớ bầy ong” là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Thương nhớ bầy ong (2 phần):

- Phần 1: Từ đầu đến “cày ải”  Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất.

- Phần 2: phần còn lại  Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” sau ngày ông mất.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Thương nhớ bầy ong

- Hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong của gia đình mình khi còn nhỏ. Kèm theo đó là những nỗi buồn, luyến tiếc khi chúng rời xa.

- Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thương nhớ bầy ong

- Kết hợp giữa kể việc với miêu tả và biểu cảm

- Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, không gian làm cho sự việc, cảm xúc của nhân vật xác thực hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thương nhớ bầy ong

Soạn bài Thương nhớ bầy ong | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

1. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” trước ngày ông mất

- Những đõ ong:

+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có 2 dãy đõ ong mật

+ Sau nhà có 2 đõ ong sây lắm

+ Chiều lỡ buổi, ong bay họp đàn trước đõ

 nhiều, sung túc, rất vượng

- Nhân vật tôi:

+ Hay ra xem ong họp đàn

+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi

 vui vẻ, hứng khởi, mê đắm

2. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” sau ngày ông mất

- Những đõ ong:

+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa

+ Mấy lần ong trại, một phần đàn ong dời xa bỏ tổ nhà mang theo ong chúa, chú và mọi người ném đất vụn để bầy ong bay về đõ.

+ Có lần ong bay lên cao và mất hút trong chốc lát.

 Đàn ong ít hơn, bay đi, rời đi

Nhân vật tôi:

+ Buồn lắm, cái buồn của chiều quê, của không gian

+ Những lúc cả nhà đi vắng, còn buồn đến nỗi khóc một mình…như trời hạ xuống

+ Một lần, ở nhà một mình thấy ong trại không làm gì được, chỉ nhìn theo buồn không nói được.

+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lón đến bao nhiêu, các thi sĩ văn nhân đã ai nói đến chưa?

+ Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác.

 Buồn, yêu thương, luyến tiếc bầy ong với cả trái tim mình

- Nghệ thuật: so sánh nhấn mạnh nỗi buồn của nhân vật tôi

V. Các bài văn mẫu

Đoạn văn cảm nhận văn bản Thương nhớ bầy ong - Văn 6 (2 mẫu)

Đề bài: Phân tích bài Thương nhớ bầy ong

Bài tham khảo 1

Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Dưới dòng hồi ký chân thực, nhẹ nhàng của nhân vật, bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên với tất cả linh hồn và vẻ đẹp mà chúng đem lại cho cuộc sống của nhân vật “tôi”. Đối với cậu bé, bầy ong đó không chỉ đem mật ngọt, chúng còn tạo nên hồi ức tuổi thơ khiến nhân vật háo hức ngắm nhìn và buồn da diết khi chúng bay đi. Qua đó, nhà văn nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Cuộc sống của chúng ta có biết bao vật nhỏ bé, vụn vặt mà ta không để tâm, để mắt đến. Đọc văn bản của Huy Cận, rồi nhìn lại cuộc sống chung quanh, ta cảm giác thứ gì cũng mang trong mình một sứ mệnh, một linh hồn riêng. Và tự đó, ta tự nhủ mình cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.

Bài tham khảo 2

Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Nhân vật tôi vừa kể về sự việc ong “trại”, vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó và đồng thời chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”. Từ dòng hồi tưởng nhẹ nhàng của nhân vật “tôi”, một bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên đầy sức sống. Đối với cậu, bầy ong không chỉ là một loài vật tạo ra thứ mật ngọt ngào, chúng còn tạo nên kí ức tuổi thơ đẹp đẽ. Đồng thời, tác giả muốn khẳng định rằng những sự vật nhỏ bé, tưởng như vô tri vô giác lại gây ám ảnh trong tâm hồn. Khi đọc văn bản, chúng ta nhận ra cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.

1 71 lượt xem