Tác giả tác phẩm Học thầy, học bạn (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Học thầy, học bạn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 56 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Học thầy, học bạn- Ngữ văn 6

Nhân ngày Nhà giáo 20/11: Mỗi câu tục ngữ, một nửa lời khuyên - Vĩnh Long  Online

I. Tác giả

- Nguyễn Thanh Tú

II. Tác phẩm Học thầy, học bạn

1. Thể loại

Văn nghị luận

2. Xuất xứ

Văn biểu cảm - Nghị luận, 2001.

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Học thầy, học bạn

Không Thầy đố Mày Làm Nên Là Gì? Vai Trò Của Người Thầy Là Gì?

Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục đã nêu ý kiến về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn được gợi ra từ hai câu tục ngữ; khẳng định đó là hai quá trình bổ sung cho nhau tạo nhận thức toàn diện về việc học.

5. Bố cục tác phẩm Học thầy, học bạn

Đoạn 1: Từ đầu đến “mâu thuẫn với nhau”: Đặt vấn đề “Học thầy, học bạn”

Đoạn 2: Tiếp đó đến “thầy Ve-rốc-chi-ô”: Lợi ích của việc học thầy

Đoạn 3: Còn lại: Lợi ích của việc học bạn.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Học thầy, học bạn

- Đề cập tới vấn đề “Học thầy, học bạn” khẳng định rằng học thầy và học bạn đều tốt.

- Mỗi người luôn phải biết tôn trọng thầy cô và bạn bè những người đã nâng đỡ giúp mình phát triển.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Học thầy, học bạn

- Lập luận rõ ràng, luận cứ logic

- Các dẫn chứng đưa ra thực tế, có giá trị thuyết phục người đọc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Học thầy, học bạn

1. Lợi ích của việc học từ thầy cô giáo

- Trong cuộc sống ai cũng cần có những người thầy dẫn dắt, chỉ bảo dù là bất cứ nghề nghiệp công việc gì.

- Dẫn chứng: Danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin – chi danh họa người Ý

→ Từ dẫn chứng đó khẳng định rằng bất cứ ai để đạt được thành công ngoài tài năng thiên bẩm còn cần đến sự dẫn dắt của người thầy.

2. Lợi ích của việc học hỏi từ bạn bè

- Con người muốn thành đạt ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo còn phải học hỏi từ bạn bè, từ mọi người.

- Việc học hỏi từ bạn bè đồng trang lứa giúp ta thoải mái, dễ dàng hơn.

- Học từ bạn có rất nhiều cách: trò chuyện, hỏi bài, hoạt động nhóm…

→ Tác giả nhấn mạnh cần phải học từ cả thầy cô và bạn bè.

IV. Các bài văn mẫu

20+ mẫu) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

Đề bài: Phân tích câu Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn

Bài tham khảo 1

Dân tộc ta vốn là dân tộc có truyền thống hiếu học. Bởi vậy, từ xa xưa ông cha ta đã truyền nhau câu nói: 'Không thầy đố mày làm nên'. Câu tục ngữ chính là lời khẳng định về vai trò của người thầy. Nhưng cũng lại có cậu nói: 'Học thầy không tày học bạn'. Vậy rốt cuộc quan niệm nào mới là đúng và tại sao hai quan niệm trên lại đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau như vậy?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu 'Không thầy đố mày làm nên' là đề cao vai trò của người thầy trong việc học. Thầy không chỉ dạy ta con chữ, dạy ta kiến thức mà còn dạy ta đạo lý làm người, nói cho ta nghe rất nhiều bài học trong cuộc sống. Có những lúc, một người thầy, một người thầy tốt còn có thể làm thay đổi được tương lai của chính học sinh mình.

Đối với câu tục ngữ 'Học thầy không tày học bạn', 'không tày' ở đây ý là so sánh, là nhấn mạnh vai trò của việc học hỏi từ bạn bè là điều hết sức quan trọng. Ngoài giờ lên lớp, trao đổi, học hỏi từ bạn bè cũng là một cách rất hiệu quả để nâng cao hiểu biết cũng như kiến thức của mình. Như vậy, có thể khẳng định hai câu nói không hề mâu thuẫn với nhau mà chúng còn bổ sung ý nghĩa cho nhau, câu này hoàn chỉnh ý cho câu kia. Vậy tại sao hai câu tục ngữ nghe có vẻ trái chiều nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau?

Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Kiến thức là mênh mông, vô tận và nếu không có thầy cô ta khó có thể chọn lọc được đâu là nguồn tài liệu đúng, đâu là kiến thức chúng ta cần và thật chẳng dễ để hiểu hết chúng. Từ khi còn nhỏ chúng ta đã cần đến thầy cô. Thầy cô dạy viết, dạy đếm, dạy vẽ, dạy nhạc... Tất cả những kỹ năng cơ bản đầu tiên mà một đứa trẻ cần có chúng được học đúng cách từ thầy cô nhiều hơn là từ bố mẹ. Bố mẹ có thể dạy chữ nhưng khó có thể chỉ cho con như thế nào để viết đẹp nhất, tròn vành rõ chữ nhất. Bố mẹ có thể bật những bài hát du dương, dạy con ngân nga câu hát nhưng liệu rằng bố mẹ có thể chỉ cho con cách làm sao để vào đúng nhịp, để lên đúng tông, để hát được hay nhất? Như vậy, ngay từ nhỏ chúng ta đã cần đến sự giúp đỡ của những người thầy. Khi trưởng thành hơn, thầy không chỉ đơn giản là dạy ta những kiến thức sách vở, thầy còn dạy cho ta nhiều lẽ sống ở đời. Cấp ba là quãng thời gian cuối cùng của cái tuổi cắp sách đến trường, là ba năm định hướng, là ba năm quyết định xem tương lai chúng ta sẽ học ở đâu, sẽ làm nghề gì. Tôi còn nhớ buổi sinh hoạt lớp đầu tiên của năm cấp ba, khi nói về chọn tổ hợp xét tuyển đại học, cô chủ nhiệm của tôi có nói: 'Sự lựa chọn đúng nhất là sự lựa chọn phù hợp nhất'. Mãi đến sau này, tôi mới hiểu ra được câu nói của cô, đó là khi chúng tôi đã tạm dừng chân ở một ngôi trường mới. Trong suốt những năm tháng học tập vất vả đó, chúng tôi đều cùng nhau cố gắng để theo đuổi đam mê nhưng thật buồn bởi nhiều người bạn của tôi đã chọn nhầm khối học không phù hợp với khả năng của mình. Họ cứ cố gắng chạy đua với nó và nghĩ rằng chỉ cần cố gắng là sẽ làm được, để rồi họ đuối sức vào những ngày cuối cùng và họ thất bại. Suốt những năm tháng đó, tôi đã học được rất nhiều từ cô giáo của tôi nhưng phải mãi đến sau này, khi có những vấp váp, có những va chạm tôi mới hiểu ra được điều đó. Và tôi tin chắc rằng, ngoài bố mẹ của bạn ra thì chẳng ai có đủ kiên nhẫn để nói với bạn nhiều điều như vậy ngoài thầy cô của bạn. Cậu bạn tôi từng là một đứa rất ngỗ ngược, không chịu khó học hành và thậm chí nó còn có ý định không thi cấp ba nhưng bằng tất cả tình yêu thương và sự bao dung của mình, cô giáo của tôi đã giúp nó vỡ lẽ được nhiều điều. Bạn tôi không chỉ đỗ cấp ba mà nó còn đậu vào một trường đại học tốt và nó đang rất thành công trên con đường mà nó đã chọn dù nó vẫn còn là một cậu sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học. Nói vậy đủ để thấy người thầy có vai trò quan trọng như thế nào trên bước đường thành công của tất thảy chúng ta.

Thế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận việc học từ bạn bè. Thầy cô chỉ có thể giúp đỡ chúng ta khi ở lớp, ở trường. Bốn lăm phút cho một giờ học đôi khi là quá ít để ta có thể hiểu hết tất cả những gì thầy cô dạy. Lúc này ta lại cần có bạn bè. Thậm chí, có những lúc học từ bạn lại nhanh hiểu hơn và ta lại có thể nhớ lâu hơn, điều này không phải không có. Không phải ngẫu nhiên chúng ta lại có nhóm học tập. Chính việc thầy cô tạo ra cho chúng ta nhóm học tập, dạy ta cách làm việc nhóm là đang cho ta thấy được vai trò của việc học hỏi từ bạn bè.

Suy cho cùng, học từ thầy cô hay bạn bè đều rất quan trọng. Ta cần phải biết kết hợp cả hai để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Vậy tại sao lại có sự khác nhau giữa hai câu nói? Ta cần phải hiểu tục ngữ là một loại hình văn học dân gian thiên về trí tuệ, được ông cha ta đúc kết các bài học từ thực tiễn cuộc sống để răn dạy con cháu mình. Không chỉ thế, văn học dân gian là văn học truyền miệng và đặc trưng của nó là dễ nhớ, dễ hiểu, ngắn gọn, hàm súc. Cũng có thể đặt hai câu tục ngữ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi xã hội còn đang sống chủ yếu bằng lao động tự sản xuất thì hai câu nói có thể chính là kinh nghiệm trong cách học, cách làm nghề của ông cha ta. Xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn đến nhau vì nó đều đề cập đến vai trò học người dạy học cũng như cách để học làm sao cho đúng. Tuy nhiên đặt hai câu tục ngữ vào trong bối cảnh hiện nay ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào và hoàn toàn phủ nhận câu nào mà cần phải biết kết hợp cả hai cho thật tốt. Hai câu tục ngữ không chỉ dạy cho ta cách học tập sao cho đúng đắn mà còn dạy ta phải biết kính trọng thầy cô, đồng thời cũng phải biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.

Bài tham khảo 2

Với truyền thống 'Tôn sư trọng đạo', dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên'. Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? Ta cần hiểu vấn đề này như thế nào?

Kho tàng tục ngữ Việt Nam là phương tiện truyền tải những kinh nghiệm quý giá của nhân dân về những vấn đề tự nhiên, xã hội. Do hình thức ngắn gọn, hàm súc nên tục ngữ chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi, cơ bản mà không mở rộng, bàn luận, nhận xét. Bởi vậy, có khá nhiều cặp tục ngữ luôn tồn tại song song với nhau tưởng như đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” cũng nằm trong số đó.

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,… không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.

Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng'. Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.

Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng, … Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.

1 56 lượt xem