Tác giả tác phẩm Lẵng quả thông (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 6 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Lẵng quả thông Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 43 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Lẵng quả thông- Ngữ văn 6

I. Tác giả

-Pao-tốp-xơ-ki là nhà văn sinh tại Mát-xcơ-va (Nga).

-Truyện của ông luôn đánh thức trong ta những rung động tinh tế về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn con người Nga.

Lẵng quả thông - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Lẵng quả thông

1. Thể loại

Truyện ngắn

2. Xuất xứ

Trích Chiếc nhẫn bằng thép Nguyễn Thuỵ Ứng và Vũ Quỳnh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Kim Đồng

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Người kể chuyện

Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt tác phẩm Lẵng quả thông

Truyện ngắn với lối viết rất thơ, kết hợp cùng các biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê, điệp đã kể về câu chuyện món quà của nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc dành co Đa-ni vào năm 18 tuổi. Câu chuyện khẳng định giá trị tinh thần của những món quà cùng cách tặng quà và nhận quà.

Lẵng quả thông - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

6. Bố cục tác phẩm Lẵng quả thông

- Đoạn 1: Từ đầu đến “như những giấc mộng”: Đa – ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc cùng cô Mac -đa và chú Nin – xơ

- Đoạn 2: Còn lại: Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình.

7. Giá trị nội dung tác phẩm Lẵng quả thông

- Đa-ni nhận món quà âm nhạc- món quà bất ngờ- món quà tinh thần giàu ý nghĩa.

- Phải biết yêu quý, trân trọng những món quà tinh thần

- Biết nhận và cho đúng ý nghĩa

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lẵng quả thông

- Miêu tả, miêu tả tâm lí nhân vật

- Kết hợp sử dụng biện pháp nhân hóa

- Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lẵng quả thông

1. Ngoại hình của Đa-ni

-Mặc chiếc áo dài nhung đen, loại nhung tuyết rất mịn.

- Nước da mai mái nghiêm nghị trên gương mặt; đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười.

Đa-ni là một cô gái xinh đẹp

2. Hành động, cảm xúc của Đa-ni khi nghe bản nhạc

- Hành động, cử chỉ: Giật mình, ngước mắt lên, nghe gọi tên mình; hít một hơi dài; nước mắt trào dâng; cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay; khẽ giật mình (khi nghe tiếng tù và)

- Cảm xúc: Cảm thấy bất ngờ; xốn xang kì lạ; thấy tức ngực, một cơn giông đang cuồn cuồn trong lòng nàng; cảm thấy có một luồng không khí do âm nhạc dấy lên

 Đa-ni là một cô gái có tâm hồn mơ mộng, tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc: Nàng tưởng tượng về hình ảnh quê hương với những khu rừng, tiếng tù và, tiếng sóng...

3. Hành động, ý nghĩ của Đa-ni sau khi nghe bản nhạc

- Hành động: Đa-ni khóc, không giấu diếm giọt lệ biết ơn; đứng lên và đi nhanh về phía công viên, đi trên những đường phố, đi ra bờ biển; nắm chặt hai tay; cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên những con tàu biển.

- Ý nghĩ: Cảm thấy biết ơn; bản nhạc đang kêu gọi; cảm thấy hạnh phúc vô cùng; cuộc sống thật đẹp, thật “tuyệt mĩ”.

 Đa-ni là một cô gái hiểu biết, luôn biết ơn, trân trọng giá trị món quà mình được đón nhận

IV. Các bài văn mẫu

Lẵng quả thông - Trang chủ - Báo Bắc Ninh

Đề bài: Suy nghĩ về cách cho và nhận

Bài tham khảo 1

Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện “Lẵng quả thông”, dù chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Bài tham khảo 2

Trong truyện ngắn “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên tình huống của người cho và nhận quà và qua đó gửi gắm nêu ra một nhận định tựa như một chân lý xác đáng 'Cho đi...là còn mãi'. Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện, chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.

1 43 lượt xem