Lý thuyết Đối xứng trong thực tiễn (Cánh diều 2024) Toán 6
Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.
Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 7: Đối xứng trong thực tiễn
A. Lý thuyết Đối xứng trong thực tiễn
I. Tính đối xứng trong thế giới tự nhiên
+ Tính đối xứng là sự giống nhau của một hình qua đường trục hoặc qua tâm, tạo nên sự cân bằng.
+ Trong tự nhiên, tính đối xứng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, chẳng hạn: con bướm, cầu vồng, sao biển,...
+ Tính đối xứng của một đối tượng là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất giúp chúng ta nhanh chóng định hình đối tượng đó khi nhìn vào nó. Ngoài ra, với con người, đối xứng tạo ra sự cân bằng, hài hòa, trật tự nhờ đó tạo ra thẩm mĩ.
II. Tính đối xứng trong nghệ thuật, kiến trúc và công nghệ
Nguyên tắc cân bằng là một trong những nguyên tắc quan trọng với nghệ thuật hay kiến trúc.
Bố cục đối xứng thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật hay kiến trúc.
Một số ví dụ:
Trong thiết kế, công nghệ, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra các bố cục có tính đối xứng.
Các công trình hay máy móc muốn tồn tại, ổn định, bền vững và có được vẻ đẹp, bắt mắt thì phải chú trọng đến tính cân xứng.
Một số ví dụ:
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Gấp và cắt giấy thành các chữ cái in hoa theo hướng dẫn sau đây:
Lời giải:
Học sinh cắt hình theo mẫu trong hình trên và ghép thành các chữ cái A, U, M, T, H, Y.
Bài 2. Tìm hiểu thêm về tính đối xứng trong tự nhiên (với vật chất, cây cối, chim, thú); trong nghệ thuật, trang trí; trong thiết kế, công nghệ, …
Lời giải:
Một số hình ảnh về tính đối xứng:
+) Trong tự nhiên
Hình bông hoa có tính đối xứng
Hình con chim
Hình lá cây
+) Trong nghệ thuật trang trí
+) Trong thiết kế kiến trúc: Tháp Eiffel ở Paris, Pháp
Tương tự, các em có thể tìm thêm nhiều hình ảnh có tính Đối xứng trong thực tiễn | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều.