Lý thuyết Số nguyên âm (Cánh diều 2024) Toán 6

Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.

1 113 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm

Video giải Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm - Cánh diều

A. Lý thuyết

+ Các số – 1, – 2, – 3, ... là các số nguyên âm. Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “–”  ở trước số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: – 5, – 10, – 10 000, ….

+ Cách đọc số nguyên âm: Có hai cách đọc số nguyên âm

Ví dụ: – 7 là số nguyên âm, đọc là âm bảy hoặc trừ bảy. 

+ Số nguyên âm được sử dụng trong nhiều tình huống thực tiễn cuộc sống. 

Chẳng hạn, 

- Số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0 °C

Ví dụ: Nhiệt độ 5 độ dưới 0 °C được viết là   – 5 °C. đọc là: âm năm độ C.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển.

Ví dụ: Một thị trấn nhỏ gần thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam, Hà Lan) là một vùng đất trũng dưới mực nước biển xấp xỉ 7 m. Ta nói độ cao trung bình của vùng đất đó là – 7 m. 

- Số nguyên âm được đùng để chỉ số tiền nợ, cũng như để chỉ số tiền lỗ trong kinh doanh.

Ví dụ: Khi ông Huy nợ 50 000 đồng thì ta có thể nói ông Huy có – 50 000 đồng.

Khi báo cáo kết quả kinh doanh, nếu bị lỗ 40 000 000 đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là – 40 000 000 đồng.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ thời gian trước Công nguyên.

Ví dụ: Nhà toán học Py-ta-go (Pythagoras) sinh năm – 570, nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:

a) Ông An nợ ngân hàng 5 000 000 đồng;

b) Bà Ban kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.

Lời giải:

a) Ông An nợ ngân hàng 5 000 000 đồng, có nghĩa là ông An có – 5 000 000 đồng;

b) Bà Ban kinh doanh bị lỗ 650 000 đồng, có nghĩa là bà Ba có – 650 000 đồng.

Bài 2. Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện sau:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Lời giải:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên.

 Vậy có nghĩa là nó được tổ chức năm – 776.

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Vậy có nghĩa là nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm – 287.

Bài 3

a) Đọc các số sau: – 9, – 17.

b) Viết các số sau: trừ hai mươi lăm; âm ba trăm bốn mươi tám.

Lời giải:

a) Số – 9 được đọc là: 'âm chín' hoặc là 'trừ chín';

Số – 17 được đọc là: 'âm mười bảy' hoặc 'trừ mười bảy'.

b) Số 'trừ hai mươi lăm' được viết là: – 25;

Số 'âm ba trăm bốn mươi tám' được viết là: – 348. 

1 113 lượt xem