Lý thuyết Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc (Cánh diều 2024) Toán 6

Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.

1 108 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Video giải Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc - Cánh diều

A. Lý thuyết Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

I. Phép trừ số nguyên 

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 

a – b = a + (– b).

Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.

Ví dụ: (– 10) – 15 = (– 10) + (– 15) = – (10 + 15) = – 25

            6 – 18 = 6 + (– 18) = – (18 – 6) = – 12

II. Quy tắc dấu ngoặc 

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

Ví dụ: Tính (– 147) – (13 – 47). 

Ta có: 

 (– 147) – (13 – 47) 

= (– 147) – 13 + 47                 (quy tắc dấu ngoặc)

= (– 147) + 47 – 13                 (tính chất giao hoán)

= [(– 147) + 47] – 13              (tính chất kết hợp)

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13 

= (– 100) + (– 13) 

= – (100 + 13) 

= – 113. 

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Chứng minh rằng

     (a  b)  (b + c) + (c  a)  (a  b  c) =   (a + b  c)

Lời giải:

Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.

Ta có: (a  b)  (b + c) + (c  a)  (a  b  c)

     = a  b  b  c + c  a  a + b + c

     = (a  a  a) + (–  b + b) + (– c + c + c)

     = (– a) + (– b) + c

     =   (a + b  c) (đpcm). 

Bài 2. Thực hiện các phép tính sau

a) 5  (7  9);     

b) (– 3)  (4  6).

Lời giải:

a) Ta có: 5  (7  9) = 5  [7 + (– 9)]

     = 5  (– 2)

     = 5 + 2 = 7

b) Ta có: (– 3)  (4  6) = (– 3)  [4 + (– 6)]

     = (– 3)  (– 2) = (– 3) + 2

     =   (3  2) = – 1

Bài 3. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm – 287 và mất năm – 212.

Lời giải:

Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là:

– 212  (– 287) = – 212 + 287 = 75 (tuổi)

Vậy tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là 75 tuổi. 

1 108 lượt xem