Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên (Cánh diều 2024) Toán 6
Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.
Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Video giải Toán 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên - Cánh diều
A. Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
I. Phép nâng lên lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu , là tích của n thừa số a:
Trong đó:
a được gọi là cơ số
n được gọi là số mũ.
Quy ước: a1=a
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Chú ý:
+ an đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.
+ a2 còn được gọi là “a bình phương” hay “bình phương của a”.
+ a3 còn được gọi là “a lập phương” hay “lập phương của a”.
Ví dụ:
7 . 7 . 7 . 7 = 74 (đọc là 7 mũ 4 hoặc là 7 lũy thừa 4, hoặc lũy thừa bậc bốn của 7)
16 = 2 . 2 . 2 . 2 = 24
Lưu ý: Với n là số tự nhiên khác 0, ta có:
Ví dụ: 105 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 100 000
II. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
am . an = am + n
Ví dụ:
+) 23 . 24 = 23 + 4 = 27
+) a2 . a1 = a2 + 1 = a3
+) 42 . 45 = 42 + 5 = 47
III. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
am : an = am - n (a # 0, m ≥ n)
Quy ước: a0 = 1 (a # 0) .
Ví dụ:
+ 97 : 93 = 97 - 3 = 94
+ 76 : 7 = 76 : 71 = 76 - 1 = 75
+ 33 : 33 = 33 - 3 = 30 = 1
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. So sánh
a) 22 . 23 và 26;
b) 32 và 23;
c) 52 và 5 . 2.
Lời giải:
a) Ta có: 22 . 23 = 22 + 3 = 25
Vì 5 < 6 nên 25 < 26
Vậy 22 . 23 < 26.
b) Ta có: 32 = 3 . 3 = 9; 23 = 2 . 2 . 2 = 8
Vì 8 < 9 nên 23 < 32 hay 32 > 23
Vậy 32 > 23.
c) Ta có: 52 = 5 . 5 = 25
5 . 2 = 10
Vì 25 > 10 nên 52 > 5 . 2
Vậy 52 > 5 . 2.
Bài 2. Thực hiện các phép tính:
a) 37 . 27 . 81;
b) 100 . 1 000 . 10 000;
c) 1254 : 58.
Lời giải:
a) Ta có: 37 . 27 . 81 = 37.(3.3.3).(3.3.3.3) = 37 . 33 . 34 = 37 + 3 + 4 = 314
b) Ta có: 100 . 1 000 . 10 000 = (102) . (103) . (104) = 102 + 3 + 4 = 109
c) Ta có:
1254 : 58 = (5.5.5)4 : 58 = (53)4 : 58 = [53.53.53.53] : 58
= 53 + 3 + 3 + 3 : 58 = 512 : 58 = 512 - 8 = 54.