Lý thuyết Hình có tâm đối xứng (Cánh diều 2024) Toán 6
Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 6: Hình có tâm đối xứng ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.
Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Hình có tâm đối xứng
A. Lý thuyết Hình có tâm đối xứng
I. Hình có tâm đối xứng
1. Cho đường tròn tâm O, đường kính AB.
+ Vì O là trung điểm của đoạn thẳng AB nên ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua tâm O.
+ Đường tròn tâm O là Hình có tâm đối xứng, tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn.
2. Lấy bốn chiếc ê ke giống nhau để xếp thành hình. Ta được một hình mới là Hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
Chú ý:Hình có tâm đối xứng còn được gọi là hình đối xứng tâm.
II. Tâm đối xứng của một số hình
1. Đoạn thẳng MN là Hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là trung điểm I của đoạn thẳng đó.
2. Hình tròn là Hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là tâm của nó.
3. Hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác đều có tâm đối xứng là giao điểm của các đường chéo.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Trong các hình dưới đây, hình nào có tâm đối xứng? Nếu là Hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.
Lời giải:
Tất cả các hình trên, từ Hình 1 đến Hình 4 (theo thứ tự từ trái qua phải) đều có tâm đối xứng như sau:
+) Hình 1: (chấm đỏ trên hình)
+) Hình 2: (chấm đỏ trên hình)
+) Hình 3: (chấm đỏ trên hình)
+) Hình 4: (chấm đen trên hình)
Bài 2. Có bao nhiêu biển báo giao thông có tâm đối xứng trong các biển báo sau?
Lời giải
Có ba biển báo giao thông có tâm đối xứng trong các biển báo đã cho, và tâm đối xứng được xác định như sau: (dấu chấm đỏ trong các hình là tâm)