50 câu Trắc nghiệm Hệ thức lượng trong tam giác (có đáp án 2024) – Toán 10 Kết nối tri thức

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 (có đáp án) Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 6.

1 100 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 10 Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác

I. Nhận biết

Câu 1. Cho tam giác ABC. Công thức nào sau đây sai?

A. bsinB=2R;

B. a2sinA = R;

C. csinC = 2R;

D. 2csinC = R.

Đáp án: D

Giải thích:

Định lí sin: Trong tam giác ABC

asinA = bsinB = csinC = 2R.

Khẳng định A, B, C đúng. Khẳng định D sai.

Vậy chọn đáp án D.

Câu 2. Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Nội dung nào thể hiện định lí côsin?

A. asinA = bsinB = csinC;

B. a2 = b2 + c2 – 2bccosA;

C. S = 12bcsinA = 12acsinB = 12absinC;

D. b2 = a2 + c2 – 2bccosB .

Đáp án: B

Giải thích:

Định lí côsin: Trong tam giác ABC

a2 = b2 + c2 – 2bccosA

b2 = a2 + c2 – 2accosB

c2 = b2 + a2 – 2bacosC.

Vậy đáp án đúng là B.

Câu 3. Nội dung nào thể hiện công thức Heron?

A. S = 2p(p + a)(p + b)(p + c);

B. S = 2p(p  a)(p  b)(p  c);

C. S = p(p + a)(p + b)(p + c);

D. S = p(p  a)(p  b)(p  c).

Đáp án: D

Giải thích:

Công thức Heron: S = p(p  a)(p  b)(p  c).

Câu 4. Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. a= b2 + c2 + 2bcsinA;

B. a2 = b2 + c2 – 2bccosA;

C. a2 = b2 + c– 2acsinA;

D. a2 = b2 + c2 + 2abcosA.

Đáp án: B

Giải thích:

Định lí côsin:

Trong tam giác ABC: a2 = b2 + c2 – 2bccosA.

Vậy đáp án đúng là B.

Câu 5. Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. S là diện tích và p là nửa chu vi tam giác. R là bán kính đường tròn ngoại tiếp và r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác. Công thức nào sau đây sai?

A. S = abc4R ;

B. S = pr ;

C. S = p(p + a)(p + b)(p + c) ;

D. S = 12bcsinA.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức Heron: S = p(p  a)(p  b)(p  c) . Do đó C sai.

Câu 6. Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Công thức tính diện tích nào dưới đây đúng?

A. S = 12bcsinA;

B. S = 12absinB;

C. S = 2acsinB;

D. S = 2bcsinA.

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tính diện tích tam giác ABC: S = 12bcsinA.

Câu 7. Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Nội dung nào thể hiện định lí sin?

A. asinA = bsinB = csinC;

B. a2 = b2 + c2 – 2bccosA;

C. S = 12bcsinA = 12acsinB = 12absinC;

D. b2 = a2 + c2 – 2accosB .

Đáp án: A

Giải thích:

Định lí sin:  asinA = bsinB = csinC= 2R.

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho tam giác ABC có b = 8, c = 5 và  B^= 80°. Tính số đo góc C.

A. 37°98’;

B. 38°98’;

C. 37°59’;

D. 36°98’.

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng định lí sin:

bsinB = csinC

 

⇒ 8sin80°=5sinC

⇒ sin C = 5 : 8sin80°

⇒  ≈ 37°59’

Vậy đáp án đúng là C.

Câu 2. Cho tam giác ABC có a = 2, b = 5, c = 5. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

A. 1;

B. 6;

C. 0,5;

D. 63.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: p = 2+5+52 = 6

Áp dụng công thức Heron:

S = p(p  a)(p  b)(p  c).

S = 6.(62).(65).(65)

S = 26.

Mà S = pr = 6r = 26 ⇒ r = 63.

Vậy đáp án đúng là D.

Câu 3. Tính diện tích tam giác ABC có b = 2,  B^= 30°, C^ = 45°.

A. 1 + 3;

B. 1 – 3;

C. 1+32;

D. 1-32.

Đáp án: A

Giải thích:

Xét tam giác ABC có: A^ B^ + C^ = 180° ⇒ A^ = 180° – 30° – 45° = 105°.

Áp dụng định lí sin:   bsinB = csinC⇒ 2sin30°=csin45° ⇒ c = 22.

S = 12bcsinA = 12.2. 22.sin105° = 1 + 3

Vậy đáp án A đúng.

Câu 4. Cho tam giác ABC có  B^= 120°, AB = 6, BC = 7. Tính AC.

A. 127;

B. 43;

C. 8;

D. 106.

Đáp án: A

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC:

AC2 = AB2 + BC2 – 2AB.BC.cosB

AC2 = 62 + 72 – 2.6.7.cos120°

AC2 = 127

AC = 127

Vậy đáp án A đúng.

Câu 5. Cho tam giác ABC có AB = 5, AC = 6, BC = 7. Tính cosB.

A. 117;

B. 1735;

C. 1935;

D. 137.

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC, có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2AB.BC.cosB

62 = 52 + 7– 2.5.7.cosB

cosB = 52+72622.5.7

cosB = 1935

Vậy đáp án đúng là C.

Câu 6. Cho tam giác ABC có BC = 8 và A^ = 30°. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

A. 833;

B. 1633;

C. 16;

D. 8.

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng định lí sin trong tam giác ABC:

 BCsinA= 2R

R = BC2sinA

R = 82.sin30°

R = 8.

Vậy đáp án đúng là D.

Câu 7. Tam giác ABC có AB = 622, BC = 3, CA = 2. Tính số đo góc A.

A. 60°;

B. 90°;

C. 120°;

D. 30°.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặt AB = c, BC = a, AC = b

Theo định lí côsin ta có: a2 = b2 + c2 – 2bccosA

⇒ cosA = b2+c2a22bc

⇒ cosA = 6222+232.622.2

⇒ cosA = 12

⇒ A^ = 120°.

Vậy đáp án C đúng.

 

Câu 8. Cho tam giác ABC có a = 3, b = 4, c = 5. Tính diện tích tam giác ABC.

A. 62;

B. 6;

C. 12;

D. 8.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: p = 3+4+52 = 6

Áp dụng công thức Heron:

S = p(p  a)(p  b)(p  c).

S = 6.(63).(64).(65)

S = 6.

Vậy đáp án đúng là B.

III. Vận dụng

Câu 1. Hai chiếc tàu thủy cùng xuất phát từ vị trí A, đi thẳng theo hai hướng tạo với nhau một góc 60°. Tàu tới B chạy với tốc độ 20 hải lí một giờ. Tàu tới C chạy với tốc độ 15 hải lí một giờ. Hỏi sau hai giờ hai tàu cách nhau bao nhiêu hải lí? ( Chọn kết quả gần nhất ).

TOP 20 Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 61 hải lí;

B. 36 hải lí;

C. 18 hải lí;

D. 21 hải lí.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau 2h, tàu tới C đi được đoạn đường b = 15.2 = 30 ( hải lí )

Sau 2h, tàu tới B đi được đoạn đường c = 15.2 = 40 ( hải lí )

Dựa vào hình vẽ, sau 2h, tàu B và tàu C tạo với điểm xuất phát một tam giác ABC có

A^= 60°, b = 30, c = 40 và a = BC.

Áp dụng định lí côsin ta có:

a2 = b2 + c2 – 2bccosA

a2 = 302 + 402 – 2.30.40.cos60°

a= 1300

a ≈ 36 ( hải lí ).

Vậy đáp án đúng là B.

Câu 2. Tam giác ABC có AB =622, BC = 3, CA = 2. AD là tia phân giác trong của BAC^. Tính ADB^.

A. 60°;

B. 45°;

C. 75°;

D. 65°.

Đáp án: C

Giải thích:

TOP 20 Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đặt AB = c, BC = a, AC = b

Theo định lí côsin ta có: a2 = b2 + c2 – 2bccosA

⇒ cosA = b2+c2a22bc

⇒ cosA = 6222+232.622.2

⇒ cosA = 12

⇒ A^ = 120° hay  BAC^= 120°.

Tương tự: cosB = a2+c2b22ac

⇒ cosB = 6222+322.622.3

⇒ cosB = 22

⇒  B^= 45° hay  ABD^= 45°

AD là tia phân giác trong của  BAC^BAD^=12BAC^= 60°.

Xét tam giác ABD:  ABD^BAD^ + ADB^ = 180°

⇒ ADB^ = 180° – ABD^ – BAD^ = 180° – 60° – 45° = 75°

Vậy đáp án C đúng.

Câu 3. Cho tam giác ABC có AB = 4, BC = 6, AC = 27. Điểm M thuộc đoạn BC sao cho MC = 2MB. Tính độ dài cạnh AM.

A. 42;

B. 3;

C. 23;

D. 32.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặt AB = c = 4, AC = b = 27, BC = a = 6.

TOP 20 Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC:

b2 = a2 + c2 – 2accosB

⇒ cosB = a2+c2b22ac

⇒ cosB = 12

BC = 6 và MC = 2MB ⇒ MC = 4 và MB = 2.

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABM:

AM2 = AB2 + BM2 – 2.AM.BM.cosABM^

AM2 = 42 + 22 – 2.2.4.12

AM = 23.

Vậy đáp án đúng là C.

Câu 4. Trên nóc tòa nhà có một cột ăng – ten cao 5m. Từ vị trí quan sát A cao 7m so với mặt đất có thể quan sát được đỉnh B và chân C của cột ăng – ten dưới góc 50° và 40° so với phường nằm ngang. Chiều cao của tòa nhà gần nhất với giá trị nào sau đây?

TOP 20 Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 12m;

B. 19m;

C. 29m;

D. 24m.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi điểm H là chân tòa nhà. Điểm D là điểm tương ứng trên tòa nhà ngang bằng với vị trí quan sát A. Như vậy  ADC^= 90°.

Từ vị trí quan sát A cao 7m so với mặt đất có thể quan sát được đỉnh B và chân C của cột ăng – ten dưới góc 50° và 40° so với phường nằm ngang. Như vậy DAC^ = 40° và DAB^ = 50°.

Xét tam giác ABD có:  = 180 – ADB^ – DAB^ = 180° – 90° – 50° = 40° = ABC^.

Xét tam giác ABC có:

BAC^ = 50° – 40° = 10°.

Áp dụng định lí sin cho tam giác ABC:

 BCsinA=ACsinB⇒ 5sin10°=ACsin40° ⇒ AC ≈ 18,5m

Áp dụng định lí sin cho tam giác ADC:

 CDsinA=ACsinD⇒ CDsin40°=18,5sin90° ⇒ CD ≈ 11,9m

Chiều cao tòa nhà tương ứng với đoạn CH.

CH = CD + DH =  11,9 + 7 = 18,9 ≈ 19m.

Vậy đáp án đúng là B.

Câu 5. Tam giác ABC có BC = a, AC = b, AB = c. Các cạnh a, b, c liên hệ với nhau bằng đẳng thức b.( b2 – a2 ) = c.( a2 – c). Tính BAC^.

A. 120°;

B. 90°;

C. 30°;

D. 60°.

Đáp án: D

Giải thích:

b.( b2 – a2 ) = c.( a2 – c)

⟺ b3 – a2b – a2c + c3 = 0

⟺ b3 + c3 – ( a2b + a2c ) = 0

⟺ ( b + c )( b2 – bc + c2 ) – a2( b + c ) = 0

⟺ ( b + c ) ( b2 + c2 – a2 – bc ) = 0

b và c là cạnh tam giác nên b + c > 0

⇒ b2 + c2 – a2 – bc = 0 hay a2 = b2 + c2 – bc

Theo định lí côsin

a2 = b2 + c2 – 2bccosA

mà a2 = b2 + c2 – bc ⇒ cosA = 12 ⇒ BAC^  = 60°.

Vậy đáp án đúng là D.

1 100 lượt xem