30 câu Trắc nghiệm Hình thang cân (có đáp án 2024) – Toán 8 Cánh diều

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 8 (có đáp án) Bài 3: Hình thang cân đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 8 Bài 3.

1 95 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 8 Bài 3: Hình thang cân

Câu 1 : Cho hình thang cân ABCD có AB // CD và AC = 12 cm, AB = 6 cm. Tình BD

  • A
    12 cm
  • B
    13 cm
  • C
    7 cm
  • D
    6 cm

Đáp án : A

Lời giải :
Vì ABCD là hình thang cân có AB// CD nên BD=AC=12cm

Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 2 : Cho hình thang cân ABCD có AB // CD. Gọi M là giao điểm của AC và BC. Tam giác MCD là tam giác gì:

  • A
    Tam giác cân
  • B
    Tam giác nhọn
  • C
    Tam giác vuông
  • D
    Tam giác tù

Đáp án : A

Lời giải :

Vì ABCD là hình thang cân có hai đáy là AB và CD nên C^=D^

Mặt khác xét tam giác MCD có C^=D^ . Suy ra tam giác MCD là tam giác cân.

 
 

Câu 3 : Trong các tứ giác sau,tứ giác nào là hình thang?

  • A
    .
  • B
    .
  • C
     .
  • D
    .

Đáp án : C

Lời giải  :
Tứ giác ABCD ở hình đáp án C có DC //AB (vì có hai góc so le trong bằng nhau)

Vậy tứ giác ABCD là hình thang

Câu 4 : Cho hình vẽ, số đo BCD^ bằng:

  • A
    70o
  • B
    110o
  • C
    80o
  • D
    140o

Đáp án : A

Lời giải :

Tứ giác ABCD có A^+D^=110o+70o=180o nên AB // CD suy ra ABCD là hình thang.

Mặt khác ta có: ABC^=180o70o=110o

Hình thang ABCD có A^=B^=110o . Suy ra ABCD là hình thang cân

Suy ra: C^=D^=70o

Câu 5 : Cho hình thang ABCD có AB // CD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O sao cho OA = OB; OC = OD. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  • A
    ABCD là hình thang cân
  • B
    AC = BD
  • C
    BC = AD
  • D
    Tam giác AOD cân tại C.

Đáp án : D

Lời giải :

Ta có: OA=OB;OC=ODOA+OC=OB+ODAC=BD

Hình thang ABCD (AB //CD) có AC = BD nên ABCD là hình thang cân

Suy ra: BC = AD

Câu 6 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

  • A
    Tứ giác có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
  • B
    Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau.
  • C
    Hình thang cân có hai góc đối bù nhau.
  • D
    Hình thang cân có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.

Đáp án : A

Lời giải :
Dựa vào tính chất hình thang cân: Tứ giác có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân là khẳng định sai.

Câu 7 : Hình thang cân là hình thang có

  • A
    hai góc kề bằng nhau.
  • B
    hai góc đối bằng nhau.
  • C
    hai cạnh đối bằng nhau.
  • D
    hai đường chéo bằng nhau.

Đáp án : D

Lời giải  :
Theo tính chất của hình thang cân: Hình thang cân là hình thang có hai đường chéo bằng nhau.

Câu 8 : Số trục đối xứng của hình thang cân là

  • A
    0.
  • B
    1.
  • C
    2.
  • D
    3.

Đáp án : B

Lời giải :
Hình thang cân chỉ có một trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đáy của nó.

Câu 9 : Tứ giác ABCD là hình thang vì có

  • A
    AB // CD.
  • B
    AB = CD .
  • C
    ABCD .
  • D
    AB=CD .

Đáp án : A

Lời giải :
Tứ giác ABCD là hình thang vì có AB //CD

Câu 10 : Tứ giác ABCD có AB // CD là một hình thang, ta gọi

  • A
    các đoạn thẳng AB và CD là các cạnh bên.
  • B
    các đoạn thẳng AB và CD là các cạnh đáy.
  • C
    các đoạn thẳng AB và CD là các đường chéo.
  • D
    các đoạn thẳng AB và CD là các đường cao.

Đáp án : B

Lời giải:
Hình thang ABCD có AB // CD ta gọi các đoạn thẳng AB và CD là các cạnh đáy.

Câu 11 : Cho hình thang ABCD (AB // CD) ta có:

  • A
    A^+D^=180o;C^+B^=180o
  • B
    A^+B^=180o;C^+D^=180o
  • C
    A^+C^=180o;B^+D^=180o
  • D
    A^+B^+C^+D^=180o

Đáp án : A

Lời giải :

Hình thang ABCD có AB // CD thì A^ và D^ ; B^ và C^ là các cặp góc trong cùng phía nên A^+D^=180o;B^+D^=180o

Câu 12 : Hình thang cân có một góc bằng 50o . Hiệu giữa hai góc kề một cạnh bên là:

  • A
    130o
  • B
    100o
  • C
    80o
  • D
    50o

Đáp án : C

Lời giải :

Giả sử ABCD là hình thang có đáy lớn là DC; đáy nhỏ là AB; C^=D^=50o . Khi đó:

A^=B^=360oC^D^2=360o50o50o2=130o

B^C^=A^D^=130o50o=80o

Câu 13 : Cho hình thang ABCD (AB //CD) biết A^=58o thì:

  • A
    D^=122o
  • B
    D^=212o
  • C
    D^=22o
  • D
    D^=0o

Đáp án : A

Lời giải :
Hình thang ABCD (AB //CD) nên A^+D^=180o

Mà A^=58o nên 58o+D^=180oD^=180o58o=122o

Câu 14 : Tứ giác nào sau đây không phải hình thang:

  • A
    .
  • B
    .
  • C
    .
  • D
    .

Đáp án : D

Lời giải  :
Xét hình tam giác ABCD ở hình D

Ta có: A^+B^=126o+55o=181o nên Bc và AD không song song

Lại có: B^BCC1^ nên AB và CD không song song với nhau

Vậy tứ giác ABCD ở hình D không phải là hình thang.

Câu 15 : Trong hình thang có hai góc tù:

  • A
    hai góc còn lại cũng là góc tù.
  • B
    hai góc còn lại là hai góc vuông.
  • C

    hai góc còn lại gồm một góc tù và một góc nhọn

  • D
    hai góc còn lại là hai góc nhọn.

Đáp án : D

Lời giải :

Xét hình thang ABCD có AB // CD nên A^+D^=180o (2 góc trong cùng phía) suy ra hai góc đó có nhiều nhất một góc nhọn, có nhiều nhất một góc tù.

Tương tự B^ và C^ cũng vậy.

Do đó trong bốn góc A, B, C, D có hai góc tù thì hai góc còn lại là hai góc nhọn.

Câu 16 : Cho hình vẽ sau. Biết ABCD là hình thang cân (AB // CD).

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

  • A

    ΔABC=ΔBDA

  • B
    CBA^=DBA^
  • C
    ΔABE cân
  • D
    ΔAED cân

Đáp án : C

Lời giải: 

Xét tam giác ABC và tam giác BAD có:

AB là cạnh chung

ABC^=BAC^ (hai góc kề một đáy của hình thang cân)

BC = AD (hai cạnh bên của hình thang cân)

Suy ra: ΔABC=ΔBAD (c – g – c). Suy ra: CAB^=DBA^ (hai góc tương ứng)

Tam giác ABE có EAB^=EBA^ nên suy ra tam giác ABE là tam giác cân.

Câu 17 : Cho tam giác ABC. Các điểm D và E lần lượt trên các cạnh AB, AC sao cho

DE // BC. Tứ giác DBEC là hình thang cân nếu:

  • A

    Tam giác ABC vuông tại A.

  • B

    Tam giác ABC cân tại C.

  • C

    Tam giác ABC cân tại B.

  • D

    Tam giác ABC cân tại A.

Đáp án : D

Lời giải :

Tứ giác BDEC có DE // BC nên BDEC là hình thang . Để BDEC là hình thang cân thì B^=C^ nên suy ra ABC là tam giác cân tại A.

Câu 18 : Cho tam giác ABC cân tại A. các điểm D và E lần lượt trên các cạnh AB, AC sao cho DE // BC. Tìm khẳng định đúng:

  • A
    BE = DC
  • B
    BE = DE
  • C
    DC = DE
  • D
    DC = BC

Đáp án : A

Lời giải  :

Tứ giác DBCE có DE // BC nên DBCE là hình thang

Hình thang DBCE có B^=C^ nên DBCE là hình thang cân

Suy ra: BE = DC

Câu 19 : Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) đáy nhỏ AB = 3 cm, đường cao

AH = 5 cm. Biết D^=45o . Độ dài đáy lớn CD là:

  • A
    8cm
  • B
    11 cm
  • C
    12 cm
  • D
    13 cm

Đáp án : D

Lời giải :

Ta có tam giác AHD vuông cân tại H vì D^=45o . Do đó DH = AH = 5 cm

Mà CD = AB + 2DH CD=3+2.5=13cm

Câu 20 : Cho hình thang cân ABCD có đáy nhỏ AB = 12cm., đáy lớn CD = 22 cm, cạnh bên BC = 13 cm thì đường cao AH bằng:

  • A
    6 cm
  • B
    8 cm
  • C
    9 cm
  • D
    12 cm

Đáp án : D

Lời giải :

Xét hình thang cân ABCD có đáy lớn CD và đáy nhỏ AB đường cao AH ta có:

CD=AB+2.DHDH=CDAB2DH=22122=5cm

Áp dụng định lí Pythago cho tam giác AHD vuông tại H có AD = BC = 13 cm và

DH = 5 cm ta có:

AH2=AD2DH2=13252=144AH=144=12cm

Câu 21 : Cho hình vẽ sau, tính các góc A, C của hình thang ABCD (AB // CD) biết:

  • A
    A^=C^=111o
  • B
    A^=C^=130o
  • C
    A^=111o;C^=130o
  • D
    A^=130o;C^=111o

Đáp án : D

Lời giải :

Hình thang ABCD có AB // CD nên A^=ADE^=130o;C^=ABF^=111o

Câu 22 : Hình thang ABCD (AB // CD) có các tia phân giác của A^,D^ cắt nhau tại M thì

  • A
    AMD^=180o
  • B
    AMD^=150o
  • C
    AMD^=90o
  • D
    AMD^=60o

Đáp án : C

Lời giải  :

Hình thang ABCD (AB // CD) có các tia phân giác của A^,D^ cắt nhau tại M nên

DAM^+ADM^=12(A^+D^)=12.180o=90o

Vậy AMD^=90o

Câu 23 : Hình thang ABCD (AB // CD) biết A^D^=40o,B^=3C^ . Các góc của hình thang là:

  • A
    A^=70o;B^=135o;C^=45o;D^=110o
  • B
    A^=110o;B^=135o;C^=45o;D^=70o
  • C
    A^=70o;B^=45o;C^=135o;D^=110o
  • D
    A^=135o;B^=70o;C^=45o;D^=110o

Đáp án : B

Lời giải :

Hình thang ABCD (AB // CD) có A^+D^=180o mà A^D^=40o

A^=220o:2=110o

Do đó: D^=180o110o=70o

Lại có: B^+C^=180o (2 góc trong cùng phía) mà B^=3C^ nên

4C^=180oC^=180o:4=45o

Suy ra: B^=3C^=3.45o=135o

Câu 24 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Ở phía ngoài tam giác ABC vẽ tam giác BCD vuông cân tại B. Tứ giác ABCD có:

  • A
    ACD^=30o
  • B
    ACD^=45o
  • C
    ACD^=60o
  • D
    ACD^=90o

Đáp án : D

Lời giải :
Xét tam giác ABC vuông cân tại A có ACB^=ABC^=45o (1)

Xét tam giác BCD vuông cân tại B có BCD^=BDC^=45o (2)

Từ (10, (2) suy ra: ACB^+BCD^=90o=ACD^

Câu 25 : Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Giả sử ABCD . Tìm khẳng định đúng:

  • A
    BD2BC2=CD.AB
  • B
    BD2BC2=AB2
  • C
    BD2BC2=2CD.AB
  • D
    BD2BC2=BC.AB

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pytago trong các tam giác vuông
Lời giải :

Kẻ BHCD tại H.

Xét tam giác vuông BDH, theo định lý Pytago ta có: BD2=DH2+BH2

Xét tam giác vuông CBH, theo định lý Pytago ta có: BC2=CH2+BH2

Suy ra: BD2BC2=DH2CH2=(DH+CH)(DHCH)=CD.AB

DH + CH = CD; DH – CH = AB

1 95 lượt xem