Lý thuyết Hai đường thẳng song song (Cánh diều 2024) Toán 7

Tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song ngắn gọn, chính xác sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 7.

1 89 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song

A. Lý thuyết Hai đường thẳng song song

1. Hai góc đồng vị. Hai góc so le trong

Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại điểm A, B.

Khi đó, ta thấy:

+ Góc A1 và góc B1 ở “cùng một phía” của đường thẳng c.

+ Góc A1 ở “phía trên” đường thẳng a. Góc B1 cũng ở “phía trên” đường thẳng b.

Hai góc A1 và B1 ở vị trí như thế được gọi là hai góc đồng vị.

+ Góc Avà góc B1 ở “hai phía” của đường thẳng c.

+ Góc A3 ở “phía dưới” của đường thẳng a. Góc B1 lại ở “phía trên” của đường thẳng b.

Hai góc A3 và B1 ở vị trí như thế gọi là hai góc so le trong.

Ví dụ: Kể tên các cặp góc so le trong và đồng vị trong hình sau:

Hướng dẫn giải

Các cặp góc so le trong là: M3 và N1; Mvà N2.

Các cặp góc đồng vị là: M1 và N1; M2 và N2; M3 và N3; M4 và N4.

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.

- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a và b song song với nhau.

Ví dụ:

- Ở hình 1: Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau  A1^=B1^ nên a // b.

- Ở hình 2:  Đường thẳng d cắt hai đường thẳng m, n và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau  C4^=D2^ nên m // n.

Ví dụ: Vẽ một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với đường thẳng a (M  a) bằng êke.

Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm M không thuộc a.

Bước 2: Đặt ê ke sao cho cạnh ngắn của góc vuông nằm trên đường thẳng a và cạnh huyền đi qua điểm M, vẽ theo cạnh huyền một phần đường thẳng c đi qua M (đường thẳng c cắt đường thẳng a tại điểm N).

Bước 3: Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh huyền của ê ke vẫn nằm trên đường thẳng c còn cạnh ngắn của góc vuông đi qua điểm M, vẽ theo cạnh ngắn của góc vuông một phần đường thẳng b đi qua điểm M.

Bước 4: Vẽ hoàn thiện đường thẳng b.

Nhận xét: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng luôn có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

3. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Nhận xét: Nếu hai đường thẳng cùng đi qua điểm M và cùng song song song với đường thẳng a (M  a) thì hai đường thẳng đó trùng nhau.

Ví dụ:

Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a ta vẽ được một đường thẳng b song song với a.

Và vẽ được đường thẳng b’ cũng đi qua M và b’ song song với a.

Khi đó theo Tiên đề Euclid thì b và b’ trùng nhau.

4. Tính chất của hai đường thẳng song song

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

- Hai góc đồng vị bằng nhau.

- Hai góc so le trong bằng nhau.

Ví dụ: Tính số đo các góc A1 và góc D­ trong hai hình vẽ sau, biết a // b và m // n.

Hướng dẫn giải

- Hình 1: Do a // b nên ta có: A1^=B1^ (hai góc đồng vị),  mà B1^=60° nên A1^=B1^=60°.

Vậy  A1^=60°.

- Hình 2: Do m // n nên: C4^=D2^ (hai góc so le trong), mà C4^=70° nên C4^=D2^=70°.

Vậy D2^=70°.

Chú ý: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b thì:

+ Hai góc so le ngoài bằng nhau.

+ Hai góc trong cùng phía có tổng số đo bằng 180°.

Ví dụ:

- Các cặp góc so le ngoài A1 và B3; A2 và B4; Khi đó: A1^=B3^ và A2^=B4^.

- Hai góc trong cùng phía: góc A3 và góc B2; góc A4 và góc B1.

Khi đó:  A3^+B2^=180°A4^+B1^=180°.

B. Bài tập tự luyện

B.1 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho hình vẽ

Biết a // b, E^1=51°. Số đo F3^ là:

A. 51°;                                                                          

B. 129°;                                                                        

C. 138°;                                                                        

D. 48°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: E1^ và F1^ là hai góc đồng vị và a // b nên E1^=F1^=51°.

Mà ta lại có F1^ và F3^ là hai góc đối đỉnh nên F1^=F3^.

Vậy F3^=51°.

Câu 2. Cho hình vẽ dưới đây:

A1^ và B1^ là hai góc:

A. so le trong;                

B. kề bù;                                                                        

C. đồng vị;                                                                     

D. kề nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

A1^ và B1^ là hai góc đồng vị.

Câu 3. Cho hai điểm phân biệt M, N. Ta vẽ một đường thẳng a đi qua điểm M và một đường thẳng b đi qua điểm N sao cho a // b. Có thể vẽ được bao nhiêu cặp đường thẳng a, b thỏa mãn điều kiện trên.

A. Một cặp;                                                                   

B. Hai căp;                                                                    

C. không có cặp nào;                                                     

D. Vô số cặp.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Qua một điểm M cho trước ta có thể vẽ được vô số đường thẳng (ví dụ đường thẳng a, đường thẳng n, đường thẳng i như trên hình vẽ).

Cứ tương ứng với mỗi một đường thẳng đi qua M thì ta vẽ được một đường thẳng đi qua N và song song với đường thẳng đó (theo Tiên đề Euclid). Chẳng hạn, trên hình vẽ ta có b // a, m // n, j // i.

Vậy ta vẽ được vô số cặp đường thẳng thoả mãn yêu cầu đề bài.

B.2 Bài tập tự luận

Bài 1. Cho hình vẽ sau:

a) Vì sao a // b?

b) Tính số đo các góc C1, C2 trong hình vẽ.

Hướng dẫn giải

a) Ta có góc A1 và góc B2 là hai góc ở vị trí đồng vị, mà  A^=B^=90°.

Vậy nên a // b (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

b) Ta có góc C1 và D4 là hai góc trong cùng phía.

Mà a // b nên C1^+D4^=180° 

Suy ra C1^=180°D4^=180°80°=100°.

Góc C2 và góc D4 ở vị trí so le trong nên C2^=D4^=80°.

Vậy C1^=100°C2^=80°.

Bài 2. Cho hình vẽ

Biết  K1^=H3^=42°. Tính H3^+K4^.

Hướng dẫn giải

Xét hai đường thẳng a và b cùng cắt đường thẳng c có: K1^=H3^.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên a // b

Suy ra H3^+K4^=180° (hai góc ở vị trí trong cùng phía)

Vậy H3^+K4^=180°.

1 89 lượt xem