Lý thuyết Góc (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 6

Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 6: Góc ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.

1 98 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Góc

Video giải Toán 6 Bài 6: Góc – Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Góc

1. Góc

Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc. 

Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc, hai tia gọi là hai cạnh của góc.

Ví dụ 1. Cho hình vẽ.

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trong hình vẽ trên, góc xAy tạo bởi hai tia Ax, Ay chung gốc A.

Khi đó, A là đỉnh của góc, hai tia Ax, Ay là hai cạnh của góc xAy.

Kí hiệu: Góc xAy kí hiệu là Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo .

Chú ý: Trên hình vẽ, trong trường hợp nhiều góc có chung một đỉnh, người ta thường khoanh một cung giữa hai cạnh và đánh số: 1, 2, 3, … hoặc mỗi góc có khoanh những cung khác nhau chỉ các góc khác nhau đó.

Ví dụ 2. Cho hình vẽ.

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Hình vẽ trên được tạo bởi ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc O.

Ta đánh số 1, 2 để phân biệt Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo. Mỗi góc có khoanh những cung khác nhau để chỉ các góc khác nhau.

2. Cách vẽ góc 

Để vẽ Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo, ta vẽ điểm O trên giấy hoặc bảng, từ điểm O vẽ hai tia Ox và Oy.

Ta có hình vẽ:

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

3. Góc bẹt 

Góc bẹt là hai cạnh của góc cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ 3. Cho hai tia Ox và Oy cùng nằm trên đường thẳng xy (như hình vẽ)

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Khi đó, góc xOy là góc bẹt.

4. Điểm trong của góc

Cho góc xOy khác góc bẹt. Điểm M được gọi là điểm trong của góc xOy không bẹt nếu tia OM cắt một đoạn thẳng nối hai điểm trên hai cạnh tại một điểm nằm giữa hai điểm đó.

Ta có hình vẽ điểm M là điểm trong của góc xOy không bẹt.

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

B. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh C trong hình vẽ sau:

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

- Đỉnh A

Các tia: AB, AC, AD, AE.

Góc tạo thành: Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

- Đỉnh C

Các tia: CA, CB, CD (tia CE trùng tia CD).

Góc tạo thành: Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

Vậy các góc có đỉnh A là Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Các góc có đỉnh C là Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

Bài 2. Kể tên các góc có trong hình vẽ sau. Trong đó góc nào là góc bẹt?

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Trong hình vẽ trên có ba tia Oa, Ox, Oy chung gốc O.

Cứ hai trong ba tia Oa, Ox, Oy sẽ tạo thành một góc.

Do đó các góc tạo thành là: góc xOy, góc xOa và góc aOy.

Ta thấy hai tia Ox và Oy là cùng nằm trên một đường thẳng nên góc xOy là góc bẹt.

Vậy các góc trong hình vẽ trên là: góc xOy, góc xOa và góc aOy. Trong đó, góc xOy là góc bẹt.

Bài 3. Cho bốn tia Ox, Oy, Oz, Ot chung gốc O và điểm M như hình vẽ dưới đây. Hỏi điểm M nằm trong những góc nào?

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Trên tia Ax, Ay, Az, At lần lượt lấy các điểm A, B, C, D (như hình vẽ).

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Nối AB, AC, AD, BC, OM với nhau và kéo dài phía điểm M ta được tia OM (như hình vẽ).

Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Nhận thấy:

+) Tia OM không cắt đoạn AB mà A ∈ Ox, B  Oy nên điểm M không phải là điểm trong của Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

+) Tia OM cắt đoạn AC mà A Ox, C ∈ Oz nên điểm M là điểm trong của Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

+) Tia OM cắt đoạn AD mà A Ox, D ∈ Ot nên điểm M là điểm trong của Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

+) Tia OM cắt đoạn BC mà B Oy, C ∈ Oz nên điểm M là điểm trong của Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

Vậy M là điểm trong của Bài 6: Góc | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo.

1 98 lượt xem