Lý thuyết Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (Kết nối tri thức 2024) Toán 7
Tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 7.
Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
Lý thuyết Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
1. Hai tam giác bằng nhau
• Hai tam giác ABC và A'B'C'bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau, nghĩa là:
AB=A'B'; AC=A'C'; BC=B'C' và ; ; .
• Khi kí hiệu hai tam giác bằng nhau thì thứ tự các đỉnh tương ứng phải được viết theo cùng 1 thứ tự.
Ở đây hai đỉnh A và A' (B và B', C và C') là hai đỉnh tương ứng;
Hai góc A và A' (B và B', C và C') là hai góc tương ứng;
Hai cạnh AB và A'B' (AC và A'C', BC và B'C') là hai cạnh tương ứng.
Khi đó ta kí hiệu:
Ví dụ:
+ Cho hai tam giác trong hình dưới đây, ta thấy:
; ; (các góc tương ứng)
AB = DH = 5 cm; BC = DE = 4cm; AC = EH = 2cm (các cạnh tương ứng)
Do đó hai tam giác trên bằng nhau. Kí hiệu theo thứ tự tương ứng là:
2. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: Cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
• Cách vẽ tam giác khi biết số đo ba cạnh.
Chẳng hạn: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2 cm; AC = 3 cm; BC = 4 cm.
+ Dùng thước kẻ có vạch chia vẽ đoạn BC = 4 cm (hoặc có thể vẽ AB hoặc AC trước)
+ Dùng compa mở khẩu độ 2 cm, tâm tại điểm B, vẽ 1 cung tròn; mở compa khẩu độ 3 cm, tâm tại điểm C, vẽ một cung tròn. Giao điểm của 2 cung tròn là điểm A.
+ Vẽ các đoạn thẳng AB; AC ta được tam giác ABC.
• Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Ví dụ:
+ Cho tam giác ABC và tam giác trong hình dưới đây:
Ta có: AB = ; AC = A'C'; BC = B'C'
Khi đó:
Chú ý:
• Cách vẽ tia phân giác của một góc dựa và thước kẻ và compa.
Vẽ tia phân giác của góc xOy ta làm như sau:
1) Vẽ đường tròn tâm O cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B.
2) Vẽ đường tròn tâm A bán kính AO và đường tròn tâm B bán kính BO. Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm M khác điểm O.
3) Vẽ tia Oz đi qua M. Tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
Bài tập Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
Bài 1. Cho hình vẽ dưới đây, biết JG = JL, GK = LK, , .
a) Chứng minh rằng
b) Tính góc GKL.
Hướng dẫn giải
a) Xét hai tam giác JGK và JLK có:
JG = JL (theo giả thiết)
GK = LK (theo giả thiết)
JK là cạnh chung
Vậy (c.c.c)
b) Vì (theo câu a)
⇒ (hai góc tương ứng)
⇒
Xét tam giác JGK có: (tổng 3 góc trong tam giác)
⇒
⇒
Vì (theo câu a)
⇒ (hai góc tương ứng)
⇒
Vậy
Bài 2. Cho tam giác ABC và DEH trong hình dưới đây.
Xác định trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
a) ;
b) ;
c) ;
d) .
Hướng dẫn giải
Hai tam giác ABC và HDE có:
AB = HD
BC = DE
AC = HE
Vậy (c.c.c)
Khi đó A và H (B và D; C và E) là hai đỉnh tương ứng
a)
Các đỉnh tương ứng không viết cùng thứ tự nên khẳng định sai.
b)
Các đỉnh tương ứng được viết cùng thứ tự nên khẳng định đúng.
c)
Đỉnh A và H; đỉnh C và E không được viết cùng thứ tự nên khẳng định sai.
d)
Các đỉnh tương ứng được viết cùng thứ tự nên khẳng định đúng.
Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết AD = BC, AC = BD. Chứng minh rằng .
Hướng dẫn giải
Hai tam giác ADB và BCA có:
AD = BC (theo giả thiết)
BD = AC (theo giả thiết)
AB là cạnh chung
Vậy (c.c.c)