Top 35 mẫu Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học giúp các em làm bài văn có nhiều cách nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 50 lượt xem


Nội dung bài viết

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học

I) Dàn ý nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học

Dàn ý nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 1)

1. Mở bài

Ứng xử trong xã hội hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện kiến thức, trí tuệ, và nhân cách của con người. Chỉ qua cách ứng xử, chúng ta có thể đánh giá tính cách và học thức của người đối diện.

2. Thân bài

Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Nó được thể hiện qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

Ngoài ra, ứng xử còn có tác dụng trong việc đánh giá kiến thức và trí tuệ của một người. Những người có cách ứng xử tốt thường có khả năng giải quyết các tình huống phức tạp, biết cách thể hiện ý kiến một cách lịch sự và tử tế.

Chính vì thế, từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực để có một lối sống ứng xử tốt.

3. Kết bài

Ứng xử là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự. Điều này cho thấy tính quan trọng của việc ứng xử đối với cuộc sống của con người.

 

Dàn ý nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 2)

1. Mở bài:

- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài:

* Giải thích

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, và văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay

- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:

Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.

Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.

Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.

Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.

* Hậu quả

- Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

- Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.

Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.

Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.

* Nguyên nhân

- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).

- Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:

Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.

Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

- Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.

* Giải pháp

- Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

- Về phía nhà trường, xã hội:

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.

Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

- Mỗi học sinh tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.

- Hành động:

Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.

3. Kết bài

Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Là chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Dàn ý nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 3)

1. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.
  • “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

2. Thân bài:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

  • Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
  • Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
  • Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
  • Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

3. Kết bài

  • Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự

Dàn ý nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 4)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

*Giải thích:

- Ứng xử là gì?

- Văn hóa ứng xử được hiểu như thế nào?

*Thực trạng:

- Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay được biểu hiện qua cách ứng xử với cha mẹ, ông bà, bạn cùng trang lứa

- Hầu hết văn hóa ứng xử của giới trẻ được định hướng bởi nhà trường và văn hóa xã hội mà các bạn tiếp xúc nên thường mang tính thức thời, năng động

- Là sản phẩm của hội nhập văn hóa nên một bộ phận bạn trẻ hiện nay có cách ứng xử rất kém, tự đề cao bản thân, thậm chí có phần thô lỗ, thiếu lễ độ

*Nguyên nhân

- Ảnh hưởng trực tiếp từ lối sống cộng đồng

- Định hướng của gia đình và nhà trường

- Bản thân các bạn trẻ có cái nhìn về hành vi ứng xử cá nhân

*Ý nghĩa

- Những cách ứng xử tốt đẹp tạo nên một thế hệ trẻ tiến bộ, văn minh

- Những hành vi xấu làm suy đồi đạo đức giới trẻ, bôi nhọ hình ảnh tương lai đất nước

*Giải pháp

- Định hướng đúng đắn

- Phát huy cái tốt đẹp vốn có và cải thiện những tồn đọng

- Bản thân mỗi người cần lựa chọn quan niệm sống đúng đắn

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của văn hóa ứng xử.

Nghị luận về quá trình xử lý văn bản hóa của học ...

 

II) Các bài văn mẫu nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 1)

Sáng tạo ngôn ngữ mới, góp phần thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc phát triển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp của con người trong thời đại mới là một việc làm hữu ích và rất cần thiết. Song, nếu sự sáng tạo mà không tuân thủ các nguyên tác cấu thành ngôn ngữ, đi ngược lại thuần phong mỹ tục thì đây là một sự phá hoại ngôn ngữ, cần phải lên án. Việc sử dụng ngôn ngữ lứa tuổi mới lớn (teen) đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của các bạn trẻ rất kém. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực. Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội . Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Mặt khác, do các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình có ảnh hưởng đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Trước thực trạng ấy, việc giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trở thành nhiệm vụ cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại”.

 

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 2)

Văn hóa ứng xử là cách thể hiện bên ngoài thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt của mỗi người với những người xung quanh. Để trở thành người ứng xử có văn hóa, chúng ta phải học cách giao tiếp và biết cách xử sự với mọi người và trong mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Với gia đình, thể hiện lòng kính trọng và yêu thương cha mẹ, ông bà là một đặc trưng của đạo đức người con ngoan hiếu thuận. Với trường học, văn hóa ứng xử được đánh giá qua hạnh kiểm và học lực. Nó thể hiện đạo đức và sự tôn trọng đối với các thầy cô giáo. Đối với xã hội, thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý. Điều này cho thấy ứng xử là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những người trẻ thành công trong tương lai, chúng ta cần học tập kiến thức từ sách và thực tế. Hãy loại bỏ những suy nghĩ xấu trong tâm trí để tôn vinh những giá trị tốt đẹp. Những giá trị đẹp và tốt vẫn luôn được trân trọng trong cuộc sống. Hãy trở thành người có văn hóa để được mọi người quý trọng. Những hành động tốt đẹp sẽ giúp đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

 

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 3)

Học sinh là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trọng đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet quá sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cách cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Vì vậy, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bặm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 4)

Trong xã hội hiện đại và không ngừng phát triển, văn hóa ứng xử rất quan trọng trong việc chúng ta hòa vào xã hội. Văn hóa ứng xử không chỉ là cái riêng của mỗi người, nó còn là nét đẹp văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Ứng xử có văn hóa là tiền đề cho việc tạo nên những quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào?

Văn hóa ứng xử, hay còn gọi là ứng xử. Có thể hiểu đó là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời.Nó thể hiện mức độ học vấn của cá nhân, suy rộng ra là của cả một cộng đồng dân tộc. Giới trẻ, những trụ cột tương lai của đất nước. Những người sau này sẽ góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng trở nên giàu đẹp. Vì vậy, văn hóa ứng xử của giới trẻ là quyết định rất quan trọng tới tương lai của xã hội. Bởi đây là độ tuổi hình thành, xây dựng nhân cách của con người. Là độ tuổi đang từ trẻ con lên trưởng thành. Chính vì vậy, việc văn hóa ứng xử như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chính bản thân người đó cũng như toàn xã hội.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Đó có thể coi là những tấm gương của những người có văn hóa ứng xử tốt. Như các cụ ta thường nói:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Lời hay ý đẹp, cách ứng xử có văn hóa, chúng ta chẳng mất gì. Nhưng bù lại, chúng ta lại được nhiều thứ. Lời đã nói ra, thì sẽ không thu hồi lại được. Bởi vậy, nói sao cho tốt, ứng xử sao cho tốt vẫn luôn là một điều hết sức khó khăn.

Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay.Hội nhập đi kèm với thách thức. Đó không chỉ là thách thức về kinh tế, chính trị mà còn là thách thức về văn hóa, giáo dục. Đất nước càng phát triển, việc hội nhập càng diễn ra nhanh chóng càng dẫn đến những hệ lụy của nó. Cũng bởi sự hội nhập nhanh chóng ấy, việc tiếp cận thế giới cũng dễ dàng hơn. Bộ phận giới trẻ của chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa phương tây. Hàng ngày, hàng giờ trên những trang mạng xã hội vẫn có những hình ảnh, từ ngữ “bậy” tràn lan. Những bạn trẻ không tự nhận thức được hành vi của mình, vì vậy, họ đăng tải những nội dung, những từ ngữ không lành mạnh. Những câu nói thô tục, chửi bới vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng. Họ coi bản thân mình là nhất, với ý niệm mỗi người chỉ có một cuộc đời. Nên họ sống buông thả bản thân, sống không có trách nhiệm với đời. Vì vậy, ngôn ngữ mà họ giao tiếp, cách ứng xử của họ trong cuộc sống cũng hết sức tiêu cực.

Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đang dần bị biến tướng một cách tiêu cực. Giới trẻ đang dần làm mất đi những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng nhiều đời. Những biến tướng ấy đang hàng ngày, hàng giờ là nỗi ám ảnh, nan đề cho các cấp có nhiệm vụ giải quyết. Lấy một ví dụ minh họa: Ngày trước,được đi học là một điều vô cùng tuyệt vời. Và quan hệ giữa người học trò và người thầy giáo là một quan hệ thiêng liêng cao quý. Người học luôn nhất mực tôn kính người thầy giáo. Và trong cách ứng xử với người thầy luôn thể kiện sự tôn kính ấy. Nhưng với xã hội hiện nay, sự tôn kính ấy dần dần bị mất đi và thay thế bằng những thứ khác. Những câu chào hỏi thầy giáo đã dần dần nhạt đi, có đôi khi chỉ chào như có lệ “cô ạ”, “thầy ạ”. Những câu chào tiếp kiệm từ thì vẫn diễn ra hàng ngày. Thậm chí là dù có chào thì sau lưng vẫn xưng hô với bạn bè rằng “ ông này”, “bà kia” là chuyện hết sức bình thường.

Những hành động, văn hóa ứng xử ấy tuy nhất thời có thể làm chúng ta cảm thấy thích thú, hay vui sướng. Nhưng dần dần sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường hết được. Xã hội là cả một cộng đồng, không chỉ riêng mỗi cá nhân chúng ta tồn tại. Muốn tồn tại trong xã hội chúng ta phải đi ra bên ngoài, giao tiếp, học hỏi từ những người xung quanh. Và liệu nếu hành động, ứng xử với văn hóa tiêu cực như vậy thì con người có tồn tại được trong xã hội này không. Câu trả lời chắc chắn là không rồi. Cuộc sống luôn vận động không ngừng và muốn tồn tại con người cần phải thích nghi theo nó. Đừng có tự coi bản thân mình là nhất và muốn làm gì thì làm để rồi bị cách li ra khỏi xã hội, trở thành con người thừa thì mới hối tiếc. Cuộc sống là một điều kì diệu mà thiên nhiên ban tặng. Sống trên đời đừng chỉ vì bản thân mình mà còn phải vì người khác, như vậy chúng ta mới sống một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc được.

Là những người trẻ, chúng ta cần học tập không ngừng. Nỗ lực rèn luyện bản thân, bước đi trên một con đường chông gai nhưng không nên sợ hãi. Đừng bị những cám giỗ nhất thời mà đánh mất những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc. Để rồi lạc bước giữa đường đời chẳng tìm thấy lối ra. Hãy sống hết mình và cống hiến hết mình vì cuộc đời. Để rồi, hạnh phúc sẽ mỉm cười với chúng ta.

Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề ...

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 5)

Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng của giao tiếp, thông qua ngôn ngữ mà con người thêm hiểu về nhau hơn. Không phải ai cũng có thể sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo, nghệ thuật thế nhưng sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sự, chừng mực thì là điều hoàn toàn trong khả năng của mỗi người. Đối với các bạn học sinh hiện nay, vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp đang là một vấn đề có nhiều bất cập tồn tại.

Ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói mỗi người gửi đến với người xung quanh. Việc sử dụng ngôn ngữ của mọi người đều nhằm biểu đạt ý tứ, thái độ của người ấy đối với đối phương. Thế nhưng có một hiện thực là hiện nay các bạn học sinh dường như sử dụng ngôn ngữ một cách rất thiếu tế nhị, không chắt lọc.

Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở môi trường học đường xuất hiện một khái niệm tiếng “lóng”, ấy là những phương ngữ được các bạn sử dụng thay cho các khái niệm thông thường để biểu đạt ý tứ của bản thân. Tiếng lóng dần phát triển với một tốc độ chóng mặt và lây lan trong môi trường học đường. Các bạn học sinh sử dụng tiếng lóng rất nhiều, nhiều đến nỗi nó trở nên thân thiết, quen thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Không chỉ sử dụng tiếng lóng, các bạn còn thường dùng những ngôn ngữ tuổi teen, từ ngữ bậy bạ để giao tiếp cùng nhau. Khi nói chuyện thì văn tục chửi bậy, (hiện tượng nói tục chửi thề ngày càng nhiều trong giao tiếp của học sinh). Đi trên đường, cứ gặp những nhóm học sinh đi cùng nhau là người ta rất hay nghe thấy những lời nói không văn vẻ gì.

Tiếng lóng cùng các khái niệm mới được các bạn thêm nếm một cách bừa bãi trong khi ngôn ngữ dân tộc lại dần mất đi. Đa phần các bạn học sinh hiện nay không biết sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Nhiều khái niệm rất đỗi bình thường trong giao tiếp thì các bạn lại bỡ ngỡ, không hiểu nghĩa. Thấy người ta dùng từ “thành kính phân ưu” khi chia buồn, có bạn học sinh ngơ ngác bảo “lần đầu em được nghe từ này, có nghĩa là gì”. Ngoài ra, tình trạng nói chuyện với người lớn thì tình trạng nói trống không, dùng các từ không phù hợp văn cảnh cũng xuất hiện thường xuyên.

Ngôn ngữ vốn là bản sắc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong ngôn ngữ chất chứa nền văn minh văn hiến lâu đời, chứa đựng nét văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Nếu để ngôn ngữ mai một, biến chất thì cũng chính là làm ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc. Không những vậy, việc sử dụng ngôn ngữ không đúng cách, không đúng hoàn cảnh còn khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, kém văn hóa trong mắt của mọi người.

Lời ăn tiếng nói không chỉ đóng vai trò làm đẹp mỗi con người mà thông qua đó con người có thể thể hiện sự tôn trọng đối phương, thái độ lịch sự của bản thân. Không phải bỗng dưng mà cha ông ta đã dạy Học ăn học nói, học gói học mở. Việc học nói ở đây không chỉ là học để biết nói mà quan trọng là học để nói thế nào thật lễ phép, khéo léo.

Muốn làm được những điều trên mỗi bạn học sinh phải chủ động, lắng nghe và học hỏi tích cực sử dụng những từ ngữ hay, đẹp. Trong giao tiếp hàng ngày, các bạn phải chú ý lễ phép đối với người trên, không dùng những từ ngữ tục tĩu, không sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài mà dần quên mất đi tiếng nói dân tộc. Các bạn nên biết rằng tiếng Việt còn là dân tộc còn, hãy chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để làm đẹp thêm cho nền văn hóa của dân tộc, giữ gìn bản sắc nước nhà.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 6)

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về nghĩa vụ ứng xử văn hóa. Việc học cách ứng xử không bao giờ kết thúc, nó là một quá trình liên tục suốt đời. Từ trẻ đến già, ai ai cũng cần phải học và văn hóa ứng xử luôn là trọng tâm của xã hội. Nhưng với giới trẻ hiện nay, liệu họ thể hiện văn hóa ứng xử như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi tình huống giao tiếp là cơ hội để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ thể hiện sự tích cực, với cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều đòi hỏi sự khéo léo trong ứng xử. Trong giao tiếp với gia đình, lễ phép là điều cần thiết. Với bạn bè, thì sự vui vẻ, thân thiện là quan trọng. Với thầy cô, thì sự ngoan ngoãn, ham học hỏi là cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách ứng xử tốt, vẫn còn một số giới trẻ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thế hệ trẻ hiện nay. Ví dụ như nhân vật 'tôi' và nhóm bạn trong tác phẩm 'Tuổi thơ tôi' của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chỉ vì một con dế mà có cách hành xử thiếu lịch sự với Lợi. Tóm lại, chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hàng ngày để trở thành người giao tiếp thông minh, đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 7)

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hóa chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, sự giao thoa giữa các nền văn hóa và cơn lốc phát triển, hội nhập nền kinh tế trên thế giới cũng đã tạo ra một thế giới ảo - thế giới mạng Internet - nơi mà giới trẻ nói chung và đội ngũ sinh viên nói chung sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ “không đụng hàng” mà chúng ta thường hay gọi đó là “ngôn ngữ tuổi teen”, “ngôn ngữ thời @”, “tiếng Việt trong ngoặc kép” hay “ngôn ngữ sinh viên”... Hiện nay loại ngôn ngữ này đã, đang và sẽ lan truyền ngày càng rộng rãi trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Nhiều người cho rằng chẳng thể hiểu nổi sinh viên nghĩ gì và viết những gì trên các chatroom, blog, các diễn đàn dành cho họ... Chính vì thế, đã có không ít các ý kiến trái chiều về việc sử dụng loại ngôn ngữ này xuất hiện nhiều trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trên các diễn đàn tuổi trẻ. Kiểu sử dụng ngôn ngữ này lan tràn hầu hết trên các diễn đàn, nhật kí trực tuyến nhất là khi tán gẫu qua mạng, tin nhắn điện thoại. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ trong đó phần lớn là sinh viên. Mối nguy hại lớn chính là ngôn ngữ này lan vào nhà trường một cách âm thầm. Kiểu ngôn ngữ khó hiểu như vậy hiện đang được sinh viên sử dụng ngày càng phổ biến trong việc giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thông và cũng chẳng giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng một cách cực kỳ sai chính tả. Văn hóa ngôn ngữ của ấy còn gọi là “ngôn ngữ teen, ngôn ngữ sinh viên” đang là vấn đề nóng trong xã hội, tuy nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hay tính mạng con người nhưng về lâu dài nó sẽ hủy hoại đến nền văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ tầm quan trọng và thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn nội dung: Bàn về việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay.

Khi xã hội phát triển, quyền tự do ngôn luận của con người ngày càng được bảo vệ. Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ hay, đẹp, giàu tính văn chương thì cũng nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp, đặc biệt phổ biến với giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Sinh viên ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả bằng hành vi và lối sống.

Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của sinh viên làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, thậm chí còn dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” sinh viên lại dùng “ok”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “xinh như yêu tinh” Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngốc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),

Bên cạnh tiếng lóng, tiếng bồi, lối viết tắt còn xuất hiện vấn đề chửi tục, nói bậy không chỉ khiến cho tiếng Việt bị vẩn đục mà còn đáng báo động nữa là tình trạng giới trẻ sử dụng “ký hiệu” đang trở nên phổ biến. Việc các bạn sinh viên dùng ký hiệu tràn lan, “tây, ta” lẫn lộn khiến cho cả các nhà ngôn ngữ học cũng phải “bó tay”. Trong thời đại thông tin hiện nay, việc sử dụng các ký hiệu đơn giản là không sai. Nhưng điều đáng nói là họ đã lầm lẫn khi biến nó thành ký hiệu chung để nói hoặc viết ở mọi nơi, mọi lúc. Tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ. Tương lai của nó sẽ đi đến đâu, dưới bàn tay của “sinh viên”, những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ “bóp méo” ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những thực tế làm chúng ta cảm thấy thương cho ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam… - Tiếng Việt bị vẩn đục, bị lạm dụng: Từ xưa, ông bà đã chú trọng rèn dạy lời ăn tiếng nói, rằng “tiên học lễ, hậu học văn”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khi còn đi học, việc không nói tục, chửi thề là một trong những tiêu chuẩn thi đua hạnh kiểm ở trường. Vậy mà hiện nay, nhiều người có trình độ văn hóa đang tự biến mình thành người thiếu văn hóa. Khi nói tục, chửi thề, các em học sinh đang cố tình làm vấy bẩn tiếng Việt vốn vô cùng đẹp đẽ và thiêng liêng. Chắc chắn ai cũng phải thừa nhận rằng chuyện chửi thề, văng tục là một thói xấu, không văn hóa. Thế nhưng lại có không ít các bạn sinh viên thường xuyên có những “phát ngôn khiến nhiều người phải giật mình và cảm thấy khó chịu, hơn hết là lo lắng rằng văn minh của họ ngày càng “ngắn” dần. Nhiều bạn sinh viên coi chửi bậy là sành điệu, không văng tục nói không lưu loát. Khi bực dọc một vấn đề nào đó họ chửi; bị điểm kém: chửi; không thích đứa bạn ngồi cùng bàn: chửi; không đến được buổi hẹn với bạn bè: chửi, thậm chí còn chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Trong các câu chuyện phiếm và cả chuyện nghiêm túc, sinh viên cũng vận dụng triệt để từ bậy thay thế câu thông thường. Họ coi việc chửi bậy là để xả stress, xả bức xúc, thể hiện cảm xúc…, ai không biết chửi sẽ rất “quê”. 'Chửi bậy' đã trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn của các trường, học viện trên các trang blog. Vấn đề này đã được tranh luận rất thẳng thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều. Một số sinh viên tỏ ra ủng hộ, thông cảm, thậm chí coi chửi bậy là “một phần tất yếu”. Nhưng cũng có một vài ý kiến tỏ ra hoài nghi, lo lắng,

Bên cạnh đó sinh viên còn sử dụng phổ biến tiếng Việt không dấu: Đơn giản là những kiểu viết không có dấu thanh. Nhiều người nghĩ viết thế cho nó nhanh gọn nhẹ, vả lại biết tiếng với nhau cả rồi, chẳng lẽ không dịch được? Nhưng hãy nghĩ lại: ví dụ như dòng chữ không dấu dưới đây: “Ban that la dam dang” – nên hiểu “Bạn thật là đảm đang” hay “Bạn thật là dâm đãng” đây??? Một tập hợp những con chữ không có dấu, phải dịch chán mới hiểu. Hay một nữ sinh viên nhắn cho bạn: “Tau pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). Tin nhắn trả lời: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu lu’m tje?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ lắm thế). - Sự biến dạng của những từ ngữ, chữ viết: Qua tìm hiểu được biết đây là “mốt” ngôn ngữ riêng của giới trẻ. Đọc một đoạn tin nhắn trên điện thoại di động, lướt qua vài trang blog hoặc diễn đàn của giới trẻ, dễ dàng bắt gặp những mẩu đối thoại khác người. Thật là nực cười cho những kiểu viết quái gở: từ “rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”, “hem”, “biết” thành “bít”. Ồ, hãy thử lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai, hihi” Nhưng, đó chỉ là những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ luôn luôn phát triển và họ dành nó để cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến lúc này đã có thể dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết thành 3, i thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p …

Hiện nay Internet, điện thoại di động đang lan truyền toàn cầu, từ thành thị tới thôn quê, thậm chí cả vùng sâu vùng xa nữa, mà đa số sinh viên sử dụng điện thoại thông minh. Vì vậy, sinh viên có thể kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, và họ học hỏi, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh. Ngôn ngữ @ nhanh chóng có thể lan truyền khắp nơi và tạo ra một làn sóng mạnh mẽ. Phải chăng đó là sự ô nhiễm ngôn ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của văn hóa tiếng Việt.

Học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Những ví dụ kể trên chỉ là một trong rất rất nhiều những hành vi xấu về ngôn ngữ trong giao tiếp của một bộ phận sinh viên hiện nay. Ông bà ta từng dạy con cháu rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau… Đáng buồn là một bộ phận sinh viên hiện nay, những người là chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang làm “biến dạng” đi truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 8)

Văn hóa ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với mọi người xung quanh.

Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người, chỉ cần qua cách ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện. Vậy ứng xử là gì? Làm thế nào để ứng xử một cách có văn hóa?

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. “học ăn, học nói, học gói, học mở” – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nới, ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

Ứng dụng xử lý là gì? Chuẩn hóa văn bản trong ...

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 9)

Chúng ta ai sinh ra cũng phải học hỏi nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân. Trong đó, cách ứng xử là điều rất quan trọng. Nó cho thấy con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng hay không. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành động và thái độ với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp và qua đó, ta có thể đoán tính cách và lối sống của người đó. Tuy nhiên, có nhiều người không biết cách ứng xử và chỉ khi có tiền thì tỏ ra kiêu ngạo, trịch thượng và coi thường người khác. Điều này cho thấy họ chưa có văn hóa, bất kể họ có học hay không. Cách ứng xử có được là nhờ sự rèn dũa từ những người thân quen và gia đình trong quá trình lớn lên. Những người có nền giáo dục tốt và cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực sẽ hướng dẫn con cái tới những giá trị đúng đắn và trở thành những người có cách ứng xử văn hóa và lễ nghĩa khi lớn lên.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 10)

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển ấy là sự xâm lấn ngày càng sâu rộng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Song song với sự phát triển đó là cái xấu và cái tốt. Chính sự đổi thay ấy đã ảnh hưởng nhiều đến con người, đặc biệt là giới trẻ – được coi là chủ nhân tương lai của đất nước. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện một cách rõ ràng ở lối sống, cách ứng xử và đặc biệt nhất là ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Vậy, lời ăn tiếng nói của giới trẻ của thế giới hiện đang đang như thế nào?

Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen.

Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc điện thoại là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế. Điều mà các em quan tâm khi lên mạng xã hội là thế giới sao, là các thần tượng, các câu chuyện tình yêu, là sao Hàn, là Sơn Tùng,.. và đi kèm theo việc sử dụng các mạng xã hội là sự biến đổi về ngôn ngữ, về cách ăn nói.

Vài năm trước, ra đời thứ ngôn ngữ xì tin, mà nói theo giới trẻ là “xj tyn”. Ban đầu, các em chỉ sử dụng ngôn ngữ này trong mạng xã hội, khi các em “chat” với nhau. Khi đó, “j” dần thay thế cho “gi”, “w” thay thế cho “qu”, “ko” thay thế cho “không”,… dần dần những thứ ngôn ngữ này được teen bê nguyên từ máy tính ta ngoài cuộc sống đời thực. Và càng ngày, các em càng sáng tạo ra nhiều thứ ngôn ngữ mới hơn, lạ hơn, để nói chuyện cho nhanh, để gõ cho tiện. Và các em nghĩ thế là sự sáng tạo. Đã qua rồi, cái thời kì tiếng Việt trong sáng. Giờ đây, các em nói chuyện với đủ các tiếng lóng, sử dụng tiếng Anh, tiếng Việt lẫn lộn, tiếng lóng được dùng một cách vô tội vạ. Chính tả tiếng Việt dường như các em không hề mảy may quan tâm đến. Thay vì nói “xin chào” thì các em lại nói “sin trào”, “quên” thành “cuen”, “Cho em xin hai chữ bình yên” sẽ biến thành “cko iem xyn hạ ckữ bỳnk yên”. Có thể nói rằng, ngôn ngữ của teen ngày càng rối rắm và phức tạp. Những người lớn, khi đọc được những câu chữ như thế này thường không thể hiểu được các bạn đang nói gì.

Bên cạnh việc sử dụng tiếng lóng, giới trẻ còn phát minh ra vô số các từ, các câu hay ho để sử dụng hàng ngày và các em cho thế là chất, là sáng tạo. Câu cửa miệng của giới trẻ bây giờ là “chém gió”, “sao phải xoắn”, “sao phải thốn”… Và rất nhiều, rất nhiều những từ ngữ khác chẳng hiểu là có ý nghĩa gì nhưng vẫn được các bạn sử dụng hàng ngày. Và tai hại là họ nghĩ như vậy là hay ho.

Đặc biệt, một hiện tượng đáng báo động trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay đó là việc nói bậy, chửi tục. Các em nói bậy, chửi bậy rất nhiều, vô tổ chức. Điển hình là các từ “dm”, “dmm”,… và vô số các từ bậy bạ khác. Các bạn sử dụng nó như một ngôn ngữ hàng ngày. Các bạn có thể phun ra những từ không mấy đẹp đẽ đó mọi lúc mọi nơi cả khi bạn viết trên mạng xã hội và khi giao tiếp với nhau ở đời thực. Càng ngày thì những lời ăn tiếng nói thô tục lại càng được giới trẻ phát ngôn ra nhiều và nó trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Đáng buồn thay là teen coi đó là những ngôn ngữ hoàn toàn bình thường, không có gì là xấu xa phải né tránh. Tôi có một người bạn, khi trò chuyện trên mạng xã hội, cô ấy thường dùng tiếng lóng, thường chửi bậy. Vì thế, mỗi lần chúng tôi đối thoại, tôi thường cảm thấy không thoải mái. Trước hết, vì những tiếng lóng mà bạn sử dụng tôi thường không hiểu được, nên gây ra cảm giác rất khó chịu. Và hơn nữa, tôi cảm thấy những gì không được hay ho phát ra từ bạn làm thấy mình không được tôn trọng. Mặc dù bạn nghĩ đó là những lời nói hoàn toàn bình thường.

Còn đâu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời dạy của Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta. Vẫn biết rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cần phải đổi thay và phải tiếp thu những cái mới. Nhưng ngôn ngữ của teen thì ngày càng đi ngược lại với thuần phong mĩ tục tốt đẹp mà cha ông ta đã bao nhiêu đời nay vun đắp, xây dựng. Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, tiếng lóng, hay những từ những câu thiếu văn minh lịch sự là điều đáng phê phán, đáng lên án. Việc sử dụng những ngôn ngữ có biến đổi để phù hợp với giới trẻ nên được kiểm soát, để tránh tình trạng lạm dụng và làm mất đi cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Các bạn teen cần biết đâu là tốt, đâu là xấu; cần phân biệt được sự sáng tạo và sự biến đổi theo hướng thụt lùi. Người lớn cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, uốn nắn, răn dạy để bọn trẻ có hướng đi đúng với xã hội.

Ngoài ra các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa cũng nên có những biện pháp, những hướng xử lí đối với các bộ phận teen đang ngày càng làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ. Có như vậy, thì ngôn ngữ mới không bị biến đổi theo hướng tiêu cực như ngày hôm nay.

Tóm lại, chúng ta nhận thấy, sự sáng tạo, sự biến đổi là vô cùng quan trọng, là vô cùng cần thiết. Nhưng sáng tạo như thế nào là một điều đáng bàn. Hơn bao giờ hết, cần phải giữ gìn cái hay và cái đẹp vốn có của tiếng Việt, để tiếng mẹ đẻ của nước ta không trở nên lai căng, không trở thành một thứ ngôn ngữ pha tạp, hỗn hợp khó hiểu. Đấy, quả thật là một điều vô cùng quan trọng. Giới trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết phải là những người có hướng đi đúng đắn, có những lời ăn tiếng nói văn minh – lịch sự. Có như thế, đất nước mới ngày càng phát triển.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 11)

Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, đa dạng và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là trong tiếng Việt, ngôn ngữ càng có sự khác biệt khi sử dụng trong các văn bản hành chính, trong viết lách, trong công tác và trong giao tiếp hàng ngày. Việc sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh khác nhau có những thay đổi và những điều cần lưu ý khác nhau. Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của các bạn học sinh, đó là sự sai lệch và mai một về ngôn từ và cách thức sử dụng.

Học sinh là lứa tuổi ăn tuổi học, là những đối tượng mà yêu cầu về sự ngoan ngoãn, lễ phép, đạo đức, hiểu biết được đặt cao hơn cả. Trong cách ăn nói với những người trên, học sinh phải sử dụng những từ ngữ lễ độ, kính trọng, dùng những lời hay ý đẹp, đó là điều mà ông cha ta vẫn dạy.

Thế nhưng ngày nay, học sinh sử dụng ngôn ngữ giao tiếp lại ngày càng thay đổi, có vấn đề. Các bạn nói những câu nói thiếu chủ ngữ, vị ngữ đối với người trên, nói trống không với bất kì ai. Không chào hỏi hoặc chào hỏi cho có, chào hỏi một cách chống đối với mọi người. Không những vậy, học sinh là đối tượng sử dụng tiếng lóng rất nhiều. Trong giao tiếp hàng ngày các bạn thường xuyên dùng những từ ngữ teen, từ ngữ mới mẻ, sáng tạo, tự ý vay mượn từ nhiều nơi khiến cho nhiều người không hiểu, không biết những khái niệm ấy là gì. Trong lời ăn tiếng nói, các bạn thường xuyên nói tục chửi thề. Con gái cũng nói bậy, nói bậy ngày càng nhiều trong mọi hoàn cảnh, với nhiều đối tượng khác nhau. Cứ hễ mở miệng ra là lại đi kèm với một câu nói bậy. Rồi việc lạm dụng quá nhiều tiếng nước ngoài trong giao tiếp khiến các bạn dần đánh mất đi nét đẹp của tiếng mẹ đẻ. Làn sóng idol, sự phát triển và thay đổi của xã hội khiến cho ngôn ngữ nước ngoài du nhập và được biết đến rộng rãi, các bạn học sinh thấy hay và học theo đó, sử dụng nó thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, tự nhiên như tiếng mẹ đẻ của mình. Ngược lại, tiếng Việt lại bị các bạn xao nhãng, lãng quên, ít học sinh còn sử dụng được ca dao tục ngữ, thành ngữ trong cách nói chuyện của mình. Cũng ít bạn có vốn ngôn từ đa dạng, sinh động khi diễn tả, biểu đạt một vấn đề. Nhiều từ tiếng Việt các bạn thậm chí không hiểu nghĩa, ít nghe tới. Cách giao tiếp ngắn gọn trong những câu nói căn bản, rập khuôn mà ngôn từ nghèo nàn, khô khan.

Việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không đúng cách khiến cho các bạn học sinh dần quên mất cách để có những bài giao tiếp hay, chuẩn mực với các đối tượng và hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời tiếng dân tộc cũng vì vậy mà bị mai một, biến chất, thứ ngôn ngữ mới pha tạp, lẫn lộn lại ngày càng trở nên phổ biến. Cách nói năng của các bạn không còn thể hiện được thái độ kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo như trước mà thay vào đó là cách nói năng cụt ngủn, những ngôn từ, lời lẽ không hay.

Thật đáng buồn cho hiện trạng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh. Còn ngôn ngữ là còn dân tộc, còn bản sắc. Giao tiếp tốt thì khiến cho các bạn được mọi người yêu mến, đánh giá cao. Vì vậy hãy vừa làm tốt nhiệm vụ giao tiếp, vừa làm trọn đạo giữ gìn bản sắc ngôn ngữ Việt Nam qua cách nói năng, sử dụng từ ngữ của mình. Hãy tôn trọng tiếng Việt nhất có thể và hãy dùng những lời hay ý đẹp, thái độ hòa nhã, lễ phép và tôn trọng dành cho nhau.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 12)

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

'Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau'

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.

Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Bác Hồ từng nói: 'Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó'. Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trường Chính

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 13)

Hiện nay, ứng xử được xem là chuẩn mực để đánh giá sự khéo léo, thông minh của một con người. Vấn đề ứng xử trong khi giao tiếp đang khiến cho nhiều người băn khoăn, không biết như thế nào mới là ứng xử có văn hóa và đúng mực.

Thật vậy, hiện nay chúng ta gặp gỡ và tiếp túc nhiều người, chúng ta đòi hỏi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động. Vậy, cách ứng xử như thế nào để tạo được một cuộc đối thoại thành công và khéo léo lại phù thuộc vào mỗi người. Có rất nhiều người sẽ nhận biết được đối phương có tính cách như thế nào qua cách ứng xử hằng ngày như thế này. Bởi ứng xử chính là thước đo sự hiểu biết cũng như kiến thức của một người.

Hằng ngày chúng ta vẫn giao tiếp với nhau chính là chúng ta đang duy trì cách ứng xử. Bạn có phải là người ứng xử khôn khéo, xử lí mọi thông tin nhanh gọn không. Có nhiều người sinh ra đã biết cách ăn nói, ứng xử nhưng có nhiều người cần phải cố gắng rèn luyện từng ngày thì mới có thể ứng xử tốt. Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện cảm, yêu mến của những người xung quanh. Vì họ đã tạo ra được không khí và môi trường sống rất lành mạnh. Ngược lại nếu bạn là người không biết ứng xứ, đối nhân xử thế thì bạn sẽ luôn rơi vào thế bị động không thể hòa nhập cùng với người khác.

Ứng xử có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó sẽ tạo nên sự thành công trong cuộc sống của bạn sau này. Ứng xử là một cách bạn chạm đến cái đích của cuộc sống nhanh hơn người khác, bởi bạn biết tận dụng lợi thế của mình. Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng mực đối với mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử thô lỗ, vô phép đã tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. Điều này thật đáng buồn.

Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình mình, từ ba mẹ, anh chị em. Bạn lễ phép, đi thưa về gửi cũng là một cách ứng xử tốt. Và ngoài xã hội cũng vậy, bạn nên biết rằng mình đang ở vị trí nào để có thể cư xử đúng mực nhất. Thế mới là người khéo léo. Văn hóa ứng xứ là một cụm từ mà người ta thường dùng để đo nhân cách của một người người. Cái gì cũng cần có văn hóa, có khuôn phép mà chúng ta lấy nó làm thước đó. Chính bạn đang tự xây dựng con người mình qua lời nói và qua hành động hằng ngày.

Vị trí, vai trò của ứng xử trong xã hội ngày nay thực sự quan trong. Bạn sẽ có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, không ngừng cố gắng học hỏi và hoàn thiện hơn nữa.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 14)

Trường học là nơi đào tạo tầng lớp trí thức trẻ cho nước nhà, nó quyết định vận mệnh của đất nước trong tương lai. Và nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục luôn nặng nề vì không những đào tạo kiến thức mà còn cả đạo đức con người. Tuy nhiên, đạo đức của tầng lớp trẻ hiện nay, hay cụ thể hơn là các em học sinh, đang xuống cấp trầm trọng. Ðiều đó được thể hiện qua cách ứng xử hằng ngày của các em học sinh trong trường, lớp của mình.

Nhận định về vấn đề văn hoá ứng xử học đường hiện nay, bà Phạm Thị Thuý, nhà xã hội học, nhà giáo, nhà tâm lý học, cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Xét từ nền văn hoá ứng xử của ông cha ta xưa, có rất nhiều câu nói mà đến giờ vẫn được xem là những chuẩn mực đạo đức:

'Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe'

Hay:

'Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau'

Và sâu sát hơn trong nhà trường, mối quan hệ giữa thầy – trò luôn được đặt ra trong những đạo lý cần có của người học sinh mà dân tộc ta luôn lưu giữ hơn 4.000 năm nay, như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), “Tôn sư trọng đạo” hay những câu nói luôn hiển hiện trong các trường học như “Tiên học lễ, hậu học văn”… Không phải ngẫu nhiên mà người xưa bàn đến vấn đề ứng xử của “quân – sư – phụ” (vua – thầy – cha), nghĩa là đề cao vai trò của người thầy, xem thầy quý trọng như kính vua, kính cha.

Và đã có rất nhiều việc thể hiện quan niệm này như người thầy mình mất, học trò đôi khi còn đội tang như mất cha, mất mẹ. Trong cách cư xử, giao tiếp hằng ngày giữa trò và thầy cũng có những quy tắc chuẩn mực như: mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Ðứng trước mặt thầy phải ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực, khi nào thầy trả lời mới dám ngước mặt lên…

Nhưng ngày nay, học sinh của ta không thể làm đủ lễ nghi với thầy, cô mà lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô. Ví dụ như: cách chào của học trò khi gặp thầy cô, các em vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy, cô vừa chào “cô ạ!”, “thầy ạ!” để… tiết kiệm từ, rồi cười hô hố rất phản cảm, làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào ai? Sau lưng học trò gọi thầy, cô mình là ông nọ, bà kia, tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt, bị thầy cho điểm kém không vừa ý, học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy, cô để tỏ thái độ. Hay một số em cãi lại lời giáo viên khi bản thân có lỗi, bị phê bình; là không đứng dậy chào giáo viên khi họ vào lớp; là trả lời câu hỏi của giáo viên một cách cộc lốc, thờ ơ cho qua; là không đứng dậy trả lời câu hỏi xây dựng bài khi giáo viên yêu cầu; là vào, ra lớp học không xin phép…

Ngoài lớp học, khi ra đường, một số học sinh gặp không chào thầy cô, không nhường đường cho thầy cô đi qua, một số học sinh còn dùng những từ ngữ không tôn trọng khi bàn luận với nhau về tính cách của thầy, cô; tệ hại hơn nữa là trên những trang mạng xã hội: facebook, zalo… các em sẵn sàng chia sẻ những dòng status đối với những người đã dạy dỗ mình rất khiếm nhã hay không muốn nói là thô bỉ, là thiếu văn hoá.

Ngoài ra, cách ứng xử giữa học sinh với nhau lại còn nhiều vấn đề bất cập hơn nữa. Ðối với bạn của mình, các em gọi nhau bằng những từ lóng, sẵn sàng gây gổ, đánh nhau chỉ vì hiềm khích nhỏ, các em có thể lôi tên cha mẹ của bạn mình ra rêu rao bất cứ lúc nào, nơi nào khi các em thích, buông ra những tiếng chửi thề ngay khi có mặt bạn bè và thầy, cô ở đó…

Thực trạng chua xót trên đặt ra cho tất cả chúng ta vấn đề là làm cách nào để cải thiện, thay đổi nó? Ðó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của phụ huynh và của các thầy, cô giáo đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 15)

Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Hơn thế nữa, hòa trong xu hướng hội nhập đó, việc phát triển của các trang mạng xã hội cũng như việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên internet đã trở thành phổ biến, ngôn ngữ “chat”, trò chuyện qua mạng ra đời đáp ứng nhu cầu “sống nhanh” đặc biệt là nhu cầu viết cũng nhanh trong giới trẻ hiện nay. Điều đó đã dẫn đến sự xuất hiện những ngôn ngữ khác lạ của giới trẻ hiện nay và nó đang ngày càng rộng khắp. Đây chính là điều rất đáng lo ngại và ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc vốn có của Tiếng Việt. Điều đó cho thấy sự suy giảm, thậm chí là méo mó chóng mặt về phương diện chuẩn văn hóa ngôn ngữ mẹ đẻ trong toàn xã hội, đặc biệt ở giới trẻ.

Chúng ta đều biết phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người chính là ngôn ngữ. Vì thế mà việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng đắn, dễ hiểu là điều vô cùng cần thiết. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của internet hiện nay cũng như tiếp cận sớm các thiết bị công nghệ hiện đại đã hình thành nên những phong cách giao tiếp, trao đổi kiểu mới của giới trẻ hiện nay. Ngôn ngữ chat được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn trẻ qua việc viết tắt, đơn giản hóa từ ngữ, biến âm một cách cảm tính, tùy tiện và thậm chí là viết sai chính tả vì vui thú. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng đã xuất hiện trong quá trình giao tiếp và ngày càng có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Nó đã lan rộng như một trào lưu từ nông thôn cho đến thành thị. Ban đầu, những từ mới, cách diễn đạt mới chỉ được một bộ phận giới trẻ chấp nhận. Thế nhưng sau đó, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ hiện đại như: điện thoại di động, mạng internet… tiếng lóng và ngôn ngữ “chat” nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến khắp giới trẻ. Và ngay trong việc giao tiếp hàng ngày, tiếng lóng cũng được giới trẻ “hồn nhiên” sử dụng. Mà tình trạng giới trẻ ngày nay, đặc biệt là các bạn trong lứa tuổi học sinh, sinh viên thường sử dụng ngôn ngữ theo kiểu viết tắt, viết ký hiệu, những ngôn ngữ “tự chế” nửa tây, nửa ta, nửa chữ, nửa số, tiếng lóng… để nhắn tin trên điện thoại, mạng xã hội ngày càng nhiều để truyền thông điệp một cách nhanh hơn, thể hiện biểu cảm, cá tính của tuổi mới lớn… là một thứ “tín hiệu” giữa những người cùng độ tuổi. Với nhịp sống ngày càng hiện đại và lối sống nhanh, năng động, thì hiện nay, không ít người đã mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi cho những người xung quanh. Thế nhưng, tiếng lóng lại được sử dụng một cách tùy hứng, bừa bãi, không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra sự phản cảm. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, do bị lạm dụng quá mức mà tiếng lóng trở nên thô tục, chẳng hạn như: Khi dạy con không muốn con nói tục hay bực bội, cha mẹ đừng tạo nên tình huống buộc trẻ cáu gắt, cấm trẻ nói tục bằng cách nói “câm ngay”, “im mồm”, “mất dạy”…, thì phụ huynh sẽ chỉ càng khiến cho con thêm bức xúc và có xu hướng muốn sử dụng những từ ngữ thô tục để đáp trả lại. Hay là thay vì khen “ Hôm nay trông bác xinh quá” thì lại nói “ Hôm nay nhìn bác ngon quá”. Chính những cách nói vô tình này khiến cho đối tượng giao tiếp và cả những người xung quanh lắm lúc cảm thấy khó chịu, phật lòng. Không chỉ dừng lại ở đó, một hiện tượng lệch lạc khác trong việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ ngày nay chính là sự lai căng, pha tạp giữa tiếng “Tây” với tiếng “Ta” như là cách để thể hiện “đẳng cấp” và khả năng ngoại ngữ khiến một số người đã không ngần ngại đệm tiếng “Tây” vào trong lời nói của mình ngay cả khi đang giao tiếp với những người lớn tuổi. Chẳng hạn như: thay vì dùng cảm ơn hoặc xin lỗi thì giới trẻ lại dùng “Thanh kiu bác”, “sorry chị”, thậm chí là “ô kê thầy”… Việc sử dụng ngôn ngữ bừa bãi, tùy tiện như vậy không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ “chat” cũng đang xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh trong giới trẻ và điều đáng nói ở đây là, ngôn ngữ “chat” đã thâm nhập cả vào đời sống học đường gây ảnh hưởng rất lớn cho giáo dục. Giới trẻ không chỉ sử dụng trong quá trình giao tiếp qua lời nói hằng ngày mà nó còn xuất hiện cả trong diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh khi chép bài. Thậm chí, nó còn được sử dụng trong các bài kiểm tra. Không chỉ trong các bài kiểm tra thông thường trên lớp, ngay cả trong những kỳ thi quan trọng, vẫn có những học sinh sử dụng ngôn ngữ “chat” trong bài làm của mình.

Việc giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “chat” đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả khác nhau. Ngôn ngữ “chat” đã và đang khiến cho chúng ta mất đi sự giàu đẹp vốn có của Tiếng Việt. Không ít trường hợp ta nhận thấy các bạn trẻ không biết viết từ sao cho đúng. Các bạn đang sử dụng ngôn ngữ chat như một thói quen sai lệch để dần dần vốn từ của các bạn bị mai một theo thời gian. Thậm chí, tư duy, thói quen hình thành ngôn ngữ chat cũng làm con người đang bị biến chất đi một phần nào đó về nhận thức, về suy nghĩ. Ngôn ngữ giàu đẹp của chúng ta bị tác động tiêu cực và trở nên nhí nhố, trở nên xấu xí trong nhận thức, tiềm thức của mọi người. Nếu cứ tiếp tục thì điều này sẽ làm Tiếng Việt mất đi sắc thái đẹp tươi sẵn có và đánh mất đi bản sắc văn hóa Việt. Thời đại càng hiện đại, càng xô bồ, sử dụng ngôn ngữ chat lạm dụng sẽ làm xấu cuộc đời và làm xấu chính chúng ta.

Nguyên nhân việc sử dụng ngôn ngữ chat này có thể nói là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin là “mảnh đất” để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay. Việc tiếp cận các văn hóa lệch lạc cũng dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Và có một số người có nhận thức sai trái cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ của giới trẻ qua những câu nói, những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước. Chính các trang mạng xã hội và việc hấp thu các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài, nhu cầu muốn thể hiện bản sắc, cái tôi riêng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi ngôn ngữ của giới trẻ.

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Bác Hồ đã khẳng định: “Tiếng Việt của ta rất phong phú, ta phải làm giàu thêm cho tiếng của ta, nhưng không nên vay mượn lu bù để lòe thiên hạ”. Chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực từ gia đình cho tới nhà trường để giáo dục lại cho giới trẻ nhận thức được sự lệch lạc này. Bố mẹ cần phải làm gương cho con cái trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài, những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) để trẻ dễ dàng tiếp thu, bắt chước. Bên cạnh đó cũng cần nhà trường, xã hội giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội và tự trau dồi cho bản thân, làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy, dạy đúng chuẩn tiếng Việt, không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường. Hơn nữa chúng ta phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận. Những ngôn từ không chuẩn mực có thể sẽ là dòng nước bẩn tưới mỗi ngày vào tâm hồn giới trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi của chúng ta. Vừa qua, sự việc đài truyền hình nhà nước chỉ đích danh một số streamer có những phát ngôn tục tĩu, trái thuần phong mỹ tục trên các nền tảng mạng xã hội vừa qua đã tạo nên dư luận trái chiều. Điều tích cực là các streamer nổi tiếng như Độ Mixi, Pew Pew đã thừa nhận những lời góp ý rất hữu ích và hứa sẽ thay đổi phong cách vì một cộng đồng mạng lành mạnh hơn. Đây có thể là bước ngoặt dẫn đến một sự thay đổi lớn về nhận thức, phát ngôn và hành vi của các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, việc sử dụng tiếng Việt gồm cả chữ viết và tiếng nói. Đây là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Chúng ta không ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn thể dân tộc. Song, cho dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu thì mỗi chúng ta đều phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi chúng ta cần phải ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở lời nói và chữ viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi một người dân cần phải nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

Như vậy thế hệ trẻ chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với những cái mới càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời kỳ hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ của dân tộc mình. Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của thế giới, hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh. Không ngừng trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Bởi lẽ, tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc ta, là dòng chảy trong tâm trí của mỗi người ngay từ thuở nằm nôi – như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết:

“Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…”

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 16)

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,…

Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt ...

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 17)

Trong xã hội, ứng xử giữa con người với con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đúng như thế, ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Việc ứng xử tốt giữa con người với nhau tạo nên một điều kì diệu trong cuộc sống xô bồ này. Những người có cách ứng xử đúng mực luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, không thô lỗ. Điều này giúp họ hoàn thiện nhân cách bản thân và được người xung quanh yêu quý và tôn trọng. Mối quan hệ giữa con người cũng gần nhau hơn, xóa bỏ mọi khoảng cách. Khi con người gần gũi nhau như vậy, xã hội sẽ ngày càng phát triển văn minh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, chúng ta cũng không khó để thấy những cách cư xử thiếu văn hóa, đáng chê trách. Tóm lại, cách ứng xử giữa con người với nhau rất quan trọng trong cuộc sống này. Chính vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hàng ngày để trở thành những người giao tiếp thông minh và hướng đến sự thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 18)

Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn, muốn có được đòi hỏi phải có sự uyên bác cùng với bản lĩnh và tài năng. Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.

Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn luôn phải nghe những lời tục tĩu, thô lỗ, vẫn gặp không ít kẻ ngụy biện để che đậy thói hư, tật xấu của mình. Có một chuyên gia nhận định rằng: 'Những kẻ trộm cắp không hề có khái niệm về sự xấu hổ và không hề đọc sách. Những gã ăn nói lỗ mãng, đánh chửi vợ con, ứng xử thô thiển cũng rất ít đọc sách. Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác, kể cả những người thân yêu của họ!”.

Nhận định trên của vị chuyên gia không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là nhận xét của ông ta; 'Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác'. Thiết nghĩ, muốn được mọi người tôn trọng, trước hết phải biết tôn trọng mình, sau đó phải biết tôn trọng người khác. Đã có một sự thật là không thiếu người có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục.

Sống giữa cộng đồng dân cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải là một vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi trình độ 'hàn lâm, cao sang quyền quý” nhưng nói chung tính văn hóa bắt đầu từ lòng chân thành đối với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình người.

Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện cá biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp 'mình vì mọi người' mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửỉ bậy, chửi thề trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu vãn hóa, không thể chấp nhận trong giao tiếp xã hội.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn,… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn.

Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ', vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, cô giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là 'bề trên' nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sốhg riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn'.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ đạo trong, triết lí nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hóa ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi sai sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ lượng, lay động, cảm hóa lòng người. Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong cách ứng xử đã làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân như thế nào chăng nữa, khi tiếp xúc với Người đều để lại trong lòng mình ấn tượng sâu sắc bằng sự nể trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hóa cuốn hút từ chính đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hóa của Người.

Sức lay động cảm hóa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiềm ẩn yếu tố khách quan, nhưng bên cạnh đó là yếu tố chủ quan được thể hiện trong văn hóa ứng xử của Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cố gắng khỏa lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc sĩ phu yêu nước, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để phục vụ đất nước. Người đã thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kì, làm Phó Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người đã thuyết phục một số nhà trí thức Việt kiều như; GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ… về nước phục vụ cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: 'Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chưa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ.

Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn'. Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân, nên trong giao tiếp ứng xử với dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: 'Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta'. Riêng đối với những người lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu cầu: 'Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hóa khoan dung'.

Vị Chủ tịch nước còn vậy, thử hỏi sao mỗi người chúng ta không học tập được một phần nhỏ nào trong cách ứng xử và nhân cách của Người? Vì sao trước đây, xã hội ta còn nghèo, mức sống vật chất thấp mà con người thường yêu nhau, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Khác với ngày nay, đời sống chung đã được cải thiện khá nhiều, nhưng phẩm chất đạo đức và lối sống của không ít người đã bị tha hóa, suy đồi dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng nặng nề đến nỗi trở thành 'quốc nạn'.

Mong rằng qua cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' mà Đảng và Nhà nước ta phát động thực hiện, giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng chủ trương mở cửa hội nhập, 'Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước', để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hóa ứng xử được hiện thực hóa trong cuộc sống, để coi người đối với nhau, với xã hội, với đất nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 19)

Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.

Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 20)

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới. Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng Internet, ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.

Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. Rõ ràng, giới trẻ không có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giao tiếp khi tham gia các diễn đàn mạng xã hội. Đây là một thực trạng đáng lo ngại trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra cao độ như hiện nay.

Ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội). Ngôn ngữ “chat” phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội.

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”.

Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.

Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này. Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bít”, ,…

– Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được), “ko hc dì” (không học gì)

– Kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “hỏng biết” viết thành “hẻm biết”, “biết chết liền” viết thành “bít chết liền”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”, ..

– Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “đá đít”, “bốc hơi”, “bó tay.com”,….

– Kiểu thành ngữ tối nghĩa: “nhỏ như con thỏ”, “đau khổ như con hổ”, “chán như con gián”, “láo như con cáo”,….

– Kiểu chơi chữ Tây-ta: “G92U” là “chúc buổi tối”, “4U” là “cho bạn”, “2” là “chào”, “k” là “nghìn”,…

Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chát đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ.

Trước hết, loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời có tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là lớp ngôn ngữ lai căng, cẩu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều đó rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc.

Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Không những thế nó còn gây nên lối sống buông thả, không còn tôn trọng pháp luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ đó dẫn đến các hành vi phạm tội trong giới trẻ.

Lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột. Nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ bởi vì nói tục, chửi thề, lời “lời nói khó nghe” hoặc “khó hiểu” hoặc nhìn “thấy ghét” của các thanh niên.

Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác. Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương, hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng.

Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo đó. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét nhưng gì thuộc về cái đẹp, cái chuẩn mực. Họ thương kết giao với những người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu của các tệ nạn xã hội mà thôi.

Việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện. Đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ. Quy luật này không ai có thể phá vỡ nổi. Cũng không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được. Cho dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ.

Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn nữa. Vì thế, những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.

Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: ”một cảm giác thật là yomost”, ”một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”,…

Sự giảm sút tình yêu tiếng Việt hiện nay là đáng lo ngại. Ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân đang xuống cấp. Xu hướng lai căng, vọng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng.

Một số doanh nghiệp nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân nên triệt để khai thác. Từ tên thương hiệu, vỏ bao bì, cách quảng cáo… đến việc ăn theo những từ mới. Một số người thường thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt pha trộn nhiều tiếng nước ngoài. Hay cách diễn đạt cầu kì, khó hiểu. Hoặc dùng các từ nước ngoài một cách không cần thiết…

Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.

Việc sáng tạo ngôn ngữ không dựa trên các nguyên tắc khoa học và hoàn cảnh giao tiếp khiến cho ngôn ngữ tuổi “teen” rắc rối, khó hiểu, hoặc vô nghĩa.

Sự thiếu tích cực và “chậm chân” của công tác nghiên cứu, phản biện về ngôn ngữ của các chuyên gia trước thực trạng xã hội khiến cho hiện tượng này leo thang. Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ. Vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên nữa.

Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng vài năm. Nhưng phải mất rất nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu quả của nó.

Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Các diễn đàn (forum) và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu tượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

Cơ quan chức năng cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp và khoa học. Trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt. Coi trọng kỹ năng giao tiếp và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn. Kìm chế hững xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp đặt ra vấn đề bức thiết trong đời sống trước những biến đổi lớn lao của hệ thống ngôn ngữ dân tộc và thế giới. Giới trẻ ngày nay phải luôn rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái. Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.

Giảng thảo luận xã hội hay nhưng...xương ...

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 21)

Mỗi cá nhân đều có tính cách, phẩm chất và cách thể hiện hành động riêng, phản ánh những đặc điểm đó của họ. Dần dần, cách ứng xử giữa con người với con người trở thành một phần của văn hóa ứng xử trong cộng đồng. 'Cách ứng xử' là cách mỗi người hành động, giao tiếp và đối xử với người khác. Đó là cách để thể hiện suy nghĩ, phẩm chất và bản sắc cá nhân giống như một tấm gương phản chiếu. Qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, đánh giá và đưa ra đánh giá về chúng ta là như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất về giá trị của mỗi cá nhân. Mỗi người có tính cách, suy nghĩ và quan điểm khác nhau. Cách họ thể hiện bên ngoài giúp chúng ta đánh giá và nhận xét về họ. Từ những điều 'chưa hài lòng' về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra bài học cho chính mình để hoàn thiện. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: Hành động đẹp giúp chúng ta học hỏi, hành động chưa đẹp giúp chúng ta rút kinh nghiệm. Một tấm gương về nhân cách nổi bật không thể không nhắc đến là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Người, những đức tính, suy nghĩ tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối xử với trẻ em, người già, chiến sĩ... Người là một tấm gương sáng để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Chúng ta hãy chăm chút bản thân không chỉ về ngoại hình mà còn về tâm hồn, về nhân cách đẹp để người khác có thể học tập từ đó. Để làm điều này, chúng ta cần nỗ lực rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức, không ngừng học hỏi và phát triển.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 22)

Cùng với sự phát triển của đất nước về mọi mặt thì văn hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc trong đó có thể nói đến chính là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt có lẽ là thứ ngôn ngữ phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ trong sáng ấy của Tiếng Việt đang dần bị đánh mất đi từng ngày. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng internet, ngôn ngữ “chat” cũng ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Chúng ta cần hiểu ngôn ngữ “chat” là gì? Là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội. Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. ngôn ngữ “chat” để lại nhiều tranh cãi về việc có những tích cực và tiêu cực mà ngôn ngữ này mang lại đối với Tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Sự phát triển của đất nước, khoa học công nghệ đã không ngừng thúc đẩy con người phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để chạy theo sự phát triển của xã hội để có thể thích nghi và tồn tại. Tuy nhiên không phải cái gì mới lạ không phải bao giờ cũng là cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự phát triển nhanh và đa dạng về từ vựng của Tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít những yếu tố tiêu cực. hiện trạng đó đang là vấn đề nóng của giới trẻ của toàn xã hội vì nó đang dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.

Như chúng ta biết trong vòng 10 năm trở lại đây, nước ta có những bước tiến vượt bậc về kinh tế. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Từ thành thị cho đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn có sự bắt nhịp nhanh chóng với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “ công dân thời @” hay “ tuổi teen”.

Cùng với sự biến đổi trong ngôn ngữ của giới trẻ do sử dụng ngôn ngữ có sự lai căng, sử dụng tiếng lóng, được cấu thành không dựa trên một quy tắc hay chuẩn mực nào. Tất cả được tạo ra một cách ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được các bạn trẻ sử dụng phổ biến trên các trang mạng điện tử hiện nay như: Zalo, Facebook, Messenger,… nó dần hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giới trẻ hiện nay. Điều này làm cho Tiếng Việt đang bị lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn bản sắc dân tộc Việt.

Hiện nay chỉ cần lướt qua một vài trang mạng là chúng ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này. Trước hết đây là sự đơn giản hóa ngôn ngữ giao tiếp: “Yêu” viết thành “iu”, “biêt” viết thành “bit”,…

Chúng ta cũng dễ bắt gặp kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cug”,…

Cũng có những kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “không biết” viết thành “hong bik” hay “hok bik”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”,…

Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “cùi mía”,“ bó tay.com”,… và còn có những câu thành ngữ tối nghĩa chẳng hạn như: “láo như con cáo”, “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn”,… Có rất rất nhiều kiểu cách, chơi chữ một cách ngắn gọn được giới trẻ sáng tạo và sử dụng rất phổ biến thông qua các đoạn chat của họ với nhau, đây là những câu nói, những chữ mà hiện nay chúng ta rất dễ bắt gặp trong các đoạn hội thoại của giới trẻ. Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chat đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ. Từ một vài cá nhân học được cách nhắn tin, chat với nhau theo những ngôn ngữ của giới trẻ đã chỉ cho bạn mình và những người xung quanh. Cũng vì bản tính của giới trẻ luôn năng động, tò mò, thích tìm hiểu những điều mới lạ, mà ngôn ngữ chat lại có thể giúp cho bạn soạn thảo những dòng tin nhắn một cách nhanh gọn hơn nhiều so với kiểu viết truyền thống nên rất dễ khiến người khác phải học và làm theo.

Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ chat một cách tùy tiện, bừa bãi như hiện nay đang để lại những hậu quả cho xã hội và cho chính bản thân họ. Đầu tiên chúng ta phải nói đến loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời có tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là thứ ngôn ngữ lai căng, cầu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều này rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc. Gây nguy hại đến văn hóa ứng xử của con người trong giai đoạn hiện nay.

Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Không những thế nó còn là nguyên nhân gây nên lối sống buông thả, không tôn trọng pháp luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ đó dẫn đến cách hành vi phạm tội trong giới trẻ.

Việc các bạn trẻ lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà. Chẳng hạn như khi những người bạn chat trò chuyện với nhau qua lại giữa những người bạn hay comment trên các bìa viết của nhau trên mạng xã hội, thay vì viết theo kiểu truyền thống với đầy đủ chữ nghĩa thì các bạn trẻ lại viết tắt theo ngôn ngữ teen, hay viết không có dấu, sử dụng ngôn ngữ chat để truyền tải thông tin. Đây cũng là những lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột. Nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ vì lời nói khó nghe hoặc khó hiểu hay nhìn thấy ghét của các thanh niên. Cũng vì nguyên nhân này mà nhiều người sau khi nhận được tin nhắn của người khác và không hiểu, hay hiểu sai lệch về nội dung người nhắn muốn truyền tải vì viết không đủ chữ, hay viết không có dấu nên dẫn đến những hiểu lầm thậm chí đã có những vụ xô xát giữa người này người kia, nhóm này với nhóm kia cũng vì sử dụng ngôn ngữ chat không đúng cách. Thay vì khen “đẹp” thì lại khen “ngon”, “múp”, “đảm đang” thì viết “ dam dang” có thể hiểu sai thành “ dâm đãng”,…

Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, qua câu nói muốn nhắn nhủ chúng ta dù có giao tiếp với bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh, môi trường nào dù ngoài thực tế hay qua chat với nhau trên mạng xã hội thì chúng ta cũng cần phải biết lựa lời mà nói để không làm mất lòng, hay gây xích mích với ai, mặc dù ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay đang bị cuốn theo những câu nói không được theo phong trào, thành những câu cửa miệng nhưng chúng ta phải biết cách làm sao kiềm chế. Khi nói hay viết thì nên nói những lời hay ý đẹp, nói cho tròn câu, đầy đủ ký tự theo đúng với những gì đã được bố mẹ, thầy cô dạy bảo. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.

Không chỉ vậy từ những lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét những gì thuộc về cái đẹp, nề nếp, quy củ, những chuẩn mực. Họ thường kết giao với những người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu và các tệ nạn xã hội. Chẳng hạn như chúng ta hay thấy ở giới trẻ hiện nay những đứa trẻ hay chơi bời, quậy phá thường hay nói những lời lẽ khó nghe, cộc lốc, sống theo kiểu luôn thích tỏ vẻ ta đây là dân chơi, thể hiện mình là đàn anh, đàn chị, nói năng những câu nói khiến người khác cảm thấy khó chịu. Chính những cô cậu có lối sống, cách nói chuyện như vậy thì lại hay chơi với nhau họ thường không thích bị ràng buộc bởi các quy chuẩn của đạo đức hay sự quản lý theo khuôn khổ của gia đình. Họ thích tự do, muốn nói gì nói, muốn làm gì thì làm nên định hướng, lối sống của họ cũng có những lệch lạc nên họ rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến ngôn ngữ chat của giới trẻ ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến những lệch chuẩn về văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển và du nhập (Internet, điện thoại,…). Sự phát triển của công nghệ thông tin luôn có hai mặt, mặt tích cực và tiêu cực chính vì vậy đây cũng là nơi để cho giới trẻ có thể học được nhiều điều tốt, xấu.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo, mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình. Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành đạo đức và nhân cách của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận với các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.

Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: ”một cảm giác thật là yomost”, ”một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”,…

Bản thân giới trẻ thì thường có xu hướng chạy theo phong trào, khả năng thích nghi học hỏi rất nhanh bởi bản tính tò mò của chúng ta. Giới trẻ lúc nào cũng muốn đơn giản, ngắn gọn không thích dài dòng văn tự nên việc sử dụng ngôn ngữ chat là tất yếu khó tránh khỏi. Vì sử dụng ngôn ngữ chat làm cho cuộc trò chuyện trở nên nhanh chóng hơn với cách soạn tin, viết như vậy cũng ngắn gọn hơn mà hầu như bạn trẻ nào cũng có thể hiểu được, đây lại là thứ ngôn ngữ mới lạ khiến nhiều người phải học theo. Điều đó cho thấy giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.

Sự ra đời của mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn nữa. Vì thế, những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.

Một điều đáng lo ngại trong giới trẻ hiện nay là sự giảm sút về tình yêu đối với tiếng Việt.Ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân đang xuống cấp. Xu hướng lai căng, hướng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng.

Gia đình còn chưa quan tâm, dạy bảo, định hướng đúng đắn cho con em mình ngay từ đầu để bản thân họ có được những nhận định đúng đắn, không học theo phong trào ngôn ngữ teen của giới trẻ hiện nay. Nhiều gia đình còn đang buông lỏng cho con mình được tự do, tự tại làm theo ý mình. Không có sự nhắc nhở, chỉnh đốn đối với những hành vi sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ không phù hợp, không đúng với ngôn ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là thứ ngôn ngữ rắc rối, phức tạp của giới trẻ.

Nhà trường và xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn, giảm thiểu việc các bạn trẻ sử dụng loại ngôn ngữ này trong giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh, chưa có biện pháp cụ thể mang tính răn đe đối với các bạn học sinh.

Ngôn ngữ chữ viết của chúng ta có được như ngày nay thì đã trải qua biết bao nhiêu lần cải cách và đổi mới để có được một ngôn ngữ riêng, là đặc trưng, là nền văn hóa của dân tộc. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng vài năm. Nhưng phải mất rất nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu quả của nó.

Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không xuề xòa, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Các diễn đàn (forum) và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu tượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó. Cần chú trọng việc dạy cho các em về kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng mềm bên cạnh việc truyền đạt kiến thức có trong sách vở cho các em.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn. Đấu tranh với những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp đặt ra vấn đề bức thiết trong đời sống trước những biến đổi lớn lao của hệ thống ngôn ngữ dân tộc và thế giới. Giới trẻ ngày nay phải luôn rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái. Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

Ngôn ngữ viết và nói của dân tộc ta là kết quả của nhiều cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, trải qua bao lần đổi mới để được như ngày hôm nay. Ngôn ngữ của chúng ta là một ngôn ngữ riêng, đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt trước sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 23)

Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình

Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.

Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.

Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.

Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.

Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 24)

Không chỉ riêng nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang chú trọng đến việc giáo dục học sinh về 'văn hóa ứng xử', tại sao vấn đề ứng xử lại được quan tâm hàng đầu đến như vậy. Có thể thấy dạy cách ứng xử là việc quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, và có phải chăng nền văn hóa ứng xử của con người chúng ta đang bị xuống cấp trầm trọng. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Làm như thế nào để có thể trở thành một người có văn hóa ứng xử tốt?

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào? Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ khi đi thi chương trình Hoa hậu Việt Nam bên cạnh các phần thi trang phục, sắc đẹp thì sẽ có phần thi quan trọng đó là phần thi ứng xử. Phần thi ứng xử là phần thể hiện trí thông minh, cách đối nhân xử thế của người đó đối với mọi người xung quanh. Vì vậy bên cạnh Hoa hậu, Á hậu 1, Á hậu 2, còn có Hoa hậu thận thiện. Hay một ví dụ thực tế hơn khi chúng ta đi xin việc bên cạnh việc xét năng lực thì người ta sẽ xét về đạo đức nữa. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của việc ứng xử với mọi người xung quanh nhất là trong xã hội hiện đại, nơi mà con người ta ngày càng đòi hỏi một chuẩn mực xã hội cao hơn.

Đất nước của chúng ta đang trong đà phát triển để trở thành một đất nước văn minh, giàu mạnh, để giàu mạnh thì đất nước ta phải mở cửa hội nhập với quốc tế bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được thì chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi đất nước mở của thì rất nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập vào nước ta, vì vậy chúng ta bắt buộc phải hòa nhập với nền văn hóa ấy, nhưng chúng ta hòa như thế nào để không tan, để vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng thì là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Một thực tế mà chúng ta đang nhận thấy rằng chúng ta đang bắt chước văn hóa phương Tây rất nhiều, bên cạnh những cái chúng ta áp dụng đúng thì cũng có những cái chúng ta lai căng. Như nền văn hóa của nước Hàn Quốc là khi ăn thì phải làm ra tiếng động thật to để thể hiện sự ngon miệng và biết ơn với người nấu, nhưng văn hóa của chúng ta là ăn uống nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Nếu chúng ta học theo cách ứng xử của nước bạn cầm về nước mình thì chúng ta sẽ biến thành người thô lỗ, thiếu văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức điều gì nên học và điều gì không nên học, để hòa nhưng không tan.

Chúng ta ai cũng muốn được sống trong môi trường tốt nhất từ chất lượng cuộc sống, đến văn hóa ứng xử. Nhưng để tạo thành một xã hội thì phải có người nọ kẻ kia, có người văn minh và người thiếu văn hóa. Có những người mở miệng ra là phát ngôn những từ thô lỗ, tục tĩu. Chúng ta không thể đổ lỗi do môi trường sống, hay môi trường giáo dục được mà đó là do ý thức của chính bản thân chúng ta. Trong bản thân mỗi con người chúng ta ai cũng đều có 50% là ý nghĩ tốt đẹp và 50% là ý nghĩ xấu xa. Nếu chúng ta dập tắt cái ý nghĩ xấu xa của mình đi thì chúng ta sẽ thành người tốt đẹp và ngược lại. Tôi ví dụ một bài báo về việc những bữa cơm từ thiện có giá 2.000 nghìn đồng. Đó là những hành động của những người có nghĩa cử cao đẹp, họ biết 'lấy lá lành đùm lá rách'. Nhưng cũng có một quán cơm bình dân cũng những món ăn như thế mà người ta lấy tận 50.000 nghìn. Đó là cách ứng xử trong buôn bán, cách chặt chém và ứng xử thiếu văn hóa. Mới đây tôi lại biết đến những món ăn mới ở Hà Nội như là món bún chửi, từ bao giờ bún chửi lại trở thành đặc sản của Hà Nội, phải chăng văn hóa chửi lại là nền văn hóa mới, mới được khai sáng. Đã có rất nhiều bài báo xung quanh vấn đề này, người thì cho đó là điều hay, người thì cho đó là điều không hay, còn tôi tôi thấy đó là hành động thiếu mỹ quan, thiếu văn hóa.

Để chúng ta trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quí trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

Phong tục và văn hóa giao tiếp của người Đài Loan

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 25)

Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 26)

Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng sử. Ứng xử vốn được coi là tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như thế nào.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi là ứng xử mang lại điều gì cho họ. Tất nhiên rồi, một người ứng xử tốt, chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và điều ngược lại, những ai nói không văn hóa, nói tục chưởi bậy, có những hành động thô lỗ vô văn hóa, đi ngược lại với các đạo lí của xã hội thì chắc chắn sẽ bị xa lánh và bị mọi người ghét bỏ. Những người có thái độ ứng xử không tốt vừa cho thấy họ đang không tôn trọng người xung quanh mình và đó cũng là không tôn trọng chính bản thân mình. Không phải cố ý, nhưng họ đang tạo ra một hình ảnh xấu trong lòng mọi người dù bản thân hoàn toàn không phải vậy.

Không thể chối cãi rằng, một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, chăm chỉ đến trường, chào thầy chào cô mọi lúc mọi nơi, chắc chắn sẽ được thầy cô yêu quý. Một học sinh láo nháo, mất dạy thì chẳng ai có thể yêu quý được cả, chỉ có bị ghét bỏ thành học sinh cá biệt mà thôi. Có thể bản thân của em không xấu, nhưng mà cách làm của em làm người khác không thiện cảm nên thành kẻ xấu. Hay như trong cuộc thi hoa hậu. Phải trải qua rất nhiều phần thi sắc đẹp, nhưng cuối cùng vẫn phải có vòng thi ứng xử để thử tài năng về học thức và thái độ sống, đẹp người và cần cả đẹp nết nữa. Cách ứng xử chính là đạo đức là cái nết của con người.

Giới trẻ hiện nay, cách ứng xử đang bị tha hóa dần dần. Hình như công nghệ quá phát triển nên con người sống với nhau bằng thế giới ảo. Thế giới mà ở đó, công nghệ lên ngôi. Nhắn tin nói chuyện qua facebook, hay zalo thì rất lịch sự, quan tâm từng việc một, quan tâm đến ngày sinh nhật các kiểu. Nhưng khi gặp ngoài đời thì một câu chào cũng không có. Trên mạng là một người vô cùng tử tế, gặp ở ngoài thì nói năng thô tục, hành động thì thô bạo không chấp nhận được. Đến cả việc nói chuyện với nhau cũng phải nhắn qua điện thoại, ngôn ngữ giao tiếp giảm dần, con người khó nói chuyện với nhau. Đặc biệt trong các nhà trường thì học sinh bỏ học, cãi thầy cô giáo quá nhiều. Con cãi cha mẹ không phải số lượng nhỏ, sự tôn trọng lẫn nhau ngày càng bị giảm sút đi rất nhiều.

Vì vậy, ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và trên hết là điều đó sẽ giúp cho bạn có một lối sống ứng xử tốt. Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người, xem người đó có văn hóa có học thức hay không đều chỉ cần thông qua cách ứng xử.

Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự. Mỗi học sinh hãy chăm chỉ học hành thật tốt, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo của mình để có thể là người có nhiều thiện cảm trong lòng mọi người.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 27)

Từ xưa đến nay kho tàng văn học Việt Nam luôn có nhiều câu ca dao, tục ngữ, các bài học được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nói về văn hóa ứng xử, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Vấn đề văn hóa ứng xử luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm đông đảo của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.

Để đi sâu vào vấn đề, hiểu rõ về vấn đề cần nghiên cứu thì chúng ta phải biết thế nào là văn hóa, thế nào là cách ứng xử? Có thể hiểu văn hóa là tổng hợp các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể với cộng đồng. Qua những hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể nôm na là cách mình đối đáp, trả lời với người khác khi người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói,… của mình là cách người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động “ga – lăng” như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,… Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.

Trước hết phải nói đến văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Nền văn hóa này đã được dân tộc ta vun đắp nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như; “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ Uống nước nhớ nguồn”,…đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, quan tâm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cái nôi đầu tiên khởi nguồn cho chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Từ khi con người ta được sinh ra đến khi trưởng thành là cả một quá trình dài tu dưỡng, rèn luyện học tập không ngừng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, khi còn nhỏ chúng ta đã được ông bà, cha mẹ, người thân dạy cho chúng ta cách tập ăn, tập nói, học đọc, học viết,… khi được ai cho những món quà thì phải biết khoanh tay lại xin và nói cảm ơn. Gặp người lớn thì phải khoanh tay lại chào hỏi một cách lễ phép. Lớn hơn một chút nữa thì chúng ta học khi đi phải thưa, khi về phải trình đó là thể hiện sự lễ phép đối với ông bà, cha mẹ, để cho người lớn biết mình đi đâu, khi nào về để họ không phải lo lắng. Chẳng hạn như những bạn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ luôn yêu thương, các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ hòa thuận, được gia đình quan tâm, bao bọc, dạy dỗ từ những điều nhỏ nhặt nhất, những điều hay lẽ phải, giáo dục cho bản thân nhận ra được những điều sai trái khi mắc lỗi, đây cũng là cách làm cho các bạn hình thành những thói quen tốt từ rất sớm trong cách ứng xử với mọi người xung quanh. Ngược lại đối với các bạn trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ hay xảy ra bất đồng, cự cãi nhau, gia đình không quan tâm yêu thương đến nhau, không chỉ bảo cho con em mình những điều tốt, lẽ phải thì lớn lên những bạn trẻ đó tính cách thường nóng nảy, có xu hướng bạo lực, nói năng cũng cục cằn, thô lỗ, còn cãi lại ngay cả phụ huynh của mình.

Văn hóa ứng xử không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng cư xử một cách lịch thiệp và có văn hóa, nó được đúc kết từ một quá trình dài từ những bài học của gia đình đến những bài học trên trường lớp. Trong trường học chúng ta được dạy học về kiến thức trong sách vở, kiến thức xã hội, học đạo đức, rèn luyện về nhân cách, kỹ năng, học cách làm người, học những điều hay lẽ phải,… không chỉ học từ thầy cô, sách vở, chúng ta còn học những điều ở bên ngoài xã hội, từ mọi người xung quanh để nâng tầm hiểu biết cho bản thân. Nhà trường dạy cho ta về kiến thức văn hóa, cũng dạy cho ta những kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng sống để cho chúng ta trở thành những người có văn hóa, có trình độ so với những bạn không được đến trường lớp như chúng ta. Ví dụ như đi học chúng ta được thầy cô dạy cho chúng ta những bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc ta như: truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,…Từ đó chúng ta biết vận dụng những bài học đó vào cuộc sống sao cho phù hợp. Đối với bạn bè gặp khó khăn thì phải giúp đỡ, động viên, khuyến khích, sẻ chia với bạn bè, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, ủng hộ, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt,… Thông qua các bài học chúng ta biết vận dụng ứng xử sao cho phù hợp với bạn bè và mọi người xung quanh cho đúng mực, thể hiện mình là người văn minh, có văn hóa, được học hành, dạy dỗ bài bản.

Tuy nhiên hiện nay có không ít các bạn học sinh cũng được đi học tới nơi tới trốn so với những bạn còn kém may mắn không được đến trường mà có những hành vi, cách cư xử thiếu văn hóa trong môi trường học đường không khác gì những người ở đầu đường, xó chợ. Có thể nói đến đó là tình trạng học sinh khi nói chuyện với thầy cô giáo thì cộc lộc, trống không, nhiều bạn hay bị thầy cô gọi trả bài nhưng lại không thuộc bài nên bị thầy cô phạt từ đó dẫn đến ghét thầy cô, đi nói xấu thầy cô mình với các bạn khác, thậm chí còn gọi thầy cô mình là “ông này”, “bà nọ”.

Những nhóm học sinh chơi với nhau thường nói chuyện xưng hô mày, tao, thậm chí không còn gọi tên của nhau mà thay vào đó là gọi tên của phụ huynh của người khác hoặc hay nói tục, chửi thề đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường,…Một tình trạng đáng báo động trong học sinh hiện nay đó là tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên đây là hành động không có văn hóa, cư xử không đúng chuẩn mực của người học sinh, còn đâu là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ đối với những bạn có hành vi này, đây cũng là hành vi trái đạo đức của những người học sinh đối với những người đã dạy dỗ chúng ta, cho ta kiến thức, những người làm nhiệm vụ trồng người cho đất nước.

Còn khi ở bên ngoài xã hội chúng ta phải biết ứng xử, nói chuyện với mọi người như thế nào để thể hiện mình là người văn minh, có tri thức. Chẳng hạn như khi ở bên ngoài xã hội chúng ta chúng ta cũng được gia đình, nhà trường giáo dục là gặp người lớn, người có quen biết thì chúng ta phải chào hỏi đàng hoàng, gặp người già phải biết kính trọng họ, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết. Đây là những tình huống cụ thể mà chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống đó là khi tham gia giao thông thì chúng ta cũng phải thể hiện mình là người có văn hóa đi đúng làn đường, phần đường quy định, chở đúng số lượng người cho phép, đi xe phải đội mũ bảo hiểm, khi đi trên trường nếu có xảy ra va quẹt với người khác thì cũng phải xin lỗi họ và dừng lại kiểm tra xem họ và phương tiện của bị trầy, hư hỏng gì không. Giới trẻ hiện nay thường rất manh động họ chỉ xảy ra va quẹt không cần biết ai đúng ai sai mà đã cự cãi, thậm chí đã có nhiều vụ xô xát, ẩu đả dẫn đến thương vong dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho những người tham gia giao thông khi đụng phải các thanh niên hổ báo, thích thể hiện bản thân, cái tôi của mình mà không coi ai ra gì. Cũng có thể dẫn chứng văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đó là khi đi ra ngoài đường gặp người già, trẻ nhỏ khi muốn qua đường hay những trường hợp thường gặp khi đi xe bus, cũng như văn hóa xếp hàng, văn hóa giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng,… thì những người có văn hóa, có tri thức các bạn sẽ hành động bằng cách đi lại chỗ người già hay bạn nhỏ cần đi qua đường dẫn người già và bạn nhỏ đó qua đường một cách an toàn, còn trên xe bus thì chủ động nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người khuyết tật mà không cần ai phải nhắc nhở, người có ý thức thì sẽ tuân thủ các quy định ở những nơi công cộng không xả rác, vứt rác bừa bãi,…. Tuy đây chỉ là những hành động nhỏ nhưng lại thể hiện được mình là người có văn hóa, biết cách ứng xử với mọi người, đây cũng là những hành động đẹp được mọi người khen ngợi và để lại ấn tượng cho những người xung quanh. Đây cũng là những nét đẹp cần gìn giữ và phát huy trong giới trẻ hiện nay, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên hiện nay trong giới trẻ gặp những tình huống như vậy các bạn còn thờ ơ, làm ngơ như không thấy, thậm chí còn giành giật chỗ ngồi với những người lớn tuổi hơn hay khi có người bảo nhường ghế cho trẻ em, người lớn tuổi thì mới nhường, còn có những trường hợp còn cố tình không nhường, đã vậy còn nói chuyện lớn tiếng gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến những người xung quanh hoặc ngay khi xếp hàng mua đồ cũng vậy văn hóa xếp hàng của giới trẻ thì rất tệ, thiếu ý thức. Còn nhiều những trường hợp vụ việc rất dễ thấy trên các trang thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội như các bạn trẻ đi chơi, ăn uống không hiểu vì có xảy ra xích mích từ trước, hay là do từ những lời góp ý của người khác, hay từ một cái nhìn mà nói người khác nhìn đểu mình,… Đó cũng là nguyên nhân gây nên các vụ đánh nhau, kéo băng nhóm chém nhau, thậm chí có nhiều bạn thấy người khác bị đánh không can ngăn lại còn quay lại video để đăng tải lên các trang mạng. Đây là những hình ảnh xấu xí, hành động cần phải lên án đấu tranh với những bạn trẻ có lối sống cách cư xử gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội làm xấu đi hình ảnh về một xã hội văn minh.

Sự suy thoái về mặt văn hóa, đạo đức trong giới trẻ hiện nay còn thể hiện ở lối sống buông thả, thích ăn chơi, đua đòi theo người khác, thích hưởng thụ mà không thích lao động. Cách cư xử của giới trẻ hiện nay ảnh hưởng không ít bởi phong cách sống của phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngần ngại phá vỡ những quy chuẩn đạo đức, văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,…Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.

Nguyên nhân của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức của giới trẻ hiện nay là do các bạn trẻ hãy học theo những thói hư, tật xấu được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, học hỏi lẫn nhau của đại bộ phận bạn trẻ trong cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn như học theo :Khá bảnh” về kiểu cách ăn chơi, nhảy múa, để kiểu tóc sao cho giống.Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi sự quan tâm, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến có những nhận thức, hành vi lệch lạc,… hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và đấu tranh với những thói hư tật xấu thì bản thân rất dễ sa ngã.

Để khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ hiện nay, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp, tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.

Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 28)

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Tuyển dụng sales Yoga

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 29)

Trong thời đại của internet và mạng xã hội phát triển như hiện nay, giới trẻ đang sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Tuy nhiên, việc này đã gây ra nhiều vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ.

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, với nhiều lựa chọn như Facebook, Zalo, Instagram... Tuy nhiên, mỗi mạng xã hội lại có cách ứng xử khác nhau, và không phải lúc nào cũng được giới trẻ sử dụng đúng cách.

Vấn đề này xuất phát từ ý thức sử dụng mạng xã hội của giới trẻ chưa được tốt, khi họ muốn được chú ý và trở nên nổi tiếng. Nhiều người trẻ muốn thể hiện bản thân trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác, và có nhiều trường hợp 'ngôi sao' nổi tiếng chỉ nhờ mạng xã hội. Ngoài ra, giáo dục và môi trường sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Việc sử dụng mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả không lường trước như các cuộc xung đột, bạo lực hay lãng phí thời gian. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tự điều chỉnh bản thân và giảm thiểu sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc quan trọng khác. Đồng thời, chúng ta cần có cách ứng xử trên mạng xã hội thông thái và văn minh, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội ngày càng đẹp đẽ và lành mạnh hơn. Chỉ cần mỗi người đóng góp một phần công sức nhỏ bé, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 30)

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội văn hóa giao tiếp trường học (Mẫu 31)

Trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào, văn hóa ứng xử là rất quan trọng vì nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá trình độ tri thức của một cá nhân hay một đất nước. Điều này được phản ánh trong câu 'Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau'.

Trong môi trường giáo dục, giáo dục đạo đức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Đạo đức và hành xử được xem như là tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách của họ. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề và cần được quan tâm đến.

Trường học là một nơi mà học sinh có cơ hội để phát triển bản thân và được giáo dục toàn diện, từ kiến thức đến sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, cũng như nhân cách. Học sinh có văn hóa ứng xử tốt, biết tôn trọng thầy cô giáo và có thái độ tích cực trong học tập, là một mẫu gương cho những người khác. Họ không chỉ là niềm tự hào của gia đình và nhà trường, mà còn là những người có trách nhiệm trong công việc và biết cách học hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Những học sinh như vậy sẽ tạo ra mối quan hệ thầy trò tốt hơn và giúp cho việc học tập và phát triển của họ được thuận lợi hơn.

Nhiều học sinh đã cảm thấy đau lòng khi chứng kiến những khó khăn mà các thầy cô đang phải đối mặt, và đã kêu gọi sự giúp đỡ và chia sẻ những câu chuyện tuyệt vời để ủng hộ những người đã giúp đỡ chúng ta. Bên cạnh đó, các em cũng có cách ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, bao gồm tình cảm và sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng một tập thể vững mạnh, và giúp đỡ những bạn bè và gia đình đang gặp khó khăn. Một số học sinh đã sẵn sàng vượt qua những khó khăn để cõng bạn đến trường ở các vùng núi xa xôi, và những hành động này rất đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Hơn nữa, cách ăn nói của các em luôn đúng mực và lễ phép với người lớn tuổi, đóng góp vào việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường lành mạnh và an toàn.

Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến những hành vi thiếu văn hóa, ứng xử thiếu giáo dục của một số học sinh hiện nay. Có nhiều em thể hiện sự vô lễ và thiếu ý thức, xúc phạm các giáo viên đang dạy bảo. Họ cố tình không chú ý và lướt qua khi gặp các thầy cô, thậm chí cãi lý và dùng lời lẽ nặng nề. Những thầy cô nghiêm khắc thì được miêu tả như là dữ dằn và khó chịu, nhưng thật sự, họ đều mang trong mình một tình thương bao la mong muốn các em trở thành người tốt. Những bài báo viết về các học sinh đánh đập giáo viên hoặc chửi thầy cô trước cổng trường là rất đáng lo ngại về mặt đạo đức của học sinh ngày nay. Thật không thể chấp nhận được khi các em nói tục trước mặt giáo viên, xé bài kiểm tra, không xin phép khi vào ra trong giờ học, hoặc cố tình xúc phạm nhân phẩm của giáo viên.

Trong gia đình, một số học sinh đã bỏ qua sự quan tâm của cha mẹ, dành thời gian để chơi điện tử và không chú ý đến việc học tập. Một số trẻ còn đã đến mức đột nhập vào túi tiền của cha mẹ để thỏa mãn sở thích cá nhân, làm lệch khỏi con đường đúng đắn. Ngoài ra, chúng cũng thiếu lễ phép với các cụ già và người thân của mình. Thậm chí, nhiều học sinh còn sử dụng ngôn ngữ tục tĩu khi giao tiếp với bạn bè và thường xuyên chế giễu cha mẹ của đồng nghiệp. Sự việc đáng buồn hơn là những cuộc đánh nhau trong trường, khi một số học sinh dường như không thể giải quyết những xích mích nhỏ một cách hòa bình. Thậm chí, những cuộc đánh nhau này có thể dẫn đến sự thương tâm và tinh thần suy yếu. Nhiều video về các trường hợp hành hạ bạn bè, lột quần áo, quấy rối đã được đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy sự suy giảm đáng lo ngại về đạo đức của học sinh. Ngoài ra, một số học sinh còn sử dụng mạng xã hội để gây gổ, chửi bới và hạ uy tín của những người khác, đưa đến những hành động đáng trách. Có một số học sinh còn có dấu hiệu phạm tội trong khi đang học tập.

Nguyên nhân gây ra học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm và xấc xược là do sự thiếu quan tâm và quản lí nghiêm ngặt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, không thể đổ hết trách nhiệm cho nền giáo dục mà mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Chúng ta cần phối hợp chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện và hợp tác để họ phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi học sinh cần hiểu mình, có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh xa tệ nạn xã hội, chăm chỉ học hành và trân trọng giáo viên và bạn bè.

Như lời Bác Hồ đã từng nói: 'Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó'. Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai và chồi non của đất nước, cần phấn đấu xây dựng văn hóa học đường thật đẹp và rạng ngời trong nhân cách và lối sống, học tập và rèn luyện để trở thành những người có tài, có đức và góp phần xây dựng đất nước phồn vinh như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

1 50 lượt xem