Top 35 mẫu Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 60 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh

I) Dàn ý viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh

Dàn ý viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 1)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo.

b. Phân tích

- Biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng:

Sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không màng đến bản thân, âm thầm hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại.

Việc hi sinh thầm lặng là việc con người biết suy nghĩ cho người khác, sống với tình cảm chan hòa, thấu cảm, biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng:

Hi sinh đồng nghĩa với việc có thể bản thân mình sẽ chịu thiệt thòi, nhưng sự hi sinh làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Lại có những người dù thấy người khác gặp khó khăn nhưng dửng dưng, làm ngơ,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Ý kiến khuyên nhủ ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.

b. Phân tích

Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn.

Xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường, sống có ích, không ngại khó ngại khổ giúp đỡ người khác,… làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.v

 

Dàn ý viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 3)

1. Mở bài

Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi sự ganh đua, ích kỉ ngày càng trở nên phổ biến, giá trị của đức hi sinh đã bị thấp hơn, ít được đề cao. Vậy đức hi sinh là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta?

2. Thân bài

Đức hi sinh không chỉ là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đó còn là biểu hiện của sự lớn lao, cao cả, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung. Người có đức hi sinh biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn.

Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn. Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Vì vậy, đức hi sinh là một giá trị vô giá mà mỗi người nên có.

Chứng minh:

Việc tìm kiếm những người giàu đức hi sinh trong xã hội là một cách để chứng minh về tính đúng đắn và giá trị của đức hi sinh. Có nhiều ví dụ về những người đã hi sinh hết mình cho lợi ích của xã hội và được người dân yêu mến, kính trọng như Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ, những người đã dấn thân vào các hoạt động từ thiện, các chương trình xã hội.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đức hi sinh là một giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc hi sinh không đơn giản và không phải lúc nào cũng đúng đắn. Chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định hi sinh và đảm bảo rằng những gì chúng ta làm là cho lợi ích chung và đúng đắn.

Ngoài ra, để có thể có được đức hi sinh, chúng ta cần trau dồi bản thân và rèn luyện tinh thần. Đó là sự nhạy cảm với những khó khăn và nghịch cảnh của đời, lòng yêu thương và sự chia sẻ với người khác. Nếu chúng ta có thể sống theo những giá trị này, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn và có thể góp phần xây dựng một xã hội đầy tình yêu thương và sự đoàn kết.

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống đòi hỏi sự hy sinh. Tuy nhiên, đó cũng chính là thử thách để chúng ta thể hiện đức hi sinh của mình. Hãy luôn có tinh thần đóng góp cho xã hội và cố gắng trở thành một con người đúng đắn và tốt bụng.

3. Kết bài

Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ luôn trân trọng giá trị của đức hi sinh và tìm cách rèn luyện tinh thần của mình để trở thành những con người tốt hơn. Hãy nhớ rằng, đó không chỉ là giá trị cá nhân mà còn là sự đóng góp vào một xã hội tốt đẹp hơn.

 

Dàn ý viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 4)

1. Mở bài

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đức hi sinh: sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có đức hi sinh:

+ Biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại.

+ Vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả.

+ Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn.

- Ý nghĩa của đức hi sinh trong cuộc sống:

+ Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn.

+ Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng về những người giàu đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh vì lợi ích chung để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,…

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức hi sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

5+ Viết bài văn nghị luận về đức hi ...

II) Các bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 1)

Mỗi cá nhân trẻ em may mắn sống trong một môi trường hòa bình và tự do như hiện nay là một phần quan trọng của số phận. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên lơ đi trách nhiệm với đất nước, và không thể phớt lờ những hành động hi sinh trong cuộc sống hàng ngày. Sự hy sinh không chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt của những người can đảm, mà còn là biểu hiện của những con người tỉnh táo, luôn nỗ lực xây dựng một cộng đồng tốt đẹp. Hãy cùng nhau sống và lấy những ví dụ về những người có phẩm chất tốt làm động lực, sống vì mọi người và cho tương lai. Mỗi người hiểu rằng xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức, nhiều vấn đề phức tạp, và mỗi cá nhân chỉ cần có ý thức và đóng góp một phần nhỏ, thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Khi mỗi người sống có ý nghĩa và trở thành một 'người hy sinh im lặng', thông điệp tích cực sẽ lan tỏa ra xã hội, nhận được sự yêu quý và kính trọng từ mọi người. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn những người ích kỷ, thờ ơ, không quan tâm đến xã hội xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân... những hành động đó cần phải được xã hội chỉ trích mạnh mẽ. Mỗi cá nhân có một ước mơ, một hoài bão riêng, nhưng nếu tất cả chúng ta cùng nhau nỗ lực, hi sinh mà không đòi hỏi đền đáp, thì chúng ta có thể xây dựng nên một đất nước mạnh mẽ, đầy yêu thương. Không ai là hoàn hảo, nhưng khi chúng ta cố gắng hoàn thiện bản thân và tiến lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được thành công xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

 

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 2)

Đọc những bài báo gần đây chúng ta dễ dàng tìm thấy những mẩu thông tin về những người mặc dù mình đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, ngặt nghèo hay trong hoàn cảnh ảnh hưởng đến tính mạng của mình, họ vẫn sẵn sàng nghĩ cách để cứu giúp những người khác thoát khỏi cái chết. Họ hi sinh bản thân để cứu giúp con người. Những con người này thật đáng trân trọng biết bao. Vậy ta hiểu hi sinh có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

Hi sinh có nghĩa là gì? Hi sinh có ý nghĩa là những suy nghĩ, hành động vì người khác bất chấp tính mạng của mình. Người có tấm lòng biết hi sinh bản thân mình cho người là người có tấm lòng nhân ái, đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân. Vậy thì tại sao chúng ta phải có đức tính hi sinh vì người khác ? Bởi vì, nó thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp cần có ở mỗi chúng ta. Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình. Xem trên báo chí gần đây, chắc ai cũng đã biết qua một tấm gương hi sinh bản thân mình để cứu giúp người khác đó chính là anh Trần Hữu Hiệp. Trong vụ chìm tàu thảm khốc tại vùng biển Cần Giờ, anh Trần Hữu Hiệp đã làm rung động bao trái tim đồng loại với nghĩa cử cao đẹp: quên mình, nhường mạng sống cho người khác. Lúc đối đầu với cơn sóng dữ nguy hiểm nhất, anh đã dũng cảm cởi chiếc áo phao trên người, trao cho một người phụ nữ đang hấp hối giữa dòng nước. Và khi nhường sự sống cho người phụ nữ kia, anh đã không một giây mảy may đắn đo, suy nghĩ để rồi chính anh kiệt sức, bị cuốn trôi giữa dòng nước xoáy.

Hay câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An) khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh này đã không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được bốn em vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ vào bờ. Nhưng đáng tiếc rằng, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi. Qua những câu chuyện ngắn trên, chúng ta thấy rằng tuy tuổi đời của những chàng trai này khá trẻ nhưng những tấm gương hi sinh này đã khiến cho nhiều người phải thán phục. Sự hi sinh của họ chính là tấm gương sáng chói muôn đời cho thế hệ sau học tập.

Bên cạnh đó, nhắc đến sự hi sinh thì chúng ta không thể không nhắc đến sự hi sinh cao cả, thiêng liêng của cha mẹ dành cho chúng ta. Họ đã mang nặng, đẻ đau chín tháng mười ngày đầy vất vả. Sinh con ra rồi lại nuôi nấng, dạy bảo nên người. Quả thật sự hi sinh ấy không gì có thể so sánh được. Hay như sự hi sinh của các chiến sĩ cha anh đi trước, họ đã hi sinh một cách oanh liệt, hào hùng chỉ vì mong muốn đem lại nền hoà bình, tự do cho đất nước. Nói tới hi sinh ta không thể không nhắc đến vị cha già Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác đã hi sinh cả một đời người để đi tìm con đường cứu nước giúp đất nước chúng ta thoát khỏi vòng nô lệ. Bác đã giúp dân tộc Việt Nam chúng ta được độc lập, tự do và hạnh phúc. Tấm gương hi sinh cuộc đời mình cho đất nước vẫn sẽ sáng chói đến tận ngàn đời.

Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều con người sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thờ ơ với những con người xung quanh đặc biệt là những con người nghèo khó, đang cần đến sự giúp đỡ. Những kẻ sống ích kỷ này luôn luôn nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác.

Tóm lại, đức tính hi sinh là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Riêng bản thân em, em sẽ luôn rèn luyện, trau dồi nhân cách, phẩm giá của mình đặc biệt là đức tính hi sinh để góp phần làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 3)

Những người mẹ vất vả, không ngừng cố gắng để nuôi dưỡng gia đình, những người cha luôn chịu đựng gánh nặng của trách nhiệm gia đình hàng ngày, những người lính trên biển cả vẫn kiên định bảo vệ lãnh thổ... đó là những hành động hy sinh im lặng cho cả cộng đồng từ nhỏ bé đến lớn lao. Hy sinh là khi chúng ta đánh đổi một phần quan trọng của bản thân cho một mục tiêu cao cả hơn, là sẵn lòng lãng quên bản thân, hiến dâng mình cho lợi ích chung. Đức hy sinh yêu cầu chúng ta sẵn lòng chia sẻ cả vật chất lẫn tinh thần với người khác mà không tính toán bất cứ lợi ích nào, thậm chí cả sự hi sinh về mặt sinh mạng. Từ những việc nhỏ nhặt như nhường chỗ cho người già, giúp đỡ những người khó khăn đến những hành động lớn lao như cống hiến mình cho Tổ quốc của những người lính, cũng như vô số những hành động hy sinh im lặng khác đã giúp cho xã hội chúng ta phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tuy nhiên, không phải mọi hành động đều đáng được ca ngợi, nếu đó chỉ là sự giả dối, nhằm mục đích tạo ra danh tiếng cho bản thân, muốn được công nhận là 'người tốt'. Còn nhiều người vẫn ích kỷ, chỉ sống vì lợi ích cá nhân, tham lam và sợ hãi... đó vẫn là một mảng tối trong xã hội ngày nay. Vì vậy, chúng ta phải mở lòng, sống vì nhau, quan tâm và chia sẻ, không ích kỷ, để những hành động tốt đẹp của mình lan tỏa yêu thương khắp cuộc đời này.

 

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 4)

Hi sinh là một đức tính đẹp đẽ trong cuộc sống. Con người biết hi sinh sẽ nhận được tình cảm trân trọng, yêu mến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể kể đến những tấm gương về đức hi sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Biết bao thế hệ người dân Việt Nam đã hi sinh tuổi thanh xuân, thậm chí là tính mạng để đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, nuôi nấng và dạy dỗ đứa con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao, nhọc nhằn không làm mẹ mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì con. Có thể nói rằng, đức hi sinh thật cao cả, đẹp đẽ biết bao!

Ghim trên Văn Học

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 5)

Nếu tình yêu thương là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta thì đức hi sinh lại là biểu hiện cao nhất của tình thương ấy. Khi có đủ tình thương, người ta sẽ quên đi những lợi ích của bản thân để yêu thương, quan tâm và dành những điều tốt đẹp nhất cho người khác mà không cần báo đáp.

Trong cuộc sống, có những sự hi sinh thầm lặng góp phần nuôi dưỡng những yêu thương, để nảy mầm những hạt giống tươi đẹp giữa đời, mang đến cho cuộc đời những tấm lòng cao cả, đáng quý. “Hi sinh” được hiểu là sự quên mình vì người khác, đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình. “Thầm lặng” là âm thầm, lặng lẽ hành động mà không cần sự ghi nhận, biết ơn của người khác. Sự hi sinh thầm lặng là hành động tốt đẹp, sẵn sàng cho đi những yêu thương chân thành, giúp đỡ người khác từ những việc làm nhỏ nhất mà không đòi hỏi công lao đáp đền.

Lịch sử dân tộc là minh chứng quý giá cho sự hi sinh thầm lặng của con người. Biết bao chiến sĩ hi sinh nơi chiến trận, họ cống hiến cả thanh xuân của mình vì đất nước thương yêu. Họ ngã xuống “không ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm nên đất nước”. Dù đã hi sinh nhưng trái tim ấm nóng và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của họ vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho bao thi nhân sáng tác thơ ca, là tấm gương sáng cho bao thế hệ học trò noi theo. Có biết bao người mẹ Việt Nam anh hùng nuốt nước mắt vào trong tiễn con ra trận, rồi ngậm ngùi trong dòng nước mắt khi nhận tin báo con hi sinh ngay trong ngày giải phóng, còn gì đau hơn nỗi đau mất con, mẹ già chịu cảnh bơ vơ suốt mấy mươi năm. Có biết bao những thương binh trở về quê hương ngày giải phóng với hình hài không lành lặn, ánh mắt mờ nhòa vì súng đạn quân thù thay thế cho đôi mắt sáng long lanh ngày ra trận, đôi chân gỗ cùng chiếc gậy “chống trời” thay cho đôi chân lành lặn ngày ra đi. Tất cả những nỗi đau, mất mãi ấy chẳng phải là sự hi sinh thầm lặng hay sao? Họ ra đi không một lời từ biệt, họ trở về không cần cả một tiếng hân hoan, những hi sinh ấy thật đáng trân quý biết bao.

Trong hiện tại, những sự hi sinh thầm lặng vẫn luôn thường trực mỗi phút, mỗi giờ giữa cuộc sống. Trong mỗi gia đình là bóng hình những người bà, người mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc con cháu mình. Là bóng dáng người cha tần tảo, một nắng hai sương làm bờ vai vững chắc cho con cái. Cha hi sinh cả sức khỏe, thời gian để lao động kiếm tiền nuôi con cái. Là bóng những người anh, người chị bỏ dở chuyện học hành vì nhà nghèo, gắng làm lụng kiếm tiền gửi về cho ba mẹ nuôi em, cho em được đến trường bằng bè bằng bạn. Mỗi thành viên trong gia đình họ hi sinh cho nhau, lo lắng cho nhau chẳng cần ai nhắc nhở, cũng chẳng mong báo đền. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương. Ngoài xã hội, đó là bóng hình của những y bác sĩ đêm ngày trực bệnh viện, lo lắng cho bệnh nhân từng hơi thở, là những người lính tình nguyện vào vùng tâm dịch hỗ trợ nhân dân. Là những thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, hi sinh cả thời gian cho gia đình vì học sinh thân yêu, truyền đạt các con những bài học bổ ích, dạy các con những điều hay lẽ phải. Là những mạnh thường quân chăm lo cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, …Tất cả đều thật đẹp và thấm đẫm sự hi sinh.

Lòng hi sinh xuất phát từ tinh thần tình thương và sự tự nguyện thật đẹp, thật đáng quý. Người được yêu thương sẽ cảm thấy được ủi an, giúp đỡ, được quan tâm và sẻ chia họ cũng rất ấm lòng, là động lực giúp họ vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh. Chính người chấp nhận hi sinh cũng cảm thấy vui vẻ vì sự cho đi đã giúp người khác hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Họ chính là những người mang nguồn năng lượng tích cực và tấm lòng cao cả, giúp ích cho đời không màng danh lợi, bởi vậy mà luôn được mọi người tin tưởng, yêu quý và kính trọng. Những hi sinh thầm lặng của con người như một đóa hoa không sắc mà vẫn tỏa hương ngào ngạt, điểm tô cho cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Sự hi sinh thầm lặng mang đến bao điều tốt đẹp là thế, nhưng đáng buồn thay, ta vẫn còn thấy đâu đây những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi lợi ích chung, sống cá nhân, vị kỉ. Họ thờ ơ, bàng quang với mọi điều trong cuộc sống, họ sống sung sướng trên sự đói khổ của người khác,…Những điều ấy thật đáng chê trách biết bao.

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta nên trau dồi và phát huy đức hi sinh thầm lặng, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hãy mở rộng lòng ra, yêu thương nhiều hơn, gắn kết mọi người để sẻ chia và giúp đỡ bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 6)

'Khắp nơi trên thế gian, không ai quý bằng mẹ. Gánh nặng cuộc sống, không ai gánh nhiều hơn cha'. Câu nói ấy thực sự đúng khi nói về tình cảm to lớn của cha mẹ với việc hy sinh lớn lao cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng, không có cha mẹ thì không có tồn tại của những đứa con trên cõi đời này. Họ là những người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc để giúp con cái phát triển, trưởng thành. Cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những sự hy sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tươi sáng của con cái. Đó là những hy sinh không bao giờ đòi hỏi đền đáp, những hy sinh đầy ý nghĩa. Con cái trước sự hy sinh của cha mẹ cần biết ơn, trân trọng và không được coi thường như một điều hiển nhiên. Thực sự, hiện nay không ít người con đã và đang sống dựa vào sự hy sinh ấy mà không biết biết ơn, thậm chí là vô ơn, không biết quý trọng những người cha, người mẹ đang hy sinh vì họ. Sự hy sinh lớn lao của cha mẹ, giá trị và ý nghĩa của nó chỉ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết trân trọng và biết trao đi tình cảm một cách toàn vẹn cũng như có thái độ sống tích cực, biết biết ơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 7)

Khi trở thành một phần của lịch sử, mỗi con người không chỉ sống cuộc sống của riêng mình mà còn sống đời sống của cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Trong sự tồn tại ấy, có biết bao vấn đề mà con người phải nhận thức và giải quyết để có thể duy trì và nâng cao chất lượng sự sống. Cống hiến và hưởng thụ là hai trong số những phương diện như thế. Nhận thức về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”.

Cống hiến là tạo ra những giá trị hữu ích góp phần thúc đẩy cộng đồng, xã hội và đất nước. Ngược lại với cống hiến là hưởng thụ. Hưởng thụ là đón nhận, nhận về những điều tốt đẹp mà mình mong muốn, khao khát. Người biết cống hiến là người luôn nỗ lực làm việc tạo ra các giá trị hữu ích, cho đi nhiều hơn là nhận lại. Người hưởng thụ là người chỉ biết nhận về mình mà không muốn lao động hoặc cho đi một cái gì.

Xã hội phát triển được là bởi mỗi cá nhân biết đóng góp sức mình để xây dựng từng ngày. Nếu chỉ biết hưởng thụ, con người sẽ nghĩ đến hưởng lạc, lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng, dần dần sẽ trở thành người lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Người hưởng thụ luôn ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội, kìm hãm xã hội phát triển, thậm chí là gây hại đến cộng đồng. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, ích kỷ, hẹp hòi. Ngược lại, luôn cống hiến, hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển của xã hội sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Đó là cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh.

Nhà bác học Anhxtanh đã từng nói: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Có được những cái đó là nhờ sự cống hiến của biết bao người trong cộng đồng: người nông dân làm ra hạt gạo, người thợ làm ra vải vóc, người kĩ sư thiết kế ra xe cộ, người thầy giáo truyền thụ kiến thức, người nghệ sĩ sáng tạo ra các sản phẩm văn nghệ…

Thánh Gandhi đã từng nói: “Con người trở nên vĩ đại theo mức độ họ làm cho đồng loại hạnh phúc”. Đến lượt mình, mỗi người lại phải cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân để tạo ra nguồn của cải phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu hưởng thụ là thu nhận, thụ hưởng những tiện nghi của đời sống thì cống hiến là đóng góp, dâng hiến những khả năng của bản thân cho cộng đồng. Cống hiến và hưởng thụ, nói chung, là như thế. Nhưng với riêng mỗi người, mối quan hệ giữa chúng lại không hề giản đơn. Nhận thức vấn đề này thế nào để có thể sống tốt và sống đẹp là điều mà rất nhiều người, nhất là tuổi trẻ quan tâm. Ý kiến trên đây có thể coi là một định hướng đừng chỉ nghĩ đến việc tìm mọi cách để thụ hưởng thành quả lao động của người khác mà nên tìm mọi cách để sống có ích, đóng góp sức mình vào sự tiến bộ chung của cộng đồng, nhân loại.

“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ai đó đã đưa ra tư tưởng, nhận thức về vấn đề cống hiến và hưởng thụ như trên. Bởi như chúng ta đều biết, hưởng thụ và cống hiến là hai mặt quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau mà mỗi người khi sống trong cộng động cần phải có. Là một thành viên của cộng đồng nhỏ – gia đình, cộng đồng lớn – xã hội và nhân loại, mỗi người vừa có quyền, có điều kiện thừa hưởng, tiêu dùng những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo ra nhưng trở lại phải có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của các cộng đồng ấy. Đấy là hai mặt biện chứng của cặp khái niệm “cho” và “nhận” mang tính triết học, phản ánh một quy luật tất yếu của đời sống mà nhà thơ Tố Hữu khi sinh thời đã có lần viết trong thơ:

“Đã làm con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(Một khúc ca)

Không chỉ có vậy, cống hiến và hưởng thụ còn là vấn đề đạo đức, đạo lý làm người: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… “Ăn quả” và “Uống nước” là hưởng thụ. “Nhớ kẻ trồng cây”, “nhớ nguồn” là thái độ biết ơn, nhưng không hẳn là biết ơn thuần túy bằng tấm lòng, tình cảm, bằng lời hay ý đẹp mà phải bằng hành động thực tiễn – những hành động lao động có ích để làm cho cái “cây” ấy mãi mãi tươi xanh, “nguồn” “nước” kia đời đời không vơi cạn.

“Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ đâu phải được tính bằng thời gian” (Mô-ri-sơn). Nếu chỉ tìm mọi cách để hưởng thụ, con người sẽ chỉ nghĩ đến việc hưởng lạc, đến lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng. Nếu cứ như vậy, dần dần anh sẽ trở thành kẻ lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, từ đó hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, sống như thể ngày mai sẽ chết, bất chấp những gì diễn ra xung quanh. Sống như thế có khác gì nước ở biển Chết trong câu chuyện “Hai biển hồ” (Trích Quà tặng cuộc sống).

Trong khi đó, tìm mọi cách để cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển liên tục của xã hội. Cống hiến càng tốt, càng nhiều thì xã hội càng nhanh tiến bộ, văn minh và bản thân mỗi người càng có cơ hội nhiều hơn để hưởng thụ và nâng cao chất lượng của sự thụ hưởng. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống.

Cống hiến cho cuộc sống cũng là một trong những cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh. Cho nên, một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình : một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình, “sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. Đó là chưa kể, những hành động trao đi cao cả, những cống hiến vĩ đại cho loài người sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận và ngợi ca. Tố Hữu đã từng xúc động khi viết:

“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất

Còn mấy vần thơ, một nắm tro

Thơ gửi bạn đường, tro bón đất

Sống là cho mà chết cũng là cho”.

(Tố Hữu – Bài thơ vĩnh biệt cuộc đời)

Cho đi, cống hiến nhiều hơn cho cuộc sống này để được nhận lại nhiều hơn. Câu nói “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến” thực ra không nhằm phê phán việc hưởng thụ. Bởi ai cũng thấy hưởng thụ là một nhu cầu chính đáng, một hoạt động có ích cho cuộc sống của mỗi người. Hưởng thụ chính là một trong những cách tốt nhất để giảm những áp lực trong cuộc sống mà mỗi người thường xuyên phải đối mặt. Chẳng phải thế mà sau bao những bộn bề, vất vả của cuộc sống mưu sinh, con người thường có nhu cầu đến các điểm vui chơi, những nơi có thắng cảnh, di tích văn hóa, những bờ biển đẹp… để thụ hưởng, tiêu dùng các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần mà cuộc sống đã dành cho.

Hưởng thụ, do đó, sẽ không chỉ giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình mà còn giúp ta tái sản xuất sức lao động, có thêm động lực, tinh thần để cống hiến được nhiều hơn và tốt hơn cho cộng đồng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, không biết hưởng thụ, thậm chí còn bị coi là lạc hậu, là “ngố”, là kém văn minh. Vì thế, biết hưởng thụ cũng là biết sống, yêu sống, trước hết là sống cho mình, rồi đến là sống cho mọi người (mình vì mọi người). Con người có cống hiến và cũng có quyền được hưởng thụ với nhiều cách thức khác nhau, ở nhiều dạng thức không giống nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, khả năng, điều kiện của bản thân.

Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng cái quyền được hưởng thụ để cho phép mình lãng quên hoặc tiết giảm những nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Mỗi người cần phải cân mực hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Thậm chí, trong những hoàn cảnh nào đó của đời sống, cần biết hi sinh hoặc chấp nhận những thiệt thòi về bản thân để toàn tâm, toàn trí cho việc cống hiến.

Trong thực tế, việc đòi hỏi sự cân bằng tuyệt đối giữa hưởng thụ và cống hiến là chuyện không tưởng. Sự đãi ngộ dành cho những cống hiến của con người còn phải tùy thuộc vào điều kiện chung, mức sống chung của cộng đồng, xã hội. Vả lại, có những công việc, những cống hiến không thể lấy vật chất ra để đo, đếm. Vì thế, nhận thức về tương quan giữa hưởng thụ và cống hiến cần hài hòa và linh hoạt, có như thế ta mới dễ sống, dễ thăng tiến trong công việc của mình.

Mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ có ba biểu hiện cơ bản, từ đó hình thành ba lối sống: có người chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến hoặc khá hơn một chút là cống hiến ít nhưng đòi hỏi hưởng thụ phải thật nhiều; có người yêu cầu hưởng thụ phải cân bằng với cống hiến nên trước khi cống hiến thường đặt ra điều kiện thụ hưởng, nếu không sẽ không làm; có người nghĩ đến cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, trước khi hưởng thụ.

Hãy lấy cống hiến làm lẽ sống để hăng hái, xung phong đi vào những nơi khó khăn nhất, những phần việc gian nan nhất để có thể phát huy được nhiều nhất sức trẻ của mình đóng góp cho xã hội.

“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng : hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.

 

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 8)

Thực tế cuộc sống đa dạng, phong phú mang lại cho con người những cảm xúc, suy nghĩ và những bài học sâu sắc về con người, về cuộc đời. Một trong những bài học đó là bài học về đức hi sinh.

Con người là một động vật cao quí vì con người có trí tuệ và đạo đức. Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là đức hi sinh.

Đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Đó là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh thiêng liêng và gần gũi nhất là của cha mẹ dành cho con cái. Hình ảnh những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên vai mẹ vì lo toan cho con cái chính là những biểu hiện sống động và đầy cảm xúc của tình phụ tử và mẫu tử. Những nếp nhăn và những giọt mồ hôi là những chi tiết thực tế nhưng là biểu tượng nghệ thuật trong văn học có sức gợi cảm và lay động lòng người. Chính sự hi sinh của cha mẹ đã là nền tảng tạo nên tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho con cái. Sự trưởng thành của những đứa con được nuôi dưỡng bằng chính sự hi sinh của cha mẹ. Sự hi sinh được biểu hiện ở tất cả những con người có phẩm chất cao quý. Cho nên ngoài sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái, đó còn là sự hi sinh của những thành viên này trong gia đình đối với những thành viên khác như ông bà – con cháu, anh chị em, con cái – cha mẹ…

Gương hi sinh còn được thể hiện trong những tình huống phong phú của cuộc sống. Trong thời chiến, bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời bắc thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, thời chống Mỹ để đất nước ta có được hòa bình và độc lập. Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình, đã đi mãi không về vì bảo vệ đất nước, quê hương.

Trong thời bình, hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Hình ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì thế hệ tương lai. Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp…Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh chị phải hi sinh nghỉ học để cho em mình được đi học…Có vô vàn tấm gương hi sinh mà chúng ta nghe thấy được, biết được qua sách báo… Có vô vàn con người đã thầm lặng hi sinh cho đồng loại, cho thiên nhiên và cho môi trường sống mà chúng ta không hề hay biết…

Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy khó khăn, nguy hiểm – diệt bộ trưởng Mỹ – để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người.

Đức hi sinh có giá trị rất to lớn. Nó không chỉ nói lên giá trị của con người mà còn góp phần làm thăng hoa giá trị ấy. Hi sinh là một nguồn sức mạnh tinh thần rất to lớn giúp người ta sống và hành động. Nó khiến cha mẹ vì con cái mà hi sinh niềm vui, sự sung sướng của riêng mình để chịu vất vả lam lũ để con cái được khỏe mạnh, vui sướng, trưởng thành. Người chiến sĩ vì tổ quốc mà sẵn sàng chịu khổ cực nơi đầu sóng ngọn gió, hi sinh mạng sống để bảo vệ đất nước quê hương. Với đức tính hi sinh, nhiều thầy cô giáo đã từ bỏ những công việc có thể đem lại cuộc sống sung túc hơn để theo đuổi việc dạy dỗ giáo dục thế hệ trẻ…

Nguồn gốc, động cơ của đức tính hi sinh chính là tình yêu thương chân thật của con người. Chính tình yêu thương và sức mạnh của nó đã mang lại cho con người tinh thần sẵn sàng hi sinh vì người khác, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để mang lại lợi ích cho tha nhân. Phần lớn những công trình, những sự nghiệp có ý nghĩa lớn lao thường phảng phất sự hi sinh trong đó. Hi sinh là quý nhưng hi sinh cũng cần phải được dẫn dắt bởi một lý trí tỉnh táo, một tình cảm trong sáng, đúng đắn để tránh sự mù quáng và những hậu quả tai hại từ sự mù quáng đó. Sự hi sinh là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người, nó cũng là nền tảng tạo nên những thành quả vĩ đại của nhân loại. Hi sinh là một giá trị phổ biến được ca ngợi không chỉ trong đời sống mà cả trong văn học.

Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh nhưng linh hoạt ngay từ khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết 'sống vì mọi người”.

TOP 8 bài nghị luận về sự hi sinh thầm ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 9)

Hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 10)

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Sự hi sinh là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 11)

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao nà về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp….

Chính vì thể người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày 1 trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết.

Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”.

Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vì ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 12)

Trong cuộc sống có rất nhiều thứ con người cần phải trân trọng, một trong số đó là sự hi sinh thầm lặng. Sự hi sinh thầm lặng là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. Là suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân 1 cách lặng lẽ, không phô trương. Những hành động thầm lặng ấy có giá trị rất to lớn. Nó không chỉ nói lên giá trị của con người mà còn góp phần làm thăng hoa giá trị ấy. Nguồn gốc của sự hi sinh ấy chính là tình yêu thương chân thật của con người. Cha mẹ là những người đã thầm lặng hi sinh vì con, cho con được học hành, mang đến cho con cuộc sống tươi đẹp. Đó còn là hình ảnh của những bác sĩ áo trắng trong công cuộc chống dịch, những chiến sĩ bộ đội ngày đêm âm thầm canh giữ biên cương hải đảo của Tổ quốc. Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về sự hy sinh tốt nhất (9 mẫu ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 13)

Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay là đức hi sinh.

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy khó khăn, nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.

Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết 'sống vì mọi người' hay 'một người vì mọi người, mọi người vì một người'.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 14)

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp… Chính vì thế người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày 1 trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết. Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: Sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”. Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vị ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 15)

Việt Nam ta là một nước có nhiều nét văn hóa đặc sắc, song song đó là những truyền thống tốt đẹp đẹp được lưu truyền ngàn đời nay như lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, tinh thần yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết dân tộc. Và đức hi sinh cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp, được nhân dân ta trân trọng và luôn khuyên dạy con cháu về tấm lòng cam nguyện hi sinh cho gia đình, xã hội và đất nước như một bài học đạo đức hàng đầu.

Như vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra: Đức hi sinh là gì? Trong phạm trù đạo đức và nhân phẩm, đức hi sinh là một thứ tình cảm nội tại trong mỗi con người, hết sức cao quý và đẹp đẽ, mà không phải con người nào cũng có đủ lòng tin, lòng bao dung để đạt được đức hi sinh ấy. Trong xã hội hiện tại, nhắc tới việc hi sinh ta thường nghĩ đến việc hi sinh cho gia đình, sau đó là cho tập thể và to lớn hơn ấy là hi sinh cho Tổ quốc mỗi khi Tổ quốc gọi tên. Đức hi sinh ấy là tấm lòng tình nguyện đánh đổi những lợi ích, những hạnh phúc riêng của cá nhân để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn, và người có đức hi sinh thường cảm thấy tự hào, vui vẻ vì những điều mình đã cho đi, bởi đó là những gì họ mong muốn, cam nguyện không đòi hỏi được nhận lại thứ gì. Đó chính là đức hi sinh cao đẹp, và đáng trân trọng đến chừng nào. Chúng ta cũng phải phân biệt được hi sinh ở đây là hi sinh những gì thuộc về sở hữu của chúng ta dựa trên tinh thần tự nguyện, chứ không phải là hi sinh lợi ích của người khác nhằm những mục đích không đứng đắn, mưu cầu cá nhân, đó là vụ lợi không phải là hi sinh.

Việt Nam ta trong suốt chiều dài lịch sử đã có rất nhiều tấm gương và bài học về đức hi sinh vĩ đại như thế. Đầu tiên, đó là Hồ Chủ tịch vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã dành trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, ngay cả trong Di chúc của Người cũng chỉ trăn trở một nỗi lo về Tổ quốc, về sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Nhắc đến Bác người ta thường nhớ về một phong cách Hồ Chí Minh cao đẹp, một tấm lòng hi sinh cao cả, một chính trị gia, và hơn tất cả là một người công dân yêu nước sâu sắc, quyết dành tất cả cho sự độc lập của dân tộc. Trong chiến tranh, có những người con anh hùng bỏ lại sau lưng gia đình, quê hương lên đường tham gia chiến đấu mà không hẹn ngày trở về, tất cả luôn để trong tim một câu thề son sắt 'Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh', Quang Dũng viết 'Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh' trong bài thơ Tây Tiến, để chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả của thế hệ cha ông đi trước thật vĩ đại và lớn lao biết chừng nào. Mạng sống, máu thịt của mình quyết dành trọn cho Tổ quốc cho dân tộc, ôi thật đáng quý và kiêu hùng quá, người lính cộng sản! Đó là những con con người bước ra tiền tuyến chống giặc cứu nước, còn ở hậu phương cũng có biết bao người mẹ chờ con, tiễn con đi ra chiến trường mà chẳng thấy con trở về, nhạc sĩ Ngọc Sơn viết trong ca khúc Lòng Mẹ 2 rằng: 'Mẹ già chờ con ngồi đếm lá rơi. Đếm bao nhiêu lá mà con chưa về.', để thấy được nỗi đớn đau xót xa trong đáy lòng mỗi người mẹ. Đó chính là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh. Có lần tôi nghe một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể chuyện, bà bảo: 'Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,...'. Nghe kể mà thấy người phụ nữ Việt Nam sao anh hùng quá, sao lại có đức hi sinh to lớn đến vậy. Cho đến ngày hôm nay, chiến tranh đã đi qua, nhưng đức hi sinh của dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thay đổi. Để canh giữ cho hòa bình của Tổ quốc, hằng ngày vẫn có những chiến sĩ bộ đội, công an, đặc biệt là những chiến sĩ vùng hải đảo, biên giới ngày đêm luân phiên thay ca trực, hi sinh sức khỏe, giấc ngủ, hi sinh thời gian bên gia đình để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc với nhân dân.

Trong gia đình, đức hi sinh vẫn thường hiện diện và ta có thể thấy rõ ràng nhất. Cha mẹ hi sinh thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ ngon thức trắng đêm chăm sóc con nhỏ, chỉ sợ con đau, con khóc. Cả cuộc đời cha mẹ chẳng lúc nào không hi sinh cho con cái, cái gì tốt nhất, đẹp nhất cũng nhường phần con, cha mẹ chẳng dành riêng cho mình cái gì. Suốt mấy mươi năm cuộc cuộc đời, cha mẹ tất bật với cơm áo gạo tiền, làm việc không dám ngơi nghỉ, chỉ để con có một tương lai bằng bạn bằng bè, có ai hỏi cha mẹ mệt không, họ đều trả lời tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì được hi sinh cho con cái của mình. Thế đấy, phải làm cha mẹ rồi mới thấu hiểu lòng cha mẹ, mấy ai biết được sự hi sinh thầm lặng mà cao quý ấy. Vậy nên khiến cha mẹ khóc là một tội ác không thể tha thứ. Rồi lại kể đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người anh người chị quyết tâm nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, nuôi những đứa em nhỏ dại, nhường cho em cơ hội học hành, hi vọng một ngày các em thành người có ích cho xã hội. Nhỏ hơn một chút đơn giản là sự nhường nhịn quà bánh cho nhau, dành cho nhau phần ngon phần ngọt giữa anh chị em trong nhà.

Chung quy sự hi sinh nào cũng là đau đớn là mất mát cả, nhưng được hi sinh đó là một sự may mắn biết nhường nào, bởi ít ra cuộc sống của chúng ta còn có ý nghĩa, còn có người để cho chúng ta hi sinh. Đôi khi hi sinh còn là niềm hạnh phúc và tự hào ví dụ như cha mẹ hi sinh cho con cái, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả biết mấy. Vậy nên mỗi con người chúng ta đều được sống trong điều kiện đầy đủ, thì phải biết hi sinh, hi sinh cho gia đình cho người thân, ra xã hội thì phải biết hạ cái 'tôi' cá nhân hi sinh vì lợi ích tập thể. Sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc cần đến mà không được trốn tránh, bởi đó là phận sự chính đáng và thiêng liêng của một công dân có lòng yêu nước.

Hi sinh là một đức tính đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tập cho chính bản thân mình đức tính hi sinh cao quý ấy, để thêm gắn kết tình tình cảm giữa gia đình với nhau, với tập thể, xã hội và đất nước. Người có đức tính hi sinh ắt hẳn sẽ được mọi người yêu quý và dễ thành công hơn trong tương lai, tôi tin là thế.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 16)

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình.

Đức hi sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phải hi sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hi sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,… để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hi sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển.

Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bằng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được no đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hi sinh của cha mẹ, anh chị,… thật cao cả biết bao. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. hi sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hi sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hi sinh vì người khác, không được ích kỉ, vô tâm.

Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sự hi sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hi sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Viết đoạn văn 200 chữ về xin biết ơn ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 17)

Đạo đức truyền thống của chúng ta đề cao Đức hi sinh ở người phụ nữ, có mục đích giáo dục Đức hi sinh ở người phụ nữ, và có ý thức đòi hỏi Đức hi sinh ở người phụ nữ, nhưng lại không có những biểu hiện tương tự đối với nam giới. Tại sao vậy?

Điều này đã làm dấy lên không biết bao nhiêu cuộc tranh luận giữa chúng ta, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khi tư tưởng bình đẳng nam nữ ngày càng được quan tâm và phổ biến trong xã hội. Những cuộc tranh luận diễn ra giữa người nam và người nữ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới, giữa người trẻ với người già… Nhưng hầu hết những cuộc tranh luận đều không đi đến sự thống nhất tổng thể hay những giải pháp cụ thể và toàn diện, bởi chúng ta đã không nhìn nhận từ gốc rễ của vấn đề.

Trước hết, cần phải hiểu thế nào là “Đức hi sinh”.

Chúng ta vẫn thường cho rằng hi sinh là sự mất mát, nhưng đó là một cái nhìn phiến diện, hẹp hòi. Hi sinh là một sự đánh đổi, đánh đổi những lợi ích trước mắt để lấy cái lợi ích lâu dài, đánh đổi cái niềm vui nhỏ bé để được cái ý nghĩa lớn lao, đánh đổi sự thỏa mãn của một bộ phận để đảm bảo sự ổn định của toàn thể… Người ta sẽ cảm thấy hi sinh là sự mất mát chỉ khi không nhìn thấy được cái lợi ích lâu dài, không cảm nhận được những ý nghĩa lớn lao, không ý thức được cái trường tồn của toàn thể.

Một người mẹ dành nhiều thời gian, tâm huyết và tiền bạc để nuôi dưỡng và giáo dục đứa con của mình sẽ được nhìn nhận là gì? Sẽ nhìn nhận đó là sự hi sinh nếu người mẹ đó không cảm nhận được niềm vui khi chứng kiến đứa con mình ngày một trưởng thành, không thấy trước được viễn cảnh đứa bé kia sẽ trở thành một con người hoàn thiện và đẹp đẽ. Sẽ nhìn nhận đó là sự đánh đổi tích cực nếu người mẹ đó hiểu rằng chỉ cần 1/3 thời gian trong 1/3 cuộc đời của mình thôi cũng đã tạo ra được một cuộc đời mới, một con người mới, một nhân cách mới hoàn chỉnh. Và sẽ là hạnh phúc khi người mẹ đó có tình yêu với đứa con của mình, với gia đình của mình, với người chồng của mình, nhìn nhận việc nuôi dạy đứa trẻ cùng chồng như là một sự tận hưởng tình yêu và trải nghiệm cuộc sống.

Đức hi sinh không phải là sự hi sinh. Đức hi sinh là ý thức sẵn sàng hi sinh, khả năng sẵn sàng hi sinh được tích lũy trong tâm thức ở mỗi con người. Nó có thể được tích lũy dưới dạng những cảm xúc thiêng liêng được vun đắp từ nhỏ, hay là sự lựa chọn của những suy nghĩ thấu đáo.

Một con người có Đức hi sinh có khả năng coi việc hi sinh những lợi ích của mình cho một giá trị nào đó xứng đáng như là một điều hết sức tự nhiên, như là một bổn phận hay trách nhiệm, như là chính ý nghĩa sự tồn tại của mình, như là chính niềm vui, là hạnh phúc của mình. Và bởi vì thế, Đức hi sinh không phải là một gánh nặng, một trách nhiệm, mà là một sự cứu rỗi cho cảm xúc, cho nhận thức, cho tâm hồn của họ.

Chúng ta, dù ít hay nhiều cũng đều hiểu và tin vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo. Đều tin rằng cuộc sống này vốn công bằng và không ai chỉ cho đi mà không được nhận lại, hay chỉ biết nhận mà không phải cho đi. Chúng ta cũng biết rằng sự cho đi là tiền đề để xây dựng những mối quan hệ, những tình cảm, những giá trị sống đẹp đẽ… Thế nên, có được ý thức sẵn sàng cho đi đã là một sự may mắn, bởi khi đó con người không phải nuối tiếc khi phải cho đi mà vẫn có cơ hội tận hưởng niềm vui khi nhận lại. Sẽ còn may mắn hơn nếu như con người biết dành sự hi sinh cho những điều xứng đáng, bởi khi đó họ có cơ hội nhận lại gấp nhiều lần. Và, hạnh phúc thay, khi những người cho đi kia nhìn nhận sự cho đi như là một niềm hạnh phúc, khi ấy, cuộc sống của họ sẽ ngập tràn hạnh phúc, và chúng ta nói rằng những con người ấy có Đức hi sinh.

Vậy tại sao lại gọi là “Đức hi sinh” mà không gọi bằng một cái tên khác như “Dám đánh đổi”?
Là bởi vì trước kia phụ nữ vốn không được học hành nên nhận thức bị hạn chế, cộng thêm với cuộc sống khó khăn đã giam hãm năng lực cảm nhận của họ nên họ khó có thể hiểu được những điều phức tạp, trừu tượng. Sẽ là khó khăn hơn để giúp một người phụ nữ không được học hành hiểu rằng những gì họ đang cho đi là một sự đánh đổi giữa hiện tại và tương lai, giữa cái cụ thể và cái khái quát, giữa cái bộ phận và cái bao hàm. Họ không được trang bị hoặc không dễ được trang bị những năng lực nhận thức để nhìn ra những điều đó, để hiểu rằng việc nuôi dạy con cái là một bổn phận với xã hội, với giống nòi, rằng việc chăm sóc cho chồng là vun đắp cho gia đình, cho tương lai, rằng việc yêu thương, bao dung và tha thứ với người khác là làm đẹp cho môi trường xã hội mình đang sống… Nên, sẽ phù hợp hơn với họ khi gọi tên đức tính đó là Đức hi sinh.

Nhưng đạo đức truyền thống vốn khôn ngoan và công bằng. Truyền thống khôn ngoan vì đã khéo léo ca ngợi đức hi sinh của người phụ nữ bằng cách gọi tên bổn phận của họ là những thiên chức, bằng cách gợi lên ở người chồng, người con trong gia đình những tình cảm trân trọng và yêu thương, bằng cách vẽ lên hình ảnh người vợ, người mẹ thật đẹp đẽ trong tư tưởng hay văn hóa xã hội, bằng cách xây dựng những ngày lễ quan trọng để ngợi ca những đức tính, những con người này… Những điều ấy là những gì mà cuộc sống, mà xã hội hay gia đình bù đắp cho cảm xúc của người phụ nữ, động viên và thúc đẩy người phụ nữ rèn luyện và bồi đắp Đức hi sinh cho mình. Trong mô hình truyền thống hoàn chỉnh, mọi sự tương tác giữa người với người đều hết sức nhân văn và đẹp đẽ.

Truyền thống công bằng vì truyền thống cũng đòi hỏi ở người nam giới những sự hi sinh tương tự, nhưng được gọi tên bằng những ngôn từ khác đi, đó là sự cao thượng, sự che chở, sự tranh đấu, sự dựng xây, là trách nhiệm dòng tộc, trách nhiệm quốc gia xã tắc… Ẩn bên trong những giá trị đạo đức này vẫn là sự đánh đổi, đánh đổi giữa cái ngắn ngủi trong hiện tại để lấy cái bền vững ở tương lai, đánh đổi nhu cầu của một bộ phận để lấy cái ổn định của toàn thể.

Nhưng người nam giới đã được giáo dục nhiều hơn để hiểu ra bản chất và sự cần thiết của những đức tính ấy, nên có thể gọi tên những đức tính ấy bằng những ngôn từ cụ thể và chính xác hơn, thích hợp với từng bổn phận và trách nhiệm với từng đối tượng và sắc thái hơn.

Cao thượng là sự đánh đổi những lợi ích của bản thân để đạt được sự tồn tại cho một giá trị nào đó của cái chung, của tập thể. Che chở là sự hi sinh những nhu cầu của bản thân để thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết và quan trọng hơn đối với những người khác. Tranh đấu là hi sinh sự an toàn của bản thân để đổi lấy những nền tảng thuận lợi cho xã hội. Dựng xây là sự đánh đổi những nguồn lực của hiện tại để đạt được những thành tựu lâu dài và bền vững trong tương lai.

Bởi thế, “Đức hi sinh” là đức tính cần thiết ở tất cả mọi người, cần được khơi gợi và bồi đắp ở tất cả mọi người. Và để quá trình này được thuận lợi, thì đã đến lúc để bất cứ ai cũng nên được hiểu, được nhìn nhận về nó một cách rõ ràng hơn, tường tận hơn. Như thế, bản thân mỗi người mới có thể tự mình bồi đắp cho mình và không bị những hiện tượng hay xu hướng nhất thời làm cho nản chí.

Đức hi sinh là một giá trị đạo đức, là sự khôn ngoan của tâm hồn. Và vì thế nó luôn mang lại những điều tốt đẹp cho con người, hay cho mối quan hệ giữa người với người. Đức hi sinh chỉ gây ra đau khổ khi người ta không hiểu đúng về nó, không cảm nhận được nó, hay không sử dụng nó đúng cách.

Từ trước đến giờ, con người chỉ đau khổ vì hi sinh cho những gì không xứng đáng để hi sinh, con người chỉ đau khổ vì hi sinh mà không cảm nhận được tình yêu thương và lẽ công bằng trong sự hi sinh đó. Từ trước đến giờ, con người chỉ đau khổ vì sự ngu dốt của mình mà thôi.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 18)

Trong vô vàn những giá trị truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông bà để lại, không thể không nhắc đến đức tính hy sinh. Đầu tiên, hãy hiểu rõ đức tính hy sinh là gì? Hy sinh là một phẩm chất cao quý mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện để có được. Hy sinh là sẵn lòng quên mình để lo cho người khác. Sự hy sinh không chỉ là biểu hiện của giá trị con người mà còn là cách để nâng cao giá trị của bản thân. Hy sinh không chỉ là hy sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng còn là hy sinh hàng ngày xung quanh ta. Sự hi sinh cũng là hình ảnh của người mẹ hy sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho con. Cha hy sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi con đi học. Là bóng hình của thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt kiến thức, bài học. Đức tính hy sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao quý mà mỗi người chúng ta cần phải có, thể hiện trong những hành động nhỏ nhặt hàng ngày. Người có đức tính hy sinh luôn được mọi người yêu quý, tin tưởng và trân trọng. Họ cũng thể hiện sự dũng cảm của bản thân, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Hy sinh là một trong những phẩm chất tốt đẹp mà ông bà đã truyền lại cho thế hệ chúng ta.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 19)

Một trong những phẩm chất vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay chính là đức hi sinh. Đức hi sinh là phẩm chất đẹp, một lòng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng những thiệt hại lớn, thậm chí cả sự hi sinh của mình để thực hiện mục đích cao đẹp, tình cảm lớn lao. Những người có đức hi sinh không chỉ hy sinh thời gian và sức lực mà còn cả tình mạng để vì lợi ích của người khác.

Lịch sử ghi nhận vô số nhân vật dũng cảm đã hi sinh vì đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê đã hy sinh mạng sống của mình để cứu chúa Lê Lợi và cả dân tộc Việt Nam. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh tuổi trẻ, gia đình hạnh phúc để tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại quân Mỹ, với hy vọng mang lại hòa bình và cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Ngày nay, mặc dù đất nước đã bình yên và thống nhất, nhưng các chiến sĩ công an vẫn làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm trật tự an toàn cho nhân dân. Họ là những người lao động vất vả, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ cuộc sống của mọi người.

Hi sinh là một trọng tâm quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Tuy nhiên, việc hi sinh không chỉ đơn thuần là vì lợi ích cá nhân mà còn phải vì lợi ích của cộng đồng và quê hương đất nước. Bởi vì chỉ khi hi sinh cho tập thể, chúng ta mới có thể tạo ra giá trị thực sự. Nó giúp ta rèn luyện đức tính dũng cảm và vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Những người có tinh thần hi sinh luôn được tôn vinh và kính trọng vì đó là những người đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, những người thiếu lòng hi sinh thường không đủ bản lĩnh và sợ hãi trước nguy hiểm, và không có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn.

Nếu xã hội không có những người biết hi sinh cho cộng đồng, thì cuộc sống không thể bình yên và tươi đẹp. Do đó, chúng ta cần rèn luyện đức tính này từ khi còn là học sinh và tiếp tục phát huy nó để có thể sống vì tất cả mọi người. Chúng ta cần phát triển tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người” để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 20)

Cuộc sống đầy đủ và đa dạng mang đến cho con người những trải nghiệm đáng nhớ, những cảm xúc tuyệt vời và những bài học sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong số các bài học quan trọng, đức hi sinh là một trong những phẩm chất đáng quý của con người.

Con người là một sinh vật đặc biệt vì có trí tuệ và đạo đức. Đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, là sự hy sinh bản thân vì lợi ích của người khác. Đặc biệt, tình mẫu tử và tình cha con là những hình ảnh cụ thể và đầy cảm xúc nhất của đức hi sinh. Hình ảnh những nếp nhăn trên gương mặt của cha, hay những giọt mồ hôi trên vai của mẹ vì lo lắng cho con cái là những biểu tượng nghệ thuật sâu sắc về tình phụ tử và mẫu tử. Đức hi sinh của cha mẹ là nền tảng tạo nên tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho con cái, và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển.

Đức hi sinh không chỉ xuất hiện trong tình cha con, mẫu tử mà còn được biểu hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, bao gồm ông bà, con cháu, anh chị em, cha mẹ và con cái. Sự hy sinh của mỗi người trong gia đình đóng góp vào sự hi sinh và tình yêu thương của gia đình. Nó giúp tạo ra một môi trường yêu thương, sự ủng hộ và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

Trong tổng thể, đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao quý của con người và đóng góp quan trọng cho sự hình thành của tình cảm gia đình và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển tốt hơn.

Trong cuộc sống, sự hi sinh và lòng dũng cảm được thể hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Trong thời chiến, hàng ngàn chiến sĩ vô danh đã liều mình hy sinh để bảo vệ đất nước, từ thời bắc thuộc đến chiến tranh chống Mỹ. Họ đã đánh đổi cả thời tuổi trẻ để đem lại hòa bình và độc lập cho quê hương.

Trong thời bình, những người đã âm thầm hi sinh để đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại cũng được ghi nhận và tôn vinh. Họ là những nhà khoa học cần cù nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những giáo viên tận tụy dạy dỗ thế hệ tương lai, những công nhân vệ sinh quét rác để giữ thành phố sạch đẹp và những người cha mẹ dành thời gian, công sức và tiền bạc để cho con em được đi học.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều tấm gương hi sinh không được công chúng biết đến, những người đã thầm lặng đóng góp cho cộng đồng, cho môi trường sống và cho thiên nhiên. Tuy nhiên, trong lịch sử, những người đã dũng cảm hy sinh vì lợi ích của đất nước và dân tộc được ghi nhớ mãi như Lê Lai và Nguyễn Văn Trỗi.

Hiện nay, nhiều chiến sĩ công an vẫn đang làm việc ngày đêm để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân, và họ đều là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ mọi người. Các hành động này là minh chứng cho tình yêu đất nước và lòng trung thành với cộng đồng của những người hi sinh.

Đức tính hi sinh là một giá trị vô cùng quý giá trong đời sống văn hóa của con người. Nó phản ánh tình yêu thương chân thật của con người và giúp mang lại những lợi ích lớn lao cho cộng đồng. Những người hi sinh cho gia đình, cho đất nước hay cho nhân loại luôn được tôn vinh và ca ngợi vì họ đã đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể hi sinh một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cộng đồng, chúng ta cần có lý trí tỉnh táo và tình cảm trong sáng, tránh những hậu quả tai hại từ sự mù quáng. Đức tính hi sinh cũng cần được rèn luyện và phát triển linh hoạt ngay từ khi còn trẻ để trở thành một người 'sống vì mọi người' và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Đóng góp của những người biết hi sinh vì cộng đồng là vô cùng quý giá và thiết yếu để xây dựng một cuộc sống bình yên, tươi đẹp và phát triển. Do đó, chúng ta cần trân trọng và tôn vinh những hành động này, đồng thời động viên và khuyến khích mọi người hi sinh cho cộng đồng một cách đúng đắn và có ích.

Cách làm bài văn nghị luận về sự việc ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 21)

Một trong những phẩm chất vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay chính là đức hi sinh. Đức hi sinh là phẩm chất đẹp, một lòng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng những thiệt hại lớn, thậm chí cả sự hi sinh của mình để thực hiện mục đích cao đẹp, tình cảm lớn lao. Những người có đức hi sinh không chỉ hy sinh thời gian và sức lực mà còn cả tình mạng để vì lợi ích của người khác.

Lịch sử ghi nhận vô số nhân vật dũng cảm đã hi sinh vì đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê đã hy sinh mạng sống của mình để cứu chúa Lê Lợi và cả dân tộc Việt Nam. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh tuổi trẻ, gia đình hạnh phúc để tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại quân Mỹ, với hy vọng mang lại hòa bình và cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Ngày nay, mặc dù đất nước đã bình yên và thống nhất, nhưng các chiến sĩ công an vẫn làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm trật tự an toàn cho nhân dân. Họ là những người lao động vất vả, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ cuộc sống của mọi người.

Hi sinh là một trọng tâm quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Tuy nhiên, việc hi sinh không chỉ đơn thuần là vì lợi ích cá nhân mà còn phải vì lợi ích của cộng đồng và quê hương đất nước. Bởi vì chỉ khi hi sinh cho tập thể, chúng ta mới có thể tạo ra giá trị thực sự. Nó giúp ta rèn luyện đức tính dũng cảm và vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Những người có tinh thần hi sinh luôn được tôn vinh và kính trọng vì đó là những người đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, những người thiếu lòng hi sinh thường không đủ bản lĩnh và sợ hãi trước nguy hiểm, và không có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn.

Nếu xã hội không có những người biết hi sinh cho cộng đồng, thì cuộc sống không thể bình yên và tươi đẹp. Do đó, chúng ta cần rèn luyện đức tính này từ khi còn là học sinh và tiếp tục phát huy nó để có thể sống vì tất cả mọi người. Chúng ta cần phát triển tinh thần 'một người vì mọi người, mọi người vì một người' để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 22)

Trong cuộc sống, bên cạnh việc con người cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình thì cũng cần yêu thương, giúp đỡ, hi sinh cho nhau. Có thể thấy, sự hi sinh thầm lặng từ những điều nhỏ bé nhất là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, việc chúng ta suy nghĩ tích cực, sống tích cực, cống hiến những điều nhỏ bé tốt đẹp, giúp đời giúp người là đang góp phần giúp xã hội phát triển văn minh hơn. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Sự hi sinh thầm lặng, cho đi mà không mong nhận lại không chỉ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn mà nó còn giúp tình người ngày càng gắn kết, gần nhau hơn. Là một học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh rèn luyện bản thân mình, tích cực học tập thì chúng ta cũng cần biết giúp đỡ người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong hồi đáp; biết bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, của cái ta cao cả. Mỗi người có một lần để sống, hãy là người rộng lượng, biết hi sinh vì những điều tốt đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là để bản thân không phải hối tiếc vì những điều đã qua.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 23)

Nếu sự ích kỉ khiến con người trở nên tầm thường, nhỏ bé thì sự hi sinh lại giúp con người trở nên cao thượng. Đức hi sinh luôn hiện hữu và tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó đã trở thành lẽ sống, lí tưởng sống trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.

Hi sinh là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. Đó là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân và có thể hi sinh tính mạng của mình vì sự sống của người khác. Đây là đức tính cao quý của nhân dân ta mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời kì chiến tranh ác liệt, biết bao người anh hùng đã tham gia chiến đấu để giành lấy hòa bình, tự do cho Tổ quốc. Họ là người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng hay người thanh niên quả cảm Tô Vĩnh Diện đã dùng thân mình để chèn pháo,...Một tấm gương về đức hi sinh mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Những năm tháng tuổi trẻ Bác đã bôn ba khắp các nước trên thế giới để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, khi trở về Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Những câu hát: 'Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư. Mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam...' (Bác Hồ một tình yêu bao la - Thuận Yến) vẫn còn vang mãi trong tâm thức mỗi chúng ta. Bên cạnh những anh hùng được tổ quốc ghi công được nhiều người biết đến thì vẫn có vô số những con người vô danh đã ngã xuống vì màu cờ sắc áo của dân tộc. Họ là những người 'Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước' (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm). Đức hi sinh của họ đã trở thành lí tưởng sống. Đối với họ, sống là cống hiến, là hi sinh để có thể mang lại hạnh phúc cho đồng bào, dân tộc. Bao nhiêu gian nan, khổ cực cũng không thể khiến họ lùi bước.

Khi bom đạn chiến tranh đã qua đi, đức hi sinh của con người vẫn luôn được thể hiện trong cuộc sống thường nhật. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến anh Trần Hữu Hiệp hay anh Nguyễn Văn Nam và nhiều tấm gương khác vì cứu người mà hi sinh tính mạng của mình. Anh Trần Hữu Hiệp đã có một hành động thật dũng cảm khi nhường chiếc áo phao của mình cho một phụ nữ trong vụ chìm tàu ở vùng biển Cần Giờ để nhận lấy cái chết về mình. Giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, con người ấy đã nhường lại cơ hội sống của mình cho người khác. Khi trông thấy năm em nhỏ đang bị đuối nước, Nguyễn Văn Nam đã không ngần ngại mà nhảy xuống cứu các em. Ngay cả khi bản thân đã đuối sức thì Nam vẫn liều mình để cứu một em nhỏ còn lại và anh bị dòng nước nhấn chìm. Những hành động đó cao cả và đáng quý biết nhường nào!

Đức hi sinh không chỉ thể hiện ở việc nhận lấy cái chết về mình để đánh đổi lấy sự sống cho người khác mà nó còn được thể hiện ở những hành động thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa. Những người cha, người mẹ đã dùng cả cuộc đời chăm lo cho các con để các con có một cuộc sống đầy đủ. Họ không quản ngại mưa nắng, khó khăn, cực khổ lao động để mua cho con một chiếc cặp sách mới, một bộ quần áo mới. Bao nhiêu giọt mồ hôi cũng chính là bao nhiêu sự vất vả, hi sinh của cha mẹ. Họ luôn giấu đi sự mệt mỏi để dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Sự hi sinh của các bậc cha mẹ là vô bờ bến. Công ơn ấy chúng ta dành cả một đời cũng không thể nào đền đáp hết được. Ngoài ra, chúng ta còn biết đến những người chiến sĩ, giáo viên tự nguyện lên vùng cao hay vùng biển đảo xa xôi để công tác và làm việc. Những người giáo viên đã hi sinh cả tuổi trẻ, thậm chí là cả cuộc đời của mình để gắn bó với những nơi hẻo lánh, những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn để mang kiến thức đến cho mọi người. Những người lính cũng góp sức mình để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Tất cả những con người ấy đều xứng đáng được ngợi ca và tôn trọng.

Người có đức hi sinh sẽ luôn được mọi người yêu quý. Đức hi sinh xuất phát từ lòng yêu thương con người vì vậy nó là sợi dây gắn kết con người lại với nhau. Đức hi sinh giúp ta biết yêu thương người khác, biết hành động vì người khác. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta sống đẹp hơn, sống có ích hơn bởi 'Có gì trên đời đẹp hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu). Bên cạnh việc ngợi ca những người có đức hi sinh chúng ta cũng cần phê phán lối sống theo chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ của một số cá nhân trong xã hội. Họ chỉ quan tâm đến bản thân mình mà vô cảm, thờ ơ, không biết hi sinh vì người khác.

Để có được cuộc sống no ấm, tươi đẹp như hôm nay, chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với những người anh hùng đã hi sinh vì nền độc lập, hòa bình của dân tộc, biết ơn những người cha, người mẹ đã dành cả cuộc đời để chăm lo cho chúng ta. Đồng thời mỗi cá nhân cần rèn luyện đức hi sinh cho bản thân và phát huy đức tính cao đẹp ấy để xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng gắn kết.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 24)

Sự hi sinh vì người khác không chỉ là hành động cao đẹp của con người, mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh, nhân văn và tốt đẹp hơn. Nếu như sự tham lam, tính ích kỷ khiến cho con người trở nên thấp hèn, thì đức hi sinh lại làm cho con người ta trở nên cao thượng, đáng quý. Đức hi sinh không chỉ là việc cố gắng giúp đỡ người khác, mà còn là việc chấp nhận những thiệt thòi, mất mát cho bản thân. Đó là sự hy sinh, tình nguyện cùng chia sẻ với người khác trong hoàn cảnh khó khăn. Khi mà một người hy sinh cho người khác, nó không chỉ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người được giúp đỡ mà còn mang lại sự rung động mạnh mẽ, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp, chân thành giữa con người với con người. Ngoài ra, đức hi sinh còn tạo ra sự tôn trọng, yêu mến của mọi người xung quanh. Những người có đức hi sinh luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người khác. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tình cảm hơn và cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đức hi sinh chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó được xuất phát từ những hành động, suy nghĩ đúng đắn, không đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vì hy sinh vì một tư tưởng chắc chắn là cao quý, nhưng còn cao quý hơn nếu người ta hy sinh vì tư tưởng đúng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có những tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và những giá trị văn hóa cao đẹp để định hướng cho những hành động và suy nghĩ của mình.

Nghị Luận Xã Hội: Ý nghĩa về những điều ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 25)

Cuộc sống vô nghĩa hay có nghĩa là do chúng ta lựa chọn. Nếu muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, trước hết chúng ta cần sống có đức hi sinh thầm lặng. Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (Có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống là những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn. Sự hi sinh có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với cuộc sống: Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Mỗi người chỉ có một đời để sống, hãy sống với đức hi sinh cao đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 26)

Trong cuộc sống ngày nay, sự hi sinh, cống hiến thầm lặng trong thời đại này là một trong những việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Họ là những anh hùng, những con người đã cống hiến cho đất nước , tổ quốc ta . Những con người sống vì mọi người không lo nghĩ cho bản thân mình dù trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ, khó khăn nào. Đây là một trong những người sống đẹp, sống vì một cộng đồng một trong những dấu hiệu của sống tốt vì cộng đồng phát triển. Tiếp theo, họ sống cống hiến hết mình cho xã hội, không ngừng học hỏi, lỗ lực tìm hiểu những điều xung quanh để giúp ích cho đất nước. 'Cần cù bù siêng năng' quả thật không sai. Họ chính là những con kiến, chú ong cần cù, miệt mài ngày đêm không ngừng lùi bước để bước đến vinh quang của đất nước. Sự cống hiến thầm lặng này đang diễn ra rất phổ biến ở khắp thế giới. Chẳng hạn như những bác sĩ đang cống hiến cả cuộc đời mình để chống đại dịch Covid_19. Dịch này là một loại dịch rất nguy hiểm, bao con người đã hi sinh, ra đi không thương tiếc. Các bác sĩ không ngưng hi sinh tính mạng, bỏ cả một cuộc đời dài ở phía trước để cứu sống những bệnh nhân của mình đang dần chết dần chết mòn. Hơn thế nữa, nếu bạn là người cống hiến thầm lặng trong cuộc sống hiện nay , mai sau chắc chắn trong tương lai bạn sẽ được nhận lại một món quà vô cùng ý nghĩa. Việc làm của bạn sẽ được đền ơn, đáp nghĩa thành công.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 27)

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, trong cuộc sống chúng ta muốn có được những điều tốt đẹp thì chúng ta cần phải biết cho đi, yêu thương mọi người. Trong cuộc sống này, vẫn còn có những người âm thầm hi sinh, cống hiến mà không hề đòi hỏi, đây là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập theo. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng còn là việc chúng ta giúp đỡ người khác, làm cho họ tốt mà không đòi hỏi công lao. Mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Nếu trong trường hợp đó, có người hi sinh giúp đỡ chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. Ngược lại khi người khác gặp hoàn cảnh tương tự, chúng ta có thể giúp đỡ được họ thì hãy cố gắng nhất có thể. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, nếu chúng ta sống với đức hi sinh ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Một thực tế chúng ta có thể nhận ra đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Sống trong đời sống, chúng ta cần có một tấm lòng, cần có sự hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, phát triển, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp và bền vững hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 28)

Cho và nhận là hai khái niệm, hai bài học căn bản để làm người. Chúng ta cần phải biết cho đi, sẵn sàng giúp đỡ người khác để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Và đức tính tốt đẹp nói lên phẩm chất đó chính là hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Đức hi sinh là sự tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó về mình vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình và thờ ơ với những con người xung quanh đặc biệt là những con người nghèo khó đang cần đến sự giúp đỡ. Những kẻ sống ích kỉ này luôn luôn nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác. Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết “sống vì mọi người” hay “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

iVolunteer Việt Nam

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 29)

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, đó là một tinh thần cao đẹp và cần được trân trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế xã hội hiện nay lại đang bị nhiễm bẩn bởi những thái độ ích kỷ, chỉ biết suy nghĩ cho bản thân mà quên đi tình cảm, sự quan tâm đến người khác xung quanh. Để xây dựng một xã hội văn minh, hòa bình và tiến bộ, chúng ta cần phải thực hiện đức hy sinh, đó là một hành động tốt đẹp và có ý nghĩa sâu sắc. Đức hi sinh đòi hỏi chúng ta phải nhường nhịn, tôn trọng và giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì trả lại. Điều này đòi hỏi sự tự giác và tình yêu thương, khi bạn đang giúp đỡ người khác, bạn cũng đang giúp đỡ chính mình. Chúng ta không thể sống một mình và cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Khi được giúp đỡ, chúng ta cũng cần quan tâm đến những người xung quanh, giúp đỡ họ nếu có thể và không để họ cảm thấy cô đơn và bất lực. Đức hy sinh không chỉ là việc giúp đỡ người khác mà còn là việc chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình để người khác có được cuộc sống tốt hơn. Đó có thể là những hy sinh cao cả như hy sinh tiền bạc, hoặc thậm chí là mạng sống để bảo vệ người khác. Hoặc đó có thể là những hành động nhỏ như tặng quà cho người nghèo, tình nguyện giúp đỡ người khuyết tật. Ngoài ra, đức hy sinh còn giúp cho chúng ta có một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc. Khi giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận được sự cảm kích, tình yêu thương và kính trọng của họ. Trong thực tế, ta có thể nhận thấy rằng vẫn còn nhiều người chỉ suy nghĩ đến bản thân và lợi ích của mình, bỏ qua sự quan tâm đến những người xung quanh. Họ có thể coi sự hy sinh là một điều không đáng, làm cho bản thân mất đi nhiều hơn nhận được. Tuy nhiên, những hành động ích kỷ như vậy đều đáng bị chỉ trích và phê phán. Để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, chúng ta cần có tấm lòng lớn, sẵn sàng hi sinh và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển và tiến bộ. Chỉ khi đó, cuộc sống mới được tạo nên với nhiều giá trị đáng trân trọng và kéo dài bền vững hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 30)

Trong cuộc sống, bên cạnh việc con người cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình thì cũng cần yêu thương, giúp đỡ, hi sinh cho .nhau. Có thể thấy, sự hi sinh thầm lặng từ những điều nhỏ bé nhất là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, việc chúng ta suy nghĩ tích cực, sống tích cực, cống hiến những điều nhỏ bé tốt đẹp, giúp đời giúp người là đang góp phần giúp xã hội phát triển văn minh hơn. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Sự hi sinh thầm lặng, cho đi mà không mong nhận lại không chỉ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn mà nó còn giúp tình người ngày càng gắn kết, gần nhau hơn. Là một học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh rèn luyện bản thân mình, tích cực học tập thì chúng ta cũng cần biết giúp đỡ người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong hồi đáp; biết bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, của cái ta cao cả. Mỗi người có một lần để sống, hãy là người rộng lượng, biết hi sinh vì những điều tốt đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là để bản thân không phải hối tiếc vì những điều đã qua.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 31)

'Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ '. Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 32)

Đã gần 8 năm kể từ ngày thảm kịch chìm phà Sewol xảy ra. Sự mất mát, đau thương của những người ở lại không gì có thể kể xiết. Thế nhưng, cùng với nỗi đau, trong thảm kịch chúng ta vẫn thấy được những câu chuyện thật đẹp về tình thương, về đức hi sinh cao cả. Khi tai họa ập đến, một người thầy giáo đã không do dự mà nhường phao cứu sinh của mình cho những người học trò, nhường đi chính cơ hội được sống của chính mình. Đó là câu chuyện thật buồn nhưng cũng thật đẹp về đức hi sinh. 'Đức hi sinh' là việc nhận về mình những thiệt thòi có thể là vật chất hoặc tinh thần để mang đến những điều tốt đẹp hơn cho người khác. Đức hi sinh là kết tinh của tình thương và tấm lòng đồng cảm, ý thức sẻ chia. Sự hi sinh mang đến những cơ hội phát triển và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác. Người có đức hi sinh sẽ nhận được yêu quý, kính trọng của những người xung quanh, mặt khác, sự hi sinh ấy không bao giờ là vô nghĩa vì nó được mọi người trân trọng, học tập và lan tỏa ra cộng đồng bằng những hành động ý nghĩa. Đáng buồn thay, cuộc sống của chúng ta vẫn tồn tại rất nhiều người sống ích kỉ, vụ lợi, chỉ biết đến bản thân. Cũng có những người luôn hi sinh một cách mù quáng vì người khác mà bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp của bản thân. Để đức hi sinh phát huy được hết ý nghĩa cao đẹp của nó, chúng ta cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, cần cân bằng giữa hoạt động cho và nhận. Có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân là điều đáng quý, mọi hành động nỗ lực, cố gắng vì bản thân đều đáng được trân trọng. Thế nhưng, giữa bộn bề của cuộc sống, bên cạnh việc sống vì mình, chúng ta hãy học cách yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh, bởi 'Sống vì người khác mới là cuộc sống có ý nghĩa nhất'.

Nghị luận về đức hi sinh hay nhất (15 ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 33)

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại bao ngàn đời này như lòng biết ơn, sống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết dân tộc, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước sâu sắc,.. Trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Khi nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nối tiếp nhau đều dùng có làm công cụ để dạy dỗ, rèn luyện con cái thành tài. Để trong tương lai, các thế hệ trẻ sau này sẽ được tốt đẹp, sẽ được học thêm nhiều điều hay lẽ phải để giúp xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, để sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác đã nói.

Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ.

Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải…

Hi sinh còn là sự tự nguyện đánh đổi. Đánh đổi những nhu cầu cá nhân, đánh đổi hạnh phúc riêng, đánh đổi lợi ích riêng để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn. Và chắc chắn một điều rằng, khi một người tự nguyện hi sinh, họ luôn cảm thấy vui vẻ, thấy tự hào vì những việc làm của mình, bởi họ biết rằng cho đi thì sẽ nhận lại hoặc cho đi sẽ không nhận lại được gì nhưng họ chấp nhận điều đó… Bởi lẽ khi họ tự nguyện hi sinh là họ đã hiểu được vấn đề đó nó sẽ như thế nào rồi. Chính vì thế mà đức hi sinh thật sự cao cả, cao đẹp, cao thượng, và rất đáng để chúng ta trân trọng nó bằng cả trái tim nhỏ bé của mỗi cá nhân con người dân tộc Việt Nam. Hi sinh ở đây là hi sinh cái mình mang có để mang đến niềm vui đến lợi ích cho người khác, chứ không phải hi sinh cái của người khác để trục lợi về bản thân của mình.

Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối.

Theo suốt bề dày 4000 năm lịch sử, đã có rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, khắc ghi suốt đời.

Đầu tiên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, không thể không kể đến có chính là Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Bác đã hy sinh trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình để tìm con đường cứu nước, thắp sáng tương lai lên cho dân tộc Việt Nam. Một sự hi sinh thật là vô cùng ý nghĩa mà khó ai có thể làm được như Bác. Bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách quê người, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình chỉ vì một mục đích duy nhất là mong đất nước sớm được hòa bình, sớm được thống nhất, sớm được tự do, không còn xiềng xích nô lệ. Quả thật, Bác là một tấm gương sáng trong bài học về sự hy sinh.

Nhắc đến chiến tranh, chắc chắn phải nhắc đến sự hi sinh của những người anh hùng đã dám quả cảm, bỏ lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ phía sau mà đi lên đường chiến đấu, chung tay bảo vệ hòa bình cho đất nước Việt Nam. Đi là đi như vậy chứ không hề biết khi nào mới về, thế nên không ai hẹn ngày trở về cả, tất cả đều đồng lòng dốc tâm hết sức phụng sự cho sự nghiệp lớn lao của Tổ quốc với một câu thề son sắc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả, quyết tâm chiến đấu vì bảo vệ hòa bình, bảo vệ sự tự do của đất nước của thế hệ cha ông đi trước thật to lớn, vĩ đại và đáng ngợi ca biết bao.

Đó là những con người có nhiệm vụ ở tiền tuyến để ngày đêm túc trực, canh gác, ngày đêm chinh chiến nơi sa trường, còn ở hậu phương, những bà mẹ già ngồi đợi con, những người vợ đợi chồng, những đứa con đợi cha, chỉ biết chờ đợi trong vô vọng bởi lẽ nơi chiến trường khốc liệt ấy, không biết họ có thể trở về được nữa hay không.

Những tưởng chỉ có sự hy sinh của các chiến sĩ nơi sa trường mới lớn lao, mới vất vả nhưng không, sự hy sinh của các bà mẹ, các người vợ cũng lớn lao, vất vả không kém. Người hậu phương lo cho người tiền tuyến, dù mệt mỏi đi chăng nữa cũng luôn chung tay tiếp sức thêm cho các người lính đang ngày đêm dốc hết tâm huyết, dốc hết cả tính mạng của mình để bảo vệ sự bình yên cho bờ cõi nước nhà.

Ta cũng không quên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, là hình ảnh về một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể lại rằng: “Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,…”. Qua lời kể ngắn ngủi trên, ta mới cảm nhận sự hy sinh vất vả của các mẹ, nuôi con khôn lớn chỉ để mong con được vui vẻ, an yên, chăm sóc lại mình lúc tuổi xế chiều. Ấy vậy mà vì các con đi chinh chiến xa nhà, lại được nghe báo tin buồn, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Ôi thật đớn đau…!

Trong lịch sử nước ta, không thể quên được hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã quên thân mình, hy sinh đã tính mạng của mình để “tráo vai với chúa”, khoác lên mình áo bào để đánh lạc hướng bọn quân xâm lăng. Ông cứu nguy cho Lê Lợi cũng chính là cứu luôn cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, làm sao chúng ta có thể quên được công lao to lớn ấy của Lê Lai được đúng không..?

Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại, đất nước ta được thống nhất vẹn nguyên, nhưng không phải vì thế mà đức tính hi sinh dần bị mai một. Nó được thể hiện qua hình ảnh của các chiến sĩ ngoài biển đảo xa xôi, các chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc Việt Nam hay những chiến sĩ, bộ đội, công an trong đất liền vẫn còn đang ngày đêm thay phiên nhau túc trực, canh gác. Họ đã phải hi sinh thay đổi giờ giấc sinh hoạt hằng ngày, phải hi sinh đã sức khỏe, cả giấc ngủ, những cuộc vui, những lần tụ họp quay quần bên gia đình trong các dịp lễ để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân dân, với lời hứa họ đã thề nguyện khi bước vào con đường sự nghiệp bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương và bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.

Đức hy sinh không chỉ trong chiến tranh mới có, mà nó còn xuất hiện trong đời thường nữa. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta sẽ thấy rõ nét nhất cho đức tính hi sinh đó là cha mẹ. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân, để chăm sóc nuôi dạy con cái, cho con cái được tình yêu thương để được phát triển toàn diện. Cha hi sinh tuổi tác để ngày đêm làm việc, mong sao cho con luôn được đủ đầy hạnh phúc, có đủ cơm ăn áo mặc, được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

Cha mẹ hi sinh những thời gian quý báu của mình để cố gắng chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ hi sinh giấc ngủ để thức trắng đêm lo cho chúng ta mỗi khi ta còn nhỏ, hay là thức trắng đêm lo cho ta mỗi khi ta bị bệnh. Tất cả những thứ tốt đẹp, từ điều nhỏ nhặt đến điều lớn lao, cha mẹ đều muốn dành cho con, không giữ lại cho mình điều gì. Một sự hi sinh thật vĩ đại và to lớn, không gì có thể sánh nổi được.

Bên cạnh cái tốt dĩ nhiên vẫn còn tồn tại cái xấu. Bên cạnh đức tính tốt đẹp là đức hi sinh thì vẫn còn đó một lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, sống theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ cho người khác. Họ không công nhận sự hi sinh của người khác, sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm. Có một số người còn tệ hại hơn, đó chính là sỉ nhục, giẫm đạp, tước đoạt công lao của người khác nữa, những hành động như thế đáng lên án và phải tìm phương pháp tốt nhất để loại bỏ đi những thành phần trong xã hội đang phát triển lên từng ngày như dân tộc Việt Nam ta.

Đức tính hy sinh được xem là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Đức tính tốt đẹp này đã rèn luyện cho chúng ta sự can đảm, biết vượt qua mọi khó khăn, gian lao, trắc trở trong cuộc sống. Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Người có lòng hi sinh sẽ luôn được người đời ghi nhớ, tôn trọng, kính trọng không chỉ mỗi bản thân mình mà gia đình còn được thơm lây. Những anh hùng, những người mẹ anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ luôn được vinh danh trong sách sử đê thế hệ sau luôn ghi nhớ. Họ còn được yêu thương bởi chính họ đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Đức hi sinh là sợi dây kết nối những trái tim không chung nhịp đập đến được với nhau. Cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thấu hiểu những nỗi lòng riêng không biết giải bày cùng ai. Đức hi sinh là tình yêu thương giữa con người với con người, thế nên nó có sức mạnh vô biên mà không ai có thể phá tan được những trái tim đã kết nối với nhau bởi sợi dây mang tên Đức hi sinh. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta nhận ra đức tính ấy còn giúp ta biết yêu thương, biết hành động vì người, giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sinh động hơn. Tâm hồn của con người cũng sẽ vui vẻ hơn, yêu đời hơn và đặc biệt là giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn, sống đẹp hơn và sống có ích cho xã hội bao la rộng lớn này.

Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này. Hy sinh cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt ngàn năm theo bề dày của lịch sử. Mỗi sự hy sinh dù nhỏ bé hay lớn lao cũng đều được trân quý và ghi nhớ, không bao giờ quên. Chúng ta, mỗi cá nhân đều hãy rèn luyện đức tính hy sinh, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt thôi. Nhiêu đó cũng góp phần rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, làm giàu thêm tình yêu thương trong mỗi con người chúng ta. Nó còn giúp chúng ta hoàn thiện được bản thân mình, gắn kết mọi người lại với nhau, xã hội sẽ được phát triển, ngày càng đi lên, tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 34)

Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có đức tính hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như mang đến hạnh phúc cho mình từ những hành động hi sinh ấy. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để cho người khác được hạnh phúc hơn, để cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp hơn.

Đầu tiên, đức hi sinh có thể được biểu hiện ở cấp độ gia đình. Trong gia đình, bố mẹ sẽ là người có đức tính hi sinh cho con cái, sẵn sàng cho đi mọi thứ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cái mình có thể học hành và có một tương lai tươi đẹp nhất. Mọi hành động dành cho con cái mình, dù rất nhỏ nhưng đều là đức hi sinh cao cả, là tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con, chẳng cần nghĩ đến mình vì sự ưu tiên đối với con cái là cao nhất.

Thứ hai, đức tính hi sinh có thể được thể hiện ở sự hi sinh đối với đất nước, với cuộc sống, với cộng đồng. Dù trong thời bình hay trong thời chiến, những con người có đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì cuộc sống chung vẫn là những con người vĩ đại nhất. Đó là anh bộ đội ngã xuống vì độc lập dân tộc, là người cảnh sát hi sinh trước phát súng của tội phạm để bảo vệ nạn nhân, là những y bác sĩ hi sinh vì bình yên của thế giới trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Cuối cùng, đức hi sinh còn được thể hiện ở việc hi sinh cho những người không quen biết. Đó chính là xuất phát từ trong lòng tốt, từ trong tâm hồn cao đẹp của những người muốn đem đến hạnh phúc cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình. Tóm lại, đức hi sinh chính là phẩm chất cao đẹp cần có ở mỗi người.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 35)

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống được hiểu là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.

“Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 36)

Nếu sự tham lam, vụ lợi khiến cho con người trở nên ích kỉ, thấp hèn thì sự hi sinh vì người khác lại làm cho con người ta trở nên cao thượng, đáng quý. 'Đức hi sinh' là việc chấp nhận giúp đỡ, cưu mang người khác dẫu phải nhận về mình những thiệt thòi, mất mát. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc gặp phải khó khăn, thất bại khiến chúng ta gục ngã, khi ấy sự giúp đỡ của người khác sẽ khiến chúng ta có thêm niềm tin, động lực để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh. Đức hi sinh không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống của người khác mà còn tạo ra sự rung động mạnh mẽ, nó khơi dậy những tình cảm tốt đẹp, chân thành giữa con người với con người. Người có đức hi sinh sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu mến của mọi người xung quanh. Đức hi sinh khi được lan tỏa rộng rãi trong xã hội sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên nhân văn, giàu tình thương. Tuy nhiên, đức hi sinh cũng chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó được xuất phát từ những hành động, suy nghĩ đúng đắn, không đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội, bởi 'Hy sinh vì một tư tưởng chắc chắn là cao quý. Nhưng còn cao quý hơn biết bao nhiêu nếu người ta hy sinh vì tư tưởng đúng!' - Henry Louis Mencken.

Nhớ những người mẹ thầm lặng hy sinh vì ...

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 37)

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Sự hi sinh là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 38)

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh. Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện. Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận. Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết bài văn nghị luận về ý nghĩa sự hy sinh (Mẫu 39)

Những người mẹ ngày đêm tần tảo, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, những người cha hằng ngày vẫn vật lộn với gánh nặng trụ cột gia đình, những chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn cầm chắc tay súng....đó là những hi sinh lặng thầm cho tất cả từ nhỏ bé đến lớn lao vô tận. Hy sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân cho một điều gì đó đáng quý hơn, đó là sự quên mình, cống hiến, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp chung, lợi ích chung. Đức hy sinh đòi hỏi con người sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán thiệt hơn, thâm chí còn xả thân vì người khác. Từ những việc làm rất nhỏ như nhường chỗ cho người già, san sẻ cho những người còn khó khăn đến lý tưởng cao đẹp cống hiến hết mình cho Tổ Quốc của những người lính và còn vô số những sự hy sinh thầm lặng khác mà nhờ đó xã hội chúng ta đã phát triển tốt đẹp và bền vững. Nhưng không phải việc làm, hành động nào cũng đáng biểu dương nếu đó là những sự hy sinh giả tạo, nhằm mang lại danh tiếng cho bản thân, muốn nhận cái hư danh ' người tốt'. Nhiều người còn ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình, tham sống sợ chết...đó vẫn là một mảng tối trong xã hội hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải biết mở rộng trái tim mình, phải biết sống vì người khác, quan tâm, chia sẻ, đừng ích kỉ, hãy để đôi tay phảng phất hương hoa vì những hành động tốt đẹp của bản thân, để vị ngọt tình người lan tỏa khắp cuộc đời này.

1 60 lượt xem