Top 50 mẫu Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 50 mẫu Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà giúp các em làm bài văn có nhiều cách phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 104 lượt xem


Nội dung bài viết

Phân tích Bạn đến chơi nhà

I) Dàn ý phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

Dàn ý phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 1)

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

Câu đầu: Giới thiệu việc bạn đến chơi nhà

- Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.

- Cách xưng hô: bác, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.

- Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

- Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.

=> Câu mở đầu giống như một lời mời đầy chân tình, tự nhiên.

 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà

Nhà thơ đã tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:

- Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.

- Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

- Còn trong nhà thì không có gì:

+ Ao sâu - khôn chài cá: khó mà bắt được cá để mời bạn.

+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.

+ Miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có.

=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.

- Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời: Thể hiện qua giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.

Câu cuối: Tình cảm bạn bè thắm thiết

- Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.

- “Ta với ta”:

+ Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà

+ Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách

+ Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Dàn ý phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 2)

1. Mở bài

- Thảo luận về Nguyễn Khuyến (các điểm nổi bật về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)

- Phân tích về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (lịch sử xuất hiện, tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

Mở đầu: giới thiệu việc bạn ghé nhà

- Thời gian: “đã lâu rồi”, đồng nghĩa với việc bạn đã không đến thăm từ lâu.

- Cách gọi: dùng từ “bác”, thể hiện sự thân thiện và gần gũi giữa các bạn.

- Tính cách: mở lòng, chân thành thể hiện sự hiếu khách của nhân vật trữ tình.

- Hai câu: như là một tiếng chào đón, một lời mời rộn rã của người chủ nhà, đầy sự ấm áp và thân thiện.

=> Phần mở đầu như lời mời chân thành, tự nhiên đến thăm nhà.

6 câu tiếp theo: tình hình nhà thơ khi bạn ghé thăm

Nhà thơ đã tạo ra một tình huống rắc rối khi bạn đến thăm:

- Trẻ con không có nhà - không có ai mua đồ tiếp đãi bạn vì không có ai ở nhà.

- Chợ xa xôi - nhấn mạnh sự vắng bóng và mất mát khi phải đi chợ mất thời gian mà không có ai ở nhà tiếp bạn.

- Trong nhà, không gì cả:

  • Ảo sát - người khôn ngoan không dễ dàng bắt được cá để mời.
  • Cải thửa mọc, cà mới nảy, bầu mới rụng, mướp đương nở hoa - tất cả rau cải, cây trái trong nhà vẫn chưa ăn được.
  • Miếng trầu - thậm chí thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có.

=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn mô tả một cuộc sống với ít vật chất, nhưng không thiếu niềm vui.

- Sự khan hiếm không khiến thi sĩ buồn chán mà còn tràn đầy lạc quan, yêu đời: Hiện diện qua giọng điệu hài hước, khéo léo.

Cuối cùng: Tình bạn thân thiết

- Bác tới thăm đây: Mặc dù ít có vật chất, nhưng tình bạn vẫn được trân trọng, điều đó là đáng quý.

- “Ta với ta”:

  • Từ “ta” đầu tiên: chủ nhà trung thành
  • Từ “ta” thứ hai: khách mời thân thiết
  • Từ “với” thể hiện sự gắn bó, không có khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định tình bạn tri kỷ cũng như lòng thấu hiểu sâu sắc, không quan tâm đến vật chất.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến nhà chơi”.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của ...

 

II) Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 1)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh khi người bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian rất lâu rồi thì bạn mới đến thăm nhà. Điều đó khiến cho nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Dẫu vậy thì hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng thật là éo le. Trẻ em thì đi vắng rồi, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn được vì chợ ở quá xa. Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến tận cùng. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến tình bạn vơi bớt. Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Đại từ “ta” thứ nhất chính là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ trong Bạn đến chơi nhà thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 2)

Bài thơ “Bạn đến nhà chơi” của Nguyễn Khuyến đã tôn vinh tình bạn chân thành, ấm áp. Trong bài thơ, tác giả mô tả sự hân hoan khi người bạn ghé thăm nhà. Từ “đã bấy lâu nay” nhấn mạnh thời gian dài trôi qua trước khi bạn đến chơi. Điều này khiến nhân vật chính trong bài thơ cảm thấy vô cùng vui mừng và hạnh phúc. Cách gọi “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết. Dù vậy, tình hình tại nhà cũng không mấy tốt đẹp. Trẻ con đã ra ngoài, không ai mua đồ tiếp đãi bạn vì chợ quá xa. Điều này vẫn chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê nhiều sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nảy, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - mối quan trọng nhất vì “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có. Sự thiếu thốn được nêu bật đến cực điểm. Tuy nhiên, sự khan hiếm không làm mất đi tình bạn. Câu cuối như một khẳng định cho tình bạn chân thành của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Đại từ “ta” đầu tiên là nhà thơ, đại từ “ta” thứ hai chỉ bạn bè. Từ “với” thể hiện mối quan hệ gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng có bạn bè làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ trong “Bạn đến nhà chơi” thật đáng ngưỡng mộ, đáng kính trọng.

 

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 3)

Nguyễn Khuyến hay còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ là một trong những nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Thơ ông là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tao nhã, trau chuốt với vẻ đẹp tự nhiên, hàm súc mà chân thành. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ như vậy. Bài thơ đã cho thấy tình bạn thắm thiết sâu nặng, và đây cũng là một trong những chủ đề sáng tác nổi bật của ông.

Nội dung bao trùm bài thơ là tình bạn chân thành, thắm thiết, nó được bộc lộ qua hoàn cảnh tiếp đãi hết sức bất ngờ, thú vị. Mở đầu bài thơ cho thấy mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa hai người: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. Tiếng gọi “bác” thật gần gũi, dân dã mà vẫn thể hiện được sự kính trọng. “Đã bấy lâu nay” cách tính thời gian của tác giả cũng phần nào cho thấy Nguyễn Khuyến thường xuyên nghĩ đến bạn, mong gặp bạn nên mới nhớ được khoảng thời gian gặp gỡ từ lần trước đến lần này là bao lâu. Sau câu thơ mở đầu, hàng loạt tình huống éo le đã diễn ra.

Trước hết trẻ con không ở nhà, nên không có ai đi chợ, vậy có lẽ nơi quê nhà của tác giả sẽ có những món ăn giản dị để tiếp đãi người bạn thân thiết của mình chăng? Nhưng trái lại, những món ăn sơn hào hải vị đã không có nay những thứ có sẵn ở nhà cũng không thể dùng để làm mâm cơm mời khách: ao sâu, nước lớn nên “khôn chài cá”, vườn rộng rào thưa khó đuổi được gà. Đến rau quả cũng không: bầu vừa rụng rốn, cà mới nụ, cải chưa lên cây, … Nhà có cả mà hóa ra lại thành không có thứ gì. Sự thiếu thốn còn được đẩy lên một cấp độ cao hơn nữa: “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Trong văn hóa người Việt, miếng trầu là đầu câu chuyện, trong nhà ai cũng có miêng trầu thơm, quả cau khô để tiếp đãi khách đến nhà. Nhưng nhà Nguyễn Khuyến đến điều cơ bản ấy cũng không có. Nhưng có phải thật là như vậy không, một con người chu đáo, cẩn thận như Nguyễn Khuyến có lẽ sẽ không để tình huống ấy xảy ra. Tác giả đưa ra tình huống éo le: trẻ đi vắng, chợ xa, nhà thiếu thốn,… để thử thách tấm lòng trong tình bạn, thử thách này là thử thách giành cho hai người, liệu đây có phải một tình bạn đẹp, tình bạn thực sự hay không? Câu trả lời đã được tác giả thể hiện trong câu thơ cuối:

Bác đến chơi đây ta với ta

Không phải là cái “ta với ta” cô đơn, lạc lõng như Bà Huyện Thanh Quan mà là “ta với ta” của tình bạn đẹp đẽ, sâu đậm. Giữa chủ và khách đã không còn khoảng cách, hai người hòa làm một. Mặc dù vật chất thiếu thốn, nhưng cái còn đọng lại, cái quan trọng nhất chính là tình cảm, tình bạn thắm thiết. Có lẽ trong cuộc tiếp đãi đó không có cơm canh, không có miếng trầu thơm nhưng nó vẫn diễn ra hết sức vui vẻ, thân mật, gần gũi. Đây mới thực sự là tình bạn chân chính.

Bài thơ đã vận dụng tài tình cách lập ý, tạo tình huống bất ngờ, hấp dẫn, đưa ra hàng loạt các thiếu thốn, để từ cái không đó nói về cái có: tình bạn chân thành, thắm thiết. Lời thơ bình dị, dân dã nhưng cũng hết sức điêu luyện. Dùng nhiều khẩu ngữ, đậm chất lời ăn tiếng nói hàng ngày: thời, khôn, chửa,… điêu luyện trong cách dùng từ “ta với ta” tuy hai mà một, bao gồm cả chủ và khách. Hình ảnh mộc mạc, dân dã, quen thuộc của làng quê Việt Nam: ao cá, vườn rau, …

Bài thơ đã đạt đến sự hài hòa về nội dung, điêu luyện về nghệ thuật. Tác phẩm khẳng định tình bạn là một tình cảm thiêng liêng, cao quý chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng. Cái cốt yếu nhất trong tình bạn không phải là của cải vật chất mà là cách hành xử, đối đãi với nhau. Quan niệm của Nguyễn Khuyến về tình bạn vẫn có ý nghĩa và giá trị bền vững, lâu dài.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 4)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết. Hai câu thơ mở đầu giới thiệu về sự việc người bạn đến chơi. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy khoảng thời gian kéo dài, rất lâu. Điều đó khiến cho nhân vật trữ tình rất vui vẻ, mong muốn được tiếp đón bạn thật chu đáo. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép khi trẻ thì đi vắng, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn mà chợ lại ở quá xa xôi. Trong căn nhà của nhân vật trữ tình, mọi thứ đều chưa thể dùng để tiếp khách: “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Ngay cả “miếng trầu” quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Nhưng dù vậy, sự thiếu thốn đó vẫn không làm tăng thêm khoảng cách giữa những người bạn tri kỉ. Đại từ “ta” thứ nhất chính là nhân vật trữ tình, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã gửi gắm được một thông điệp ý nghĩa, giá trị về tình bạn.

Phân tích bài thơ bạn đến chơi nhà ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 5)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là bài thơ “Bạn đến nhà chơi”. Bài thơ đã tôn vinh tình bạn chân thành, thắm thiết.

“Đã từ lâu, bác tới thăm nhà
Trẻ con ra ngoài, chợ lại xa xôi”

Hai dòng thơ mở đầu giới thiệu về việc bạn đến chơi nhà. Từ “đã từ lâu” cho thấy thời gian đã trôi qua lâu rồi. Điều này khiến nhân vật chính trong bài thơ rất vui mừng, mong chờ được tiếp đón bạn một cách chu đáo. Cách gọi “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Nhưng hoàn cảnh không thuận lợi khi trẻ con đã đi ra ngoài, không có ai để gửi đi mua đồ tiếp đãi bạn vì chợ lại quá xa.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, hoàn cảnh của nhân vật trữ tình càng trở nên khó khăn hơn với một bức tranh được vẽ ra:

“Ao sâu nước biển, khôn chài cá,
Vườn rộng rào ít, khó dẫn gà.
Cải mọc vươn mầm, cà mới búp,
Bầu vừa đâm chồi, mướp đang nở hoa.
Đầu đình tiếp khách, trầu đã không còn”

Trong nhà của nhân vật trữ tình, mọi thứ đều chưa sẵn sàng để tiếp khách: “ao sâu - biển, khôn chài cá”, “cải mọc vươn mầm, cà mới búp”, “bầu vừa đâm chồi, mướp đang nở hoa”. Thậm chí cả “miếng trầu” quan trọng nhất với câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không thấy đâu. Tuy nhiên, sự khan hiếm đó vẫn không làm tăng thêm khoảng cách giữa những người bạn tri kỷ:

“Bác ghé chơi đây ta với ta”

Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng dùng cụm từ “ta với ta”:

“Đứng bên trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Tuy nhiên, “ta với ta” trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan chỉ là tác giả, đơn độc nơi đèo Ngang hoang vu. Điều này làm tăng thêm nỗi buồn và cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy.

Trong thơ của Nguyễn Khuyến, cụm từ “ta với ta” lại có ý nghĩa khác. Đại từ “ta” thứ nhất là nhân vật trữ tình, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ bạn bè. Từ “với” thể hiện mối quan hệ gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bạn, chúng ta với nhau. Dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng có bạn bè làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỷ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

Bằng những hình ảnh giản dị, giọng thơ dí dỏm, bài thơ “Bạn ghé nhà chơi” của Nguyễn Khuyến đã truyền đạt một thông điệp ý nghĩa và giá trị về tình bạn.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 6)

“Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè”

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyến đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Những câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh sống của tác giả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn. Nhịp thơ đều đặn 4/3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái 'không' ấy là cái có thật đáng quý.

Câu thơ cuối bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc những lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỉ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 7)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông là “Bạn ghé nhà chơi”. Bài thơ đã tôn vinh tình bạn chân thành, ấm áp:

“Đã từ lâu rồi, bác tới nhà
Trẻ con đi xa, chợ cách xa.
Ao sâu mênh mông, khôn chài cá,
Vườn rộng hàng rào ít, khó dẫn gà.
Cải mọc trổ bông, cà mới nụ,
Bầu mới nảy chồi, mướp hé hoa.
Không có trầu tiếp khách, trầu đã hết,
Bác tới nhà ta, ta với bác!”

Cụm từ “đã từ lâu rồi” chỉ thời gian đã trôi qua lâu rồi, người bạn của Nguyễn Khuyến mới đến chơi nhà. Điều này khiến nhà thơ rất vui mừng, hạnh phúc. Cùng với cách gọi “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Dòng thơ đầu như một tiếng chào vui vẻ, một lời mời khách đầy nồng ấm.

Tuy nhiên, hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng rất khó khăn. Trẻ con đã đi xa rồi, không có ai để gửi đi mua đồ tiếp đãi bạn vì chợ ở quá xa. Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - mênh mông, khôn chài cá”, “cải mọc trổ bông, cà mới nụ, bầu mới nảy chồi, mướp hé hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất với câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến cực độ. Tuy nhiên, sự thiếu thốn đó không làm cho nhà thơ trở nên buồn bã mà ngược lại, ông đầy lạc quan, yêu đời. Bài thơ mang đậm dấu ấn của sự hóm hỉnh, lạc quan, yêu đời.

Mặc dù thiếu vật chất, nhưng tình bạn mới là thứ quý giá nhất. Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến: “Bác ghé nhà ta, ta với bác”. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng dùng cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang:

“Dừng chân lại trước trời, núi, sông
Mảnh tình riêng của ta với ta”

Đại từ “ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan đang ở một mình trên đèo Ngang hoang vu. Buổi chiều tà gợi lên nỗi buồn và cảm giác cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi đi. Không gian rộng lớn nhưng chỉ là những vật thể không hồn, vô cảm. Có những hình ảnh về cuộc sống con người nhưng đều rất im lặng, nhỏ nhặt. Âm thanh của cuộc sống đơn giản, gợi lên nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ bao la. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên bao la chỉ có một mình cô đơn.

Ngược lại, trong thơ của Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” thứ nhất là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” thể hiện mối quan hệ gắn bó, song hành. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Dù cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn bè, ta lại cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ không cảm thấy cô đơn, buồn bã mà ngược lại, ông cảm thấy vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng quý, đáng ngưỡng mộ.

Như vậy, “Bác ghé nhà chơi” đã mô tả một tình bạn chân thành đáng quý. Bài thơ này thực sự là biểu tượng cho phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 8)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Một trong những tác phẩm nổi bật của ông là “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ này đã tôn vinh tình bạn chân thành, sâu sắc:

“Đã lâu lắm rồi, bác ghé nhà
Trẻ thời vắng bóng, chợ quá xa.
Ao sâu nước đen, cá khôn chài,
Vườn rộng hàng rào gầy, gà khó đuổi.
Cải chửa nảy mầm, cà mới chồi,
Bầu rụng rốn, mướp nở hoa.
Đón khách xưa nay, trầu chẳng còn,
Bác tới đây, ta với ta!”

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về việc bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã lâu lắm rồi” chỉ khoảng thời gian lâu đến mức bạn mới ghé thăm. Sử dụng từ xưng “bác” thể hiện sự gần gũi, thân thiết giữa những người bạn. Dòng thơ này tràn đầy sự mở lòng, chân thành, thể hiện sự mến khách của nhân vật trữ tình.

Tiếp theo, Nguyễn Khuyến mô tả hoàn cảnh sống thiếu thốn khi bạn đến thăm nhà. Tình huống thật đau lòng khi “trẻ thời vắng bóng” ngụ ý rằng không ai ở nhà để mua thêm đồ ăn chào đón bạn. “Chợ quá xa” ám chỉ rằng chợ ở rất xa nơi đây. Việc đi chợ tốn kém cũng như không có người ở nhà chờ đón. Trong nhà không còn gì để tiếp đãi bạn nữa, chỉ còn những vật phẩm thông thường. Tác giả liệt kê một loạt các vật như “ao sâu - cá khôn chài”, “cải chửa nảy mầm, cà mới chồi, bầu rụng rốn, mướp nở hoa”. Thậm chí miếng trầu - thứ quan trọng nhất vì có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Từ hình ảnh này, nhà thơ muốn diễn đạt một cuộc sống đơn giản, thiếu thốn về vật chất. Nhưng sự thiếu thốn không khiến cho nhà thơ buồn bã, mà ngược lại, ông đầy lạc quan, yêu đời qua giọng thơ hóm hỉnh, vui vẻ.

Câu thơ cuối cùng như một lời khẳng định về tình bạn tri kỉ của nhà thơ. Mặc dù thiếu thốn về vật chất, nhưng tình bạn vẫn được trân trọng, điều này thật đáng quý. Cụm từ “ta với ta” từng xuất hiện trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

“Dừng chân lại giữa trời đất,
Một mảnh tình riêng biệt, ta với ta'

Ở đây, cả hai từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” đều chỉ nhà thơ. Lúc này, bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cảm thấy cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như không thể chia sẻ cùng ai.

Trong thơ của Nguyễn Khuyến, từ “ta” chỉ tác giả và người bạn tâm giao. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Từ “với” thể hiện mối quan hệ gắn bó, không còn khoảng cách. Điều này thể hiện tình bạn tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, không có gì quý giá để tiếp đãi bạn bè, nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ ở đây không buồn bã, cô đơn mà thực sự vui vẻ, ấm áp bởi tình bạn tri kỷ.

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự chia sẻ, đồng cảm và không quan tâm đến giá trị vật chất. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thực sự là một tác phẩm đặc biệt.

Dàn ý phân tích bài thơ 'Bạn đến chơi ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 9)

Nguyễn Khuyến là vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. Ông thường viết về cuộc sống bình dị mà thơ mộng nơi thôn quê với những chủ đề vô cùng thân thuộc. Tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của ông cũng giống như một dòng sông êm đềm, lững lờ trôi nơi thôn quê ấy để rồi in đậm dấu ấn trong lòng người đọc tự lúc nào không hay.

Bài thơ vừa thể hiện tình bằng hữu sâu đậm của nhà thơ vừa chứa đựng một quan niệm mới mẻ: tình bạn không biểu hiện ở những vật chất tầm thường mà chính sự chân thành, tri kỉ trong tình bạn mới là đáng quý. Quan điểm ấy được tác giả gửi gắm trong cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,” Trước hết, câu thơ đầu đã khái quát được hoàn cảnh đón tiếp người bạn lâu ngày đến chơi nhà. Tác giả đã thể hiện niềm vui, sự niềm nở đón tiếp vị khách quý đến nhà. Thêm vào đó, cách gọi “bác” của nhà thơ toát lên sự gần gũi, gắn bó, như họ hàng ruột thịt trong nhà. Tuy nhiên sáu câu thơ tiếp theo lại nói lên tâm trạng bối rối, khó xử của nhà thơ khi muốn thiết đãi bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh lại hết sức éo le.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Ông muốn tiếp đãi bạn thật thịnh soạn nhưng “trẻ” thì không có nhà để sai bảo, “chợ’ thì lại ở xa, nghĩ về cây nhà lá vườn thì “khôn chài cá”, “khó đuổi gà”, “cải” chửa ra cây, “cà” vẫn còn nụ, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp” còn hoa. Từ sơn hào hải vị đến dân dã thôn quê nhà thơ đều muốn cho bạn thưởng thức, chỉ là không thể thực hiện được.

Tiếp đó Nguyễn Khuyến muốn tiếp bạn bằng phong tục thường ngày, bằng lễ nghi tiếp khách thông thường “miếng trầu mở đầu câu chuyện”, nhưng cũng không thành. Chính trong hoàn cảnh éo le này một tình bạn chân thật nhất, sâu sắc nhất mới được tỏa sáng:

“Bác đến chơi đây ta với ta.” Câu thơ như một tiếng cười xòa đùa vui bật lên của nhà thơ. Khác với hình ảnh “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Chỉ một người, một tâm trạng, thể hiện sự cô đơn khi đối diện với chính mình và cũng là sự nhỏ bé trước thiên nhiên mênh mông nơi đất khách. “Ta với ta” ở bài thơ của Nguyễn Khuyến thể hiện sự hòa hợp, gắn bó, đồng nhất giữa hai người bạn, hai nhưng là một.

Đồng thời cũng ngầm khẳng định tình bạn giữa hai người đã không còn khoảng cách, không còn sự e dè, ngại ngùng. Một tình bạn chân chính không phải là đề cao ở vật chất mà sự chân thành, tri âm tri kỉ mới là chân lí.

Quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến cũng đồng điệu với quan niệm mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn phê phán trong bài thơ “Thói đời”:

“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”

Tiếp theo đó, tuy tác giả dùng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật bó buộc, khuôn mẫu nhưng kết hợp cùng nhịp thơ 4/3 và lời thơ giản dị, bài thơ không hề cứng ngắc mà rất nhẹ nhàng giống như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hơn nữa bút pháp trào phúng, phép đối, nói quá làm cho tác phẩm giống như lời tâm tình, lời tiếp chuyện đùa vui, hóm hỉnh của tác giả và người bạn của mình.

Đồng thời, việc khéo léo đưa các hình ảnh “vườn rộng rào thưa”, “ao sâu nước cả”, “cải chửa ra cây”…vừa vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh miền quê yên ả, ấm no, vừa cho thấy cái tài của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc thơ ca hóa những sự vật dân dã. Chính những yếu tố ấy cũng đã góp phần tạo nên sự thành công của bài thơ, góp phần bộc lộ sự trân trọng, nâng niu của tác giả với một tình bạn đẹp tuổi xế chiều.

Tình bạn là một đề tài không mới, nhưng thông qua tài năng cùng ngôn ngữ rất riêng của mình, tác giả đã chắp bút nên một bài thơ đầy cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm về tình bạn trong lòng người đọc. Một tình bạn đã bỏ qua mọi vật chất tầm thường, thanh cao, sâu đậm. Qua đó thể hiện con người ngay thẳng, chân thật, coi trọng tình nghĩa của nhà thơ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 10)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ đáng chú ý trong thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Công lao của ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Bài thơ “Bác đến chơi nhà” thể hiện tình bạn chân thành của tác giả dành cho bạn của mình. Mối quan hệ này không phụ thuộc vào vật chất mà xuất phát từ sự thân thiết giữa hai người. Dù không có gì để tiếp đãi bác một cách tử tế khi bác đến nhà, tình bạn giữa hai người vẫn sâu đậm, bởi họ hiểu tấm lòng chân thành của nhau.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được tấm lòng chân thành của tác giả đối với người bạn thân thiết của mình. Ca ngợi về tình bạn không chỉ tập trung vào những vật chất phàm trần mà còn là sự cao quý, chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Câu thơ đầu tiên thể hiện sự gần gũi, thân mật khi tác giả gặp lại bạn thân của mình, sau một khoảng thời gian dài không gặp, có thể do công việc bận rộn hoặc khoảng cách xa xôi.

Những dòng thơ đầu tiên của bài thơ khiến người đọc cảm thấy như tác giả đang trải qua cảm xúc hụt hẫng, buồn bã và lo lắng khi lâu lâu mới có một vị khách quý ghé thăm nhưng nhà không có gì để tiếp đãi. Dù những thứ như rau cải, bầu bí trong vườn cũng không có để cung cấp. Tác giả thậm chí còn không có miếng trầu để tiếp khách, nhưng những dòng thơ cũng giải thích cho sự thiếu thốn, thiếu sót của mình trong việc tiếp đón vị khách quý một cách hài hước.

Nhưng nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy đây chỉ là cách tác giả Nguyễn Khuyến đùa giỡn với bạn của mình. Thông qua những dòng thơ chân thành, ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp giản dị của làng quê Việt Nam xưa.

Với nhịp thơ nhẹ nhàng, tác giả thể hiện sự thân thiện và trêu đùa. Mặc dù có những thiếu thốn, nhưng tấm lòng chân thành của tác giả dành cho bạn bè vẫn được thể hiện rõ nét.

Câu thơ cuối cùng thể hiện tình bạn chân thành của tác giả. Đó là mối quan hệ bạn bè được xây dựng trên nền tảng của tình cảm chắc chắn không bị phai nhạt hoặc mất đi vì những thứ vật chất tầm thường.

Trong bài thơ của bà Huyện Thanh Quan, câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta” thể hiện nỗi cô đơn của tác giả khi chỉ có một mình đối diện với chính mình. Trái lại, trong bài thơ “Khách đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” thể hiện sự hòa quyện, hòa hợp của hai người bạn tri kỷ, mặc dù chỉ có hai người nhưng họ rất thân thiết và hiểu nhau.

Bài thơ thể hiện thành công của tác giả trong việc sáng tác thơ trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng vô cùng tinh tế đặc sắc, thể hiện tài hoa của tác giả trong việc chọn từ. Nhịp thơ của tác giả phối vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện sự thanh thoát, tự nhiên không gượng ép, làm cho bài thơ hấp dẫn người đọc bởi ngôn ngữ linh hoạt, lời tâm sự thủ thỉ của tác giả.

Đây là một bài thơ hay, viết về tình bạn. Nó ca ngợi tình bạn trong sáng không phải vì vật chất hay vinh hoa, thể hiện tình bạn vĩnh cửu, trong sáng, tri kỷ. Một tình bạn đã trải qua nhiều gian nan thử thách mới có được, không phải chỉ trong một hoặc hai ngày. Họ không bao giờ làm mất đi tình bạn thân thiết đáng quý của mình vì những thứ nhỏ nhặt.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 11)

Tình bạn là một đề tài nổi bật trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông có nhiều bài thơ hay viết về tình bạn như: Khóc Dương Khuê, Lụt hỏi thăm bạn… trong đó Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay được nhiều người biết đến nhất. Bài thơ thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Niềm vui khi bạn đến chơi nhà: Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Câu thơ vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui hồ hởi khi có bạn đến chơi nhà. Thời gian “Đã bấy lâu ” không định rõ, nhưng có lẽ đã rất lâu nhà thơ mới được gặp bạn. Trạng ngữ chỉ có thời gian đứng ở đầu câu diễn tả sự xa cách, nhớ mong. Làm nổi bật nỗi niềm xúc động và vui sướng vô hạn của nhà thơ khi gặp lại bạn.

Cách xưng hô: “bác” thân mật, kính trọng. Đặt câu thơ trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn chốn hương thôn, ít bạn bè giao lưu. Có lẽ bạn đến chơi nhà là niềm mong mỏi, là nỗi chờ đợi khắc khoải trong lòng nhà thơ. Đằng sau câu thơ ta như cảm thấy những bước chân lập cập như ríu lại, những giọt lệ ứa nơi khóe mắt đôi người bạn già.

“Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần”

(Khóc Dương Khuê)

Cách nhập đề tự nhiên, thể hiện niềm vui chân thành của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà. Hoàn cảnh tiếp bạn:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Thông thường, bạn đến chơi nhà là mừng, là quý. Người Việt Nam vốn có phong tục bạn mới quen thì trầu nước. Bạn thân từ nơi xa đến thì nhất thiết phải mời cơm chu đáo. Dân ta cũng có câu: “Khách đến nhà không gà cũng vịt”. Vậy mà, nhà thơ lại lâm vào hoàn cảnh thật trớ true: Những thức ngon không có, rau dưa chưa đến kì thu hoạch. Đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt.

Hoàn cảnh éo le được diễn đạt theo chiều hướng tăng tiến: Những thứ không có được sắp xếp theo trình tự không gian: xa đến gần (chợ - vườn - nhà) thấp đến cao (ao sâu - cải, cà - bầu mướp). Tất cả đều không. Sự thiếu thốn về vật chất ở đây được đẩy đến mức khó tin.

Thực ra khi cáo quan về ở ẩn, cuộc sống của Nguyễn Khuyến có đạm bạc. Nhưng với cơ ngơi “năm gian nhà cỏ thấp le le” thì không đến nỗi không lo nổi bữa cơm mời bạn. Cũng không đến nỗi “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Vậy đây ắt hẳn là cách nói phóng đại, cường điệu chỉ cốt đùa vui như tính tình vốn hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm gian nhà cỏ thấp le le. Giọng điệu của những câu thơ toát lên sự hóm hỉnh. Những hư từ (thời, phó từ chửa, mới, đương… ), những tính từ (sâu, cả, rộng, thưa) được sử dụng khéo léo, tự nhiên. Góp phần tạo ra một tiếng cười kín đáo, vui vui. Đằng sau mỗi câu thơ, ta như thấy một đôi mắt rất vui, hấp háy tinh nghịch của cụ Tam Nguyên.

Điều thú vị của đoạn thơ này đó là tác giả nói không có cá, không có gà, không có rau dưa … Nhưng đoạn thơ vẫn gợi lên một bức tranh thôn quê dân dã, thân thuộc mà sinh động. Hình ảnh Nguyễn Khuyến trong bức tranh quê ấy thật hồn hậu. Ông sống chan hòa với thiên nhiên vườn Bùi chốn cũ.

Ông hăng hái dẫn người bạn của mình đi thăm thú điền viên. Làng cảnh vùng chiêm trũng này cũng chính là nơi ông giữ trọn khí tiết thanh cao của mình. Do đó, bài thơ không chỉ gợi lên một bức tranh quê mộc mạc mà còn gợi cả tình quê ấm áp, hồn hậu.

Tóm lại, qua lời thơ hóm hỉnh, trào lộng, vui vui, nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch, tâm hồn thanh cao của một nhà nho. Một người khước từ mọi bổng lộc của thực dân Pháp, lui về ở ẩn nơi quê nhà. Cách tiếp bạn của nhà thơ. Một lần nữa, từ “bác” lại xuất hiện cuối bài, thân mật mà trân trọng. Cụm từ “ta với ta” không hề gợi lên sự quạnh vắng, cô đơn, buồn mang mác như trong thơ bà Huyện Thanh Quan mà gợi lên sự chan hòa quấn quýt:

“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai”

Ta là Nguyễn Khuyến, ta cũng là người bạn. Nguyễn Khuyến tiếp bạn không bằng cao lương mỹ vị mà bằng cả tấm lòng chân thành. Với Nguyễn Khuyến, tình bạn đẹp là tình bạn có tình cảm chân thành, không câu nệ vật chất tầm thường. Hơn nữa tình bạn ấy phải vượt lên mọi thứ vật chất tầm thường. Tình bạn của Nguyễn Khuyến cũng giúp ta nhận thấy nhân cách cao đẹp, tâm hồn trong sáng của vị Tam Nguyên Yên Đổ.

Đặt quan niệm tình bạn của Nguyễn Khuyến trong hoàn cảnh xã hội, trong nhân tình thế thái bao giờ:

“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi”

Như vậy, bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã cho thấy tình bạn tri kỉ của tác giả.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 12)

Bao la nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em, và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn.

Là một nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi nói về tình bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc, quả thực là những tình bạn đẹp đẽ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện rõ về điều đó, là một bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, đại diện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam.

Bài thơ này là kỷ niệm của tôi về tuổi thơ tươi đẹp, nơi tôi trải qua những ngày thanh xuân hồn nhiên. Nó diễn tả về một kỷ niệm đáng nhớ của tôi và một người bạn thân từ thời thơ ấu, khi chúng tôi cùng nhau khám phá thế giới xung quanh, chơi đùa vui vẻ. Mỗi câu từ trong bài thơ đều tràn đầy tình cảm, mang lại cho tôi cảm giác ấm áp và sum vầy.

Gặp lại một người bạn cũ là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và đáng nhớ. Đặc biệt khi chúng ta gặp nhau sau bao năm xa cách, nơi tôi đã trải qua những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi trẻ. Tình bạn đó thật sự quý báu và giá trị đối với tôi. Dù đã trải qua bao cuộc sống, bao biến cố, nhưng tình bạn ấy vẫn mãi mãi tồn tại trong tâm trí tôi.

“Đã bao lâu rồi, bạn tới thăm nhà. Nhớ nhung thời thơ ấu, kỷ niệm xưa. Dù thời gian trôi qua, nhưng kỷ niệm ấy vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi. Đến nhà chơi, chúng ta cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa.

Điều đáng ngạc nhiên và hóm hỉnh là dù mọi thứ đều thiếu vắng, ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như miếng trầu, nhưng tình bạn của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn. Lời thơ trong sáng, tươi vui, tràn đầy nghị lực và ý nghĩa. Đó chính là điều tôi trân trọng nhất ở mối quan hệ này.

Tình bạn ấy vượt lên trên tất cả mọi thứ, thậm chí cả thời gian và khoảng cách. Ba từ “ta với ta” chính là tâm điểm của mối quan hệ này, là biểu hiện của sự gắn kết và thân thiết giữa chúng ta. Dù có bao nhiêu khó khăn, trở ngại, nhưng tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và trường tồn.

Bài thơ này thể hiện một khía cạnh quý báu của tình bạn, không phải là sự thiếu thốn về vật chất mà là sự truyền tải của tâm hồn. Câu 'Bác đến chơi đây, ta với ta' đã thể hiện sâu sắc tình bạn, vượt lên trên mọi vật chất. Bài thơ này không chỉ là biểu đạt tình cảm của tác giả mà còn chứa đựng triết lý, bài học về ý nghĩa quý báu của tình bạn, là điều quan trọng hơn mọi tài sản vật chất.

Phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 13)

Có lẽ tình bạn là một tình cảm giữa những người dưng sâu nặng và đáng quý tương đương với tình yêu trai gái. Vì vậy mà các thi nhân xưa đã nhiều lần đưa tình bạn thiêng liêng vào chính những tác phẩm của mình. Nổi bật trong đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, một bài thơ được sáng tác về người bạn Dương Khuê khi ông qua đời. Tình bạn ấy được thể hiện thật thân thiết và đáng trân trọng biết mấy.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Lời chào hỏi tự nhiên thân mật nay đã biến thành câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. Ta có thể thấy rõ niềm hân hoan vui sướng khi gặp lại người bạn hiền thân thiết của tác giả. Niềm vui ấy như không thể nào kìm nén dù chỉ một phút giây. Cách xưng hô bác- tôi cho thấy sự thân thiết, tự nhiên giữa những người bạn lâu năm lâu ngày gặp lại. Câu thơ đầu và cũng là lời chào đầu đã thể hiện đầy đủ sự quý hóa và sự vui mừng khôn xiết của tác giả khi người bạn hiền ghé chơi nhà. Nhưng ngay sau lời chào đón là sự lúng túng bất ngờ của người chủ nhà.

Cách nói thật hóm hỉnh, hài hước. Người xưa thường tiếp đãi khách quý bằng đồ cây nhà lá vườn. Nhưng trong tình huống đặc biệt này, hoàn cảnh cuộc sống đã khiến cho Nguyễn Khuyến cường điệu hóa sự thiếu thốn của mình đến nỗi chẳng có gì để tiếp bạn, đến nỗi cả trầu cũng không có. Ông cha ta có câu “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Từ miếng trầu tiếp khách đến bữa cơm đạm bạc cá, gà, mướp, bầu… đều không có. Qua đây cũng thể hiện sự thân thiết vượt qua cả mức tình bạn- tình tri kỷ, tình anh em ruột rà khi mà tác giả đã không ngần ngại kể ra những sự khó khăn của mình với bạn mà không hề giấu giếm. Đó là tình bạn chân thành nhất, thiêng liêng cao quý nhất.

Câu kết bài là vừa là sự tóm kết vừa là sự bùng nổ về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần phải cao lương mỹ vị, mâm cao cỗ đầy nào cho xa mà chỉ cần một chén rượu nhạt, với tình cảm đong đầy thì hai người bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ niềm vui gặp mặt.

Bác đến chơi đây, ta với ta. Chữ “bác” xuất hiện lần thứ hai với tràn đầy sự kính trọng mà cũng đầy đặn sự thân quen. “ Ta với ta”, hai mà như một. Bởi lẽ họ hiểu nhau như thể đã hòa hợp làm một con người. Câu nói ấy cũng thể hiện được sự kệ đời, không màng xung quanh, chỉ cần có bạn và tình bạn thôi cũng đã đủ để tác giả vui sướng khôn tả rồi. Vật chất họ không hề có, nhưng thay vào đó họ có tình bằng hữu thâm giao quý giá ngàn vạn lần.

Hai con người khác nhau, hai hình dáng nhưng suy nghĩ và tình cảm của họ dường như đã hòa hợp vào nhau, khăng khít với nhau. Họ thăm nhau dựa trên tình tri kỉ keo sơn gắn kết, một tình bạn không thể tách rời, vĩnh hằng. Bài thơ như dạy cho chúng ta phải biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy mở lòng với mọi người và đừng bao giờ để vật chất làm hoen ố và mờ đi giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình tri kỷ.

Tóm lại, bài “ Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, thật gần gũi và rất tự nhiên. Qua đó ta nhìn thấy một hồn thơ đẹp và tình bằng hữu thâm giao. Đó là tình bạn được xây dựng từ sự hiểu nhau, chia sẻ, cảm thông, tôn trọng lẫn nhau và không hề có sự vụ lợi. Bài thơ giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, nhắc nhở rằng không để vật chất lôi kéo mà hãy luôn giữ được tình bạn cao đẹp, trong sáng thủy chung vốn là bản tính của người dân Việt.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 14)

Ca dao dân ca thường ca ngợi về tình bạn, một giá trị thiêng liêng không thể phủ nhận. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã biểu đạt tình cảm sâu lắng khi gặp lại người bạn cũ trong vần thơ của mình. Hãy lắng nghe và cảm nhận những điều đó:

Bài thơ này gợi lên trong ta cảm xúc của lòng trước sự chân thành của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ này đánh thức trong tâm hồn ta niềm xúc đầy cảm động trước tấm lòng chân thành của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ bắt đầu bằng một lời chào thân mật, tự nhiên: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ này phản ánh sự vui mừng của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến thăm sau một thời gian dài không gặp. Từ khi ở ẩn, anh luôn mong đợi có ai đó để chia sẻ nỗi lòng. Bạn đến thăm là điều làm anh rất vui.

Nhà thơ như muốn biểu hiện sự tiếc nuối khi bạn đến thăm mà không có gì để tiếp đãi. Đây là một cách diễn đạt hài hước, làm cho cuộc sống gia đình của Nguyễn Khuyến trở nên sinh động. Trong những lời này, anh ta tỏ thái độ mong chờ mỗi khi có bạn đến thăm.

Nhịp thơ nhẹ nhàng, êm đềm như lời thì thầm, kèm theo đó là nụ cười vui tươi của nhà thơ. Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Khuyến đã thể hiện tình cảm sâu lắng đối với bạn bè và đồng nghiệp.

Trong đoạn thơ này, chúng ta thấy rằng tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê rất gắn bó. Chén rượu sẽ ngon hơn khi hai người cùng nhau, cùng nhau hòa quyện với những giai điệu của đàn. Nhưng nếu thiếu đi một người, mọi thứ đều trở nên lạc lõng.

Từ đoạn thơ trên, chúng ta thấy rằng tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật sự gắn bó. Chén rượu ngon hơn khi có cả hai, cùng nhau ngâm, cùng nhau hòa âm, cùng nhau sáng tác... Nhưng chỉ khi có cả hai. Nếu một trong hai thiếu, mọi thứ sẽ trở nên khác biệt.

Không chỉ trong bài thơ này mà trong văn hóa dân gian, chúng ta cũng ngưỡng mộ tình bạn chân thành của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và bạn của anh ta không phân biệt tuổi tác hay hoàn cảnh, mà là sự kết nối tinh thần và chia sẻ cùng nhau.

Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Đó là tình bạn cao quý và thiêng liêng, vượt lên trên mọi nghi thức và quy tắc xã giao. Quan hệ bạn bè được xây dựng trên cơ sở của tình cảm chân thành. 'Bác đến chơi đây' - không có gì quý báu hơn tình bạn. Đây là sự hiểu biết sâu sắc giữa họ, không cần nhiều lời nói. Cả hai đều coi trọng tình bạn hơn mọi vật chất.

Bài thơ thể hiện thành công nghệ thuật trào phúng, sử dụng ngôn từ một cách đặc biệt. Dù là một bài thơ truyền thống nhưng vẫn giữ được sự giản dị, gần gũi như lời nói hàng ngày. Sự kết hợp tinh tế giữa ngôn từ và hình ảnh đồng quê làm cho bài thơ trở nên độc đáo và thân mật như tình bạn của họ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 15)

Trong văn chương, tình bạn được xem là chủ đề gợi nhiều cảm hứng đối với các thi nhân. Ta hơn một lần xúc động trước tình bạn tri kỉ giữa Bá Nha, Tử Kì cùng nhau hòa hợp trong tiếng nhạc, tình cảm gắn bó thủy chung giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong cảnh đưa tiễn đầy nước mắt ở lầu Hoàng Hạc.

Văn học trung đại Việt Nam cũng có những mối tình tri âm như thế, trong đó phải kể đến tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ đặc sắc đầy hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc.

Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có.

Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

Trong bài thơ “bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 16)

Từ xưa đến nay, tình bạn luôn là một đề tài phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Mỗi người có cách nhìn nhận và trải nghiệm về tình bạn theo cách riêng của mình. Bài thơ 'Bạn đến chơi nhà' của Nguyễn Khuyến là một ví dụ điển hình. Đó là lời tâm huyết, chân thành của nhà thơ gửi đến người bạn của mình. Dù trong hoàn cảnh đơn sơ, tình bạn giữa họ vẫn là sự chân thành và ấm áp.

Bài thơ bắt đầu bằng những lời kể, lời tâm sự thể hiện niềm vui của tác giả khi bạn đến chơi nhà. 'Đã bấy lâu nay' cho biết đã có một khoảng thời gian dài kể từ lần cuối cùng tác giả gặp bạn, và giờ đây anh ấy có cơ hội gặp lại bạn tại nhà của mình. Niềm vui không gì sánh được khi sau bao ngày xa cách, tác giả lại gặp lại người bạn của mình. Có lẽ từ khi tác giả rời xa cuộc sống ở thành phố để quay về với thiên nhiên, anh ấy đã mong chờ được gặp lại bạn để trò chuyện, tâm sự. Cuối cùng, bạn đã đến, tác giả vui mừng chào đón bạn và đồng thời trêu đùa một cách đáng yêu:

'Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chưa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có'

Những dòng thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả khi bạn đến chơi nhà nhưng không có gì để tiếp đãi bạn. 'Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa' - người trẻ đi vắng, chợ xa không thể mua đồ, ao sâu nước cả không thể chài cá, vườn rộng thưa thớt nên khó để đuổi gà. Tác giả đang chia sẻ với bạn về những khuyết điểm của mình. Đoạn thơ nhẹ nhàng với nhịp điệu 4/3 tạo ra sự mềm mại, dễ chịu, và dễ chạm vào lòng người. Đồng thời, nó cũng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và yêu thiên nhiên của tác giả.

'Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta'

Dường như những thiếu sót trước đó đã đủ nhưng khi đọc đến đây, ta nhận ra rằng tác giả là người vui tính, biết đùa giỡn với người khác. Bạn đến chơi nhà mà còn không có miếng trầu để tiếp đãi bạn. Điều quan trọng mà tác giả muốn nhấn mạnh là tình bạn chân thành. Dù nghèo đến đâu, tình bạn vẫn là điều quý báu, không thể mua được bằng bất kỳ vật chất nào. Quan hệ bạn bè được xây dựng trên nền tảng của tình bạn chân thành, không phải là vật chất tầm thường. Nếu bạn của tác giả là người ưa sự giàu có và xa hoa, có lẽ không thể hiểu được vì sao tác giả lại ở lại miền quê nghèo để chào đón bạn.

Trong câu thơ cuối, chúng ta gặp lại cụm từ quen thuộc 'ta với ta'. Tuy nó đã từng xuất hiện trong bài thơ 'Qua Đèo Ngang' của Bà Huyện Thanh Quan, nhưng ý nghĩa trong câu thơ này lại là sự cô đơn, lẻ loi. Trong khi 'ta với ta' trong bài thơ của Nguyễn Khuyến ám chỉ tác giả và người bạn của mình, một và hai, tình bạn bền chặt không thể phân chia.

'Bạn đến chơi nhà' là một bài thơ ý nghĩa về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Tình bạn luôn là điều quý báu nhất, vượt qua thời gian, không gian và vật chất. Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong việc sử dụng bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ đơn giản, gieo vần đặc sắc, dễ nghe, dễ nhớ. Ông xứng đáng được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam.

Kết quả Bạn đến nhà chơi của Nguyễn ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 17)

Tình bạn là một đề tài nổi bật trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông có nhiều bài thơ hay viết về tình bạn như: Khóc Dương Khuê, Lụt hỏi thăm bạn… trong đó Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay được nhiều người biết đến nhất. Bài thơ thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Niềm vui khi bạn đến chơi nhà: Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Câu thơ vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui hồ hởi khi có bạn đến chơi nhà. Thời gian “Đã bấy lâu ” không định rõ, nhưng có lẽ đã rất lâu nhà thơ mới được gặp bạn. Trạng ngữ chỉ có thời gian đứng ở đầu câu diễn tả sự xa cách, nhớ mong. Làm nổi bật nỗi niềm xúc động và vui sướng vô hạn của nhà thơ khi gặp lại bạn.

Cách xưng hô: “bác” thân mật, kính trọng. Đặt câu thơ trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn chốn hương thôn, ít bạn bè giao lưu. Có lẽ bạn đến chơi nhà là niềm mong mỏi, là nỗi chờ đợi khắc khoải trong lòng nhà thơ. Đằng sau câu thơ ta như cảm thấy những bước chân lập cập như ríu lại, những giọt lệ ứa nơi khóe mắt đôi người bạn già.

“Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần”

(Khóc Dương Khuê)

Cách nhập đề tự nhiên, thể hiện niềm vui chân thành của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà. Hoàn cảnh tiếp bạn:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Thông thường, bạn đến chơi nhà là mừng, là quý. Người Việt Nam vốn có phong tục bạn mới quen thì trầu nước. Bạn thân từ nơi xa đến thì nhất thiết phải mời cơm chu đáo. Dân ta cũng có câu: “Khách đến nhà không gà cũng vịt”. Vậy mà, nhà thơ lại lâm vào hoàn cảnh thật trớ true: Những thức ngon không có, rau dưa chưa đến kì thu hoạch. Đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt.

Hoàn cảnh éo le được diễn đạt theo chiều hướng tăng tiến: Những thứ không có được sắp xếp theo trình tự không gian: xa đến gần (chợ - vườn - nhà) thấp đến cao (ao sâu - cải, cà - bầu mướp). Tất cả đều không. Sự thiếu thốn về vật chất ở đây được đẩy đến mức khó tin.

Thực ra khi cáo quan về ở ẩn, cuộc sống của Nguyễn Khuyến có đạm bạc. Nhưng với cơ ngơi “năm gian nhà cỏ thấp le le” thì không đến nỗi không lo nổi bữa cơm mời bạn. Cũng không đến nỗi “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Vậy đây ắt hẳn là cách nói phóng đại, cường điệu chỉ cốt đùa vui như tính tình vốn hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm gian nhà cỏ thấp le le. Giọng điệu của những câu thơ toát lên sự hóm hỉnh. Những hư từ (thời, phó từ chửa, mới, đương… ), những tính từ (sâu, cả, rộng, thưa) được sử dụng khéo léo, tự nhiên. Góp phần tạo ra một tiếng cười kín đáo, vui vui. Đằng sau mỗi câu thơ, ta như thấy một đôi mắt rất vui, hấp háy tinh nghịch của cụ Tam Nguyên.

Điều thú vị của đoạn thơ này đó là tác giả nói không có cá, không có gà, không có rau dưa … Nhưng đoạn thơ vẫn gợi lên một bức tranh thôn quê dân dã, thân thuộc mà sinh động. Hình ảnh Nguyễn Khuyến trong bức tranh quê ấy thật hồn hậu. Ông sống chan hòa với thiên nhiên vườn Bùi chốn cũ.

Ông hăng hái dẫn người bạn của mình đi thăm thú điền viên. Làng cảnh vùng chiêm trũng này cũng chính là nơi ông giữ trọn khí tiết thanh cao của mình. Do đó, bài thơ không chỉ gợi lên một bức tranh quê mộc mạc mà còn gợi cả tình quê ấm áp, hồn hậu.

Tóm lại, qua lời thơ hóm hỉnh, trào lộng, vui vui, nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch, tâm hồn thanh cao của một nhà nho. Một người khước từ mọi bổng lộc của thực dân Pháp, lui về ở ẩn nơi quê nhà. Cách tiếp bạn của nhà thơ. Một lần nữa, từ “bác” lại xuất hiện cuối bài, thân mật mà trân trọng. Cụm từ “ta với ta” không hề gợi lên sự quạnh vắng, cô đơn, buồn mang mác như trong thơ bà Huyện Thanh Quan mà gợi lên sự chan hòa quấn quýt:

“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai”

Ta là Nguyễn Khuyến, ta cũng là người bạn. Nguyễn Khuyến tiếp bạn không bằng cao lương mỹ vị mà bằng cả tấm lòng chân thành. Với Nguyễn Khuyến, tình bạn đẹp là tình bạn có tình cảm chân thành, không câu nệ vật chất tầm thường. Hơn nữa tình bạn ấy phải vượt lên mọi thứ vật chất tầm thường. Tình bạn của Nguyễn Khuyến cũng giúp ta nhận thấy nhân cách cao đẹp, tâm hồn trong sáng của vị Tam Nguyên Yên Đổ.

Đặt quan niệm tình bạn của Nguyễn Khuyến trong hoàn cảnh xã hội, trong nhân tình thế thái bao giờ:

“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi”

Như vậy, bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã cho thấy tình bạn tri kỉ của tác giả.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 18)

Thơ của Nguyễn Khuyến hiếm khi mang tông màu vui vẻ vì ông thường chịu nặng nỗi buồn về hoàn cảnh đau thương của đất nước, về cuộc sống khó khăn, bạc bẽo. Đặc biệt khi ông trở về quê nhà sống ẩn dật, nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu sắc, càng đậm đà. Tuy nhiên, bài thơ 'Bạn đến chơi nhà' lại là một điểm sáng bất ngờ, làm tươi sáng sự thông minh, hài hước sẵn có trong tính cách của ông Tam Nguyên.

Bài thơ ẩn chứa một tình bạn chặt chẽ, vượt qua mọi ranh giới của những nghi lễ bình thường. Cảm xúc ấm áp, chân thành không thể bị che phủ bởi nghèo khó vật chất. Mặc dù viết theo hình thức thất ngôn bát cú của Đường, nhưng không theo cấu trúc 4 phần thông thường, mỗi phần hai câu.

Trong bài này, Nguyễn Khuyến chỉ dùng một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Sự chuyển đổi giữa phần thực và phần luận không rõ ràng. Câu bảy và câu tám, trong đó câu bảy gắn liền với phần luận, chỉ có câu tám là phần kết. Phong cách này tạo ra sự độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.

Đã lâu rồi bác mới tới nhà. Câu mở đề đơn giản, tự nhiên như lời chào hỏi thân thiện của hai người bạn lâu ngày mới gặp lại nhau. Tuổi già thường khiến người ta cảm thấy cô đơn, vì vậy họ khao khát có bạn để trò chuyện, chia sẻ tâm tư. Khi bạn tới thăm, nhà thơ thực sự rất vui mừng.

Ông gọi bạn là bác. Cách gọi này dân dã, thân thiết nhưng cũng trang trọng, thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa chủ và khách. Câu thơ như là lời chào quen thuộc hàng ngày, sẽ mở đường cho việc chia sẻ sau này: Đã lâu rồi, mới có dịp bác tới chơi nhà, thật là đáng quý. Và... nhưng hãy để tôi nói thực lòng, mong bác thông cảm và vui lòng tha lỗi!

Sau khi rời bỏ công việc quan lại, về sống ở nơi quê nghèo khó, mùa mất mùa vẫn có bạn đến thăm, người đó chắc chắn là tri kỉ; vì thói quen của cuộc sống thường là khi giàu thì bạn tìm đến, khó khăn thì lảng tránh. Điều đó khiến nhà thơ rất xúc động, ông coi tình bạn quý giá, quý báu như làm vật liệu để chôn vùi nỗi nghèo đói vật chất trong cuộc sống của mình.

Theo phong tục, khi có khách tới chơi, trước hết chủ nhà phải có nước và trầu để tiếp khách. Bạn thân từ xa đến, lâu ngày mới gặp nên cần phải mời ăn cơm, mời uống rượu. Ở thành phố có quán xá nhưng ở vùng quê của Nguyễn Khuyến thì chẳng dễ kiếm. Điều thú vị trong bài thơ bắt đầu từ ý này: Đã lâu người trẻ đi xa, chợ cách xa.

Nhà thơ giải thích với bạn về sự tiếp đãi không được chu đáo của mình. Dù vừa mới tay bắt mặt mừng nhưng lại giải thích rằng: 'Nhà trống không người trông coi, chợ ở xa, tôi già yếu không thể đi', liệu điều này có khiến bạn cảm thấy không vui không? Nhưng bạn sẽ hiểu và thông cảm với lý do mà chủ nhà đưa ra. Mọi thứ ở nhà dường như sẵn có nhưng thực ra là không đủ:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nếu hiểu theo nghĩa bề nổi, nhà thơ muốn làm sáng tỏ với bạn: Có cá nhưng ao quá sâu. Gà không thiếu nhưng vườn quá rộng và rào thì quá thưa. Cải, cà, bầu, mướp đều ở giai đoạn chưa hoàn thiện, chưa thể sử dụng được. Điều này có nghĩa là bữa cơm tiếp đãi khách với thịt cá hay rau củ đều không thể có.

Vậy thì ta nên nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu thôi. Nhưng giờ thì trầu cũng đã hết từ lâu rồi: Đầu trò tiếp khách, trầu không có, và truyền thống từ xưa rằng miếng trầu là lời đầu tiên của một câu chuyện. Người đọc như cảm nhận được cái bất mãn, bối rối của người chủ khi phải chứng kiến sự thay đổi từ một quan lại thành một ông già dân dã ở quê mùa.

Nhưng nếu nhìn kỹ, chủ nhà không phải là người nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ luôn nhấn mạnh vào cái không nhưng thực ra lại ẩn chứa cái có. Cái nghèo vật chất hiện tại được coi như là sự giàu có trong tương lai. Có thể cá, gà, cải, cà, bầu, mướp không thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu đáo nhưng nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống bình dị của mình sau khi từ bỏ vị trí quan lại?

Lời nói của nhà thơ như lời của một người giàu có, nhưng thực tế ông ta lại rất nghèo, và điều đó khó có thể che giấu! Bạn biết rằng ta nghèo, nhưng vẫn đến thăm ta ở một nơi xa xôi, điều đó thật quý giá! Mặc dù vậy, trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến vẫn tỏ ra tự hào về cuộc sống đơn giản của mình. Dù ta có nghèo nhưng không có gì làm cho cái nghèo đó biến mất! Trong đoạn thơ trên, có một nụ cười nhẹ nhàng, là biểu hiện của sự sâu thẳm trong tâm hồn của nhà thơ.

Khi bác đến thăm, đó chính là điểm kết thúc đẹp của câu chuyện, là tâm hồn của bài thơ. Khi ta nói với ta, đó là lòng trung thành đến với người thân thiết; người tri âm gặp gỡ người tri kỉ. Vì vậy, tất cả những lễ nghi khác đều trở nên tầm thường, không có ý nghĩa. Ba từ 'ta nói với ta' mang lại cảm xúc của niềm vui và sự gần gũi. Bạn bè xa lạ đã vượt qua những gian khổ, vượt qua tuổi già để đến thăm nhau, điều đó thật sự quý báu.

Điều quý giá hơn nữa là bác và tôi, hai con người tìm kiếm niềm vui trong sự gần gũi, để giữ gìn hai chữ 'tình thương'. Sự gần gũi, sự hiểu biết tâm hồn đã kết nối chủ và khách trở nên một. Mọi thứ phức tạp và cấp bậc đã biến mất. Chỉ còn lại niềm vui và lòng thành thật bao trùm tất cả. Tình bạn đã vượt qua mọi thứ, thậm chí cả những quy tắc về cách tiếp đãi. Bạn đến thăm không phải vì bữa ăn hoành tráng mà vì muốn gặp gỡ, muốn chia sẻ và trò chuyện.

Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ một cách tài tình của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt, cụm từ 'ta nói với ta'. Đại từ 'ta' không chỉ đề cập đến một mà còn đề cập đến nhiều. Nguyễn Khuyến sử dụng cả hai nghĩa: một mà lại là hai. Từ 'với' kết nối hai 'ta' lại với nhau. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau, chia sẻ tâm tình, hai người trở nên như một. Điều này thật sự quý giá và không thể so sánh được với bất kỳ thứ gì.

Bài thơ 'Bạn đến chơi nhà' là tấm lòng của nhà thơ, cũng như là bức tranh về cuộc sống bình dị ở nông thôn, tràn đầy sức sống. Khu vườn với những hàng rào, những dãy bí ngô; mặt ao với những đợt sóng nhỏ, tiếng gà rộn ràng vào buổi trưa... tất cả là biểu tượng cho hồn quê đơn sơ, chất phác và sâu lắng. Màu xanh của nước ao, màu xanh của lúa, màu tím của hoa cà, màu vàng rực rỡ của hoa bí... mỗi màu sắc đều tươi mới, làm cho lòng người thêm ấm áp và hạnh phúc.

Những điều bình thường đến không ngờ lại chứa đựng niềm an ủi sâu sắc đối với tâm hồn đau khổ của một nhà thơ. Mời bạn đến chơi trong không gian sôi động ấy, chắc chắn niềm vui của cụ Tam Nguyên càng trở nên to lớn hơn.

Bài thơ nói về một tình bạn trong trẻo, đẹp đẽ. Lối viết tự nhiên như tiếng nói hàng ngày của người nông dân quê, giản dị nhưng vẫn phản ánh rõ nét tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc mô tả cảnh vật, tình cảm. Cảnh vật và tình yêu xen kẽ nhau, hòa quyện, bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh quê thơ mộng, tươi sáng và ấm áp.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 19)

Bao la nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn.

Là một nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi đề cập đến bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc, quả thật là những tình bạn nên thơ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó. Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài.

Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá... một loạt tình huống được liệt kê.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả.

Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài “Qua Đèo Ngang” thì cụm từ trên thể hiện nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Bài thơ đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng: 'Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 20)

Trong văn chương, tình bạn là chủ đề thu hút nhiều thi sĩ sáng tác. Chúng ta không ít lần cảm động trước tình bạn thân thiết giữa Bá Nha và Tử Kì, cùng nhau tận hưởng âm nhạc, tình bạn vững bền giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong cảnh tiễn biệt đầy xúc động ở lâu đài Hoàng Hạc.

Văn học thời Trung Đại Việt Nam cũng ghi nhận những mối quan hệ tri kỷ như thế, trong đó không thể không nhắc đến tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. “Bạn Đến Chơi Nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ đặc sắc, hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn chân thành, sâu sắc.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ” và là một trong những nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Bạn Đến Chơi Nhà” được viết sau khi Nguyễn Khuyến trở về quê, ca ngợi tình bạn chân thành, trong sáng, vượt lên trên tất cả những vật chất của cuộc sống, với người bạn của mình. Bắt đầu bài thơ là lời chào vui vẻ, hân hoan của tác giả khi bạn đến thăm: “Đã bao lâu nay, bác đến nhà”

Trạng từ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài mà nhà thơ không gặp bạn, như một tiếng chào vui mừng để xoa dịu nỗi nhớ sau bao nhiêu ngày xa cách. Đại từ “bác” giản dị tự nhiên thể hiện sự gần gũi, thân mật của nhà thơ với bạn của mình. Ai mà không vui khi gặp lại người tri kỉ, chỉ một lời chào đơn giản cũng đủ cho thấy niềm hạnh phúc vô bờ bến của Nguyễn Khuyến khi bạn đến thăm.

Sau lời chào mừng ấy, có lẽ sẽ có một bữa cơm đầy đủ, ít nhất cũng sẽ là một vài món thức ăn để chào đón khách quý, nhưng thực tế không phải như vậy. Chủ nhà bắt đầu nói về hoàn cảnh của mình một cách lúng túng:

“Đã bao lâu nay, bác đến nhà
Tuổi trẻ đã đi xa, chợ thì xa xôi.
Ao sâu nước cả, cá không chài được,
Vườn rộng rào thưa, gà khó bắt.
Cải mới mọc, cà mới nụ,
Bầu rụng rốn, mướp đầy hoa.
Không có trầu để tiếp khách,
Bác đến chơi, ta với ta thôi!”

Với lối diễn đạt hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã phóng đại những điều không có: Ông mong muốn có một bữa cơm đầy đủ để tiếp bạn, nhưng đáng tiếc trẻ không có nhà, không có người để đi chợ và chợ cũng ở xa. Khi đó, chủ nhà lại nghĩ về những thức ăn sẵn có trong vườn nhà để thưởng thức cùng bạn, nhưng không may nhà có cá nhưng ao quá sâu không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rãi và rào thưa không thể bắt được, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn non mọc.

Nhà thơ rất yêu quý bạn, mong muốn đón tiếp bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh khó khăn của thực tế không cho phép ông làm điều đó. Ngay cả miếng trầu, biểu tượng văn hóa của người Việt để mở đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có, ý thơ mở rộng như một khẳng định tuyệt đối của sự thiếu vắng.

Qua lời nói hài hước của nhà thơ, dường như gia đình ông có nhiều thứ nhưng thực ra lại không có gì. Cách diễn đạt đó vừa giúp tả lại hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và đồng cảm, vừa là cách để nhà thơ thăng hoa hóa sự nghèo khó, khó khăn của mình, ông hài lòng với cuộc sống đó, mặc dù khó khăn nhưng hạnh phúc, an nhiên.

Ông luôn yêu cuộc sống và trân trọng nó. Với nhịp thơ 4/3 tạo điệu nhịp nhàng, du dương cùng phép liệt kê, đối lập, các từ phủ định đoạn thơ đã phản ánh cuộc sống nghèo khó nhưng sang trọng của một nhà thơ, đồng thời thể hiện sự vui vẻ, hóm hỉnh của một cuộc tiếp đãi bạn thân thiết thiếu thốn vật chất nhưng đong đầy tình cảm chân thành, sâu sắc. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện ra đẹp đẽ, bình yên, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối cùng, cảm xúc dường như lắng lại, mọi thứ vật chất trở về chỉ còn tình bạn tri kỷ chân thành lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại hiện lên, thể hiện sự trân trọng, yêu mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ xa tới đây, không có gì quý hơn, bác đến với tôi bằng trái tim chân thành, bằng tâm hồn tri âm chứ không phải vì vật chất. Chính vì thế, tình bạn giữa nhà thơ và bạn thân thiết trở nên cao đẹp và thiêng liêng hơn, tình bạn vượt lên trên tất cả những vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta trở thành một. Câu thơ như một tiếng cười sảng khoái để khẳng định tình bạn trong sáng, chân thành của hai người tri kỷ.

Trong bài thơ “Bạn Đến Chơi Nhà”, bằng cách sáng tạo tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trân trọng trong văn chương Việt Nam. Tình bạn như vậy cho đến ngày nay vẫn là một gương sáng, một bài học quý để chúng ta học theo.

toplist.vn

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 21)

Trong văn chương, tình bạn là chủ đề thu hút nhiều thi sĩ sáng tác. Chúng ta không ít lần cảm động trước tình bạn thân thiết giữa Bá Nha và Tử Kì, cùng nhau tận hưởng âm nhạc, tình bạn vững bền giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong cảnh tiễn biệt đầy xúc động ở lâu đài Hoàng Hạc.

Văn học thời Trung Đại Việt Nam cũng ghi nhận những mối quan hệ tri kỷ như thế, trong đó không thể không nhắc đến tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. “Bạn Đến Chơi Nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ đặc sắc, hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn chân thành, sâu sắc.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ” và là một trong những nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Bạn Đến Chơi Nhà” được viết sau khi Nguyễn Khuyến trở về quê, ca ngợi tình bạn chân thành, trong sáng, vượt lên trên tất cả những vật chất của cuộc sống, với người bạn của mình. Bắt đầu bài thơ là lời chào vui vẻ, hân hoan của tác giả khi bạn đến thăm: “Đã bao lâu nay, bác đến nhà”

Trạng từ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài mà nhà thơ không gặp bạn, như một tiếng chào vui mừng để xoa dịu nỗi nhớ sau bao nhiêu ngày xa cách. Đại từ “bác” giản dị tự nhiên thể hiện sự gần gũi, thân mật của nhà thơ với bạn của mình. Ai mà không vui khi gặp lại người tri kỉ, chỉ một lời chào đơn giản cũng đủ cho thấy niềm hạnh phúc vô bờ bến của Nguyễn Khuyến khi bạn đến thăm.

Sau lời chào mừng ấy, có lẽ sẽ có một bữa cơm đầy đủ, ít nhất cũng sẽ là một vài món thức ăn để chào đón khách quý, nhưng thực tế không phải như vậy. Chủ nhà bắt đầu nói về hoàn cảnh của mình một cách lúng túng:

“Đã bao lâu nay, bác đến nhà
Tuổi trẻ đã đi xa, chợ thì xa xôi.
Ao sâu nước cả, cá không chài được,
Vườn rộng rào thưa, gà khó bắt.
Cải mới mọc, cà mới nụ,
Bầu rụng rốn, mướp đầy hoa.
Không có trầu để tiếp khách,
Bác đến chơi, ta với ta thôi!”

Với lối diễn đạt hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã phóng đại những điều không có: Ông mong muốn có một bữa cơm đầy đủ để tiếp bạn, nhưng đáng tiếc trẻ không có nhà, không có người để đi chợ và chợ cũng ở xa. Khi đó, chủ nhà lại nghĩ về những thức ăn sẵn có trong vườn nhà để thưởng thức cùng bạn, nhưng không may nhà có cá nhưng ao quá sâu không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rãi và rào thưa không thể bắt được, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn non mọc.

Nhà thơ rất yêu quý bạn, mong muốn đón tiếp bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh khó khăn của thực tế không cho phép ông làm điều đó. Ngay cả miếng trầu, biểu tượng văn hóa của người Việt để mở đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có, ý thơ mở rộng như một khẳng định tuyệt đối của sự thiếu vắng.

Qua lời nói hài hước của nhà thơ, dường như gia đình ông có nhiều thứ nhưng thực ra lại không có gì. Cách diễn đạt đó vừa giúp tả lại hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và đồng cảm, vừa là cách để nhà thơ thăng hoa hóa sự nghèo khó, khó khăn của mình, ông hài lòng với cuộc sống đó, mặc dù khó khăn nhưng hạnh phúc, an nhiên.

Ông luôn yêu cuộc sống và trân trọng nó. Với nhịp thơ 4/3 tạo điệu nhịp nhàng, du dương cùng phép liệt kê, đối lập, các từ phủ định đoạn thơ đã phản ánh cuộc sống nghèo khó nhưng sang trọng của một nhà thơ, đồng thời thể hiện sự vui vẻ, hóm hỉnh của một cuộc tiếp đãi bạn thân thiết thiếu thốn vật chất nhưng đong đầy tình cảm chân thành, sâu sắc. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện ra đẹp đẽ, bình yên, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối cùng, cảm xúc dường như lắng lại, mọi thứ vật chất trở về chỉ còn tình bạn tri kỷ chân thành lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại hiện lên, thể hiện sự trân trọng, yêu mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ xa tới đây, không có gì quý hơn, bác đến với tôi bằng trái tim chân thành, bằng tâm hồn tri âm chứ không phải vì vật chất. Chính vì thế, tình bạn giữa nhà thơ và bạn thân thiết trở nên cao đẹp và thiêng liêng hơn, tình bạn vượt lên trên tất cả những vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta trở thành một. Câu thơ như một tiếng cười sảng khoái để khẳng định tình bạn trong sáng, chân thành của hai người tri kỷ.

Trong bài thơ “Bạn Đến Chơi Nhà”, bằng cách sáng tạo tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trân trọng trong văn chương Việt Nam. Tình bạn như vậy cho đến ngày nay vẫn là một gương sáng, một bài học quý để chúng ta học theo.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 22)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về việc bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian, mang nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm. Việc sử dụng cách xưng hô “bác” cho thấy thái độ đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn. Giọng điệu mang sự cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

Tiếp đến, Nguyễn Khuyến bắt đầu khắc họa hoàn cảnh sống thiếu thốn của mình khi bạn đến thăm nhà. Hoàn cảnh thật éo le khi “trẻ thời đi vắng” có nghĩa là không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn. Mà “chợ thời xa” nghĩa là chợ ở cách đây rất xa. Việc đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn. Trong nhà cũng không gì để tiếp đãi bạn nữa là của ngon vật lạ. Tác giả đã liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Có thể thấy rằng, với những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời thể hiện qua giọng thơ hóm hỉnh, hài hước.

Câu thơ cuối cùng như một lời khẳng định về tình bạn tri kỉ của nhà thơ. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi. Cụm từ “ta với ta” từng xuất hiện trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta'

Ở đây, hai đại từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” đều chỉ nhà thơ. Lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Còn trong thơ Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” là chỉ tác giả và người bạn tâm giao. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn chẳng có lấy một thứ gì quý giá để tiếp đãi bạn bè nhưng nhà thơ và người bạn tâm giao vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ ở đây không hề buồn thương, cô độc mà rất vui vẻ, ấm áp bởi tình bạn tri kỷ.

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là sự sẻ chia, đồng cảm và không màng đến những giá trị vật chất. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” quả là một tác phẩm độc đáo.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 23)

Từ xưa đến nay, tình bạn luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam. Chủ đề viết về tình bạn không phải là một chủ đề mới mẻ nhưng ở mỗi người lại có cách suy nghĩ và cảm nhận về tình bạn theo một lối riêng. Vì vậy, cũng là chủ đề tình bạn nhưng lại có rất nhiều bài thơ với các cung bậc cảm xúc khác nhau, với những bối cảnh và nội dung khác nhau. Trong số các bài thơ nói về tình cảm bạn bè thì bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến là một tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ là tiếng nói chân thành, mộc mạc của nhà thơ gửi gắm tới người bạn của mình. Cho dù hoàn cảnh có nghèo khó, đơn sơ thì tình bạn giữa hai người vẫn chân thành thắm thiết.

Mở đầu bài thơ là những lời kể, lời tâm sự thể hiện niềm vui của tác giả khi bạn tới chơi nhà. Đã bấy lâu nay có nghĩa là đã một thời gian dài trôi qua rồi hôm nay nhà thơ mới có thể gặp lại bạn ngay tại ngôi nhà của mình. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao khi sau bao ngày xa cách nhà thơ mới gặp lại người bạn của mình. Có lẽ từ khi nhà thơ cáo quan về quê sống cùng với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá, ông rất muốn gặp lại những người bạn để cùng trò chuyện, cùng dãi bày tâm sự cho khuây khoả. Cuối cùng, người bạn ấy cũng đã đến, nhà thơ vui mừng tiếp đón bạn của mình và kèm theo đó là những lời trêu đùa vô cùng hóm hỉnh, đáng yêu:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Những câu thơ trên là những lời tâm sự của các giả khi bạn đến chơi nhà nhưng lại không có gì để tiếp đãi bạn. Người trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu nước lớn chẳng thể giăng lưới bắt cá, vườn rộng thênh thang nên rất khó để đuổi gà. Cải thì còn chưa ra cây, cà thì vừa mới nở nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp còn đang ra hoa. Tác giả đang phân trần với người bạn về những thiếu sót của mình. Qua đó bạn đọc cũng có thể cảm nhận được cuộc sống đạm bạc, giản dị, bình thường, luôn gắn bó với thiên nhiên của cụ Nguyễn Khuyến. Lời thơ nhịp nhàng với nhịp điệu 4/3 khiến cho đoạn thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ đi sâu vào lòng người. Đoạn thơ còn cho ta thấy tác giả là một người có tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, tha thiết gắn bó với thiên nhiên xanh mát.

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta”

Tưởng chừng những sự thiếu thốn ở trên đã là quá đủ rồi nhưng khi đọc đến đây ta còn thấy rằng nhà thơ quả là người thật vui tính, biết trêu đùa người khác. Bạn đến chơi nhà mà miếng trầu cũng không có để cho bạn. Đây là sự thiếu sót của tác giả hay chỉ là những lời nói vui đùa với người bạn của mình? Điều quan trọng mà nhà thơ muốn nhấn mạnh đó chính là câu thơ cuối. Dù nghèo về vật chất nhưng tình cảm bạn bè lúc nào cũng đong đầy, chan chứa. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở tình cảm yêu thương chân thật chứ không phải là những thứ vật chất tầm thường. Nếu như người bạn của tác giả là một người ưa vinh hoa phú quý, ưa cuộc sống giàu sang thì chắc chắn sẽ không lặn lội tới miền quê nghèo để thăm nhà thơ.

Ở câu thơ cuối, ta bắt gặp một cụm từ rất quen thuộc “ta với ta”. Cụm từ này đã xuất hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, nhưng ý trong câu thơ lại là chỉ sự đơn độc, lẻ bóng. Còn “ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ nhà thơ và người bạn của mình, tuy hai mà một, tình cảm gắn bó hòa quyện không gì có thể chia cắt được.

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay và ý nghĩa về tình cảm bạn bè của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Tình bạn luôn là thứ quý giá nhất, vượt qua giới hạn về thời gian, không gian và tiền bạc vật chất. Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ giản dị, cách gieo vần đặc sắc, dễ nghe, dễ thuộc. Ông xứng đáng được coi là nhà thơ của làng quê Việt Nam.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 24)

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bạn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách.

Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình. Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình. Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu: Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hóa cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc những dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...”

(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỉ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng. Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được.

Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu. Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người. Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

“Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi”

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà | Hay nhất ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 25)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Ông có rất nhiều bài thơ hay để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Bài thơ “Bác đến chơi nhà” thể hiện tình cảm mộc mạc của tác giả dành cho bạn mình, một tình cảm không vì vật chất mà xuất phát từ tình cảm thân thiết của hai bên. Dù bác tới chơi nhà không có gì tiếp đãi bác tử tế, thì tình bạn của hai người vẫn thân thiết, keo sơn gắn bó vì họ thật sự hiểu tấm lòng chân thành của nhau.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được tấm chân tình của tác giả với người bạn thân tri kỷ của mình. Ca ngợi tình bạn là thứ không vì những vật chất tầm thường mà bị mất đi sự cao quý, chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Câu thơ đầu tiên thể hiện sự vồn vã thân mật của một tác giả khi gặp lại bạn thân của mình, rất lâu không tới chơi, có thể vì bận bịu công việc hoặc do đường xá xa xôi nên không ghé thăm nhau thường xuyên được.

Những câu thơ đầu của bài thơ khiến cho người đọc có cảm giác tác giả cảm thấy hụt hẫng, buồn phiền, lo lắng vì lâu lắm mới có khách quý ghé thăm mà nhà chẳng có gì đãi khách. Đến những thứ vốn là sẵn có của nhà nông như rau cải, bầu bí mọc trong vườn lúc nào chẳng có để ăn. Nhưng nhà tác giả cũng chẳng có, tiếp khách mà miếng trầu cũng không thật đáng tiếc. Những lời thơ thể hiện sự phân trần giải thích cho những thiếu thốn, thiếu sót của mình trong việc tiếp khách quý mà chẳng có gì đáng giá.

Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ thì sẽ cảm thấy đây chỉ cách nói vui vẻ, bông đùa cường điệu hóa của tác giả Nguyễn Khuyến muốn trêu đùa bạn của mình. Thông qua những lời trần tình của tác giả ta cũng cảm nhận được sự giản dị mộc mạc của làng quê Việt Nam thời xưa.

Với nhịp thơ đều đặn ngắt nhịp nhẹ nhàng thể hiện cho lời thủ thỉ nhẹ nhàng kèm theo những nụ cười hóm hỉnh, trêu đùa của tác giả. Đối lập với tất cả những cái không có ấy chính là tấm lòng, tấm chân tình của tác giả dành cho bạn mình.

Câu thơ cuối cùng của bài thơ thể hiện rõ nét tình cảm chân thành của tác giả dành cho bạn mình. Nó là thứ tình bạn cao quý quan hệ bạn bè xây dựng trên nền tảng của tình cảm vững chắc không vì những vật chất tầm thường mà bị phai nhạt hay biến mất.

Trong bài thơ của bà Huyện Thanh Quan có câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện cho nỗi buồn sự cô đơn của tác giả khi chỉ có một mình đối diện với chính mình với nỗi cô đơn trong lòng.Còn trong bài thơ “Khách đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến “Bác đến chơi đây ta với ta” thì hoàn toàn trái ngược ta với ta thể hiện tuy hai người nhưng lại là một bởi họ rất thân thiết, hiểu nhau vô cùng, thể hiện niềm vui sự hòa quyện, hòa hợp của hai người bạn tri kỷ.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong việc sáng tác thơ trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách vô cùng tinh tế đặc sắc, thể hiện sự tài hoa của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ. Nhịp thơ của tác giả phối vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện sự thanh thoát, tự nhiên không gượng ép làm cho bài thơ vô cùng hấp dẫn người đọc bởi ngôn ngữ linh hoạt, lời tâm sự thủ thỉ của tác giả.

Đây là một bài thơ hay, viết về tình bạn. Nó ca ngợi tình bạn trong sáng không tới với nhau vì vật chất hay vinh hoa phú quý, thể hiện tình bạn vĩnh cửu trong sáng, tri kỷ. Một tình bạn đã trải qua nhiều gian nan thử thách mới có được chứ không phải ngày một ngày hai. Nên họ không bao giờ vì những thứ nhỏ nhặt mà làm mất đi tình bạn thân thiết đáng quý của mình.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 26)

Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. Đã bấy lâu nay là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn. Chính vì nỗi vui mừng ấy trong lòng tác giả bật ra lời chào thể hiện niềm vui bất ngờ thú vị:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn 4 - 3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải, không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ - Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình - Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu thơ bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. Bác đến chơi đây - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 27)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian rất lâu rồi, người bạn của Nguyễn Khuyến mới đến chơi nhà. Điều đó khiến cho nhà thơ rất vui mừng, hạnh phúc. Cùng với cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Câu thơ đầu như một tiếng reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở.

Dẫu vậy thì hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng thật là éo le. Trẻ em thì đi vắng rồi, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn được vì chợ ở quá xa. Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến tận cùng. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời. Bài thơ mang giọng điệu hóm hỉnh mà lạc quan, yêu đời.

Tuy là vật chất thiếu thốn, nhưng tình cảm bạn bè mới là thứ đáng quý nhất. Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Đại từ “ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan đang chỉ có một mình nơi đèo Ngang hoang vu. Thời gian chiều tà gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc.

Ngược lại, trong thơ Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” thứ nhất chính là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ không hề cảm thấy cô đơn, buồn bã mà lại vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

Như vậy, “Bác đến chơi nhà” đã khắc họa một tình bạn chân thành thật đáng ngưỡng mộ. Bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 28)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại. “Bạn đến chơi nhà” là bài thơ hay cho thấy tình bạn tri kỉ của nhà thơ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, “Đã bấy lâu nay” là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính đến lần đến trước. “Bác” là cách xưng hô vừa thân thiết, vừa trân trọng, chẳng hạn: “Bác già tôi cũng già rồi. Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là. Đường đi lại tuổi già thêm nhác.

Những câu thơ tiếp theo báo hiệu tình huống khó xử, nhưng cũng thể hiện tấm lòng đối với bạn: bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là chuyện chết bạn thật nhiều, thật ngon. Bốn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến cái thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”

Cái thú của mấy câu thơ này là tỏ cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà cũng có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, có thể nói là cũng phong lưu, khá giả đấy chứ! Có người nhận xét các thứ ấy có gợi lên một không khí điền viên, quê kiểng rất thân thiết, đầm ấm. Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện mà nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả thừa nhận là không có, kể cũng lạ:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Cái sự “không có” của tác giả đến đây là cao trào, ơ làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vôi làm sao không có, huống nữa, lại là đôi với một ông “đi đâu cũng dở nhưng cuối cùng chày” như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được? Nhưng tất cả cái sự không ấy được cường điệu lên cực đại để nói lên cái thứ luôn có sẵn để dành cho bạn - ấy là tấm lòng:

Bác đến chơi đây, ta với ta! “Ta với ta” hiểu nhau, “ta với ta” quý nhau, “ta với ta” là tất cả! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu cơ vô tương tác: đẩy cái “vô” (không) cho đến tận cùng để “hữu” (có) hiện lên với tất cả sức nặng? Phải nói rằng khi đẩy cái “vô” lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào thế chông chênh. Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lặp lại thế cân bằng.

Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn. Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài thơ Ngắm trăng trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tự: bạn trăng đã đến, nhưng “Trong tù không rượu cũng không hoa”, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng: người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt lên mọi thiếu thốn. Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người. Ví dụ mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lạnh nhạt, tiếp đón chiếu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì?

Trong bài thơ này, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ. Nhưng đây là một bài thơ đùa vui, người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về. Cũng đừng tưởng rằng nhà thơ Nguyễn Khuyến rất giàu có.

Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thịnh soạn như ý, cũng có thể là cách để nhà thơ bộc bạch tấm lòng thành. Còn lại một điều lạ là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đến Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua!” (Khóc Dương Khuê),

“Rượu tiếng rằng hay...” (Thu ẩm). Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta, những người đọc, không phải cái gì cũng hiểu hết được. Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi! Đặc sắc của bài thơ diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa... Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa... Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Lời thơ tự nhiên, tưởng chừng như không có chút dụng công nào. Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng hai câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành có nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái “ta với ta” ấm áp, thân tình.

Phân tích bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 29)

Đọc thơ Nguyễn Khuyến, ta không thấy nhiều bài vui vì ông thường mang nỗi buồn trước cảnh đất nước đau khổ, trước thói đời nhiều éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu từ khi ông sống ẩn dật. Nhưng ta cảm thấy niềm vui bất ngờ khi đọc bài thơ “Bạn đến nhà chơi”. Trong bài thơ ẩn chứa một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt qua mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Điều này có thể là đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã lâu rồi, bác ghé nhà thăm. Câu thơ mở đầu giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân thiện của hai người bạn lâu ngày mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta mong muốn có bạn để chia sẻ, kể chuyện. Vì vậy, khi có bạn đến thăm, người ta rất vui mừng. Cách gọi thân mật bằng 'bác', cách gọi thân mật dân dã gợi lên sự tôn trọng cũng như tình bạn giữa chủ nhà và khách.

Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi mới có dịp bác đến thăm nhà, thật là vui quá. Tôi và bác không xa lạ gì, mong bác thông cảm! Ngày xưa khi còn ở quan trường, việc có bạn đến thăm là chuyện thường nhưng giờ ông đã ở nhà, việc bạn đến thăm là một dấu hiệu của sự thân thiết, vì thói đời: giàu có thì bạn tìm đến, khó khăn thì bạn lui đi. Nhà thơ vui mừng, xúc động vì đã thấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vì sự thiếu hụt về vật chất để tiếp đãi bạn.

Thường thì theo phép tắc xã giao, khi bạn đến nhà dù thân hay xa lạ, trước hết là phải đón tiếp bằng trầu nước, sau đó là cơm và rượu để tiếp đãi bạn. Nhưng sau lời chào của Nguyễn Khuyến, ông nhắc đến những khó khăn của gia đình. Nhà thơ như đang chia sẻ với bạn về sự tiếp đãi không chu đáo của mình. Ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán trong cách diễn đạt. Có nhiều thứ nhưng lại không có gì để tiếp đãi bạn thân. Có ao và cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng... Bức tranh vườn hiện ra sôi nổi và vui tươi. Một cuộc sống thôn dã chân thành, cần cù, bình dị và đáng yêu. Một cuộc sống thanh bạch và ấm áp của người và tình.

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hỗ trợ lẫn nhau một cách tự nhiên, khéo léo, dễ thương và tự nhiên. Những từ ngữ này thể hiện một cuộc sống đơn giản, tự nhiên và đáng yêu.

Dân gian có câu: Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Liệu cuộc sống của cụ Tam Nguyên Yên Đổ có nghèo đến vậy không? Nhà thơ đã cường điệu hóa tình trạng nghèo của mình. Một quan to triều Nguyễn về ẩn cư, với một nơi ở bình dị, không có 'miếng trầu' cũng không có gì. Điều này là lời nói đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để thể hiện một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn cao quý của một nhà nho từ bỏ lương bổng của thực dân Pháp, trở về sống một cuộc đời bình dị giữa làng quê hương.

Những vật phẩm thông thường dùng để tiếp bạn đều không có, thay vào đó là tình bạn chân thành sâu sắc. Mối quan hệ bạn bè của họ được xây dựng trên cơ sở của tình cảm, lòng trung thành và sự kính trọng. Vật chất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật cảm động khi đọc những dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

“Bác Dương ơi, xin dừng lại
Nước mắt ướt nhòe lòng chưa dứt
Nhớ từ ngày còn thơ dại
Bác và tôi từ thuở sớm mai...”

(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)

Tình cảm giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật đầy xúc động, họ tri ân và tri kỉ với nhau chính là từ đó mà ra. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi lễ xã giao vật chất dần được loại bỏ để lộ ra ngọc quý lung linh - đó chính là tâm hồn và tình cảm cao quý của họ.

Bác đến thăm, ta với ta. Câu kết thú vị với ý nghĩa sâu sắc. Tiếp đón bạn không cần đến những bữa tiệc xa hoa, những món ăn ngon mà chỉ cần có một trái tim. Lần thứ hai chữ 'bác' xuất hiện, bác không ngại xa xôi để đến thăm bạn, điều này thật là đáng quý. Tình bạn trên hết, không gì mua được.

Mong chào đón bạn bằng những điều lộng lẫy, bất ngờ nhưng rồi chỉ còn ta với ta. Họ hiểu lẫn nhau, dù là hai người nhưng như một, cái sự đồng điệu ấy chính là sự coi trọng tình cảm, tình bạn. Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện, chia sẻ là đã đủ. Tình cảm của họ hiện lên đầy đặn, phong phú và sâu sắc.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là việc gặp gỡ bản thân, tâm trạng cô đơn u hoài của nữ văn sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là việc gặp gỡ hai tâm hồn, hai con người. Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của chúng:

“Trước bảng vàng tỏa ánh sáng
Chẳng qua trong bác, ngoài tôi”

(Dành cho bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một tác phẩm hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết và bền chặt. Hai tâm hồn cao quý của hai con người hòa mình thành một, một lối sống cao quý, trọng tình bạn và trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật sâu sắc và đầy cảm động, không giống như lời phê phán của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Tình bạn cao quý ấy vẫn tỏa sáng mãi, là minh chứng cho tình bạn thân thiết từ xưa đến nay.

Kết thúc bài thơ, mọi người đều bị xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ giản dị, ý thơ chứa đựng nhiều tình cảm thân thiết tạo nên sự đặc sắc của bài thơ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 30)

Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. “Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn.

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ/Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Câu thơ cuối cùng đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 31)

Nguyễn Khuyến được coi là một nhà thơ đại diện cho nền văn học trung đại. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ hay thể hiện tình bạn tri kỉ của nhà thơ.

Đã lâu rồi, bác đến nhà, “Đã bấy lâu nay” là một khoảng thời gian dài mà khi nói ra nhà thơ đã suy tính trước. “Bác” là cách gọi thân mật, trân trọng, ví dụ như: “Bác già tôi cũng già rồi. Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là. Đường đi lại tuổi già thêm nhọc.”

Những dòng thơ tiếp theo tuyên bố tình huống khó khăn, nhưng cũng thể hiện tấm lòng đối với bạn: bạn đã lâu mới đến thăm, vậy việc đầu tiên là chuyện chết bạn thật nhiều, thật ngon. Bốn dòng thơ tiếp theo, từng dòng đều suy nghĩ về những vật dụng có thể tiếp bạn mà không được, như một cuộc duyệt thử nghiệm các vật phẩm có trong nhà:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chưa nảy mầm, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa.”

Cốt truyện của những câu thơ này là thể hiện điều gì cũng có và không có, không có và cũng có. Gà, cá, cải, cà, bầu, mướp, ao, vườn, có thể nói là khá phong phú, sang trọng đấy chứ! Có người nhận xét những thứ này tạo ra một không khí thân thiện, ấm áp của nông thôn, quê hương. Nhưng mà cũng không có gì, vì không phải lúc, không phải thời điểm đúng. Thậm chí cả miếng trầu, đầu câu chuyện, nhà thơ cũng không có. Điều này tác giả đã thừa nhận là không có, độc đáo trong cách kể:

Đầu tiên tiếp khách, miếng trầu không có. Sự “không có” của tác giả ở đây đạt đến đỉnh điểm, ở làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vôi không thể không có, đặc biệt là với một ông “đi đâu cũng dở nhưng cuối cùng chày” như Nguyễn Khuyến, làm sao có thể không có được? Nhưng mọi thứ “không” đó được nhấn mạnh lên để thể hiện tấm lòng luôn sẵn sàng dành cho bạn - đó là điều quan trọng nhất:

Bác đến chơi, ta với ta! “Ta với ta” cảm thông, “ta với ta” quý trọng, “ta với ta” là tất cả! Có lẽ ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu cơ vô tương tác: đẩy cái “vô” đến cùng để “hữu” hiện lên với tất cả trọng lượng của nó? Khi đẩy cái “vô” đến cùng, bài thơ trở nên cân nhắc. Không có gì thì còn gì để tỏ tình bạn? Câu kết bất ngờ đã cân nhắc lại mọi thứ, lặp lại thế cân bằng.

Do đó, câu kết mang một trọng lượng tình cảm lớn. Bài thơ tự nhiên gợi nhớ đến bài thơ Ngắm Trăng trong Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh sau này:

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó lòng chối từ.
Người ngắm trăng qua cửa sổ,
Trăng soi khe cửa, thấu tâm nhà thơ.”

Hồ Chí Minh, nhà thơ cũng trải qua cảnh tương tự: trăng đã lên, nhưng “Trong tù không rượu cũng không hoa”, phải làm thế nào? Giải pháp duy nhất là tấm lòng đối với tấm lòng: người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt qua mọi thiếu thốn. Đó mới là cách giải quyết của Nguyễn Khuyến, cũng là cách giải quyết phổ biến của con người. Ví dụ, một bữa cơm thịt cá không ngon, nhưng tình cảm ấm áp, chân thành, thì đáng giá hơn nhiều?

Trong bài thơ này, dù nói là không có gì, nhưng tấm lòng muốn tiếp đãi bạn bằng tất cả vẫn hiện rõ. Tuy nhiên, đây cũng là một bài thơ đùa vui, không nên quá nghiêm túc, nghĩ rằng nhà thơ sẽ đưa bạn ra về sau khi trò chuyện. Đừng nghĩ rằng Nguyễn Khuyến rất giàu có.

Có thể bài thơ là lời đùa, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được sắp xếp cẩn thận, nhưng cũng có thể là cách nhà thơ bộc lộ tấm lòng. Đáng chú ý là trong các thứ được nghĩ đến để tiếp bạn, không thấy có rượu, điều mà từ Đỗ Phủ đến Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong những trường hợp khác không thể không nói đến “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua!” (Khóc Dương Khuê),

“Rượu tiếng rằng hay...” (Thu ẩm). Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không thể nói hết mọi điều, và chúng ta, người đọc, không thể hiểu hết mọi điều. Có thể trong bữa cơm, rượu đã sẵn rồi! Đặc biệt của bài thơ là cách diễn đạt giống như lời nói hàng ngày, lời của dân gian: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Trẻ thời đi xa, chợ thời xa... Cải chưa nảy mầm, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa... Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Lời thơ tự nhiên, dường như không tốn công gì. Đặc biệt thứ hai là tạo ra một tình huống chênh vênh, sáu câu nói về cái không có, rồi dùng hai câu kết bất ngờ cân bằng tất cả, biến những câu về sự không thành có ý nghĩa, không quan trọng, và nhấn mạnh vào tình bạn ấm áp, thân thiết.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 32)

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.

Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già khăng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy.

Ở bài này, Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu bảy và tám thì câu bảy gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng.

Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà... thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho!

Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thì lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.

Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: 'Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được', liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có.

Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giờ đến trầu thì đã hết tự bao giờ: Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.

Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?

Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa.

Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: Ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của ngồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người.

Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.

Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

toplist.vn

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 33)

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ… Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy nga

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương để mọi thời đại nêu gương.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 34)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ hài hước cũng như trữ tình. Ông thường viết về cuộc sống bình dị mà lãng mạn ở nông thôn với các chủ đề gần gũi. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của ông giống như một con sông êm đềm, lặng lẽ trôi qua làng quê đó để lại dấu ấn sâu trong tâm trí người đọc mà không hay biết.

Bài thơ không chỉ thể hiện tình bạn sâu sắc của nhà thơ mà còn chứa đựng một quan điểm mới mẻ: tình bạn không phải là hiện diện của những vật chất thông thường mà chính lòng trung thành, tình bạn tri kỷ mới là điều quý giá. Quan điểm đó được tác giả thể hiện cả trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

“Đã bấy lâu nay bác đến chơi nhà,” Đầu tiên, câu thơ khái quát hoàn cảnh chào đón bạn đến nhà sau một thời gian dài. Tác giả thể hiện sự vui mừng, hân hoan khi đón tiếp người bạn quý đến thăm. Đồng thời, cách gọi “bác” của nhà thơ toát lên sự gần gũi, thân thuộc như người thân trong gia đình. Tuy nhiên, sáu câu tiếp theo thể hiện tâm trạng bối rối, khó khăn của nhà thơ khi muốn mời bạn một cách chu đáo nhưng lại gặp phải nhiều trở ngại.

“Đã lâu nay, bác ghé nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ xa xôi.
Ao sâu, nước cả, không chài cá,
Vườn rộng, rào thưa, khó bắt gà.
Cải chưa ra cành, cà chưa nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp mới hoa.
Trầu không có đón, tiếp khách không chơi,
Bác tới đây, ta với bác!”

Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Ông muốn tiếp đón bạn một cách thịnh vượng nhưng “trẻ” vắng nhà, “chợ” lại ở xa, suy nghĩ về cây cỏ trong vườn thì “không chài được cá”, “khó bắt gà”, “cải” chưa ra cành, “cà” vẫn chưa nở hoa, “bầu” mới rụng rốn, “mướp” mới ra hoa. Từ sơn hào hải vị đến vẻ đẹp thôn quê, nhà thơ muốn bạn được thưởng thức mọi thứ, nhưng không thể thực hiện được.

Tiếp theo, Nguyễn Khuyến muốn đón tiếp bạn bằng những phong tục hàng ngày, nhưng cũng không thành. Chính trong tình huống khó xử này, một tình bạn chân thành, sâu sắc nhất mới tỏa sáng:

“Bác đến chơi đây, ta với bác.” Câu thơ như một tiếng cười vui tươi của nhà thơ. Khác với hình ảnh “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Chỉ một người, một tâm trạng, thể hiện sự cô đơn khi đối diện với chính mình và cũng là sự nhỏ bé trước thiên nhiên mênh mông nơi đất khách. “Ta với ta” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến thể hiện sự hòa hợp, gắn bó, đồng nhất giữa hai người bạn, hai nhưng là một.

Tương tự, cũng tại điều này, nhấn mạnh mối tình bạn giữa hai người đã không còn khoảng cách, không còn sự e dè, ngại ngùng. Một mối quan hệ bạn bè chân chính không chỉ là vật chất mà là sự chân thành, tri âm tri kỉ mới là điều quan trọng.

Quan điểm về tình bạn của Nguyễn Khuyến cũng đồng hợp với quan điểm mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn phê phán trong bài thơ “Thói đời”:

“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi”

Tiếp theo, tuy tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật bó buộc, khuôn mẫu nhưng kết hợp cùng nhịp thơ 4/3 và lời thơ giản dị, bài thơ không cứng nhắc mà rất nhẹ nhàng giống như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hơn nữa, bút pháp trào phúng, phép đối, nói quá làm cho tác phẩm giống như lời tâm tình, lời tiếp chuyện đùa vui, hóm hỉnh của tác giả và người bạn của mình.

Tương tự, việc tinh tế đưa ra các hình ảnh “vườn rộng rào thưa”, “ao sâu nước cả”, “cải chửa ra cây”… không chỉ vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh miền quê yên bình, ấm áp, mà còn cho thấy tài năng của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc thơ ca hóa những sự vật dân dã. Chính những yếu tố này cũng đã đóng góp vào thành công của bài thơ, góp phần thể hiện sự trân trọng, nâng niu của tác giả đối với một mối quan hệ bạn bè đẹp tuổi xế chiều.

Tình bạn là một chủ đề không mới, nhưng thông qua tài năng và ngôn ngữ riêng biệt của mình, tác giả đã sáng tác một bài thơ đầy cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc về tình bạn trong lòng người đọc. Một mối quan hệ đã vượt qua những vật chất tầm thường, thanh cao, và sâu sắc. Qua đó thể hiện tính cách ngay thẳng, chân thành và trân trọng tình nghĩa của nhà thơ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 35)

Nguyễn Khuyến viết về tình bạn, những bài thơ lúc thâm trầm, lúc hóm hỉnh nhưng đều trang nhã, chân thành và thầm kín. Trong đó, bài Bạn đến chơi nhà có thể coi là một sáng tác tiêu biểu, ơ đây bằng cách nói đùa khéo léo, hóm hỉnh về sự không có thức ăn gì để đãi bạn, nhà thơ đã kín đáo nói lên một ý nghĩ thật sâu xa: Tình bạn còn đáng quý hơn tất cả mọi thứ trên đời.

Nguyễn Khuyến cáo quan về quê vui thú ruộng vườn, xa lánh chốn quan trường “dơ bẩn”. Bởi thế lúc này có người bạn nào đến thăm thì mới là người bạn tâm giao, đáng trân trọng. Càng đáng trân trọng hơn khi người bạn ấy xa cách lâu ngày không gặp. Tấm tình ấy toát lên từ cách xưng hô thân mật: “bác” - “tôi” như những ông lão nông dân mộc mạc. Nó cũng còn thể hiện trong tài nói đùa hiếm có của nhà thơ.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Mở đầu, Nguyễn Khuyến nêu ra hoàn cảnh éo le đối với đôi bạn. Trẻ không có nhà, chợ lại xa, tiếp đãi bạn thế nào đây? Câu thơ lúc này vẫn được cảm nhận như một lời thanh minh với bạn rằng: Bác đến bất ngờ quá, quý hóa quá, muốn tiếp đãi đồ ngon thức lạ, nhưng tiếc là không được. Nói như thế bạn nào lại không vui vẻ chấp nhận. Nguyễn Khuyến lại tiếp tục:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Không có người đi chợ thì ta tiếp khách quý bằng cá ao, gà nhà. Không lạ, không sang nhưng cũng sẽ thịnh soạn lắm chứ! Ay nhưng… “trẻ thời đi vắng” mà ao sâu, mà vườn rộng, hai ông già làm gì được. Bây giờ người đọc bắt đầu ngờ ngợ cái lí do lúc đầu mà nhà thơ nêu ra là để gài sẵn, làm cái cớ chắc chắn cho những câu “lí giải” hóm hỉnh tiếp sau. Nếu như thế thì cụ tài quá còn gì, ai mà bắt bẻ được và ông bạn thân chắc cũng cười xòa. Tuy nhiên, câu chuyện trêu đùa chưa dừng lại:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Thôi thì cá thịt không có được, ta tiếp nhau bằng cây nhà lá vườn, cũng thi vị lắm chứ! Nào cải, nào cà, nào bầu, nào mướp, mấy thức ấy đem ra xào xáo thì cũng ngon tuyệt còn gì. ấy nhưng… lại “nhưng”, tất cả đều đang “ngấp nghé”, đang còn non lắm chưa ăn được. Tài dùng từ giúp Nguyễn Khuyến làm cho câu nói đùa thật đậm đà, uyển chuyển. Rau quả chưa ăn được mà ông dùng đến bốn hình ảnh, bốn cách nói khác nhau: cải thì chửa ra cây, cà thì mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tới đây không chỉ cười xòa, chắc chắn bạn thơ – hẳn thế – vì bạn của cụ Tam Nguyên mà – sẽ khâm phục, gật gù tâm đắc lắm trước những vần thơ hóm hỉnh đến thế! Thế rồi đột nhiên cụ lại nhận:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Không có cả miếng trầu tiếp khách thì thật là khó tin. Nhưng nghĩ lại cụ đã nói từ đầu rồi mà: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”, nhỡ đâu trầu cau mới hết, sai ai đi mua được! Thế là dùng cái việc thiếu cả miếng trầu để chấm dứt chuỗi cười, tài thơ của cụ đã càng làm cho chuỗi cười thêm duyên.

Nhưng Nguyễn Khuyến không chỉ đùa vui, ẩn sau những câu dí dỏm ấy là để nói một triết lí sâu xa về tình bạn.

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Có thể nói, bằng những câu nói hóm hỉnh trên, nhà thơ đã tước dần những lễ nghi khách sáo trong tình bạn, để rồi nổi lên là một tình bạn trong sạch, chân tình vô cùng. Trong “ta với ta”, chữ “ta” thứ nhất như đế chỉ nhà thơ và ông bạn, mang tính cá thể. Còn chữ “ta” thứ hai lại giống như một tập thể. Tất cả đã hòa tan làm một. Đó là những tri kỉ, những nhà nho chí khí thanh cao. Họ gặp nhau ở cái chí giữ mình luôn trong sạch giữa đời ô trọc; cũng đồng thời gắn bó bởi nỗi buồn nhân thế, thời thế.

Bài thơ là một tiếng nói hết sức thú vị về tình bạn, thú vị ở nội dung ý nghĩa sâu sắc, được biểu hiện bằng một tài nghệ hiếm có, tạo nên một nụ cười chỉ Nguyễn Khuyến mới có, nụ cười hóm hỉnh mà vô cùng thâm thúy. Bài thơ còn giúp chúng ta có thêm cái nhìn tin tưởng, yêu mến những tình bạn chân thật trong cuộc sống.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 36)

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta thấy niềm vui bất chợt khi đọc Bạn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

.....
Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sau, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên mà gần gũi đáng yêu. Không dừng lại ở đó, nhà thơ viết tiếp:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ cường điệu hóa cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thổ là nơi ở thì không thể 'miếng trầu' cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc những dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỉ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Câu kết là sự 'bùng nổ' ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hoà làm một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến, tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Phân tích và nói lên cảm nhận về bài ...

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 37)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ hay của ông có thể kể đến Bạn đến chơi nhà. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

Hai câu thơ mở đầu giới thiệu về việc người bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy khoảng thời gian kéo dài, rất lâu. Điều đó khiến cho nhân vật trữ tình rất vui vẻ, mong muốn được tiếp đón bạn thật chu đáo. Cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép khi trẻ thì đi vắng, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn mà chợ lại ở quá xa xôi.

Nhưng không dừng lại ở đó, hoàn cảnh của nhân vật trữ tình càng thêm éo le hơn với một loại hình ảnh được khắc họa:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Trong căn nhà của nhân vật trữ tình, mọi thứ đều chưa thể dùng để tiếp khách: “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Ngay cả “miếng trầu” quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Nhưng dù vậy, sự thiếu thốn đó vẫn không làm tăng thêm khoảng cách giữa những người bạn tri kỉ:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Nhưng “ta với ta” trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan chỉ tác giả, đang chỉ có một mình nơi đèo Ngang hoang vu. Từ đó, câu thơ càng làm tăng thêm nỗi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy.

Còn trong thơ của Nguyễn Khuyến, cụm từ “ta với ta” lại mang ý nghĩa khác. Đại từ “ta” thứ nhất chính là nhân vật trữ tình, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

Bằng những hình ảnh giản dị, giọng thơ dí dỏm, bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã gửi gắm được một thông điệp ý nghĩa, giá trị về tình bạn.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 38)

Có lẽ tình bạn là một tình cảm giữa những người xa lạ sâu sắc và đáng quý tương tự như tình yêu giữa nam và nữ. Vì vậy, các nhà thơ đã nhiều lần đưa tình bạn thiêng liêng vào tác phẩm của mình. Nổi bật trong số đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, một bài thơ viết về người bạn Dương Khuê khi ông qua đời. Tình bạn đó được thể hiện vô cùng thân thiết và đáng quý.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Lời chào tự nhiên và thân mật giờ đây đã trở thành câu thơ “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. Chúng ta có thể thấy rõ niềm vui hạnh phúc khi gặp lại người bạn thân của tác giả. Niềm vui ấy không thể kìm nén dù chỉ một phút giây. Cách gọi bác- tôi thể hiện sự thân thiết, tự nhiên giữa những người bạn lâu năm khi gặp lại. Câu thơ đầu tiên và cũng là lời chào đầu đã thể hiện đầy đủ sự quý trọng và sự vui mừng không tưởng của tác giả khi người bạn thân ghé chơi nhà. Nhưng ngay sau đó là sự lúng túng bất ngờ của người chủ nhà.

Cách diễn đạt thú vị, dí dỏm và hài hước. Người xưa thường đón tiếp khách quý bằng đồ cây từ vườn nhà. Nhưng trong tình huống đặc biệt này, hoàn cảnh cuộc sống khiến Nguyễn Khuyến phải nói lên sự thiếu thốn của mình đến nỗi không có gì để đón tiếp bạn, thậm chí cả trầu cũng không có. Có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” từ ông cha ta.

Từ miếng trầu tiếp khách đến bữa ăn phong phú với cá, gà, mướp, bầu… đều không có. Điều này cũng thể hiện sự gắn kết vượt qua mức tình bạn thông thường, tình tri kỷ, tình anh em ruột rà khi tác giả không ngần ngại kể về khó khăn của mình với bạn mà không giấu diếm. Đó là tình bạn chân thành, thiêng liêng nhất.

Câu kết bài thơ vừa là sự tóm tắt vừa là sự phát triển về ý và tình. Đón tiếp bạn không cần phải đủ hoành tráng, mâm cơm rợp trời mà chỉ cần một chén rượu loãng, với tình bạn đầy ắp thì hai người đã có thể trải qua niềm vui của sự gặp gỡ.

Bác đến chơi đây, ta với ta. Chữ “bác” lần thứ hai tỏ ra vô cùng kính trọng nhưng cũng đầy quen thuộc. “Ta với ta”, hai như một. Bởi vì họ hiểu nhau như thể đã hòa mình vào một. Câu nói đó cũng thể hiện sự phóng khoáng, không để ý đến xung quanh, chỉ cần có bạn và tình bạn thôi đã đủ làm tác giả hạnh phúc. Họ không có vật chất, nhưng họ có tình bạn thân thiết quý giá vô cùng.

Hai con người khác biệt, hai hình dạng nhưng suy nghĩ và cảm xúc của họ đã hòa mình vào nhau, gắn kết với nhau. Họ thăm nhau dựa trên tình bạn thiêng liêng và vĩnh cửu, một tình bạn không thể phai nhạt, không bao giờ phai mờ. Bài thơ như là bài học về việc trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy mở lòng với mọi người và đừng để vật chất làm mờ giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình anh em.

Tóm lại, bài “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ đơn giản, giản dị, gần gũi và rất tự nhiên. Qua đó chúng ta nhìn thấy một tinh thần thơ đẹp và tình bạn sâu đậm. Đó là tình bạn được xây dựng từ sự hiểu biết, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau và không hề có lợi ích cá nhân. Bài thơ giúp chúng ta nhìn lại bản thân mình, nhấn mạnh rằng không nên để vật chất làm mờ đi tình bạn cao quý, trong sáng, một phẩm chất tự nhiên của dân tộc Việt Nam.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 39)

Nhắc đến Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, ta sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dân dã, giản dị, mang đậm tinh thần dân tộc nhưng cũng không kém phần tinh tế, thi vị. Một trong các tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông phải kể đến “Bạn đến chơi nhà”, sáng tác khi nhà thơ về ở ẩn tại quê nhà. 

Mở đầu tác phẩm, ta thấy ngay được lời chào hết sức tự nhiên, dí dỏm mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn xa cách lâu ngày: 

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” lập tức giúp độc giả liên tưởng đến khoảng thời gian khá dài. Xa cách như vậy, nay cả hai có dịp gặp lại, hội ngộ với nhau, cảm xúc chắc chắn vô cùng phấn khởi, vui mừng. Đại từ “bác” cất lên lại càng chứng minh rõ cho sự thân thiết, gắn bó giữa hai người bạn. Cả câu thơ như một lời reo vui, mang theo giọng điệu cởi mở, chân thành. Từ đó, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. 

Sang đến những vần thơ tiếp theo, Nguyễn Khuyến đã dí dỏm mà tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le: 

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

  Ao sâu nước cả, khôn chài cá

  Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

  Cải chửa ra cây, cà mới nụ

  Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

  Đầu trò tiếp khách, trầu không có” 

Thông thường, khi có khách tới chơi, chủ nhà sẽ nhiệt tình tiếp đón bằng vô số món ăn ngon được chuẩn bị chu đáo. Huống hồ đây lại là một người bạn thân thiết đã lâu không gặp, có thể coi như một vị khách quý. Ấy thế nhưng hoàn cảnh ở đây lại hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Khuyến không ngần ngại mà thể hiện cái thiếu thốn, đạm bạc của chính mình. Nào là nhà xa chợ, trẻ đi vắng, ao sâu chẳng bắt được cá, vườn rộng chẳng đuổi được gà. Đến cả rau cũng “chửa ra cây”, “mới nụ”, “vừa rụng rốn”, “đương hoa”, nói gọn lại là chưa ăn được. Thậm chí, ngay đến miếng trầu để tiếp khách cũng chẳng có. Bằng biện pháp liệt kê cùng giọng điệu dí dỏm, hài hước, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một “nghịch cảnh” đầy éo le khi khách quý đến mà nhà không còn gì để tiếp. Cuộc sống chốn thôn quê bình yên của Nguyễn Khuyến vô cùng đạm bạc, hay có thể nói là thiếu thốn về mặt vật chất. Thế nhưng tinh thần của nhà thơ vẫn vô cùng lạc quan, vẫn rất vui vẻ, hóm hỉnh chứ chẳng có chút khổ đau, buồn tủi nào. 

Chính trong hoàn cảnh éo le đó, vẻ đẹp của tình bạn lại càng tỏa sáng hơn: 

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Tuy nhà chẳng có gì, không gà, không cá, không rau, cũng chẳng có lấy miếng trầu, thế nhưng “bác” vẫn ghé chơi với gia chủ. Tình bạn này hoàn toàn dựa trên sự trân trọng, yêu mến lẫn nhau, không màng những thứ vật chất phù phiếm. Ở đây chỉ có “ta với ta”. Trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cũng sử dụng cụm từ này để chỉ nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên rộng lớn: “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Tuy nhiên, ở “Bạn đến chơi nhà”, cụm từ “ta với ta” lại mang ý nghĩa khác. Chữ “ta” đầu tiên là chủ nhà, còn chữ “ta” thứ hai là chỉ người khách. Họ tuy hai mà một, tuy một mà hai, thể hiện mối quan hệ gắn bó, song hành, chắng còn khoảng cách giữa những người tri âm tri kỉ. 

Chỉ qua vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Khuyến đã đem đến cho độc giả câu chuyện về một tình bạn đẹp. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất, chỉ đọng lại sự chân thành, mộc mạc, gần gũi. Qua đây, ta cũng thấy rõ hơn được tài năng nghệ thuật cũng như tấm lòng đáng quý của tác giả. 

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 40)

“Sống giữa tình thương bạn bè
Quý hơn cả sống giữa ngọc đá và kim cương”

Câu ca dao đã nêu bật một cảm xúc thiêng liêng và đáng trân trọng - Tình bạn chân thành, thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một nhà thơ ẩn về trong sâu thẳm cô đơn, sống lặng lẽ nơi quê hương, cũng tràn đầy xúc cảm khi gặp lại người bạn cũ. Hãy lắng nghe tiếng nói chân thành, chân thực của nhà thơ khi anh ấy nói với bạn:

“Đã lâu bác tới thăm nhà ta
Trẻ thời xa cửa, chợ cách xa.
Ao sâu nước cả, không khó chài cá,
Vườn rộng, hàng rào thưa, gà rậm.
Cải chưa ra hoa, cà mới nở,
Bầu vừa đâm chồi, mướp đang nở hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!”

Bài thơ đưa ta ngẩng cao tâm hồn trước sự chân thành của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút hóm hỉnh tự nhiên được mở đầu bằng câu thơ: “Đã lâu nay, bác tới nhà”. Lời chào hồn nhiên nhưng đầy ấm áp này vừa thể hiện niềm vui bất ngờ, vừa biểu lộ sự quý trọng, yêu mến bạn. Đã lâu nay tượng trưng cho một khoảng thời gian dài, nhà thơ không gặp bạn, giờ đây lại gặp làm sao không xúc động, không hồ hởi. Từ khi về sống ở quê, ông chỉ có thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những khoảnh khắc ấy ai cũng muốn có một người bạn để chia sẻ, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Chẳng có niềm vui nào bằng. Chính niềm vui ấy, bất ngờ mà Nguyễn Khuyến đã nói lời đùa với bạn một cách dí dỏm để thoả lòng mong chờ đợi.

Những câu thơ tiếp theo phản ánh hoàn cảnh sống của tác giả: chợ xa, nhà trẻ con đi vắng, ao sâu nước lớn, không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang, khó bắt được gà. Một cây cải, một mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không có; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không thấy. Tác giả đang giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói phong phú như vậy mà đã đùa với bạn, vừa thể hiện thái độ mong chờ bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn. Nhịp thơ đều đặn 4/3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thốt ra, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, vui vẻ của tác giả. Ngược lại với những điều “không” ấy là những điều “có” đáng quý.

Câu thơ cuối cùng bày tỏ rõ tình cảm chân thành của tác giả dành cho bạn. Đó là một tình bạn cao quý. Mối quan hệ bạn bè được xây dựng trên nền tảng vững chắc là tình cảm yêu thương chân thành không phụ thuộc vào vật chất. Bác đến chơi đây không có gì, chỉ có ta với ta khiến ta liên tưởng đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, mang một nỗi u buồn, suy tư, không thể tâm sự cùng ai, nên tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn, hai mà một, một mà hai, gắn bó không thể chia cắt. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào cả, thậm chí một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không cần. Thông qua đó ta thấy nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh, dí dỏm mà sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Mặc dù là bài thơ Đường với mẫu bó buộc những lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật sâu sắc. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét sự thật thà, đôn hậu của một con người. Nhịp thơ đều đặn, nhẹ nhàng, tự nhiên như lời nói chuyện tình cảm của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc sống và thơ văn của ông. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của ông sẽ là bài học giúp ta hiểu và trải nghiệm những tình cảm quý báu đó.

Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 41)

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.

Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: Chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: Đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái 'không' ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình 'ta với ta'. Còn 'ta với ta' mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 42)

Nguyễn Khuyến, hay còn gọi là Tam Nguyên Yên Đổ, là một trong những nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Thơ của ông kết hợp giữa vẻ đẹp tinh tế, trau chuốt với vẻ đẹp tự nhiên, chân thành. Bài thơ 'Bạn đến chơi nhà' là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Nó thể hiện mối quan hệ bạn bè sâu đậm, và đây cũng là một trong những chủ đề nổi bật trong sáng tác của ông.

Nội dung chính của bài thơ là tình bạn chân thành, thắm thiết, được thể hiện qua việc tiếp đãi bạn một cách bất ngờ, thú vị. Câu đầu tiên của bài thơ đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa hai người: “Đã lâu nay bác tới nhà”. Sử dụng từ “bác” để gọi bạn thể hiện sự thân mật, gần gũi mà vẫn bảo đảm sự kính trọng. “Đã lâu nay” là cách diễn đạt về thời gian, cho thấy Nguyễn Khuyến thường xuyên nhớ đến bạn, mong được gặp bạn. Sau đó, bài thơ mô tả những tình huống khó khăn, éo le.

Ban đầu, trẻ con không có ở nhà, dẫn đến việc không có ai đi chợ, vì vậy có lẽ ở quê của tác giả sẽ có một số món ăn giản dị để tiếp khách. Nhưng ngược lại, không có bất kỳ món ăn nào, thậm chí những thứ có sẵn ở nhà cũng không thể dùng để mời khách: ao sâu, nước lớn nên “khôn chài cá”, vườn rộng rãi không thể đuổi được gà. Cả rau củ cũng không: bầu vừa rụng, cà mới nảy mầm, cải chưa ra cây, … Nhà không có gì. Sự thiếu thốn còn được nâng cao hơn: “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. Trong văn hóa Việt Nam, miếng trầu là đầu câu chuyện, trong mọi nhà đều có miếng trầu thơm, quả cau khô để tiếp khách. Nhưng nhà của Nguyễn Khuyến lại không có. Tuy nhiên, liệu một người chu đáo, cẩn thận như ông có thể để tình trạng đó xảy ra không? Tác giả đưa ra những tình huống khó khăn để thách thức lòng trung thành trong tình bạn.

Đây không phải là sự “ta với ta” lạc lõng như trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, mà là sự “ta với ta” của tình bạn sâu sắc, đẹp đẽ. Giữa chủ nhà và khách mời không còn khoảng cách, họ hòa quyện vào nhau. Mặc dù thiếu vật chất, nhưng cái quan trọng nhất vẫn tồn tại: tình cảm, tình bạn thân thiết. Dù không có cơm canh, không có miếng trầu thơm, nhưng buổi tiếp đãi vẫn diễn ra vui vẻ, thân mật, gần gũi. Đây mới chính là tình bạn chân chính.

Bài thơ đã khéo léo áp dụng nghệ thuật lập ý, tạo ra những tình huống đầy bất ngờ và hấp dẫn, từ đó phác họa nhiều khía cạnh của tình bạn: lòng trung thành và sâu sắc. Văn phong của bài thơ khiến người đọc cảm thấy gần gũi, thân thiện nhưng vẫn rất tinh tế. Sử dụng nhiều từ ngữ gần gũi, phong phú như “thời, khôn, chửa…” đồng thời điêu luyện trong việc kết hợp từ “ta với ta”, thể hiện sự gắn kết mạnh mẽ giữa hai bên. Hình ảnh của làng quê Việt Nam được vẽ lên một cách chân thực, đầy ấn tượng: ao cá, vườn rau.

Bài thơ đã đạt được sự cân đối trong nội dung và sự điêu luyện trong nghệ thuật. Tác phẩm khẳng định rằng tình bạn là một giá trị thiêng liêng, cao quý mà chúng ta cần phải trân trọng và bảo vệ. Điều quan trọng nhất trong tình bạn không phải là vật chất mà là cách chúng ta đối xử và quan tâm lẫn nhau. Quan điểm về tình bạn của Nguyễn Khuyến vẫn mang ý nghĩa và giá trị vững chắc, bền vững qua thời gian.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 43)

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa.

Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có cá, có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 44)

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa ”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình.

Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ít nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được.

Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình. Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

Kết bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (17 mẫu) - Văn 7

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 45)

Tình bạn của các thi nhân với nhau xưa nay không hề hiếm có trong lịch sử. Thế nhưng, đúng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:

Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết tiền hết rượu hết ông tôi”

Nhiều tình bạn cũng từ đó mà kết thúc. Vậy mà đến với Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, người ta lại được biết đến một tình bạn trân quý, đến với nhau chính vì tình cảm, chẳng màng vật chất. Đó là tình bạn của Nguyễn Khuyến và người bạn Dương Khuê của mình – một tình bạn vượt trên mọi vật chất, đến với nhau chân thành. Và tình bạn đẹp đẽ nhất cuộc đời ấy được Nguyễn Khuyến thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của mình.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cả chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Bài thơ là một trong những tác phẩm nổi bật của ông ở thể thơ Đường chữ Nôm của thi ca Việt và là bài thơ ca ngợi về tình bạn chân thành của ông với người bạn quen thân từ ngày còn ở chốn quan trường Dương Khuê. Từng câu thơ trong bài thơ chứa đựng không chỉ thanh cao, giản dị mà còn thắm thiết, thấm đẫm nghĩa tình nữa.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã viết lên câu thơ như một tiếng reo mừng rộn rã :

” Đã bấy lâu nay bác tới nhà “

Là bạn hiền đã bao nhiêu năm tháng, kể từ những ngày còn ở chung chốn quan trường :

” Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau “

Cho đến nay mới được gặp lại, Nguyễn Khuyến vui mừng khôn xiết biết bao. Từ bỏ quan trường, trở lại quê hương trồng rau nuôi gà, những tưởng tình bạn chốn quan trường bao năm dần xa cách, nhưng không, tình bạn ấy vẫn trong trẻo như thế. Người làm quan, kẻ ở quê thanh bần giờ đây bỗng thật gần gũi, họ xích lại gần với nhau bởi tình bạn chân thành như thế.

Và Nguyễn Khuyến đã không khỏi reo vui khi người khách đặc biệt như vậy tới nhà mình. Một lời chào thân thiết trở thành một câu thơ giản dị nhưng chứa đựng thật nhiều tình cảm chân thành.

Cùng với sự reo vui đó là cách xưng hô vô cùng gần gũi “bác – tôi”, thật tự nhiên, giản dị biết chừng nào. Chẳng có sự câu nệ, quan cách, thưa gửi, chỉ một câu chào “bác đến chơi nhà” nghe sao nó thân thương đến thế ! Chỉ một câu thơ thôi mà chúng ta có thể thấy được niềm vui được đón bạn tới chơi nhà của cụ Nguyễn Khuyến nhiều tới chừng nào, và cũng chỉ bằng cách xưng hô kia thôi, chúng ta có thể thấy tình cảm giữa họ thật khăng khít, chân thành tới chừng nào.

Thế nhưng, sau lời vui mừng chào đón ấy lại là một sự lúng túng, cụ Tam Nguyên Yên Đổ của chúng ta gãi đầu mà rằng :

” Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa”

Bạn hiền tới chơi, thật vui mừng quá đỗi, muốn tiếp đón bạn thật nồng nhiệt. Thế mà “trẻ thì đi vắng”, nhà chẳng còn ai để mà sai bảo, “chợ thời xa”, hai ông già như “bác” với “tôi” thì đi sao nổi, vậy thôi, tôi đành tiếp bác bằng “cây nhà lá vườn” vậy thôi.

Lời thơ hóm hỉnh, hài hước nhưng cũng thật trớ trêu như tiếp thêm cái không khí vui mừng, đầy hiếu khách của chủ nhà khi bạn hiền tới chơi của nhà thơ. Bác đến chơi đây, tôi sẽ tiếp đón thật trịnh trọng để bày tỏ tấm lòng thành của mình, trước là miếng trầu miếng nước, sau là cơm rượu giản đơn là đãi bạn.

Những tưởng lời sau là cơm ngon, rượu thịt mời bạn cho phải phép thế nhưng tiếp sau câu thơ thứ hai lại là một loạt lời kể về hoàn cảnh và điều kiện của gia đình Nguyễn Khuyến một cách đầy hóm hỉnh. Nào là :

Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Nào là :

Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Một loạt những tình huống thật trớ trêu được nêu lên bằng lời thơ hóm hỉnh của tác giả. Người nhà quê có “cây nhà lá vườn”, vậy mà ở đây, “tôi” chẳng có gì để mà đãi bạn, tiếc lắm thay người ở xa lại chơi mà chẳng có gì, tôi cũng lấy làm ngại ngùng lắm thay. Lời thơ như lời phân trần của Nguyễn Khuyến với ông bạn chí cốt của mình về sự đón tiếp chưa chu đáo của mình. Thế nhưng không phải “tôi” muốn vậy mà chỉ là hoàn cảnh của tôi không cho phép, có ao có cá, nhưng “ao sâu nước cả”, hai ông già biết làm sao?

Có vườn có rau có bầu nhưng tất cả đang còn dở dang lắm, chẳng có thứ gì ăn được cả. Nếp sống thanh bạch, giản dị, đơn giản của một vị quan thanh liêm đã từ bỏ quan trường để về với dân quê chất phác hiện ra thật bình dị, đáng yêu. Phải chăng, trong chính lúc này, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đang dắt tay người bạn mình ra vườn cây, ao cá để chỉ cho bạn ông cuộc sống thật đơn sơ của mình chăng ?

Với một loạt những tính từ chỉ không gian “xa, sâu, cả, rộng, thưa” kèm theo đó là những trạng từ chỉ tình trạng như “khôn, khó” đều gợi lên sự khó khăn trong công tác chuẩn bị đón tiếp bạn hiền. Tất cả mọi thứ ở đây đều “khôn”, “khó”, đều thiếu vắng, ngay cả cái tối thiểu nhất, vậy nên nó đã biến chủ thể ở đây chỉ còn tập trung vào hai nhân vật chính là tác giả và bạn của mình, tập trung vào tình cảm giữa hai người.

Nguyễn Khuyến đã khéo léo đưa cả ông bạn của mình vào trong một tình huống khó xử để làm nổi bật lên cái tình cảm đáng quý giữa hai người bạn thân, nhà “tôi” ở quê đơn sơ có vậy, thiếu vắng là thế, liệu “bác” có còn muốn ở lại chơi cùng “tôi” hay “thấy khó mà lui” đây?

Nhu cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói:

Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết tiền hết rượu hết ông tôi”

Đến cuối cùng, khi cao trào của cả đoạn thơ, Nguyễn Khuyến mới hóm hỉnh bộc lộ nốt:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có”

Đến đây thì thật là đỉnh điểm rồi! Không cơm, không rượu thịt đã đành, vậy mà ở đây, Nguyễn Khuyến còn chẳng có đến cái tối thiểu như “miếng trầu” để mời bạn chứ đừng nói là rượu thịt mời cơm. Nguyễn Khuyến đã khéo léo dẫn dắt chúng ta, đặt hai nhân vật vào trong hoàn cảnh chẳng có gì nhưng lại có tất cả ấy để làm nổi bật lên cái tình nghĩa chân thành – tình bạn cao cả giữa hai người bạn thật thắm thiết ấy. Và câu thơ kết như một sự bùng nổ về ý nghĩa, về sự chân thành cần có giữa những người bạn với nhau:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Tiếp đón bạn hiền, chẳng cần mâm cao, cỗ đầy, chẳng cần rượu thịt ê hề, chỉ cần tấm lòng chân thành, nồng nhiệt mà thôi. Chữ “bác” trong bài thơ lại lần nữa xuất hiện với tất cả sự trìu mến nhất, kính trọng nhất. “Bác” chẳng ngại đường xá xa xôi tới thăm người bạn già này, thật còn gì đáng quý hơn nữa, vậy mới biết, tình cảm giữa hai người bạn là thứ trên hết, chẳng có thứ vật chất nào có thể sánh bằng tri âm tri kỉ gặp nhau. Câu thơ đã mang tất cả linh hồn của bài thơ vào trong ba chữ “ta với ta”.

Ba chữ “ta với ta” ấy đã gợi tất cả ý nghĩa của bài thơ, làm nổi lên sự quý trọng, trân trọng dành cho người bạn thân thiết, gợi lên cả tình cảm bạn bè chân thành, nồng thắm nữa. Đến đây, chẳng còn cái riêng “bác – tôi” nào nữa, tất cả hòa lại, tạo thành một cái “ta” chung để khẳng định tình bạn sâu nặng giữa hai con người tri kỉ. Nếu như trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cùng sử dụng ba từ này:

“Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Với ý nghĩa chỉ sự đơn đọc, cô đơn, trống vắng, đìu hiu thì ở đây Nguyễn Khuyến lại cũng dùng ba từ này nhưng với ý nghĩa là hai con người nhưng có chung một tâm hồn với tình bạn nhiệt thành, trong sáng.

Tóm lại, Nguyễn Khuyến đã dùng cả bài thơ để nói lên tình bạn của mình với người bạn thân – Dương Khuê. Họ là hai người bạn, tuy ở xa nhau, thế nhưng tình cảm vẫn luôn gắn bó keo sơn thắm thiết, cái tình cảm ấy thật sự quý giá mà chẳng vật chất nào có thể sánh bằng.

Cuộc gặp gỡ, đón tiếp của họ có khi chẳng có thứ gì nhưng lại có thứ quan trọng nhất chính là họ, là tình bạn chân thành của họ. Đến mãi sau này, khi Dương Khuê mất, ông cũng đã dùng sự chân thành nhất trong tình cảm của mình để viết lên bài “Khóc Dương Khuê”, kể lên nỗi lòng của mình khi mất đi một người bạn hiền:

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo những hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Bài thơ được viết theo thể thơ Đường thất ngôn bát cú với quy luật chặt chẽ kết hợp cùng với ngôn ngữ thuần Nôm khiến cho bài thơ thanh thoát hơn, nhẹ nhàng, dịu êm hơn. Bài thơ cũng cho thấy một tình bạn thâm giao, hòa hợp của những tâm hồn cao đẹp. Tình bạn ấy thật trong trẻo, đẹp đẽ, đối lập hẳn với nhân tình, thế thái lúc bấy giờ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 46)

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.

Nguyễn Khuyến – một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm.

“Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn.

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ/Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Câu thơ cuối cùng đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” – không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta.

Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm.

Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 47)

Xuất thân từ vùng thôn quê thanh bình, giản dị, với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm, Nguyễn Khuyến là nhà thơ trữ tình nổi bật của làng văn học Việt Nam. Viết về cuộc sống yên ả nơi làng quê, “Bạn đến chơi nhà” được coi là một trong những tuyệt bút của ông. Giọng văn hài hước, bông đùa, giá trị nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật sử dụng ngôn từ thuần thục, tinh tế, bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu đậm, không vụ lợi giữa những người bằng hữu, vừa khéo léo gửi gắm bài học triết lý nhân sinh.

Bài thơ được viết sau khi Nguyễn Khuyến đã từ bỏ mũ cao áo dài, chức vị chốn kinh đô hào nhoáng để về an dưỡng nơi quê nhà. Trong những ngày tháng sống thảnh thơi, nhàn hạ, một người bạn ông quen khi còn làm quan trong triều đình tới thăm cố nhân.

Trong hoàn cảnh tiếp đón khách quý như vậy, nhưng khổ nỗi, hoàn cảnh dở khóc dở cười khiến Nguyễn Khuyến không thể đãi bạn một bữa ăn tử tế. Nội dung hấp dẫn, thú vị kết hợp cùng những câu từ giản dị, chân thật mà tinh tế, khéo léo đã tạo nên một chỉnh thể hoàn thiện, đưa tên tuổi của nhà thơ lên một tầm cao mới của văn học nước nhà.

Nét đặc sắc về mặt nội dung thể hiện ở cách xây dựng hoàn cảnh và những tình huống éo le của tác giả.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Câu thơ mở đầu bộc lộ rõ sự vui tươi, phấn khởi và mừng rỡ khi gặp lại người bạn cũ. Sự niềm nở thể hiện ở từ “bấy lâu”, sau khoảng thời gian dài như vậy, nay có cơ hội được gặp lại, ắt hẳn phải cảm thấy rất vui vẻ, những con người nay đã về già, tuổi cao sức yếu nhưng tình bạn của họ vẫn trường tồn và thắm thiết.

Cách gọi thân mật “bác” khiến người đọc cảm tưởng như đây là lời đối thoại của nhà thơ với người bạn của mình. Tình nghĩa quý báu, nồng hậu toát lên trong từng câu chữ. Nhưng trớ trêu thay, trong buổi gặp gỡ “ngàn năm có một đó”, đôi bạn già là gặp phải hoàn cảnh hết sức tréo ngoe. Nhà thơ muốn thết đãi người bạn một bữa thật thịnh soạn nhưng hoàn cảnh lại không cho phép.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Ở đây, đặc sắc về mặt nội dung đã được tác giả xây dựng một cách rất hóm hỉnh, tươi vui. Tác giả trình bày hoàn cảnh của mình, “trẻ thời đi vắng”, người trẻ trong nhà không có ai để nhờ đi chợ, “chợ thời xa”, chợ quá xa nên không muốn để bạn ở nhà một mình. Không đi chợ được, tác giả bắt đầu tìm kiếm những món “cây nhà lá vườn” thì lại “không chài cá” vì ao sâu, nước lớn, “khó đuổi gà”, không thể bắt gà đãi bạn vì “vườn rộng rào thưa”.

Đến ngay cả thực vật cũng là “cải chửa ra cây, cà mấy nụ/ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”, những món rau đạm bạc hàng ngày thì lại chưa thể thu hoạch vì mới chỉ gieo trồng cách đây không lâu. Thậm chí, khi tác giả muốn tiếp đãi ông bạn già bằng một miếng trầu, lấy “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng cũng chẳng có. Người đọc có thể dễ dàng hình dung được hoàn cảnh thiếu thốn cũng như tình huống khó xử của nhà thơ.

Bạn lâu ngày mới ghé thăm, bản thân rõ ràng có ý tốt muốn mời bạn ở lại dùng bữa, nhưng hoàn cảnh dường như không cho phép khi mọi thứ có thể chế biến được lại không có sẵn trong nhà. Tình huống vừa trớ trêu vừa hài hước, dở khóc dở cười được tác giả xây dựng khôi hài và hết sức tự nhiên. Cái lúng túng, ngượng nghịu của tác giả lại trở thành sự chân thật, và trong hoàn cảnh khó xử đó, tình bạn chân thành, không vụ lợi được minh chứng một cách rõ nét.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu thơ như một lời mời, một lời trân trọng đáng quý bật thốt ra từ tận đáy lòng. Sau bao nhiêu danh vọng, chức quyền nơi triều đình xô bồ, hai người bạn từng cùng nhau trải qua biết bao gian nan lại có thể ngồi hàn huyên, tâm sự. Sơn hào hải vị, quyền cao chức trọng liệu có quý giá bằng hai tấm lòng chân thành, không toan tính này không? Nếu như cụm từ “ta với ta” trong “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan thể hiện sự cô tịch, quạnh hiu thì “ta với ta” ở đây lại là sự tâm đầu ý hợp giữa hai người bạn.

Không màng vật chất của cải, không cần đến cả miếng trầu cau nhỏ bé, tình cố nhân này mãi vẹn nguyên và trong sạch. Nhà thơ như tìm được tri âm, tri kỉ của mình, một người thấu hiểu tấm lòng, không màng vật chất, không nặng miếng ăn, không vì hoàn cảnh thiếu thốn của bạn mà ngượng ngùng, xa cách.

Tác giả khéo léo lồng ghép bài học triết lý sâu sắc về tình người, tình đồng chí, tình bạn nồng thắm giữa hai cuộc đời dạn dày sương gió. Chỉ khi ta thiếu thốn nhất, khó khăn nhất mới có thể khẳng định, ai mới là bạn ta, ở cạnh động viên và an ủi ta trong cảnh khốn cùng.

Đặc sắc nghệ thuật trước hết nằm ở thể thơ thất ngôn bát cú, lược bỏ những luật lệ hà khắc của thể thơ này, mang lại cảm giác hóm hỉnh, gần gũi. Viết về nông thôn, tác giả lựa chọn những từ ngữ cùng lối viết hết sức giản dị, những từ mang đậm màu sắc địa phương như “thời”, “chửa” đem lại sự thoải mái, mang tính chất khẩu ngữ.

Hàng loạt những hình ảnh được liệt kê như “vườn rộng rào thưa”, “ao sâu nước cả”,… vừa có tác dụng trình bày những thiếu thốn vật chất, vừa mở ra trước mắt người đọc khung cảnh làng quê thanh bình, yên tĩnh, thích hợp cho những cuộc tâm tình chơi cờ thưởng trà ngắm trăng.

Lời thơ giống như lời đối thoại trực tiếp hàng ngày tạo cho người đọc cảm giác như mình là người bạn của Nguyễn Khuyến, lắng nghe ông bạn già trình bày mà lòng vừa cười vừa thương, khơi gợi trong lòng độc giả sự suy nghĩ sâu cay về tình bạn chân thật, tình bạn đẹp là tình bạn không gì có thể đong đếm nổi.

Tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” với nội dung khác lạ, mới mẻ, xây dựng tình huống vừa vui vẻ vừa triết lý cùng bút lực thần kì của nhà thơ đã khắc họa một bức tranh sinh động về một khoảng sân quê yên ả, một buổi chiều quê nhẹ nhàng, đằm thắm. Nơi đó có hai người bạn tuổi đã xế chiều, cay đắng sóng gió đã nếm đủ cả, giờ lại có thể gặp nhau tại mảnh đất quê hương bạn mình.

Nguyễn Khuyến đã một lần nữa để lại cho kho tang văn học Việt một kiệt tác thơ cổ, nêu bật triết lý sống không toan tính, vụ lợi với bạn bè, sống bằng tấm lòng chân thật và trái tim biết yêu thương.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 48)

Tình bạn luôn là một đề tài cao đẹp trong văn chương bởi đó là tình cảm trong sáng và thân thiết. Nguyễn Khuyến đã biểu lộ tình cảm thật thân thiết và đáng kính trọng ấy qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng sự phát triển của ý thơ có sự khác biệt với cấu trúc thơ đường luật vốn có. Sự đặc biệt ấy tạo ra sự độc đáo, dung dị như chính tình bạn của họ. Câu đầu bài thơ như lời chào bạn tới nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Lời chào hỏi giản dị, tự nhiên nhưng cũng bộc lộ niềm vui, sự niềm nở đón khách của nhà thơ. Cách gọi bạn là “bác” bộc lộ sự thân mật, tự nhiên như lời chào mộc mạc, cách gọi dân dã chốn thôn quê. Tuổi già cô quạnh, được đón bạn đến thăm nhà và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống có lẽ là niềm vui lớn nhất. Sự vui mừng, xúc động ấy dành cho bạn, chắc hẳn giữa hai người đã có một tình bạn thân thiết, gắn bó.

Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ cũng muốn được tiếp đã bạn một cách thịnh tình, bởi “đã bấy lâu nay” mới có dịp được đón bạn. Thế nhưng, hoàn cảnh thật éo le:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Bức tranh thiên nhiên, manhr vườn nhỏ của nhà thơ thật sinh động: có ao cá, vườn cây trồng rau cà, bầu mướp và nuôi gà. Trở về với cuộc sống thôn dã, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình thú vui với chốn điền viên. Một nếp sống giản dị và chan hòa với thôn quê. Vậy nhưng, đầy đủ thức sẵn ngoài vườn nhưng lại đều không dùng được. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra những khó khăn: ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa nên không thể đánh cá bắt gà để đãi bạn.

Đến cả chút rau xanh cũng thật gian khó vì :”Cải chửa ra cây, cà mới nụ – Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”. Các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng và hỗ trợ cho nhau một cách khéo léo, tự nhiên để chỉ ra hoàn cảnh khó khăn thực sự của chủ nhà khi tiếp bạn. Và rồi đến nghi thức đơn giản nhất khi tiếp bạn, nhà thơ cũng không có:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nhưng ở đây nhà thơ không có cả miếng trầu để tiếp bạn. Phải chăng hoàn cảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại khốn khó đến như vậy? Ông từng ra làm quan như khi giặc Pháp xâm lược, nhà Nho đã khước từ lương bổng của giặc để lui về cuộc sống bình dị với làng quê. Rõ ràng đây là cách nói bông đùa, hóm hỉnh của nhà thơ với bạn. Rằng bấy lâu mới có được buổi gặp mặt, mọi vật chất đều thiếu thốn mà thay vào đó là một tình bạn chân thành, không vụ lợi, không mâm cao cỗ đầy:

Bác đến chơi đây, ta với ta

Giữa chốn làng quê cởi mở, ấm áp tình người, chỉ có hai người bạn ngồi hàn huyên tâm sự, chia sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống. Dù buổi gặp mặt ấy chẳng có món ngon tiếp bạn, sơn hào hải vị hay miếng trầu đặt môi nhưng không vì thế mà tình bạn phai nhạt, xa cách. Tình bạn của họ được vun đắp bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và sẻ chia lẫn nhau.

Ta từng bắt gặp cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang, nhưng đó là sự đối diện với chính lòng mình và cảm nhận được nỗi cô đơn đang xâm lấn trong tâm hồn. Còn “ta với ta” trong câu thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ, tâm giao giữa hai người bạn, tuy hai mà một. Sự đồng điều giữa họ chính là sự xem thường vật chất và coi trọng tình bằng hữu

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay viết về tình bạn, vừa có chút hài hước, hóm hỉnh giữa những người bạn nhưng cũng thật xúc động về tình bạn giản dị, đơn sơ ấy. Giữa cuộc đời rộng lớn ấy, tìm được một tình bạn trong sáng và cao đẹp như vậy thật đáng quý biết bao.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (Mẫu 49)

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi.

Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết. Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc và tinh tế hơn rất nhiều.

Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng.

Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

1 104 lượt xem