Top 35 mẫu Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 73 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội

I) Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội

Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 1)

1. Mở bài

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, hiện nay, có một tình trạng nghiện mới xuất hiện: nghiện Internet.

2. Thân bài

a) Thực trạng về căn bệnh nghiện Internet trong giới trẻ

  • Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi.
  • Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
  • Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế giới.
  • Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ.

b) Hậu quả của nghiện Internet

  • Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
  • Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những 'chat room' hay chơi những trò chơi bạo lực.
  • Các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
  • (Lưu ý: Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện)

c) Giải pháp

  • Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị.
  • Không được phủ nhận, vai trò của tích cực của Internet trong đời sống xã hội, nhưng cần có những định hướng đúng đắn.
  • Liên hệ bản thân

3. Kết bài

Cũng giống như nghiện rượu hay ma túy vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại.

II) Các bài văn mẫu viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 1)

Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 2)

Hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại. Theo suy nghĩ của em, nghiện mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các bạn trẻ mà còn gây ra những hệ lụy xã hội đáng tiếc.

Trước tiên, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến các bạn trẻ thiếu thời gian cho các hoạt động thực tế và giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình. Thay vì đi chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, các bạn trẻ thường dành thời gian ngồi trước màn hình điện thoại hay máy tính để lướt Facebook, Instagram hay TikTok. Điều này không chỉ làm mất cân bằng giữa cuộc sống online và offline mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và kỹ năng giao tiếp của các bạn trẻ.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của giới trẻ. Việc dựa vào mạng xã hội để tìm kiếm sự chú ý và thừa nhận từ người khác có thể tạo ra áp lực và căng thẳng tâm lý. Các bạn trẻ thường so sánh bản thân với những người khác trên mạng xã hội, gây ra cảm giác tự ti và không hài lòng với bản thân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và tự tử.

Ngoài ra, nghiện mạng xã hội còn gây ra những hệ lụy xã hội đáng tiếc như việc lan truyền tin đồn, thông tin sai lệch và vi phạm quyền riêng tư. Các bạn trẻ thường dễ bị lôi kéo vào các trò chơi online, nhóm chat độc hại và các hoạt động trái pháp luật trên mạng xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của các bạn trẻ mà còn gây ra những vấn đề an ninh và xã hội nghiêm trọng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động trên mạng xã hội đều có hại. Mạng xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích như giúp kết nối bạn bè xa cách, chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích. Vì vậy, để giải quyết vấn đề nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có sự cân nhắc và sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm và tỉnh táo.

Trên đây là suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Em hy vọng rằng chúng ta có thể tìm ra những giải pháp hợp lý để giúp các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và có ích cho cuộc sống của mình.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 3)

Mạng xã hội Facebook như một con dao 2 lưỡi, nó thể vừa giúp con người giữ liên lạc, quen biết nhiều bạn bè hơn nhưng cũng có khả năng ẩn chứa những nguy cơ. Vì vậy, con người cần phải biết sử dụng Facebook sao cho hiệu quả. Dễ thấy rằng có một bô phận người hiện nay, không kể trung niên hay trẻ, nghiện sử dụng facebook. Để có thể sử dụng hiệu quả mạng xã hội này, con người cần phải đặt ra cho mình quy định số lượng sử dụng mỗi ngày, để đảm bảo không quá dài khiến con người xao nhãng, lơ là việc khác. Đồng thời có thể sư dụng facebook để tạo các nhóm học tập, các nhóm trao đổi tài liệu, kiến thức, câu chuyện đẹp thay vì những tư tưởng lệch lạc, sai trái. Việc tận dụng facebook trong việc tạo dựng và liên kết mọi người với mục đích đẹp có thể là một trong những cách khiến việc sử dụng facebook trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng thời hãy để facebook trở thành một trong những phương tiện, công cụ liên lạc thay thế, thay vì trở thành một phương tiện chính, khiến con người quên đi cả việc gặp nhau ngoài đời thật. Vậy nên mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc sử dụng facebook của bản thân mình. 

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 4)

Xã hội phát triển, những đồ dùng công nghệ ngày càng nhiều. Thế giới mọi người có nhiều cách tiếp cận với nhau. Xã hội có nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc hiện nay còn có hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến giúp mọi người chia sẻ, cập nhật tin tức, dễ dàng kết nối với nhau. Giới trẻ sử dụng mạng xã hội như một thói quen, như một việc bắt buộc trong ngày như ăn uống, ngủ nghỉ vậy. Đây là một thói quen không kiểm soát được, mà quên đi những cuộc sống hàng ngày. Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế giới.

Mặt tích cực của mạng xã hội, đó là nơi mà người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đời sống, xã hội. Trên mạng xã hội có tính giải trí cao với nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau được cập nhật liên tục. Và chúng ta có thể được tiếp cận được nhiều điều thú vị.

Nhưng mà sử dụng mạng xã hội quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc. Thiếu sự kết nối với những người xung quanh, vô cảm thờ ơ với xã hội. Trên mạng xã hội còn có những thông tin không lành mạnh, tiêu cực.

Nghiện mạng xã hội sẽ khiến cho tâm lý và thể xác với các mối quan hệ xung quanh. Chúng ta cần có những biện pháp hoặc hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội. Cần ý thức được mặt lợi, mặt hại của mạng xã hội để không mất thời gian vào những vấn đề vô bổ trên mạng xã hội.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 5)

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.

Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.

Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.

Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.

Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.

Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 6)

Internet là một phát minh vô cùng mới mẻ và hiện đại đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Nhờ Internet, nhiều công việc của con người được đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng đáng buồn thay, một bộ phận giới trẻ hiện nay đó là các thanh niên, các bạn học sinh hiện nay lại lạm dụng nó quá mức trở thành một hiện tượng nhức nhối: nghiện Internet.

Vậy Internet là gì? Internet là một loại phương tiện, hệ thống thông tin toàn cầu, và tại đó mọi hoạt động như trao đổi, tìm kiếm thông tin, dựa vào đó để thực hiện những mục đích riêng. Có thể nói, Internet là một công cụ vô cùng tiện lợi ở ngày nay. Thông qua Internet, mọi người có thể kết nối với nhau, liên lạc dù ở khoảng cách xa, nó phục vụ nhiều mục đích của con người như buôn bán, giải trí, học tập... Bởi vì tiện ích như vậy, mà nó trở nên phổ biến và gần như không thể thiếu trong xã hội hiện nay.

Internet mang nhiều lợi ích là vậy, nhưng bên cạnh đó, có nhiều người đã lạm dụng quá mức, đặc biệt là giới trẻ hiện nay đã mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng: nghiện Internet. Nó là một căn bệnh vô cùng khó chữa hiện nay. Nhiều thanh niên học sinh dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet mà trở thành 'nghiện'. Thông qua Internet, họ truy cập vào các trang mạng xã hội, chát chít, họ có thể dành nhiều thời gian chỉ để lướt Facebook, Instagram, các trang web về quần áo, mỹ phẩm. Trò chơi trên Internet cũng một phần kiến giới trẻ dễ nghiện, khi giới trẻ đã nghiện thì họ sẽ xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi. Chắc hẳn ta đã biết rất nhiều vụ việc học sinh bỏ học đi đánh điện tử, rồi nghỉ học nhiều dẫn tới bị buộc thôi học. Thực trạng này, hiện nay diễn ra không ít, và luôn trong tình trạng báo động.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến hiện tượng này? Đây không phải là lỗi của Internet, nó chỉ là một chất xúc tác. Nguyên nhân chính đó là sự chủ quan của người dùng. Các học sinh, thanh niên vì ham mê chơi, không thích học, tình tình lười nhác thì rất dễ bị nghiện Internet. Bên cạnh đó, có nhiều phần tử xấu trong xã hội lôi kéo những bạn học sinh vào chơi game trên Internet khiến họ không thể dứt ra được.

Hậu quả của việc nghiện Internet thật sự rất nghiêm trọng. Nó dẫn đến sự lơ là trong học tập, bỏ học, nó ảnh hưởng đến tương lai của giới trẻ. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý người dùng. Tiếp cận quá nhiều với màn hình điện thoại hay máy tính sẽ dẫn đến cận thị. Dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội sẽ khiến họ trở nên vô cảm, thờ ơ với những người xung quanh, thậm chí các bạn trẻ sẽ rất dễ bị tự kỷ. Tiếp xúc với nhiều trò chơi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người chơi, sẽ có nhiều cách ứng xử không đúng mực, thậm chí còn gây ảo giác.

Chính vì vậy, ngay bây giờ chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu cũng như xóa bỏ hoàn toàn thực trạng này. Trước tiên, cần phải giúp giới trẻ hiểu rõ về Internet, hướng dẫn sử dụng nó một cách sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nhận thức của từng cá nhân phải đúng đắn, từ đó tuyên truyền với người khác để giảm thiểu tình trạng này. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thắt chặt các quán game quán Internet, qua đó để kiểm soát việc sử dụng mạng của giới trẻ một cách khách quan, hiệu quả.

Với thực trạng đáng báo động như hiện nay của việc sử dụng Internet, mỗi cá nhân chúng ta từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần phải sắp xếp cho mình thời gian hợp lý, khoa học, sử dụng Internet vào những việc đúng đắn. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ bị nghiện Internet mà còn khai thác được nhiều lợi ích mà nó mang lại. Hãy kiên trì luyện tập và bạn sẽ thành công!

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 7)

Cuộc sống ngày càng phát triển với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Chúng ta đang sống trong sự vận động nhanh chóng của thời đại công nghệ 4.0, thế giới kết nối không dây. Không thể phủ nhận những thành tựu Internet mang lại, tuy nhiên song hành với đó lại dấy lên vấn nạn nghiện Internet của giới trẻ.

Một thực trạng không thể phủ nhận rằng Internet hiện nay đang dần bao phủ cuộc sống con người thế kỷ XXI. Chỉ với một chiếc smartphone hay chiếc laptop trong tay, người ta dễ dàng truy cập Internet. Khắp các ga tàu, trường học, trung tâm thương mại đều được phủ sóng Wifi giúp mọi người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Từ nông thôn đến thành phố, không quá khó để bắt gặp những cửa hàng Internet với vài chục máy tính được nối mạng, những tiệm game cứ mọc lên ngày một dày đặc. Đối tượng khách hàng của những tiệm Net này chủ yếu là học sinh, sinh viên từ cấp THCS, THPT đến các sinh viên cao đẳng, đại học. Thậm chí thời gian phục vụ của các cửa hàng này là 24/24 giờ do nhu cầu cao của khách hàng. Hiện tượng ngồi lì trong quán Net suốt ngày đêm bỗng dưng trở nên phổ biến trong giới trẻ ngày nay, chúng say mê đến mức quên ăn, quên ngủ, thậm chí là quên luôn việc học. Không chỉ là game, giới trẻ ngày nay có rất nhiều trường hợp nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo. Có những người truy cập Facebook như một thói quen không thể bỏ. Những năm trở lại đây, người ta không quá xa lạ với hiện tượng “sống ảo”. Bất kì một hành động, trạng thái nào trong đời sống cũng được giới trẻ chụp ảnh “check-in”, chỉnh sửa và đăng lên Facebook. Những thực trạng đáng buồn trên chứng tỏ giới trẻ ngày nay đang sống quá lệ thuộc và trở thành những “con sâu mạng”.

Vậy đâu là nguyên nhân cho thực trạng nghiện Internet ngày nay của lứa tuổi thanh niên? Trước hết bắt nguồn từ sức hấp dẫn khó cưỡng từ mạng: Internet chứa những thông tin vô cùng phong phú về tri thức, thời sự, kinh tế, xã hội, cả những nguồn giải trí dồi dào như phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử và khả năng liên lạc nhanh chóng qua chat, email. Những lợi ích mà Internet mang lại quả thật rất lớn, tuy nhiên nó cũng có khả năng đánh vào tâm lý người dùng, khiến họ sống phụ thuộc vào nó nếu không biết kiểm soát. Tuy nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân sâu xa hơn nữa, phải chăng một phần do sự kiểm soát lỏng lẻo hay sự nuông chiều của các phụ huynh với con em mình? Rất nhiều thiếu niên đang tuổi đi học nhưng đã sở hữu những chiếc smartphone xa xỉ với đầy đủ tính năng tiện ích.

Chính bởi những nguyên nhân trên mà Internet cũng mang đến nhiều hậu quả tiêu cực. Internet tạo nên một sự lãng phí lớn, nó đang dần lấy đi thời gian, tiền bạc, sức lực của giới trẻ. Rất nhiều thanh thiếu niên vì nghiện mạng xã hội mà bỏ bê xao nhãng học hành, thậm chí còn có hiện tượng lấy cắp tiền của gia đình để tiêu xài vào mạng Internet. Hơn nữa việc sống triền miên trong thế giới ảo còn dẫn đến lệch lạc trong nhân cách, trong khả năng nhận thức, giới trẻ dường như đang mất dần khả năng phản ứng và hòa nhập với thế giới thực. Rất nhiều vụ bắt cóc, thậm chí là giết người đã xảy ra từ những mối quan hệ ảo qua mạng Internet. Điều này không chỉ tổn hại đến bản thân các em mà còn tạo sự bất ổn trong đời sống cộng đồng.

Là người hiện đại giữa thế kỷ XXI, chúng ta không thể làm ngơ trước vấn nạn nghiện mạng Internet đang diễn ra phổ biến, cần có những giải pháp cho hiện tượng đáng báo động này. Trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức lại bản thân, định hướng mục tiêu dài hạn hơn và biết kiểm soát hành động của mình. Giải trí là điều cần thiết sau những giờ làm việc, tuy nhiên cần biết hạn định bao nhiêu là đủ, đừng để bản thân mãi chìm đắm trong thế giới hư ảo. Thêm vào đó cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục thế hệ trẻ. Bậc làm cha làm mẹ không nên quá nuông chiều con trẻ, lứa tuổi các em cần đặt việc học là trước nhất, trên những thú vui tiêu khiển nhất thời. Hơn nữa, nhà nước cũng cần có sự kiểm soát các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Internet, kiểm soát các trang web đen và nội dung xấu trên mạng Internet. Mỗi người hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn nghiện mạng xã hội, để cuộc sống chính chúng ta văn minh và phát triển hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 8)

Trong xã hội hiện nay, các mạng xã hội, Internet, game điện tử,... đang là nội dung được nhiều bạn trẻ yêu thích, nhất là các bạn trẻ đang còn ở lứa tuổi học sinh. Nhưng phổ biến nhất là tình trạng nghiện mạng xã hội đang lan tràn trong giới trẻ hiện nay. Vậy cùng đi tìm hiểu xem vấn đề này đang có sức ảnh hưởng thế nào?

Trước hết chúng ta phải hiểu được 'Mạng xã hội' là gì? Đó là một thiết bị, ứng dụng được trang bị trên các cửa hàng tải trò chơi trên điện thoại, máy tính... Là nơi cho chúng ta biết mọi tin tức, những tình hình, trạng thái mới mẻ ở khắp nơi. Đa dạng như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram... Và nhiều các mạng xã hội khác. Tiếp đến ''nghiện' là gì? Nghiện là một sự say mê, cuốn hút, không ngừng thúc giục chúng ta phải sa vào mỗi thứ gì đó, làm cho ta không thể không rời khỏi nó. Luôn tạo cho ta cảm giác thèm khát, mong muốn có được nó. Vậy chúng ta có thể hiểu 'Nghiện mạng xã hội' nghĩa là gì? Là hiện tượng giới trẻ đang bị sa đà vào mạng xã hội, đắm chìm vào thế giới ảo, không thể ra khỏi được thực tại. Luôn ăn ở như người vô hồn, tâm trí lúc nào cũng chỉ có mạng xã hội. Dần dần ăn mòn trí não chúng ta và khiến chúng ta trở thành một nạn nhân bị nghiện mạng xã hội.

Thế thì nguyên nhân là do đâu? Là do sự thờ ơ, vô tâm của các bậc phụ huynh chăng? Họ mua thiết bị cho con cái rồi bỏ mặc cho con muốn làm gì làm, họ lại thiếu trách nhiệm trong việc quản tâm, giám sát con cái. Dẫn đến việc con cái truy cập vào mạng xã hội tìm tòi, khám phá những nội dung không hợp với lứa tuổi, dễ bị dụ dỗ, sa đà vào mạng xã hội và dễ bị giảm chất lượng học tập. Hay là do ý thức của giới trẻ còn kém, không phân biệt được mặt lợi hại của mạng xã hội mang lại hay đã biết mà vẫn cố chấp lạm dụng để thoả mãn.

Vậy nó dẫn đến hậu quả như thế nào? Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí và nhân cách của họ. Khi đã bị cuốn vào mạng xã hội thì lúc nào bạn cũng chỉ muốn cầm điện thoại lên để truy cập vào nó. Nếu như cứ để tình trạng này tiếp diễn, có thể xã hội này lại có thêm một kẻ tự kỉ, tù đày. Chỉ góp phần làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của dân tộc mà thôi!

Thế nên, để tránh việc chúng ta bị nghiện mạng xã hội thì hãy có ý chí, tiềm thức để quyết định đúng, tránh lạm dụng mạng xã hội để lâm vào tình trạng bị nghiện.

Internet không sai, nhưng cách chúng ta lạm dụng nó là sai.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 9)

Nghiện là một thói quen không thể bỏ được của con người chúng ta về một điều nào đó. Nhưng nếu như “nghiện” sách vở, nghiện giải “toán”… thì dẫu sao cũng là cái tốt. Thế mà tiếc thay! Giờ đây, các nhà tâm lý học, nhiều bậc phụ huynh lại đau đầu đối phó với triệu chứng “nghiện” của khá nhiều bạn trẻ hiện nay: nghiện Internet, nghiện lướt web.

Thật đáng lo khi với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Các triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Giờ đây, mỗi khi đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác. Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành.

Thương làm sao nhiều bậc phụ huynh không thấy con về nhà, họ lo lắng bồi hồi thấp thỏm không an tâm, và đau lòng biết mấy khi đã tốn bao công sức “tìm kiếm như tìm trẻ lạc” lại bất ngờ phát hiện “đứa con ngoan” của mình “mai danh ẩn tích” ở một quán “nét” và đang hào hứng với trò chơi điện tử đầy bạo lực.

Dường như cuộc sống của thế giới ảo đã làm cho các bạn quên dần sự yêu thương của những người thân dành cho mình ở thế giới thật, rất thật này! Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chat room” hay chơi những trò chơi bạo lực, không biết tự bao giờ các bạn ấy đã xem “đó là lẽ sống”.

Ôi! Đáng sợ thay! Việc nghiện Internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân – đây là điều sợ nhất!

Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao? Một câu hỏi đặt ra từ lâu sau các thông tin báo đài, những phóng sự đau lòng và nhiều nhiều lắm những hình ảnh xót xa của hậu quả “nghiện” nét, lướt web.

Ước mong sao các bạn sớm nhận ra điều sai trái ấy để từ đó sửa chữa lỗi lầm. Sống thực tế, khỏe khoắn tươi vui, quan tâm đến người thân. Đừng bao giờ làm “nô lệ” cho cái máy tính vô tri vô giác ấy các bạn nhé!

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 10)

Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.

Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.

Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng 'chat', 'chém gió', nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.

Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.

Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng 'comment' hay cái 'share'. Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.

Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải 'check in' thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.

Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.

Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.

Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.

Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số like, share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!

Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.

Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.

Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 11)

Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện facebook là một trong những căn bệnh như thế – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.

Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook - một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại.

Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbis, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây?

Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hay cầm trên tay chếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share,…Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng vào face để cha sẻ niềm vui.

Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiêu thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.

Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh chóng tới mức khó kiểm soát được.

Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan phổ biến với những tác hại không hề nhỏ. Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng được cắt giảm cho Facebook.

Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi face quên nhiệm vụ? Đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới. Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook.

Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình.

Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người. Cứ thế, họ trở thành “anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.

Đâu dừng lại ở đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt của mình. Mắt lúc nào cũng dán vào điên thoại, máy tính để online sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt và những bệnh nguy hiểm khác về mắt. Nhưng nguy hiểm hơn thế, một loạt những căn bệnh về thần kinh cũng được kéo theo: lo âu, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Bởi lẽ, người nghiện Facebook thường không có thời gian tương tác với thế giới thực. Vì thế, họ sẽ dễ rơi vào sợ hãi khi phải tiếp xúc với thế giới xung quanh, lâu dần sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe.

Và chúng ta cũng không còn lạ gì nữa hình ảnh những bậc phụ huynh lo lắng đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khi đang trong tình trạng trầm cảm nặng nề vì nghiện Facebook. Chính cuộc sống quá gắn bó với Facebook khiến người ta trở nên chán ghét cuộc sống thực tại, thu mình trong thế giới ảo. Quá phụ thuộc vào nó nên khi thiếu, họ chán nản, họ trống rỗng, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi của bản thân.

Thật đáng sợ trước một căn bệnh đang làm bào mòn lối sống, bào mòn thói quen của không ít người trong xã hội. Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in.

Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề.

Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện Facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày.

Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán cho cái mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này. Dù cho hôm nay, vấn đề nghiện facebook trở thành một đề tài nóng, nhiều bài báo, bài tuyên truyền về tác hại của hiện tượng này nhưng trên thực tế, rất ít người có đủ bản lĩnh thoát ra. Đó là vì sao?

Nghiện Facebook cũng giống như nghiện rượu, nghiện ma túy vậy thôi. Người nghiện Facebook luôn sống chết vì Facebook, cảm thấy thỏa mãn khi lướt Facebook và hụt hẫng, trống trải khi không thể online Facebook để rồi khi nhận ra thì đã quá lệ thuộc, khó dứt ra được. Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, đó là do các gia đình chưa có biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp đối với con em của mình. Bố mẹ mải kiếm tiền, lo toan, bươn trải cho cuộc sống mà quên mất việc giáo dục con cái, mua máy tính cho con phục vụ nhu cầu học tập, nhưng đâu ngờ điều đó lại tạo điều kiện để con gắn bó, lệ thuộc vào Facebook.

Về phía nhà trường cũng chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình. Các buổi hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và tác hại của Facebook nói riêng còn ít và phần lớn chỉ mang tính hình thức. Nhưng, nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook.

Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được.

Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai. Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện, giáo dục con mình nhiều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác.

Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic…vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn!

Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.

Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lự tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người.

Bởi lẽ, thực chất việc sử dụng Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 12)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể nói rằng: Con người, đặc biệt là giới trẻ không thể sống mà thiếu mạng xã hội đặc biệt là Facebook”. Việc sử dụng mạng xã hội tuy có nhiều mặt tích cực phục vụ cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống giới trẻ.

Mạng xã hội, đặ biệt là Facebook là trang mạng thu hút nhiều bạn trẻ sử dụng. Đó là nơi giao lưu, kết bạn, nói chuyện, cập nhật tin tức của rất nhiều người. Facebook trước hết là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân. Facebook là nơi có thể đăng tải những clip, chia sẻ những tâm tư, tâm trạng, hỏi thăm bạn bè.

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới.

Bên cạnh những lợi ích mà Facebook đem lại, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ dùng facebook như một nơi để trút giận, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận hay dùng Facebook để chửi người khác một cách công khai.

Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, nhiều bạn quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng facebook.

Việc đăng lên một tấm ảnh hay một status rồi nhận được các lượt like và bình luận, hay việc chém gió với nhau hàng giờ trên facebook khiến nhiều bạn trẻ mất quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Facebook dễ dàng gây nghiện đặc biệt với giới trẻ. Từ năm 2010 đến nay, Facebook tăng vọt về số người sử dụng và con số ấy không ngừng tăng lên. Ngày nay, bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào, ta cũng có thể bắt gặp các bạn trẻ cắm đầu vào Facebook, trong giờ học, trong giờ ăn, trước khi đi ngủ và ngay cả khi đang đi vệ sinh.

Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để làm những công việc vô ích như lướt Facebook xem bạn bè có đăng ảnh mới không, xem ai có status gì không hay xem các chuyện trong showbiz,…Và có những người nghiện facebook đến nỗi mà làm bất cứ việc gì họ cũng đăng lên Facebook, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa nó lên, thậm chí mua cái áo mới cũng đưa lên để mọi người chém gió, đi ngoài đường gió lạnh quá cũng dừng xe lại post cái status “lạnh quá”, thậm chí đang chạy thoát hiểm cũng vào facebook post cái status đã.

Là những con người của thế giới hiện đại, chúng ta phải làm thế nào để công nghệ phục vụ chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta. Phải biết phân bố thời gian hợp lý trong việc sử dụng facebook. Làm thế nào để phân bố thời gian hợp lí giữa công việc, gia đình, bạn bè, giải trí,…và facebook? Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo.

Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. Bạn nên dành thời gian vào những việc có ích hơn. Làm thế nào để Facebook không trở thành ông chủ, và chúng ta không trở thành những nô lệ của mạng xã hội? Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của mạng xã hội.

Thời gian của đời người thật ngắn ngủi, không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại. Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Phải biết quý trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại?

Bạn có bao gờ tự hỏi mình: làm sao tìm lại được thời gian đã mất? Hãy biết quý cuộc sống này trong từng phút giây, sống sao cho thật ý nghĩa vì chúng ta còn trẻ còn rất nhiều việc phải học, phải làm chứ không phải dành thời gian trên những trang mạng vô bổ.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 13)

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, Wechat, Weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, Weibo, Zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi Facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khỏe, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hòa nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang Fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 14)

Trên xe buýt: “Cậu đang làm gì thế?”, “Tớ đang online Yahoo”.

Giờ ra chơi: “Cô đang làm gì thế?” – “Cô đang đọc báo trên mạng”.

Và 00 giờ: “Chị đang làm gì mà vẫn còn thức?”- “Chị đang lướt Facebook”.

Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại. Vậy mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi?

Xuất phát từ tính năng của mình, trước tiên, mạng xã hội trước hết là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực. Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt like (thích) hay share (chia sẻ). Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng.

Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải. Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vô tình đọc qua nhưng lại bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.

Nhưng điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thể chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi. Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Hà Nội nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, bức xúc khi thấy cá tôm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm. Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai.

Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu nhắc đến lợi ích của mạng xã hội mà bỏ qua chức năng giải trí. Mạng xã hội giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị. Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Nhưng nếu bạn vẫn thấy nhàm chán ư? Mạng xã hội cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie.

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng? Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn...

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi. Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng mạng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ. Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường...

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm...

Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp như: con cái giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội. Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội? Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 15)

Thế kỉ 21 là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của con người về công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển của Internet thì sự ra đời của các mạng xã hội đã được người dùng đón nhận vô cùng nồng nhiệt, đặc biệt là giới trẻ. Ngày nay, khi mà một chiếc điện thoại thông minh đã trở nên vô cùng phổ biến cũng đồng nghĩa với việc số lượng người tham gia vào các mạng xã hội ngày càng đông, trong đó chiếm phần lớn là những người trẻ tuổi. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tiktok… đã trở thành một xã hội thu nhỏ, không chỉ phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực mà có thể gây ra hoặc tác động không nhỏ đến cuộc sống thực. Mạng xã hội rút ngắn khoảng cách của con người về mặt địa lí nhưng lại kéo dài khoảng cách của con người về mặt tình cảm. Người ta đã nói rằng: “Con người có thể đặt chân lên đến mặt trăng nhưng lại không thể bước chân sang nhà hàng xóm để thăm hỏi sức khỏe”. Mạng xã hội giúp kết nối mọi người với bạn bè, chia sẻ với họ, cập nhật mọi thứ trong cuộc sống. Những mối quan hệ này mở rộng hơn mối quan hệ chúng ta có trong đời thực, ngày càng nhiều mối liên hệ được tạo ra và chỉ tồn tại trên mạng xã hội. Dành nhiều thời gian trên mạng xã hội sẽ không còn khiến con người muốn giao tiếp trực tiếp ngoài đời. Internet như một con dao hai lưỡi nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết tiếp thu những mặt tích cực, thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại để nâng cao tri thức, tu dưỡng bản thân. Đừng để những thành quả được coi là ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại hủy hoại chính bạn – một công dân toàn cầu của thời đại văn minh.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 16)

Giới trẻ hiện nay dùng mạng xã hội khá phổ biến. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà nó mang lại như trao đổi học tập, giúp mọi người kết nối dễ dàng hơn, phát triển kinh tế bằng những hình thức bán hàng online, làm CTV,....Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó cũng không thể không nhắc đến. Nhiều bạn trẻ vì quá sa đà vào mạng xã hội, live stream, post ảnh, lướt Facebook ,...mà bỏ bê việc học tập. Một số khác dùng mạng xã hội thiếu tỉnh táo mà chia sẻ những thông tin sai lệch, viết những status gây hoang mang dư luận, tham chí là khích bác, chửi bới nhau trên mạng,...dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước thực tế đó, cần phải có những chính sách, quy định thiết thực về an ninh mạng, đồng thời, mỗi người trẻ phải tự ý thức, biết sắp xếp thời gian hợp lý. Hãy tận dụng hữu ích của mạng xã hội, đừng để nó ăn mòn trí tuệ, thời gian và sức khoẻ của chính mình.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 17)

Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện cho con người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng xã hội. Có thể nói mạng xã hội kết nối con người trên toàn thế giới, rút ngắn không gian, thời gian và thúc đẩy sự giao lưu hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những nguy cơ lớn nếu người sử dụng quá lạm dụng nó trong cuộc sống của mình.

Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ, xóa mờ sự phân biệt dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng. Mạng xã hội giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.

Bằng hành dộng kết nối, con người đã có cả thế giới trong tầm tay. Người sử dụng có thể tìm thấy mọi thông tin mình mong muốn và đưa ra nhiều lựa chọn hữu ích. Mạng xã hội chính là một kho lưu trữ tri thức khổng lồ.Với phương thức tương tác trực tiếp, mạng xã hội đa tăng tốc độ truy nhập, truy cập và tiếp nhận tri thức của con người. Việc tìm hiểu thông tin trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Việc lưu trữ cũng giảm bớt phần phức tạp, không gian lưu trữ được tối ưu hóa toàn bộ.

Con người đã không cần lưu giữ những bộ sách cồng kềnh nữa. Lưu trữ điện tử sẽ là hình thức cuar sách trong tương lại.Rất nhiều người trẻ tuổi đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất. Thông qua mạng xã hội, họ tự trang bị cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân. Mạng xã hội là nơi để gắn kết cộng đồng, sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội.

Qua mạng xã hội, các bạn trẻ đã kịp thời biểu dương rộng rãi những tấm gương tiêu biểu, những cá nhân xuất sắc có đóng góp thiết thực vào đời sống. Có rất nhiều bạn trẻ cũng sử dụng mạng xã hội là nơi quảng cáo, kinh doanh và các hoạt động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao. Mạng xã hội tác động đến lối sống giới trẻ hiện nay thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ.

Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline.Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị – xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về biển - đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ.

Nhiều cuộc vận động quyên góp, kêu gọi sự giúp đỡ, sẻ chia, cứu trợ đồng bào gặp khó khăn cũng được tiến hành thông qua mạng xã hội đã nhanh chống gây sự chú ý và nhận được sự đóng góp thiết thực của các cá nhân, tổ chức. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Do chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa… ở một bộ phận khá lớn những người sử dụng.

Giao lưu, trao đổi văn hóa dường như đang xảy ra trên toàn cầu. Thông qua việc tương tác, chia sẻ thông tin hữu ích, con người đã tiếp cận, tiếp nhận, sàn lọc và nhận lấy những gì hữu ích cho cuộc sống của chính mình. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và hiện đại của mạng xã hội, xu hướng mới của xã hội công nghệ thông tin đã đặt ra những câu hỏi khá lý thú nhưng cũng rất phức tạp về việc quản lý các mạng xã hội ảo như thế nào? Làm sao để phát huy được mặt tích của loại tổ chức “ảo” phục vụ cho xã hội “thực”, nhất là đối với giới trẻ?

Bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng gây không ít nguy hại cho người dùng, đặc biệt là những người trẻ. Phổ biến nhất là đã làm nảy sinh biểu hiện “nghiện” mạng xã hội ở một số thành viên. Họ dành rất nhiều thời gian để lướt mạng, truy cập và tìm kiếm những thông tin vô bổ, thậm chí có hại; chơi game online bất kể giờ giấc và nhiều người sa vào những game bạo lực, khiêu dâm…

Từ việc tiếp nhận nhưng nguồn thông tin xấu, sai lệch dẫn đến sự nhận thức lệch lạc, sai lầm. Các nhà nghiên cứu đã thống kê mỗi ngày, ít nhất mỗi người đã đánh mất 20% thời gian cho công việc lướt mạng. Không những thế, người sử dụng còn bất chấp sức khỏe lao vào những trò giải trí nguy hại như game, facebook, phim ảnh đồi trụy,…Không tiếp cận mạng xã hội là một sai lầm lớn nhưng quá lạm dụng nó, lấy thế giới ảo thay thế cho đời thực là một việc làm ngu xuẩn.

Việc tiếp cận màn hình nhiều giờ sẽ làm tổn thương mắt, làm tăng nhịp tim, thần kinh căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do hưng phấn. Người sử dụng mạng xã hội thường lười biếng vận động làm nảy sinh hội chứng tê khớp, đau lưng, tê nhức vai gáy thậm chí dẫn đến đột tử. Nhiều trường hợp đột quỵ do say mê chơi game và lướt web đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, cảnh tỉnh những ai đang dành nhiều thời gian cho việc này.

Say mê mạng xã hội quá mức là một thất bại đầu tiên trên con đường tìm đến tri thức chân thật. Mạng xã hội thực chất là một thế giới “ảo” mà ở đó con người tự lừa dối mình, tự huyễn hoặc mình tin đó là sự thật. Nghiện mạng xã hội là chơi trò mạo hiểm với sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Khi chúng ta không tìm thấy niềm vui mà chúng ta mong đợi, chúng ta thường chuyển sang cuộc theo đuổi tiếp theo…đến vô cùng.

Xu thế tìm kiếm này sẽ không dừng lại bởi sự hấp dẫn của mạng xã hội là vô cùng. Thế nhưng giá trị thật lại không tương xứng với những gì chúng ta bỏ ra, có khi chẳng là gì cả. Cái mất mát thật sự của người chơi chính là thời gian, tiền bạc, sức khỏe, hạnh phúc nếu chúng ta thiếu kiểm soát khi tiếp cận nó. Người “nghiện” mạng xã hội thường bị lợi dụng bởi các nhà tiếp thị. Các nhà quảng cáo lợi dụng niềm vui được mong đợi của chúng ta bằng cách nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu mua hoặc dùng sản phẩm nào đó hoặc thể hiện “trạng thái” thích cái gì đó mà nhà mạng đưa ra.

Người sử dụng mạng xa hội nhiều khi trở thành đối tượng để các nhà mạng dẫn dắt đến cái họ muốn, từ đó điều tra, thống kê số liệu cần thiết. Một cuộc trắc nghiệm thú vị luôn có động cơ ở phía sau. Bán hàng, giảm giá và khuyến mãi đặc biệt không có gì hơn ngoài việc lợi dụng niềm vui được mong đợi. Thực tế, các nhà kinh doanh đã thu lợi rất lớn từ các trang mạng xã hội nhờ hoạt động quảng cáo và tiếp thị khách hàng tiềm năng này.

Người nghiện mạng xã hội thường trở thành đối tượng tấn công của tội phạm công nghệ. Cứ 40 phút, cảnh sát trên thế giới lại nhận được một cuộc điện thoại thông báo về một hành động tội ác có liên quan đến trang mạng xã hội Facebook. Riêng trong năm 2011 tại Anh, các cơ quan chức năng cũng đã thống kê được khoảng 12,3 ngàn trường hợp phạm tội có liên quan đến trang mạng xã hội.

Mạng xã hội luôn tạo ra những nguy có rình rập những ai cả tin, thiếu hiểu biết. Chính mạng xã hội là nơi khởi nguồn cho nhiều hành động phạm tội. Trong đó điển hình là hành vi lừa đảo và lạm dụng tình dục đang ngày càng gia tăng.Việc chia sẻ thông tin, nội dung, hình ảnh với người thân, bạn bè vô tình đã bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu. Nhiều vụ việc khiêu khích, bôi nhọ danh dự, đe dọa,… trên mạng gây hoang mang cho nhiều người.

Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch, chống phá nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự xã hội và dư luận xã hội. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng tính gián tiếp và tâm lí dễ dãi của nhiều người, thông qua mạng xã hội tự tiếp thị thiếu chuẩn xác thông tin và hoạt động của mình. Sự tương tác tức thời của thế giới mạng có sức mạnh “tôn vinh” hoặc “hủy diệt” danh dự, sự nghiệp con người chỉ trong chốc lát.

Nhiều cá nhân chỉ vì một tin đồn thất thiệt trên mạng mà đã đánh mất cả gia đình, sự nghiệp và sự sống của mình. Chính vì những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn đáng sợ ấy, để có thể quản lý, giáo dục, hướng dẫn việc sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ, hướng đến những hành vi và lối sống tốt đẹp, có ích cho bản thân và cho cộng đồng thì đầu tiên, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh hưởng của môi trường sống, trình độ nhận thức về văn hóa xã hội của người lớn,… là những nhân tố quan trọng giúp giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách tích cực.

Không có một sức mạnh nào tốt hơn sức mạnh từ nền văn hóa và nền tảng đạo đức gia đình giúp con trẻ tiếp cận và sử dụng mạng xã hội một cách hữu ích và an toàn. Không phải là sự cấm đoán, ngăn cách hay triệt tiêu mạng xã hội trong gia đình mà là dạy cho giới trẻ cách tiếp cận đúng đắn nhất, tôn vinh các giá trị tốt đẹp và phê phán các nguồn thông tin sai lạc, đề cao lối sống trong sạch, vững mạnh trong cộng đồng.

Các bậc cha mẹ cũng nên tham gia các mạng xã hội để có thể quan sát sinh hoạt của con em trong môi trường đó, tạo điều kiện cho con em chia sẻ tâm sự những điều khó có thể trực tiếp nói chuyện với nhau, có thể cùng bàn luận các vấn đề xã hội, tạo điều kiện cho con em trao đổi bộc lộ nhận thức. Khi người lớn tư vấn cho giới trẻ bằng chính kinh nghiệm của mình thì có tác dụng tốt nhất và hiệu quả nhất. Hãy giáo dục con trẻ theo cái mà thời đại yêu cầu chứ không phải theo cách ta muốn.

Mọi giá trị tốt đẹp trong quá khứ đều có thể là sai lầm trong hiện tại, hoặc ít nhất là bảo thủ hoặc là trì trệ. Việc cùng con cái tham gia mạng xã hội giúp cha mẹ kiểm soát và phát hiện những sai lầm của con trẻ, kịp thời có hành động khắc phục trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc. Từ phía bản thân giới trẻ phải xác định mục tiêu đúng đắn khi tiếp cận mạng xã hội. Phải chắc chắn rằng hành động này nhằm mang lại sự hiểu biết tri thức, hỗ trợ tích cực cho việc học tập, làm việc và vui chơi một cách tích cực.

Không bao giờ lạm dụng mạng xã hội cho các trò giải trí vô bổ và nguy hại. Việc sàng lọc thông tin cũng rất quan trọng, giúp các bạn trẻ củng cố niềm tin tưởng và tạo dựng được thói quan tiếp nhận của mình khi tương tác. Luôn duy trì sự cân bằng trong chính bản thân mình. Học cách duy trì một sự cân bằng – đó là điều cần thiết khi bạn tiếp cận với mạng xã hội.

Nếu niềm vui được mong đợi của bạn làm bạn trở nên quá phấn khích, hãy học cách làm bản thân dịu lại, kiềm chế sự kích thích mà mạng xã hội có thể mang lại. Nguồn gốc của niềm vui có thể nằm bên trong bạn và trong cuộc sống của chính bạn. Để kiểm soát được các trang mạng và kịp thời phát hiện hành vi phạm tội thông qua trang mạng, các nhà quản lí phải hạn chế, tiến đến triệt tiêu các trang web đồi trụy, phản động,…

Việc làm dụng tâm lí người dùng của các cá nhân tổ chức cũng phải được kiểm soát chặt chẽ bằng các bộ luật cụ thể. Nhà nước nên tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cổ động và xây dựng những thói quen tốt cho người dân trong việc sử dụng mạng xã hội. Cũng như nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào thì sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà mạng xã hội đã mang lại, vì nó giúp thế giới “phẳng hơn, nhỏ hơn, gần hơn”.Qua đó con người nhận biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức. Cũng không thể chủ quan, thờ ơ, xem thường những tác hại khôn lường của nó. Điều quan trọng nhất là mỗi con người phải tự xây dựng một bản lĩnh tiếp nhận vững vàng khi tham gia vào thế giới tự do này.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 18)

Mạng xã hội góp phần mình vào việc phục vụ nhu cầu của con người. Nhiều học sinh hiện nay tận dụng được vài trò của nó để học tập, trao đổi những thông tin hữu ích, cùng nhau lập nên những group học văn, học toán, học tiếng anh,...hoạt động hiệu quả. Nhiều bạn nhanh nhạy hơn còn đăng các video chia sẻ kinh nghiệm học tập, thi cử của mình vừa giúp đỡ nhiều bạn khác lại vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Mạng xã hội cũng giúp học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng, đăng những bức ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm học trò, bày tỏ những tâm tư, cảm xúc của bản thân.....Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội cũng rất lớn. Nhiều bạn học sinh vì quá ham mê mà bỏ toàn bộ thời gian vào nó chỉ để lướt Facebook trong vô định, đọc những thông tin tiêu cực, chưa được kiểm chứng, bỏ bê học tập...việc học ngày một sụt giảm. Nhiều bạn còn vì chửi mắng nhau trên mạng xã hội mà đánh nhau, gây thù với nhau. Một số khác lại chia sẻ những thông tin tiêu cực, gây hoang mang,....Những tác dụng ngược của mạng xã hội ấy đang là vấn đề quan ngại. Vì vậy, mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, biết phát huy mặt tích cực, tránh xa những tiêu cực mà nó gây ra. Hãy tỉnh táo khi dùng mạng xã hội.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 19)

Facebook là một trong những mạng xã hội ảo lớn nhất thế giới hiện nay. Tính đến thời điểm tháng 8/2012, có gần 7 triệu tài khoản người sử dụng đã được lập tại Việt Nam. Và hiện nay, sau gần 6 năm, con số đó đã tăng lên rất nhiều. Với hơn 80 triệu dân và cấu trúc dân số trẻ, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng Facebook cao nhất thế giới.

Thế mạnh của mạng xã hội này là khả năng giúp người dùng kết nối bạn bè, phát triển các mối quan hệ xã hội, chia sẻ những suy nghĩ cá nhân và nội dung trên mạng. Với tính tương tác cao, Facebook rất dễ gây “nghiện” nơi người dùng, và ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho không gian ảo này. Những công dụng tốt của Facebook đã nhiều lần được nhắc đến, nhưng liệu chúng ta đã thật sự quan tâm đến những ảnh hưởng về văn hóa của mạng xã hội này đối với giới trẻ Việt Nam?

Các bạn trẻ trong quá trình hình thành nhân cách rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, ví dụ như nhà trường, ba mẹ, người thân, bạn bè, và môi trường xung quanh. Báo chí và các phương tiện truyền thông cũng đóng một vai trò to lớn là tấm màng lọc văn hóa, giúp góp phần định hướng phát triển tư tưởng cho giới trẻ. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông số và mạng xã hội như hiện nay, người dùng không chỉ đón nhận thông tin từ các kênh truyền thông chính thống mà còn có khá nhiều sự lựa chọn khác.

Trong thế giới số, mỗi người sử dụng đều có thể tạo ra nội dung, và mức độ ảnh hưởng của nội dung sẽ còn tùy theo mức độ kết nối của họ trên mạng. Với khoảng vài ngàn người bạn trên mạng, những hoạt động của họ có thể xem tương tự như một tờ báo thu nhỏ, với những nội dung hấp dẫn có thể đạt sức lan tỏa đến chóng mặt trên mạng.

Nhưng nếu chúng ta lật ngược lại vấn đề, điều gì sẽ xảy ra nếu những nội dung mà họ đưa ra là sai, có tác động tiêu cực, hoặc nhằm phục vụ những ý đồ nhất định? Trong một tờ báo truyền thống như Thanh niên, Tuổi trẻ,…thông tin được thu thập và xử lý bởi phóng viên, và sau đó phải được ban biên tập duyệt qua trước khi được chính thức xuất bản, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin ở mức cao nhất.

Nhưng đối với một “nhà báo nhân dân”, những thông tin mà họ thu thập, xử lý và xuất bản thường có nguồn gốc không rõ ràng, xuất phát từ những tin đồn rỉ tai nhau, và bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân. Chính vì thế mà độ thiên lệch của thông tin là khá cao. Hãy tưởng tượng trên cộng đồng mạng, một nơi không có ai quản lý, và mỗi ngày những bạn trẻ Việt Nam đều phải tiếp xúc với những thông tin không đáng tin cậy này.

Điểm đáng sợ của những thông tin trên mạng là thay vì người dùng phải đi mua một tờ báo hoặc tạp chí ở ngoài để đọc thông tin, thì những thông tin trên mạng luôn hiện diện trước mặt người dùng tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. “Tính có sẵn, tiện nghi, cấp thời” của thông tin trên mạng là những lý do chính đằng sau sức ảnh hưởng lớn lao của những nội dung này.

Phần lớn những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm và có sức lan tỏa lớn trên cộng đồng mạng, đặc biệt trên Facebook, đều có liên quan đến bạo lực và khiêu dâm. Đã có những câu chuyện đau lòng về clip nữ sinh đánh hội đồng bạn học, những hình ảnh giết chóc dã man trong thời gian gần đây, bạn nữ trẻ chụp hình gợi cảm đưa lên mạng, hoặc rao tình trên Facebook, v.v… liệu giới trẻ Việt Nam ngày ngày phải tiếp xúc với những nội dung này sẽ hình thành những suy nghĩ gì?

Liệu sự xuống cấp về đạo đức và leo thang bạo lực trong một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay có liên quan đến những hiện tượng trên mạng này? Thế giới mạng đầy rẫy những cạm bẫy và lừa lọc, nơi mà một anh xe ôm cũng có thể là giám đốc bảnh bao, chị bán xôi cũng có thể là nữ doanh nhân thành đạt, tưởng tượng nếu con em chúng ta ngày ngày tương tác với những người xa lạ này trên cộng đồng mạng, ảnh hưởng lâu dài sẽ nguy hại đến thế nào?

Facebook, nếu những nội dung xấu trên mạng nhận được sự ủng hộ lớn, nếu mỗi cái like là một “phiếu bầu của niềm tin”, thì liệu các bạn trẻ có còn đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai và kiểm chứng tính xác thực của thông tin, hay sẽ hùa theo “tâm lý đám đông” và nghiễm nhiên cho những điều đó là đúng ? Và nếu bạn đi hỏi những người am hiểu về công nghệ thông tin thì tất cả những “sự ủng hộ to lớn trong cộng đồng mạng” như trên đều có thể sản xuất được, điều đó có khác gì với một hoạt động lừa đảo có tổ chức theo diện rộng, với điểm khác là trên mạng chứ không phải trong đời sống hàng ngày?

Những công dụng tốt của cộng đồng mạng là không thể chối bỏ, nhưng những mảng tối cũng cần phải bị bộc lộ, phân tích và tìm cách khắc phục. Chúng ta không thể (và không nên) chống lại sự phát triển của công nghệ internet, cũng không thể cấm giới trẻ sử dụng facebook, nhưng khi nhận ra được những tác động to lớn về văn hóa từ không gian ảo này, chúng ta sẽ có thể quan tâm và định hướng phát triển cho tuổi trẻ tốt hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 20)

Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.

Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.

Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa facebook một chút nào.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo.

Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng facebook để tăng độ phổ biến của mình.

Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên 'nghiện' Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau.

Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó.

Nghiện Facebook gây ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo, tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có. Để hiện tượng nghiện facebook giảm tải ta phải có những biện pháp thích hợp. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình.

Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.

Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Hãy để hiện tượng nghiện Facebook không còn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu.

Thực ra bất kỳ vấn đề nào đều tồn tại hai mặt của nó, facebook cũng không ngoại lệ nó có rất nhiều lợi ích với người sử dụng. Tuy nhiên thực sự thì hiện tại facebook ngày càng như một bãi rác với nhiều thông tin giật tít câu view, khiến nhiều người sống ảo và gây tác hại cực kỳ to lớn. Đa số những người nghiện facebook đều không biết mình nghiện.

Mình có một mẹo nhỏ để thoát khỏi nghiện facebook trong vòng 5 năm khá hiệu quả là tự đặt thời gian cho mình. Ví dụ mình quy định một tuần chỉ được online facebook vào chủ nhật, hoặc chỉ online vào thứ 7 và chủ nhật. Các ngày còn lại sẽ thoát hoàn toàn facebook trên tất cả các thiết bị. Và cách này giúp mình được tập trung rất nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể unfriend bớt với những bạn không quen biết để tránh bị nhiều thông tin và notification ảnh hưởng. Tắt thông báo trên các app facebook cũng là lựa chọn hay.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 21)

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, đầy ắp những cơ hội và thách thức. Trong kỷ nguyên của kĩ thuật số, Internet và mạng xã hội đã trở thành những công cụ mạnh mẽ, mở ra không gian rộng lớn để giao tiếp, chia sẻ và kết nối với thế giới xung quanh.

Facebook, một đỉnh cao của mạng xã hội, không chỉ là nơi để gặp gỡ bạn bè và người thân, mà còn là một nền tảng đa dạng, nơi mà mọi người có thể chia sẻ ý kiến, tìm hiểu thông tin và thậm chí làm việc chung. Tuy nhiên, như mọi công cụ mạnh mẽ khác, nó mang theo cả những thách thức cần phải đối mặt và vượt qua.

Đối với nhóm tuổi trẻ, Facebook thường trở thành không gian để thể hiện bản thân, tìm kiếm sự kết nối và chia sẻ niềm vui. Tuy nhiên, sự chú ý quá mức vào mạng xã hội có thể gây nên những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển cá nhân.

Để sử dụng Facebook một cách hiệu quả, tôi khuyến khích cả nhà trường và gia đình đưa ra những quy định cụ thể và giáo dục học sinh về việc sử dụng mạng xã hội. Thêm vào đó, cần tăng cường những sân chơi và hoạt động ngoại khóa, khuyến khích sự tương tác trực tiếp để giảm bớt sự phụ thuộc vào thế giới ảo.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Facebook mang lại nhiều lợi ích, như kết nối với người thân xa, tìm kiếm việc làm, và thậm chí làm từ thiện. Tuy nhiên, sự cân nhắc và sự tự quản lý là chìa khóa quan trọng để tránh những tác động tiêu cực và duy trì một cuộc sống cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.

Chúng ta đang đối diện với một thách thức mới trong việc giáo dục về mạng xã hội, và tôi tin rằng thông qua sự hợp tác giữa trường học, gia đình và xã hội, chúng ta có thể tạo ra môi trường sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, giúp họ sử dụng công nghệ một cách tích cực và sáng tạo.

Đề xuất của tôi là kết hợp giáo dục truyền thống với những phương tiện công nghệ mới để tạo ra một môi trường học tập đa chiều, giúp học sinh phát triển không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng sống và sự hiểu biết sâu sắc về thế giới xã hội.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 22)

Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, Internet nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích.

Facebook (viết tắt là FB), một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo!Blog,…nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ. Chỉ thế thôi đã có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua gần một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực.

Đối tượng tham gia FB được quy định từ 13 tuổi trở lên, song thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề còn thả nổi, chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa được đưa vào giáo dục trong nhà trường, chưa được định hướng một cách tích cực và người tham gia có lẽ cũng chưa mấy ý thức nghiêm túc về nó.

Vậy FB là gì ? Lợi ích của nó ra sao ? Như chúng ta đã biết, FB là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Harvard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong FB. Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.

Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. FB là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vô cùng thú vị. Chỉ cần có một tài khoản trong FB, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip,… chia sẻ cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), like lại, động viên tác giả.

Sự kết nối của FB ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích,…và từ đó có thể mở rộng không cùng. FB như một đế chế không biên giới, ở đó các thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do. Trong thế giới toàn cầu hóa này, FB quả vô cùng tiện ích. Qua FB có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tình huống khó mà họ gặp phải.

Nó có thể giúp người ta tìm thấy nhau trong đời, tìm lại nhau sau bao thất lạc, xa cách. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, FB còn có rất nhiều tiện ích khác. Nó có thể là một công cụ độc đáo và hiệu quả để tố giác quan chức nhũng nhiễu. Nó có thể giúp cơ quan chức năng tìm ra tội phạm buộc chúng tra tay vào còng. Nó giúp tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môi trường,…

Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Nó có thể giúp người ta cách thức làm ăn. Nó có thể trở thành những lớp học online thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức,… Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của con người trên khắp hành tinh. Từ khi xuất hiện máy tính bảng như ipad,… hỗ trợ những ứng dụng vào FB ở mọi nơi, thì dù ở đâu, đang làm gì, người sử dụng cũng có thể vào FB. Laptop, điện thoại là những công cụ dễ dàng để vào FB.

Chính vì nhiều lẽ đó mà FB có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm,… ở họ vô cùng lớn. Tuy nhiên, FB cũng đã bộc lộ không ít mặt trái của nó. Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Interner nói chung, FB nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân.

Do được sáng tạo trong một môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hoá. Có những kẻ đã lợi dụng FB để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác. Có những kẻ đưa lên đó những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt. Có những đứa con bất hiếu biến FB thành nơi trút giận cả với cha mẹ, nhục mạ cả đấng sinh thành.

Có kẻ đưa lên mạng những bức ảnh vô cùng phản cảm như những nữ sinh ăn mặc lố lăng ngồi tạo dáng trên mộ liệt sĩ, ngồi lên mộ tổ,… Vừa qua có nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên FB bài viết “Tuyên ngôn học sinh trường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I.

Tệ hại hơn, bài viết còn có những nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến nhà trường, thầy cô giáo, tất nhiên học sinh đó đã bị kỉ luật. Không ít kẻ tung lên FB tất cả những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, lăng mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

FB cũng là một hoạt động giao tiếp. Việc tiếp nhận thông tin cần gắn với ngữ cảnh. Nếu không hiểu ngữ cảnh cụ thể có thể hiểu sai lạc thông tin, và nếu sự sai lạc ấy lại được lan truyền mạnh mẽ thì nhiều khi gây ra hậu quả khó lường. FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Game online, “Cứu Net”,…

Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện,… FB có thể làm tan nát một cơ đồ, phá hủy cả cơ nghiệp. Không ít người trở thành nạn nhân của trộm cắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà,… FB cũng là kẻ phá hoại khi làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chồng li dị vợ vì vợ nghiện FB mà không quan tâm đến gia đình.

FB là nơi số lượng like có thể sản xuất được và đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc. Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”. FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm.

Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop.

Đặc biệt, với nhiều hấp dẫn và tiện ích như vậy, FB dễ gây nghiện với giới trẻ. Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện FB, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng FB quá đà.

FB vào Việt Nam từ năm 2007, trở nên phổ biến từ năm 2010, cho đến nay đã có số người sử dụng tăng nhanh vào loại đứng đầu thế giới. Nhiều người lo ngại cả một thế hệ sẽ trượt dài trên FB. Họ nằm dài hàng ngày, hằng đêm cập nhật từng phút, thậm chí ăn, ngủ cùng FB. Mỗi khi viết câu gì đó (status), hay post ảnh lên là chỉ ngồi đợi mọi người cùng nhau “chém gió”, rồi hàng giờ liền ngồi bình luận (comment) lại.Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để tán gẫu, trò chuyện, cứ vài phút lại lướt FB một cách vô thức. Không vào được FB họ thấy bứt rứt, khó chịu, không yên. Họ quên ăn, mất ngủ vì nó. Họ mua điện thoại, laptop cũng chỉ vì muốn được FB ở khắp mọi nơi. Có những con nghiện, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa lên đó, thậm chí, mua cái áo mới cũng chụp hình lên để mọi người cùng “chém gió”, đang ăn cũng phải viết mấy status để cập nhật, vừa tắm xong cũng vào đó viết “Mát quá!”, đang chạy thoát hiểm cũng vào FB.

Họ đã tiêu phí thời gian, sức khỏe của mình vào FB để rồi sao lãng học hành, công việc. Nhiều bạn trẻ mê FB mà quên đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút, “phây” đến phờ phạc thì còn đâu sức lực để học tập, làm việc. Nhiều thống kê cho thấy, những học sinh, sinh viên lạm dụng FB thì kết quả học tập kém hơn nhiều những người không dùng FB.

FB tưởng mang lại ánh sáng của tri thức thì lại đẩy người ta vào tăm tối của ngu dốt. Những người nghiện FB có biết rằng họ đã bị tha hóa, bị đánh giá thấp trong mắt người khác, ngay cả bạn bè trong nhóm của họ cũng thấy khó chịu vì những nội dung ngớ ngẩn, nhàm chán, vô nghĩa lí mà họ đưa lên đó. Nghiện thì dễ mà cai lại khó. Cũng như nghiện Net, nghiện game, nghiện chát,…những con nghiện FB cũng thừa nhận là khó cai, cai mãi không thành, đến mức có cả “Hội những người cai FB nhưng không thành” lên tới cả gần 1600 thành viên.

Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chat,… thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB. Trò chơi lên “phây' khiến thầycô lo lắng, cha mẹ phiền lòng. FB đúng là con dao hai lưỡi. Vậy làm thế nào để sử dụng FB một cách hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó ?Không thể phủ nhận mặt tốt của FB. Vì vậy không nên và không thể cấm dùng nó. FB không có lỗi. Lỗi chăng là ở người dùng. Những người sáng lập ra trang mạng xã hội này hẳn phải nghiên cứu để phát huy hiệu quả, ngăn chặn, khắc phục mặt hạn chế của nó. Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hóa trên mạng”.

Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Vừa qua, trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh đưa lên Website của trường những điều cấm kị khi lên FB đối với học sinh trường này được nhiều người hoan nghênh. Tuy nhiên, việc kiểm soát và xử lí người vi phạm không dễ. Vì vậy, điều quan trọng là định hướng, giáo dục các em và các em tự giáo dục mình.

Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của FB để không là tín đồ ngu muội của FB mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Các bạn cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích, đừng lên FB quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên FB những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Chúng ta phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác, không để lộ mình quá nhiều, đừng coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó.

Đặc biệt, người dùng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy,viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta,…. Chúng ta không nên phí hoài thời gian quý báu của đời mình vào những bình luận không có ý thức xây dựng, thờ ơ, tò mò, phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”.

Các bạn hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng, hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh. Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào đó để họ không chỉ biết “ôm” FB. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo?Giờ đây đã có nhiều ứng dụng mới, phần mềm mới, những trang mạng mới để kết nối như: Google Plus, Zing Me,…

Trong xã hội hiện đại luôn đổi mới như ngày nay, hẳn sẽ còn nhiều cái mới nữa ra đời như FB và hơn thế nữa. Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của nó.

Bây giờ đã là mùa thi, “mùa cai FB” như nhiều bạn trẻ nói, đủ thấy ma lực và ảnh hưởng ghê gớm của nó. Hãy tập trung cao độ vào học tập, hãy cháy lên để mà tỏa sáng. Và hãy nhớ, đừng mê FB mà quên đọc sách, đừng mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, đừng “phây” đến phờ phạc, phí phạm đời mình vào những điều vô nghĩa.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 23)

Nghiện Facebook có nguyên nhân đa dạng, từ nhu cầu kết bạn đến mong muốn nổi tiếng. Tuy nhiên, hiện tượng này mang lại nhiều hậu quả xấu, từ tốn thời gian đến việc sống ảo và đánh mất sự thật. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, cần có những biện pháp cá nhân và chính trị xã hội thích hợp.

Trong thời đại hiện đại ngày nay, không thể phủ nhận rằng giới trẻ không thể thiếu Facebook. Mạng xã hội này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến giới trẻ

Facebook là nơi kết nối hấp dẫn, nơi mọi người giao lưu, chia sẻ và cập nhật tin tức. Tuy nhiên, việc quá mức sử dụng Facebook có thể tác động tiêu cực đến công việc và học tập của giới trẻ, khiến họ lạc quan niềm tin trong cuộc sống thực.

Facebook, mặc dù kết nối trong thế giới ảo, nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và thể hiện tình cảm của con người. Việc lạc quan cuộc sống và xây dựng mối quan hệ thực tại trở nên khó khăn khi giới trẻ mất quá nhiều thời gian cho mạng xã hội này.

Xã hội ngày càng phát triển, và mạng xã hội Facebook ra đời như một công cụ kết nối độc đáo. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người sử dụng Facebook không chỉ để kết nối mà còn để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, và điều này đang dẫn đến tình trạng nghiện Facebook ngày càng lan rộng.

Facebook, do Mark Zuckerberg sáng tạo, ban đầu nhằm mục đích giúp mọi người kết nối mà không bị rơi vào giới hạn địa lý. Tuy nhiên, sự phổ biến nhanh chóng và lượng người sử dụng gia tăng đã tạo ra hiện tượng nghiện Facebook, khiến nhiều người không thể rời bỏ và cảm thấy thiếu thốn khi không sử dụng.

Nghiện Facebook có nguyên nhân đa dạng, từ nhu cầu kết bạn đến mong muốn nổi tiếng. Tuy nhiên, hiện tượng này mang lại nhiều hậu quả xấu, từ tốn thời gian đến việc sống ảo và đánh mất sự thật. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, cần có những biện pháp cá nhân và chính trị xã hội thích hợp.

Hầu hết những người mê Facebook thường không nhận ra họ đang sa vào vòng xoáy của sự nghiện.

Ngày nay, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối, mà còn là đề tài quan trọng trong bài văn nghị luận số 6 về mạng xã hội.

Thời đại hiện đại mở ra cơ hội giao lưu, kết nối thông tin qua các mạng xã hội, giúp con người vượt qua rào cản không gian và thời gian. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hội có thể mang lại nhiều rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.

Cuộc sống Nghiện Mạng Xã Hội đầy thách thức, đôi khi ta không nhận ra mình đang bị cuốn vào thế giới ảo.

Trải nghiệm Sống Ảo không chỉ là sự giải trí mà còn là thách thức đối mặt với hiện thực.

Mạng xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm và giải quyết.

Instagram, một trong những nền tảng mạng xã hội độc đáo nhất thế giới hiện nay, đã thu hút hàng triệu người dùng tại Việt Nam. Với đội ngũ người sử dụng vượt qua con số 10 triệu tính đến thời điểm tháng 8/2022, Instagram trở thành không gian ảo nổi tiếng nhất đối với thanh niên Việt. Sức ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn ở việc kết nối bạn bè mà còn mở rộng đến việc thể hiện cá nhân qua hình ảnh và video. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã đủ nhạy bén để nhận thức đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với văn hóa thanh niên Việt Nam?

Instagram không chỉ là nơi để chia sẻ hình ảnh đẹp, mà còn là nguồn cảm hứng cho phong cách sống. Thách thức lớn đối với giới trẻ là làm thế nào để giữ cho cuộc sống ảo và thực tế không bị lẫn lộn, khi mà những hình ảnh 'hoàn hảo' trên Instagram thường khiến họ cảm thấy áp đặt và gây áp lực tâm lý. Quảng cáo không ngừng và cuộc đua số lượng người theo dõi cũng là nguyên nhân khiến nhiều thanh niên mất đi sự tự tin và hài lòng với bản thân.

Cùng với đó, môi trường trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp, nơi mà mỗi người sử dụng có thể tạo ra nội dung và tác động đến cộng đồng của mình. Với sự kết nối mạnh mẽ trên Instagram, mỗi bức ảnh, mỗi câu chuyện có thể trở thành 'tạp chí cá nhân' thu nhỏ, với khả năng lan tỏa nhanh chóng trên mạng xã hội.

Nhưng nếu những nội dung này mang tính tiêu cực, đầu cơ và mục đích xấu, liệu thanh niên có đủ khả năng lọc thông tin và đánh giá tính chân thực? Trên thế giới ảo của Instagram, sự phân biệt giữa sự thật và ảo mờ nhạt, và nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những giá trị độc hại là rất cao.

Instagram, nơi mà mỗi lượt 'thả tim' là một phiếu bầu cho sự tôn trọng, liệu thanh niên có đủ sự tỉnh táo để không bị cuốn theo 'tâm lý đám đông' hay không? Điều này đặt ra một thách thức đối với sự phát triển nhân cách và đạo đức của thanh niên Việt Nam trong thời đại số.

Nhìn nhận vấn đề này, chúng ta cần không chỉ tận dụng những ưu điểm của Instagram mà còn phải nhìn nhận đúng những tác động tiêu cực, từ đó xây dựng hướng phát triển tích cực hơn cho thanh niên Việt Nam trên không gian mạng.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 24)

Trong thời kỳ hiện đại, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, mạng xã hội đã trở thành công cụ giúp con người giao tiếp và chia sẻ cuộc sống một cách thuận lợi hơn. Facebook, là một ví dụ điển hình cho xu hướng này.

Theo nghiên cứu, hơn 70% người sử dụng Internet tại Việt Nam đều tham gia Facebook, con số đáng kể. Tuy nhiên, sự phổ biến của nó cũng mang theo một vấn đề: nghiện Facebook. Một số người không biết cách kiểm soát việc sử dụng nó, dẫn đến tình trạng 'nghiện' và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng nghiện Facebook, chúng ta cần nhận biết những dấu hiệu như thường xuyên truy cập, cập nhật trạng thái, và cảm thấy không thoải mái khi không sử dụng. Nghiện Facebook có thể khiến bạn trở nên phụ thuộc và muốn chia sẻ mọi thứ trên nền tảng này để 'khoe' với bạn bè.

Hậu quả của việc nghiện Facebook không chỉ dừng lại ở việc mất thời gian quá mức, mà còn ảnh hưởng đến học tập. Các bạn học sinh nghiện Facebook có thể bỏ qua việc học và trải qua những thay đổi tiêu cực trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, nghiện Facebook cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe với việc giảm thời gian ngủ, tăng cường tiếp xúc với màn hình điện tử, và có thể dẫn đến mệt mỏi. Điều quan trọng là nhận ra rằng Facebook không chỉ là nơi kết nối mà còn là một cộng đồng với nhiều yếu tố tiêu cực.

Vì vậy, để tránh nghiện Facebook, chúng ta cần có sự quyết tâm và nhận thức cao về nguy cơ. Có thể nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để nhắc nhở khi cảm thấy quá mức sử dụng. Chúng ta cần là những người sử dụng thông minh, tận dụng lợi ích của Facebook mà không bị cuốn hút quá mức, để cuộc sống trực tuyến không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực tế của chúng ta.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 25)

Mỗi thời đại có những phương thức khác nhau để giao tiếp và truyền đạt thông tin. Trong quá khứ, việc viết thư và chờ đợi phản hồi mất rất nhiều thời gian do khoảng cách xa xôi và phương tiện vận chuyển chậm chạp. Nhưng ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, những bức thư đó đã được thay thế bằng những cú click và dòng nhập liệu trên các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội đã kết nối con người trên khắp thế giới, giảm bớt khoảng cách về không gian và thời gian nhờ vào tốc độ nhanh chóng, sự tiện lợi. Tuy nhiên, do quá mức sử dụng mạng xã hội, nhiều bạn trẻ ngày nay đang phát triển lối sống không lành mạnh - sống ảo. Hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chìm đắm quá mức vào lối sống không thực tế này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống thực. Nó khiến cho bạn trẻ mất quyền giao lưu và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, nơi có thể kết bạn và trò chuyện trực tiếp với những người thật. Thay vào đó, bạn có thể ngồi đó và chỉ cần thực hiện một cú click chuột là có thể kết bạn và giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.

Điều này làm cho rất nhiều người trẻ say mê. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,… và nhiều trang khác, giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách giảm bớt, và do đó làm sao chúng ta có thể không yêu thích. Tuy nhiên, nếu nó trở nên quá mức, và hàng giờ, hàng ngày bạn chỉ ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin và trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì bạn có thể quên mất về sự tồn tại của những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn.

Một thế giới ảo tạo ra cho bạn một hình ảnh về cuộc sống tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà và hình ảnh tuyệt vời, cũng như có vô số người bạn mà bạn chưa bao giờ gặp mặt trong cuộc sống thực. Vì vậy, nhiều tình huống xấu đã xảy ra vì muốn được chú ý, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã sử dụng mạng xã hội làm bước tiến tiến về phía trước, đăng những hình ảnh không lành mạnh để thu hút sự chú ý của mọi người hoặc sử dụng lời nói không chính xác để thể hiện bản lĩnh.

Những anh hùng bàn phím đã xuất hiện từ đây. Những người này đã tạo ra không ít mâu thuẫn và thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến người khác, mang lại một lối sống không đúng đắn, tâm trạng không ổn định và khiến nhiều người đi theo họ. Việc giao tiếp và kết bạn trên mạng cũng dẫn đến nhiều mối quan hệ online. Mặc dù không phải tình trạng xấu, nhưng nó cũng tạo ra nhiều vấn đề không tốt, như dễ bị lừa dối, lừa đảo và trở thành mục tiêu của nhiều kẻ xấu.

Kết quả của những hành động này là hối hận, mất mát cả về vật chất và tinh thần. Điều này là nguy hiểm và khó lường trước được. Khi bạn dành quá nhiều thời gian trên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo không thực tế, bạn sẽ cảm thấy bị bỏ rơi khi bước ra thế giới thực tế, cảm thấy lạ lẫm và không thể xác định hướng đi đúng đắn cho bản thân. Đôi khi, nó còn trầm trọng hơn khi bạn nhận ra mối quan hệ với gia đình và bạn bè đang giảm sút.

Xã hội phát triển là điều tốt, tạo ra một thế giới nơi mà giao tiếp và kết bạn diễn ra nhanh chóng và gần gũi hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo nó diễn ra theo hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo là một căn bệnh khó chữa. Nó như con sâu đang ăn mòn sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Hãy sống một cuộc sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và để nó là một công cụ giúp bạn phát triển và trở nên tốt hơn. Đừng để nó hủy hoại tâm hồn của bạn.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 26)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là sự phát triển của các mạng xã hội, giúp con người kết nối với nhau tốt hơn, có thể chia sẻ với nhau nhiều điều hơn trong cuộc sống. Và Facebook là một trong số đó.

Theo một nghiên cứu, hơn 70% người dùng Internet ở Việt Nam dùng Facebook. Đây có thể coi là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, trong số những người sử dụng Facebook, có những người không biết cách khống chế bản thân, khiến cho mình bị “nghiện” sử dụng facebook. Đây lại là một điều không nên chút nào. Vậy, như thế nào là “nghiện” facebook? Và “nghiện” facebook sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là nghiện facebook? Facebook là một mạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng. Bạn có thể kết nối facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Chính vì tiện lợi như vậy, có rất nhiều bạn trẻ và thậm chí là cả những người lớn tuổi bị nghiện facebook. Họ lên facebook hàng ngày, hàng giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên facebook.

Nếu như chỉ một thời gian ngắn không thể lên facebook, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bồn chồn. Nhiều người cố gắng từ bỏ facebook vì nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian vào nó, nhưng không thể thành công. Khi học bài các bạn có thể thấy rất buồn ngủ, nhưng các bạn có thể lên facebook xuyên đêm mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nghiện facebook.

Nghiện facebook sẽ khiến cho bạn cảm thấy phụ thuộc vào nó, muốn đăng mọi trạng thái, hình ảnh của mình lên để “khoe” với bạn bè trên facebook.Vậy nghiện facebook có ảnh hưởng thế nào tới chúng ta? Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh.

Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần.

Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng tới mắt của bạn. Vậy ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.

Tiếp theo, đó chính việc bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ có hại trên facebook. Trên facebook cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó cũng có rất nhiều người tốt,kẻ xấu. Có rất nhiều những lời bình luận không có văn hóa, hay những hình ảnh không lành mạnh, các trang mang nội dung không tốt, kích động tinh thần và tư tưởng của lứa tuổi chúng ta - lứa tuổi chưa có suy nghĩ, lí tưởng đúng đắn, dễ bị kích động.

Ngoài ra, ảnh hưởng của “cư dân mạng” thông qua facebook là rất lớn. Có rất nhiều bạn chỉ vô tình đăng ảnh lên facebook, rồi bị lấy ảnh để chế với những lời lẽ không lịch sự khiến cho các bạn bị ảnh hưởng về tinh thần, sau đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng mà chúng ta không lường trước được.

Vậy, chúng ta phải làm thế nào để không nghiện facebook hoặc là “cai” được facebook? Đầu tiên, chúng ta cần phải có một sự quyết tâm cao độ. Ở Mỹ, đã có những “trại cai nghiện facebook”. Những người ở đó không có một phương tiện nào cả để lên facebook. Sau một thời gian, những người ấy ra khỏi đó và họ không còn nghiện facebook. Nhưng nếu không có một tinh thần vững vàng, các bạn sẽ bị tái nghiện ngay thôi. Hãy nhờ những người thân, bạn bè nhắc nhở mỗi khi mình dùng facebook quá nhiều.

Facebook đang ngày càng có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng facebook đúng cách. Hãy trở thành một người sử dụng facebook thông minh để có thể tận dụng những lợi ích của facebook mà vẫn có thời gian học tập, làm việc một cách tốt nhất.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 27)

Dạo chơi trên Face là hoạt động thú vị, nơi mọi người tận hưởng không gian ảo đầy màu sắc.

Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã trở thành đề tài nghị luận quan trọng với những ảnh hưởng đáng kể đối với xã hội hiện đại.

Trong thời đại mà Internet đã lan tỏa khắp nơi, các dịch vụ giải trí và thư giãn như Facebook ngày càng trở nên phổ biến. Mạng xã hội này không chỉ là nơi giao lưu mà còn có thể gây nghiện đối với người sử dụng. Hiểu rõ về Facebook, tại sao nó gây nghiện, và những hậu quả mà nghiện Facebook mang lại là cực kỳ quan trọng.

Dành quá nhiều thời gian cho việc lướt mạng có thể dẫn đến sự suy giảm trong việc học tập, ảnh hưởng đến sự tiến triển của sinh viên.

Một bài văn nghị luận số 5 về mạng xã hội đưa ra quan điểm về tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó trong cuộc sống hiện đại.

Trên phương tiện giao thông công cộng: 'Bạn đang làm gì vậy?', 'Tôi đang trò chuyện trực tuyến trên Yahoo.'. Khi đi chơi: 'Bạn đang làm gì đấy?' - 'Tôi đang đọc tin trên mạng'. Và lúc 00 giờ: 'Chị đang làm gì mà vẫn thức này?' - 'Chị đang lướt Facebook'. Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, mọi người sử dụng nó mọi lúc, mọi nơi, tạo nên thói quen không thể phủ nhận. Mạng xã hội có ưu điểm và nhược điểm của mình, nhưng tại sao lại có nhiều người yêu thích sử dụng nó đến vậy?

Mạng xã hội không chỉ làm mất đi thời gian vận động, tập luyện thể dục của con người.

Mạng xã hội chính là thế lực đang ăn mòn sức khỏe của chúng ta.

Viết đoạn văn nghị luận về mạng xã hội (Mẫu 28)

Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,....Vì vậy, cần tỉnh táo khi dùng mạng xã hội, nó là con dao hai lưỡi với tất cả mọi người.

1 73 lượt xem