Top 35 mẫu Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết
Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết
I) Các bài văn mẫu viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 1)
- Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của Nikolai A. Ostrovsky.
- Nội dung chính:
Tác phẩm này là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky (nhà văn người Liên Xô). Nhân vật chính của tác phẩm là Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Anh muốn cống hiến sức trẻ của mình để phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt, gia đình của cô còn thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.
Trước khi tìm đến ánh sáng của cách mạng, Paven đã có một khoảng thời gian phải tham gia xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố. Công việc ở đây vô cùng nặng nhọc và vất vả trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Trong hoàn cảnh đó, anh gặp lại Tonya, và cô đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.
Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí. Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.
Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên ở các nước xã hội chủ nghĩa. Paven là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Ở Việt Nam, cuốn sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ trong những năm tháng chiến tranh. Nguyễn Văn Thạc có viết trong cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của mình: “Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là con người của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven... Đừng lười nữa. Sống say mê và dồn ép lại, đừng để những tháng ngày trôi qua vô vị nữa... Cuộc sống của Paven là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Hay như trong nhật ký Đặng Thùy Trâm, chị cũng đã viết rằng trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự “gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”.
Tác phẩm đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thế hệ thanh niên nước Nga trong cách mạng. Tác phẩm không chỉ giàu giá trị nhân văn, mà còn mang tính thời đại.
- Kết thúc: Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp đến từ thầy cô và các bạn.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 2)
Tiểu thuyết Hoàng Tử Bé chính là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công phải đáp máy bay xuống sa mạc Sahara cùng với hoàng tử bé đến từ hành tinh B612. Sau nhiều ngày đối mặt với nỗi cô đơn bên cạnh chiếc động cơ hỏng, đang ngủ gật vì mệt, chàng hoàng tử xuất hiện cũng như không ngần ngại yêu cầu anh vẽ một chú cừu cho mình. Từ đó họ ở cạnh nhau như những người bạn, cậu bé khiến viên phi công sau nhiều năm đã lãng quên rằng niềm đam mê hội họa đã cầm lại bút và vẽ theo yêu cầu của cậu.
Hoàng tử bé đã đưa viên phi công quay trở về tuổi thơ, niềm đam mê bị chối bỏ. Để cuối cùng đành từ bỏ giấc mơ và theo đuổi sự nghiệp làm phi công mà cha mẹ anh mong muốn. Nhưng với yêu cầu của cậu bé, chàng phi công như tìm lại được chính mình ở tuổi thơ đã qua, nghe được giọng cười giòn tan, kể cả những giọt nước mắt của cậu bé cũng thật thuần khiết, trong sáng.
Cậu bé kể cho anh nghe về hành tinh B612 của cậu, nơi chỉ có 2 ngọn núi lửa đang hoạt động cùng một ngọn núi lửa đã tắt. Công việc mỗi ngày của cậu ở đó là nạo vét những ngọn núi lửa cũng như phân biệt những mầm cây bao báp với mầm cây hoa hồng. Sau đó bỏ chúng bởi cây bao báp chính là 1 mối hiểm họa có thể xuyên thủng hành tinh của cậu nếu chúng lớn lên.
Một ngày có một hạt mầm hoa hồng chẳng biết từ đâu bay đến hành tinh B612 sau đó nở ra một bông hoa vô cùng xinh đẹp. Hoàng tử bé đem lòng yêu nàng cũng như sẵn sàng chiều chuộng theo tất cả những yêu cầu của nàng. Tuy nhiên bông hoa kiêu kỳ ấy cũng khiến cho hoàng tử bé không khỏi buồn phiền, tới một hôm cậu quyết định rời khỏi hành tinh cùng với chuyến di cư của bầy chim.
Cậu lần lượt đi qua 6 hành tinh cũng như gặp gỡ những người kỳ lạ. Đó là một ông vua không có thần dân, ông hợm hĩnh thích được hoan hô hay một ông nát rượu, một nhà buôn mở tài khoản sở hữu các vì sao, một người thắp đèn rồi tắt đèn liên tục tuân theo mệnh lệnh, một nhà địa lý chỉ ngồi bên bàn sách mà không bao giờ ra ngoài khám phá thế giới.
Hoàng tử bé đã chọn trái đất là điểm đến cuối cùng sau khi gặp một con rắn, một bông hoa tầm thường. Cậu đã lạc vào một vườn hoa hồng có đến hơn năm nghìn bông hoa giống nhau đang khoe sắc. Vì vậy cậu vô cùng thất vọng vì bông hoa của cậu đã lừa dối rằng cô ấy là duy nhất. Thất vọng, hoàng tử bé nằm xuống cỏ và khóc rồi một chú cáo mà hoàng tử nhận là người bạn thực thụ đa dạy cho hoàng tử bé hiểu rằng bông hoa của chàng là duy nhất. Bởi chính cậu đã chăm sóc, tưới nước, bắt sâu cũng như dùng lồng kính bảo vệ nàng.
Viên phi công chính là người ở bên cạnh cậu lâu nhất, lắng nghe câu chuyện của cậu nhiều nhất. Khi cả 3 rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, hoàng tử bé đã nhờ con rắn độc cắn mình để trút bỏ lại thân xác cũng như trở về hành tinh B612.
Đọc hết những con chữ trong cuốn sách, có thể nhận ra được rằng ý nghĩa cuối cùng tác giả muốn nhắn gửi tới ai đã và đang đọc cuốn sách này: Nếu muốn thực sự có được thứ gì đó bạn phải yêu thương nó bằng cả trái tim. Khi nhìn lại sự việc bằng con mắt của tình thương ta sẽ nhận ra có những điều thật giản đơn nhưng lại không dễ phát hiện. Mỗi người sẽ có một cây hoa của riêng mình, một ngôi sao của riêng mình, không giống ai.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 3)
Không gia đình thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn Hector Malot là một cuốn tiểu thiết nổi tiếng nhất của ông. Truyện kể về cuộc sống phiêu bạt của một cậu bé tên là Remi, không cha mẹ, không người thân thích họ hàng và sống với bố mẹ nuôi ở vùng quê xa xôi hẻo lánh. Dòng đời xô đẩy em đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ được lãnh đạo bởi ông cụ Vitali. Ông là một người từng trải và đạo đức, nhờ theo ông mà Remi học được những đức tính quý giá khi lưu lạc trên cuộc đời đầy bất hạnh. Cuộc đời Remi là một bản nhạc với nhiều nốt trầm hơn là nốt thăng khi phải lưu lạc khắp mọi nơi, không có gì ăn mấy ngày liền. Hay có khi em còn suýt chết rét, bị mắc oan phải ở tù, bị vùi lấp bởi đất đá trong giếng mỏ mười mấy ngày liền... Tuy nhiên có những khi em được nuôi nấng rất đoàn hoàng, no ấm và hạnh phúc. Em vẫn đã sống và lao động một cách tử tế dù có chung đụng với mọi dáng người từ những kẻ lừa đảo đến những người tử tế có tấm lòng thương xót. Remi vẫn giữ cho mình những phẩm chất làm người rất đáng quý không dối trá, không lừa gạt, luôn thương người, ham lao động, biết ơn, ngay thẳng và gan dạ.
Kết truyện Remi tìm được mẹ và em sống một cuộc đời hạnh phúc khi có gia đình, người thân bên cạnh. Đây là một cái kết mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Tác phẩm mang đến cho chúng ta hiểu được tình cảm gia đình, giá trị nhân văn trong cuộc sống, cũng như cách làm người tốt từ những điều nhỏ bé.
Đây không phải cuốn truyện mình đọc đầu tiên nhưng lại là câu chuyện khiến mình đau đáu nhất sau khi đọc. Dù đây là cuốn sách được xếp vào danh mục văn học thành cho thiếu nhi, nhưng theo mình cuốn sách dành cho mọi lựa tuổi ở mọi quốc gia. Chính vì vậy, 'Không gia đinh' xứng đáng là truyện hay nhất mọi thời đại mà mọi người nên đọc.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 4)
Mắt Biếc là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,…
Tình bạn thời còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Dũng là một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng thiếu đứng đắn. Ngạn rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 5)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, được sáng tác bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sách được xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Truyện là những dòng nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều - mười ba tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường - một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận - cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa. Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi - con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.
Truyện gửi gắm bài học về tình cảm giữa anh em, bạn bè hay tình làng nghĩa xóm. Không chỉ vậy, thế giới tuổi thơ còn hiện lên thật sinh động, gợi nhắc mỗi người về kỉ niệm tuổi thơ của mình….
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 6)
- Xin chào mọi người, tôi là..., học sinh lớp... Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu về cuốn tiểu thuyết 'Thép đã tôi thế đấy' của Nikolai A. Ostrovsky.
- Tóm tắt nội dung:
Cuốn tiểu thuyết này kể về Pavel Korchagin, một thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Anh có mối quan hệ đặc biệt với Tonya nhưng rồi quyết định đi theo đuổi lý tưởng cách mạng của mình, từ bỏ tình yêu để cống hiến cho đất nước.
Trước khi tham gia cách mạng, Pavel đã làm việc xây dựng con đường sắt nhỏ để cung cấp gỗ cho thành phố. Anh gặp lại Tonya khi đang trong tình trạng rách rưới, tím tái vì khắc nghiệt của công việc, nhưng cô đã có cuộc sống riêng.
Sau này, Pavel gặp Rita trong quá trình lao động và sinh hoạt Đảng, nhưng tình cảm của họ chỉ ở mức đồng chí. Dù bị bệnh, bại liệt, Pavel vẫn không từ bỏ và chuyển sang viết sách với tâm hồn bằng chất thép đã từng tôi luyện.
Cuốn sách 'Thép đã tôi thế đấy' được coi như là bí kíp sống của thế hệ trẻ ở các nước xã hội chủ nghĩa. Pavel là một thanh niên tràn đầy lý tưởng, được rèn luyện trong 'lò lửa' của cách mạng. Ở Việt Nam, cuốn sách này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thanh niên trong những thời kỳ đau khổ. Nguyễn Văn Thạc đã viết trong cuốn sách 'Mãi mãi tuổi hai mươi' của mình: 'Pavel là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là con người của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So với Pavel, mình chưa bằng 1%. Đừng lười nữa. Sống say mê và dồn ép lại, đừng để những tháng ngày trôi qua vô vị nữa... Cuộc sống của Pavel là một mùa xuân bất tận giữa cuộc sống. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và cuộc đời riêng...'. Hay như trong nhật ký Đặng Thùy Trâm, chị cũng đã viết rằng trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự 'gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm' ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Korchagin trong 'Thép đã tôi thế đấy'.
Tác phẩm đã giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thế hệ thanh niên Nga trong cách mạng. Tác phẩm không chỉ có giá trị nhân văn, mà còn thể hiện chân thực thời đại.
- Kết thúc: Đó là những điều tôi muốn chia sẻ, xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ mọi người.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 7)
Tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” xuất bản hồi mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London và Sydney. Ít lâu sau nó được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm trời, nó là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Điều đó cũng là công bằng, vì đây thực sự là một tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học phương Tây hiện nay.
Một điều đặc sắc nữa là tác giả của nó - Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCullough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ra ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình một công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland. Thời thanh xuân McCullough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ Công giáo, từ bé đã mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học Y. Bà đã thử làm một số nghề - làm báo, công tác thư viện, dạy học, rồi trở lại nghề Y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh. Sau đó, bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường Y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì hết. Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.
Tác phẩm này có thể gọi là “Saga về gia đình Cleary”. Saga là hình thức văn xuôi cổ có tính chất anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những con người hùng dũng. Cuốn tiểu thuyết này viết về lịch sử của nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động - gia đình Cleary. Loại tiểu thuyết lịch sử gia đình từ trước đã có những thành công lớn như thiên sử thi vè dòng họ Foocsaito của Gonsuocthy, “Gia đình Thibaults” của Roger Martin du Gard, “Gia đình Artamonov” của M. Gorky. Đặc điểm chung của các tác phẩm đó là số phận gia đình tiêu biểu cho số phận của giai cấp tư sản, nó phản ánh sự phát triển và suy tôn của giai cấp tư sản, các thế hệ sau đoạn tuyệt với nền tảng truyền thống của gia đình. So sánh với những tác phẩm trên thì tác phẩm của McCullough có sự khác biệt, có cái độc đáo riêng của nó. Trước hết, đây là lịch sử của một gia đình lao động. Sự phát triển tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình - tính cần cù, tự chủ, tính kiên cường đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia đình, song đồng thời có những đổi khác nhịp bước với thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa Trời, và Justine, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác. Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp - xã hội. Các nhân vật tuy vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật - Fiona, Meggie, con gái bà và cha đạo Ralph de Bricassart. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều tuyến tình tiết, nhiều môtíp, đề tài, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính: mối tình lớn lao trong sáng của Meggie và cha de Bricassart.
Trong tác phẩm quy mô lớn này, những xung đột tâm lý - tinh thần của các nhân vật quyện chặt với sự miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Thiên nhiên bao la, dữ dội nhưng có cái đẹp hoang sơ riêng của nó như hiện ra trước mắt bạn đọc. Giá trị nhận thức của tác phẩm do đó càng thêm đầy đủ. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây mang tính chất chung sống hài hòa, thiên nhiên chưa bị uy hiếp đến nguy cơ hủy diệt.
Tính hiện thực và tính lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày..., lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỷ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét. Môt tác phẩm văn học Mỹ thời nay xa lạ với những cảnh hung bạo, với “sex”, với “phản nhân vật” đưa bạn đọc trở về với những vấn đề “nhà” (theo nghĩa quê hương), “cội nguồn”, “cha và con” mà lại được ham chuộng như thế ở phương Tây thì đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 8)
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn người Chi-lê là Lu-i Xe-pun-ve-da có tất cả là mười một chương. Nội dung của cuốn sách kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng một con chim hải âu tên là Lắc-ki. Mẹ của Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ và nuôi lớn hải âu con, dạy nó bay.
Sau một thời gian sống với họ nhà mèo, Lắc-ki lớn nhanh như thổi. Gióc-ba đã nhờ họ nhà mèo tìm cách dạy Lắc-ki biết bay. Nhưng nó không thích bay, cũng không thích làm mèo. Một buổi chiều, Lắc-ki đến cửa tiệm tạp hóa thì đụng độ phải con đười ươi Mét-thiu. Nó chê Lắc-ki là bẩn thỉu, và họ nhà mèo nuôi Lắc-ki để ăn thịt. Lắc-ki trở về buồn bã. Sau khi Gióc-ba biết chuyện liền giải thích rõ cho Lắc-ki hiểu mọi chuyện. Cuối cùng, họ nhà mèo đã bàn bạc để đưa đến quyết định sẽ nhờ con người giúp đỡ dạy Lắc-ki biết bay. Câu chuyện kết thúc khi Lắc-ki đã học được cách bay.
Với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Lu-i Xe-pun-ve-da đã giúp người đọc nhận thấy sự chân thành là hương vị quan trọng để cuộc sống ý nghĩa hơn. Đồng thời khi chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cả những người bên cạnh. Bắt đầu bằng một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba đã làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Khi đọc từng trang sách, chúng ta đã cùng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lẫn lộn: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Không chỉ vậy, một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 9)
Em chào cô và các bạn. Em là ….Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch – con người giản dị và vĩ đại – tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.
Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng.
Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2-9-1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Chủ tịch Hồ Chí Minh.)
Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hi sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh…
Bác thông cảm với người lao động vất vả, cơ cực, lo nỗi lo mất mùa, chia sẻ niềm vui được mùa với nông dân: Nghe nói năm nay trời đại hạn, Mười phân thu hoạch chỉ vài phân… Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.. (Nhật kí trong tù).
Lòng nhân ái của Bác Hồ bao trùm khắp các tầng lớp nhân dân:
Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa,
Tự do cho mỗi đời nô lệ,.
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Bác ơi- Tố Hữu)
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa,
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Bác suốt đời cống hiến, hi sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác – Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại.
Hồ Chủ tịch là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới… Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 10)
Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ. Đây là một trong những thể loại văn học vô cùng quan trọng. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường. Trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ốm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sống cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy. Còn trong “Lão Hạc”, Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện như trong ba truyện ngắn trên.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống để thể hiện. “Tôi đi học” chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học. “Lão Hạc” chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo. “Chiếc lá cuối cùng” được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.
Kết cấu truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ (Tôi đi học); giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắng cho đứa con của lão Hạc (Lão Hạc), giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuối cùng vẫn còn mãi mãi trên tường (Chiếc lá cuối cùng).
Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như “Lão Hạc” hay “Chiếc lá cuối cùng”. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 11)
Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám.
Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi.
Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077.
Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngừ - một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.
Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngừ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.
Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.
Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.
Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.
Viết bài văn giới thiệu về một tiểu thuyết (Mẫu 12)
Em chào cô và các bạn. Em là ….Nhìn lại một vĩ nhân Đức thánh Trần là tên gọi suy tôn đầy thành kính của nhân dân Việt Nam dành cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc thiên tài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên vang dội. Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, kì vĩ của Người đã để lại trong lòng người dân muôn đời lòng biết ơn sâu sắc. Và Người đã hoá Thánh trong tâm thức dân gian trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử kết tinh tất cả truyền thống tinh hoa của văn hoá nước Việt.
Năm 1228, nhà Trần vừa giành được ngôi báu từ tay nhà Lý, đang phải gồng mình chống lại các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi như Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn… và với cả tôn thất nhà Lý với lời dị nghị cướp giang sơn bằng cuộc đảo chính cung đình êm thấm mà thực chất là cuộc hôn nhân đầy toan tính và sắp xếp của Thái sư Trần Thủ Độ giữa vị “vua bà” cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng và vị vua mở nghiệp đế vương Trần triều -Trần Cảnh.
Cũng trong hoàn cảnh hết sức rối ren và phức tạp ấy, Trần Quốc Tuấn ra đời với lời tiên tri của vị đạo sĩ rằng cậu bé này ngày kia có thể “kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời. Trần Liễu – cha Trần Quốc Tuấn, vốn đang ôm mối hận bị cướp vợ là Lý Thuận Thiên (chị gái Chiêu Hoàng) trong lòng , thấy thế càng đặt nhiều kì vọng và tâm huyết vào đứa con trai. Liễu kén thầy giỏi văn, võ khắp nơi về dạy cho con từ thuở nhỏ, ký thác vào con mối thù sâu nặng.
Cậu bé Trần Quốc Tuấn càng lớn càng thông minh, đọc rộng biết nhiều, thông kim bác cổ. Liễu lấy đó làm mừng lắm, hi vọng con có thể giành được ngôi báu để trả lại mối thù năm xưa.
Năm 1258, quân Nguyên Mông tràn vào biên giới Đại Việt . Khi ấy vị Hưng Đạo vương vừa tròn 30 tuổi, cũng đem hết tài sức cùng triều đình chống lại đội quân Tác-ta “bách chiến bách thắng”. Tuy thắng được quân Nguyên nhưng triều đình Đại Việt vẫn phải cống nộp nhiều sản vật quý hiếm và nhà Nguyên liên tục cho sứ sang đòi vua Trần sang chầu, tệ hơn nữa là đặt ra bao nhiêu thứ thuế , sưu nặng nề bắt “tiểu quốc” phải phục tùng.
Với sự tính toán của một nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo vương biết chắc rằng quân Nguyên sẽ không từ bỏ dã tâm xâm chiếm đất nước Đại Việt để làm bàn đạp đánh chiếm các nước lân cận, nên ngay sau trận chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất , Hưng Đạo Vương đốc thúc các quân sĩ nhà Trần liên tục chuẩn bị lương thực và vũ khí cho trận chiến tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra với dã tâm lớn của nhà Nguyên.
Quả như dự đoán, trận chiến với quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285) là lần đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng và to lớn nhất của quân đội Nguyên Mông. Sau nhiều lần hoãn bất hoãn bất thành, năm 1285, chiến sự bùng nổ.Hốt Tất Liệt phong con trai là Thoát Hoan là Trấn Nam Vương cho đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Hưng Đạo Vương được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Biết trước con đường tiến quân của giặc nên Hưng Đạo Vương đã cho mai phục ở các cửa ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược ...
Nhưng thế giặc quá mạnh khiến cho quân Trần phải lui về Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương nghe lời Dã Tượng chạy về Bãi Tân theo thuyền của Yết Kiêu rút lui. Không ngờ Yết Kiêu vẫn kiên gan chờ đợi trong khi quân giặc sắp kéo đến nơi. Nên khi thuyền vừa ra xa , quân giặc đuổi theo bắn tên như mưa khiến Trần hưng đạo cảm động tấm lòng của hai gia nô trung thành mà thốt lên : 'Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là nhờ sáu trụ xương cánh, nếu không cũng chỉ như chim thường thôi'.
Bởi Hưng đạo Vương biết rõ : muốn thành công nghiệp lớn phải có người tâm phúc giúp đỡ, chứ chỉ một mình thì dù có tài giỏi cũng không thể làm nên đại sự. Mặt trận ở Tuyên Quang , Trần Nhật Duật cũng phải lui binh khiến vua Trần Thái Tông vô cùng lo lắng . Người dò ý Tiết Chế ngỏ ý hàng giặc để giữ sinh mạng cho bá tính. Nhưng lòng tự tôn dân tộc khiến Trần Hưng Đạo khảng khái: 'Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu lão thần trước đã'. Với chiến thuật nhà binh 'dĩ đoản chế trường' mà Trần Hưng Đạo đã khéo léo vận dụng để điều binh khiển tướng tuỳ thời, quân Trần đã dần chiếm ưu thế trên mặt trận và cuối cùng , quân Nguyên tàn dư giẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân, còn Thoát Hoan thì phải chui vào ống đồng nhục nhã chạy về nước.
Mùa xuân năm Đinh Hợi (1287) nhà Nguyên ra lệnh xuất quân đánh Đại việt lần thứ ba, chủ trương đánh trên trận thuỷ, ngoài Thoát Hoan còn cử thêm các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích tiến vào nước ta theo 3 đường chính. Cứ tưởng thế giặc như chẻ tre , thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng đạo với kế 'lấy quân nhàn thắng giặc mệt', quân Trần dần giành lợi thế trong khi quân Nguyên thì quá mệt mỏi do không quen khí hậu đất Nam và còn bị thiếu lương thực trầm trọng do Hưng Đạo đã sai người chặn đánh đường tiếp lương của chúng. Quân Nguyên đành phải rút về nhưng qua cửa sông Bạch Đằng lại sa vào trận địa cọc mà Trần Hưng Đạo đã bày sẵn. Cánh quân thuỷ đại bại, quân bộ của Thoát Hoan cũng bị chặn đánh cho thảm hại. Thoát Hoan phải tìm đường tắt trốn về Tư Minh, kết thúc cuộc chinh Nam với hơn 30 vạn quân mà phải chuốc lấy thảm bại nhục nhã.
Quân giặc Nguyên Mông với sức mạnh 'vó ngựa quân Nguyên đi tới đâu, cỏ không mọc được tới đó' chưa chịu thua mộ nước nào trừ Xiêm (Thái Lan) nhờ chính sách cầu hoà khôn khéo của Xiêm, Nhật Bản vì một trận bão biển làm thiệt hại bớt thuyền bè, và trừ cả Đại Việt bởi có sự chỉ huy quân của Trần Hưng Đạo. Cứ ngẫm thử, nếu không là bàn tay xoay chuyển cục diện như thần của Hưng Đạo Vương thì chưa chắc Đại Việt đã có thể thắng được quân Nguyên Mông ba lần vang dội như thế.
Cũng bởi thế mà Trần Hưng Đạo sau này được cả thế giới công nhận và bình chọn là một trong mười vị tướng tài giỏi nhất mọi thời đại, sánh ngang với Thành Cát Tư Hãn, Napoleon... Chẳng thế mà sau này, Bác Hồ luôn khuyến khích các vị lãnh đạo chiến lược của ta đọc lại sử đánh giặc của nhà Trần và những binh pháp mà Trần Hưng đạo đã vận dụng. Chính lối đánh du kích chính là từ lối 'dĩ đoản chống trường' của nhà Trần. Cả phép 'đánh điểm diệt viện' - đánh vào điểm chết của kẻ thù, đồng thời diệt tiếp viện cũng là mưu của Hưng Đạo. Người dân Đại Việt tự hào sinh ra một người con tuấn kiệt như Trần Hưng Đạo để sánh ngang tầm với thế giới.
Nhiều câu chuyện về đời tư của Trần Hưng Đạo, chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều. Nhưng tôi chỉ muốn khẳng định một điều: Nhân cách của Người qua lớn lao, quá minh triết và đức độ so với những vị kỉ đời thường. Và Người đã làm được những điều mà không phải ai cũng làm được bởi một tấm lòng Tận Nghĩa, Chí Trung cao đẹp và giản dị với đời.
Bảy mươi hai năm cuộc đời, ba lần trận mạc sống trọn vẹn với nước, với dân. Tâm đức và tài năng hơn người đã khiến Trần Hưng Đạo hoá thánh trong lòng dân muôn đời. Đức thánh Trần vượt trội với tài năng và sự nghiệp kì vĩ nhưng không quá cao xa . Người thương dân chúng và thấu hiểu kiếp đời bằng tấm lòng và hiển linh cùng nước non. Bởi Người mãi là bất tử trong cõi đời và lòng người.