Top 35 mẫu Phân tích Bức tranh của em gái tôi

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Phân tích Bức tranh của em gái tôi giúp các em làm bài văn có nhiều cách phân tích Bức tranh của em gái tôi đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 72 lượt xem


Nội dung bài viết

Phân tích Bức tranh của em gái tôi

I) Dàn ý phân tích Bức tranh của em gái tôi

Dàn ý phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 1)

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ – Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông từng trải qua nhiều nghề, sau do yêu văn chương nên theo học trường viết văn Nguyễn Du và được giữ lại làm giảng viên. Văn của ông nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc và đầy yêu thương.

- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Truyện ngắn được giải nhì (không có giải nhất) cho cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Đây là một trong những tác phẩm thành công nhất, làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh.

2. Thân bài

a. Nêu nội dung chính của tác phẩm

- Truyện Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai.

- Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ.

- Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em.

- Cậu thất vọng, tự ti vì mình không có tài năng gì và cảm thấy cả nhà đang lãng quên, hắt hủi mình.

- Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về sự đố kị, ganh ghét của bản thân mình.

b. Nêu chủ đề của tác phẩm

- Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” gửi đến chúng ta thông điệp rằng: chính tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng yêu thương, bao dung của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế, đố kị, hẹp hòi của mình.

c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

**) Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn.

- Ngôi kể thứ nhất: Khiến người đọc thấy câu chuyện gần gũi với mình, bản thân như được chứng kiến. Vì vậy, mọi chi tiết và cảm nhận trở nên chân thực hơn.

- Ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng rất sắc sảo, đúng trọng tâm.

- Ngôn ngữ đối thoại: ngắn gọn, phù hợp lứa tuổi, phác họa tâm lí nhân vật sắc nét.

=> Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động.

**)Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

* Nhân vật người anh trai

- Từ đầu cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

- Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước

- Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình

- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ

=> Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa nó

* Nhân vật người em gái – Kiều Phương

- Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ đẹp. Vẽ đủ mọi thứ trên đời. Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động

- E ngại trước sự thù ghét, cáu giận của anh trai, có lúc không dám đến gần anh.

- Độ lượng, nhân hậu: không chấp nhặt với thái độ cáu gắt, xa cách của anh trai.

- Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng vô tư, yêu thương của mình.

=> Kiều Phương là một cô bé giàu tình yêu thương, bao dung, nhân hậu. Diễn biến tâm trạng của cô bé được diễn tả hết sức tinh tế theo từng giai đoạn cảm xúc, khiến câu chuyện hấp dẫn hơn.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Yêu thương cho đi sẽ luôn nhận lại yêu thương.

- Liên hệ: Nhận ra sự đáng quý của tình cảm anh em, tình cảm gia đình. Mỗi người cần chiến thắng lòng đố kị, hẹp hòi, ích kỉ của bản thân. Cho đi yêu thương sẽ luôn nhận lại yêu thương.

 

Dàn ý phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 2)

1. Mở bài

- Trong tập “Con dế ma”, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết dành cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.

- Qua câu chuyện về hai anh em cô bé Kiều Phương (có tài năng vẽ, chiến thắng giải Nhất trong cuộc thi vẽ), tác giả một cách tinh tế gói gọn bài học về đạo đức: Đố kỵ và tính nhỏ nhen là những phẩm chất tiêu cực, cần tránh; thay vào đó, phải biết thông cảm và có lòng nhân từ, đặc biệt là trong mối quan hệ anh em.

2. Thân bài

* Tính cách của anh trai Kiều Phương:

- Thường tỏ ra không hài lòng khi thấy em gái thích tìm kiếm trong nhà.

- Khi thấy em gái tự tạo ra màu vẽ, anh trai lén nhìn nhưng coi đó chỉ là trò đùa của trẻ con. Mỗi khi nói chuyện với em, anh thường trêu ghẹo và châm chọc.

- Khi phát hiện ra tài năng hội hoạ của em gái, bố mẹ vui mừng, nhưng anh trai lại cảm thấy ganh tỵ và tự ti.

- Em tham gia cuộc thi vẽ và khi được biết là giành giải Nhất, em sung sướng ôm anh trai để chia sẻ, nhưng anh ta lạnh lùng đẩy em ra xa.

- Em vui vẻ mời anh tham dự lễ trao giải thưởng, nhưng anh ta không có hứng thú.

- Trước bức chân dung mà em gái vẽ, anh ta cảm động và hối hận vì đã không đối xử tốt với em, cảm thấy mình không xứng đáng với lòng nhân hậu và cao thượng của em.

* Tính cách của Kiều Phương:

- Đam mê vẽ, có tài năng trong nghệ thuật vẽ.

- Năng động, thích khám phá, sáng tạo và tìm hiểu.

- Dành tình cảm chan thành đối với anh trai.

- Nhận ra rằng anh trai có thái độ không thân thiện với mình, nhưng vẫn muốn chia sẻ niềm vui và hạnh phúc của mình với anh.

- Tranh chân dung kèm theo dòng chữ nghiêm túc: Anh trai của tôi là bằng chứng cho tình cảm đặc biệt mà cô bé dành cho anh.

3. Kết bài

- Bài học mà truyện đề cập là khi người khác thành công, ta không nên ghen tỵ hay ganh ghét vì điều đó chỉ là thói quen xấu.

- Tình thần nhân ái và lòng hào hiệp giúp con người hoàn thiện bản thân và sống một cuộc sống an nhàn và tốt đẹp hơn.

 

Dàn ý phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 3)

1. Mở bài

- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) in trong tập “Con dế ma” được trao giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.

- Qua câu chuyện của hai anh em cô bé Kiều Phương (có năng khiếu vẽ, có tranh được giải Nhất cuộc thi vẽ), tác giả kín đáo lồng vào bài học đạo đức: Đố kỵ, nhỏ nhen là một tính xấu không nên có; phải nhân hậu và độ lượng, nhất là trong tình cảm anh em ruột thịt.

2. Thân bài

* Tính cách của anh trai Kiều Phương:

- Thường tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.

- Thấy em gái mày mò tự chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con. Mỗi khi nói với em, cậu hay trêu chọc, châm biếm.

- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, bố mẹ vui mừng, riêng cậu ta lại buồn vì ganh tị và tủi thân.

- Em gái tham dự cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất, sung sướng ôm cổ anh trai để chia sẻ thì bị lạnh lùng gạt ra.

- Em vui vẻ mời anh đi dự lễ trao giải thưởng, anh tỏ ra không mặn mà gì.

- Trước bức chân dung của mình do em gái vẽ, cậu ta xúc động và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng của em.

* Tính cách của Kiều Phương:

- Say mê vẽ, có năng khiếu vẽ.

- Hiếu động, thích mày mò, tìm hiểu, sáng tạo.

- Yêu thương anh rất chân thành.

- Biết anh không thiện cảm với mình nhưng vẫn vui vẻ, muốn chia sẻ với anh niềm sung sướng, hạnh phúc của mình.

- Bức chân dung với dòng chữ nắn nót: Anh trai tôi chứng minh cho tình cảm quý mến mà cô bé dành cho anh.

3. Kết bài

- Bài học đặt ra trong truyện là trước thành công của người khác, ta không nên ganh ghét, đố kị vì đó là thói xấu.

- Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

II) Các bài văn mẫu phân tích Bức tranh của em gái tôi

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 1)

Nhà văn Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ – Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông từng trải qua nhiều nghề, sau do yêu văn chương nên theo học trường viết văn Nguyễn Du và được giữ lại làm giảng viên. Văn của ông nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc và đầy yêu thương. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một trong những tác phẩm thành công nhất, làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh. Truyện ngắn đã được giải nhì (không có giải nhất) cho cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.

Truyện Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Cậu thất vọng, tự ti vì mình không có tài năng gì và cảm thấy cả nhà đang lãng quên, hắt hủi mình. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về sự đố kị, ganh ghét của bản thân mình.

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” gửi đến chúng ta thông điệp rằng: chính tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng yêu thương, bao dung của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế, đố kị, hẹp hòi của mình. Yêu thương cho đi sẽ luôn nhận lại được yêu thương.

Truyện ngắn được bắt đầu với lời kể rất dung dị, gần gũi của nhân vật người anh trai. Tác giả đã vào vai người anh trai để kể lại mọi chuyện về cô em gái Kiều Phương của mình một cách rất chân thực, chi tiết, từ việc cô bé được gọi là Mèo vì hay bôi bẩn, đến việc “theo dõi” cô bé để tìm ra nguyên nhân cái thứ “đen sì” thường thấy ở cổ tay cô bé… Người đọc dường như bị cuốn theo lời kể rất tự nhiên, lôi cuốn này; vì ngôi kể ở đây là ngôi thứ nhất, nên người đọc sẽ thấy câu chuyện gần gũi với mình, bản thân như được chứng kiến. Vì vậy, mọi chi tiết và cảm nhận trở nên chân thực hơn. Đây là một trong những thành công đầu tiên trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả. .

Phải thừa nhận rằng, Tạ Duy Anh có vốn hiểu biết vô cùng sâu sắc về ngôn từ và tâm lí lứa tuổi thiếu niên. Chính vì thế, ông đã sử dụng ngôn ngữ kể chuyện vô cùng ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng rất sắc sảo, đúng trọng tâm. Khi theo dõi đoạn đối thoại của hai nhân vật, người đọc dường như được trở lại cái thời tuổi thơ bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, cảm xúc thể hiện qua từng hành động như “vênh mặt” của bé Mèo, đến sự đối đáp ngắn gọn của hai anh em… Có thể nói, câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỉ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy “xấu hổ, muốn khóc” vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của từng nhân vật.

Khi đọc Bức tranh của em gái tôi, chắc hẳn mỗi chúng ta đều cảm nhận được diễn biến tâm trạng hết sức phức tạp của nhân vật chính; từ những cảm xúc này đã làm nổi bật lên nét đẹp của hình tượng nhân vật, truyền tải thông điệp của tác phẩm. Tác giả đã nắm bắt hết sức chuẩn xác diễn biến tâm lí nhân vật, sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế mà vô cùng sắc sảo. Nhân vật người anh trai với sự kẻ cả, xem thường khi thấy em gái tự chế màu vẽ; cho đến sự ngạc nhiên khi biết được về tài năng của em gái; đến sự buồn bã thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước…. Những cảm xúc đó đều được khắc họa hết sức tỉ mỉ, chân thực, tinh tế. Cho đến khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày, thì cảm xúc của cậu bé đã đi từ ngạc nhiên, hãnh diện cho đến xấu hổ. Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa nó.

Diễn biến tâm lí của Mèo – một cô bé hồn nhiên, trong sáng, hiếu động và vô cùng say mê hội họa, mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ… cũng được tái hiện hết sức sinh động. Từ tâm lí yêu thương anh trai, đến sự ngại trước thái độ thù ghét, cáu giận của anh trai đến sự độ lượng, nhân hậu, không chấp nhặt với thái độ cáu gắt, xa cách của anh trai mà vẫn dồn sức vẽ một bức tranh anh trai hoàn hảo; từ đó giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng vô tư, yêu thương của mình. Kiều Phương là một cô bé giàu tình yêu thương, bao dung, nhân hậu. Diễn biến tâm trạng của cô bé được diễn tả hết sức tinh tế theo từng giai đoạn cảm xúc, khiến câu chuyện hấp dẫn hơn. Chính tài năng của tác giả trong việc khắc họa một cách tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật đã góp phần đắc lực trong việc làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Đây là một truyện ngắn đặc sắc và tình yêu thương dành cho thiếu nhi, cũng gửi đến chúng ta thông điệp rằng: Tình cảm gia đình, tình cảm anh em thật đáng quý; mỗi người cần chiến thắng lòng đố kị, hẹp hòi, ích kỉ của bản thân thì sẽ nhận được quả ngọt. Cho đi yêu thương sẽ luôn nhận lại yêu thương!

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 2)

Nhà văn Tạ Duy Anh là một nhà văn có phong cách văn nhiều sáng tạo, mới lạ độc đáo vừa chân thành, giản dị vừa sâu sắc xúc động lòng người đọc. Đến với truyện ngắn 'Bức tranh của em gái tôi' đã thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm anh em thiêng liêng như chân với tay. Trong đó nhân vật Kiều Phương cô em gái trong truyện ngắn là người em vô cùng dễ thương, khiến cho nhiều người đọc xúc động.

Kiều Phương và anh trai mình thân thiết với nhau từ nhỏ. Tuy nhiên, cô bé thích vẽ tranh thường xuyên tô tô, vẽ vẽ khiến quần áo mặt mũi lấm lem như con mèo lười. Nên cô bé hay bị anh trai mình chọc ghẹo là “Mèo”. Nhưng cô bé lại tỏ ra thích thú với cái biệt danh đó.

Một ngày nọ, chú Tiến Lê - bạn của bố sang chơi. Chú đã phát hiện ra tài năng của cô. Tình cảm anh em vì thế mà có sự rạn nứt nhất định. Anh trai cô bé thường xuyên kiếm cớ để quát nạt cô bé, dù những việc cô bé làm chỉ là những việc nhỏ nhoi không đáng bị quát mắng thậm tệ tới như thế. Cô bé Phương Kiều buồn lắm, nhiều hôm cô thấy anh trai ngồi bên cửa sổ mặt mơ màng suy nghĩ vẩn vơ một điều gì đó.

Cô bé đã mang bức tranh đi thi cuộc thi hội họa nhí. Và đạt giải nhất. Nó là điều khiến cả nhà cô vui mừng, nhưng lại khiến anh trai cô vừa vui mừng và ghen tỵ. Bởi anh trai lo lắng từ này sẽ không nổi tiếng, không tài giỏi bằng em thì sẽ không được cha mẹ, và em gái trân trọng, yêu mến nữa. Tuy nhiên, người anh trai cuối cùng đã hiểu, thông qua bức tranh của cô bé Phương Kiều người anh đã thấy được tình yêu của em gái mình dành cho mình như thế nào và mọi hiểu lầm đã giải tỏa từ đây

Tác giả Tạ Duy anh đã hóa tâm hồn mình thành trẻ thơ để có thể thấu cảm và khắc họa tính cách trẻ thơ sâu sắc chân thực tới như vậy.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 3)

Sự đố kị ở con người thường dẫn đến những hậu quả khôn lường và vô cùng tai hại. Nó làm vẩn đục những quan hệ vốn đẹp đẽ, vô tư, dẫn đến việc đối xử thiếu công bằng (với kẻ hơn mình) và chính nó cũng làm cho con người (bản thân mình) bé lại. Xét cho cùng, cái nhìn đen tối ấy chẳng có lợi cho bất kì ai. Bức tranh của em gái tôi viết về câu chuyện dường như có thật của nhân vật “tôi”. Điều đó dẫn đến hai định hướng: Thứ nhất, nhân vật chính của truyện là nhân vật người anh (người anh tự kể chuyện mình), và thứ hai, sự hấp dẫn nghệ thuật không được tạo ra bởi các chi tiết hư cấu, tưởng tượng, li kì mà từ cuộc sống hằng ngày có thật. Nhưng nhờ vào tính cụ thể của nghệ thuật mà sức khái quát của truyện khá cao. Nó cảnh báo những nguy cơ ở tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc.

Là một truyện ngắn, tác phẩm được viết theo thi pháp truyện ngắn nghĩa là có tình huống, cao trào và kết thúc. Sợi dây liên kết tạo ra mạch truyện ở đây có khả năng cuốn hút người nghe.

Lúc đầu, tài năng hội họa của bé Kiều Phương chưa được phát lộ. Nó chỉ mới hiện ra dưới dạng hành vi. Bởi thế, với người anh điều này còn là vô hại. Nhân vật “tôi” nhìn nó còn rất vô tư. Việc đặt biệt danh cho Kiều Phương là Mèo cũng phản ánh thái độ vô tư đó. Dù có một cái gì gia trưởng (lấy quyền làm anh mà tùy tiện coi thường đứa em gái của mình), nhưng chưa có thể gọi là ác ý. Nếu người anh có bực bội với Kiều Phương cũng chỉ vì cái thói nghịch ngợm một cách trẻ con như bất cứ đứa nào ở lứa tuổi của nó mà thôi. Quả thật, khi đặt cái tên thứ hai cho em, thấy Kiều Phương “vui vẻ chấp nhận”, người anh cũng rất hài lòng. Ngay cả khi cái tính “rất hay lục lọi các đồ vật” trở thành có mục đích (“Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”), nhân vật “tôi” có một thoáng ngạc nhiên nhưng cũng chẳng mấy để tâm. Cùng lắm nó chỉ kích thích trí tò mò ở người anh và “tôi” cũng tỏ ra thích thú về sự tò mò ấy: “Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,… đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không”. Dưới con mắt hồn nhiên của người anh trai, hình ảnh Kiều Phương được thu vào cận cảnh đến từng chi tiết (cả hành động và tâm lí) mà nó đâu hay biết. Nhưng dù bắt được quả tang, nhân vật người anh không thể kết tội em về bất cứ điều gì, vì Kiều Phương có làm gì mờ ám, hơn nữa vì tấm lòng người anh chưa có “con rắn ghen tị luồng vào” (Ét-môn-đô A-mi-xi).

Nhưng thái độ của người anh bắt đầu thay đổi khi chú Tiến Lê phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Ngày hôm đó đối với người anh đúng là một ngày định mệnh. Trong lúc mọi người sung sướng vì có được một niềm vui to lớn và rất bất ngờ thì tâm trạng của nhân vật “tôi” hoàn toàn ngược lại. Cái vô tư ở người anh biến mất. Nó đã bị lòng đố kị thay vào đó. Tài năng của Kiều Phương đối với nhân vật “tôi” lại là một cản trở. Những dằn vặt không đáng có đã diễn ra: “Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc”. Câu văn miêu tả tâm lí rất hay. Nó nói đúng được cái không khí giả tạo vô hình mà người anh tưởng tượng ra. Và cũng người anh do mặc cảm mà cho rằng trong cuộc chạy đua giữa hai anh em, mình là người thua cuộc. Cái thứ tổn thương không dấu vết này tuy với nhân vật “tôi” – người trong cuộc là sâu sắc, nhưng thực ra nó cũng rất ngây thơ. Ngây thơ trong ý nghĩ: “tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì”. Ô hay, năng khiếu là chuyện trời cho, đâu phải người nào cũng được ban phát. Nó thuộc về số ít, vì vậy chẳng nên vì thế mà ghen tị, buồn phiền. Ngây thơ trong cả hành vi ứng xử. Tài năng của Kiều Phương là vô tội, chẳng có cớ gì mà người anh phải xa cách lạnh lùng. Một lần nữa, người anh đã tạo ra một ám ảnhchỉ có trong tưởng tượng mà chính anh ta không hiểu “Không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước đây được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tội gắt um lên”.

Trong bối cảnh tâm trạng u ám của nhân vật “tôi” như thế, việc xem trộm tranh là một chi tiết rất đắt. Một mặt, nó phản ánh tâm lí tò mò của người anh muốn biết hư thực ra sao, vì sao mà mọi người ngưỡng mộ, một mặt, đứng về mạch truyện, nó có tính chất bắc cầu để cái ghen tức, đố kị không còn là một lí do để người anh day dứt nữa. Về những điều này, lúc xem tranh, nhân vật “tôi” đã có thể “gỡ” ra cho mình không ít. Tài năng của Kiều Phương chính là điều mình không có: “Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến”. Tài năng của Kiều Phương đã thổi hồn vào sự sống, làm cho nghệ thuật thăng hoa. Nhân vật người anh đã hoàn toàn bị thuyết phục. Song tâm lí tự ti, mặc cảm vẫn còn. Chỉ có điều anh ta “lén trút ra một tiếng thở dài” nho nhỏ để không ai nghe thấy mà thôi.

Đứng trước bức tranh được trao giải nhất của Kiều Phương, lẽ ra người anh phải buồn, nhưng tâm trạng ấy ở đây đã hoàn toàn không như thế. Sự biến đổi về tâm lí này đã xuất hiện từ trước lúc xem tranh (ở chi tiết có tính chất bắc cầu như trên đã nói). Đến đây nó đi theo một hướng mà chính nhân vật “tôi” cũng không ngờ. Lòng ghen tức hoàn toàn được rũ bỏ. Thay thế nó là sự cảm phục đến ngạc nhiên. Cảm phục tài năng của đứa em yêu quý đã đành, cảm phục cả tấm lòng trong sáng vô tư của nó nữa. Hai sự ngưỡng mộ ấy gặp nhau đã làm cho nhân vật “tôi” mới như choáng ngợp: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau cùng là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì,..”. Tâm trạng của nhân vật “tôi” thật bối rối với rất nhiều cảm xúc đan xen khó lòng tách bạch nổi. “Sững người” diễn tả thái độ ngạc nhiên trước một sự lạ đến không ngờ. Sự chao đảo cần đến bàn tay người mẹ làm chỗ dựa. Tâm trạng giật mình là một thứ thừa số, làm nền để lần lượt những điều nói được, cả những điều không thể nào nói được ùa về trong tâm tưởng. Điều có thể gọi thành tên là cái ngỡ ngàng, sự hãnh diện, cả sự xấu hổ nữa. Còn điều không thể gọi thành tên thì người đọc có thể thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông mà đọc lên cái kí hiệu không lời (dấu ba chấm). Đây là sự ân hận. Thái độ ân hận có hơi muộn màng một chút nhưng thật cần thiết lúc này. Nó có tác dụng giải tỏa cho bao nhiêu ngộ nhận ở người anh và nâng cấp tinh thần cho những phẩm chất quý báu mà Kiều Phương vốn có. Bởi thế sự cảm động mới đến mức rưng rưng (tôi muốn khóc quá). Nước mắt cũng giống như trận mưa. Nó sẽ gột rửa những vết nho trong tâm hồn (như sự nhỏ nhen, đố kị) và bầu trời trong sáng sau đó sẽ hiện ra. Câu trả lời trong ý nghĩ của người anh với mẹ hay là với chính bản thân mình: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!”.

Nhân vật Kiều Phương tuy không ở vào vị trí trung tâm đóng vai kể chuyện, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân vật người anh. Đành rằng cô bé tài năng ấy trong bản chất đã có những phẩm chất tuyệt vời. Chẳng hạn như sự trong sáng vô tư. Nhưng nếu đặt sự trong sáng, vô tư ấy vào mạch truyện thì ý nghĩa của những phẩm chất sáng ngời này càng nổi bật hẳn lên. Trước thái độ không công bằng của người anh lúc đầu, Kiều Phương chẳng những không cãi lại mà còn hóm hỉnh giải thích về hành vi lục lọi của mình “Mèo mà lại”. Đến khi vô cớ bị người anh “gắt um lên”, gương mặt lúc nào cũng lem nhem của nó cũng chỉ biết “xịu xuống” chứ không cãi lại một lời. Đừng tưởng rằng Kiều Phương vô tâm, dửng dưng hay không hề hay biết gì ngoài những bức tranh mà nó vẽ. Chứng cớ là những cái gì xấu xí, thô kệch ở ngoài đời khi bước vào tranh, nó lược bỏ hẳn đi. Cả sự không hoàn thiện ở người anh cũng thế. Chính là với bản lĩnh vững vàng này mà khi xem trộm tranh của Kiều Phương, nhân vật người anh có gì như ngờ ngợ,bán tín bán nghi: “Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lờ đi vì không chấp trẻ em”. Nhất là sau này, khi đã hiểu ra, nhân vật “tôi” mới hiểu vì sao sắp đi thi quốc tế rồi “nó có vẻ cứ hay xét nét tôi” đến thế. Thì ra ý đồ nghệ thuật của Kiều Phương đã rõ. Với đề tài tự chọn, nó đã nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Vậy cái người “thân thuộc nhất” đối với Kiều Phương là ai nếu không phải là người anh trai mà em vô cùng yêu quý? Chỉ có điều khi hình ảnh người anh đi vào nghệ thuật, Kiều Phương đã gạn chắt đi để chỉ còn những cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

Nghệ thuật trong trường hợp này không phải là giả dối. Cái đẹp bao giờ cũng có ý nghĩa nhân văn. Và quan trọng hơn, để làm được điều này, người nghệ sĩ phải có một tâm hồn trong sáng. Chỉ với điều kiện ấy, bức tranh của Kiều Phương mới chân thực, mới sinh động: “trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Sự trong sáng trong tâm hồn Kiều Phương mới là điều đáng nói. Bởi thế, cảm giác của nhân vật “tôi” khi không nhận ra mình trong bức tranh được giải của em cũng có lí do của nó. Vì giữa người thật và tranh có một khoảng cách đáng kể. Những người ngoài không ai nhìn ra, kể cả người mẹ của hai đứa trẻ. Chỉ có nhân vật “tôi” chưa bao giờ như bây giờ cảm nhận thấm thía về sự thiếu hụt (nhân cách) của mình mới nhận ra khoảng trống ấy. Nhưng có điều: với lòng quý trọng thương mến người anh, Kiều Phương đã lấp đầy, lấp đầy không phải bằng nghệ thuật mà bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô họa sĩ tí hon tốt bụng.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 4)

Truyện 'Bức tranh của em gái tôi' của Tạ Duy Anh khắc họa hình ảnh nhân vật Kiều Phương - một cô bé với những vẻ đẹp thật đáng ngưỡng mộ.

Đầu tiên, tác giả khắc họa nhân vật Kiều Phương là một cô bé có tính cách vô cùng đáng yêu, hồn nhiên. Cô được anh trai đặt con cái biệt danh là “Mèo”. Khuôn mặt của Kiều Phương lúc nào cũng bị bôi bẩn. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Việc làm đó đã bị anh trai phát hiện, nhưng trước những hành động kì lạ của em, người anh không hề để tâm đến.

Tài năng của Kiều Phương được chú Tiến Lê - bạn của bố phát hiện ra tài năng. Chú đã phải thốt lên: 'là một thiên tài hội họa' và các bức tranh của em 'có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào'. Điều đó khiến bố mẹ của cô bé đều cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Tài năng của Kiều Phương được phát hiện ai nấy đều lấy làm vui mừng “Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn'. Duy chỉ có người anh trai là tỏ ra buồn rầu, bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em. Kiều Phương thì vẫn vậy, được bố mẹ và chú Tiến Lê mua đồ vẽ cô bé tích cực phát huy tài năng, khuôn mặt 'lúc nào cũng lem nhem' , khi bị anh quát thì 'xìu xuống, miệng dẩu ra' , nhưng tất cả những cử chỉ, hành động của Kiều Phương càng làm người anh bực bội, khó chịu hơn.

Nhưng Kiều Phương chẳng hề để tâm đến thái độ khó chịu, những lời mắng mỏ ấy của anh, mà vẫn hết mực yêu quý anh. Cô bé quả là một người có trái tim ấm áp, tâm hồn trong sáng và độ lượng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh 'Anh trai tôi' cô bé mang đi dự thi và đạt giải nhất. Khi biết tin Kiều Phương đạt giải cả nhà vui như tết, cô bé lao vào ôm cổ anh, trái lại người anh viện cớ bận để đẩy cô bé ra, nhưng Kiều Phương vẫn cố gắng thì thầm khẽ vào tai anh: 'Em muốn cả anh cùng đi nhận giải' . Có lẽ người em cũng đủ nhạy cảm và tinh tế để nhận ra sự thay đổi trong tình cảm, hành động của anh trai dành cho mình, nhưng với tấm lòng nhân hậu cô bé không hề bận tâm đến việc ấy. Bị anh cự tuyệt đẩy ra cô bé vẫn cố gắng nói những lời thân thương nhất, mong anh cùng đi để chia sẻ niềm vui với mình. Chỉ bằng những hành động và lời nói giản đơn nhưng đã cho người đọc thấy sự đôn hậu, trong sáng trong tâm hồn người em.

Như vậy, truyện đã thành công khắc họa nhân vật Kiều Phương. Qua nhân vật này, tác giả khẳng định vai trò quan trọng của tình cảm gia đình.

Phân tích tác phẩm Bức tranh của em gái ...

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 5)

Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế hệ nhà văn trước đây. Văn của ông giàu cảm xúc và làm lay động lòng người bằng tính chân thực, bằng những trải nghiệm và cảm xúc thật sự của con người. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm đã làm lay động người đọc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ đã khơi gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai.

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa nhưng lại rất thích lục lọi đồ và làm bôi bẩn lên mặt nên đã được người anh trai đặt biệt danh là Mèo. Qua những lời bộc bạch, tâm sự đó, chúng ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ, những cách đánh giá và những tâm sự thầm kín trong lòng của người anh trai.

Khi thấy em tự sáng tạo ra màu vẽ thì người anh cho rằng đó là những việc làm rất bình thường, trò chơi của những đứa trẻ con vẫn hay làm. Vậy nên sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu em mình làm như vậy. Tuy nhiên, khi người họa sĩ Lê Tiến phát hiện được tài năng thực sự của đứa em gái thì người anh trai bắt đầu cảm nhận được sự mặc cảm, tự ti và có chút ghen tị, thua thiệt hơn so với chính đứa em gái thân thiết của mình. Những lời bộc bạch của người anh hay việc xem lén những bức tranh của em gái đều thể hiện được điều đó. Người anh cảm thấy bản thân bị lãng quên, khi mà mọi sự chú ý đều tập trung vào người em gái, mọi sự quan tâm và mọi lời ngợi khen luôn được dành cho em gái. Điều đó khiến người anh trở nên mặc cảm, tự ti và ngày càng xa lánh em của mình hơn.

Người anh cứ tưởng rằng khi người em gái nhận được sự đối xử như vậy sẽ cảm thấy ghét mình. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, em vẫn hết mực yêu thương anh trai, điều đó được thể hiện qua bức tranh “anh trai tôi”. Một bức tranh thấm đẫm tình cảm mà em dành cho anh. Không phải là những lần anh cáu gắt hay ghen tị với em mà trong bức tranh ấy, hình ảnh của người anh lại hiện lên đẹp đến như vậy. Đó là một người anh trai luôn yêu thương em, luôn hoàn hảo trong mắt của em gái mình. Khi nhìn thấy bức tranh đó, niềm tự hào mãnh liệt được dâng lên trong lòng người anh trai – đó là sự tự hào, niềm hãnh diện mà người anh trai không thể thốt lên bằng lời và đó cũng chính là sự xấu hổ đối với em gái và đối với chính bản thân mình bởi vì những hành động dại dội và nông nổi của mình. Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.

Những suy nghĩ trong đầu của người anh trai cứ như muốn bùng lên mà không thể nào có thể thốt lên bằng lời: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Chính tâm hồn đẹp đẽ cũng như sự yêu thương của em gái đã khiến cho người anh nhận ra lỗi lầm.

Khép lại câu chuyện, tác giả đã cho chúng ta thấy, nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, nhận thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một bài học sâu sắc về lòng bao dung và tình cảm yêu thương sâu sắc của con người.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 6)

 Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kị trong cuộc sống. Câu chuyện xoanh quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

   Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình: con mèo, bát múc cám,… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?” “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn” . Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kị, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài” . Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh tự đẩy mình trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức” ,… Bản thân người anh tự cô lập mình, tự đẩy mình ra xa gia đình hơn. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kị của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương.

   Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực, tâm hồn trong sáng, đầy suy tư, đây là chân dung người anh hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương. Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư? Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kị và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình, bởi vậy mà cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” . Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

   Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỉ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của từng nhân vật.

   Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 7)

Bức tranh của em gái tôi là một tác phẩm hay của nhà văn Tạ Duy Anh. Nổi bật trong truyện là hình ảnh nhân vật Kiều Phương.

Nhân vật Kiều Phương xuất hiện qua lời kể, nhận xét của nhân vật người anh. Kiều Phương hiện lên là một cô bé ngây thơ, hay nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu. Cô bé được đặt cho cái biệt danh “Mèo” bởi khuôn mặt lúc nào cũng bị chính cô bôi bẩn. Dù vậy, Kiều Phương vẫn vui vẻ dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà, tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo. Khi bị anh trai nhắc nhở thì cô bé lại “vênh mặt lên” và trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được”. Dù nghịch ngợm, nhưng cô bé vẫn ngoan ngoãn, chăm chỉ làm những công việc nhà được phân công.

Không chỉ vậy, Kiều Phương còn rất tài năng. Cô bé có năng khiếu hội họa. Điều này được chú Tiến Lê, một người bạn của bố Kiều Phương phát hiện ra. Bằng con mắt của một người họa sĩ, khi xem những bức tranh của cô bé, chú Tiến Lê đã phải thốt lên: “ Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?” . Tài năng của Kiều Phương khiến cho ba của Kiều Phương hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Còn mẹ của xúc động trước lời khen ngợi của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. Bố mẹ hào hứng mua sắm cho Kiều Phương những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn.Dù có tài năng nhưng Kiều Phương vẫn không trở nên kiêu ngạo. Cô bé vẫn giữa được vẻ hồn nhiên, ngây thơ ban đầu. Lúc nào Kiều Phương cũng thích lục lọi đồ đạc, chế màu vẽ và khuôn mặt thì lem nhem, khi bị anh trai quát thì xìu xuống, miệng dẩu ra.

Điều đáng quý nhất của nhân vật Kiều Phương là một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. Cô bé dành cho anh trai một tình cảm thật đặc biệt. Dù anh trai luôn tỏ thái độ lạnh nhạt, hay khó chịu nhưng cô bé vẫn muốn gần gũi, vẫn yêu mến. Cô bé đã vẽ bức tranh“Anh trai tôi” bằng tất cả tấm lòng trong sáng, tình yêu mến dành cho anh trai. Bức tranh được giải Nhất và Kiều Phương muốn anh trai đi nhận giải cùng: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Chính nhờ bức tranh, người anh cũng đã hiểu được tấm lòng của em gái, nhận ra lỗi lầm của bản thân.

Nhân vật Kiều Phương được tác giả khắc họa khá chi tiết, chủ yếu qua hành động và lời nói. Việc xuất hiện qua lời kể của người anh - một người vô cùng gắn bó, thân thiết cũng giúp cho Kiều Phương hiện lên rõ ràng, chân thực hơn. Từ đó, tác giả muốn gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc qua nhân vật này.

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em. Nhân vật Kiều Phương được nhà văn xây dựng vô cùng chân thực, sinh động.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 8)

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo - vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, một câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất, với lời kể của nhân vật người anh. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ… Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu: “Nó vênh mặt, Mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Không chỉ vậy, cô bé còn có tài năng hội họa.Chú Tiến Lê - bạn của bố vô tình phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tị với cô. Trên bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ. Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lý cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương.

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

10+ Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ...

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 9)

Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ thời kỳ đổi mới. Một trong những truyện ngắn nổi bật của nhà văn là “Bức tranh của em gái tôi” đã đã đề cao tình yêu thương trong sáng, nhân hậu của con người được thể hiện qua nhân vật Kiều Phương.

Dưới góc nhìn của người anh, Kiều Phương là một cô bé nghịch ngợm, nhưng cũng rất đáng yêu. Khi được anh trai đặt cho biệt danh là “Mèo”, cô bé vẫn vui vẻ chấp nhận và dùng để xưng hô với bạn bè. Kiều Phương rất hay lục lọi các đồ vật trong nhà, tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo. Khi bị anh trai nhắc nhở thì cô bé lại “vênh mặt lên” và trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được”.

Cùng với sự hồn nhiên, Kiều Phương còn hiện lên với tài năng hội họa. Một lần đến chơi, chú Tiến Lê - một người bạn của bố, vốn là họa sĩ đã tình cờ phát hiện ra tài năng của cô bé. Khi nhìn thấy những bức tranh của Kiều Phương, chú đã phải thốt lên: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?”. Trước tài năng của con gái, ba của Kiều Phương hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Còn mẹ của cô bé thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. Họ hào hứng mua sắm cho con gái tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Và chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. Nhưng Kiều Phương vẫn không thay đổi, lúc nào cũng thích lục lọi đồ đạc, chế màu vẽ và khuôn mặt thì lem nhem, khi bị anh trai quát thì xìu xuống, miệng dẩu ra. Dù tài năng có được mọi người biết đến, thì Kiều Phương vẫn là một cô bé ham chơi, thích nghịch ngợm và giàu tình cảm.

Đặc biệt nhất là trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, tình cảm yêu mến của cô bé vẫn không thay đổi. Cô bé đem tình cảm đó vẽ thành bức tranh “Anh trai tôi” - bức tranh đem đi dự thi và đạt giải nhất. Kiều Phương còn mong muốn anh trai đi nhận giải cùng: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Khi nhìn thấy bức tranh, người anh đã vô cùng ngạc nhiên, xúc động và xấu hổ. Cậu nhận ra lỗi lầm của bản thân, cũng như tình yêu và lòng nhân hậu của em gái.

Như vậy, Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em sâu đậm. Nhân vật Kiều Phương đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng những độc giả yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 10)

Trên gương mặt trong sáng của chúng ta, nhất là với các bạn nhỏ, đôi khi có vết nhọ dây vào. Có thể do bút mực, cũng có thể do nhễ nhại mồ hôi,... và tất cả đều do sơ ý. Một cái gương soi để phát hiện, việc tắm táp giặt giũ làm chức năng tẩy rửa hằng ngày tự nó sinh ra. Nhưng còn có một loại vết nhọ khác khó nhìn thấy hơn, 'tẩy rửa' cũng phức tạp hơn, ấy là vết nhọ nhân cách, vết nhọ tâm hồn mà với chúng ta, nó không thể nào chung sống. Loại vết nhọ thứ hai này như loài cỏ dại chen lấn, lan tràn: 'Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi' (Nguyễn Trãi). Bức tranh của em gái tôi đặt ra một vấn đề rất thời sự: việc hoàn thiện nhân cách con người.

Nhân vật Kiều Phương trong truyện có hương sắc của một loài hoa. Trước hết đó là sự hồn nhiên, hồn nhiên từ việc bôi bẩn lên mặt mỗi ngày (người anh trai đặt cho em cái biệt danh Mèo cũng có phần đúng), hồn nhiên nhận cái tên thứ hai một cách vui vẻ, thậm chí còn dùng nó để xưng hô với bạn bè một cách vô tư, hồn nhiên lục lọi đồ vật trong nhà vì một lí do cũng rất hồn nhiên 'Mèo mà lại!'. Đó là trong sinh hoạt, trong giao tiếp hằng ngày, kể cả công việc bố mẹ giao cho Mèo 'vừa làm vừa hát'. Có thể hình dung tâm hồn bé Phương như một buổi sáng đẹp trời không hề gọn một bóng mây. Sống thân ái với mọi người, vui vẻ với mình, hình như với em, cuộc đời này sinh ra vốn thế. Nhưng, đến hai sự kiện tiếp theo, sự hồn nhiên của bé Phương mang theo một tầng nghĩa mới.

Đó là cái nôi không có đất cho sự kiêu căng, lên mặt chen vào, và tâm hồn em thật là thánh thiện. Sự kiện thứ nhất khi tài năng hội họa của em bất ngờ được phát hiện, mọi người vui mừng, tất bật: bố mẹ mua sắm cho em 'tất cả những gì cần cho công việc' đã đành. Hào hứng hơn, chú họa sĩ Tiến Lê còn ưu ái tặng 'đồng nghiệp' hẳn một hộp màu ngoại xịn hẳn hoi. Một thế giới mới hình như đã mở ra đầy ánh sáng và tương lai. Bị bao vây bởi không khí hồ hởi tưng bừng ấy với bao nhiêu thay đổi diễn ra, thế mà 'chỉ có mặt Mèo là không thay đổi', vẫn là gương mặt của ngày hôm qua, gương mặt 'lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra' thật ngộ. Niềm vui của Phương chỉ giản đơn là được vẽ, dù chỉ bằng những thứ thuốc vẽ mà nó chế ra, kể cả 'thứ bột gì đó đen sì trông rất sợ' mà thôi.

Thứ hai, sau khi tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, người chờ đón nó là bố mẹ chứ không phải là 'tôi', là anh trai của nó. Thế mà bất ngờ, hình như không kìm nén được nhu cầu được chia sẻ (như lần trước với bé Quỳnh), 'Mèo' có cử chỉ rất lạ, chưa từng thấy bao giờ với người anh không dễ chịu: 'Nó lao vào ôm cổ tôi'. Ngay cả khi bị từ chối, nó cũng không để ý để rồi 'thì thầm' được vào tai người nghe: 'Em muốn cả anh cùng đi nhận giải'. Dường như đã gạt đi tất cả, cả cái vẻ 'xét nét' người anh trai trước ngày thi, nó đã làm đúng lời dạy bảo của chú Tiến Lê: 'Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu'. Dành những gì đẹp nhất cho người anh trai, tâm hồn bé Phương cao đẹp, thánh thiện biết chừng nào! Hơn thế nữa, sự trong trẻo ấy lúc nào cũng hồn nhiên, như tâm hồn trẻ thơ từ bao đời nay vốn thế.

Trong bối cảnh của một gia đình yên ấm có bông hoa nghệ thuật chớm nở, mọi người đều vui vẻ nhưng anh trai của bé lại không vui. Trái tim của cậu bé (nhân vật tôi) có 'con rắn ghen tị luồn vào' (theo cách nói của Ét-môn-đô dơ A-mi-xi). Sự phát triển ngược chiều trong tính cách của người anh hình thành sự đố kị, và sự đố kị ấy lớn dần lên làm cho tâm hồn cậu ta thay đổi.

Trước hết là thái độ vô tâm, ngoài cuộc. Lúc đầu, thấy bé Phương chế thuốc vẽ, có thể cậu ta cho đó là trò trẻ con cũng là điều dễ hiểu, vì trò trẻ con loè loẹt vẽ vời, đứa nào chẳng thế. Nhưng vì sao mà em gái cậu 'mừng quýnh lên' khi bé Quỳnh đến chơi thì rõ ràng không còn là chuyện bình thường. Sau khi hai đứa 'lôi nhau ra vườn' rồi giấu giấu diếm diếm, những âm thanh khe khẽ reo lên, rồi sau đó là việc bé Quỳnh chạy vào 'thì thầm' với chú Tiến Lê, mà chú Tiến Lê là một họa sĩ thì cả nhà đều biết, nhân vật người anh phải đoán ra một điều gì chứ! Trong thâm tâm người anh đã tự dối mình. Thật ra thì cái điều cậu ta không mong chờ ở đứa em đã tới. Lập tức tâm hồn cậu giống như một quả bóng xì hơi (Giá như bé Phương không có tài năng nổi trội gì thì tốt biết bao). Mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giữa hai anh em - từ phía người anh bắt đầu rạn nứt. Cách nghĩ nông cạn và ít nhiều còn tính gia trưởng ở cậu ta là trong gia đình : anh dứt khoát phải hơn em. Nay, tình hình đã đảo ngược, cậu ta giận em mà tủi phận và thêm nữa: lần đầu cảm nhận được mặc cảm cô đơn, vì bị mọi người quên lãng, 'bị đẩy ra ngoài' chỉ vì cậu ta vô tích sự, chẳng có tài năng.

Dùng tài năng để đảo lộn bậc thang giá trị, nhất là để nó chi phối cái ghét, cái yêu trong tình cảm tự nhiên của con người là điều đáng trách. Chính nó làm cậu bé hoang mang không còn để tâm vào chuyện học hành. Ngồi vào bàn mà 'gục đầu xuống khóc' thì thật đáng thương, nhưng gắt gỏng vô cớ dù chỉ là một lỗi nhỏ với em thì lại là điều đáng trách. Việc xem trộm những bức tranh của em gái quả thật người anh không muốn (thậm chí vẫn coi khinh vì hành vi lén lút), nhưng cậu ta không thể không làm. Vì sao vậy? Vì ghen tị mà muốn tự mình khẳng định lại năng khiếu của em, điều mà cậu ta 'chẳng tìm thấy' ở bản thân mình. Hi vọng mơ hồ ở cậu: phải chăng tài năng của bé Phương chỉ là một điều ngộ nhận? Nhưng, con mắt khách quan tinh tường đã 'phản bội' lại mong muốn của cậu ta, cái mong muốn hẹp hòi, vị kỉ. Qua mấy bức vẽ của em gái, cậu bé rất ngạc nhiên về tài năng và nhân cách của em gái.

Về tài năng thì 'Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh', từ con mèo đến cái bát múc cám cho lợn ăn sứt đi một miếng, cái nào cũng ngộ nghĩnh, đáng yêu. Còn về nhân cách thì hình như bé Phương không để ý đến cái xấu, cái chưa đẹp ở mọi người, 'nó lơ đi vì không chấp', như kiểu người lớn 'không chấp trẻ em'. Thật tinh, với người anh, lúc đó đa có một cái gì đó giống như niềm vui, một tình cảm không định kiến, thật khách quan trở lại. Dù không tạo ra cái đẹp như Kiều Phương, người anh trai đã không còn hững hờ với nghệ thuật. Nhưng cả hai: cả tình yêu hội họa đến xao xuyến trong lòng lần đầu tiên có được, cả hi vọng những bức vẽ ấy không chứng thực một tài năng, đã làm cho nhân vật người anh không làm chủ được bản thân mình nữa.

Vui buồn lẫn lộn là một nét bâng khuâng khó tả. Tâm trạng ấy thể hiện kín đáo trong cử chỉ bất lực của nhân vật 'tôi' sau lúc xem tranh. 'Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài' là vì vậy. Như thế, một bước nhích lại gần em, thông cảm, yêu thương em đã có, nhưng để có lại tình cảm ban đầu thì không. Sự ngăn cách vô hình không dễ dàng xua đuổi đi được. Cái xấu khi đã len lỏi vào trái tim người, nó biết biến hóa và tự tìm nơi ẩn nấp an toàn. Tài năng của đứa em gái như cái gai đâm vào mắt người anh. Hình ảnh về bé Phương thì vẫn như xưa nhưng tình cảm của người anh không còn nguyên vẹn nữa. Niềm âu yếm đã đổi chiểu, đã biến thành sự nhỏ nhen, đố kị : gương mặt đáng yêu của Phương 'như chọc tức tôi'.

Sự thật mà người anh phát hiện ra để rồi ân hận về những ngộ nhận của mình xảy ra trong một trường hợp khá đặc biệt, khác thường. Theo mạch truyện thì tài năng của đứa em gắn với sự ghen ghét đố kị của người anh, nhưng ở đây thì ngược lại. 'Thiên tài hội họa' (như cách nói vui của chú Tiến Lê) không đối lập với định kiến của 'tôi', thậm chí nó đã làm 'tôi' thay đổi hoàn toàn, không còn nhỏ nhen ích kỉ như trước đó chưa lâu. Nói cho thật đúng thì kết quả tốt đẹp ấy có được không bởi những cử chỉ thân mật của bé Phương (ôm cổ anh, thì thầm vào tai anh để 'lấy lòng'). Nguyên nhân dẫn đến chuyển biến bất ngờ của 'tôi' là từ bức chân dung: 'Tôi giật sững người... Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ'. Đó là một diễn biến tâm lí rất sinh động và chân thực. 'Tôi' ngỡ ngàng đến không tin ở mắt mình: tại sao bé Phương lại vẽ mình, và sao bức tranh lại đẹp thế kia? 'Hãnh diện' vì 'tôi' lần đầu tiên đã hóa thân vào nghệ thuật, được giới thiệu trước mọi người với vẻ đẹp toàn vẹn, 'không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa'.

Còn 'xấu hổ' là lẽ đương nhiên: cậu bé cảm thấy mình không xứng đáng với sự biểu dương bằng những đường nét đẹp đẽ trong tranh, nhất là bức tranh còn được trân trọng 'đóng khung lồng kính'. Nhưng có lẽ sự 'xấu hổ' đến ngượng ngùng như một day dứt của lương tâm bởi vì cậu không xứng đáng với lòng nhân hậu, vị tha và rất đỗi vô tư của cô em gái. Trong lòng bé Phương, người anh vốn chưa hoàn thiện phải trở thành thần tượng như thế nào mới đủ sức rung cảm cho nghệ thuật thăng hoa. Và thêm nữa, chú thích cho bức tranh (làm cho cậu bé như bị thôi miên) lại là một dòng chữ yêu mến chân thành: 'Anh trai tôi'. Phải chăng, như mấy bức họa sinh hoạt trước đây chứng tỏ một khả năng quan sát tinh tường, có bao nhiêu điều chưa tốt đẹp ở xung quanh, nhưng cao thượng biết nhường nào 'nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp'.

Bức chân dung mà bé Phương vẽ do đó giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ không phải trên mặt mình mà là sự đố kị, ghen ghét nhỏ nhen, và chính nó đã làm cho cậu ta đau khổ. Nhưng bức tranh của bé Phương đối với 'tôi' vừa như một món nợ lại vừa giống như một sự giải thoát. Nợ ấy, cậu ta phải trả bằng lòng tốt của mình, đồng thời nhân vật 'tôi' cũng thoát ra khỏi sự giày vò, mặc cảm mà cậu ta tự chuốc lấy một cách vu vơ. Về nghệ thuật, thành công của tác phẩm tập trung trên hai phương diện : miêu tả nhân vật và cách kể chuyện, về miêu tả nhân vật, ở hai nhân vật anh và em gái, rõ ràng có cách tả riêng. Với Kiều Phương, ngòi bút của nhà văn thiên về chấm phá, chú ý đến đường nét ngoại hình, lấy đó để diễn tả nội tâm. Hơn nữa, những đường nét ngoại hình ấy được nhìn bằng con mắt khác: con mắt của người anh. Có đến không ít hơn ba lần, người anh nhìn thấy vết nhọ khi thì trên mặt, khi thì trên tay của đứa em nghịch ngợm. Phải chăng những vết 'lem nhem' ngoại hình này phản chiếu một tâm hồn rất trong, rất sáng, và cũng rất hồn nhiên.

Con gái còn bé bỏng như Kiều Phương chưa biết cách làm dáng, nhưng rất thật thà. Một đặc điểm nữa của nhân vật bé Phương là chưa một lần tự ái dù không phải em không có ý kiến riêng. Anh mắng không cãi lại (tuy có lúc đã biết vênh mặt lên bướng bỉnh) đã đành, chỉ biết xịu mặt xuống (miệng dẩu ra đầy cá tính) cả những khi chẳng biết mình có sai thực hay không. Nhưng có lẽ cái đáng quý nhất của bé Phương là những khao khát, ước mơ mà em giấu kín trong lòng và nhất quyết thực hiện cho được những ước mơ, khao khát ấy. Cùng với nó là lòng vị tha, là cách nhìn đời, nhìn người thật nhân hậu. Ngược lại, nhân vật người anh lại được ngòi bút nhà văn tập trung đi vào đời sống nội tâm, những ấm ức không dễ giãi bày. Tâm trạng bất an về sự ghen ghét đố kị của cậu ta không hoàn toàn đơn giản.

Cùng với việc miêu tả nhân vật còn là cách kể chuyện của nhân vật 'tôi' ở ngôi thứ nhất. Nó tạo được không khí gần gũi, chân thực với người nghe vì cậu ta chính là người trong cuộc. Cách sắp xếp, dựng truyện tuy không mấy công phu nhưng nhìn chung sự việc, chi tiết phát triển hợp lí, tự nhiên, không gò ép. Câu chuyện cứ nhẹ nhàng như không, rồi dẫn đến một kết thúc bất ngờ và bài học nhân sinh toát ra thật thấm thía. Viết cho trẻ em, bằng ngôn ngữ và giọng điệu trẻ em với nhà văn là một thử thách. Tạ Duy Anh đã vượt qua được thử thách ấy để có một truyện ngắn khá 'ngon lành', một trái chín ngọt ngon không chỉ là cho lớp trẻ.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 11)

Bức tranh của em gái tôi là một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tạ Duy Anh. Nổi bật trong truyện là hình ảnh Kiểu Phương - một cô bé nhân hậu, tài năng.

Đầu tiên, Kiều Phương là một cô bé có tính cách vô cùng đáng yêu, hồn nhiên. Cô bé hiện lên qua lời giới thiệu của anh trai. Biệt danh ở nhà là “Mèo”. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú. Khuôn mặt của Kiều Phương lúc nào cũng bị bôi bẩn. Khi bị nhắc nhở thì cô bé lại “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được”. Cô bé vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhân vật Kiều Phương còn hiện với tài năng hội họa. Chú Tiến Lê, người bạn của bố phát hiện điều đó. Khi nhìn thấy những bức tranh của Kiều Phương, chú đã phải thốt lên: 'là một thiên tài hội họa' và các bức tranh của em 'có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào'. Điều đó khiến bố mẹ của cô bé đều cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Tài năng của Kiều Phương được phát hiện ai nấy đều lấy làm vui mừng. Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn'. Duy chỉ có người anh trai là tỏ ra buồn rầu, bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em.

Nhưng Kiều Phương chẳng hề để tâm đến thái độ khó chịu, những lời mắng mỏ ấy của anh, mà vẫn hết mực yêu quý anh. Cô bé đem tình cảm đó vẽ thành bức tranh “Anh trai tôi”. Bức tranh đem đi dự thi và đạt giải nhất. Khi biết tin Kiều Phương đạt giải cả nhà vui như tết, cô bé lao vào ôm cổ anh, trái lại người anh viện cớ bận để đẩy cô bé ra, nhưng Kiều Phương vẫn cố gắng thì thầm khẽ vào tai anh: 'Em muốn cả anh cùng đi nhận giải'. Tình cảm của Kiều Phương dành cho anh trai thật trong sáng, đẹp đẽ.

Như vậy, nhân vật Kiều Phương hiện lên trong tác phẩm đầy chân thực. Nhờ có tình yêu thương, sự nhân hậu của Kiều Phương mà người anh trai đã nhận ra khuyết điểm, sai lầm của bản thân.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 12)

“Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh là một câu chuyện đầy xúc động về tấm lòng vị tha, bao dung của người em gái đối với anh trai. Khép lại cuốn sách người đọc vô cùng cảm phục và yêu quý cô em gái nhỏ trong sáng, tài năng và nhờ tấm lòng độ lượng của mình, Kiều Phương đã giúp anh trai nhận ra những hạn chế của bản thân.

Kiều Phương - một cô bé đáng yêu, hồn nhiên có biệt danh là Mèo, biệt danh ngộ nghĩnh này cũng là do việc trên khuôn mặt em lúc nào cũng bị bôi bẩn. Kiều Phương là cô bé có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật. Để thỏa mãn đam mê của mình, cô bé đã tự chế màu bằng việc cạo hết đít xoong, đít chảo trong nhà. Việc làm đó đã bị anh trai phát hiện, nhưng trước những hành động kì lạ của em, người anh không hề để tâm đến.

Tài năng của Kiều Phương chỉ bị phát hiện khi Quỳnh (con gái bạn bố Kiều Phương) đến chơi, hai cô bạn nhỏ thủ thỉ tâm sự với nhau, Kiều Phương đã quyết định nói cho bạn biết bí mật của mình. Ngay khi nhìn thấy những bức tranh chú Tiến Lê đã phải ngỡ ngàng và công nhận Kiều Phương “là một thiên tài hội họa” và các bức tranh của em “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Tài năng của Kiều Phương được phát hiện ai nấy đều lấy làm vui mừng “bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn” . Duy chỉ có người anh trai là tỏ ra buồn rầu, bực bội với em, bởi người anh không tìm thấy ở mình bất cứ tài năng gì, và cứ thế cậu càng ngày càng tạo khoảng cách xa hơn với người em. Kiều Phương thì vẫn vậy, được bố mẹ và chú Tiến Lê mua đồ vẽ cô bé tích cực phát huy tài năng, khuôn mặt “lúc nào cũng lem nhem”, khi bị anh quát thì “xìu xuống, miệng dẩu ra”. Tất cả những cử chỉ, hành động của Kiều Phương chỉ càng làm người anh bực bội, khó chịu hơn.

Người đọc cũng không khỏi bất ngờ khi Kiều Phương không để bụng thái độ khó chịu, những lời mắng mỏ của anh trai, mà vẫn hết mực yêu quý anh. Cô bé quả là một người có trái tim ấm áp, tâm hồn trong sáng và độ lượng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh “Anh trai tôi” cô bé mang đi dự thi và đạt giải nhất. Khi biết tin Kiều Phương đạt giải cả nhà vui như tết, cô bé lao vào ôm cổ anh, trái lại người anh viện cớ bận để đẩy cô bé ra, nhưng Kiều Phương vẫn cố gắng thì thầm khẽ vào tai anh: 'Em muốn cả anh cùng đi nhận giải' . Có lẽ người em cũng đủ nhạy cảm và tinh tế để nhận ra sự thay đổi trong tình cảm, hành động của anh trai dành cho mình, nhưng với tấm lòng nhân hậu cô bé không hề bận tâm đến việc ấy. Bị anh cự tuyệt đẩy ra cô bé vẫn cố gắng nói những lời thân thương nhất, mong anh cùng đi để chia sẻ niềm vui với mình. Chỉ bằng những hành động và lời nói giản đơn nhưng đã cho người đọc thấy sự đôn hậu, trong sáng trong tâm hồn người em.

Vẻ đẹp của Kiều Phương được cảm nhận qua lời kể của người anh, bởi vậy mà nó càng trở nên chân thực hơn. Và chính tấm lòng nhân hậu Kiều Phương đã cảm hóa, khiến người anh trai thoát khỏi thói ích kỷ tầm thường.

Dựa vào bản văn bức tranh của em gái ...

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 13)

Một trong những tác phẩm khá tiêu biểu khi viết về tình cảm gia đình đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh.

Truyện xoay quanh hai nhân vật: người anh và cô em gái - Kiều Phương, một cô bé có tài năng hội hoạ. Kiều Phương cũng giống như biết bao đứa trẻ cùng tuổi khác là một cô bé nghịch ngợm, và đối với người anh trai đó là một chuyện rất bình thường và gọi em gái là Mèo. Nhưng đến khi chú Tiến Lê - một họa sĩ, là bạn thân của bố Kiều Phương phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Mọi người trong gia đình đi từ ngạc nhiên, đến bất ngờ, rồi đổ dồn mọi sự chú ý đến người em. Điều đó khiến người anh bỗng cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình không có bất cứ một tài năng nào cả. Thậm chí, người anh còn cảm thấy ghen ghét, đố kỵ với em gái mình.

Chỉ đến khi được nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Kiều Phương đã vẽ anh trai mình. Tác giả đã thật tinh tế khi miêu tả: “Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa” để từ đó bộc lộ tâm trạng của người anh. Cậu “giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. Người anh đã tự hỏi chính mình rằng: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?”. Và cũng chính nhờ bức tranh mà người anh đã nhận ra được lỗi lầm của mình.

Truyện được kể lại theo ngôi thứ nhất, với điểm nhìn của người anh. Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả. Ngôn ngữ trong truyện hết sức tự nhiên, góp phần bộc lộ được tình cảm của các nhân vật.

Như vậy, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm anh em. Tác phẩm đã thể hiện được những nét phong cách riêng của nhà văn Tạ Duy Anh.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 14)

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm văn học tiêu biểu của Tạ Duy Anh. Truyện đã khắc họa nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Vẻ đẹp của Kiều Phương không hiện lên dưới cái nhìn chủ quan của mọi người xung quanh. Và cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể chuyện của chính người anh.

Một cô bé hồn nhiên, nghịch ngợm. Khi bị gọi là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là 'nó vênh mặt'- 'Mèo mà lại! Em không phá là được...'. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do 'Mèo' vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo 'có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào'. Bố của 'Mèo' đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cho cả nhà 'vui như tết'. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Đặc biệt là qua bức tranh “Anh trai tôi”, ta thấy Kiều Phượng hiện lên là một cô gái giàu tình cảm, thuần khiết. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?” - Đây chính là lúc nhân vật tự 'thức tỉnh' để hoàn thiện nhân cách của mình.

“Bức tranh của em gái tôi” không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 15)

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” xoay quanh câu chuyện của hai đứa trẻ. Nhưng nó mang tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn, có thể nhận thấy qua câu chuyện tác giả muốn gửi đến chúng ta một thông điệp hãy luôn chiến thắng thói đố kỵ tầm thường bằng lòng khiêm tốn của chính mình.

Qua câu chuyện dù không quá dài nhưng người đọc có thể thấy được tài xây dựng nhân vật và kể chuyện của Tạ Duy Anh vô cùng ấn tượng. Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện, tác giả vào vai người anh trai để kể về cô em gái của mình cũng như bộc lộ tâm trạng và tình cảm một cách sâu kín nhất. Đồng thời vẻ đẹp của cô em gái đã được thể hiện một cách rõ nét hơn.

Với ngôi kể thứ nhất diễn biến tâm trạng của anh trai được dẫn dắt rất từ từ và tự nhiên qua từng tình huống làm người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tâm trạng theo mạch của câu chuyện rất cụ thể. Thoạt đầu khi thấy em gái vẽ và tự chế màu vẽ người anh coi đó chỉ là trò nghịch của em mình, sự coi thường đó thể hiện qua từ cách gọi cô em gái của người anh. Khi tài năng vẽ tranh của cô em gái được phát hiện thì tâm trạng người anh trai cũng biến đổi theo. Chú Tiến Lê bất ngờ phát hiện ra tài năng vẽ tranh của em gái, bố mẹ cảm thấy vui mừng, duy chỉ có người anh thấy buồn vì ngay lúc đó người anh nghĩ rằng mình bị cho ra ngoài, cả nhà đã quên mất mình. Chính vì thế tình cảm của người anh trai không còn như trước đến mức chỉ cần em gái mắc một lỗi nhỏ người anh cũng gắt um lên… Đây là một dạng tâm lý thường thấy ở nhiều người đó chính là lòng tự ái khi thấy người khác hơn mình. Chắc chắn Tạ Duy Anh là một người rất am hiểu tâm lý trẻ em nên mới có thể mô tả được tâm trạng của người anh một cách tự nhiên là liên kết như vậy.

Đến cuối truyện khi người anh được tặng bức tranh đoạt giải của người em và điều bất ngờ là người trong bức tranh chính là mình thì người anh trai đã thực sự bất ngờ. Và bất ngờ hơn khi trong mắt em gái, mình không đáng ghét mà lại rất đỗi thân thương, với đôi mắt như tỏa ra một thứ ánh sáng lạ. Lúc này bỗng chốc con người cậu trở nên mềm nhũn, cậu bé bất ngờ, hãnh diện và rồi tự thấy xấu hổ. Tâm trạng xấu hổ của người anh lúc này cũng chính là lúc để nhân vật tự thức tỉnh con người ích kỷ của mình. Câu hỏi bỏ lửng “dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia ư?” như nói lên sự dằn vặt, sự tỉnh giấc trong con người của cậu bé.

Qua câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” ngoài cảm nhận được vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương, sự thức tỉnh của người anh cũng nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân. Quả là một bài học về nhân cách rất sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt lại.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 16)

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh đã cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của nhân vật người anh. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, nghịch ngợm và có sở thích chế màu vẽ. Tình cảm của hai anh em rất tốt cho đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện cũng là lúc người anh trai cảm thấy bản thân mình bất tài và ghen tị với tài năng của người em, đối xử với người em không tốt và thường xuyên cáu gắt. Nhưng rồi thật bất ngờ, bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương được trưng bày lại là bức vẽ về người anh trai. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”, người anh đã cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì nhận ra tấm lòng nhân hậu của người em.

Truyện được kể theo ngôi trần thuật thứ nhất, nhờ vậy mà những suy nghĩ tâm tư của nhân vật đã được bộc lộ một cách chân thực và sâu sắc. Thông qua các sự kiện chính, chúng ta có thể thấy người anh đáng trách nhưng cũng có phần đáng cảm thông. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện và được mọi người chú ý, người anh đã ghen tị và có cách cư xử không tốt với em. Tài năng của em gái dường như trở thành lý do để người anh phủ nhận chính bản thân mình và có suy nghĩ mình chỉ là một người thừa. Tình cảm anh em cũng vì thế mà rạn nứt và không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng rồi khi đứng trước bức tranh của người em thì người anh đã ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ. Điều này cho thấy rằng, sự ghen tị trong lòng người anh chỉ là tính cách nhất thời và đã được xua tan đi bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện của người em. Và đến cuối cùng, tình cảm anh em đã chiến thắng những điều nhỏ nhen và toan tính ích kỉ.

Ngoài ra, người đọc còn thấy được tính cách của nhân vật Kiều Phương. Mặc dù chỉ được tác giả phác họa với một số nét như nghịch ngợm, thích chế màu vẽ, có tài năng hội họa và qua bức tranh “Anh trai tôi nhưng chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của nhân vật. Trước hết, như biết bao đứa trẻ khác, đó là một cô bé hiếu động, đáng yêu và trong sáng, biết thực hiện đam mê của bản thân. Mặc dù có tài năng hội họa nhưng cô bé không hề kiêu căng, ngạo mạn mà vẫn đối xử tốt với người anh. Chính điều này đã khiến cho dù người anh ghen tị và thường xuyên cáu gắt thì hình ảnh về người anh trong lòng bé Phương vẫn vẹn nguyên và tốt đẹp và cuối cùng, đã giúp tình cảm anh em chiến thắng những toan tính ích kỉ và nhỏ nhen.

Tóm lại, “Bức tranh của em gái tôi” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Tạ Duy Anh.

Soạn bài tranh tranh của em gái tôi ...

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 17)

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sống bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi với cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm. 

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: 'Mèo' và thể hiện thái độ 'khó chịu' với sự lục lọi của .'Mèo': Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần để ý đến việc 'Mèo con' đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh 'Mèo thì vẽ vời gì?'. Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên.

Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị 'chọc tức'... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiến cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ 'căng' của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái 'giật sững mình' là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế.

Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thỏa mãn mà đã thấy 'xấu hổ'. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng 'tâm hồn và lòng nhân hậu' của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là 'Mèo' rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt 'Mèo' có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh 'Anh trai tôi'. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy 'nhân hậu' làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 18)

Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới của văn học. Tác giả đã có những truyện ngắn hay, gây được sự chú ý của bạn đọc. Truyện Bức tranh của em gái tôi đoạt giải nhì trong cuộc thi viết với đề tài Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong.

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em. đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

Cốt truyện đơn giản: Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của hoạ sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.

Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất. Cách kể này cho phép tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật rất tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác, tính cách cô em gái cũng được hiện ra qua cách nhìn và sự biến đổi trong diễn biến tâm trạng của người anh để đến cuối truyện thì tính cách hai nhân vật mới được bộc lộ đầy đủ, rõ nét.

Truyện có hai nhân vật đều là nhân vật chính. Nhưng nếu xét kĩ về vai trò của từng nhân vật đối với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm thì có thể thấy nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn. Rõ ràng là truyện không nhằm vào việc khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh lương tri ở nhân vật người anh qua việc tự trình bày những diễn biến tâm trạng của mình trong suốt truyện.

Qua cách đặt cho em cái biệt danh là Mèo và thái độ khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật, người anh đã tỏ ra không mấy thiện cảm với cô em gái. Đến khi thấy em thích vẽ và âm thầm mày mò tự pha màu vẽ, cậu ta theo dõi nhưng chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến việc Mèo đã vẽ những gì. Giọng điệu, lời kể của cậu ta về những việc làm của Mèo pha chút châm biếm, hài hước.

Khi tài năng hội hoạ của cô em được phát hiện, cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh thì lại cảm thấy buồn và tủi thân: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc.

Từ thái độ coi thường em dẫn đến những biểu hiện ganh tị và ghen ghét em, cậu ta thất vọng về mình bởi không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy bị bỏ rơi. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, hay bực bội, gắt gỏng và không thể thân thiện với em gái như trước nữa: Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng 'đồng nghiệp' tí hon hẳn một hộp màu ngoại xin. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy, nhưng đấy là trước kia. Còn bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi...

Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ. Tâm! í tò mò xui cậu xem trộm những bức tranh của em gái để rồi xem xong thì lén trút ra một tiếng thở dài... và thầm cảm phục khiếu vẽ của em gái mình.

Khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em. Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.

Tình huống tạo ra đỉnh điểm của diễn biến tâm trạng người anh là ở cuối truyện, khi cậu đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình. Lúc này, cậu ta được chứng kiến những bất ngờ liên tiếp. Điều bất ngờ trước tiên là nhân vật trong bức tranh chính là cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không ngờ được là hình ảnh đẹp đẽ của mình qua cái nhìn của cô em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoải cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế sau cái giật sững người là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và rất đúng với nhân vật lúc ấy.

Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ minh. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình. Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia Ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.

Người anh hiểu rằng bức chân dung của mình đã được vẽ nên bằng tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. Đây chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội hoạ, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt: - Mèo mà lại! Em không phá là được... Khi chế xong thuốc vẽ thì vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.

Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn khống hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.

Câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Tác giả đã thuyết phục bạn đọc khi đề cập đến một vấn đề bình thường mà quan trọng. Đó là thái độ ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ, cách ứng xử của người có tài năng đối với những người xung quanh mình. Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.

Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 19)

Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Một trong số đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm đã khắc họa tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái. Từ tình cảm đó đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính.

Truyện xoay quanh nhân vật người anh và cô em gái nhỏ có tài năng hội hoạ. Hai anh em đã rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của em mình được phát hiện, người anh đã ghen tị và trở nên gắt gỏng với em. Từ đó hai anh em cũng không còn chơi với nhau như trước nữa. Cho đến tận khi đứng trước bức tranh vẽ mình của em gái người anh mới hiểu ra tình cảm của em, thấy day dứt và có lỗi với em. Từ đây, người anh cũng nhận ra được những yếu kém của mình, đồng thời cũng hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của em.

Trước hết là nhân vật người anh, khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Người anh vốn đã coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em.

Đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Đó là cái ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình lại toàn mỹ đến thế. Hãnh diện vì tài năng của em mình, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh. Bức tranh 'Anh trai tôi' là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em. Trước bức tranh của em gái, người anh đã nhận ra những khuyết điểm của mình đồng thời cũng hiểu được tình cảm của em.

Trái ngược với người anh, Kiều Phương được miêu tả là một cô bé vô cùng dễ thương. Hai anh em luôn sống vui vẻ, yêu thương, hoà thuận với nhau từ nhỏ. Anh trai cô hay gọi cô là Mèo vì cô hay bày trò pha màu, tô vẽ làm bẩn chính mình khi vẽ. Nhưng Kiều Phương chưa bao giờ buồn và vẫn kiên trì với niềm đam mê của mình. Đến khi tài năng của Phương được phát hiện cả nhà đã vô cùng xúc động chúc mừng cô bé nhưng anh trai cô lại tỏ ra ghen tị và cảm thấy bản thân mình kém cỏi. Quan hệ giữa hai anh em từ đây mà trở nên không còn thân thiết. Người anh thường xuyên kiếm cớ cáu giận, quát mắng Phương. Hành động của anh đã khiến cô bé rất buồn, thậm chí có chút không dám lại gần anh. Nhiều hôm cô thấy anh trai ngồi bên cửa sổ mặt mơ màng suy nghĩ vẩn vơ một điều gì đó. Cô bé không biết anh lo lắng hay nghĩ ngợi điều gì, muốn hỏi anh trai mình nhưng lại sợ bị mắng nên thôi. Bằng tất cả tình yêu thương, Kiều Phương đã vẽ lại dáng vẻ thẫn thờ đó của anh mình bên bàn học. Bức tranh “Anh trai tôi” của Phương đã đạt giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh đó. Điều đó khiến anh trai cô bé rất ngỡ ngàng, hạnh phúc rồi đến xấu hổ.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em sâu đậm. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những độc giả yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 20)

“Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời chia sẻ, gửi gắm của tác giả đến độc giả về thói đố kỵ trong cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh một bức tranh và mối quan hệ giữa hai đứa trẻ, đồng thời mang đến những bài học sâu sắc về tình yêu thương, lòng biết ơn, và sự ích kỷ đáng suy ngẫm.

Tác phẩm kể về Kiều Phương, một cô bé đáng yêu, được biết đến với biệt danh là Mèo, và người anh trai của cô. Kiều Phương đam mê vẽ tranh và tài năng của cô được phát hiện sau khi những bức tranh được chia sẻ với mọi người. Sự thành công của em gái khiến cho người anh trai cảm thấy ganh tị, ghen ghét và không còn yêu thương như trước. Tuy bị phản đối, Kiều Phương vẫn yêu thương và quan tâm đến người anh của mình.

Dù nhận được sự thờ ơ, dửng dưng và thậm chí là tức giận từ người anh, Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi tham gia cuộc thi. Đó không phải là bức tranh của bố, mẹ, mà là của người anh mà cô yêu thương. Đây là một hình ảnh hoàn hảo về người anh yêu thương cô em và được thể hiện qua bức tranh ấy.

Câu chuyện được kể theo dòng thời gian và góc nhìn của người anh trai, giúp hiểu rõ hơn về những cảm xúc và suy nghĩ của họ. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, tả tường nhân vật và tình tiết, tạo ra một câu chuyện chân thực và cảm động. Thông điệp về tình cảm gia đình và sự tha thứ được truyền đạt một cách rõ ràng và sâu sắc.

Câu chuyện kết thúc với nhiều suy tư và cảm xúc sâu sắc. Tác phẩm đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp về tình yêu thương, lòng nhân hậu và sự hào hiệp, đồng thời khơi dậy nhận thức về sự quan trọng của việc tha thứ và chấp nhận lỗi lầm của bản thân.

Phát biểu cảm về suy nghĩ bức tranh ...

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 21)

Tác giả Tạ Duy Anh là một ngôi sao sáng trong làng văn nghệ thời kỳ đổi mới. Với những bút danh như Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm, ông đã để lại dấu ấn bằng tác phẩm nổi tiếng 'Bức tranh của em gái tôi', giành giải Nhì trong cuộc thi viết 'Tương lai vẫy gọi' của báo Thiếu niên tiền phong.

Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa người anh và em gái có tài năng hội hoạ. Sự ghen tị và xa cách xuất phát từ sự thành công của em đã làm thay đổi tình cảm giữa họ. Nhưng khi đứng trước bức tranh của em gái, người anh nhận ra lỗi lầm của mình, hiểu tình cảm của em, và từ đó tạo ra sự hòa giải giữa họ.

Truyện được chia thành 4 phần, giới thiệu về Kiều Phương, thay đổi của tình cảm khi tài năng của em được phát hiện, sự ân hận của người anh khi đối diện với thành công của em, và sự khám phá tâm lí của hai nhân vật chính. Điều này làm cho 'Bức tranh của em gái tôi' trở nên sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Nhìn vào nhân vật người anh, ta thấy sự coi thường và ghen tị khi em gái thành công. Tình cảm giữa họ dần trở nên phức tạp, và người anh nhận ra những yếu điểm và sai lầm của mình khi đối mặt với tài năng của em. Sự mặc cảm và tự ái là điểm nhấn tâm lý phù hợp với độ tuổi của họ.

Khi nhận ra mình là nhân vật chính trong bức tranh của Kiều Phương, người anh trải qua cảm xúc từ ngỡ ngàng đến hãnh diện, nhưng cuối cùng lại là xấu hổ. Em gái đã vẽ anh với vẻ hoàn hảo mà anh không ngờ. Bức tranh 'Anh trai tôi' nắm bắt hình ảnh cậu bé nhìn ra cửa sổ, khuôn mặt tỏa sáng trong ánh nắng mơ màng. Tâm hồn thơ bé của em gái đã tạo ra một hình ảnh mà người anh cảm thấy hổ thẹn. Trước bức tranh, anh nhận ra những khuyết điểm của mình và hiểu được tâm cảm của em.

Ngược lại, Kiều Phương được mô tả như một cô bé đáng yêu. Anh em sống hòa thuận và yêu thương nhau, nhưng khi tài năng của em được phát hiện, người anh trải qua cảm xúc ghen tị và tự ti. Mối quan hệ giữa họ thay đổi, anh trai thường cáu kỉnh, làm cô bé buồn bã. Bức tranh của Phương với hình ảnh anh đã giành giải cao nhất, khiến anh ngỡ ngàng, hạnh phúc và đồng thời xấu hổ.

Tác giả Tạ Duy Anh sử dụng ngôn ngữ hồn nhiên, tinh tế để kể câu chuyện. Lối kể này giúp tăng cường tính chân thực và tin cậy cho độc giả, đặc biệt là khi diễn tả tâm lý nhân vật. Đọc giả như được sống trong tâm hồn của họ.

Bên cạnh câu chuyện đơn giản, tác phẩm chứa đựng thông điệp quan trọng: trước thành công và tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua tự ti để có niềm vui từ tận đáy lòng. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt qua chính bản thân mình.

Có một câu ngạn ngữ cho biết, giá trị của một tác phẩm văn học nằm ở khả năng truyền đạt thông điệp của tác giả, là cầu nối tâm huyết giữa tác giả và độc giả. 'Bức tranh của em gái tôi' không chỉ là một truyện ngắn, mà là một tác phẩm điển hình của Tạ Duy Anh, kết nối tâm tư của ông với lòng độc giả. Vì những lý do đó, tác phẩm này mãi mãi ghi dấu trong lòng độc giả.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 22)

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” đề cập đến câu chuyện của hai đứa trẻ, nhưng nó còn chứa đựng thông điệp sâu sắc hơn về việc đánh bại thói đố kỵ bằng lòng khiêm nhường của chính mình.

Dù không dài nhưng câu chuyện vẫn thu hút độc giả bởi cách xây dựng nhân vật và diễn đạt của Tạ Duy Anh rất ấn tượng. Tác giả sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện và thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người anh trai đối với em gái mình một cách chân thành nhất. Vẻ đẹp của em gái được mô tả rất rõ ràng.

Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp diễn biến tâm trạng của người anh trai được diễn tả một cách tự nhiên và chi tiết. Tâm trạng của anh thay đổi theo từng sự kiện, từ sự ngạc nhiên đến thất vọng và xấu hổ. Bằng cách này, tác giả thể hiện rõ tình cảm và lòng tự ái của nhân vật.

Cuối câu chuyện, khi người anh trai nhận được bức tranh do em gái vẽ và thấy mình là chủ đề của bức tranh, anh ta bất ngờ và cảm thấy xấu hổ. Nhìn từ góc nhìn của em gái, anh không còn là người đáng ghét mà lại rất đáng yêu. Điều này khiến anh nhận ra sự tự ái và ích kỷ của mình, và câu hỏi “Tại sao em thấy tôi hoàn hảo?” khiến anh tỉnh giấc và nhận thức về bản thân.

Thông qua câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi”, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương mà còn nhận ra sự tự nhìn lại bản thân. Đây là một bài học về nhân cách sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt lại.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 23)

Tạ Duy Anh là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ đổi mới. Tác phẩm của ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả, trong đó có truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”. Tác phẩm này đã mô tả một cách chân thực tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu của người em gái. Từ tình cảm đó, người anh đã nhận ra những hạn chế của mình.

Câu chuyện tập trung vào mối quan hệ giữa người anh và em gái có tài năng về hội hoạ. Khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh bắt đầu cảm thấy ghen tị và gắt gỏng với em. Mối quan hệ giữa họ cũng trở nên căng thẳng hơn. Nhưng chỉ khi nhìn thấy bức tranh vẽ mình của em gái, người anh mới hiểu được tình cảm của em và nhận ra lỗi của mình. Từ đó, anh cũng nhận ra những điểm yếu của bản thân và tấm lòng nhân hậu của em.

Người anh ban đầu thường coi thường em gái và cảm thấy tức giận khi thấy em gái sáng tạo. Khi tài năng của em gái được phát hiện, anh bắt đầu cảm thấy ghen tị và tự ti. Mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng hơn. Anh tự ti và ghen tị một cách tự nhiên, phản ánh chính xác tâm lý của một người trẻ tuổi như anh.

Khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải nhất của em gái, người anh đã trải qua một hành trình từ ngạc nhiên đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Anh ngạc nhiên khi thấy mình được coi là hoàn hảo trong mắt em. Anh hãnh diện vì tài năng của em và sự hoàn hảo trong bức tranh. Bức tranh 'Anh trai tôi' là hình ảnh của một cậu bé ngồi bên cửa sổ, nơi bầu trời xanh biếc. Mặt của cậu bé tỏa ra ánh sáng đặc biệt, thể hiện tâm trạng mơ mộng. Điều này làm cho niềm vui của anh trở thành xấu hổ. Dưới mắt của em, anh trai hoàn hảo, nhưng thực tế anh chưa xứng đáng với suy nghĩ của em. Trước bức tranh của em gái, anh nhận ra điểm yếu của mình và hiểu được tình cảm của em.

Ngược lại với người anh, Kiều Phương được mô tả là một cô bé đáng yêu. Hai anh em luôn sống hòa thuận và yêu thương nhau. Anh trai thường gọi cô là Mèo vì cô thích vẽ màu và làm bẩn mình khi vẽ. Khi tài năng của Phương được phát hiện, cả nhà vui mừng nhưng anh trai lại cảm thấy tự ti và ghen tị. Quan hệ giữa hai anh em bắt đầu trở nên căng thẳng hơn. Hành động của anh khiến cô bé buồn và sợ anh. Nhưng bằng tình yêu thương, Phương đã vẽ lại bức tranh 'Anh trai tôi', giúp anh trai cô nhận ra lỗi của mình.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện đầy cảm xúc về tình cảm anh em sâu đậm. Truyện đã ghi lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người đọc yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 24)

“Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh như một lời tâm sự, thủ thỉ của tác giả với bạn đọc về thói đố kỵ trong cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh một bức tranh và cách hành xử giữa hai đứa trẻ với những lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tác phẩm kể về Kiều Phương, cô bé đáng yêu có biệt danh là Mèo và người anh trai. Kiều Phương rất thích vẽ, cô bé vẽ tất cả mọi vật trong gia đình… nhưng tất cả các bức vẽ ấy đều được đưa vào vòng bí mật và nó chỉ thực sự bị phát hiện khi Mèo chia sẻ những bức tranh với bé Quỳnh – con gái của bạn bố Kiều Phương. Từ đây tài năng hội họa của Kiều Phương mới được cả nhà biết đến. Trước tài năng hội họa của con gái, bố mẹ cô bé đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên “Con gái tôi vẽ đây ư?”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Tuy nhiên, khi tài năng của em gái được phát hiện cũng là lúc tình cảm của người anh trai với em rạn nứt, người anh sinh đố kỵ, ghen ghét và không còn yêu thương em như trước. Người anh thất vọng, cảm thấy bản thân mình chẳng có chút tài năng nào “tôi luôn thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”. Cả gia đình chú ý, quan tâm, chăm sóc cho đứa em gái tài năng còn người anh cảm thấy bản thân đã trở thành người ngoài cuộc. Bởi vậy, bất cứ hành động nào trước đây là đáng yêu của em gái thì hiện tại lại làm người anh “gắt um lên” “chỉ thấy nó chọc tức”… Ở đây, người anh đã tự cô lập mình khỏi gia đình. Phải chăng chính điều ấy càng làm tăng thêm thói ghen ghét, đố kỵ của người anh với cô em gái nhỏ Kiều Phương?

Dù nhận lại thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí tức giận của anh trai nhưng Kiều Phương vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến anh. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bức tranh mà Kiều Phương vẽ khi đi thi. Không phải bố, không phải mẹ, mà chính là người anh trai mà cô bé hằng yêu quý. Nhìn bức tranh ấy ta không thấy một người anh hay mắng mỏ, quát nạt, đố kị với tài năng của em, mà là một người anh hoàn hảo, đang “ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà con rất mơ mộng nữa” . Đó là hình ảnh một người anh yêu thương em hết mực với tâm hồn trong sáng, đầy suy tư. Đây là bức chân dung anh trai hoàn hảo trong suy nghĩ của Kiều Phương. Đứng trước bức tranh vẽ chính mình người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ tột cùng. “Trong mắt em mình lại hoàn hảo đến vậy ư?” Người anh xấu hổ vì đã cáu giận với em, xấu hổ vì thói đố kỵ và xấu hổ trước sự trong sáng, tấm lòng bao dung, nhân hậu em dành cho mình. Để rồi khi mẹ hỏi, cậu đã nói: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu nói đầy xúc động và chân thật, đó cũng là lúc người anh hiểu được những lỗi lầm của mình, hiểu được tấm lòng em gái dành cho mình.

Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỷ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của từng nhân vật.

Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.

Vì nó là em gái tôi

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 25)

Tạ Duy Anh là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế hệ trước. Văn của ông đậm chất cảm xúc và gợi mở lòng người bằng sự chân thực, trải nghiệm và cảm xúc thực tế. 'Bức tranh của em gái tôi' là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai qua sự ngây thơ và trong sáng của một đứa trẻ.

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh của Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa, được người anh trai đặt biệt danh là Mèo. Qua lời bộc bạch đó, chúng ta cảm nhận được suy nghĩ và cảm xúc của người anh trai.

Khi thấy em tự sáng tạo ra màu vẽ, người anh trai cho rằng đó là hành động bình thường của trẻ con. Nhưng khi phát hiện tài năng thực sự của em, anh bắt đầu cảm nhận sự mặc cảm và ghen tị. Anh cảm thấy bản thân bị lãng quên, khi mọi sự chú ý đều dành cho em gái, khiến anh ngày càng xa lánh em hơn.

Người anh cứ tưởng rằng khi người em gái nhận được sự đối xử như vậy sẽ cảm thấy ghét mình. Nhưng thực tế lại không như vậy, em vẫn yêu thương anh trai hết mực, điều đó được thể hiện qua bức tranh “anh trai tôi”. Một bức tranh thấm đẫm tình cảm mà em dành cho anh. Không phải là lúc anh cáu gắt hay ghen tị với em, mà trong bức tranh ấy, hình ảnh của người anh lại hiện lên đẹp đến thế. Đó là một người anh trai luôn yêu thương em, luôn hoàn hảo trong mắt em gái. Khi nhìn thấy bức tranh đó, niềm tự hào mãnh liệt được dâng lên trong lòng người anh – đó là sự tự hào, niềm hãnh diện mà người anh không thể diễn tả bằng lời, và đó cũng chính là sự xấu hổ đối với em gái và chính bản thân mình vì những hành động dại dột và nông nổi. Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Anh xấu hổ vì con người thật của mình không xứng đáng với người ở trong tranh.

Những suy nghĩ trong đầu của người anh trai cứ như muốn bùng lên mà không thể diễn đạt bằng lời: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em đấy”. Chính tâm hồn đẹp đẽ và sự yêu thương của em gái đã làm cho người anh nhận ra lỗi lầm.

Khép lại câu chuyện, tác giả đã cho thấy nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, nhận thức được sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một sự giác ngộ lớn. Thông qua đó, tác giả muốn truyền đạt một bài học sâu sắc về lòng bao dung và tình cảm yêu thương sâu sắc của con người.

Phân tích Bức tranh của em gái tôi (Mẫu 26)

Một trong những tác phẩm khá tiêu biểu khi viết về tình cảm gia đình là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh.

Truyện kể về hai nhân vật chính: người anh và cô em gái - Kiều Phương, một cô bé có năng khiếu về hội họa. Kiều Phương giống như nhiều đứa trẻ khác, là một cô bé nghịch ngợm, và với người anh, đó là điều bình thường, anh gọi em là Mèo. Nhưng khi chú Tiến Lê - một họa sĩ, là bạn thân của bố Kiều Phương, phát hiện tài năng hội họa của em, mọi người trong gia đình từ ngạc nhiên, đến bất ngờ, rồi chú ý đổ dồn vào em. Điều đó khiến người anh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình không có bất kỳ tài năng nào. Thậm chí, anh còn cảm thấy ghen tị, đố kỵ với em gái.

Chỉ khi nhìn thấy bức tranh giành giải Nhất của Kiều Phương, người anh cảm thấy từ ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ. Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình. Tác giả mô tả rất tinh tế: “Trong bức tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời xanh. Mặt chú bé tỏa ra một ánh sáng rất đặc biệt. Tư thế ngồi của chú không chỉ thể hiện sự suy tư mà còn rất mơ mộng” để bộc lộ tâm trạng của người anh. Anh “giật mình. Không hiểu sao tôi phải bám chặt tay mẹ. Ban đầu là ngạc nhiên, sau đó là hãnh diện, rồi là xấu hổ”. Người anh tự hỏi: “Dưới mắt em, tôi hoàn hảo như vậy ư?”. Và nhờ bức tranh, anh nhận ra lỗi của mình.

Truyện kể từ góc nhìn của người anh trai, với một lối kể hồn nhiên, tạo ra sự tin cậy và chân thực cho độc giả. Đặc biệt, tác giả mô tả tâm lí nhân vật rất tinh tế. Độc giả cảm thấy như mình trở thành nhân vật qua từng câu chữ. Ngôn từ tự nhiên, bộc lộ tình cảm của nhân vật.

Như vậy, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện ý nghĩa về tình cảm anh em. Tác phẩm thể hiện phong cách riêng của nhà văn Tạ Duy Anh.

1 72 lượt xem