Top 35 mẫu Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 102 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

I) Dàn ý viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Dàn ý viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 1)

1. Mở bài Hiểu sâu hơn về câu tục ngữ
- Phân tích ý nghĩa của các từ ngữ 'lá lành', 'lá rách'
- Trình bày nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ, với thông điệp rõ ràng: Tình yêu thương là liên kết quan trọng trong giao tiếp giữa con người; mọi người cần biết quan tâm, che chở, và hỗ trợ những người gặp khó khăn.

2. Thân bài

 Thảo luận về thông điệp của câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách'
- Mô tả cách tình yêu thương hiện hữu trong xã hội...

3. Kết bài

 

Dàn ý viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách'

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ

- Giải thích những từ ngữ 'lá lành', 'lá rách'

- Giải thích nội dung ý nghĩa cả câu: Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc: Trong mối quan hệ giữa người với người, tình yêu thương luôn là sợi dây gắn kết; con người cần biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

b. Bàn luận nội dung câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách'

- Nêu biểu hiện của tình yêu thương.

- Vì sao con người cần phải yêu thương lẫn nhau?

+ Tình yêu thương có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Tình yêu thương là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết.

+ Tình yêu thương sẽ đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người.

- Lật lại vấn đề: Trong xã hội hiện nay, vẫn còn tồn tại những con người sống vô tâm, vị kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không hề biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc người khác.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Con người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trước những khó khăn, hoạn nạn.

- Tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ.

3. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Liên hệ bản thân.

Nghị luận Lá lành đùm lá rách (12 mẫu ...

 

II) Các bài văn mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 1)

Từ thời xa xưa, bên cạnh tinh thần đoàn kết quốc gia, tình yêu thương cũng là sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam, như một phần của 'dòng máu lạc Hồng'. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' đã truyền đạt một bài học sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.

Như ta đã biết, 'lá lành' là những chiếc lá nguyên vẹn, tươi tắn, là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Ngược lại, 'lá rách' là những chiếc lá hư hại, thậm chí xấu xí do thời tiết hoặc sâu bọ gây ra. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' là thông điệp về sự đan xen giữa cuộc sống hạnh phúc và bất hạnh. Cuộc sống con người, giống như cành cây, luôn có những mảnh đời khác nhau, từ hạnh phúc đến khó khăn. Câu tục ngữ này nhấn mạnh về tình yêu thương và sự giúp đỡ giữa những người khác nhau.

Tình yêu thương giữa con người được thể hiện qua nhiều hành động đẹp và ý nghĩa. Có thể là những hành động anh hùng như cứu người khỏi nguy hiểm, hoặc đơn giản như giúp đỡ người già qua đường, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm. Dù hành động khác nhau, nhưng tất cả đều là những biểu hiện của tình yêu thương, là sức mạnh kỳ diệu.

Khi chia sẻ ngọn lửa và ấm áp của tình yêu thương, con người có thể vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm. Năm 1945, sau khi giành chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhân dân Việt Nam đối mặt với nạn đói, khiến hơn hai triệu người chết đói. Nhờ tình yêu thương, những phong trào nhân đạo như 'Hộp cứu đói', 'Một nắm khi đói bằng một gói khi no',... đã giúp dân tộc vượt qua khó khăn. Tình yêu thương còn tạo ra tinh thần đoàn kết, khi quan tâm và sẻ chia, con người thấu cảm, thấu hiểu, và gần nhau hơn. Những hoạt động quyên góp như 'Tết ấm tình thương', 'Quỹ vì người nghèo', 'Hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam',... làm giảm khoảng cách giữa mọi người. Tình yêu thương mang lại hạnh phúc khi chia sẻ và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Ngoài những người hỗ trợ, sẵn sàng chia sẻ, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, vô cảm trước nỗi đau của người khác. Lối sống này làm mất đi ý nghĩa cuộc sống, niềm vui, và tạo ra sự lạnh lẽo. 'Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương'. Chúng ta cần phê phán và lên án lối sống này.

Để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần quan tâm, đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Điều này không chỉ tạo ra hơi ấm trong trái tim những mảnh đời bất hạnh, mà còn mang lại hạnh phúc cho bản thân. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: 'Sống trong đời sống cần có một tấm lòng'. Để ngọn lửa tình thương lan truyền mạnh mẽ hơn, cần tham gia các phong trào quyên góp, ủng hộ, và thực hiện giá trị nhân văn trong xã hội.

Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' chứa đựng bài học sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ. Như học sinh - là tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức về vai trò của tình yêu thương, lắng nghe, quan tâm, và đồng cảm với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn trong xã hội.

 

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 2)

   Dân tộc ta lớn lên trên dải đát hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc giả, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém, ... Cứ mỗi lần vượt qua một khó khan, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống.

    Lá lành đùm lá rách

   Ta cần tìm hiểu ý nghãi và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gửi của ông cha để lại?

   Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khan thiếu thốn, hoạn nan. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay sở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

   Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói 'Lá lành đùm lá rách' là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa nhừng người vốn chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng trên cùng một đất nước. Tuy có 'lành' có 'rách' nhưng cũng là 'lá'. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là 'lá lành đùm lá rách'. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghãi, có thể giúp cho người họa nạn vượt qua cơn hoạn nạn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi tỉnh, mỗi huyện một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

   'Lá lành đùm lá rách', đó là cách sống và đạo lý đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nột để mãi mãi tồn tại vừng vàng. Người ta nói: 'Miếng khi đói bằng gói khi no'. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khan còn chia sẻ cả với người nhiều khó khan hơn. Giá trị nhân bản là ở đó.

   Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai chục năm trở lại đây, truyền thống 'lá lành đùm lá rách' đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê ghớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ ... làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học ... bị phá hủy. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khan, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé.

   Một khía cạnh nào đó, hành động 'Lá lành đùm lá rách' không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà chính là giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người khác, làng khác, tỉnh khác ... vượt lên khó khan, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, 'Lá lành đùm lá rách' không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà đã trở thành một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Hằng ngày, vẫn có những người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dưỡng người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khan, một người tàn tật, ... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

   'Lá lành đùm lá rách', câu nói ngày xưa chỉ mang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùng bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rông lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn đinh hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

   Riêng bản thân em, câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng lép, ngoài giờ học còn phải vất cả phụ giúp cha mẹ kiếm sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khan. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghãi lớn hơn.

   'Lá lành đùm lá rách' thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lý. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng phát huy.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 3)

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Tinh thần yêu thương đó đã được ông cha ta đúc kết từ lâu đời qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Lá lành đùm lá rách là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn. Chúng ta ai cũng biết, cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại đó là trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, sự đoàn kết để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 4)

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết đúng với nghĩa cử cao đẹp: Lá lành đùm lá rách.

Lá rách là những chiếc lá bị tổn thương, bất hạnh không còn được nguyên vẹn. Câu nói là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn, từ đó đề cao tinh thần đoàn kết của con người. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.

Bên cạnh đó, người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn đối với con người: Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời. Từ những ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết, mỗi chúng ta hãy sống và đoàn kết với nhau để đất nước này ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá ...

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 5)

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mất mát và đau thương để dành lấy độc lập và tự do như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình sống và chiến đầu, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhân dân ta đã thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của cha ông ta trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”

Trong cuộc sống hiện nay, “lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ có ý nghĩa gần với thực tế, không hề xa xôi, đâu đâu chúng ta cũng thấy tình yêu thương giữa người với người.

Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” chúng ta cùng đi “bóc' từng lớp nghĩa của nó để hiểu chính xác nhất nội dung.

Hẳn chúng ta đều biết đến công đoạn gói bánh chưng, bánh giầy ngày tết. Lớp lá dong bên ngoài sẽ ôm lấy từng hạt gạo nếp trắng tinh,thơm phức. Chúng ta cần đến 2, 3 lớp lá để gói bánh, lớp trong cùng sẽ là những chiếc lá bị rách để tiết kiệm lá, tiếp đến là chiếc lá lành, còn nguyên vẹn ôm lấy bên ngoài. Như vậy “lá lành đùm lá rách” hiểu theo nghĩa đen thật đơn giản và dễ hiểu.

Còn ở lớp nghĩa hàm ngôn thì chúng ta có thể lấy những ví dụ cụ thể trong thực tế để chứng minh. Trong xã hội luôn có những người nghèo khổ, bần hàn, miếng ăn, cái mặc cũng thiếu thốn. Bên cạnh đó là những người có địa vị, giàu sang, của ăn không hết. Những người nghèo đói cần sự giúp đỡ, đồng cảm của những người giàu có. Mặc dù là hành động nhỏ nhưng cũng chứng tỏ sự quan tâm của họ. Xã hội rất cần mọi người yêu thương, chia sẻ, bao bọc lấy nhau để cùng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phồn vinh hơn.

Như vậy câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã khiến cho người đọc liên tưởng đến tình yêu thương, bao bọc, chăm sóc,giúp đỡ lẫn nhau giữa những lớp người trong xã hội này. Từ xưa đến nay tư tưởng yêu thương, đùm bọc nhau đã được cha ông ta dạy bảo và muốn con cháu noi theo.

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng một giống nhưng chung một giàn

Thật vậy cha ông ta đã mượn hình ảnh “bầu và bí” để nói lên tình cảm gắn bó giữa người với người. Bởi rằng yêu thương nhau chưa bao giờ là điều thừa đối với mọi người. Nó sẽ làm nên sức mạnh to lớn nhất vượt qua tất cả.Hay như câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Xã hội muốn ấm no, hạnh phúc, đất nước muốn phồn thịnh thì tình yêu thương là điều mà mỗi người cần phải cố gắng bồi đắp và vun vén để giúp đỡ lẫn nhau. Tình thương yêu sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu máu và nước mắt, đã hi sinh vì sự độc lập về sau. Và tình yêu, sự bao bọc lấy nhau là điều rất cần thiết tạo nên sức mạnh bất diết, tạo nên làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả. Yêu thương và đùm bọc nhau sẽ là sức mạnh đoàn kết mãnh liệt nhất giúp dân tộc ta vượt lên tất cả.

Tuy nhiên yêu thương và giúp đỡ nhau phải xuất phát từ tâm, từ cái tình mang trong mình. Nhất quyết không được biến tình yêu thương, bao bọc đó thành hành động bố thí hay ban ơn. Và những người cần sự giúp đỡ, yêu thương cũng không được ỉ lại, trông chờ vào người khác mà không cố gắng tự hoàn thiện mình.

Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa răn dạy mỗi con người hãy không ngừng yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tấm lòng của mỗi con người sẽ góp phần xây dựng nên một xã hội giàu mạnh và văn minh hơn.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 6)

Tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật trong quan niệm sống của người xưa. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao thông dụng như: Thương người như thể thương thân, Nhiễu điều phủ lấy giá gương... Nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “lá lành đùm lá rách”. Đó là những bài học đạo lý làm người của những người cùng trong một nước, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh chưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất. Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro. Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn. Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

Trong cuộc sống không có ai sống lẻ loi một mình, họ phải có một quan hệ từ gia đình, làng xóm đến xã hội. Tuy lành hay rách cũng là lá, tuy “giàu sang” hay “nghèo hèn” cũng là con người. Những chiếc lá kia vô tri vô giác mà chúng còn biết che chở cho nhau huống chi con người. Do đó việc đùm bọc thương yêu nhau phải là một thái độ sống, phương châm sống của người. Sống với nhau phải biết cảm thông giúp đỡ lẫn nhau thì mới tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái. Đây là cơ sở, là nền tảng để xây đựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng chính là giúp đỡ mình mình vì mọi người, mọi người vì mình. Chẳng thế mà trong chiến tranh, trong thiên tai dân tộc ta đã làm tốt việc một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thế nhưng giúp đỡ đùm bọc người khác phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí coi khinh.

Dù sống ở miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha hương,... tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng 'hạt muối cắn đôi' với anh bộ độ Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Dù là quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, dân tộc ta đều giữ lấy tấm lòng vàng bao bọc, cưu mang đồng bào. Năm 2020, khi cơn đại dịch Virus Corona hoành hành, cả dân tộc Việt Nam đã cùng nhau chung tay đóng góp công sức, của cải để chung tay chống giặc virus và giành lại chiến thắng oanh liệt. Cuộc chiến chống giặc giữa thời bình đã một lần nữa làm chấn động năm châu, đưa Việt Nam sáng chói lên những tờ báo nước ngoài về một đất nước nhỏ bé mà giàu tình người.

Bên cạnh đó còn một số kẻ sống thiếu lòng nhân ái, quay lưng lại với cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào, đồng chí. Những hạng người này đáng lên án. Câu tục ngữ nêu bật một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó chính là lòng nhân ái bao la, con người chỉ sống tốt với nhau bằng lòng yêu thương mà thôi.

Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhằm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 7)

Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim 'dòng máu lạc Hồng'. Ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách'. Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.

Như chúng ta đã biết, 'lá lành' là những chiếc lá còn nguyên vẹn, tươi xanh, bởi vậy khi liên hệ đến cuộc sống của con người, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, may mắn. 'Lá rách' là những chiếc lá không còn vẹn nguyên, thậm chí đã trở nên xấu xí do tác động của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Những chiếc lá rách trở thành biểu tượng cho những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn. Trên cành cây, những chiếc lá xanh tươi, nguyên vẹn và những chiếc lá xấu xí luôn đan cài vào nhau. Cuộc sống của con người cũng vậy, bên cạnh những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy vẫn luôn có những mảnh đời bất hạnh và kém may mắn hơn. Như vậy, câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' đã thể hiện một bài học mang tính nhân văn cao cả về mối quan hệ giữa người với người: Những con người có cuộc sống may mắn, hạnh phúc cần biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh, khó khăn hơn mình.

Sự đùm bọc giữa người với người được thể hiện qua rất nhiều hành động khác nhau. Đó có thể là những việc làm, nghĩa cử hết sức cao đẹp như cứu sống tính mạng của người khác hay giúp đỡ người khác vượt qua những nguy hiểm, khó khăn,.... Đó cũng có thể là những hành động hết sức giản đơn như giúp đỡ một cụ già qua đường, hay lắng nghe, sẻ chia, quan tâm, từ đó thấu hiểu, động viên, truyền thêm sức mạnh để người khác vượt qua,... Dù khác nhau ở hành động nhưng những điều đó đều hết sức cao đẹp và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cho thấy sức mạnh kì diệu của tình yêu thương .

Khi truyền cho nhau ngọn lửa và hơi ấm của tình yêu thương, con người sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách và gian nan, nguy hiểm. Năm 1945, sau khi giành được chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng là lúc mà nhân dân ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là nạn đói với hậu quả là hơn hai triệu người bị chết đói. Nhưng rồi, nhờ tình yêu thương, hàng loạt phong trào mang tính nhân đạo đã được khởi xướng và thực hiện như 'Hũ gạo cứu đói', 'Một nắm khi đói bằng một gói khi no',... giúp dân tộc ta vượt qua thời kì gian nan. Tình yêu thương còn là một trong số những cội nguồn tạo ra tinh thần đoàn kết, bởi khi biết quan tâm, sẻ chia, con người sẽ có sự thấu cảm, thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như 'Tết ấm tình thương', 'Quỹ vì người nghèo', 'Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam',... đã thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt, tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Khi biết cho đi và sẻ chia cũng chính là lúc con người đem hơi ấm của tình thương để sưởi ấm trái tim của những mảnh đời bất hạnh; đồng thời đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình, giống như ai đó đã từng nói rằng: 'Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của con người'.

Tuy nhiên, bên cạnh những con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng dang rộng đôi tay để nâng đỡ, đôi vai để san sẻ cùng người khác thì trong xã hội hiện nay, vẫn có những con người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân và thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau, bất hạnh của người khác. Đây là lối sống mà chúng ta cần lên án, phê phán, bởi nó chính là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của con người mất đi ý nghĩa, niềm vui và dần trở nên lạnh lẽo, bởi 'Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương'.

Như vậy, để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần biết quan tâm, đồng cảm, sẻ chia và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm, giống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: 'Sống trong đời sống cần có một tấm lòng'. Đồng thời, để ngọn lửa của tình thương tạo ra hơi ấm và lan truyền hiệu ứng mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội, con người cần tích cực tham gia và các phong trào quyên góp, ủng hộ và cùng nhau cụ thể hóa, hiện thực hóa giá trị nhân văn cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 8)

Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho tàng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: 'Lá lành đùm lá rách.” Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ trên thế nào cho đúng?

“Lá lành, lá rách” là hai trạng thái sống tương phản của cỏ cây trong thiên nhiên. “Đùm” nghĩa là đùm bọc, bao bọc, che chở, bảo vệ. “Lá lành đùm lá rách”: Lá lành' đùm bọc, bao bọc. che chở, bảo vệ cho “lá rách' để cùng tồn lại trong một cơ thể sống của cây cỏ nước nắng gió, thời gian. “Lá rách” có được 'lá lành' đùm bọc, chở che thì đất trời mới có màu xanh, mới có sự sinh sôi nảy nở của thực vật. Hình ảnh bình dị, dân dã mà xúc động lòng người: sự đùm bọc của những người bình dân.

Nhân dân ta mượn cây cỏ làm ẩn dụ nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. “Lá lành” - biểu tượng nói về những con người có cuộc đời ấm no, hạnh phúc, vui tươi, khoẻ mạnh. “Lá rách”- biểu tượng chỉ những con người bất hạnh, đói rét, ốm đau. họan nạn... Lấy biểu tượng “Lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhắc nhắc nhở mọi người biết thương yêu, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Có thể nói, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nêu lên bài học đạo lí về tình thương nhằm giáo dục mọi người.

Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách” biểu dương cho mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó trong nhân gian ta từ bao đời nay. Cùng sinh sống trong một vùng quê, một đường phố, học chung một mái trường, với tình làng nghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đèn có nhau, ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ. Vì tình người và nghĩa đồng bào mà mọi người đều biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, biết sống đẹp “Lá lành đùm lá rách”.

Cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Khi gặp thiên tai, dịch, họa, lúc hoạn nạn... mọi người biết dựa vào nhau trên tình thương yêu. Nhờ thế mà cuộc sống đẹp đẽ hơn, đầy màu sắc ý vị hơn. Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thật sự bao giờ?

Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Mọi người trong cộng đồng phải biết tương thân tương ái để mưu cầu hạnh phúc và làm sáng đẹp đạo lí của dân tộc 'Thương người như thể thương thân”. Bài học mà câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách ' luôn luôn mới mẻ với mọi người. Nó nhắc ta biết hướng thiện và làm việc thiện.

Tính nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.

Tình thương phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu. bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng... lá lành đùm lá rách là như vậy. “Gia huấn ca ' tương truyền là của Nguyễn Trãi có những vần thơ đầy tình người:

'Tiếng rằng ngày đói, tháng đông,
Thương người bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng '...

Mấy chục năm chiến tranh, bão lụt cơ hàn triền miên... thế mà nhân dân ta vẫn vượt qua để đi tới. Phong trào giúp đỡ miền Trung bị bão lụt, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, trẻ mồ côi, phong trào xoá đói giảm nghèo... do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được đông đảo nhân dân ta hưởng ứng nhiệt liệt. Một ngày công, một quyển vở, một chiếc áo... gửi tặng nói lên tấm lòng thơm thảo nghĩa tình, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

'Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không ''.

Tình thương người được nhân lên dưới ánh sáng cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Đó không chỉ là câu thơ đẹp mà còn là tấm lòng đẹp, tình nhân ái, nghĩa đồng bào, đồng chí và là biểu hiện sâu sắc nhất: 'Lá lành đùm lá rách'.
Câu tục ngữ đã nêu lên một triết lí sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phấn đấu vì một mục tiêu cao cả: dân giàu nước mạnh. Đến với một ngày mai tốt đẹp ấy, mọi người Việt Nam càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Đời đã đẹp và tình người càng thêm đẹp.

Cung cấp một bàn tay giúp đỡ

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 9)

Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai, dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá

Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người, đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.

Đọc câu tục ngữ ấy lên, chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta. Đó là dùng lá cây lá chuối chẳng hạn để gói hàng. Nếu lá bị rách, người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.

Đó là nghĩa đen, nghĩa thực của câu tục ngữ. Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn, thuận lợi, cuộc sống xuôi chèo mát mái. Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận. Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn, gieo neo.

Với nội dung vừa nói, câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội. Thật vậy, đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, người xưa còn truyền đời các câu:

“Chị ngã em nâng”.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác, chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ, đùm bọc, chở che người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội, cháy nhà, bệnh tật…

Những người có địa vị cao, trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện, giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công, khi thất bại. Có cái tính thương người như thể thương thân ấy, thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân, tương ái. Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái. Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc, Pháp thuộc và Mĩ thuộc, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định, đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này. Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh, bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên. Cả người được giúp đỡ cũng vậy, không nên ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng lười. Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại, tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ, trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, dịch họa, thiên tai.

Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 10)

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S cong cong đầy nắng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống thấm đượm nhân văn: Lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách.

Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé. Khi đất nước đối diện với cơn đại dịch Corona chết người, Việt Nam đã dang rộng vòng tay đón những Kiều bào về nước chữa trị; những nhà hảo tâm ra sức quyên góp ủng hộ chống dịch cho các bệnh nhân... Đó là những biểu hiện cao đẹp của một dân tộc bé nhỏ mà giá trị đạo đức vô cùng vĩ đại, khó cường quốc nào có thể sánh bằng.

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 11)

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh... đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách' là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.

Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói bánh ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh 'lá lành', 'lá rách' ờ đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. 'Lá lành' là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại 'lá rách' là con người lúc sa cơ, thất thế nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.

Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước thì thương nhau cùng

Hay:

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sống ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:

Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn báo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.

Và một điều quan trọng nữa là 'lá lành đùm lá rách' nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.

Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.

Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 12)

Trong quan niệm sống của người xưa, tình cảm tương thân tương ái là một đặc điểm nổi bật. Bên cạnh những câu tục ngữ ca dao như 'Thương người như thể thương thân', 'Nhiễu điều phủ lấy giá gương', câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' là bài học để nhân dân ta thường nhắc nhở nhau về đạo đức làm người, phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

'Lá lành' được tượng trưng bởi những chiếc lá xanh tươi, nguyên vẹn, biểu thị cho những người có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ và may mắn. Trái lại, 'lá rách' là những chiếc lá đã bị xé rách, thậm chí trở nên xấu xí do sâu bọ hoặc thời tiết. Biểu tượng này đại diện cho những người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn hơn. Tuy nhiên, trên cành cây, những chiếc lá xanh tươi và lá rách vẫn cùng đan cài vào nhau, tương tự như cuộc sống con người, bên cạnh những người may mắn vẫn luôn có những người bất hạnh và kém may mắn hơn. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' gợi lên hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh ú nơi những lá lành bao bọc bên ngoài và những lá rách bên trong. Từ đó, ta suy nghĩ đến con người, với những người giàu có và những người nghèo khổ. Những người giàu có cần phải giúp đỡ những người khó khăn, vì nếu không được giúp đỡ, họ sẽ không bao giờ có cơ hội cải thiện hoàn cảnh sống của mình. Thương người như thể thương thân là điều tất yếu. Điều này là truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại.

Trong cuộc sống, không ai sống một mình. Chúng ta cần quan tâm đến quan hệ gia đình, hàng xóm và xã hội. Dù giàu hay nghèo, chúng ta đều là con người. Chúng ta cần có thái độ sống và phương châm sống là đùm bọc và thương yêu lẫn nhau để tạo nên tình đoàn kết tương thân tương ái. Điều này là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Giúp đỡ mọi người cũng là giúp đỡ chính mình, vì chúng ta cần nhau và phải giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, việc giúp đỡ phải dựa trên tình cảm trong sáng, tốt đẹp, không phải là sự bố thí và coi khinh.

Dù ở miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược, hoặc là Việt kiều ở nước ngoài, tất cả đều là con em của đại gia đình Việt Nam. Các đồng bào của các dân tộc Tây Nguyên đã từng đồng hành với anh hùng Cụ Hồ trong thời gian chống Mỹ. Tình yêu thương và đoàn kết của các dân tộc là cơ sở của tình yêu đất nước. Do đó, chúng ta càng nhận ra trách nhiệm của mỗi người trong việc đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã được truyền lại từ đời này sang đời khác, và vẫn giữ được giá trị và ý nghĩa của nó. Đó là bài học về tình thương, về tương thân tương ái và lòng nhân ái, là đạo đức và nhân sinh, giúp mọi người sống hòa thuận, đoàn kết và hạnh phúc hơn.

Giải thích câu tục ngữ Lá Lành Đùm Lá ...

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 13)

Tình thương là phẩm chất đẹp của người Việt Nam, đặc biệt là biểu hiện cao quý của đạo lý dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt vời về tình thương. Kho tàng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: 'Lá lành đùm lá rách”.

Từ câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách', nhân dân ta dùng hình ảnh cỏ cây để nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. cỏ cây là biểu tượng của sự sống trong thiên nhiên. 'Lá lành' đại diện cho những người sống đầy đủ, hạnh phúc và khỏe mạnh, trong khi 'lá rách' đại diện cho những người khó khăn, bất hạnh và đau đớn. Tuy nhiên, bài học mà tục ngữ này muốn truyền tải đó là sự đùm bọc, giúp đỡ, tương thân tương ái giữa con người với con người. Tương tự như cách lá lành đùm bọc cho lá rách để giúp chúng tồn tại, đất trời mới có sự sống và sinh sôi nảy nở của thực vật. Vì vậy, nhân dân ta cũng cần biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cùng xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và lâu dài.

'Lá lành đùm lá rách' là một bài học đạo đức về tình thương, giáo dục mọi người. Điều quan trọng là tình thương phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, chứ không chỉ là những lời nói. Việc chăm sóc và giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, đau thương và khó khăn là cách để thể hiện tình thương. Ngoài ra, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho những người bị thiên tai, dịch bệnh cũng là cách để thể hiện tình thương. Tình thương không phân biệt đối tượng, không quan tâm đến giàu nghèo, mà chỉ cần cảm thấy tình người thì sẽ giúp đỡ nhau.

'Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng... lá lành đùm lá rách là như vậy'. Có thể hiểu rằng giúp đỡ người khác không cần phải là những việc lớn lao, mà những việc nhỏ bé, bình dị cũng có thể có tác dụng rất lớn đối với người khác.

Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác, vẫn có những người sống ích kỉ và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Những lối sống như vậy cần bị lên án và phê phán, bởi chúng là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của con người mất đi ý nghĩa và trở nên lạnh lẽo.

Để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần biết quan tâm, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đồng thời, để lan tỏa tình thương trong xã hội, con người cần tích cực tham gia các hoạt động quyên góp và ủng hộ giá trị nhân văn cao đẹp. Chúng ta là thế hệ mầm mống tương lai của đất nước, cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và biết lắng nghe, quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh để lan tỏa tình thương mạnh mẽ hơn trong xã hội.

Trên đây là một số bài văn nghị luận xã hội tiêu biểu về câu tục ngữ lá lành đùm lá rách biết luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 14)

Dân tộc ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp đáng nể. Một trong những đức tính quan trọng và tốt đẹp đó chính là tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau được thể hiện thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

“Lá lành đùm lá rách” chính là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn để bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn. Đây cũng chính là một phẩm chất tốt đẹp gìn giữ hàng nghìn năm nay mà thế hệ con cháu chúng ta cần phát huy.

Cuộc sống này dù ở bất cứ thời đại nào cũng vẫn có nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên, mọi người ai ai cũng giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách” là người chia sẻ, đồng cảm với những mảnh đời khó khăn và có hành động thiết thực để giúp đỡ họ.

Một tấm gương lá lành đùm lá rách mà ai trong chúng ta cũng biết đến hoặc nghe qua đó chính là nữ ca sĩ Thủy Tiên. Giữa lúc bão lũ miền Trung đang diễn biến phức tạp, cô đã không ngần ngại khó khăn đứng lên quyên góp tiền và đi vào tâm lũ để giúp đỡ bà con. Chính hành động cao đẹp của chị đã làm gương cho nhiều mạnh thường quân khác đứng lên và đi về miền Trung cứu trợ,…

Tuy nhiên, bên cạnh những người có lòng thương cảm đó, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với thói ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua. Lại có những người khi được người khác giúp đỡ thì trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào họ mà không chịu vươn lên… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

“Lá lành đùm lá rách” là một nghĩa cử cao đẹp của con người trong đời sống. Chúng ta hãy đối xử với người khác bằng cả tấm lòng chân thành, giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách (Mẫu 15)

Từ xa xưa, tình yêu thương cũng là một trong những liên kết tinh thần giữa những người Việt Nam cùng chủng tộc 'lạc Hồng'. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' là minh chứng cho bài học sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.

Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' nhấn mạnh rằng, những người có cuộc sống hạnh phúc và may mắn cần phải giúp đỡ, sẻ chia và đùm bọc những người bất hạnh và khó khăn hơn mình. Điều này có thể được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau, từ những việc giúp đỡ lớn như cứu sống người khác, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn đến những hành động giản đơn như giúp đỡ một cụ già qua đường hoặc lắng nghe, chia sẻ và quan tâm để động viên, truyền sức mạnh cho người khác vượt qua khó khăn. Dù có khác nhau trong hành động, những điều này đều mang ý nghĩa sâu sắc và cho thấy sức mạnh của tình yêu thương.

Dân tộc ta luôn giữ tấm lòng vàng, bao bọc và cưu mang đồng bào, bất kể trong chiến tranh hay hòa bình, quá khứ hay hiện tại. Vào năm 2020, khi đại dịch virus Corona lan rộng, cả dân tộc Việt Nam đã cùng nhau đóng góp sức lực và tài sản để đánh bại virus và giành chiến thắng. Cuộc chiến chống lại dịch bệnh đã khiến Việt Nam được nhiều tờ báo nước ngoài ca tụng vì tinh thần đoàn kết và sự giàu tình người của đất nước.

Tuy nhiên, vẫn có một số người thiếu lòng nhân ái, bỏ qua cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào và đồng chí. Những người này đáng bị chỉ trích. Câu tục ngữ tôn vinh truyền thống đẹp của dân tộc ta, đó là lòng nhân ái bao la, vì chỉ có tình yêu thương mới giúp con người sống tốt với nhau.

Trong thời đại hiện đại, khi xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt, câu tục ngữ này vẫn giữ được giá trị của nó và cần được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Câu tục ngữ đã trở thành một bài học đạo đức về tình thương và tương thân tương ái, giúp mọi người sống với nhau hòa thuận và đoàn kết hơn.

1 102 lượt xem