Top 35 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 208 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ

I) Dàn ý viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Dàn ý viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 1)

1. Mở bài

Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

2. Thân bài

  • Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

3. Kết bài

Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ, ý nghĩa của nó đối với người đọc.

 

Dàn ý viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 2)

1. Mở bài giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

2. Thân bài trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

3. Kết bài khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

toplist.vn

II) Các bài văn mẫu viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 1)

R. Ta-go là một nhà thơ nổi tiếng người Ấn Độ. Một trong những tác phẩm của ông mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là Mây và sóng. Em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Lời mời gọi khiến cho em bé vô cùng tô mò và mong muốn được khám phá thế giới đó: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mặc dù thế giới của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng thú vị, hấp dẫn nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối. Bởi vì em “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi cho thấy sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, em bé đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trò chơi sẽ giúp em được ở bên cạnh mẹ, không phải rời xa. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

 

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 2)

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 3)

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 4)

Với tình yêu tha thiết dành cho những câu chuyện cổ tích, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã tái hiện lại một thế giới cổ tích Việt Nam sống động qua áng thơ “Chuyện cổ nước mình”. Đây là bài thơ nổi tiếng được đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông và gắn bó với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam và cũng là một trong những bài thơ em yêu thích nhất. Chuyện cổ nước mình nuôi dưỡng cho mỗi người tình yêu, sự tự hào về kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết của bà, của mẹ là một trong những kí ức tuyệt đẹp, nuôi dưỡng tuổi thơ, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ tấm bé. Đó là kết tình của truyền thống dân tộc tương thân tương ái, nghĩa tình thủy chung sắt son, ở hiền gặp lành, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... những truyền thống được lưu truyền tự ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Qua đó, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa ra lời khẳng định những câu chuyện cổ tích đã trở thành hành trang quan trọng đi theo mỗi con người Việt Nam suốt hành trình cuộc đời. Những bài học nhân văn sâu sắc chức đựng trong câu chuyện cổ tích ấy chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 5)

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 6)

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha. Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng. Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 7)

Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 8)

“Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ có độ dài khắc khác nhau, từ đó khiến cho bài thơ giống như một câu chuyện được kể lại - điều này đã góp phần tạo ra yếu tố tự sự. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, “Mây và sóng” đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 9)

Nhà thơ Ta-go đã gợi lên trong em những cảm xúc trìu mến về tình mẫu tử thiêng liêng qua bài thơ Mây và sóng. Hình ảnh đứa trẻ nhỏ ở trong bài thơ hiện lên thật ngô nghê nhưng chứa chan tình thương yêu dành cho mẹ của mình. Là một đứa trẻ, những trò chơi, những nơi vui chơi mới lạ, những ngày chỉ có rong chơi không phải học tập thật hấp dẫn biết bao. Thế nhưng, người con đã cưỡng lại được những lời mời gọi hấp dẫn ấy của người trên mây, trong sóng. Bởi, đối với người con, hơn tất cả những điều ấy chính là người mẹ đang chờ đợi ở nhà. Nghĩ đến mẹ, tất cả những trò chơi đều trở nên kém hấp dẫn. Người con còn tự nghĩ ra những trò chơi thú vị, để được ở cùng mẹ, được lăn vào lòng mẹ, được cùng mẹ cười tan. Những điều giản dị, mộc mạc ấy khiến người con vui sướng khôn cùng. Bởi chỉ cần được ở bên mẹ là đã hạnh phúc lắm rồi. Tình cảm thuần túy, nồng ấm ấy của người con khiến em như được nhìn thấy chính mình. Bởi em cũng yêu mẹ của mình lắm, cũng vui sướng lâng lâng khi được mẹ ôm vào lòng, thủ thỉ trò chuyện. Thật tuyệt biết mấy khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ!

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 10)

Bài thơ 'Con là' của tác giả Y Phương đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc. Tình cảm sâu sắc mà người cha dành tặng cho đứa con của mình - nội dung chính trong tác phẩm này đã khiến em có những trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về người cha thân yêu của mình. Qua những biện pháp so sánh hết sức gợi hình, gợi tả như: 'to bằng trời', 'nhỏ bằng hạt vừng', 'sợi tóc', người cha đã định nghĩa sự quan trọng của đứa con đối với bản thân mình - con là tình yêu to lớn của đời cha những cũng vô cùng bé nhỏ, non nớt, cần sự chăm bẵm, yêu thương.. Và kể từ giây phút con chào đời, những cảm xúc trong đời cha đã gắn liền với con, dù cha buồn, vui hay hạnh phúc đều liên quan đến con. Hơn cả tình yêu to lớn của cha, tác phẩm Con là... còn nói lên, vị trí, tầm quan trọng của mỗi đứa con trong gia đình: là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai. Điều đó khiến em ý thức được trách nhiệm của bản thân khi là thành viên trong gia đình: phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, cùng chung tay giữ gìn mái ấm gia đình thật bền chặt.

Trường THCS Bình Chánh

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 11)

Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp. Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm, nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 12)

Bài thơ Quả ngọt cuối mùa là bài thơ mà em học từ hồi tiểu học, nhưng đến nay vẫn còn nhớ như in. Tác giả Võ Thanh An đã khắc họa hình dáng của một người bà hiền từ, yêu thương con cháu. Tuổi đã cao nhưng vì thương con, yêu cháu mà bà tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn cây ăn quả. Khi đã có trái chín, bà lại lắng lo, bảo vệ quả khỏi sương giá, khỏi chim ăn. Dáng vẻ của người bà với mái tóc phù sương, phải chống gậy ra vào kiểm tra chùm quả khiến em rơm rớm nước mắt vì quá xúc động. Không chỉ người bà trong bài thơ, mà người bà của em, của rất nhiều những người khác cũng vậy. Lúc nào bà cũng yêu thương con cháu, có gì ngon cũng để dành cho con cháu. Sự hi sinh cao cả, tình yêu thương bao la ấy của bà đã chạm đến trái tim của em, khiến em luôn nhớ mãi những vần thơ ấy về bà.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 13)

Tôi rất thích bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa. Tác phẩm bao gồm lời hát của bà và lời hát của cháu. Mở đầu lời của bà là câu “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” như lời nhắc nhở rằng con người cần biết tôn trọng tự nhiên, không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Câu thơ tiếp “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” nhắc đến một quan niệm trong dân gian. Khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Quan niệm trên tuy chưa có căn cứ về tính xác thực nhưng tôi đã cảm nhận được sự trân trọng, nâng niu của con người trong cách đối xử với cây cối. Tiếp đến là những câu hát của cháu, với cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”. Lời thơ gợi ra tình cảm yêu mến, gắn bó và coi trọng như một người bạn. Đánh thức trầu là bài thơ tuy đơn giản nhưng sâu sắc, ý nghĩa.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 14)

Mây và sóng là một bài thơ khiến em rất xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Nhà thơ Ta-go đã mượn lời người con để giãi bày những yêu thương, quý mến, quyến luyến dành cho người mẹ của mình. Bạn nhỏ trong bài thơ đang ở một độ tuổi đam mê trò chơi và khao khát khám phá. Ấy vậy mà khi được người trên mây và người trong sóng rủ đi chơi xa thì bạn ấy lại từ chối. Bởi việc được thỏa thích vui chơi nhưng phải rời xa mẹ khiến bạn ấy không thể vui được. Đối với bạn nhỏ, chỉ cần được ở bên cạnh mẹ, được chơi đùa cùng mẹ thì đó đã là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất. Trò chơi đơn giản đến mấy, chỉ cần được chơi với mẹ thì cũng trở nên thú vị lạ kì. Cảm xúc thích thú, vui vẻ ấy được bộc lộ trực tiếp qua một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, ngây thơ khiến em như được đồng điệu cùng tâm hồn bạn nhỏ. Chính những rung động ấy khiến em yêu thích bài thơ Mây và sóng vô cùng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 15)

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ viết theo thể thơ tự do mà em ấn tượng nhất. Bài thơ với các câu thơ dài ngắn bất đồng, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền. Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé nhìn” xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động của em. Em đang chờ mẹ, chờ sự xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng liêng như thế đó.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 16)

Bài thơ mà em đặc biệt yêu thích là bài thơ Quạt cho bà ngủ. Bài thơ là lời của bạn nhỏ ngoan ngoãn với nhưng sự vật xung quanh mình. Bạn nhỏ ấy đã ngồi quạt mát cho bà yêu dấu nằm nghỉ. Hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ cầm chiếc quạt nan phe phẩy vừa mộc mạc, lại đáng yêu. Cùng với bạn nhỏ, mọi sự vật trong ngồi nhà đều nằm im, cùng bạn nhỏ giữ sự yên tĩnh cho giấc ngủ của bà. Những vần thơ ấy đã khắc họa được sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho người bà của mình. Đọc bài thơ, em bỗng nhớ về người bà yêu quý của mình. Lần tới, khi về thăm bà, em cũng sẽ giống như bạn nhỏ, ngồi quạt cho bà ngủ ngon.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 17)

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 18)

Trong những bài thơ đã được học, em yêu thích nhất bài 'Lời của cây' của Trần Hữu Thung. Tác giả đã khéo léo sử dụng thể thơ bốn chữ, cách ngắt nhịp 2/2 quen thuộc, gieo vần chân làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc. Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình cất lên khi nghe lời tâm tình của mầm cây. Khổ cuối bài là lời của mầm cây khi đã trưởng thành, cây xanh cất tiếng nói của chính mình vào bản hòa ca cuộc sống. Bằng sự gần gũi, giao cảm đầy tinh tế với thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, nâng niu, trân trọng của mình với sự sống. Những câu thơ tha thiết yêu thương đã đem lại cho em biết bao xúc cảm. Thiên nhiên và con người như hoà làm một, gần gũi và gắn bó. Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ 'Mầm đã thì thầm', 'Nghe mầm mở mắt' khiến những hoạt động, trạng thái của mầm cây càng trở nên sinh động. Lời mời gọi tự nhiên mà thân thuộc 'rằng các bạn ơi' và cách ngắt nhịp 1/3 trong khổ cuối bài thơ đã thể hiện khao khát mãnh liệt, mong muốn được mọi người thấu hiểu của loài cây. Tác phẩm 'Lời của cây' tuy ngắn gọn nhưng đã gửi gắm tới mỗi chúng ta một thông điệp đầy sâu sắc: Hãy lắng nghe lời của thiên nhiên để biết yêu thương, nâng đỡ và bảo vệ. Mỗi loài cây, mỗi mầm sống dù là nhỏ bé đều mang trong mình một sứ mệnh, nó góp phần tạo nên sự sống, tạo nên màu xanh đất trời.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 19)

Bài thơ Những cánh buồm là một tác phẩm viết về tình cảm cha con vô cùng ấn tượng. Tình phụ tử trong tác phẩm thơ này không hoa mĩ, mà mộc mạc, chân chất. Hình ảnh người cha dịu dàng dắt tay con đi trên bãi cát, mỉm cười và âu yếm xoa đầu con nhỏ, rồi ân cần trả lời những câu hỏi ngô nghê của con thật ấm áp biết bao. Dưới sự dẫn lối của cha, bao khát vọng về thế giới rộng lớn ngoài kia đã được khơi gợi lên trong lòng người con nhỏ bé. Đứa trẻ ấy dựng lên ước mong khám phá những điều kì lạ ở bến bờ xa xôi. Và còn mang theo cả những ước mơ còn chưa thành hiện thực của bố nữa. Tình cha con ấy thật giản dị mà cũng thật ấm áp. Dường như ta có thể cảm nhận được điều ấy ở mọi người cha trên thế gian này. Đó chính là ý nghĩa lan tỏa mạnh mẽ của tác phẩm thơ Những cánh buồm đến cho người đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 20)

Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ 'Ngưỡng cửa' của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.

Viết đoạn văn viết lại cảm xúc về một ...

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 21)

Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất Tây Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc liệt nhất của trận chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắp nhịp, gieo vần phóng khoáng, linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào hùng, tâm thái lạc quan của quân ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái tiền phương” giữa chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung cảnh đậm chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương” với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và gần gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân của hậu phương, của quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững tay súng, chắc bước chân. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân rời đi hướng Trường Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại hào hùng. Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời hẹn gặp mặt tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ đoàn tụ với nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là một thời thề mang nặng quyết tâm của người lính. Những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ cười và đôi mắt trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng và hi vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ đã kể lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom đạn, giúp em cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu được những hi sinh cùng khát vọng của những người lính và cả hậu phương trong chiến tranh.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 22)

Trong các bài thơ đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tác phẩm thơ được viết theo thể tự do, với các câu thơ ngắn dài khác nhau. Có những câu thơ chỉ gồm một chữ mà thôi. Chính điều đó tạo nên sự hấp dẫn ngay từ “dáng vẻ” cho bài thơ. Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng một loạt các hình ảnh nhân hóa về đàn gà, ông trời, mây, đàn kiến, bụi tre, hàng bưởi, sấm chớp… trong cơn mưa. Khiến cho trận mưa rào trở nên thật sinh động và thú vị. Mọi âm thanh, hình ảnh vốn tầm thường, qua đôi mắt nhí nhảnh của nhà thơ đã trở nên hấp dẫn lạ kì. Chính nhờ bài thơ Mưa, mà em trở nên thích thú hơn với hình ảnh những cơn mưa rào mùa hạ.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 23)

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 24)

Bằng tình yêu gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã vẽ lại đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn màu vào trong áng thơ Việt Nam quê hương ta. Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện ngay từ lúc lựa chọn thể thơ để sáng tác. Thể thơ được lựa chọn là thể lục bát - thể thơ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta. Đó là những biển lúa trù phú rộng mênh mông, là những cánh cò lững lờ bay qua sóng lúa, là những ngọn núi cao lập lờ sau vườn mây, là những ngày nắng chan hòa, với hoa thơm quả ngọt suốt cả bốn mùa. Trên mảnh đất thần tiên ấy, là những con người kiên cường, lương thiện. Khi có chiến tranh, họ dũng cảm đứng lên để bảo vệ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Hòa bình, họ lại trở về với hình dáng chân chất, thật thà, làm bạn với ruộng vườn, dòng sông. Thật đáng quý, đáng tự hào biết bao. Những tình cảm tha thiết ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã hiện lên trọn vẹn qua bài thơ. Đồng thời đã tạo nên được một nhịp ngân dài đồng điệu triệu triệu trái tim khác trên mảnh đất Việt Nam. Đó là nhịp đập của những trái tim yêu nước.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 25)

Bài thơ 'Lời của cây' của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên. Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Theo thời gian, cây đã trưởng thành hơn, mầm non thành lá bé xanh tươi, 'bập bẹ' tiếng nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế 'hạt nằm lặng thinh', 'mầm mở mắt',... kết hợp cùng các động từ 'nghe', 'ghé tai',... không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây. Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ 'Lời của cây' vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 26)

“Con là…” - một tác phẩm hay của Y Phương viết về tình mẫu tử. Bài thơ là lời của người cha nói với đứa con. Tình yêu to lớn của cha dành cho con được cụ thể hóa bằng hình ảnh “to bằng trời:, “nhỏ bằng hạt vừng”, “sợi tóc” gợi cho người đọc nhiều suy tư. Bên cạnh đó, nhà thơ còn nói lên vị trí, tầm quan trọng của mỗi đứa con trong gia đình. Con là sợi dây hạnh phúc dù mỏng manh, nhưng lại có sức mạnh to lớn để buộc đời cha với mẹ. Sợi dây đó đã liên kết hai con người không cùng dòng máu trở nên gắn bó, để họ cùng nắm tay nhau vượt qua những sóng gió, chông gai của cuộc đời và xây dựng mái ấm hạnh phúc. Qua đây, tôi cũng ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ, đó là sự yêu thương và trân trọng. Bài thơ ngắn gọn, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc và giá trị.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 27)

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha. Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng. Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 28)

Bài thơ “Con là” của Y Phương là tâm sự của người cha dành cho con, từ đó thể hiện tình phụ tử thắm thiết. Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ thơ đều được bắt đầu bởi cụm từ “Con là” với “nỗi buồn”, “niềm vui”, “sợi dây hạnh phúc”. Chúng ta có thể hiểu rằng, chính con đã giúp cha cảm thấy nỗi buồn dù có “to bằng trời” cũng sẽ được lấp đầy, niềm vui dù chỉ “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng chẳng bao giờ ăn hết. Không chỉ vậy, con còn là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết giữa ba mẹ, hai con người không có máu mủ trở nên gắn bó, giữ gìn tổ ấm của mình. Bài thơ ngắn gọn, nhưng khi đọc lên người đọc có thể cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 29)

Bài thơ “Con là…” của Y Phương đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Con là” để nhấn mạnh vai trò của con đối với cha trong cuộc sống. Khi con là “nỗi buồn”, dù có to lớn bằng “trời” thì nhờ có con thì mọi nỗi buồn cũng sẽ được lấp đầy. Khi con là niềm vui, dù chỉ nhỏ bé như “hạt vừng” thì niềm vui ấy lúc nào cũng hiện hữu trong ngôi nhà ấm áp. Đó là những niềm vui bất tận và vĩnh cửu của cha. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết cha và mẹ. Trong cuộc sống có nhiều sóng gió, nhưng nhờ có con mà cha và mẹ sẽ luôn ở bên nhau, cùng nhau bảo vệ và che chở con. Có thể thấy rằng, đối với người cha, con là những điều vừa to lớn, vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa thật lớn lao. Với giọng thơ chân thành và tha thiết, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Lời nhắn nhủ yêu thương cũng chính là bài học đầu đời để con khắc ghi, trân trọng tình cảm gia đình.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 30)

Nhà thơ Y Phương đã có một tác phẩm thơ vô cùng ý nghĩa về tình cha, đó là tác phẩm “Con là…”. Bài thơ này chỉ gồm ba khổ thơ ngắn, nhưng lại chứa đựng cả một trời bể tình cảm ấm áp của người cha dành cho con mình. Ba hình ảnh so sánh xuất hiện vừa mộc mạc, chân chất lại gần gũi dễ hiểu. Chính sự giản đơn ấy, khiến cho tình cảm của người cha trong bài thơ càng trở nên thuần khiết và dễ cảm nhận hơn. Người cha ấy xem đứa con là tất cả. Con là niềm vui cũng là nỗi buồn của cha. Con cũng là sợi dây gắn kết cho hạnh phúc của cha và mẹ. Hình ảnh so sánh tương phản thú vị mà nhà thơ sử dụng, như “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha. Rằng dù con thật nhỏ bé, nhưng lại có vị trí vô cùng to lớn trong lòng cha, không gì lay chuyển được. Những dòng thơ mộc mạc trong “Con là…” ấy đã khiến em vô cùng yêu thích và cảm động. Bởi nó đã giúp em hiểu và cảm nhận được tình thương của những người làm cha, trong đó có cả cha yêu quý của em.

Viết đoạn văn viết lại cảm xúc về bài ...

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 31)

Đến với bài thơ “Con là…”, tác giả Y Phương đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình. Người cha trong bài đã gửi gắm lời nhắn nhủ với đứa con bé bỏng, từ đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc. Cụm từ “Con là” được nhắc lại ở đầu mỗi khổ thơ để khẳng định tầm quan trọng của đứa con đối với người cha. Khi con là “nỗi buồn”, thì dù nỗi buồn đó có to lớn bằng trời nhưng vì có con, nỗi buồn đó cũng được xua tan đi. Khi con là “niềm vui”, thì dù niềm vui đó có nhỏ bé như hạt vừng, nhưng vì có con, niềm vui đó lại trở nên thật mãnh liệt, và tồn tại vĩnh cửu. Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biến động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn. Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu. Như vậy, tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 32)

Với tình yêu tha thiết dành cho những câu chuyện cổ tích nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xây dựng một thế giới truyện cổ tích Việt Nam sống động qua tác phẩm 'Truyện cổ nước mình'. Đây là một trong những bài thơ em yêu thích nhất. Đây là tác phẩm nuôi dưỡng cho mỗi người tình yêu sự tự hào về kho tàng văn học quý báu của nước ta những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn với mỗi chúng ta khi còn nhỏ. Trở thành những ký ức tuyệt đẹp giáo dục con người biết cách sống, kể cho mỗi chúng ta từ khi mới lọt lòng những câu chuyện, đó là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc tình nghĩa thủy chung, ở hiền gặp lành. Những truyền thống đó được gửi gắm qua những câu chuyện cổ tích để nhắn nhủ con cháu đời sau hãy sống trở thành người có ích. Qua bài thơ nhà thơ khẳng định những câu chuyện cổ tích đó đã trở thành hành trang quá trình trưởng thành của mỗi con người Việt Nam. Những bài học nhân văn sâu sắc chứa đựng trong mỗi câu chuyện sẽ luôn trường tồn cùng với thời gian. Qua tác phẩm Truyện cổ nước mình chúng ta cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta đã xây dựng đồng thời khiến cho người đọc thêm yêu những câu chuyện ấy.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 33)

Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam. Bài thơ được sáng tác năm 1936 trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. “Ông đồ” là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.

Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi giắt bút chì

Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “Bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “Bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “Tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của 2 câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

“Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn của văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai.

Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “Ông đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường không ai hay” nếu như trước đây là “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như huấn cao trong chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)

Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc

Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Mở đầu bài thơ tác giả viết “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “Bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 34)

Một trong những tác phẩm hay của Y Phương là “Con là…”. Nội dung của bài thơ là tâm sự của người cha dành cho con, từ đó thể hiện tình phụ tử thắm thiết. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Nhờ có đứa con, mọi nỗi buồn đều được xua tan đi, mọi niềm vui đều trở nên mãnh liệt. Không chỉ vậy, con còn là sợi dây gắn kết giữa ba mẹ, để hạnh phúc mãi lan tỏa trong ngôi nhà yêu thương. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Những hình ảnh giản dị, giọng thơ nhẹ nhàng đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm gia đình thiêng liêng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 35)

“Ta đi tới” là một bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Và với Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên…, đó là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Hay cả một đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” quả là một tác phẩm hay, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 36)

Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 37)

Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chính niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn, đó là niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nền độc lập cho Tổ quốc. Không chỉ vậy, tác giả còn gửi gắm lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”, phải sống sao cho xứng đáng với cội nguồn đó.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 38)

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 39)

Khi đọc bài thơ “Con là…” của Y Phương, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và yêu thích. Tác giả sử dụng giọng thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh giản dị nhưng lại chan chứa biết bao yêu thương. Điệp ngữ “Con là” ở đầu mỗi khổ thơ muốn nhấn mạnh được vai trò của đứa con. Dù là “nỗi buồn” có to lớn bằng “trời” thì cũng sẽ được lấp đầy, vơi dần đi. Dù là “niềm vui” chỉ bé nhỏ như “hạt vừng” thì cũng sẽ luôn tồn tại, hiện hữu mãi trong ngôi nhà yêu thương. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết mối quan hệ giữa cha và mẹ, để gia đình mãi luôn ấm yên, hạnh phúc. Bài thơ đã giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Bài thơ ngắn nhưng để lại dư âm to lớn với người đọc, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 40)

Đến với bài thơ “Con là…”, tác giả Y Phương đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình. Người cha trong bài đã gửi gắm lời nhắn nhủ với đứa con bé bỏng, từ đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc. Cụm từ “Con là” được nhắc lại ở đầu mỗi khổ thơ để khẳng định tầm quan trọng của đứa con đối với người cha. Khi con là “nỗi buồn”, thì dù nỗi buồn đó có to lớn bằng trời nhưng vì có con, nỗi buồn đó cũng được xua tan đi. Khi con là “niềm vui”, thì dù niềm vui đó có nhỏ bé như hạt vừng, nhưng vì có con, niềm vui đó lại trở nên thật mãnh liệt, và tồn tại vĩnh cửu. Con còn là “sợi dây hạnh phúc” giúp cha và mẹ trở nên gắn bó, thấu hiểu hơn. Trong cuộc đời nhiều biến động, đôi lúc vô tình cha và mẹ dần xa nhau, nhưng nhờ có con là kết nối mà cha mẹ lại trở nên gắn kết hơn. Sợi dây hạnh phúc nơi con dù “mảnh hơn cả sợi tóc” nhưng lại bền chặt hơn tất thảy, đưa cha mẹ về với những yêu thương ban đầu. Như vậy, tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Em hãy tưởng tượng mình là người ...

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 41)

Lâm Thị Mỹ Dạ với bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ được mở đầu bằng lời khẳng định về tình yêu dành cho “chuyện cổ”: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Đồng thời, tác giả cũng ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa” - gửi gắm những bài học cho con cháu mai sau. Đó là lối sống tình nghĩa thủy chung hay sống hiền lành, nhân hậu thật đáng quý biết bao. Nhân vật trữ tình trong bài - “tôi” đã có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp tôi hiểu thêm về quá khứ vẻ vang của dân tộc. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu thơ ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung ra về truyện cổ tích với chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Từ đó, nhà thơ gửi gắm về cách sống của con người Việt Nam từ ngàn đời này. “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Có thể thấy, bài thơ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Khi đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi đã hiểu được vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích “chuyện cổ” nước mình, để từ đó tôi cũng biết yêu quý và trân trọng nhiều hơn.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 42)

“Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” của nhà thơ Anh Ngọc là một bài thơ thú vị. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân vật “tôi” dành cho con mèo của mình. Mở đầu, tác giả đã khắc họa hình ảnh con mèo đang nằm ngủ trên ngực của “tôi” hiện lên đầy sinh động qua các chi tiết: “đôi mắt biếc trong veo, hàm răng nhọn hoắt, móng vuốt khép lại, ngủ như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ”. Tác giả đã có một so sánh thật độc đáo, hình ảnh con mèo nằm ngủ trên ngực giống như một đứa trẻ, đang nằm ngủ say giấc. Qua đó, người đọc cảm nhận được vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh của con mèo. Và tâm trạng của nhân vật “tôi” trước hình ảnh này là niềm hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương dành cho con mèo của mình: “Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi/Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc”. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhằm diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” lúc này, trái tim trở nên mềm mại, tan chảy trước vẻ đáng yêu con mèo. Đến khổ cuối, tác giả đã sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ “ngủ đi” cùng với hoán dụ (đôi tai vểnh ngây thơ, cái đuôi dài bướng bỉnh, hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo - chỉ con mèo) và ẩn dụ (con hổ con kiêu hãnh) nhằm diễn tả sinh động vẻ đẹp hình thể và tính cách của con mèo, gợi liên tưởng thú vị sâu sắc cho người đọc. Đọc bài thơ, chúng ta có những cảm xúc thật đẹp đẽ, cũng như rút ra được bài học cẩn phải sống yêu thương các loài động vật hơn.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 43)

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 44)

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 45)

“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen như “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn đoàn kết đấu tranh để chống lại kẻ thù xâm lược. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đó là những phẩm chất mà chúng ta luôn cảm thấy tự hào, cần được gìn giữ và phát huy. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 46)

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 47)

Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 48)

Một trong những bài thơ tôi cảm thấy vô cùng yêu thích là “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu. Khung cảnh làng quê Việt Nam đã hiện lên vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng dưới ngòi bút của tác giả. Và giậu hoa bìm chính là hình ảnh đã gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ đó. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên qua những câu thơ ngắn gọn mà giàu hình ảnh. Ở hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã đặt ra câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?” nhưng thực chất là bộc lộ tâm trạng. Đó là nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu và quê hương của tác giả. Bài thơ đã đem đến cho tôi thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 49)

“Hoa bìm” là một bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Đầu tiên, tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên làng quê với những sự vật quen thuộc, gần gũi. Hình ảnh “giậu hoa bìm” có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai... mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Có thể thấy rằng, chúng ta đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôn. Để rồi từ đó, tất cả những hình ảnh bình dị nhất, gần gũi nhất đã hiện về trong kí ức của tác giả. Đó có thể là chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Hay là mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Và cả cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Hay bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả hiện lên dưới đôi mắt hồn nhiên mà mở đầu là hình ảnh giậu hoa bìm. Đến hai câu thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm về một người bạn đã xa. Câu hỏi tu từ như để gửi gắm nỗi lòng còn chất chứa trong tâm trí của nhà thơ. Một câu hỏi đặt ra nhưng chỉ dội lại những bâng khuâng nơi lòng người hỏi. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Hoa bìm” đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 50)

Một bài thơ dù đã học từ khá lâu rồi nhưng em vẫn rất yêu mến và nhớ rõ, chính là Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An. Bài thơ không quá dài, nhưng đã đủ để khắc họa hình ảnh về một người bà tảo tần, giàu tình yêu thương và đức hi sinh cho con cháu. Người bà ấy đã tóc sương da mồi, đi lại phải chống gậy nhưng vẫn tự tay vun xới cho khu vườn để có những quả cam chín ngọt cho con cháu. Bà để dành những quả ngon nhất lại con cháu, ngày đêm ra ngóng vào trong để quả không bị chim ăn. Tình thương của bà thể hiện qua những hành động như vậy chứ không qua những lời nói ngọt ngào hoa mỹ. Sự mộc mạc ấy của bà khiến em yêu quý vô cùng. Hình ảnh người bà trong Quả ngọt cuối mùa là hình ảnh quen thuộc của những người bà trong trái tim của mọi người, trong đó có em. Chính vì vậy, bài thơ đã ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim của em - điều mà khó có tác phẩm nào thay thế được.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 51)

Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, mỗi người đều có thêm một bài học quý giá. Bài thơ gồm hai phần là lời hát của người bà và lời hát của người cháu. Lời hát mở đầu của người bà: “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” khẳng định con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Tiếp đến “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian - mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Điều này cho chúng ta thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. Những câu hát của người cháu lại giúp người đọc thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”... Bài thơ ngăn gọn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 52)

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 53)

Mưa là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một cơn mưa rào ập đến bật chợt. Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 54)

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ rất hay và ý nghĩa của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Là một bài thơ dành cho thiếu nhi, tác giả không sử dụng nhiều các từ ngữ hoa mĩ hay những biện pháp tu từ bóng bẩy. Từng hình ảnh trong bài thơ đều rất mộc mạc, giản dị và sáng trong. Đọc bài thơ, em như được nghe bà kể chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Rằng thuở ấy trái đất mới hình thành, chẳng có gì cả, chỉ đặc một màu tối tăm. Sau đó trẻ em đã đến với trái đất. Sau đó, mới xuất hiện những ánh sáng, cỏ cây, dòng sông, bố mẹ, ông bà, thầy cô, mái trường. Tất cả đều xuất hiện bởi trẻ em “cần”. Từ đó, bài thơ không chỉ là một cách lý giải dí dỏm và thú vị về nguồn gốc của con người. Mà hơn hết, bài thơ còn là nơi thi sĩ Xuân Quỳnh gửi gắm những yêu thương dành cho các bạn nhỏ. Bà mong rằng, cũng như trong bài thơ, tất cả mọi người hãy quan tâm, yêu thương các bạn nhỏ thật nhiều. Vì các bạn ấy chính là tương lai của chúng ta. Với giai điệu thơ nhẹ nhàng như đang kể chuyện, cùng hình ảnh thơ trong sáng, Chuyện cổ tích về loài người đã đem đến cho em những cung bậc cảm xúc thật tuyệt vời.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ (Mẫu 55)

Một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất là “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do với những hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ. Trong những câu thơ mở đầu, tác giả đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hai hình ảnh đối lập giữa “bóng cha” và “bóng con” thật ngộ nghĩnh, dễ thương nhưng cũng góp phần khắc họa được sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi người con nhìn về phía chân trời và hỏi cha rằng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm nhân vật con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Nghe thấy lời đề nghị của con, người cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn đó. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Có lẽ mỗi bạn đọc đều sẽ bắt gặp được hình ảnh của bản thân trong nhân vật người con. Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

1 208 lượt xem