Top 35 mẫu Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 78 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng

I) Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng

Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 1)

1. Mở bài

Giới thiệu hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh

Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyền. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dùng mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

2. Thân bài

Nghị luận về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

Giải thích hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

  • Không có tinh thần học tập
  • Chán nản trong học tập
  • Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
  • Đến trường thì không tập trung
  • Về nhà không chịu học

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh hiện nay:

  • Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục tiêu phấn đấu, không có ước mơ,...
  • Gia đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,...
  • Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,...
  • Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hội tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,...

Thực trạng của học sinh lười học các môn xã hội hiện nay:

  • Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
  • Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
  • Thành tích học tập ngày càng giảm

Biện pháp tránh hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

  • Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
  • Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn
  • Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

  • Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
  • Ra sức học tập và làm việc

 

Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề lười biếng

2. Thân bài

- Lười biếng: Tình trạng mất hứng thú, không muốn tập trung vào công việc, hay bất kỳ hoạt động nào, chần chừ, ngại khó, ngại khổ.
+ Lười biếng không chỉ là thói quen mà còn có thể trở thành một 'căn bệnh' khó chữa, mang lại hậu quả to lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Nguyên nhân:
+ Bị ám ảnh bởi giải trí: Trò chơi điện tử, mạng xã hội, video thu hút sự chú ý, làm cho con người trở nên khép kín hơn, thích những trò chơi đó và ngần ngại ra khỏi nhà, trở nên lười biếng. Những thói quen này khiến chúng ta mất tập trung và dần dần trở thành lười biếng.
+ Sự bảo bọc quá mức của gia đình: Trẻ con cần được chăm sóc nhưng sự bảo bọc quá mức của cha mẹ khiến chúng ỷ lại, không chịu hành động, suy nghĩ, và ngại khó, ngại khổ.

- Dấu hiệu:
+ Trong học vấn: Từ chối học bài, thường tìm cách gian lận trong kỳ thi và kiểm tra
+ Trong công việc: Thiếu sự tìm kiếm kiến thức, lựa chọn ỷ lại vào đồng nghiệp
+ Trong công việc nhà: Quan lo lắng với việc dọn dẹp nhà cửa, duy trì không gian sạch sẽ

- Hậu quả của lười biếng:
+ Sự tiến triển trong học tập và công việc bị chậm trễ, không thể đạt được sự tiến bộ.
+ Dẫn đến các hành vi xã hội tiêu cực như trộm cắp, cướp giật do thiếu tiền tiêu xài.
+ Gặp thất bại trong sự nghiệp, mất mát cơ hội phát triển.
+ Tạo ra hậu quả tiêu cực cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Liên quan: Hiện nay, đa số thanh thiếu niên tích cực, luôn tò mò khám phá và học hỏi. Tuy nhiên, số ít vẫn có xu hướng lười biếng.
- Bài học và giải pháp cho lười biếng:
+ Lên một kế hoạch chi tiết và thực hiện một cách nghiêm túc
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng hành để chung tay thực hiện mục tiêu
+ Chăm chỉ là chìa khóa để tiến tới ước mơ của chúng ta.

3. Kết bài

Tổng quan chung

 

Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 3)

1. Mở bài

Hiện nay, vấn đề lười biếng trong xã hội ngày càng phổ biến. Căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà còn ở nhiều người trong các độ tuổi khác nhau. Vậy căn bệnh này có nguy hại gì và tại sao lại có nhiều người mắc phải nó?

2. Thân bài

Lười biếng là thói quen ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… Căn bệnh này tạo thành thói quen và thành 'căn bệnh' nan y rất khó chữa, gây ra nhiều tác hại đối với cá nhân và cả xã hội. Lười biếng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm sự phụ thuộc vào những thứ có sẵn, bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm và sự phát triển vật chất kĩ thuật của xã hội. Biểu hiện của sự lười biếng có thể nhìn thấy ở nhiều lĩnh vực như công việc, học tập, và đời sống.

Tác hại của sự lười biếng là không mang đến sự thành công trong công việc và cuộc sống, gây ra nhiều khó khăn và chán nản, cũng như các tệ nạn xã hội. Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm chỉ và tập cho mình thói quen tốt trong công việc và đời sống, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích như mang lại cuộc sống sung túc, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại và giúp cho đất nước phát triển thịnh vượng hơn.

Để vượt qua sự lười biếng, ta cần phải có quyết tâm và nỗ lực để thay đổi thói quen của mình. Tập trung vào mục tiêu, tìm cách để đánh thức sự nghiêm túc trong mỗi công việc mà ta đang làm.

Việc tạo cho mình một lịch trình hoạt động hợp lý và kế hoạch làm việc cụ thể sẽ giúp ta không bị lười biếng và phân tán trong công việc.

Để có được tinh thần làm việc tích cực, ta cần phải rèn luyện thói quen làm việc hăng say, chủ động trong công việc, không để bản thân bị quản lý bởi thói quen lười biếng.

Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn động lực để tiếp tục hoàn thành công việc cũng rất quan trọng. Nếu ta cảm thấy khó khăn trong việc tự động kích thích bản thân, ta có thể tìm đến các nguồn động lực bên ngoài như đọc sách, xem video, tìm kiếm những câu nói hay để truyền cảm hứng.

Cuối cùng, đừng quên rằng, để tránh sự lười biếng, ta cần phải tạo cho mình một thói quen rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, giữ cho bản thân luôn trong trạng thái sáng suốt, đầy năng lượng để vượt qua mọi thử thách trong công việc và cuộc sống.

3. Kết bài

Sự lười biếng có thể là một trong những thách thức lớn trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta có thể vượt qua nó bằng sự quyết tâm, nỗ lực và những bước thay đổi tích cực. Hãy rèn luyện cho mình những thói quen tích cực để đánh bại sự lười biếng và đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 4)

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát vấn đề lười biếng trong xã hội hiện nay.
  • Căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi nào, có nguy hại gì?

2. Thân bài

- Giải thích.

  • “Lười biếng”: Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.
  • Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành 'căn bệnh' nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

- Bình luận:

+ Nguyên nhân của sự lười biếng:

  • Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.
  • Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).
  • Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.

+ Biểu hiện của sự lười biếng:

  • Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.
  • Lười biếng trong công việc.: Công việc nhà; Công việc công ty, tổ chức…
  • Lười biếng trong học tập: Không chịu tự học; Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu, khi làm bài kiểm tra...

- Tác hại của sự lười biếng:

  • Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.
  • Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.
  • Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”.
  • Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.
  • Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.

- Bình luận phản đề:

  • Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.
  • Tập cho mình thói quen tốt trong công việc/đời sống.
  • Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công.
  • Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.
  • Nếu cả xã hội đều chăm chỉ, thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng.

- Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân:

+ Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắc chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

+ Bài học: lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.

+ Nhận thức: không nên lười biếng.

+ Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng:

  • Tích cực rèn luyện các thói quen tốt.
  • Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.
  • Quyết tâm chăm chỉ.

3. Kết bài

- Khẳng định vấn đề lười biếng.

- Ví dụ kết bài: Bệnh lười biếng là một trong những căn bệnh nan y phải được chữa kịp thời, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn.

Dàn ý viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 5)

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề

2. Thân bài

- Giải thích: 'Lười biếng': là trạng thái chán nản, không muốn tập trung vào công việc hay bất cứ việc gì dù ở trong khả năng của mình, chần chừ, ngại khó, ngại khổ.

+ Lười biếng là thói quen và đôi khi trở thành một 'căn bệnh' khó chữa, gây nên những tác hại vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và cả xã hội.

- Nguyên nhân:

  • Bị chi phối bởi những thú tiêu khiển: Trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội, video thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người→ con người có xu hướng khép kín hơn, thích những trò chơi đó mà ngại ra ngoài, lười vận động, khiến chúng ta mất tập trung, lâu dần trở thành lười biếng.
  • Do sự bảo bọc của cha mẹ, người lớn: Trẻ em sinh ra còn yếu ớt, cần được chăm sóc, bảo vệ nhưng một số cha mẹ lại bảo bọc con cái quá mức khiến chúng dần ỷ lại, không chịu hành động, suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ.
  • + Do sự chần chừ: Lười biếng đôi khi xuất phát từ những việc rất nhỏ, sau đó tạo thành thói quen, ví dụ khi ta chần chừ nghe điện thoại, chần chừ làm bài khóa, bài luận, lâu dần ta sẽ quy định cho bản thân mình có thể ỷ lại, có thể chần chừ, biến ta thành kẻ lười biếng.
  • Ngoài ra, lười biếng cũng di truyền: Một số người bị mắc chứng thiếu hormone dopamine thể di truyền, họ không cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đạt được thành công nên lâu dần, họ trở nên lười biếng.

- Biểu hiện:

  • Trong học tập: Không chịu ôn luyện, không chịu học tập mà luôn tìm cách gian lận trong cái kì thi, kiểm tra
  • Trong công việc: Không chịu tìm tòi, ỷ lại vào đồng nghiệp
  • Trong công việc nhà: Không chịu lau dọn nhà cửa, nơi ở sạch sẽ

- Hậu quả của việc lười biếng:

  • Công việc và học hành bị trì trệ, không thể tiến bộ.
  • Mắc các tệ nạn xã hội, như trộm cắp, cướp giật do không đủ tiền tiêu xài.
  • Thất bại trong công việc, không thể vươn lên, đánh mất cơ hội
  • Gây nên những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, trở thành gánh nặng cho đất nước.

- Liên hệ: Hiện nay, đại bộ phận thanh thiếu niên có cho mình một suy nghĩ tích cực, luôn chịu khó khám phá, tìm tòi. Nhưng còn số ít các bạn trẻ có lối sống lười biếng.

- Bài học và cách khắc phục sự lười biếng:

  • Hãy lập một bản kế hoạch chi tiết, và thực hiện nó nghiêm túc
  • Tìm cho mình người bạn đồng hành để cùng thực hiện
  • Chăm chỉ sẽ giúp chúng ta vươn tới ước mơ của mình.

3. Kết bài

Khái quát chung

Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại, cách ...

 

II) Các bài văn mẫu viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 1)

Một trong những thói xấu mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống, chính là thói lười nhác, hay than vãn.

Chúng ta có thể gặp thói xấu này ở bất kì ai, ở độ tuổi nào. Đặc điểm chúng của họ là mỗi khi gặp phải khó khăn, rào cản trong cuộc sống, họ sẽ than vãn, ỉ ôi về những điều mình gặp phải, sau đó tiếp tục ngồi yên, mặc kệ mọi điều. Không chỉ vậy, thậm chí chỉ là những bất lợi nhỏ nhoi hay một vấn đề hơi phức tạp cũng đủ khiến họ bật chế độ đó. Thay vì đứng vậy, phân tích vấn đề, tìm ra giải pháp và vượt qua khó khăn đó, thì họ lại chọn cách than vãn, kể khổ, tự ghìm bước chân của mình lại, và không làm gì cả.

Thói lười nhác, hay than vãn là một thói xấu gây ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Nó thể hiện sự nhu nhược trong ý chí, nghị lực của bản thân người đó. Đồng thời cũng là một cách lảng tránh, chối bỏ hoàn cảnh thực tại, và tự tìm cho bản thân một lý do để hợp thức hóa việc từ bỏ, việc bàn lùi và sự thấy bại của bản thân. Từ đó, khiến người có thói xấu này dễ dàng gặp thất bại và khó chinh phục được thành công, ước mơ trong cuộc sống. Bởi ngay từ khi bắt đầu, một chút gian nan đã làm họ chùn bước rồi. Khi đó, họ sẽ mãi dẫm chân tại chỗ, thậm chí là đi lùi về sau. Tựa như một bạn học sinh, thấy việc học toán thật là khó, thấy các bài văn thật là dài, bèn ngồi than thở về chúng, rồi lười nhác không chịu bắt đầu. Dần dần, bạn ấy sẽ bị mờ nhạt về kiến thức, đạt điểm kém trong các bài kiểm tra. Nhưng không chỉ như vậy. Những cá nhân có thói lười nhác, hay than vãn, ngoài tự gây ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân, còn tạo ra những tác động tiêu cực cho cộng đồng. Bởi những người hay than thở, lại lười nhác sẽ dễ truyền cho người cạnh mình sự khó chịu, nhụt chí đó. Hơn cả như vậy, trong một tập thể có các cá nhân có thói xấu đó, thường sẽ bị kéo hiệu suất lùi về sau. Giống như một nhóm bốn người được giao nhiệm vụ tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của giá đỗ, nhưng có một bạn lúc nào cũng than thở về việc thật khó để tự trồng ra giá đỗ. Rồi bạn đó lại chẳng muốn thăm gia vào công đoạn nào, được phân công việc gì cũng thấy khó, không muốn làm vì lười biếng. Điều đó vừa làm nhóm giảm hiệu suất công việc, mà tinh thần tập thể cũng bị kéo xuống.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiêm túc xem thói lười biếng, hay than vãn là một thói hư tật xấu của con người. Từ đó tìm cách đào thải, loại bỏ nó khỏi xã hội. Mà trước hết, chính là từ bản thân của mỗi người. Để khiến bản thân thoát ra khỏi vùng trì trệ của sự lười nhác, thì mỗi người nên bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản và từ những điều mà họ yêu thích. Đồng thời tự thưởng cho bản thân những lời khen, những món quà nhỏ để khích lệ bản thân khi hoàn thành một mục tiêu nào đó. Ngoài ra, những người xung quanh như bố mẹ, thầy cô, bạn bè cũng cần phối hợp để giúp những cá nhân mắc phải thói xấu này vượt qua bản thân. Chẳng hạn như sự khích lệ tinh thần, những buổi tâm sự trò chuyện. Hoặc giao các nhiệm vụ phù hợp với năng lực của người đó. Tránh việc phân chia những nhiệm vụ quá khó, vượt xa khả năng người làm, khiến họ nhụt chí, lại trở về chu kì than vãn và lười nhác, mặc kệ mọi việc.

Thói lười biếng, hay than vãn nếu không được can thiệp và ngăn cản kịp thời, sẽ trở thành một mối nguy hại của cộng đồng và tập thể. Do đó, chúng ta nên có lối suy nghĩ và hành động tích cực, lành mạnh, tránh để bản thân mắc phải thói hư tật xấu này.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 2)

Lựa chọn con đường đi là điều đầu tiên mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để có thể đi hết con đường ấy bằng chính đôi chân, bằng nghị lực của bản thân mình thì cần cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ đạt được; nhưng nếu như lười biếng thì chúng ta sẽ không có gì hết. Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi.

Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành 'căn bệnh' nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó.

Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói cái gì không biết thì tìm kiếm trên google, chính mạng Internet đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu 'Cần cù bù thông minh' chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 3)

“Nhàn cư vi bất thiện”. Con người không chịu học tập, lao động ắt sinh ra thói xấu. Đó là chân lí muôn đời. Quả thực, bệnh lười vốn là thói xấu tạo ra muôn vàn tai ương cho cuộc sống.

Lười biếng tức là không muốn làm gì, không có chí tiến thủ, chỉ muốn “Há miệng chờ sung”, đợi người khác làm thay công việc của mình. Người lười biếng thường có xu hướng sống ỷ lại, thoái thác công việc, không chịu suy nghĩ hay lao động chân tay. Bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như lười học, lười làm, lười chăm sóc bản thân,… Nhưng tóm lại, nó đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Đầu tiên, lười biếng biến chúng ta thành những kẻ thất bại, lạc hậu.

Cuộc đời vốn là một đường đua, các nhân tài đang cạnh tranh nhau từng giờ từng phút. Trong khi mọi người xung quanh tích lũy tri thức thì người lười chỉ biết chìm vào thú vui của bản thân. Kết cục, họ trở thành kẻ ngu dốt, không được trọng dụng và sớm bị đào thải. Ngoài ra, lười biếng còn ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Lười đi liền với việc không có động lực. Nó khiến con người quen thói dựa dẫm, ích kỉ, đề cao cái tôi của bản thân hơn lợi ích của tập thể. Không dừng lại ở đó, vì tâm lí “Ngồi mát ăn bát vàng” nên nhiều kẻ biếng nhác còn sa vào tệ nạn xã hội.

Để thỏa mãn nhu cầu phút chốc của bản thân, muốn có tiền ăn chơi mà nhiều người phải trả giá cả cuộc đời sau song sắt. Đất nước chẳng thể phát triển bền vững, an ninh xã hội không được đảm bảo nếu có quá nhiều kẻ như vậy. Ý thức được tác hại của sự lười biếng, ta cần kiên quyết đấu tranh để bài trừ nó.

Mỗi cá nhân cần nghiêm khắc với chính mình, không nuông chiều bản thân quá mức, cố gắng học tập và trau dồi đạo đức. “Trên con đường thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng”.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 4)

Lao động luôn khiến con người cảm thấy vất vả. Nhưng nếu không lao động sẽ không có cuộc sống hạnh phúc. Thế giới này có được là bởi loài người đã không ngừng lao động trong mấy nghìn năm qua. Một khi quá trình này dùng lại, thế giới sẽ hoàn toàn sụp đổ. Bởi thế, Victor Hugo từng nói rằng: “Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”

Lười nhác hay lười biếng là trạng thái không thích vận động, ngại làm việc, ít chịu cố gắng, né tránh công việc, thích thụ hưởng sự nhàn hạ. Người lười nhác thường để bản thân mình nhếch nhác; tránh né công việc, ít chịu cố gắng, làm việc thì qua loa chiếu lệ, làm cầu thủ, làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lí do để che đậy cái hèn nhát và lười nhác của mình.

Ăn chơi là tiêu khiển bằng những thú vui vật chất như: bài bạc, hút xách, la cà nhậu nhẹt, trai gái, nghiện game… xem thường đạo đức và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống.

Ý kiến của nhà văn Victor Hugo nên lên tác hại to lớn của bệnh lười nhác và ăn chơi, đồng thời là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với mỗi con người. Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm dìm tắt cuộc dời con người.

Thói lười nhác của nhiều người mang lại những tai hại ghê gớm đối với bản thân họ và đối với xã hội. Bệnh lười nhác là một nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh về thể chất do không hoạt động như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim…

Không siêng năng, cần cù thì kết quả học tập và lao động của bản thân kém, dẫn đến những thất bại trong cuộc sống, tương lai nghèo khổ, trở thành gánh nặng của xã hội. Quá lười nhác làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu, tài năng không được phát huy, thiếu hụt vốn sống, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không, lúc làm thì đã trễ.

Bệnh lười nhác còn là nguyên nhân làm băng hoại nhân cách, “nhàn cư vì bất tiện”, có thể sống liều, dễ sa vào vòng tội lỗi. Người mắc bệnh lười nhác sẽ không được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

Thói ăn chơi, hưởng thụ cũng gây ra những hậu quả không kém gì bệnh lười nhác. Làm việc cho người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bạn bè và xã hội: những hành vi ăn chơi không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.

Ăn chơi, hưởng thụ nhiều làm cho sức khỏe bị suy giảm trầm trọng: Để thỏa mãn những thói ăn chơi, người ta sẵn sàng bán tài sản, bán cả danh dự, sự nghiệp của mình.

Bệnh lười nhác, thói ăn chơi, lối sống hưởng thụ không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội: gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và làm xuống cấp thuần phong mĩ tục, là gánh nặng của xã hội.

Lười nhác và ăn chơi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Người mắc bệnh lười biếng thường tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ bằng những trò chơi có hại; người thích ăn chơi tinh thần bạc nhược thường dẫn đến lười nhác.

Khi mắc cả hai thứ bệnh lười nhác và ăn chơi thì tác hại không chỉ là phép cộng mà là cấp số nhân, chắc chắn sẽ đưa con người đến vực thẳm, đến những tệ nạn xã hội, dẫn đến bệnh tật, tù tội, bế tắc không lối thoát, tử vong,…Lười nhác và ăn chơi hưởng thụ sẽ đưa con người đến vực thẳm của tội lỗi.

Lười nhác ở thanh niên không chỉ là hiện tượng tức thời mà đã trở thành căn bệnh nhức nhối thường xuyên của xã hội: lười học tập, lười thể dục để rèn luyện thân thể, lười lao động để phục vụ bản thân, lười suy nghĩ, thờ ơ, trể nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc, lười đọc sách báo để cập nhật tin tức…

Nạn ăn chơi của thanh niên đáng báo động, khá phổ biến, khá phức tạp với nhiều hình thức khác nhau, đã tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi, có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của xã hội.

Để chống lại căn bệnh lười nhác, ăn chơi và lối sống hưởng thụ, mỗi thanh niên cần phải dùng bản lĩnh để cai trị bản thân. Dùng tinh thần để động viên ý chí, nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ nhân cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Những yếu tố giúp con người thành công đó là có trí tuệ, có kĩ năng làm việc, niềm đam mê, tự tim, có bản lĩnh, quyết tâm cao,có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ tích cực với cuộc sống, có kĩ năng giao tiếp tốt, biết nắm bắt cơ hội, có khả năng làm việc tập thể. Bởi thế, muốn thành công không nên sống lười nhác, ỷ lại, hay dựa dẫm vào người khác mà phải hoàn thiện bản thân, nâng có ý chí, lao động chân chính, tự tạo ra cơ hội cho chính mình.

Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn dễ khiến con người sa ngã. Để không rơi vào trạng thái lười nhác, lối sống ăn chơi, phóng túng, cần phải luôn luôn đặt mục tiêu phấn đấu và phải quyết tâm hoàn thành cho bằng được. Lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của mình để say mê trong công việc.

Lập thời gian biểu về học tập, việc làm, việc chơi để từ đó đánh giá việc nào chưa làm và sẽ hoàn thành vào lúc nào. Tạo ra động lực, xem việc học tập và lao động là cần thiết để đạt đến ước mơ của mình. Áp dụng triệt để phương châm “việc hôm nay, chớ để ngày mai”.

Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Lao động là vinh vang. Chỉ có lao động mới mang lại cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Bởi thé, con người nên sống tốt hơn trước khi sống sướng hơn. Hãy luôn làm việc, vì làm việc là vinh quang, là cơ sở tạo ra mọi hạnh phúc của con người.

8 lý do khiến bạn luôn thấy lười biếng ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 5)

“Cần cù bù thông minh” là một trong những bài học hay mà cha ông ta để lại. Tuy nhiên ngược lại sự lười biếng vẫn như đang ăn sâu, như đang hiện hữu trong cả những thời đại. Lười biếng là gì? Sự lười biếng nó được xem như là một trong những trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, dường như là kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Lúc này đây ta như thấy được con người như chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Chẳng có một ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài khó nhọc. Đối với những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài không thuộc, bị điểm kém... Nguyên nhân tiếp theo kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ta có thể thấy được máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, chính những sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Quả thực có sự tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc nhanh chóng và tiện nghi. Và không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Thật không khó thấy và tìm kiếm những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Hay đó còn chính là những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm. Có thể nói được chính những sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Và đó là mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử những trò chơi đặc sắc trên điện thoại, máy tính,... Tóm lại chính trong mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời chính chúng ta cũng phải có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Hãy lập thời gian biểu một cách khoa học và phải có ý chí quyết tâm cao độ để có thể hoàn thành đúng tiến trình kế hoạch mình đặt ra. Tác hại của lười biếng không thể nhìn thấy ngay được nhưng chắc chắn nó sẽ là một hậu quả lớn không lường trước được. Thói bỏ bê, ỷ lại sẽ làm bạn khó có thể thực hiện ước mơ của mình. Hãy cố gắng chăm chỉ bởi có ai đó đã nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 6)

Bản chất của cuộc đời không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp. Thậm chí ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Để có thể vững bước trên con đường đó đòi hỏi mỗi người phải luôn cố gắng, nỗ lực và không được lười biếng.

Muốn đạt được thành công thì không thể lười biếng? Bởi lẽ, cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Vậy nên sự lười biếng sẽ khiến ta chùn chân trên đường đời đầy trắc trở. Nếu lúc nào ta cũng 'há miệng chờ sung', lười suy nghĩ và vận động thì sẽ không thể giải quyết được bất cứ việc gì. Lẽ thường, tất cả những thành tựu mà con người đạt được đều phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt chứ không thể tự dưng mà có. Trước khi trở thành một danh họa kiệt xuất, Leonardo Da Vinci đã chăm chỉ vẽ trứng mỗi ngày. Công việc này tưởng chừng như vô cùng nhàm chán, dễ khiến người ta bỏ cuộc. Thế nhưng, nhưng nhờ sự nỗ lực và kiên trì không ngừng nghỉ đó mà ông đã trở thành một danh họa nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Từ câu chuyện trên, ta rút ra bài học là cần chăm chỉ, nỗ lực mỗi ngày. Bởi vì cố gắng vươn lên sẽ giúp chúng ta tự làm chủ được cuộc sống. Khi đó, ta biết mình cần phải làm gì để đạt được thành công, không bị những lời nói bên ngoài chi phối. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ta có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, bổ ích. Việc học hỏi, cố gắng không ngừng chắc chắn sẽ giúp bản thân tích lũy được nhiều kiến thức, mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài và hướng tới tương lai thành công.

Vậy mà, một số người vẫn lười biếng, chưa làm đã sợ thất bại hay hễ gặp khó khăn là lùi bước. Còn có nhiều người đặt ra cho mình mục tiêu, ước mơ nhưng lại chỉ nỗ lực ảo. Thay vì bắt tay vào làm, họ lại trì hoãn hoặc dành thời gian vào những việc vô bổ. Vậy nên, họ sẽ không thể chinh phục được thành công.

Chẳng có thành công nào, đích đến nào dành cho những người không chịu cố gắng. Vậy nên mỗi chúng ta hãy kiên trì, quyết tâm, cố gắng để có thể đạt được những điều mà bản thân hằng mong muốn.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 7)

Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng. Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn. Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình. Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến. Đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 8)

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu: “Cần cù bù thông minh”, với mục đích đề cao sự chăm chỉ, cần mẫn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, ở xã hội nào cũng luôn tồn tại sự lười biếng. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hạn chế được sự lười biếng này?

Trước hết, chúng ta cần đi tìm hiểu: Sự lười biếng là gì? Đó là trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Vậy, nguyên nhân của sự lười biếng là gì? Theo tôi, lí do đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Trong con người ta luôn tồn tại phần “con” và phần “ người”. Đối với những người để phần “con” lấn át phần “người” sẽ dẫn đến việc chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc, chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Có ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài đâu cơ chứ? Nhưng những người có quyết tâm sẽ áp chế được sự lười biếng và ngồi dậy học bài. Còn những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài, bị điểm kém…

Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, chứ không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm.

Sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử, chúng ta tặc lưỡi: “chỉ chơi một chút thôi rồi học”. Cuối cùng thì “một chút” ấy là cả buổi học tối và chúng ta lại tự nhủ: “Thôi sáng mai dậy học.”. Tất nhiên, đa số câu “sáng mai dậy học” sẽ bằng với không học. Dần dà, sự lười biếng cứ ăn sâu, len lỏi và trở thành thói quen khó bỏ, trở thành bản chất. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khiến cho chúng ta không thể có được những thành công mà chúng ta mong muốn, dần dà nó sẽ khiến cho mỗi cá nhân ngừng trệ, không phát triển, dẫn đến hậu quả xấu cho toàn xã hội.

Như vậy, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Chúng ta cần lập thời gian biểu cho mình và thực hiện một cách nghiêm ngặt, tích cực rèn luyện khả năng tự làm – tự suy nghĩ, không quá phụ thuộc vào một thứ gì đó, một ai đó trợ giúp. Và quan trọng nhất là chúng ta phải có sự quyết tâm cao độ, quyết tâm chăm chỉ, quyết tâm loại bỏ sự lười biếng, quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực.

Thi thoảng lười biếng sau những ngày học tập, làm việc thì không xấu, nhưng để lười biếng trở thành căn bệnh thì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ. Mỗi người trong chúng ta cần phải nhận biết tác hại của sự lười biếng, cần luôn luôn tự nhắc nhở bản thân biết vượt qua sự lười biếng, hoàn thiện bản thân và phấn đấu để đạt được ước mơ của mình.

Cha mẹ bất lực vì thói quen lười biếng ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 9)

Theo bạn, trên con đường chinh phục ước mơ thì rào cản lớn nhất của con người là gì? Đó chính là sự lười biếng. Từ bao đời nay, sự lười biếng luôn mang đến cho con người nhiều tác hại to lớn trực tiếp làm tổn hại đến con người. Lười biếng là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ chỉ chạy theo những thú vui của bản thân. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Đây là một tính xấu mà chúng ta cần đào thải. Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, lâu dần khiến ta tự ti, mất niềm tin vào bản thân và nhận lấy thất bại trong cuộc sống. Bệnh lười biếng tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Sự lười biếng là liều thuốc độc làm hại con người, nó khiến cho chúng ta trở nên bị động hơn, nuông chiều bản thân hơn, khi không tập trung phát triển bản thân ta sẽ dễ bị lạc lối, tụt hậu và sớm bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chăm chỉ, cần cù, luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân cũng như đạt được những giá trị tốt đẹp,… Những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi người học sinh chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Sống có trách nhiệm với bản thân, với tương lai của mình, đẩy lùi sự lười biếng và luôn chăm chỉ, sử dụng quỹ thời gian thật hợp lí. Lười biếng không những có hại với con người mà còn làm ảnh hưởng đến người khác, đến những công việc chung của tập thể. Hãy đẩy xa sự lười biếng ra khỏi cuộc sống của mình và nỗ lực hoàn thiện bản thân nhiều hơn ngay từ hôm nay.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 10)

'Lười biếng' nó đã trở thành một căn bệnh trong xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,... Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay.

Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc,... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được 'điều trị' một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ.

Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi 'Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng'.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 11)

Con người khi từ chối học tập và lao động sẽ nhận lấy thói xấu. Điều này không phải là một quy luật tất yếu. Bệnh lười biếng, xuất phát từ lòng không muốn cống hiến, thiếu lòng chăm chỉ và chấp nhận trách nhiệm. Người lười biếng thường sống thoái thác, không muốn suy nghĩ hay lao động. Bệnh lười tồn tại ở nhiều hình thức như lười học, lười làm, lười chăm sóc bản thân,… Nó tác động tiêu cực đến sự phát triển cá nhân. Lười biếng khiến chúng ta trở thành những người thất bại, tụt hậu trong cuộc đua đời. Trong khi người khác tích lũy tri thức, người lười chỉ muốn thỏa mãn niềm vui cá nhân. Họ trở thành những người thiếu hiểu biết, không được đánh giá và dễ bị loại bỏ. Lười biếng còn tác động xấu đến nhân cách, tạo nên con người không có động lực và dễ tự cao, ích kỷ. Nhiều người lười nhác thậm chí rơi vào tệ nạn xã hội để đạt được mong muốn cá nhân, không nhìn nhận được hậu quả lâu dài. Đất nước không thể phát triển ổn định, an ninh xã hội không thể đảm bảo nếu có nhiều kẻ như vậy. Để khắc phục tác động tiêu cực của sự lười biếng, chúng ta cần đấu tranh chặt chẽ. Mỗi cá nhân cần tự kiểm soát, không tự ái quá mức, nỗ lực học tập và làm việc có trách nhiệm. “Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 12)

Lười biếng là một thói hư tật xấu vô cùng tệ hại mà con người cần phải loại bỏ, không nên nuôi dưỡng nó để nó sinh sôi nảy nở, trưởng thành thì nó sẽ giết chết con người chúng ta.

Sự lười biếng sẽ đào thải chúng ta ra khỏi xã hội loài người, biến chúng ta thành kẻ lạc hậu. Lười biếng là gì? Nó chính là những thói hư tật xấu của con người. Họ không chịu vận động, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống, mà nhanh chóng đầu hàng số phận, nhanh chóng chịu thất bại rồi than thân trách phận rằng mình không gặp may mắn, không được như người khác thành công, giàu có…

Lười biếng hình thành từ những thói quen nhỏ rồi thành căn bệnh mãn tính khó chữa. Bởi vậy muốn hình thành tính nết tốt cần phải uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ, do cha mẹ hình thành và dạy dỗ nên nhân cách của con trẻ. Sự lười biếng khiến cho con người ta nhanh chóng nản lòng, không tin tưởng vào khả năng của bản thân mình rằng mình làm được, luôn như cây tầm gửi sống bám vào người khác, rồi một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại độc lập được nữa mà nhanh chóng héo úa, tàn lụi. Một con người trong xã hội nếu không được trời phú cho sự thông minh, chỉ số IQ cao thì cần phải có sự chăm chỉ cần cù, vì người xưa có câu “Cần cù bù thông minh” chỉ cần bạn chăm chỉ chịu khó thì cũng sẽ có thành tựu nhất định tuy không xuất chúng nhưng cũng có thể khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi. Nhưng nếu bạn vừa không thông minh, vừa không chăm chỉ cần cù thì bạn nhanh chóng bị rơi vào bế tắc của cuộc sống. Vì một con người như vậy sẽ vô cùng khó để tồn tại trong xã hội mà con người ai cũng phải nỗ lực hết mình vươn lên trong cuộc sống.

Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ hại bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí trong khi bạn có đủ chân đủ tay, không bị tật nguyền nhưng lại sống như phế vật bị xã hội loại bỏ.

THTT] “ Lười Biếng ” – Căn Bệnh Ẩn Sâu ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 13)

Từ thời cổ đại, lời tục “Cần cù bù thông minh” đã được truyền miệng như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của sự chăm chỉ, cần mẫn trong công việc và học tập. Tuy nhiên, sự lười biếng vẫn tồn tại và trăn trở trong xã hội hiện đại. Vậy làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát và giảm thiểu sự lười biếng? Đầu tiên, hãy hiểu rõ hơn về sự lười biếng: Đó là tình trạng không muốn hành động, không muốn cố gắng và thậm chí là sự chống cự nội tâm trước những trách nhiệm và nghĩa vụ. Đây là một tình trạng thụ động, khiến cho mọi thứ diễn ra như nó đã được thiết lập, kể cả đối với những trách nhiệm cần phải thực hiện. Vậy, nguyên nhân chủ yếu của sự lười biếng là gì? Theo quan điểm cá nhân, đó là do tính cách của bản thân con người. Trong mỗi người, có sự kết hợp giữa 'con' và 'người'. Người có phần 'con' chiếm ưu thế thường chỉ muốn thưởng thức cuộc sống mà không muốn làm việc, tránh khỏi những công việc khó khăn. Ai mà muốn bỏ chăn ấm để ngồi học bài chứ? Nhưng những người có quyết tâm sẽ vượt qua sự lười biếng và bắt tay vào công việc. Còn những người lười biếng sẽ chọn giải phóng bản thân, không quan tâm đến hậu quả như bài kiểm tra sáng mai hay điểm kém. Sự phát triển của công nghệ, internet cũng làm tăng sự lười biếng ở con người, đặc biệt là học sinh. Ngồi học, chúng ta dễ bị cuốn vào thế giới trực tuyến, lướt facebook và chơi game thay vì tập trung vào học. Chúng ta tự dối lòng: 'Chơi một chút thôi rồi học'. Cuối cùng, 'một chút' đó trở thành cả buổi và chúng ta lại tự an ủi: 'Thôi, sáng mai dậy học'. Thực tế, hầu hết những lời hứa đó đều như không hứa. Dần dà, sự lười biếng xâm chiếm và trở thành thói quen khó bỏ, là bản chất của con người. Điều này rất nguy hiểm, khiến chúng ta không đạt được thành công, và cuối cùng làm suy giảm sự phát triển cá nhân và gây hậu quả tiêu cực cho xã hội. Do đó, mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của sự lười biếng và có biện pháp cụ thể để kiểm soát nó. Hãy lên kế hoạch thời gian và thực hiện nghiêm túc, rèn luyện khả năng tự làm và tự suy nghĩ, không phụ thuộc quá mức vào điều gì đó hay ai đó. Quan trọng nhất là phải có quyết tâm cao, kiên định chống lại sự lười biếng, và đặt mục tiêu biến ước mơ thành hiện thực. Sự lười biếng sau những ngày học tập, làm việc không phải là xấu, nhưng để nó trở thành bệnh thì đó là điều đáng trách. Mỗi người hãy nhận ra nguy hiểm của sự lười biếng, tự nhắc nhở và vượt qua nó để trở nên hoàn thiện và đạt được ước mơ của mình.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 14)

Người xưa có câu 'Cuộc đời dài chẳng đầy gang. Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang' nhằm phê phán những người lười biếng, không xác định rõ mục đích tương lai của mình. Không biết cố gắng vươn lên đi bằng chính đôi chân của mình mà luôn tìm cách ỉ lại, dựa dẫm vào người khác, vào bố mẹ, người thân.

Mỗi chúng ta ai cũng cần có những ước mơ hoài bão, khát vọng của mình. Nếu chúng ta chăm chỉ, kiên trì với con đường mình đi thì nhất định sẽ có ngày chúng ta được hưởng hoa thơm quả ngọt, gặt hái được sự thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu chúng ta lười biếng thì sẽ không bao giờ có gì tốt đẹp cả, có thể lúc đầu khi chúng ta còn chỗ dựa còn cha mẹ bao bọc thì mọi chuyện vẫn ổn nhưng khi ba mẹ qua đời hoặc già yếu sự lười biếng sẽ giết chết chúng ta, khiến chúng ta không thể nào tồn tại được trong cuộc sống này.

Sự lười biếng chính là một thói hư tật xấu trong con người chúng ta, nó chính và việc không muốn tư duy, suy nghĩ không muốn bỏ mồ hôi công sức vào công việc gì mà chỉ muốn được hưởng thành quả một cách nhanh chóng.

Sự lười biếng lâu ngày tạo thành một căn bệnh nan y, trần khoa vô cùng khó chữa trị. Nó ăn mòn sự sáng tạo, năng động của con người. Nó biến con người chúng ta trở thành một cây tầm gửi đúng nghĩa luôn muốn sống dựa dẫm vào cây mẹ, hút nhựa sống của người khác để nuôi dưỡng mình mà không muốn tự mình tìm kiếm nguồn sống.

Sự lười biếng lúc đầu chỉ là những việc làm nhỏ như việc chúng ta lười tư duy bài tập khó, lâu ngày thành ra lười động não cứ nghĩ một chút khó là cảm thấy đau đầu không muốn nghĩ tiếp nữa.

Lâu dần việc lười biếng này nó sẽ thành thói quen trong mọi lĩnh vực lười tư duy, lười lao động, lười biếng tất cả mọi việc, chỉ muốn làm gì dễ dàng, hoặc hưởng thụ những thứ sẵn có mà thôi.

Sự lười biếng có thể trở thành bản chất con người trở thành lý do biến con người trở nên ì trệ, chậm tiến với mọi thứ xung quanh mình, trở thành một con người bị xã hội bỏ rơi đào thải. Trong khi cuộc sống ngày càng tiến lên phía trước thì những người lười biếng sẽ luôn giẫm chân tại chỗ chính vì vậy mà họ bị xã hội bỏ rơi, thành người tụt hậu ở lại phía sau.

Khi con người chúng ta lười biếng thì bản thân sẽ không thể nào có lòng kiên cường, có ý chí và quyết tâm để thực hiện những công việc của mình tới cùng được. Vì vậy, sẽ chẳng bao giờ người lười biếng gặt hái được thành công.

Bởi sự thành công chỉ tới với những người chăm chỉ, kiên nhẫn, cần cù, chịu khó…Trên con đường của sự thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.

Trong cuộc sống con người chúng ta phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách, mỗi lúc như vậy con người cần phải kiên trì, nhẫn nại để vượt qua khó khăn, có như vậy con người chúng ta mới đi tới sự thành công, gặt hái được vinh quang.

Sự chăm chỉ chính là yếu tố quan trọng số một để đưa con người tới đỉnh vinh quang. Còn sự lười biếng chỉ mang lại những kết quả xấu, sự tồi tệ trong cuộc sống mà thôi.

Trong xã hội hiện đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người ta ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị hiện đại như công nghệ, rồi mạng internet, mạng xã hội.. khiến con người ngày càng lười biếng hơn. Nếu bây giờ không có internet thì rất nhiều người sẽ không thể nào làm được việc, bởi chúng ta đã phụ thuộc vào nó quá nhiều.

Người xưa có câu rằng 'Cần cù bù thông minh' những người không thông minh nhưng siêng năng, chăm chỉ làm việc, học hỏi, nghiên cứu, suy ngẫm…họ vẫn có thể đạt được kết quả tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng những người lười biếng thì mãi mãi không có kết quả tốt cho mình.

Trong cuộc sống chúng ta cần phải loại bỏ sự lười biếng ra khỏi cuộc sống của mình, nếu không muốn tương lai của mình là một màu xám xịt, không bao giờ chạm tay vào đỉnh vinh quang của sự thành công.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 15)

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, thì đất nước ta sẽ ngày một giàu mạnh hơn và kéo theo đó con người chúng ta cũng có nhiều thời gian rảnh hơn để dành cho gia đình,người thân và bạn bè của mình. Những tưởng như thế thì cuộc sống của mọi người, mọi nhà sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng không, dường như tất cả đang diễn ra ngược lại. Thời gian đó họ không dành cho gia đình, bạn bè hay người thân của họ, mà họ lại dành để dán mắt vào điện thoại, Internet, game hay facebook… Và hệ lụy ở đây là căn bệnh ung thư “lười biếng” xuất hiện.

Hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã từng được nghe từ lười biếng rồi nhỉ, nhưng có phải ai cũng hiểu từ lười biếng có nghĩa là gì không? Theo tôi, sự lười biếng được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là sự ỷ lại vào ngày mai, các bạn cho rằng hôm nay mình đang mệt, không muốn làm một việc gì đó mà nghĩ rằng, “thôi để mai làm cũng được”. Các bạn không thích hoạt động, không muốn động chân, động tay hay động não để suy nghĩ, để làm một việc gì hết. Các bạn chỉ thích hưởng thụ, rồi lại trông chờ vào ngày mai.

Vậy thì nguyên nhân của sự lười biếng trên là sao, do đâu mà có? Trước hết, nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân chúng ta, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất. Với những bạn học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự lười biếng thể hiện trong học tập, trong các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ ở trường và trong các công việc ở nhà nữa. Sự lười biếng xuất hiện khi chúng ta ỷ lại vào ngày mai, vào giờ học bài, các bạn tự thưởng cho bản thân nghỉ ngơi ít phút bằng cách chơi game, vào facebook đọc tin tức hay chát chít với các bạn khác, có bạn lại lướt Internet,… rồi cứ thế, thời gian trôi đi, các bạn tự nhủ là chỉ thêm một xíu nữa thôi, một xíu tới khuya luôn. Cách cứu nguy lúc này là, “ôi dào, giờ mệt rồi, ngủ đã, mai lên mượn vở của con A, thằng B chép đại cũng được”. Rồi lên lớp, các bạn cuống cuồng giật vở của bạn này bạn kia chép đại để qua mắt thầy cô. Hay khi trường tổ chức các hoạt động giao lưu để hoàn thiện kỹ năng mềm cho các bạn, thì chính các bạn lại từ chối, lại than đi học cả ngày đã mệt rồi còn lên trường làm gì nữa, ở nhà ngủ cho khỏe. Đây chính là lúc những con vi rút “lười biếng” đang dần dần xâm nhập vào cơ thể bạn, và từ từ nhen nhóm lên cái mầm mống lười biếng trong bạn. Và rồi theo thời gian, cái mầm mống đó sẽ bắt đầu lớn nhanh hơn, lan rộng hơn, không chỉ trong học tập, mà trong các công việc khác nữa. Về nhà, bố mẹ nhờ quét nhà, nhờ nhặt rau hay nhờ rửa chén, thì các bạn lấy cớ bận học rồi đi thẳng lên phòng, không quan tâm gì đến bố mẹ đã vất vả, cực nhọc đến bao nhiêu. Mà lên phòng, các bạn cũng có học bài đâu, mà chỉ chúi mũi vào facebook, vào game, ….rồi cứ thể ngủ luôn chẳng thèm nhìn đến bài vở gì hết. Những việc nhỏ nhặt ban đầu có thể chúng ta không để ý, nhưng lâu dần, tích lại sẽ tạo thành một thói quen khó bỏ, đợi đến lúc “nước đến chân mới nhảy”. Ví dụ như, chủ nhật tuần sau thi, chúng ta thường ỷ lại, thôi thì nghỉ chơi thứ hai, thứ ba, để thứ tư hay thứ năm học cũng được, rồi cứ lần lữa mãi, tới thứ sáu, thứ bảy cũng chưa học được, để đến hôm thi lại quay tài liệu, quay bài của bạn này, bạn kia. Và hậu quả thì không ai nói trước được, bị thầy cô bắt được lập biên bản và bị kỷ luật, nghiêm trọng hơn nữa là trong đầu chúng ta chẳng có gì, để khi ra trường chúng ta lại trách ngược lại thầy cô.

Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là do sự phát triển của xã hội, của công nghệ thông tin, của những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Ngày trước, ông bà, cha mẹ chúng ta làm ruộng, cấy lúa tất cả đều bằng sức người, nhưng ngày nay thì ngược lại. chúng ta đã có máy cấy lúa, máy gieo mạ, đã có máy cày xới đất, tất cả đều nhờ công nghệ, những bác nông dân nay đã có nhiều thời gian hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Những người phụ nữ nội trợ cũng vậy, nấu cơm nay đã có nồi cơm điện, giặt giũ thì có máy giặt, … Người người nhà nhà đều sắm sửa cho mình những loại trang thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất. Những tưởng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, nhưng không. Mấy bác nông dân kia thay vì về nhà ăn cơm với vợ con thì thích la cà, nhậu nhẹt, mùa vụ tới cũng mặc, cậy có máy móc rồi nên xuống giống trễ một chút cũng không sao, kết quả là có khi gặp thời tiết xấu, mưa gió, bão lụt, hạn hán và mất trắng là điều không thể tránh khỏi. Người vợ hiền, người mẹ đảm ngày nào đang dần biết mất, thay vào đó là những cô vợ, những bà mẹ thích làm đẹp, ăn diện chụp hình để khoe khoang với người khác. Và những bạn học sinh sinh viên chăm chỉ ngày trước luôn miệt mài lên thư viện học bài để chuẩn bị cho mùa thi sắp đến cũng dần thưa thớt đi. Các bạn chỉ việc ngồi nhà, cái gì không biết hay không hiểu thì gõ google là ra ngay. Tính ỷ lại xuất hiện vào những lúc như thế, công nghệ thông tin phát triển làm cho chúng ta thoải mái tiện lợi hơn, nhưng cũng là lúc làm cho chúng ta lười hơn.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 16)

Căn bệnh lười biếng là một căn bệnh vô cùng nguy hại và ngày càng trở nên phổ biến trong mỗi con người của thế kỉ XXI hiện nay. Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,...Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được 'điều trị' một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi 'Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng'.

Dàn ý nghị luận về lười biếng chi tiết nhất

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 17)

Trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện rất nhiều những thói hư, tật xấu mới của con người. Nhưng cùng với đó, là sự phát triển của những thói xấu đã có từ trước đây rất lâu, vẫn luôn len lỏi trong xã hội. Một trong số đó chính là thói lười nhác, hay than vãn.

Thói xấu này không thuộc về một nhóm đối tượng cụ thể nào cả. Bất kì ai ở độ tuổi nào, công việc gì cũng có thể mắc phải thói lười nhác, hay than vãn. Điều này xảy ra, khi một người cần phải hoàn thành một công việc nào đó, như bài tập về nhà, hay công việc ở cơ quan, thâm chí chỉ là những việc nhà cơ bản để phục vụ cuộc sống. Nhưng thay vì hoàn thành điều đó, họ lại chỉ ngồi một chỗ, không chịu làm việc. Hoặc có làm với thái độ hời hợt, luôn miệng than thở về sự bất mãn, chán ghét của mình. Điều đó phổ biến nhiều nhất ở giới trẻ, với các câu cửa miệng như “chán quá”, “không muốn làm chút nào”, “bỏ đi”, “không làm nữa”...

Nguyên nhân của loại thói xấu này, chính là tâm lý lười biếng, ỷ lại, chỉ thích hưởng thụ chứ không muốn làm việc của một số cá nhân. Dù là những việc cơ bản để phục vụ cuộc sống như gấp chăn màn, quét nhà, rửa bát, cho đến những việc lớn hơn như học bài, làm việc họ đều không muốn làm. Chỉ muốn làm những điều mình thích, còn lại thì phó mặc cho người khác. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm, thiếu ý thức nặng nề. Không chỉ gây trì trệ, ảnh hưởng đến chính người có thói xấu. Mà còn kéo theo việc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể. Vì vậy, chúng ta cần phải “đập tan” thói hư tật xấu này càng sớm càng tốt. Mà trước hết và cần thiết nhất là đi từ ý thức của mỗi người. Chúng ta phải có những kế hoạch học tập, làm việc cụ thể, tự đốc thúc bản thân để vượt qua bệnh lười. Đồng thời luôn cố gắng hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra, sống tích cực hơn mỗi ngày. Chỉ có như vậy, mới có thể trị được bệnh lười, hay than vãn cho xã hội.

Em trước đây cũng từng có một giai đoạn mắc phải thói xấu lười biếng, hay than vãn. Nhưng sau khi nhận được sự góp ý và khuyên nhủ từ người thân, bạn bè, thì đã tự sửa đổi, thay đổi theo hướng tích cực hơn. Vì vậy, em tin rằng căn bệnh này không hề khó để xóa bỏ, quan trọng là chúng ta phải tích cực và quyết liệt hơn. Có như vậy thì mới thành công được.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 18)

Người ta thường nói 'trên hành trình đến thành công, không có bước chân của kẻ lười biếng. Đúng vậy, mọi thành công đều đến sau những cố gắng không ngừng, không biết mệt mỏi. Lười biếng là kẻ thù của cơ hội, có thể biến đổi cuộc sống theo hướng tiêu cực.

Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những người tự ỷ lại, không chịu đối mặt với thách thức, đó là lười biếng. Đây không chỉ là một thói quen, mà còn là một căn bệnh nan y làm mất đi nhiều cơ hội và biến đổi tâm trí con người. Lười biếng khiến chúng ta trở thành gánh nặng đối với xã hội và người khác. Đối với thanh thiếu niên, đây là một lỗ hổng lớn trong sự phát triển cá nhân.

Vậy tại sao ilh nền tảng cho căn bệnh lười biếng này lại trở nên phổ biến như vậy? Nguyên nhân chính của lười biếng là gì? Có rất nhiều yếu tố dẫn đến lười biếng, nhưng có một số nguyên nhân cụ thể làm nổi bật tình trạng lười biếng trong xã hội. Sự mất tập trung là nguyên nhân hàng đầu khiến con người trở nên lười biếng. Điều này xuất phát từ sự quyến rũ của những thú vui khác khi họ đang làm một việc nào đó. Thanh thiếu niên ngày nay thường bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử và video trên mạng xã hội, làm họ mất tập trung trong học tập và công việc. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên mà còn lan rộng, biến mọi người thành những kẻ ỷ lại, lười biếng, mất tập trung.

Nguyên nhân thứ hai là sự bao bọc quá mức từ phía phụ huynh và người lớn. Sự chăm sóc này khiến trẻ nhỏ trở nên ỷ lại, không chịu thách thức. Khi lớn lên, họ tiếp tục giữ thái độ này, biến thành những người lười biếng trong xã hội. Sự bao bọc quá mức không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân mà còn tạo nên thái độ lười biếng, ngại khó, ngại khổ.

Lười biếng không chỉ do bản thân hình thành, mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội và giáo dục. Nó cũng phản ánh sự thiếu kiến thức và kỹ năng giao tiếp.

Trong bất kỳ công việc nào, đầu tư về tâm lý, tinh thần, và thể chất là quan trọng. Tìm kiếm, sáng tạo kiến thức giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng và hỗ trợ trong công việc. Tuy nhiên, một số người thiếu kiến thức và không muốn tìm tòi, ngại suy nghĩ và thách thức. Họ dần trở nên lười biếng, làm cho công việc của họ thụt lùi. Sự lười biếng này phát sinh từ sự thiếu kiến thức và kỹ năng quan trọng. Nếu toàn xã hội ỷ lại như vậy, liệu chúng ta có thể phát triển không?

Nguyên nhân khiến mọi người trở nên lười biếng còn do thói quen chần chừ khi bắt tay vào công việc. Sự chần chừ ban đầu có vẻ vô tư, nhưng dần dà, nó bám vào tâm trí và biến chúng ta thành những người lười biếng. Chần chừ trong mọi việc, từ cuộc gọi nhỏ đến bài tập lớn, dẫn đến tâm lý ỷ lại và lười biếng. Lười biếng xuất phát từ bản thân mỗi người, từ những thói quen nhỏ hàng ngày mà chính họ cũng không nhận ra.

Ngoài ra, lười biếng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Một số người có thiếu hormone dopamine do yếu tố di truyền, khiến họ không cảm thấy hạnh phúc khi đạt được mục tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng lười biếng trong xã hội.

Có nhiều nguyên nhân gây lười biếng, và mỗi người có cách biện hộ riêng cho sự lười biếng của mình. Tuy nhiên, nhận thức về tác hại và hậu quả của lười biếng thường đến khi chúng ta nhìn thấy hậu quả đó. Trên con đường thành công, không có dấu chân của người lười biếng. Lười biếng có thể ngăn cản chúng ta đạt được ước mơ, bất kể nó lớn hay nhỏ.

Sự lười biếng thể hiện ở mọi khía cạnh và biểu hiện khác nhau. Đối với thanh thiếu niên, sự lười biếng thể hiện qua học tập lười nhác, không chăm chỉ hoàn thành bài tập. Thay vì nỗ lực, họ tìm cách gian lận để đạt được điểm cao. Các hành động lười biếng như vậy có thể gây hậu quả lớn, như việc mua bán điểm trong kỳ thi quan trọng. Sự lười biếng có thể biến đổi một thí sinh xuất sắc thành một người không có tinh thần trách nhiệm và lòng trung hiếu.

Không chỉ ảnh hưởng đến học tập, tính lười biếng còn thể hiện trong cách bạn sắp xếp không gian sống và dọn dẹp nhà cửa. Môi trường sạch sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn, nhưng khi lười biếng xuất hiện, nơi ở có thể trở thành một bãi rác. Hậu quả của lười biếng còn có thể làm mất lòng tin và ấn tượng tích cực của người khác.

Trong công việc, có những người không chịu tìm tòi, sáng tạo và luôn ỷ lại vào người khác. Điều này là biểu hiện rõ của sự lười biếng, làm hạn chế khả năng tiến bộ và đạt được ước mơ.

Lười biếng có hậu quả tai hại trong đời sống, làm mài mòn tâm hồn và đưa con người vào những tình huống nguy hiểm. Hậu quả của lười biếng có thể gây ra những hành vi xã hội tiêu cực như trộm cướp, ăn trộm, khiến xã hội khinh bỉ. Đối với một số người, lười biếng còn làm họ trở nên cô độc, khép kín và không muốn tham gia vào xã hội.

Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ người lười biếng trong xã hội. Hầu hết mọi người luôn chăm chỉ, nỗ lực phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển xã hội. Đừng để bản thân trở thành kẻ lười biếng. Hãy lập kế hoạch chi tiết và thực hiện, tìm đối tác để thúc đẩy nhau. Hãy hành động ngay để biến ước mơ thành hiện thực, giống như Bill Gates đã làm với sự sáng tạo của mình.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 19)

Học tập đang trở thành một vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu trong cộng đồng trẻ hiện nay. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng buồn là nhiều bạn học sinh đang bỏ qua tầm quan trọng của việc học, thậm chí trở nên lười học. Lười học là tình trạng mà các bạn học sinh không có động lực để học tập, không muốn cố gắng để nâng cao trình độ của mình, mà thay vào đó, họ dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho những niềm vui khác, từ đó dẫn đến sự suy giảm dần về trình độ và sự thiếu sót lớn trong kiến thức. Lười học có những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, và vì vậy, mỗi học sinh cần nhận thức và cố gắng nhiều hơn trong việc học tập, để trở thành một công dân tốt.

Hiện nay, tình trạng lười học và mải chơi của các em học sinh đang trở nên đáng lo ngại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông và mạng xã hội, tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại di động cũng tăng lên, từ đó tạo ra sự cám dỗ và sự mê hoặc đối với các trò chơi điện tử, làm cho việc học trở nên bị bỏ bê. Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh bỏ học hoặc trốn học để làm những công việc riêng tư,... Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này phải kể đến cá nhân học sinh: họ lười biếng, bị cuốn hút và nghiện game, theo đuổi học theo sự cạnh tranh với bạn bè, thiếu mục tiêu, không có ước mơ,... Ngoài ra, gia đình và cha mẹ không yêu thương và chăm sóc con cái, tạo ra áp lực trong việc học tập khiến con trở nên mất hứng thú. Một nguyên nhân khác là do các thầy cô giáo chưa thể tạo ra sự hứng thú trong việc học tập cho học sinh, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy cổ hủ, chương trình học quá nặng, gây áp lực về thành tích,...

Hậu quả của việc lười học là rất nghiêm trọng. Trước tiên, nó tạo ra những lỗ hổng kiến thức cho học sinh. Những lỗ hổng này sẽ dẫn đến việc họ dần mất đi nền tảng kiến thức, từ đó gặp khó khăn trong mọi hoạt động. Ngoài ra, lười học cũng tạo ra nhiều tác động xấu, làm tổn hại đến xã hội. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên mỗi cá nhân học sinh phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, có đam mê và sự tận tâm trong việc học tập, không để bị cuốn hút bởi những trò chơi vô bổ. Gia đình cần quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn, còn nhà trường cần chú ý đến học sinh, đưa ra các chương trình giảng dạy độc đáo và hấp dẫn để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi người hiểu rõ hơn về hậu quả của lười học và cố gắng nỗ lực hơn một chút, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và thế hệ học sinh sẽ phát triển văn minh hơn.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 20)

Từng có câu: 'Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ', việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời.

Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu.

Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình. Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học này không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội: cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ.

Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém. Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp với học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình. Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao…

Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Phải Làm Sao Khi Bản Thân Quá Người ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 21)

Từng có câu: “Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ”, việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời.

Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…

Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình… Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học này không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hóa và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ…

Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém… Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hòa giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp với học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình… Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hóa nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao…

Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xâ hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 22)

Học sinh được xem là tương lai của đất nước, vì vậy, việc học tập của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của công chúng là hiện tượng lười học trong học sinh. Lười học là trạng thái khi học sinh không có động lực học tập, mất hứng thú trong việc học, chỉ quan tâm đến những điều vô bổ khác khi đến trường và không tập trung vào công việc học của mình, thậm chí khi về nhà cũng không chịu học bài để hiểu rõ hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay. Đầu tiên, cá nhân học sinh thường lười và thiếu tinh thần học tập, dễ bị lôi cuốn và nghiện game, học theo bạn bè mà không có mục tiêu phấn đấu hay ước mơ... Ngoài ra, gia đình và cha mẹ không thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với con cái, gây áp lực trong việc học tập và làm cho con trở nên chán nản, hoặc quá chú trọng vào thành tích của con em mình. Nhà trường và các giáo viên cũng chưa thể tạo ra sự hứng thú trong học tập cho học sinh, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy cổ điển, có chương trình học quá nặng và áp lực về thành tích... Một nguyên nhân khác là sự hòa nhập nhanh của học sinh với sự phát triển của xã hội và thế giới ảo, dễ tiếp thu thông tin sai lệch và không chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học hoặc trốn học ngày càng tăng và kết quả học tập giảm đi; nhiều học sinh bỏ học và dính líu vào các vấn đề xã hội tiêu cực ngày càng phổ biến... Để khắc phục tình trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của mình, có đam mê trong học tập, không bị cuốn hút bởi các trò chơi vô bổ. Gia đình cần quan tâm và chăm sóc con em mình, đặc biệt là trong việc học tập. Ngoài ra, nhà trường cần chú ý đến học sinh, áp dụng các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi người cần đóng góp một phần nhỏ cho thế hệ học sinh tương lai, giúp đất nước phát triển và trở nên văn minh hơn, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 23)

Lựa chọn con đường đi là điều đầu tiên mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để có thể đi hết con đường ấy bằng chính đôi chân, bằng nghị lực của bản thân mình thì cần cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ đạt được; nhưng nếu như lười biếng thì chúng ta sẽ không có gì hết.

Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.

Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 24)

“Nhàn cư vi bất thiện”. Con người không chịu học tập, lao động ắt sinh ra thói xấu. Đó là chân lí muôn đời. Quả thực, bệnh lười vốn là thói xấu tạo ra muôn vàn tai ương cho cuộc sống. Lười biếng tức là không muốn làm gì, không có chí tiến thủ, chỉ muốn “Há miệng chờ sung”, đợi người khác làm thay công việc của mình. Người lười biếng thường có xu hướng sống ỷ lại, thoái thác công việc, không chịu suy nghĩ hay lao động chân tay. Bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như lười học, lười làm, lười chăm sóc bản thân,… Nhưng tóm lại, nó đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Đầu tiên, lười biếng biến chúng ta thành những kẻ thất bại, lạc hậu. Cuộc đời vốn là một đường đua, các nhân tài đang cạnh tranh nhau từng giờ từng phút. Trong khi mọi người xung quanh tích lũy tri thức thì người lười chỉ biết chìm vào thú vui của bản thân. Kết cục, họ trở thành kẻ ngu dốt, không được trọng dụng và sớm bị đào thải. Ngoài ra, lười biếng còn ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Lười đi liền với việc không có động lực. Nó khiến con người quen thói dựa dẫm, ích kỉ, đề cao cái tôi của bản thân hơn lợi ích của tập thể. Không dừng lại ở đó, vì tâm lí “Ngồi mát ăn bát vàng” nên nhiều kẻ biếng nhác còn sa vào tệ nạn xã hội. Để thỏa mãn nhu cầu phút chốc của bản thân, muốn có tiền ăn chơi mà nhiều người phải trả giá cả cuộc đời sau song sắt. Đất nước chẳng thể phát triển bền vững, an ninh xã hội không được đảm bảo nếu có quá nhiều kẻ như vậy. Ý thức được tác hại của sự lười biếng, ta cần kiên quyết đấu tranh để bài trừ nó. Mỗi cá nhân cần nghiêm khắc với chính mình, không nuông chiều bản thân quá mức, cố gắng học tập và trau dồi đạo đức. “Trên con đường thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng”.

Sự lười biếng, làm sao để thoát khỏi nó

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 25)

Học sinh là tương lai của đất nước. Quá trình học tập của các bạn học sinh luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi thời đại. Tuy nhiên, một vấn đề đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là sự lười học của học sinh. Có nhiều bạn học sinh chỉ quan tâm đến việc chơi, không tập trung vào việc học. Trên lớp, họ nói chuyện riêng không chú ý nghe giảng, và sau đó về nhà lại đi chơi thay vì hoàn thành bài tập và công việc học tập của mình. Hàng ngày, có nhiều bạn học sinh đến lớp với tình trạng chưa làm bài tập, không hiểu bài cũ và chưa chuẩn bị cho bài mới.

Một phần nguyên nhân của hiện tượng lười học này là do các bạn đang ở độ tuổi hiếu kỳ, thích chơi và khám phá mọi thứ xung quanh, dẫn đến việc lơ là việc học tập và chạy theo những niềm vui cá nhân. Một nguyên nhân khác phải kể đến là sự thiếu quan tâm thực sự của gia đình đối với con cái, thiếu sự động viên học hành từ phía gia đình. Nhà trường cũng chưa áp dụng được các biện pháp hiệu quả và thú vị để kích thích tinh thần học tập của các bạn.

Hậu quả của sự lười học là các bạn học sinh thiếu kiến thức và không đáp ứng được yêu cầu học tập trong chương trình. Hành vi lười học và tập trung vào việc chơi còn ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy và sự phát triển toàn diện, cũng như cách thức trở thành một người có ích trong xã hội. Là người học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, cố gắng rèn luyện bản thân và tích lũy kiến thức tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể trong trường để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân; sống hòa thuận và yêu thương đồng hành với mọi người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực và đẹp đẽ. Hành vi lười học để lại những hậu quả lớn mà chúng ta không thể đo lường được, vì vậy, hãy nhận thức sớm và cố gắng, nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 26)

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình. Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói 'Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng'. Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 27)

“Cần cù bù thông minh” là một trong những bài học hay mà cha ông ta để lại. Có thể thấy được chính với mục đích đề cao sự chăm chỉ, cần mẫn khi làm việc, học tập. Tuy nhiên thì chính sự lười biếng vẫn như đang ăn sâu, như đang hiện hữu trong cả những thời đại.

Đầu tiên thì bạn cũng cần phải hiểu được sự lười biếng là gì? Sự lười biếng nó được xem như là một trong những trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, dường như là kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Quả thực có rất nhiều nguyên nhân của sự lười biếng là gì? Có lẽ rằng lý do đầu tiên và quan trọng nhất đó là do bản thân con người. Ta như biết được chính trong con người ta luôn tồn tại phần “con” và phần “ người”. Và chắc chắn là đối với những người để phần “con” lấn át phần “người” dường như cũng sẽ dẫn đến việc chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc,. Lúc này đây ta như thấy được con người như chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Chẳng có một ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà phải ngồi dậy học bài khó nhọc. Nhưng ta vẫn thấy được ở những người có quyết tâm sẽ áp chế được sự lười biếng và chắc chắn sẽ dậy học bài. Còn dường như đối với những người lười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài không thuộc, bị điểm kém…

Và thêm một nguyên nhân tiếp theo phải kể đến sự phát triển của xã hội, dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ta có thể thấy được máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, chính những sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Quả thực có sự tiến bộ là tốt, nhưng con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc nhanh chóng và tiện nghi. Và không phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Thật không khó thấy và tìm kiếm những bài văn mẫu nhan nhản khắp nơi khiến nhiều bạn chẳng buồn mất công suy nghĩ. Hay đó còn chính là những lời giải bài toán có sẵn làm chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm.

Có thể nói được chính những sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Và đó là mỗi khi ngồi vào bàn học, chúng ta lại có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng, lướt facebook và chơi điện tử những trò chơi đặc sắc trên điện thoại, máy tính,…Đáng buồn có rất nhiều người trong chúng ta tặc lưỡi: “chỉ chơi một chút thôi rồi học”. Cuối cùng thì bạn biết rồi đó, chỉ là “một chút” ấy là cả buổi học tối và chúng ta lại tự nhủ mình tiếp rằng “Thôi sáng mai dậy học’, và cứ như vậy nó như lại trở thành một thói quen không tốt, ăn sâu vào chính chúng ta.

Tóm lại chính trong mỗi người trong chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng, đồng thời chính chúng ta cũng phải có những biện pháp của riêng mình để hạn chế sự lười biếng ấy. Hãy lập thời gian biểu một cách khoa học và phải có ý chí quyết tâm cao độ để có thể hoàn thành đúng tiến trình kế hoạch mình đặt ra.

Tác hại của lười biếng không thể nhìn thấy ngay được nhưng chắc chắn nó sẽ là một hậu quả lớn không lường trước được. Thói bỏ bê, ỷ lại sẽ làm bạn khó có thể thực hiện ước mơ của mình. Hãy cố gắng chăm chỉ bởi có ai đó đã nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 28)

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất của chúng ta không ai khác ngoài sự lười biếng. Điều này thể hiện qua việc con người không muốn di chuyển, làm việc, hoặc suy nghĩ cẩn thận về những gì họ phải làm trong cuộc sống hàng ngày. Sự lười biếng mang theo tác động đáng kể đối với cuộc sống của mỗi người.

Trước hết, sự lười biếng dẫn đến sự ì ạch và trì hoãn trong công việc. Những người lười biếng thường trì hoãn công việc đến khi không còn cách nào khác, và kết quả là công việc thường không được thực hiện đúng cách hoặc đủ chất lượng. Điều này dẫn đến sản phẩm cuối cùng kém chất lượng và không đạt được sự hoàn thiện.

Thứ hai, sự lười biếng làm cho trí tuệ trở nên tối dần. Người lao động và chăm chỉ thường phản ứng nhanh chóng và linh hoạt đối diện với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Trái lại, những người lười biếng thường kém nhạy bén và luôn đứng sau người khác, gặp khó khăn trong việc đạt được bất kỳ thành tựu nào.

Cuối cùng, sự lười biếng có thể dẫn đến thất bại. Như câu nói của Lỗ Tấn, 'Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.' Người lười biếng thường không có đủ đam mê và nỗ lực để đạt được thành công. Họ cũng có thể mất đi ý chí và sự hăng hái, khó mà tiến lên được trong cuộc sống.

Tóm lại, sự lười biếng thực sự là kẻ thù lớn nhất và một trở ngại tự tạo trên con đường tiến tới thành công của chúng ta.

thói quen gây lười - Báo VnExpress ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 29)

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười 'Há miệng chờ sung' với nhân vật anh lười 'không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: 'Người đâu mà lại lười thế!'. Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 30)

'Lười biếng' nó đã trở thành một căn bệnh trong xã hội hiện nay. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy lười biếng là gì, người lười biếng là người như thế nào? Lười là trạng thái không muốn làm gì, không chịu vươn lên, không thích cố gắng, ngại làm tất cả mọi thứ. Người lười biếng là người không chịu lao động bằng sức lực của mình, không chịu hoạt động đầu óc, không chịu suy nghĩ và luôn thụ động, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác, ỷ vào sự hỗ trợ của máy móc công nghệ,... Trong cuộc sống hằng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc,... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được 'điều trị' một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi 'Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng'.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 31)

Từ thời xa xưa, câu 'Cần cù bù thông minh' đã được ông cha ta lưu truyền để tôn vinh phẩm chất chăm chỉ, cần mẫn trong học tập và công việc. Tuy nhiên, trong mọi xã hội, luôn có sự tồn tại của sự lười biếng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ sự lười biếng là gì. Đó là trạng thái không hoạt động và có sự kháng cự nội tâm, khiến ta không cố gắng và không hành động. Đó là sự thụ động và để mọi thứ diễn ra theo cách của chúng nó, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ cần phải thực hiện.

Nguyên nhân chính của sự lười biếng là do bản thân con người. Trong chúng ta luôn có phần 'con' và phần 'người'. Những người để phần 'con' chiếm ưu thế sẽ có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc, trốn tránh việc phải làm. Tuy nhiên, những người có quyết tâm sẽ khống chế được sự lười biếng và làm việc, học tập. Ngược lại, những người lười biếng sẽ tiếp tục nằm trong chăn ấm và không bận tâm về hậu quả của việc không làm việc.

Sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển của các thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, nhưng sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người trở nên lười biếng, trì trệ và không linh hoạt. Chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, không chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Ngoài ra, sự phát triển của các thiết bị công nghệ, Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Chúng ta cần cẩn trọng để không bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử, mạng xã hội khi ngồi vào bàn học, và tránh việc trì hoãn học tập. Sự lười biếng không chỉ là thói quen khó bỏ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và gây hậu quả xấu cho toàn xã hội. Chúng ta cần phải cố gắng tự đánh thức và khuyến khích sự sáng tạo của chúng ta để đạt được những thành công mà chúng ta mong muốn.

Để đạt được thành công và đáp ứng được các mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức được tác hại của sự lười biếng và cần có những biện pháp để hạn chế nó. Điều này bao gồm việc lập thời gian biểu cho bản thân, tập trung rèn luyện khả năng tự làm và suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là chúng ta phải có quyết tâm cao độ để loại bỏ sự lười biếng và biến ước mơ thành hiện thực. Mặc dù lười biếng đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng nếu nó trở thành thói quen thì sẽ gây tổn hại cho sự phát triển của bản thân và dẫn đến hậu quả không tốt cho cuộc sống. Do đó, chúng ta cần luôn luôn nhắc nhở bản thân vượt qua sự lười biếng và hoàn thiện bản thân để đạt được những thành công trong cuộc sống.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 32)

Người ta thường nói 'trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đúng vậy, chẳng thành công nào, đích đến nào lại dễ dàng mà không trải qua chông gai. Và để làm được điều đó, phải trả giá bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi. Lười biếng sẽ đánh mất của ta nhiều cơ hội, và đôi khi biến đổi cuộc đời của ta theo một hướng đi tiêu cực.

Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp luôn tự ỷ lại, không chịu vận động, không chịu suy nghĩ tìm tòi, đó là lười biếng. Lười biếng trở thành một căn bệnh mà rất nhiều người đang mắc phải. Vậy định nghĩa của lười biếng ở đây là gì? Lười biếng - đó là trạng thái chán nản, không muốn tập trung vào làm bất cứ việc gì, dù việc đó ở trong khả năng của mình, ngại khó, ngại khổ, chần chừ trong mọi việc. Lười biếng đôi khi trở thành một thói quen khó bỏ của rất nhiều người, và đôi khi nó trở thành một căn bệnh nan y ăn sâu vào tâm trí con người ta khiến con người ta trở nên thụt lùi với thời đại, biến ta trở thành những kẻ vô ích cho xã hội này. Nó còn khiến cho chúng ta trở thành những gánh nặng mà xã hội và những người khác phải mang vác và đối với thanh thiếu niên, nó trở thành một lỗ hổng lớn trong nhân cách làm người của các em.

Vậy do đâu mà căn bệnh lười biếng này lại có thể diễn ra và ăn sâu vào con người ta như vậy? Nguyên nhân trực tiếp của việc lười biếng này là gì đây? Có thể nói rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự lười biếng của một cá nhân nào đó, nhưng tổng hợp lại, chúng ta thấy rõ ràng có những nguyên nhân cụ thể dẫn tới sự lười biếng trong xã hội. Đó là sự mất tập trung trong bất cứ công việc nào. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu tạo nên những con người lười biếng trong một tập thể hay xã hội. Sự mất tập trung này gây nên bởi những thứ hấp dẫn khác đối với cá nhân khi đang thực hiện một hành động nào đó. Chúng ta có thể thấy, lớp thanh thiếu niên ngày nay bị hấp dẫn bới rất nhiều thú vui như các trò chơi điện tử hay những video trên các mạng xã hội, chính điều này đã hướng các em vào một sự chú ý khác khiến các em xa rời, mất tập trung trong công việc hay trong học tập. Ngoài ra, nó còn lôi kéo sự chú ý của các em khiến các em dần lười vận động, lười ra ngoài, và dần biến thành một kẻ lười biếng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở lớp thanh thiếu niên mà nó là tình trạng diễn ra ở hầu hết các lứa tuổi, biến mọi người trở thành những con người ỷ lại, thụ động, lười biếng, mất tập trung.

Nguyên nhân thứ hai mà chúng ta có thể kể đến đó là sự bao bọc quá mức của các bậc phụ huynh, người lớn đối với trẻ nhỏ, dần hình thành trong chúng sự ỷ lại, không chịu hành động, tìm tòi và khi lớn lên, chúng mang theo những điều đó, biến thành những kẻ lười biếng của xã hội. Chúng ta đều biết rằng trẻ nhỏ còn yếu ớt, cần được chăm sóc, cần được quan tâm, thế nhưng, có những bậc cha mẹ lại kéo dài sự quan tâm đó đến tận khi đứa trẻ trưởng thành vẫn không hề muốn buông bỏ. Điều này vô tình hình thành lên tâm lý ỷ lại vào bố mẹ, vào người khác của đứa trẻ ấy và khi lớn lên, chúng vẫn giữ thái độ đó để bước vào đời, biến chúng thành những kẻ lười biếng, luôn ngại khó, ngại khổ, không hề muốn làm gì, cũng không muốn đối mặt với bất kì vấn đề nào của cuộc sống.

Lười biếng không chỉ là do tự bản thân con người hình thành lên, nó còn phụ thuộc vào cả môi trường xung quanh, vào các bậc phụ huynh nữa. Không chỉ thế, lười biếng còn bị tạo nên bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, thiếu những kĩ năng giao tiếp, tìm tòi.

Như chúng ta biết, trong bất cứ công việc nào cũng cần có sự đầu tư kĩ lưỡng, về mặt tinh thần, tâm lý cũng như về thể chất. Việc tìm tòi, sáng tạo các nguồn kiến thức sẽ mang lại cho chúng ta sự hiểu biết về mọi mặt, giúp ích cho ta trong các công việc của mình. Thế nhưng lại có những người không những thiếu kiến thức trong công việc mà lại còn không chịu tìm tòi, ngại suy nghĩ, ngại tháo gỡ vấn đề, dần dần, họ cho rằng như vậy là được, như vậy là đủ, khiến cho công việc của mình ngày càng thụt lùi so với người khác. Đó là lười biếng! Sự lười biếng này đến từ sự thiếu kiến thức, thiếu những kĩ năng quan trọng để tạo nên một thói quen tốt. Nếu như cả xã hội đều ỷ lại như vậy, liệu rằng xã hội chúng ta có thể phát triển được hay không?

Nguyên nhân của sự lười biếng còn do thói quen chần chừ khi bắt tay vào bất kì công việc nào. Sự chần chừ bắt nguồn từ sự vô tư, vô tâm, thế nhưng, dần dà, nó lại đi sâu, ăn sâu vào tâm trí của người ta, biến con người ta trở thành những con người lười biếng. Chỉ đơn giản, bạn chần chừ nghe một cuộc gọi, chần chừ chậm một bài tập được giao mà không bị phạt, và cứ như vậy, bạn nghĩ rằng, lúc nào mình cũng sẽ được ưu tiên, được phép lười biếng như thế. Và cuối cùng, kết quả là bạn đã biến thành một kẻ lười biếng từ bao giờ mà chính bạn cũng chẳng nhận ra. Có thể nói rằng. lười biếng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân từ bản thân mình mới chính là điều mà ta cần bàn tới.

Ngoài ra, lười biếng đôi khi còn xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Nghe có vẻ khá vô lý, thế nhưng, theo nghiên cứu khoa học, một số người bị hiện tượng thiếu hormone dopamine thể di truyền khiến họ không cảm thấy hạnh phúc, vui mừng khi đạt được điều gì đó. Điều này đã vô tình dẫn họ trở thành những kẻ lười biếng trong xã hội này.

Nguyên nhân về sự lười biếng thì không hề ít, nó quá nhiều, và mỗi con người luôn có cách biện hộ cho sự lười biếng của chính mình. Thế nhưng, phải đến khi nhìn thấy tác hại, nhìn thấy những hậu quả mà lười biếng để lại cho mình, người ta mới chợt nhận ra và hối hận. Có một câu danh ngôn thế này 'trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng', phải, lười biếng thì sao mà có thể thực hiện được ước mơ của mình, dù rằng ước mơ đó có to lớn hay nhỏ bé ra sao!

Sự lười biếng của mỗi con người thể hiện ở mỗi lớp khía cạnh, mỗi các biểu hiện khác nhau. Đối với lớp trẻ thanh thiếu niên còn đang đi học, sự lười biếng biểu hiện ở sự lười nhác trong học tập, trong việc hoàn thành các bài tập về nhà, trong việc phụ giúp cha mẹ. Thay vì tìm tòi, chăm chỉ học tập, hoàn thành bài vở, các em lại tìm cách gian lận, tìm cách được điểm cao trong các kì thi mà không phải bỏ ra công sức học hành, bằng những chiếc 'phao' cứu sinh, ... Hãy thử nhìn lại kì thi tuyển sinh đại học cách đây hai năm, hãy nhìn lại xem có phải chúng ta đang bắt gặp những kẻ lười biếng, chỉ muốn có được thành tích mà không phải bỏ ra điều gì? Hơn bốn mươi bốn học sinh tại một vài nơi trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia đã được 'mua bán' điểm số để có thể trở thành những tân sinh viên với những điểm số cao ngất ngưởng. Điển hình như bạn N.D.A, điểm thi thực tế khi được phúc khảo của bạn, tổng ba môn chỉ là 15,8 điểm, thế nhưng, bằng sự 'mua bán', giao dịch của những bậc phụ huynh, số điểm của bạn đã được nâng lên con số là 27,8 điểm. Đây là một số điểm mà một học sinh phải gắng sức, miệt mài cả mười hai năm có khi còn chưa đạt tới. Với số điểm này, N.D.A đã đăng ký nguyện vọng vào đại học Y Hà Nội - một ngôi trường thuộc top những trường học khó nhất cả nước. Sự lười biếng đã biến một thí sinh trở thành tâm điểm của cả nước khi sự việc bị phanh phui, nếu chăm chỉ hơn, thì số điểm 27.8 không phải là một số điểm vượt ngoài sức tưởng tượng hay khó có thể đạt được. Thế nhưng, nếu không bị phanh phui, liệu một thí sinh như N.D.A, khi bước vào ngôi trường được dạy để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho con người, với sự lười biếng, ăn sẵn, chờ sắp xếp của cha mẹ, có trở thành một người bác sĩ có tâm, có tài và có đức hay không?

Không chỉ trong khía cạnh học tập mà tính lười biếng, bệnh lười biếng còn thể hiện trong cách bạn sắp xếp không gian ở, thu dọn gian nhà, phòng ở của chính mình. Các cụ từ xưa đã dạy chúng ta rằng 'nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm', nơi ở sạch sẽ thì con người mới thơm tho, mới mát mẻ được, ấy thế nhưng, khi lười biếng xuất hiện, liệu có thể có những căn nhà sạch sẽ đến vậy được hay không? Hay là vịn vào cái cớ lười biếng, học tập, làm việc mệt mỏi mà biến nơi ở của mình thành một bãi rác? Hẳn các bạn chưa quên, gần đây, trên mạng xã hội Facebook, một chủ tài khoản được cho là chủ một phòng trọ đã lên tiếng bức xúc về việc căn phòng của mình cho thuê đã biến thành một bãi rác, khiến chủ nhà phải mất cả ngày để dọn dẹp với hai xe tải chở rác đi? Theo thông tin từ người chủ cùng những bức ảnh trên mạng xã hội chụp lại căn phòng, chủ nhà đã cho một cô gái xinh đẹp, thậm chí lọt top mười nữ sinh thanh lịch của trường đại học thuê, và sau một tháng bùng tiền phòng, cô gái đã biến mất và để lại cho anh cả một căn phòng ngập tràn rác rưởi. Đó chẳng phải là sự lười biếng đó sao? Và sự lười biếng ấy đã đem đến cho cô gái kia cái danh xưng chẳng hề dễ chịu và khi mọi người nhìn vào cô gái ấy, liệu có ai còn thiện cảm với cô gái xinh đẹp ấy nữa chăng?

Ngoài ra, trong công việc, cũng có những người không chịu tìm tòi, không chịu sáng tạo, luôn đi theo lối mòn hoặc ỷ lại vào đồng nghiệp. Đây là một trong những biểu hiện của sự lười biếng, như vậy liệu có thể tiếp cận tới ước mơ của mình hay chăng?

Lười biếng mang lại những hậu quả vô cùng tai hại trong đời sống. Lười biếng ăn sâu vào tâm hồn chúng ta, mài mòn tâm hồn đó, biến chúng trở thành những tâm hồn khô kiệt, trì trệ, không thể tiến bộ được. Lười biếng còn khiến con người mắc vào những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ăn cắp, ăn trộm, bởi con người cần phải sống, nếu không muốn lao động, chỉ còn con đường sa vào các tệ nạn xã hội. Và điều đó sẽ biến chúng ta trở thành những con người bị cả xã hội khinh thường. Nếu kể ra những tác hại của lười biếng thì hẳn còn vô số, như sự thất bại trong công việc, không thể đạt được thành công, bị gia đình xã hội xa lánh, gây nên những hậu quả xấu cho sự phát triển của đất nước. Ở Nhật Bản có một phần nhỏ người được gọi là những Hikikomori, họ là những người không hề ra ngoài, cũng không chịu làm việc, không giao tiếp với ai trừ gia đình, phần lớn thời gian họ đều dành ở trong phòng. Đây có chăng là tác hại của lười biếng, biến con người trở thành những kẻ cô độc, không muốn vận động, những con người khép kín? Thử hỏi cả một xã hội toàn những con người như vậy thì có thể phát triển được hay không?

Thế nhưng, xã hội chúng ta chỉ có một lớp nhỏ phần những con người lười biếng ấy mà thôi. Số còn lại luôn luôn chăm chỉ, nỗ lực để phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Đừng biến mình trở thành kẻ lười biếng, ngày hôm nay, hãy tạo cho mình những bản kế hoạch chi tiết và nghiêm túc thực hiện, hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành để thúc giục nhau hành động. Bạn đang mơ ước điều gì vậy? Hãy bắt tay và hành động ngay, biết đâu chỉ một thời gian nữa, bạn sẽ là chủ của ước mơ ấy thì sao? Như Bill Gates, ông đã làm chủ được ước mơ của mình - tạo ra những phần mềm hữu ích cho con người, và ông đã thực hiện được điều đó rồi đấy!

Con người chúng ta phải luôn luôn nỗ lực từng ngày, phấn đấu và chăm chỉ. Bởi lẽ, không thành công nào mà được tạo dựng nên từ sự lười biếng cả. Chăm chỉ, siêng năng, không sợ thất bại mới có thể trở thành người mà bạn mong muốn!

CON LƯỜI HỌC VÀ NHỮNG LÝ DO BA MẸ KHÔNG ...

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 33)

“Cần cù bù thông minh” là một bài học quan trọng về tầm quan trọng của sự chăm chỉ và cần mẫn trong công việc và học tập. Tuy nhiên, sự lười biếng vẫn còn hiện hữu và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta.

Sự lười biếng được định nghĩa là trạng thái không hoạt động và kháng cự nội tâm, không cố gắng và không hành động. Đây là một trạng thái thụ động và để mọi thứ diễn ra theo ý muốn của nó, kể cả trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lười biếng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do chính bản thân con người. Con người có phần “con” và phần “người”, và khi phần “con” lấn át phần “người”, người ta có xu hướng chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc. Khi đó, con người trở nên trốn tránh và không muốn bắt tay vào thực hiện các việc cần làm. Tuy không ai thích phải làm việc khi đang nằm trong chăn ấm, nhưng những người có quyết tâm sẽ kiềm chế được sự lười biếng và thực hiện công việc cần làm, trong khi những người lười biếng sẽ tiếp tục nằm ngủ và chấp nhận những hậu quả không mong muốn như điểm kém trong bài kiểm tra.

Một nguyên nhân khác gây ra sự lười biếng của con người là do sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật. Máy móc hiện đại đã giúp con người giảm bớt hoạt động về cả tay chân lẫn trí óc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ dần dần khiến con người trở nên lười biếng và không linh hoạt. Điều này đòi hỏi con người phải hoàn thiện bản thân để sử dụng máy móc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào máy móc để trở nên ngày càng thụ động. Sự phát triển của các thiết bị công nghệ và Internet cũng góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người, đặc biệt là học sinh, khi họ bị lôi cuốn vào việc lướt mạng và chơi game trên điện thoại hoặc máy tính thay vì học bài. Thói quen này có thể trở thành một thói quen không tốt nếu không được kiểm soát và sửa đổi.

Mỗi người chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tác hại của lười biếng và cần có biện pháp cụ thể để kiểm soát nó. Để đạt được điều này, cần lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt, đồng thời giữ ý chí quyết tâm cao độ. Tuy nhiên, tác hại của lười biếng không phải lúc nào cũng dễ thấy. Nếu chúng ta không chủ động đẩy mạnh sự nỗ lực và cố gắng hết sức, sẽ rất khó để đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy luôn nhớ rằng 'trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng'.

Viết văn nghị luận xã hội về thói quen lười biếng (Mẫu 34)

Xin chào cô và các bạn! Nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart từng phải thốt lên: 'Tôi rất muốn biết vì sao sự lười nhác lại thịnh hành trong những người trẻ tuổi đến nỗi không thể khuyên ngăn họ rời khỏi nó dù bằng ngôn từ hay bằng sự trừng phạt'. Và đây cũng chính là một trong những thói quen mang tính tiêu cực của con người hiện đại: lười nhác và hay than vãn.

Trước tiên, về mặt khái niệm, 'lười nhác' là cụm từ dùng để chỉ thái độ ngại khó, ngại khổ, không muốn làm việc của một bộ phận người dân. Thay vào đó, họ thích 'ăn không ngồi rồi', chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Nhưng cũng chính những kẻ này khi gặp chuyện lại rất hay than vãn. Họ dùng lời lẽ để kêu ca, than thở, chống đối một cách tiêu cực. Không những không hành động để giải quyết vấn đề mà họ còn liên tục phàn nàn, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hiện tượng này xảy ra một phần do bản tính vốn có của cá nhân, phần khác cũng do họ quá phụ thuộc vào khoa học, máy móc. Và nó lại càng nghiêm trọng hơn trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Dễ thấy, sự lười biếng, hay than vãn mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống con người. Nó gây ra thói ỷ lại, làm chúng ta trì trệ đi, dần dần trở nên phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Và trên thực tế, không ai có một cái nhìn thiện cảm đối với người lười nhác cả. Người xưa cũng từng có câu: 'Nhàn cư vi bất thiện'. Khi không chịu làm việc, con người sẽ sinh ra rảnh rỗi. Từ đó, thực hiện những hành vi đi ngược lại với thuần phong mĩ tục hay các giá trị đạo đức đã đề ra. Việc này làm tăng tỉ lệ tệ nạn, trực tiếp kéo lùi sự phát triển của cộng đồng.

Mang hậu quả nghiêm trọng là vậy nhưng vẫn có ý kiến cho rằng việc các cá nhân lười biếng, than vãn là chuyện của họ. Nếu như họ vẫn hoàn thành công việc thì chẳng có gì đáng chê trách. Cá nhân tôi hoàn toàn phản đối cách suy nghĩ này. Đúng là việc lười nhác, than thở bắt nguồn từ họ. Nhưng nếu trong hoạt động tập thể, chỉ cần một cá nhân bị thụt lùi, tiến độ công việc của mọi người sẽ đều bị ảnh hưởng. Chưa kể, không ai muốn suốt ngày nghe một người than thở, chê trách cuộc đời cả. Điều đó phần nào khiến tâm trạng của những người xung quanh tệ đi rất nhiều.

Chính vì vậy, dù là lười biếng hay than vãn đều là thói quen xấu mà chúng ta cần loại bỏ. Thay vào đó, hãy không ngừng phát triển bản thân, rèn luyện sự kiên nhẫn, ý chí cầu tiến. Có như vậy ta mới dần hoàn thiện được chính mình.

1 78 lượt xem