Top 35 mẫu Phân tích Dưới bóng hoàng lan

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Phân tích Dưới bóng hoàng lan giúp các em làm bài văn có nhiều cách phân tích Dưới bóng hoàng lan đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 81 lượt xem


Phân tích Dưới bóng hoàng lan

I) Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 1)

1. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm 'Dưới bóng hoàng lan'.

- Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về tác phẩm.

2. Thân bài:

Chủ đề và nội dung chính của tác phẩm:

Chủ đề:

- Chủ đề tình cảm gia đình -> Nguồn cảm hứng dồi dào, vô tận trong văn học.

- Được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh từ lúc mới trở về cho đến lúc lại phải rời đi.

Nội dung chính:

Truyện kể về một lần về thăm nhà của Thanh - người con xa quê để đi làm ăn trên tỉnh. Những kỉ niệm khi xưa ùa về khiến anh vô cùng xúc động. Không chỉ được ở trong không gian quen thuộc, anh còn được gặp lại người con gái dịu dàng, trong sáng khi xưa từng đi nhặt hoàng lan với mình. Sau vài ngày, anh phải trở lại tỉnh tiếp tục công việc dang dở. Lúc lên đường, anh nửa buồn nửa vui.

Phân tích nội dung tác phẩm:

Khi Thanh vừa trở về nhà:

- Khung cảnh ngoài nhà:

  • Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ.
  • Vòm cây mát mẻ che đi cái nắng gắt bên ngoài.
  • Có cả mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.
  • Khung cảnh ngập tràn ánh sáng.
  • Không gian yên tĩnh, không dính chút ồn ào của cuộc sống xô bồ ngoài kia.

=> Không gian dịu mát khiến con người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng.

- Khung cảnh trong nhà:

  • Tối, dịu mát.
  • Cảnh tượng không có gì thay đổi.
  • Yên lặng, trầm tịch.

=> Sự im ắng của không gian quen thuộc khiến Thanh xúc động đến nghẹn họng, mãi mới cất tiếng gọi khẽ: 'Bà ơi!'.

Trong khoảng thời gian ở nhà:

* Cảm xúc với người bà đáng kính:

- Vui mừng, xúc động khi gặp lại bà:

  • Hình ảnh bà hiện lên với đôi mắt hiền từ, làn tóc trắng, tay chống gậy trúc.
  • Ánh mắt bà nhìn cháu đầy âu yến và mến thương.

-> Sự thân thương khiến Thanh cảm động, mừng rỡ chạy đến bên bà.

- Cảm thấy bản thân mình nhỏ bé so với bà:

  • Sự đối lập giữa hai bà cháu: 'Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng'.
  • Thanh cảm nhận được sự che chở của bà dành cho mình, dù là lúc nhỏ hay cả bây giờ.

- Xúc động khôn nguôi khi nhận được tình yêu thương của bà:

  • Bà lo lắng khi cháu phải đi bộ giữa trời nắng gắt.
  • Bà phủi giường, sửa chiếu, xếp gối lại để cháu nằm nghỉ trong khi mình đi làm cơm.
  • Nhẹ nhàng buông màn, đuổi muỗi cho cháu như ngày thơ bé.

-> Những hành động ân cần của bà khiến Thanh 'ứa nước mắt', xót xa khi bà chỉ có một mình ở nhà.

* Cảm xúc với Nga:

- Bất ngờ khi vừa mới gặp lại:

Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.

Cuộc trò chuyện thân thiết gợi lại bao kỉ niệm khi xưa.

- Tình cảm chớm nở trong sáng:

Thanh rất hay quan sát, nhìn ngắm dáng vẻ xinh đẹp, dịu dàng của Nga.

Hai người đưa nhau đi thăm vườn, rảo bước dưới bóng hoàng lan cao lớn.

Sự bày tỏ trực tiếp của Nga: 'Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá'.

Cái nắm tay của hai con người trong không gian ngập tràn hương hoàng lan.

=> Gợi lên sự dịu ngọt trong tâm hồn Thanh.

Khi Thanh rời đi:

- Vali trĩu nặng những thức quà bà cho, Thanh đứng nghe lời khuyên bảo của bà -> Tình yêu thương vô bờ của bà dành cho đứa cháu. Dù có lớn đến đâu thì Thanh vẫn mãi còn 'bé quá' trong mắt bà.

- Tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, 'nửa buồn nửa vui':

Buồn vì phải rời xa chốn quê nhà bình yên, tràn ngập tình yêu.

Vui vì biết mình luôn có 'nơi mát mẻ sung sướng' để trở về, có một người đợi chờ và nhớ mong mình.

Hình ảnh cây hoàng lan:

- Được lặp đi lặp lại xuyên suốt tác phẩm.

- Tượng trưng cho những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Thanh:

  • Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh.
  • Nga - cô gái dịu dàng, thủy chung.

=> Cây hoàng lan là nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của Thanh và Nga, cũng là sự già đi của người bà.

Đánh giá tác phẩm:

Nội dung:

- Cảm nhận sự bình yên của quê hương.

- Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, gần gũi.

- Ca ngợi tình yêu trong sáng, thủy chung, đẹp đẽ.

Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà không kém phần tinh tế.

- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại thông điệp, giá trị mà tác phẩm muốn truyền tải.

- Liên hệ mở rộng.

 

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam

- Giới thiệu tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”

- Khái quát chung về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.

2. Thân bài

a. Tri thức thể loại

- Khái niệm và đặc trưng thể loại truyện ngắn

- Sự khác biệt trong truyện ngắn Thạch Lam (truyện không có cốt truyện)

b. Phân tích, đánh giá nội dung truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”

- Tóm tắt truyện

- Nội dung truyện ngắn:

+ Tình cảm bà cháu

+ Tình cảm giữa Thanh - Nga

c. Phân tích, đánh giá nghệ thuật truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan

+ Cốt truyện

+ Ngôi kể

+ Lời văn, giọng điệu,...

. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật, sức sống của tác phẩm

- Thông điệp bản thân rút ra sau khi đọc tác phẩm.

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 3)

1. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm 'Dưới bóng hoàng lan'.

- Nội dung chính của văn bản: câu chuyện về nhân vật Thanh và lần trở về nhà quê để thăm bà sau một thời gian đi làm ở tỉnh.

- Tại ngôi nhà thân thương, anh nhớ lại những kỉ niệm đáng nhớ và cảm nhận sự ấm áp của tình cảm gia đình.

- Chủ đề của văn bản là giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.

2. Thân bài

Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà.

- Anh cảm thấy vô cùng xúc động khi đặt chân vào khu vườn và trong nhà.

- Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: 'mát hẳn cả người', anh cảm thấy nghẹn họng và mãi mới cất được tiếng gọi khẽ 'Bà ơi'.

- Thanh cũng nhận thấy rằng mọi sự ồn ào bên ngoài đều tạm ngừng lại ở bậc cửa.

- Tất cả những điều này cho thấy nỗi xúc động không thể nói thành lời của người con đi xa trở về với mái nhà thân yêu.

- Tác giả phân tích nội dung bằng cách miêu tả tâm trạng của Thanh và cảm nhận của anh về không gian quen thuộc của ngôi nhà thân yêu.

Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà

- Cảm động và mừng rỡ khi gặp lại bà.

- Cảm thấy nhỏ bé khi bên bà, tâm trạng được diễn tả bởi sự đối lập giữa dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà.

- Mỗi lần trở về, Thanh cảm thấy bình yên và thong thả vì biết rằng bà luôn chờ mong.

- Mùi hương của cây hoàng lan khiến Thanh nhớ lại kí ức thời thơ bé.Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà, diễn tả bằng hành động giả vờ ngủ để chờ bà đi ra

Cảm xúc của Thanh đối với Nga:

- Bất ngờ khi nghe giọng nói quen thuộc của Nga:Quan sát chăm chú dáng vẻ xinh xắn của Nga.

- Ăn cơm cùng Nga, lầm tưởng Nga là em ruột của mình.

- Ngại ngùng:Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga khi còn nhỏ.

- Dắt Nga đi thăm vườn, ngửi thấy mùi hoàng lan trên mái tóc của Nga.Nghe câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan trong tay để Nga tìm hoa

- .Cảm xúc thương yêu:Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.

Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:

- Bâng khuâng, lưu luyến:Cảm thấy nửa vui nửa buồn.Nghĩ đến căn nhà và Nga.

3. Kết bài

- Nội dung: Văn bản 'Dưới bóng hoàng lan' của tác giả Thạch Lam có nội dung xoay quanh giá trị của tình cảm gia đình và đưa ra câu chuyện về nhân vật Thanh trở về nhà quê để thăm bà. Tình cảm gia đình là vô giá và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của mỗi cá nhân.Tác phẩm 'Dưới bóng hoàng lan' của tác giả Thạch Lam thể hiện giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

- Nghệ thuật: sử dụng ngôn từ tinh tế, kể chuyện nhẹ nhàng và đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Giọng văn dịu dàng, tha thiết.Kết bài: khẳng định giá trị của tác phẩm.

 

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 4)

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Thạch Lam
  • Giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

2. Thân bài:

2.1. Nội dung chính và chủ đề của văn bản:

- Nội dung chính: Truyện kể về một lần về quê thăm bà của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, những kỉ niệm ngọt ngào ùa về trong tâm trí anh. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên.

- Chủ đề: giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.

2.2. Phân tích nội dung:

* Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà:

- Vẻ đẹp của không gian khu vườn và trong nhà khiến Thanh vô cùng xúc động:

Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: 'mát hẳn cả người', cảm thấy nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ 'Bà ơi'.

Cảm thấy bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại ở bậc cửa.

=> Đó là nỗi xúc động không nói thành lời của người con đi xa nay được trở về với mái nhà thân yêu.

* Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:

- Cảm động, mừng rỡ khi gặp lại bà.

- Cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà:

  • Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
  • Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong.
  • Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.

- Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà:

  • Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.
  • Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.

=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.

* Cảm xúc của Thanh đối với Nga:

- Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:

  • Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
  • Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.

- Ngại ngùng:

  • Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi mỉm cười.
  • Dắt Nga đi thăm vườn, cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan.
  • Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để Nga tìm hoa.

- Cảm xúc thương yêu:

Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.

=> Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.

* Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:

- Bâng khuâng, lưu luyến:

  • Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
  • Nghĩ đến căn nhà và nghĩ đến Nga.

2.3. Đánh giá:

a. Về nội dung:

- Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm nhận được sự bình yên của mái nhà, quê hương.

Đồng thời, nó còn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, đẹp đẽ.

b. Về nghệ thuật:

- Ngôn từ tinh tế.

- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.

- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm.

Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 5)

1. Mở bài:

-Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm “dưới bóng hoàng lan”. Tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ

- Đặc biệt

2. Thân bài:

* Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Truyện kể về một lần về quê thăm bà của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà: Vẻ đẹp của không gian khu vườn và trong nhà khiến Thanh vô cùng xúc động

+Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà: Cảm động, mừng rỡ khi gặp lại bà, cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà. Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.

+ Cảm xúc của Thanh đối với Nga(cô bé hàng xóm): Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga. Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.

- Nghệ thuật :Ngôn từ, lối kể chuyện, giọng văn

* Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu.

- Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà là tâm trạng của người con đi xa nay được trở về với mái nhà, gia đình thân yêu

+ Khung cảnh quê hương hiện lên thật tươi đẹp, bình dị, thân quen.

+ Khung cảnh ấy là tình yêu quê hương, là tình cảm gia đình thiết tha luôn đau đáu trong lòng nhân vật.

+ Căn nhà, nơi mà đầy ắp những kỉ niệm về thành viên trong gia đình và cũng là nơi mà tâm hồn Thanh được bay bổng, xoa dịu sau những ồn ào, mệt mỏi của đời sống phố thị

- Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:

+ Cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà:

+) Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
+) Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong.

+) Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.

+ Xúc động khi nghẹn ngào trước tình cảm của bà dành cho mình:

+) Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.

+) Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.

=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt, yêu thương và biết ơn bà sâu sắc, vô hạn.

- Thái độ của Thanh đối với Nga:

+ Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:

+ Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.

+ Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.

* Đánh giá (Nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

- Văn bản cho thấy giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua cảm nhận của nhân vật Thanh.

- Nghệ thuật:

+ Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.
+ Giọng văn tha thiết, dịu dàng.

+ Truyện không có cốt truyện vẫn khiến cho người đọc không thể rời mắt hay bỏ ngang bởi lời văn quá đẹp đẽ và thơ mộng

3. Kết bài:

- Với ngôn từ tinh tế, lối kể chuyện nhẹ nhàng, giọng văn tha thiết, dịu dàng, cùng sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại, Thạch Lam đã đưa người đọc trở về tuổi thơ tươi đẹp với người bà ấm áp và hình ảnh quê hương thân thuộc.

- Tác phẩm như một lời nhắc nhẹ nhàng đối với những đứa con xa nhà lâu ngày chưa trở về thăm quê

Dàn ý phân tích dưới bóng hoàng lan hay ...

II) Các bài văn mẫu phân tích Dưới bóng hoàng lan

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 1)

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 với sở trường văn xuôi. Những tác phẩm với giọng văn êm dịu, nhẹ nhàng của nhà văn đã đi sâu vào tâm trí bao người đọc. Trong đó, truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của nhà văn Thạch Lam được coi là một tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930-1945.

Dưới Bóng Hoàng Lan, cậu chuyện kể về nhân vật Thanh- một người mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng luôn được bà, người thân yêu duy nhất của anh chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau hai năm đi xa trở về quê hương, Thanh đã gặp lại những người thân và nhận ra giá trị của tình thân, sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và tình người. Là một người con xa quê đến thành phố làm việc, và sau mỗi lần trở về, anh đều cảm thấy vui mừng và bồi hồi khi được trở lại ngôi nhà của mình. Ngôi nhà của bà cháu anh đã trở nên hoang vắng, yên bình hơn từ khi Thanh rời đi. Tuy nhiên, mỗi lần anh trở về thăm quê, không có sự thay đổi nào trong căn nhà ấy. Anh cảm thấy nghẹn họng và có thể cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của người bà dành cho anh. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa cũng là một tình cảm khác của Thanh đối với ngôi nhà và quê hương của mình.Điều này thể hiện Thanh rất quan tâm đến ngôi nhà của mình và muốn giữ cho nó như vậy để giữ lại kỷ niệm và tình cảm của anh đối với quê hương và người bà.Sự tĩnh lặng của căn nhà đã gợi lên trong Thanh một loạt tình cảm. Vì vậy, có thể kết luận rằng Thanh là một người con xa quê yêu quê hương và ngôi nhà của mình, và anh luôn cảm thấy hạnh phúc và bình an khi được trở về những nơi đó.

Với sự quan tâm đặc biệt đến người bà của mình, Thanh lớn lên trong vòng tay của người bà hiền từ, và anh luôn biết ơn và yêu quý bà. Mỗi lần trở về quê hương và gặp lại người bà thân yêu, Thanh luôn bị xúc động và nghẹn ngào, cảm nhận được tình cảm và sự chăm sóc của bà dành cho mình.Trong mắt Thanh, bà luôn hiền từ, ấm áp, chăm sóc cho cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Bóng dáng bà gầy còng lại tạo cảm giác che chở, bao bọc đứa cháu nay đã lớn khôn. Thanh cảm thấy xót xa khi nghĩ đến việc bà ở một mình trong ngôi nhà vắng vẻ. Hai bà cháu vốn quấn quýt nhau, nhưng giờ đây cháu đi làm xa, bà lại lẻ bóng bên căn nhà hoang vắng. Điều này càng thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và hiếu thuận của Thanh, khi anh luôn nghĩ đến người bà và mong muốn đem lại cho bà niềm vui và hạnh phúc.Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ sự gắn bó và tình cảm mà Thanh dành cho gia đình, đặc biệt là người bà của anh. Nhân vật Thanh được tạo nên với một tính cách hiếu thuận, tình cảm và quan tâm đặc biệt đến gia đình, và điều này làm cho anh trở thành một nhân vật đáng yêu và đáng quý trong tác phẩm.

Sự xuất hiện của Nga khiến Thanh ngỡ ngàng, và dường như không nhận ra. Anh đã quên mất người có mối quan hệ thân thiết với mình từ khi cả hai còn nhỏ. Thanh vui sướng khi nhận ra giọng của Nga, và luôn có sự quan tâm và chăm sóc đối với cô. Cả hai cùng ngắm cây hoàng lan trong vườn và ôn lại những kỷ niệm hồi nhỏ của mình, tình cảm giữa hai người dường như đã trở nên thân thiết hơn và đẹp đẽ hơn. Thanh dường như đã có cảm giác yêu Nga khi cảm nhận được mùi hương thơm trên tóc của cô. Khi Nga tỏ tình với Thanh, Thanh đã đáp lại bằng một lời hứa hẹn và một hành động thể hiện tình cảm. Cảm giác hạnh phúc mới đã xuất hiện trong tâm hồn Thanh từ lúc đó.

Sáng hôm sau, Thanh khi phải xa gia đình đi làm ăn. Anh thấy buồn, nhưng cũng vui vì có một tổ ấm chờ đợi anh trở về, nơi ấy có bà, có Nga tiếp thêm sức mạnh cho cuộc sống xa nhà của anh.Với giọng văn nhẹ nhàng, Thạch Lam đã thành công đem lại cho người đọc cảm giác bình yên và nhận ra rằng những điều thân thuộc xung quanh chính là điều quý giá mà ta nên trân trọng.Bài học mà tác giả muốn truyền tải không gì hơn là hãy yêu thương và trân trọng cuộc sống, yêu thương những người thân quen xung quanh mình, vì chính trong những điều đơn giản đó chúng ta mới có được bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc, nhằm khắc họa một phần của cuộc đời và những giá trị đích thực trong cuộc sống. Tác giả Thạch Lam đã sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, tạo nên sự gần gũi, dễ dàng tiếp cận cho người đọc.Bằng cách miêu tả những tình cảm đơn sơ, giản dị nhưng đầy ấm áp của những người trong câu chuyện, Thạch Lam đã thành công trong việc thể hiện tình người trong văn học Việt Nam. Đồng thời, ông cũng muốn nhắn nhủ đến độc giả về giá trị của tình thân, tình cảm gia đình, tình người trong cuộc sống.Tổng kết lại, qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, nhà văn Thạch Lam đã truyền tải đến độc giả giá trị nhân văn sâu sắc và hình ảnh của cuộc sống bình dị nhưng đầy ý nghĩa. Tác phẩm cũng là một minh chứng cho sự nghiệp văn học Việt Nam trong thời kỳ đầu của thế kỷ 20, cũng như tài năng văn chương của nhà văn Thạch Lam.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 2)

Thạch Lam, một trong những tên tuổi hàng đầu của văn xuôi Việt Nam, đã để lại một dấu ấn đáng kể trong văn học Việt Nam, và trong số các tác phẩm của ông, “Dưới bóng hoàng lan” được coi là một tác phẩm đặc biệt. Không giống như những truyện thông thường, tác phẩm này không đi sâu vào một câu chuyện cụ thể. Thay vào đó, nó đưa ra nhiều suy tư và tạo ra một không gian thời gian tĩnh lặng để người đọc suy ngẫm.

Câu chuyện xoay quanh một chàng trai mồ côi cha mẹ, thường trở về quê nhà trong những ngày nghỉ. Lần trở về này, anh đã cách xa quê hương hai năm. Cuộc sống ồn ào của thành phố đã khiến Thanh quên đi hình bóng của bà, người bà già tóc bạc phơ đang sống cuối đời với mong chờ trong lòng. Khi anh ngồi xuống và thể hiện sự trở về bằng tiếng gọi nhẹ “bà ơi,” một cái bóng nhẹ từ bên trong bật ra và rơi xuống bàn một cách nhẹ nhàng. Thanh nhìn vào đó và mỉm cười, “Bà mày đâu.”

Mỗi khi Thanh trở về ngôi nhà quen thuộc, anh luôn cảm thấy một sự lạ lùng, nhưng không phải là xa cách mà là hồi hộp và sự cảm động quá đỗi. Dù mọi thứ trong ngôi nhà đều trông giống như trước, không gian trải qua thời gian tĩnh lặng. Phong cảnh quen thuộc, gian nhà tĩnh mịch và bà với mái tóc bạc phơ vẫn đứng đó như một bức tranh không thay đổi. Trong không gian này, Thanh tìm thấy sự thay đổi trong lòng mình. Khu vườn xưa hiện ra trước mắt anh, con đường Bát Tràng rêu phủ, với những ánh sáng lọt qua tán cây, và bức tường hoa thấp dẫn thẳng đến nhà. Mùi hương của lá non phảng phất trong không khí. Tất cả những hình ảnh này làm cho chàng trai trở nên hưng phấn và rung động, mặc dù mọi thứ đã quá quen thuộc với anh. Thanh cảm thấy như thời gian ngoài kia đang ngừng trôi, và không gian này mang đến sự bình yên và tĩnh lặng. Cảnh tượng này khiến anh thấy như mình đang trở lại với một kỷ niệm ngọt ngào và thiêng liêng.

Hình ảnh của cây hoàng lan đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, mang theo nhiều ý nghĩa. Nó có thể là biểu tượng cho ngôi nhà và cảm giác quê hương, nhưng cũng có thể đại diện cho bà – người bà già giàu tình yêu và che chở, giống như cây hoàng lan tỏa hương thơm và ánh sáng. Cả bà và cây hoàng lan đều đánh dấu sự thay đổi và thời gian trong cuộc đời của Thanh. Hình ảnh này không chỉ là một phần của mô tả mà còn chứa đựng sâu sắc nhiều cảm xúc và ý nghĩa.

Quê hương luôn nằm sâu trong tâm hồn của Thanh, là nơi mang đến cho anh sự bình yên và sự thanh thản. Đối với một số người, việc trở về quê hương có thể chỉ là một nghĩa vụ, nhưng đối với Thanh, mỗi khoảnh khắc trở về quê hương đều là một khoảnh khắc anh tìm thấy sự yên bình nhất trong cuộc đời mình. Rời xa cuộc sống ồn ào và náo nhiệt của thành phố, Thanh luôn mong muốn được trở về quê hương, nơi mang đến cho anh cảm giác hạnh phúc. Những hình ảnh về bà và cô bé Nga hàng xóm luôn hiện về trong ký ức của anh. Cô bé Nga tươi tắn và vô tư, và khi cô ấy nói nhẹ, “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá,” có lẽ Thanh đang tự hỏi liệu đó có phải là tình yêu hay chưa. Những từ ngữ đơn giản và thân thiện của họ trong tác phẩm của Thạch Lam đem lại sự ấm áp và chân thành.

Khi Thanh và Nga dạo chơi dưới bóng hoàng lan, anh cảm nhận lại ký ức về cô bé Nga, với đôi chân xinh đẹp và tay bắt mắt. Thậm chí, Thanh còn không thể kiềm lại nụ cười khi nhớ về cô bé. Dắt Nga thăm vườn hoa, mái tóc của Nga toả ra mùi hương hoàng lan, và khi cô bé nói, Thanh không thể tìm ra lời để trả lời, chỉ cầm một cành hoa trong tay để Nga tìm. Những phút ngây ngô này đã biến thành tình yêu. Trước khi Nga phải rời đi, Thanh nắm lấy tay cô bé và để nó trong tay mình. Trong khoảnh khắc đó, Thanh cảm thấy sự dịu dàng trong tâm hồn mình.

Nhưng điều đặc biệt trong tác phẩm của Thạch Lam không phải là việc anh viết về những sự kiện vô nghĩa. Thay vào đó, ông tạo nên những dấu chấm hỏi sâu sắc về cuộc đời và hoàn cảnh của mình. Mặc dù không hiện rõ, nỗi buồn trong “Dưới bóng hoàng lan” thể hiện một sự đau thương, một nỗi đau thầm lặng, và sự tiên cảm về cuộc sống của tác giả và tình hình đất nước vào những năm sau đó.

Thật sự, nỗi đau buồn này tồn tại mặc dù không thể nhận thấy. Khi đến cổng, Thanh dừng lại một chút để nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu đưa va ly cho Thanh, và Thanh nói nhẹ: “Nhớ chuyển lời chào đến cô Nga nhé.” Mối tình này không biểu đạt bằng lời nói, không có lễ tiễn, và không gặp nhau lần cuối. Tất cả như là những mảnh trời xanh tan tác. Thanh nhìn bóng chàng lay động giữa bể trời xanh trong lòng.

Hơn nữa, tác phẩm thể hiện tính thơ qua những hình ảnh biểu tượng đầy trữ tình, đặc biệt là hình ảnh của cây hoàng lan. Cây hoàng lan này có thể hiểu là hình ảnh của cây trong vườn của Thanh, nhưng cũng có thể hiểu đó là hình ảnh của người bà của anh. Bà yêu thương cháu mình một cách nhiệt tình, đặc biệt khi anh mồ côi mẹ và cha. Bà như cây hoàng lan, luôn che chở cho Thanh mỗi khi anh trở về nhà, quay về khu vườn đong đầy ký ức. Bà luôn im lặng che chở và mang bóng mát vào cuộc sống của anh. Bà chính là cây hoàng lan, bảo vệ mối tình đầu tiên của Thanh và Nga. Cây hoàng lan là nhân chứng cho tuổi thơ của cả hai và cũng là bà, đã theo dõi cháu lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của mình.

Tác phẩm khiến người đọc nhớ về quê hương và những ký ức đáng quý của tuổi thơ, đem đến hình ảnh ấm áp và thân thuộc của quê hương.

 

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 3)

'Dưới bóng hoàng lan' của Thạch Lam là một truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế mà không kém phần sâu sắc. Trong truyện, nhân vật Thanh đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho độc giả. Không chỉ có sự gắn bó sâu sắc với quê hương, Thanh còn hiện lên với tình thương yêu gia đình và tình cảm đôi lứa vô tư, trong sáng.

Đọc tác phẩm, có thể thấy, Thanh mất cha mẹ từ khi còn nhỏ. Bà chính là người thân duy nhất, cũng là người bao bọc, yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy anh khôn lớn. Vậy nên, tình cảm và nỗi nhớ anh dành cho bà là rất lớn. Lấy hoàn cảnh một người con xa xứ nay có dịp về thăm quê nhà, Thạch Lam đã miêu tả vô cùng chi tiết diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật. Từ đó, độc giả dễ dàng rút ra cho mình những giá trị riêng tốt đẹp.

Trước tiên, Thanh là một người có sự gắn bó sâu sắc với quê hương. Khi vừa về đến nhà, anh đã rất tận hưởng cái không khí yên bình, mát mẻ, tĩnh lặng nơi đây. Gạt bỏ những ồn ào, nắng nóng ngoài kia, anh trở về với căn nhà cũ thân thuộc. Từ con đường lát gạch Bát Tràng, bức tường hoa đến cây hoàng lan năm xưa, tất cả đều khiến Thanh xúc động, nghẹn ngào. Tình yêu quê hương đã hiện hữu trong từng cung bậc cảm xúc của nhân vật, khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

Không chỉ vậy, Thanh còn rất yêu thương gia đình mình. Từ nhỏ đã sống với bà, được bà chăm sóc, dạy dỗ, anh vô cùng kính trọng và biết ơn người phụ nữ hiền từ ấy. Tiếng gọi 'Bà ơi' nghẹn ngào cất lên sau bao tháng ngày xa cách. Hình bóng bà hiện lên vẫn như những ngày xưa cũ, đưa đến cảm giác bảo vệ, che chở cho đứa cháu nhỏ. Có lẽ vì nhận được sự săn sóc chu đáo ấy nên khi nghĩ về việc bà chỉ có một mình, Thanh chợt thấy thương bà vô kể.

Ngoài ra, nhân vật Thanh còn hiện lên là một người tinh tế, dịu dàng trong mối tình chớm nở với cô hàng xóm. Khi còn là những đứa trẻ, họ hồn nhiên, vô tư chơi đùa dưới bóng cây hoàng lan cao lớn. Giờ đây, khi trưởng thành, họ gặp lại nhau, mang theo tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng. Thanh chăm chú quan sát từng đường nét của Nga, hồi tưởng về quá khứ thân thiết. Anh tinh tế kéo cành hoàng lan xuống cho Nga tìm hoa, không ngần ngại mà nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô, để yên trong tay mình. Dù phải đi xa, Thanh vẫn tin tưởng vào người con gái ấy. Hình bóng Nga cài bông hoa hoàng lan lên mái tóc, thủy chung mong nhớ, đợi chờ đã khắc sâu vào tâm trí anh. Tình yêu tuy chưa được thổ lộ nhưng đã hiện hữu rất rõ nét trong lòng mỗi người.

Được miêu tả chủ yếu qua hành động và diễn biến tâm trạng, nhân vật Thanh hiện lên vô cùng gần gũi. Cốt truyện được xây dựng nhẹ nhàng nhưng vẫn thành công mang đến bao giá trị tốt đẹp cho độc giả. Đó là câu chuyện về một người con xa xứ với tình yêu và sự gắn bó sâu đậm với quê hương xứ sở. Nó gắn liền với tình cảm gia đình chân thành cùng tình yêu đôi lứa hồn nhiên, trong sáng. Tất cả đã khiến nhân vật Thanh dễ dàng đi vào lòng người đọc.

Với truyện ngắn 'Dưới bóng hoàng lan', Thạch Lam đã khẳng định tài năng cũng như sự tinh tế của một nghệ sĩ. Tác phẩm kéo gần khoảng cách giữa độc giả và nhân vật, khơi gợi lòng đồng cảm giữa những người con xa xứ. Từ đó, truyện đã khẳng định vị trí và giá trị vững bền của mình trong kho tàng văn học Việt Nam.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 4)

Thạch Lam là nhà văn hiện diện trong thời gian không dài trên văn đàn Việt Nam - chỉ khoảng 10 năm nhưng ông vẫn được xem là nhà văn có tầm vóc. Những tác phẩm của ông để lại cho người đọc những cảm xúc, dư vị nhẹ nhàng, thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình. Trong số đó, phải kể đến “Dưới bóng hoàng lan”, truyện ngắn kể về lần trở về của nhân vật Thanh sau hai năm xa quê, qua đó thể hiện những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc giữa bà - cháu, giữa Thanh - Nga, cô bạn hàng xóm cùng anh đi nhặt hoàng lan. Không chỉ thành công về mặt nội dung, tác phẩm cũng mang những nét đặc sắc về nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Thạch Lam.

Nhắc đến truyện ngắn là nhắc đến một hình thức tự sự cỡ nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một vài biến cố trong đời sống nhân vật, thông qua đó bộc lộ rõ nét tính cách, tâm lí của nhân vật. Đặc trưng của truyện ngắn tập trung ở cốt truyện, tình huống truyện , nghệ thuật xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật hay những đặc điểm về không gian, thời gian, chi tiết,... Song, đến với trang văn Thạch Lam, cốt truyện trở thành yếu tố có phần mờ nhạt, tác phẩm của ông là những “truyện không có cốt truyện” mà “Dưới bóng hoàng lan” là một tác phẩm như thế. “Dưới bóng hoàng lan” không phải là một câu chuyện, cũng không tập trung ở một ý tưởng nào rõ rệt. Câu chuyện không có mở đầu và kết thúc, không có cốt truyện nhưng “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây”, vương vấn trong lòng người đọc.

“Dưới bóng hoàng lan” kể về chàng trai Thanh - mồ côi cha mẹ, ở với bà từ nhỏ, chàng trở về gặp lại ngôi nhà cũ, mảnh vườn xưa có cây hoàng lan, gặp lại người bà hiền hậu và cô gái xinh xắn từng chơi đùa với mình thuở ấu thơ, sau hai năm xa cách. Hôm sau, Thanh ra đi mang theo những kỉ niệm đẹp đẽ và dịu êm, cùng với hương hoàng lan thoang thoảng, ngọt ngào. Câu chuyện Thạch Lam mang đến cho độc giả là một mảnh chuyện đời nhỏ nhoi, bình thường nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm đơn sơ, bình dị mà đẹp đẽ, cao cả.

Sau những năm đi tỉnh xa nhà, Thanh được trở về thăm bà và đắm mình trong không gian yên ả, thanh bình dưới bóng hoàng lan, được sống trong cảm giác yêu thương, gần gũi bên bà và những rung cảm trước tâm hồn, vẻ đẹp người thiếu nữ, để rồi hôm sau ra đi trong sự bịn rịn, lưu luyến. Đối với Thanh, quê hương là cả một không gian thơ mộng, cổ tích: một con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, bức tường xanh rêu, bể nước trong giữa mảnh trời tan tác, và hoàng lan. Tất cả đã dẫn dắt tâm hồn người con xa quê trở về với những điều bình dị, mộc mạc, thơm lành. Đó là tình cảm của người bà tần tảo sớm hôm, dịu dàng trìu mến: “... rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào ... Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.” Đó là tình cảm thơ ngây, thuần khiết với cô hàng xóm mà có đôi lúc chàng tưởng như em ruột của mình: Nga. Thanh gặp lại Nga giữa khu vườn có những “búp hoa lý non và thơm rủ trong giàn,... cây hoàng lan cao vút cành lá rủ xuống như chào đón hai người”. Hương hoàng lan dịu nhẹ mà vươn vấn lòng người. Dưới bóng hoàng lan, một tình yêu đã chớm nở: “Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát. Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy bàn tay Nga, để yên trong tay mình. Nga cũng đứng yên lặng.”

“Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn không có cốt truyện, chỉ như một tình huống tâm trạng, song giàu chất thơ, chất trữ tình bởi tình huống đó đã khơi gợi tâm trạng, cảm xúc nồng nàn, sâu sắc. Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ ba, người kể toàn tri giúp cho việc diễn tả nhân vật, những diễn biến tình cảm trở nên khách quan, cụ thể hơn. Đồng thời, bằng lối ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh và cảm xúc, nhà văn đã đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả của nông thôn Việt Nam: “những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió”, “mùi lá tươi non phảng phất trong không khí”, “trời xanh ngắt ánh sáng”, “lá cây rung động dưới làn gió nhẹ”,... Lời văn diễn tả chân thực thiên nhiên, đồng thời thể hiện những rung động, cảm nhận tinh tế của tâm hồn con người.

Dưới ngòi bút đậm chất thơ của Thạch Lam, hòa cũng hương thơm của dàn thiên lý, cây hoàng lan, nổi bật lên hình ảnh những người phụ nữ: một già, một trẻ với tình thương, nỗi nhớ tha thiết dành cho người đi xa. Cảnh vật và tình cảm nơi đây bình dị, đơn sơ nhưng cũng thật đậm đà, trìu mến. Có lẽ vì vậy mà tác phẩm đã được đánh giá là “đoản thiên thanh tao và trang nhã nhất của Tự lực văn đoàn, của nền văn chương Việt Nam”.

Nghị luận phân tích, đánh giá sản phẩm ...

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 5)

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam chỉ hiện diện chừng non mười năm nhưng vẫn được xem là tác giả văn xuôi có tầm vóc. Sự nghiệp cầm bút tuy ngắn ngủi song cũng đã để lại cho nền văn học nước nhà những dấu ấn riêng. Thạch Lam không theo đuổi những mục đích lớn lao, ông lẳng lặng góp cho đời những câu chuyện bình dị, xinh xắn khiến cho bao thế hệ bạn đọc phải nhớ mãi. Và có lẽ ai đã từng đọc “Dưới bóng hoàng lan” đều khó có thể quên được những xúc cảm rung động nhẹ nhàng, xao xuyến của Thanh và Nga trong cái khung cảnh tĩnh lặng và đầy hương thơm hoa hoàng lan.

Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương hoàng lan nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang. Nhưng câu chuyện vẫn khép lại trong cảnh Thanh trở về tỉnh. “Dưới bóng hoàng lan” là áng văn êm đềm về kỉ niệm của hai bà cháu, câu chuyện tình cảm đẹp đẽ giữa Thanh và Nga; những giây phút bình lặng bên gia đình, quê hương thân thuộc. Những kỉ niệm dưới bóng hoàng lan mang đầy hoài niệm, là một hành trang quý giá với Thanh. Câu chuyện không có mở đầu và kết thúc, không có cốt truyện, nhưng “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây” cứ vương vấn trong lòng người đọc.

Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất là bà. Tuổi thơ là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tàn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che, nuôi dưỡng của bà. Bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của Thanh. Cũng như bao lần, nay Thanh lại trở về ngôi nhà cũ với mảnh vườn xưa mà sao chàng thấy hồi hộp quá, mến thương và cảm động quá. Đối với Thanh, chốn quê là cả một không gian cổ tích: một con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, bức tường xanh rêu, bể nước trong giữa mảnh trời xanh tan tác.. và hoàng lan. Hình ảnh của thiên nhiên trong tác phẩm tập trung trong hình ảnh cây hoàng lan với mùi lá tuơi non, lá cây rung động dưói làn gió nhẹ, thân cây vút cao, hoa hoàng lan còn xanh mà hương hoàng lan thơm ngát... Thiên nhiên, quê hương, chốn yên bình trong trẻo - dẫn hồn người trở về với cái ban sơ, thơm lành và mát dịu. Tâm trạng Thanh khi trở về sau tháng ngày xa cách: vui sướng, hạnh phúc, có cảm giác quen thuộc như chưa bao giờ xa nhà. Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của bao người con xa quê mỗi khi về thăm nhà, tâm trạng khó nói thành lời “Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng”. Hình ảnh người bà xuất hiện với “mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào”. Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu”, âu yếm và mến thương, lời nói giản dị, gần gũi,trò chuyện thông thường nhưng đầy trìu mến, yêu thương, quan tâm và lo lắng; hành động đầy chăm sóc: sửa chiếu, xếp lại gối, săn sóc, buông màn, nhìn cháu, xua đuổi muỗi. Thanh thấy mình bé bỏng trở lại, được chăm sóc, được yêu thương, anh càng xúc động trước tình cảm, tấm lòng bao la của người bà, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Khi nhận ra cây hoàng lan, lá cây rung động trong gió, thân cây cao vút lên trời; mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào - đó là hình ảnh rất đỗi thân thuộc với thế giới tuổi thơ Thanh. Anh nhớ lại những kỷ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, xúc động khi nhận ra cây đã lớn. Thanh cũng cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen: thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối bình yên, thân thuộc của gia đình, chốn quê thanh tịnh

Để lại nhiều cảm xúc, dư vị và những suy ngẫm trong lòng người đọc hơn cả là mối tình trong trẻo chớm nở dưới bóng hoàng lan của Thanh và Nga. Thanh gặp lại Nga giữa một khu vườn có “những búp hoa lý non và thơm rủ trong giàn, lẫn vào đám lá …, cây hoàng lan cao vút cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Nga là hàng xóm, quen thân từ nhỏ với Thanh, như một người trong nhà, Thanh có lúc lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình. Cô gái đã lớn, mang hương thơm hoa hoàng lan. Cuộc nói chuyện giữa Nga và Thanh giản dị, đều là những chuyện vụn vặt (“anh chóng lớn quá”, “tôi vẫn thế chứ chứ”). Nga bộc lộ tình cảm của mình qua lời nói: “những ngày em …hái hoa, em nhớ anh” – thật tâm tình, nhẹ nhàng. Sự biến đổi trong tình cảm của hai nhân vật: từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột, đến việc Thanh đã bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, đã nhớ đến hai bàn chân xinh xắn của Nga. Còn Nga đã biểu thị trực tiếp tình cảm của mình thông qua xưng hô “anh - em” và câu “em nhớ anh quá”.

Những biểu hiện tình cảm giữa hai nhân vật gắn liền với hình ảnh hoa hoàng lan. Khi trông thấy bóng cây hoàng lan, Thanh đã nghĩ đến Nga và gọi vui vẻ: “Cô Nga”. Người thiếu nữ cùng vội ngửng đầu và nở nụ cười: “Anh Thanh! Anh đã về đấy à?” Kỷ niệm đáng nhớ là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi: Thanh hỏi cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không, Nga đáp rằng: “Vẫn nhặt đấy. Nhưng không còn ai tranh nữa.” Hai người dẫn nhau xem cây hoàng lan, Thanh như thoảng ngửi thấy hương hoàng lan trên tóc Nga. Trong mùi hoàng lan thoảng thoảng bay, “không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.” Trong niềm hạnh phúc nhen nhóm ấy, tâm trạng Thanh vẫn chứa sự buồn thương khi vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm thì lại sắp phải xa nhau. Tình yêu đầu đời nhẹ nhàng tinh tế, lãng mạn, trong sáng, đáng yêu. Lời chưa ngỏ nhưng ý tình thì nồng nàn. Giữa Thanh và Nga tuy chưa hề có lời tỏ tình, hẹn ước, nhưng trong lòng hai người đã dậy lên những tình cảm khác lạ. Đó là những rung động đầu đời, tươi mới, lạ lùng, bỡ ngỡ. Mọi lời nói, cử chỉ, cảm xúc của họ đều thể hiện sự quan tâm về nhau một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, ngọt ngào và trong sáng. Cây hoàng lan đẹp và thơ mộng, như một chứng nhân chứng kiến sự trưởng thành, lớn lên trong cả hình hài, cảm xúc, tình cảm của Thanh và Nga - dịu dàng, thầm lặng, ngọt ngào, da diết như hương hoa hoàng lan.

Kết truyện, Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ gửi lời chào đến Nga. Tâm trạng của Thanh: nửa buồn, nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh. Kết truyện mở, dự đoán tình cảm của Nga và Thanh sẽ còn đẹp mãi, nở rộ và tràn đầy hương thơm như cây hoàng lan.

Về nghệ thuật, cốt truyện của Dưới bóng hoàng lan rất đơn giản, có thể tóm lược trong vài ba dòng, không có những tình tiết li kì, gay cấn. Truyện không lôi cuốn người đọc bằng cốt truyện hấp dẫn. Truyện ngắn này chỉ có một vài nhân vật. Các yếu tố như: lai lịch, ngoại hình, hành động của nhân vật hầu như không có nét gì đặc biệt. Lời nói của nhân vật không nhằm thể hiện cá tính, mà chủ yếu bộc lộ đời sống tình cảm trong các mối quan hệ. Xuyên suốt từ đầu đến cuối là lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, đậm tính trữ tình, in đậm dấu ấn riêng của Thạch Lam. Lời kể đảm nhiệm nhiều chức năng: giới thiệu, miêu tả nhân vật (nhất là những biểu hiện tinh tế trong tâm trạng); tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt; thể hiện điểm nhìn từ người kể chuyện và điểm nhìn từ nhân vật; tạo giọng điệu riêng cho tác phẩm;… Như vậy, lời kể là yếu tố thể hiện rõ nhất nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam.

Tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” là những cảm xúc chân thành, những giây phút bình lặng bên gia đình quê hương của nhân vật Thanh. Đồng thời ca ngợi câu chuyện tình cảm đẹp đẽ của hai nhân vật Thanh và Nga. Câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Đồng thời, tác phẩm cũng đã khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hướng, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 6)

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Để tìm hiểu về phong cách, tư tưởng của nhà văn Thạch Lam, ta có thể phân tích thông qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.

“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lan, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Những tình cảm ngỡ như đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng thầm kín, có sức lay động mạnh mẽ đến tâm thức, trái tim của người đọc, người nghe.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà vậy “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Sự tĩnh lặng của căn nhà bỗng gợi lên trong Thanh biết bao tư vị, khiến anh “…trở nên nghẹn họng”.

Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị. Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” khiến cho người đọc xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Vì vậy mà dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng khi ở bên bà Thanh luôn cảm thấy mình như một đứa nhỏ, được yêu thương, chăm sóc bởi bà: “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”. Thế mới nói tình cảm gia đình, mà ở đây là tình bà cháu thật vĩ đại, thiêng liêng, nó làm cho con người ta cảm thấy nhỏ bé, tâm hồn như được trở về tuổi thơ để đón nhận từng cử chỉ, từng quan tâm của những người mà ta yêu quý nhất.

Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”. Sự xa cách của thời gian cũng không thể làm đổi thay những cảnh vật ngôi nhà, càng không tác động được đến thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững của tình bà cháu “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù sau đó Thanh vẫn tiếp tục phải lên đường, Nga ở lại, mỗi năm lại tự cài lên mái tóc của mình bông hoa hoàng lan như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

Chất thơ của truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” còn được thể hiện rõ nét qua nhân vật người bà. Người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng qua vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm ta có thể cảm nhận trọn vẹn được tình cảm bao la của người ba dành cho người cháu yêu thương của mình. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “ Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?….”. Sợ cháu mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói.

Người bà quan tâm từng việc nhỏ nhặt nhất của người cháu. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Tình yêu thương của bà giản dị nhưng thật thiêng liêng, cao quý biết bao!

Từng cử chỉ, hành động của bà đều khiến ta cảm động, bà luôn ân cần chăm sóc cho Thanh “Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi, gió quạt nhẹ trên mái tóc chàng”. Tuy chỉ được miêu tả qua một câu ngăn ngủi nhưng ta dường như còn cảm nhận được ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp, hiền từ của người bà. Ánh mắt ấy là cả trời yêu thương, quan tâm đến đứa cháu làm cho Thanh “..cảm động ứa nước mắt”, còn đối với người đọc như được trở về với những kí ức bên người bà, mỉm cười hạnh phúc với những kỉ niệm thân yêu của chính mình.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 7)

Nhà văn Nguyễn Tuân đã có những bình phẩm tôn tửu về tác phẩm của Thạch Lam, nói rằng: “Lời văn Thạch Lam tươi đẹp, tràn đầy hình ảnh và tinh tế. Nó tỏa sáng qua từng tiết tấu nhẹ nhàng, bình dị và sâu sắc. Văn của Thạch Lam đọng với những suy tư sâu xa, nó chính là kết quả của một tâm hồn nhạy cảm và những trải nghiệm về cuộc sống.”

Cuốn truyện “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam không phải là một câu chuyện có cốt truyện phức tạp. Thay vào đó, nó là một bức tranh tĩnh lặng về những giá trị gia đình và quê hương, đậm chất thiêng liêng và ấm áp. Trong cuốn truyện này, không có một sự kiện lớn xảy ra, không có một cốt truyện phức tạp. Thay vào đó, chúng ta được dẫn vào cuộc sống bình dị của nhân vật chính, Thanh, và những mảng ký ức đẹp đẽ của anh về tuổi thơ và gia đình.

Khi Thanh trở về quê hương, tâm trạng của anh được miêu tả bằng những hình ảnh tinh tế và cảm xúc sâu sắc. Anh cảm nhận được sự bình yên và xúc động khi bước vào khu vườn quê nhà. Cảm giác của anh khi thấy ánh sáng chiếu qua lá cây, mùi hoa lan, và không gian yên tĩnh là một phần của ký ức và tình yêu đối với gia đình và quê hương. Anh biết ơn những khoảnh khắc bình dị này và tình yêu của gia đình.

Trong tác phẩm, cũng có sự xuất hiện của Nga, một người bạn từ thời thơ ấu, và mối tình nảy nở giữa họ. Mặc dù không có cốt truyện phức tạp, nhưng cảm xúc của Thanh đối với Nga được miêu tả một cách tự nhiên và ngọt ngào. Sự ngại ngùng và tình cảm thương yêu của Thanh đối với Nga được thể hiện qua những chi tiết tinh tế như việc dắt Nga đi thăm vườn hoa và cách anh cầm lấy tay của Nga.

Khi Thanh bước vào nhà và gặp lại bà, anh như bùng cháy trong cảm xúc. Mặc dù đã lớn lên và đi xa, nhưng trước tình yêu thương và sự chăm sóc của bà, Thanh lại trở thành một đứa trẻ bé nhỏ. Điều này thể hiện qua sự đối lập giữa dáng vẻ thẳng thắn của Thanh và cái lưng còng của bà. Tuy nhiên, sự khác biệt này không làm cho Thanh cảm thấy xa cách; thay vào đó, nó mang lại cho anh cảm giác an toàn và che chở. Mỗi lần trở về nhà, Thanh cảm thấy yên bình và thư thái, vì anh biết rằng ở đây, bà luôn đợi anh và yêu thương anh không kiềm nén. Ngôi nhà và khu vườn đó trở thành một nơi mát mẻ và an lành, nơi bà chờ đợi để yêu thương Thanh. Dù đã trưởng thành, trong mắt bà, Thanh vẫn là đứa bé ngày nào. Bà vẫn quan tâm từng chi tiết nhỏ, như phải “phải chiếc phất trần lên đầu giường,” “sửa chiếu và xếp lại gối.” Những hành động này tạo ra một môi trường ấm áp và quen thuộc cho Thanh. Khi Thanh nhớ lại ký ức thời thơ ấu dưới bóng cây hoàng lan, anh cảm thấy tâm hồn mình trở nên nhẹ nhàng như sau một buổi tắm suối.

Cảm xúc của Thanh còn được khuấy động hơn khi anh nhận được tình yêu thương từ bà. Khi bà đi vào phòng, anh giả vờ ngủ để bà không biết anh đã thức. Bà đến gần và bắt đầu “săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.” Tình thương và quan tâm của bà là điều không thể nào đo bằng từ. Thanh nằm yên, không dám di chuyển, chờ đợi cho đến khi bà rời đi. Tình yêu thương này khiến Thanh cảm thấy xúc động gần như đến mức khóc. Tình cảm này không chỉ phản ánh tình cảm gia đình mà còn thể hiện sự nhạy cảm và tinh tế của Thanh.

Ngoài tình cảm gia đình, tác phẩm cũng thể hiện tình cảm thuần khiết và ngọt ngào của Thanh và Nga. Mặc dù không có cốt truyện phức tạp, nhưng cảm xúc của Thanh đối với Nga được miêu tả tự nhiên và ngọt ngào. Thanh cảm thấy mình trở về với ký ức thơ ấu khi nhìn thấy Nga dưới bóng hoàng lan. Anh không ngần ngại và vui vẻ khi Nga xuất hiện, thậm chí có lúc anh nhầm tưởng Nga là em ruột của mình. Cảm xúc này càng trở nên rõ ràng khi họ đi dưới bóng hoàng lan, và Thanh cảm nhận mùi hương của cây hoàng lan, gợi lên những ký ức đáng nhớ về quá khứ. Trong những khoảnh khắc ấy, Thanh cảm thấy có điều gì đó dịu dàng và ngọt ngào trong tâm hồn, giống như sau khi tắm suối.

Có lẽ, cảm xúc bâng khuâng và lưu luyến của nhân vật Thanh được thể hiện rõ nhất khi anh chuẩn bị rời tỉnh quê. Thay vì ra khỏi ngôi nhà ngay lập tức, Thanh quay lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Trong khoảnh khắc đó, anh cảm thấy một tình cảm kỳ lạ, nửa vui nửa buồn. Anh biết rằng căn nhà vẫn đứng đó, vẫn giữ hình dáng thân quen của bà, luôn mong đợi sự trở về của mình. Thanh cũng không quên Nga, và anh biết rằng cô ấy vẫn sẽ đợi chờ anh, nhưng tình cảm đã từng tồn tại giữa họ sẽ luôn còn mãi trong ký ức.

Hình ảnh cây hoàng lan là một yếu tố quan trọng trong văn bản, và nó mang nhiều ý nghĩa. Cây hoàng lan có thể được hiểu là biểu tượng của vườn nhà, nhưng cũng có thể đại diện cho bà – người có tình yêu thương và che chở như cây hoàng lan tỏa hương thơm và ánh sáng. Cả bà và cây hoàng lan đều gắn liền với những ký ức và trải nghiệm của Thanh. Hoàng lan đã chứng kiến sự trưởng thành của anh và Nga, giống như bà đã chứng kiến sự trưởng thành và thay đổi trong cuộc sống của Thanh. Vì vậy, hình ảnh cây hoàng lan không chỉ là một chi tiết mô tả mà còn chứa đựng sâu sắc những cảm xúc và ý nghĩa của nhân vật.

Bằng ngôn từ tinh tế, lối kể chuyện nhẹ nhàng, giọng văn tha thiết và dịu dàng, tác giả Thạch Lam đã tạo nên một bức tranh sâu lắng về tình cảm gia đình, quê hương và kỷ niệm tuổi thơ. Tác phẩm này đưa người đọc trở lại thời thơ ấu tươi đẹp với hình ảnh một người bà ấm áp và ngôi nhà quê thân thuộc. Nó cũng là một lời nhắc nhở ôn lại những giá trị đơn giản và thiêng liêng của cuộc sống, cũng như tình cảm đáng quý giữa con và cha mẹ, và những người thân yêu chờ đón sự trở về của mình.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 8)

Thạch Lam, một cây bút lỗi lạc của văn xuôi Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc với tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”. Đây không chỉ là một câu chuyện, mà là tác phẩm đậm chất triết học, làm cho người đọc phải suy ngẫm và cảm nhận sâu sắc về bi kịch của cuộc sống.

Truyện kể về Thanh, chàng trai mồ côi cha mẹ, quay về thăm nhà cũ sau nhiều năm xa cách. Đời sống đô thị hối hả khiến anh quên mất người bà già tóc bạc phơ, sống cuối đời chờ đợi anh. Tiếng gọi của bà từ bên trong nhà khiến bóng mèo rơi xuống bàn, như một bức tranh mà Thanh không kịp hiểu nổi. Nhưng ánh mắt vuốt ve con mèo, anh nhẹ nhàng cười, “Bà ơi, bà ở đâu?”

Mỗi lần trở về ngôi nhà quen thuộc, Thanh đều trải qua cảm xúc hồi hộp và động lòng. Mọi thứ đều giữ nguyên, nhưng thời gian dường như quay ngược lại, không gian lặng yên. Khung cảnh yên bình, góc nhà trầm mịch, bà vẫn hiền từ với mái tóc bạc phơ. Trong không khí bình yên, hình ảnh tươi mới hiện lên: khu vườn với con đường Bát Tràng rêu phủ, ánh sáng lọt qua cây, bức tường hoa thấp, và mùi lá non thoang thoảng.

Cảnh thiếu nữ trong tà áo trắng, mái tóc đen bồng bềnh, kề bên mái tóc bạc của bà, tạo nên bức tranh đẹp diệu khiến Thanh dao động. Anh cảm nhận sự yên bình của quê hương, nơi anh tìm thấy hạnh phúc trong tâm hồn mình. Đối với Thanh, quê hương không chỉ là nghĩa vụ mà là nơi anh bình yên nhất, tránh xa ồn ào đô thị để đắm chìm trong thiên nhiên và cảnh đẹp tinh tế.

“Quê hương mỗi người đều có một mẹ thôi.” Quê hương là nơi Thanh tìm thấy sự yên bình, là nơi anh tâm hồn được dưỡng trưởng. Trong hành trình về quê, anh nhớ những khoảnh khắc với bà và cô bé Nga hàng xóm. Câu nói nhẹ nhàng của Nga, “Ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá,” khiến anh tự hỏi về tình yêu. Văn Thạch Lam tinh tế trong những lời thân thương giản dị, khiến Thanh bất lực, vuốt nhẹ cành lan để Nga tìm hoa, trong đêm khuya, cầm tay Nga, câm nín. Những kỷ niệm về người bà dấu yêu cũng nhen nhóm trong tâm hồn chàng.

Điều đặc biệt của Thạch Lam là ông không bao giờ viết một tác phẩm không ý nghĩa. “Dưới bóng hoàng lan” không chỉ là câu chuyện buồn, mà là bi kịch âm thầm, tiên cảm về cuộc đời tác giả và hoàn cảnh đất nước. Nỗi buồn thực sự, mặc dù không thể nhận ra. Trước cổng, Thanh nhìn cây hoàng lan và các cây khác. Bác Nhân nhanh nhẹn đưa va ly cho chàng, nhắc nhở mang lời chào đến cô Nga. Mối tình không lời, không tiễn biệt, không gặp nhau lần cuối, nhưng tất cả trở thành những mảnh trời xanh tan tác, bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh.

Trong “Dưới bóng Hoàng Lan,” chất thơ được thể hiện qua hình ảnh biểu tượng của cây Hoàng Lan, không chỉ là cây trong vườn nhà Thanh mà còn là hình ảnh người bà. Bà yêu thương cháu như cây lan che chở cho mối tình đầu của Thanh và Nga. Lan là chứng nhân cho tuổi thơ đẹp và những kỷ niệm ấm áp. Tác phẩm đưa độc giả trở về tuổi thơ, nhớ về quê hương thân thương.

Tải về.vn

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 9)

Nhận xét về Thạch Lam từ ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân đã gợi lên hình ảnh của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. Lời văn của Thạch Lam mang đậm hình ảnh, tìm tòi sáng tạo, và cách diễu thanh thoát, bình dị... Với Dưới bóng hoàng lan, ông đã tạo ra một tác phẩm không có cốt truyện rõ ràng nhưng vẫn lôi cuốn độc giả bằng lời văn đẹp và mơ mộng. Tác phẩm không chỉ thể hiện giá trị của tình cảm gia đình mà còn đánh bại không khí tĩnh lặng và bình yên của quê hương.

Câu chuyện xoay quanh cuộc trở về nhà của nhân vật Thanh, một người con đi xa. Trong không gian bình dị của ngôi nhà quê, những hình ảnh quen thuộc hiện lên trong tâm trí anh. Dưới bóng hoàng lan, anh nhớ về kí ức ấu thơ khi bên bà, và cũng là lúc anh gặp lại Nga, người bạn thuở thơ ấu. Câu chuyện không có cốt truyện cụ thể nhưng vẫn mang đến cho người đọc cảm giác thư thái và nhẹ nhàng. Văn bản thể hiện giá trị quý báu của tình cảm gia đình, và cảm nhận của nhân vật Thanh về quê hương thân thương.

Mỗi khi trở về nhà, Thanh cảm nhận sự bình yên và hạnh phúc. Khung cảnh quê hương tươi đẹp với ánh sáng lọt qua vòm cây, mùi lá non phảng phất tạo nên một không gian thanh bình. Trong khoảnh khắc đó, anh cảm nhận sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn. Bên trong là kí ức ngọt ngào và tình yêu thương, còn bên ngoài là sự xô bồ và hỗn loạn. Cảnh tượng ấy khiến Thanh cảm thấy tâm hồn được nâng đỡ và xoa dịu.

Trước sự ân cần của bà, Thanh cảm thấy nhỏ bé và bị che chở. Mỗi lần về nhà, anh luôn cảm nhận sự chờ đợi và yêu thương từ bà. Cảm xúc của Thanh khi trở về là tâm trạng của người con đi xa được trở về với mái ấm gia đình. Hình ảnh cây hoàng lan là một biểu tượng cho tình cảm che chở, làn hương nhẹ nhàng như tình thương của bà. Tác phẩm còn thể hiện tình cảm lứa đôi trong sáng và ngọt ngào giữa Thanh và Nga.

Những ngày ở nhà là thời gian của sự bình yên và thong thả. Thạch Lam tận dụng ngôn từ tinh tế và lối kể chuyện nhẹ nhàng để tái hiện hình ảnh quê hương, tình cảm gia đình và tình yêu thương. Tác phẩm mang đến cho độc giả một hành trình trở về tuổi thơ tươi đẹp và quê hương thân thương.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 10)

Trong hành trình phát triển văn hóa Việt Nam hiện đại, Thạch Lam có mặt chỉ trong khoảng mười năm, nhưng vẫn được coi là một nhà văn với tầm vóc. Sự sự nghiệp viết lách ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn riêng trong văn hóa quê hương. Thạch Lam không theo đuổi mục tiêu lớn, ông tận hưởng việc chia sẻ những câu chuyện giản đơn, đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả. Đọc 'Dưới bóng hoàng lan' khiến cho người đọc không thể quên những cảm xúc nhẹ nhàng, xao xuyến của Thanh và Nga trong bối cảnh êm đềm và thơm phức của hoa hoàng lan.

Văn bản xoay quanh chuyến trở về quê nhà của nhân vật Thanh - một người mồ côi sống cùng bà. Trong không khí yên bình của quê hương, hình ảnh quen thuộc hiện lên, với mùi hương hoa hoàng lan trong khu vườn và mái tóc của Nga, khiến cho chàng trai trẻ xúc động. Câu chuyện diễn ra bình lặng, nhưng 'Dưới bóng hoàng lan' là một tác phẩm đậm chất kỉ niệm, một câu chuyện tình cảm tuyệt vời giữa Thanh và Nga, và những giây phút hạnh phúc bên gia đình và quê hương thân thương.

Thanh, mồ côi từ nhỏ, có bà là người thân duy nhất. Cuộc sống của Thanh khó khăn nhưng luôn tràn ngập tình yêu, sự chở che, và nuôi dưỡng từ bà. Chuyến trở về quê là những khoảnh khắc tràn ngập hạnh phúc, là cơ hội để Thanh thấu hiểu giá trị của gia đình và quê hương. Câu chuyện không chỉ về tình cảm giữa Thanh và Nga mà còn về tình cảm thân thuộc, yêu thương giữa Thanh và bà.

Thấy lại cây hoàng lan, lá rung động dưới làn gió nhẹ, Thanh nhớ lại những ký ức của mình với cây hoàng lan, những kỷ niệm với bố mẹ đã khuất. Hình ảnh của thiên nhiên, quê hương, và sự yên bình trong trẻo đưa hồn người trở về với nguồn cảm xúc đơn giản, thơ mộng và dịu dàng. Tâm trạng của Thanh khi trở về là hạnh phúc, an ủi, và có chút melankholic. Sự trở lại này không chỉ là viễn cảnh quen thuộc mà còn là một hành trang quý báu, đầy ý nghĩa với Thanh.

'Dưới bóng hoàng lan' để lại nhiều cảm xúc, những suy nghĩ sâu sắc trong lòng độc giả, đặc biệt là với mối tình nhẹ nhàng của Thanh và Nga. Hình ảnh của cây hoàng lan đẹp đẽ và thơ mộng như một người chứng kiến cho sự trưởng thành, thay đổi của Thanh và Nga - dịu dàng, thầm lặng, ngọt ngào, như mùi hương thoang thoảng của hoa hoàng lan.

Kết thúc câu chuyện, Thanh đứng trước cây hoàng lan, gửi lời chào biệt đến Nga. Tâm trạng của Thanh xen lẫn nỗi buồn, niềm vui, nhưng ý nghĩa của Nga và Thanh dường như sẽ mãi mãi, nở rộ và thơm ngát như cây hoàng lan.

Đối với nghệ thuật, cốt truyện của 'Dưới bóng hoàng lan' đơn giản, có thể tóm tắt trong vài dòng, không cần đến những tình tiết phức tạp. Thạch Lam không cần dựa vào câu chuyện hấp dẫn để cuốn hút độc giả. Tác phẩm ngắn này tập trung vào mối quan hệ giữa các nhân vật, với lời kể chân thành của người kể chuyện, mang đến một trải nghiệm nhẹ nhàng, đẹp đẽ, nhưng đầy ý nghĩa.

'Dưới bóng hoàng lan' là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, là dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp của Thạch Lam, là một cảm xúc chân thành về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, và tình yêu đầu đời.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 11)

'Dưới bóng hoàng lan' của Thạch Lam là một truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế mà không kém phần sâu sắc. Trong câu chuyện, nhân vật Thanh để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả. Không chỉ có mối liên kết mạnh mẽ với quê hương, Thanh còn thể hiện tình yêu đối với gia đình và mối quan hệ đôi lứa trong sáng.

Đọc tác phẩm, có thể nhận ra Thanh mất cha mẹ từ khi còn nhỏ. Bà là người duy nhất, cũng là người yêu thương, chăm sóc, và dạy dỗ anh lớn lên. Vì vậy, tình cảm và sự nhớ mong đối với bà là rất lớn. Thạch Lam mô tả chi tiết diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật, tạo cơ hội cho độc giả để tìm thấy giá trị tốt đẹp.

Trước hết, Thanh là người có mối liên kết mạnh mẽ với quê hương. Khi anh về nhà, anh thấy yên bình, mát mẻ, và tĩnh lặng. Anh trở về với căn nhà cũ quen thuộc, từ con đường gạch Bát Tràng, bức tường hoa đến cây hoàng lan. Tất cả gợi nhớ Thanh về quê hương, khiến độc giả cảm thấy gần gũi.

Ngoài ra, Thanh yêu thương gia đình mình. Từ khi còn nhỏ, anh sống với bà, được bà chăm sóc, dạy dỗ, anh kính trọng và biết ơn người phụ nữ tốt bụng ấy. Tiếng gọi 'Bà ơi' tràn ngập cảm xúc, khiến Thanh nhớ mãi sau bao nhiêu tháng ngày xa cách. Hình ảnh của bà vẫn như ngày xưa, đưa đến cảm giác bảo vệ, che chở cho đứa cháu nhỏ. Có lẽ vì nhận được sự quan tâm đặc biệt đó mà khi nghĩ về việc bà chỉ có một mình, Thanh cảm thấy thương bà vô cùng.

Thêm vào đó, nhân vật Thanh là người tinh tế, dịu dàng trong mối quan hệ mới với cô hàng xóm. Từ thời thơ ấu, họ chơi đùa dưới bóng cây hoàng lan. Khi gặp lại nhau khi trưởng thành, tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng nảy sinh. Thanh chú ý quan sát từng đường nét của Nga, hồi tưởng về quá khứ hạnh phúc. Anh tinh tế cúi xuống để Nga tìm hoa, không ngần ngại nắm lấy bàn tay nhỏ của cô. Dù phải xa cách, Thanh tin tưởng vào người con gái ấy. Hình ảnh Nga cài bông hoa hoàng lan lên tóc, trung thành và đợi chờ, đã in sâu trong tâm trí anh. Tình yêu chưa thể thổ lộ nhưng rõ ràng hiện hữu trong trái tim mỗi người.

Miêu tả chủ yếu thông qua hành động và diễn biến tâm trạng, nhân vật Thanh trở nên gần gũi. Cốt truyện nhẹ nhàng nhưng vẫn thành công mang đến giá trị tốt đẹp cho độc giả. Đây là câu chuyện về một người con xa xứ, với tình yêu và mối liên kết sâu sắc với quê hương. Nó liên quan đến tình cảm gia đình chân thành và mối tình đôi lứa trong sáng. Tất cả đều khiến nhân vật Thanh dễ dàng chạm vào trái tim của độc giả.

Với truyện ngắn 'Dưới bóng hoàng lan', Thạch Lam khẳng định tài năng và sự tinh tế của mình. Tác phẩm mở rộng khoảng cách giữa độc giả và nhân vật, gợi lên tình cảm chung giữa những người con xa xứ. Từ đó, truyện nhấn mạnh vị trí và giá trị vững bền của nó trong văn học Việt Nam.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 12)

Khi nhận xét về Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết rằng: 'Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc...Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời.'. Quả đúng là như vậy, đọc trang văn của Thạch Lam, độc giả luôn có cảm giác thư thái và nhẹ nhàng. Trong truyện 'Dưới bóng hoàng lan', chúng ta như được đắm mình vào không gian bình dị, thân thuộc, nơi mà ở đó luôn có những người thân yêu chờ ta trở về.

Câu chuyện xoay quanh về một lần thăm nhà của nhân vật Thanh. Thanh đi làm ăn xa trên tỉnh, nay anh mới về thăm bà. Trong khung cảnh bình dị của ngôi nhà, những hình ảnh quen thuộc hiện lên trong tâm trí anh. Dưới bóng hoàng lan, anh nhớ về kỉ niệm ấu thơ khi bên bà. Cũng vào lần về lần này, anh gặp lại Nga, người bạn thuở thơ ấu. Anh và Nga đã có một mối tình chớm nở. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên. Điểm đặc biệt là tác phẩm không có cốt truyện. Dẫu vậy, nó vẫn khiến cho người đọc không thể rời mắt hay bỏ ngang bởi lời văn quá đẹp đẽ và thơ mộng. Văn bản cho thấy giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua cảm nhận của nhân vật Thanh.

Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà là tâm trạng của người con đi xa nay được trở về với mái nhà, gia đình thân yêu. Lúc bước vào khu vườn của bà, anh cảm thấy 'mát hẳn người'. Khung cảnh quê hương hiện lên thật tươi đẹp, thanh bình qua hình ảnh 'ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió' cùng 'mùi lá non phảng phất'. Anh thong thả đi dọc 'tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà'. Bước lên thềm, nhìn vào nhà, anh thấy 'bóng tối dịu và man mát'. Khi đã quen rồi, Thanh thấy mọi thứ không có gì thay đổi, vẫn y nguyên như ngày anh đi. Cảnh tượng ấy khiến anh không thể nói thành lời, mãi mới cất được tiền gọi khẽ 'bà ơi'. Tất cả đã tạo nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn. Không gian bên trong là không gian của kí ức ngọt ngào, của tình yêu thương và sự ấm áp. Đó là điều mà không gian xô bồ, hỗn loạn bên ngoài khu vườn không bao giờ có được. Cảm nhận được sự khác biệt ấy, Thanh thấy tâm hồn mình được nâng đỡ, xoa dịu sau những ồn ào, mệt mỏi của đời sống phố thị.

Trong khoảnh khắc gặp lại bà, Thanh như vỡ òa cảm xúc, 'Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.'. Ở bên bà, anh cảm thấy mình thật nhỏ bé. Dường như, có sự đối lập giữa một bên là dáng người của Thanh còn một bên là cái lưng còng của bà. Tuy nhiên, nó không khiến cho Thanh cảm thấy xa cách, mà trái lại, anh cảm thấy mình được chở che. Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong, 'Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng'. Dù đã lớn, nhưng trong con mắt của bà, Thanh vẫn là cậu bé ngày nào. Bà vẫn 'không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường', 'sửa chiếu và xếp lại gối'. Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé, 'Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau.'. Nghĩ về quá khứ, Thanh thấy tâm hồn mình trở nên nhẹ nhõm 'như vừa tắm ở suối'.

Nỗi xúc động càng trào dâng khi Thanh nhận được tình yêu thương của bà. Biết bà đi vào, anh giả vờ nằm ngủ. Bà tới gần 'săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi'. Hành động của bà chan chứa biết bao nỗi thương yêu. Thấu hiểu được tình cảm của bà, anh nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra. Tình thương vô bờ ấy khiến Thanh 'cảm động gần ứa nước mắt'. Dòng cảm xúc miên man đan xen giữa quá khứ và hiện tại cho thấy Thanh cũng là một người rất nhạy cảm, tinh tế.

Bên cạnh tình cảm gia đình, ta còn thấy được tình cảm lứa đôi vô tư, trong sáng. Tình cảm của Thanh và Nga cũng có sự pha trộn giữa kỉ niệm đẹp thời thơ ấu với những ngọt ngào, ý nhị của tình yêu. Khi nghe thấy điệu cười quen thuộc, anh 'lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao'. Bóng cây hoàng lan đã gợi nhắc anh về cô bé Nga ngày trước. Anh không chần chừ 'chạy vùng xuống nhà ngang rồi vui vẻ gọi 'cô Nga''. Thanh vô tư ăn cơm cùng Nga, có lúc còn lầm tưởng Nga là em ruột của mình. Dẫu vậy, ở Thanh cũng có chút ngại ngùng của người con trai biết yêu. Khi cùng Nga đi dưới bóng hoàng lan, anh 'nhớ lại đôi bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát' của Nga ngày còn nhỏ rồi bất giác mỉm cười. Dắt Nga đi thăm vườn, Thanh cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan. Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để cô tìm hoa. Những ngượng ngùng ấy đã được thổi bùng lên thành cảm xúc thương yêu. Trước hôm về tỉnh, Thanh tiễn Nga ra cổng. Anh đã cầm lấy tay Nga và để yên trong tay mình. Trong khoảnh khắc ấy, Thanh cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.

Có lẽ, nỗi bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật được thể hiện rõ nhất khi Thanh lên tỉnh. Anh không đi ngay mà ngoảnh lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Anh thấy nửa vui nửa buồn. Anh biết rằng căn nhà vẫn ở đó, vẫn có hình dáng bà thân thuộc mong ngóng anh. Thanh còn nghĩ đến cả Nga, 'biết rằng Nga vẫn sẽ đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước'.

Hình ảnh cây hoàng lan trở đi trở lại trong văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa. Hình ảnh này có thể hiểu là hình ảnh cây hoàng lan trong vườn, cũng có thể hiểu là hình ảnh người bà tần tảo, giàu tình yêu thương. Bà cũng như cây hoàng lan, tỏa bóng che chở cho cháu, che chở cho cả mối tình đầu tiên giữa cháu và cô bé Nga cạnh nhà. Hoàng lan chứng kiến sự trưởng thành của hai đứa như bà trông thấy cháu trưởng thành, lớn khôn trong vòng tay yêu thương.

Với ngôn từ tinh tế, lối kể chuyện nhẹ nhàng, giọng văn tha thiết, dịu dàng, cùng sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại, Thạch Lam đã đưa người đọc trở về tuổi thơ tươi đẹp với người bà ấm áp và hình ảnh quê hương thân thuộc. Tác phẩm như một lời nhắc nhẹ nhàng đối với những đứa con xa nhà lâu ngày chưa trở về thăm quê.

Tác giả tác phẩm dưới bóng hoàng lan ...

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 13)

Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm “dưới bóng hoàng lan”. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm

Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ … một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh?đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”.

Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật Có lẽ chính bởi.

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi”

Quê hương trong tâm hôn chàng trai Thanh chính là nơi mát mẻ tu dưỡng tâm hồn chàng. Đối với một số người về thăm quê hương như là một nghĩa vụ thì đối với một người thanh niên trẻ như Thanh thì mỗi phút giây được về với quê hương chính là những phút giây khiến chàng bình yên thanh thản nhất của cuộc đời. Tránh xa cuộc sống ồn ào của nơi đô thị náo nhiệt chàng thanh niên luôn mong muốn được về với quê hương với bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn anh ấy. Về quê hương anh nhớ lắm hình ảnh về bà và cả cô bé Nga hàng xóm. Đó là hình ảnh cô bé Nga hồn nhiên vui tươi. Có lẽ chính chàng đang tự hỏi liệu đã phải là tình yêu chưa khi cô Nga nói khe khẽ Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Văn Thạch Lam đặc biệt hay ở những lời thân thương vô cùng giản dị như thế của con người. Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Và trong đêm khuya khi sắp chia tay: Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng lên yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay khẽ nói: Thôi, em về. Và có lẽ anh nhớ nhất là những kỉ niệm về người bà dấu yêu chàng khẽ gọi bà “bà ơi” và hình ảnh bà bắt đầu xuất hiện rồi in dần vào trong mắt người cháu nhớ bà da diết. Bà xuất hiện dưới giàn hoa thiên lí với mái tóc bạc phơ chống gậy trúc. Bà của Thanh đây bà thật hiền từ và nhân hậu hỏi cháu đầy yêu thương “cháu đã về đấy ư” và nhắc nhở cháu đầy hiền từ “đi vào trong nhà không nắng cháu”. Bà yêu thương cháu quá coi cháu vẫn như cậu bé thủa nào non nớt cần sự che chở của bà. Đọc những câu thơ này khiến ta như muốn được ùa vào lòng bà nghe những lời yêu thương của bà khiến ta như đang được trở về với tuổi thơ với quê hương thân thương

Có cái gì đó như sự đối lập giữa cái dáng đi thẳng thắn của Thanh và dáng đi khom khom của bà. Nhưng sự đối lập ấy không hiện thanh cảm thấy có sự xa cách mà hơn nữa anh còn cảm thấy như đang được bà che chở vào lòng khiến anh cảm thấy thật nhẹ nhõm. Thanh vào nhà ngủ bà vẫn chăm sóc anh từng li từng tí anh giả vờ ngủ để được sự chăm sóc của bà, Thanh không dám động đậy để tận hưởng được cái yêu thương cái tình thương của bà mà anh ít khi được hưởng. Chàng cứ nhắm mắt như vậy hưởng thụ làn gió mát lành từ cánh tay bà đem lại. Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt. Chắc chắn ông viết Dưới bóng hoàng lan bởi ông cảm thấy một cái gì đó, một cái gì đó không thấy được và không hiểu được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề những tháng ngày dường như là cực kỳ tĩnh lặng của buổi đương thời cuộc đời ông. Vì vậy nỗi buồn của Dưới bóng hoàng lan thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm, một niềm tiên cảm về cuộc đời tác giả và cả hoàn cảnh của đất nước nữa những năm tháng sau đó.

Thật sự là nỗi đau buồn, dù rằng không thể nhận thấy. Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ va ly cho chàng. Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé. Mối tình không ngỏ lời, không tiễn đưa, không gặp được nhau lần cuối. Tất cả đều trở thành những mảnh trời xanh tan tác. Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan.

Ngoài ra, chất thơ trong truyện ngắn “Dưới bóng Hoàng Lan” còn được thể hiện qua những hình ảnh mang tính chất biểu tượng trữ tình – hình ảnh cây Hoàng Lan. Hình ảnh này ta có thể hiểu đó là hình ảnh của cây Hoàng Lan nơi vườn nhà Thanh nhưng cũng có thể hiểu đó chính là hình ảnh người bà của chàng. Bà thương cháu tha thiết vì đứa cháu tội nghiệp không được như người, đã mất cả cha lẫn mẹ. Bà như cây lan thoang thoảng chở che cho chàng mỗi khi chàng trở lại nhà mình, trở lại khu vườn đầy ắp kỉ niệm của mình. Bà lặng lẽ che chở, rủ bóng mát xuống đời cháu nhà Hoàng Lan đã rủ bóng, lặng lẽ đem hương thơm đến bên chàng lúc chàng đi xa về. Bà chính là cây Hoàng Lan che chở cho cả mối tình đầu tiên của Thanh và Nga. Lan chứng nhân cho tuổi thơ của hai người cũng giống như bà đã trông thấy cháu lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của mình.

Tác phẩm như đưa ta về với tuổi thơ với người bà ấm áp với hình ảnh quê hương gần gũi đậm đà thân thương. Tác phẩm khiến người đọc nhớ thêm về quê hương nơi có những kỉ niệm gắn với tuổi thơ ta.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 14)

Thạch Lam là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với những tác phẩm nổi tiếng của ông như Hai đứa trẻ, Gió đầu mùa,...Tác phẩm của ông thường có cốt truyện đơn giản hoặc thậm chí không có cốt truyện nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cũng như vậy, tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam có nội dung xoay quanh chuyến đi về quê thăm bà của nhân vật Thanh, mồ côi cha mẹ và sống với bà từ nhỏ, với cây hoàng lan được trồng ở mái nhà thân thương. Cốt truyện Dưới bóng hoàng lan đúng như phong cách sáng tác của tác giả Thạch Lam, vô cùng đơn giản, nhưng nó đã để lại dấu ấn với người đọc với nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Khi trở về thăm bà, Thanh vô cùng sung sướng và hạnh phúc, cũng như không kém phần xúc động. Thanh cảm nhận khung cảnh yên bình bao lấy mình khi về đến nhà, nào là “con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ”, gió thổi mùi lá tươi non bay, tường hoa thẳng đến cửa nhà, quang cảnh đó tồn tại trong không gian vô cùng yên tĩnh của làng quê. Tất cả những điều dung dị bình yên như vậy đã khiến cho Thanh cảm thấy “bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại bên trên bậc cửa”. Vào đến bên trong nhà, đặt chiếc vali xuống, Thanh nhìn ngắm lại tổ ấm thân thương đã lâu ngày mới được nhìn lại của mình và rồi chàng nghẹn ngào xúc động, mọi thứ vẫn giống y như khi xưa mình đi. Căn nhà được bà chăm nom, giữ gìn cẩn thận để cho Thanh cảm thấy dễ chịu nhất mỗi khi trở về. Thanh bắt đầu gọi bà, bà đang ở trong vườn, nghe được tiếng gọi bà chống gậy trúc đi lên, Thanh mừng rỡ khôn xiết chạy lại gần người bà thân yêu của mình, bà đã già, mái tóc bạc phơ. Với đôi mắt hiền từ và miệng đang nhai trầu, bà nhìn ngắm đứa cháu một cách “âu yếm và mến thương”, rồi bà nói “Đi vào trong nhà không nắng cháu”. Tuy Thanh đã lớn, nhưng vẫn mãi chỉ là một cậu bé trong mắt của bà mình, vẫn được bà yêu thương, lo lắng cho những điều nhỏ bé nhất. Tác giả Thạch Lam đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh đối lập thật ý nghĩa, đó là Thanh khi đi bên bà người “thẳng, mạnh”, còn bà thì “gầy còng”, ấy vậy mà Thanh vẫn cảm nhận được bà đang che chở cho mình. Sự vui mừng, hạnh phúc khi được gặp lại nhau của bà cháu Thanh thật đáng quý. Những kỉ niệm từ khi bé đã dần theo dòng kí ức hiện về trong tâm trí Thanh, với bóng cây hoàng lan thơm thoang thoảng trong khu vườn xanh mát. Chàng cảm thấy thân thuộc như chưa hề rời xa ngôi nhà của mình và bà bao giờ, mặc dù thời gian Thanh xa nhà là hai năm. Những vật dụng trong nhà và con mèo già vẫn vậy, tình yêu của bà luôn ở đó, khiến cuộc sống của Thanh như chậm lại và cảm thấy bình yên, thong thả. Bà không nói yêu Thanh, nhưng từng hạnh động, lời nói của bà lại thể hiện điều đó, bà dọn dẹp lại giường, rồi bảo Thanh nghỉ ngơi để bà đi hái rau chuẩn bị cơm cho chàng, bà buông màn, đuổi muỗi cho cháu. Thanh gần rơi nước mắt vì cảm động trước tình cảm bà dành cho mình. Tình bà cháu sâu đậm của Thanh và bà tuy không được miêu tả trực tiếp quá nhiều bằng lời thể hiện tình cảm, nhưng vẫn khiến cho người đọc thấy được tình thân sâu sắc đó, qua những câu văn đầy ý nghĩa của nhà văn Thạch Lam.

Sau khi nghe thấy tiếng người cùng bà nấu cơm dưới bếp nhưng không nhớ ra đó là giọng ai, Thanh ngồi dậy, qua khung cửa sổ nhìn ra cây hoàng lan trong vườn, rồi giật mình nhận ra đó là Nga, người hàng xóm cùng mình lớn lên từ bé, có thể xem như là thanh mai trúc mã. Trong tâm trạng vui sướng, Thanh chạy xuống bếp để gặp Nga, đối với chàng, cô là một người thân mật mà lần nào về mình cũng gặp. Nga được miêu tả là một cô gái xinh xắn, đang đi học vì mặc áo dài trắng, có mái tóc đen nhánh. Những câu trò chuyện khi lâu ngày gặp lại của Nga và Thanh vẫn mộc mạc, giản dị như trước. Đã có lúc, Thanh còn xem Nga như là em gái ruột của mình. Nhưng rồi, lần về này tình cảm của hai người có sự biến đổi, có lẽ, một tình yêu đẹp đang nhen nhóm giữa hai người. Bắt đầu từ việc hai người ra vườn ngắm cây hoàng lan, ôn lại chuyện hồi bé, ngắm nhìn những tia nắng vương trên tóc Nga, tim của Thanh đập nhẹ nhàng. Cho đến tối, sau khi ăn cơm xong, Thanh lại dắt nàng đi thăm vườn, dưới bóng hoàng lan, chàng cảm nhận được mùi hương thơm vấn vương trên mái tóc Nga. Cô đã mạnh dạn bày tỏ trực tiếp tình cảm với Thanh: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Đáp lại câu nói đó, Thanh cũng đã có một lời hứa hẹn khi Nga hỏi bao giờ anh lên tỉnh rằng mai kia anh sẽ về ở đây lâu hơn, đây như một lời hứa hẹn và mong muốn Nga chờ mình của Thanh. Khi tiễn Thanh về đến cổng, không chần chừ gì nữa, Thanh đã dùng hành động thay cho lời tỏ tình, chàng đã nắm lấy tay Nga thật lâu, cho đến khi Nga bảo đi về. Từ lúc đó, tâm hồn Thanh bỗng thấy ngọt ngào, một cảm giác hạnh phúc mới đã xuất hiện ở trong Thanh.

Đến sáng hôm sau Thanh phải lên tỉnh, vali lại nặng những thức quà là tình thương của bà sắp cho. Thanh đi trong cảm xúc vừa vui, vừa buồn. Buồn vì lại phải xa nhà, xa bà, xa người thương để đi xa học hành, lập nghiệp. Nhưng Thanh cũng vui vì Thanh biết mình còn có ngôi nhà thân thương cùng bà kính yêu để trở về khi mệt nhọc và lần này, anh còn có thêm một người đợi mình, với mái tóc vương mùi hoa hoàng lan, chính là cô Nga.

Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của nhà văn Thạch Lam có cốt chuyện thật giản dị và sâu lắng nhưng lại thành công ghi dấu ấn trong lòng người đọc vì sự tinh tế, dịu dàng trong từng câu chữ đầy tài năng của tác giả. Qua đó, tình thân và tình yêu chân thật được khắc họa thành công qua nhân vật Thanh, bà của Thanh và cô Nga.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 15)

Thạch Lam, một trong những nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam, để lại di sản vô cùng quý giá, trong đó tác phẩm 'Dưới bóng hoàng lan' nổi bật. Truyện ngắn này không chỉ là một câu chuyện đơn thuần, mà còn là một tác phẩm gây sâu sắc suy nghĩ, hòa mình vào không gian tĩnh lặng, hé lộ những bi kịch đời người một cách tinh tế. Việc đọc tác phẩm này đòi hỏi sự tập trung và cảm nhận kỹ lưỡng từ độc giả, đó chính là sự đặc sắc của tác phẩm.

Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống bên cạnh bà và chị cháu. Mỗi lần trở về quê nhà, anh cảm thấy như là một hành trình đặc biệt, khiến anh dường như được quay về thời điểm tuổi thơ trong ngôi nhà quen thuộc. Mặc dù mọi thứ trong nhà cũ đều già cỗi, nhưng nó lại làm cho anh cảm thấy hồi hộp và xúc động. Thời gian như ngừng lại, không gian bình yên và thong thả, tạo nên một không khí trầm lắng đặc biệt. Việc quay về quê hương như là một hành trình tìm lại bình yên trong cuộc sống nhộn nhịp của thành thị.

Trong tác phẩm, Thạch Lam vẽ nên những hình ảnh tươi mới và dịu dàng của quê hương. Khu vườn xưa hiện ra với con đường Bát Tràng rêu phủ, bức tường hoa thấp và mùi lá tươi non trong không khí. Những cô gái xinh đẹp trong tà áo trắng, mái tóc đen, cùng với mái tóc bạc phơ của bà, tạo nên một bức tranh tươi sáng và thơ mộng. Quê hương không chỉ là nơi chốn yên bình, mà còn là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho tâm hồn Thanh.

Mỗi lần về quê, Thanh lại gặp lại những ký ức về bà và cô bé Nga hàng xóm. Những hình ảnh đáng yêu và những câu nói giản dị của họ khiến cuộc sống trở nên ấm áp hơn. Tình cảm giữa Thanh và Nga không cần nhiều từ ngữ, mà được diễn đạt qua những hành động nhỏ như cầm tay nhau dưới bóng hoàng lan. Thạch Lam biến những khoảnh khắc nhỏ bé thành những đợt sóng nhẹ nhàng của cảm xúc, tạo nên một tác phẩm tràn ngập tình cảm và ý nghĩa.

Ngoài ra, tác giả còn thông điệp về sự đối lập giữa cuộc sống ồn ào của thành thị và bình yên của quê hương. Thanh, mỗi khi trở về, như đang tìm lại được sự thanh bình và yên bình trong tâm hồn mình. Tình yêu thương của bà, hình ảnh của cây hoàng lan và những đêm trăng tròn tạo nên một bức tranh về quê hương tươi đẹp và ấm áp.

'Dưới bóng hoàng lan' không chỉ là một câu chuyện, mà là một tác phẩm nghệ thuật, là nguồn cảm hứng tuyệt vời về quê hương, tuổi thơ và tình người. Thạch Lam đã tạo ra một tác phẩm đẹp, tràn ngập cảm xúc và ý nghĩa, làm cho độc giả mỗi lần đọc lại nhớ về quê hương và những kỷ niệm ngọt ngào của mình.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 16)

Trong nền văn học trước 1945, Thạch Lam nổi lên là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện, nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Đó là cách viết đan xen giữa tự sự và chú trọng miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật. Nó khiến cho những sáng tác của ông trở nên nổi bật và rất được ưa chuộng. Truyện ngắn 'Dưới bóng hoàng lan' cũng là tác phẩm tiêu biểu cho lối viết này của nhà văn.

Thanh - nhân vật chính trong câu chuyện do mồ côi cha mẹ nên ở với bà từ nhỏ. Trưởng thành, anh đi làm xa ở tỉnh ngoài và nay được nghỉ phép về quê. Trong truyện, nhà văn tập trung khai thác cảm xúc của nhân vật Thanh: tình cảm anh dành cho bà, cho cô bé hàng xóm và tình yêu quê hương. Truyện không hề có bất cứ tình tiết cao trào, mâu thuẫn nào, chỉ đơn thuần kể lại một buổi về quê. Chính điều này đã góp phần mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, yên bình. Chất trữ tình và tự sự thấm đẫm trong những trang văn kết hợp với nội dung nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa về tình người – tình cảm tuy đơn sơ giản dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ, chạm tới trái tim mọi người.

Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh Thanh bước chân vào nhà. Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đã thể hiện rõ sự đối lập giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn nhà: bên ngoài nắng gắt, ồn ào - bên trong mát mẻ, yên tĩnh. Không gian trong vườn tươi mát khiến tâm hồn Thanh nhẹ nhõm, gạt bỏ được những mệt mỏi, xô bồ của phố thị 'Tựa như bao ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa'. Thạch Lam như đang ngầm khẳng định với chúng ta rằng nhà là nơi yên bình và hạnh phúc nhất thế gian.

Thanh ở với bà từ khi còn tấm bé. Lúc trưởng thành, anh đi làm ở tỉnh xa, ít khi về nhà thăm bà. Ngôi nhà do đó càng trở nên vắng vẻ, neo người hơn. Thế nên, khi bước vào căn nhà vắng người, Thanh cảm thấy yên tĩnh quá. Sự yên tĩnh ấy đã tạo ra khoảng lặng khiến Thanh nhìn ngắm lại không gian quen thuộc trước mặt. Ngôi nhà vẫn vậy, đồ vật anh dùng từ bé đến khi trưởng thành vẫn y nguyên. Mọi thứ không có gì thay đổi kể từ khi anh đi.

Xa bà đã lâu, Thanh mãi mới cất được tiếng gọi 'Bà ơi!' nhưng không ai đáp lời, chỉ có con mèo già quen thuộc chào đón chủ nhân đã lâu không trở về. Bước xuống giàn thiên lí, nhìn thấy bà, anh 'cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần'. Nếu như ai đã từng xa nhà thì chắc chắn sẽ hiểu cảm giác này. Gặp lại người trong gia đình sau khoảng thời gian xa cách, ai cũng muốn chạy ngay đến để được nằm trong vòng tay ấm áp quen thuộc, được che chở, vỗ về. Gặp cháu, bà vẫn dịu dàng 'Cháu đã về đấy ư?'. Cảm giác như đứa cháu này không phải là chàng thanh niên đi làm ăn xa ở tỉnh mà chỉ là một cậu bé vừa đi học về, nôn nóng tìm bà để kể chuyện. Tuy bóng của bà gầy còng đi bên cạnh Thanh dáng người thẳng, mạnh nhưng anh vẫn cảm thấy rằng bà đang che chở cho mình. Dưới sự chăm sóc của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Từng lời nói hiền từ, cử chỉ săn sóc đều xuất phát từ sự yêu thương trong tận trái tim của người bà khiến cho đứa cháu đi xa lâu ngày nay trở về cảm thấy xúc động. Đối diện với những khó khăn ngoài kia, thật khó để có thể tìm ra một người đối xử với chúng ta ân cần, dịu dàng như người trong gia đình. Sau tất cả, Thanh lại được trở về là một đứa bé được bà yêu thương, chăm sóc như năm nào trong giây phút trở về.

Thanh nhìn ra phía khu vườn ngoài cửa sổ. Cây hoàng lan vẫn đứng đó, thẳng, cao vút, xanh lá bao năm nay, chứng kiến sự đổi thay của cuộc đời. Cây cũng như đang nhìn thấu được cảm giác bồi hồi xúc động của Thanh. Cảm giác đó chính là thứ tình cảm thường thấy của con người khi lâu ngày không quay trở về nhà. Xao xuyến trước cảnh vật ngỡ đã rất quen thuộc, xúc động, hạnh phúc với những cử chỉ ân cần của người thân. Dường như ai đi xa rồi quay về cũng nhận ra được thứ mình tìm kiếm lại ở ngay chính trong căn nhà, trong mảnh vườn, trong quê hương mình. Vậy nên, cây hoàng lan đã tỏa ra mùi hương như tưới mát tâm hồn Thanh, giúp anh được thoải mái, nhẹ nhõm hơn.

Thanh gặp lại Nga - cô hàng xóm mà ngày bé cả hai vẫn chơi thân, giờ đã trưởng thành thành một thiếu nữ. Hai người đứng nói chuyện trong bếp, cảm giác quen thuộc ùa đến, 'có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình'. Để tiếp nối niềm vui gặp gỡ, Thanh mời Nga ở lại ăn cơm chung. Trong bữa cơm, hai người nói chuyện đầy thân tình, dành cho nhau những cái nhìn ý nhị âu yếm khiến lòng Thanh cảm thấy rất thư thái. Anh bỗng chợt nhớ tới hai bàn chân nhỏ xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi chợt mỉm cười. Anh hỏi Nga về cây hoàng lan như một cái cớ để sau bữa, hai người lại dẫn nhau ra vườn. Đến lúc này, cả hai đã trở nên thân mật như khi còn nhỏ. Cây hoàng lan như muốn ghép đôi cho Thanh và Nga, nó tỏa hương lên tóc Nga, khiến cho Thanh say mê đắm chìm vào cô thiếu nữ. Nga bỗng bày tỏ tấm lòng mình 'Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá'. Là một thanh niên trẻ tuổi, có lẽ Thanh cũng rất thẹn thùng trước lời tỏ tình trực tiếp của cô gái. Anh đã dùng hành động 'vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa' thay cho câu trả lời. Vậy là, tình yêu đã nảy nở giữa chàng trai và cô thiếu nữ. Đến tối hôm đó, Thanh đã 'cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình' mà không chút lưỡng lự. Tình cảm của những người trẻ đến thật nhanh và mãnh liệt. Từ những kỷ niệm thuở nhỏ đến sự rung động về vẻ đẹp xinh xắn của cô gái, hai người đã tiến đến tình yêu, khiến Thanh muốn trở về nhà lâu và nhiều hơn.

Sáng hôm sau, Thanh phải quay trở lại tỉnh để làm việc. Lòng anh như chia làm đôi 'nửa buồn mà lại nửa vui'. Buồn vì phải tạm xa bà, xa 'căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng' nhưng sớm thôi anh sẽ về. Anh sẽ quay lại với bà, với căn nhà quen thuộc và cô gái hàng xóm vẫn nhớ mong Thanh. Câu chuyện cũng kết thúc tại đây nhưng những thông điệp về sâu xa mà tác giả gửi gắm sẽ như hương hoa hoàng lan quấn quýt mãi trong lòng người đọc, tạo nên dư âm khó phai.

'Dưới bóng hoàng lan' là một tác phẩm đã gieo vào trong lòng người đọc hạt giống của tình yêu thương. Đó là tình cảm gần gũi, gắn bó với quê hương, tình yêu với gia đình và tình đầu đầy nhẹ nhàng, trong sáng. Tác phẩm đại diện cho lối viết văn đặc trưng của Thạch Lam: bình dị, gần gũi, trong sáng, giàu chất trữ tình. Cách hành văn nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa những thông điệp sâu sắc khiến cho truyện ngắn của Thạch Lam giữ được sức sống lâu dài trong lòng độc giả.

TOP 7 Kết bài dưới bóng lan Siêu hay

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 17)

Nguyễn Tuân đã từng nhận xét về Thạch Lam: 'Sáng tác của Thạch Lam đem lại một cái gì đó nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu'. Thật vậy, nhất là ở 'Dưới bóng hoàng lan' - một câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng nhưng khơi gợi rất nhiều xúc cảm từ nơi đáy lòng sâu thẳm của con người. Đọc tác phẩm, ta thấy được sự nhẹ nhõm, thoải mái khi được quay về quê hương thân thuộc. Mùi hương hoa hoàng lan dìu dịu xuất hiện xuyên suốt truyện như tưới mát cho tâm hồn người đọc.

'Dưới bóng hoàng lan' là câu chuyện kể về một ngày được nghỉ ngơi ở quê của Thanh. Trong truyện ngắn này, tác giả tập trung miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của Thanh khi về thăm nhà, khi được gặp lại bà và cô bé hàng xóm. Từ đó, truyền tải thông điệp về tình yêu quê hương sâu sắc, tình cảm bà cháu gắn bó, thân thuộc và tình yêu đầu đời ngọt ngào, ý nhị.

Khi vừa trở về nhà, Thanh đã gặp lại 'con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ' và vòm cây quen thuộc. Thế giới xô bồ, nóng bức ngoài kia khác biệt hoàn toàn toàn với vườn nhà xanh tươi. Không khí ở đây tràn ngập ánh sáng, mát mẻ và có cả mùi lá tươi non phảng phất. Tưởng tượng như đây chính là cánh cửa mở ra khu vườn thần tiên trong truyện cổ tích, làm cho con người ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng đến lạ. Vào đến nhà, Thanh chưa vội bật đèn. Anh tận hưởng cái dịu mát từ bóng tối, trong đáy lòng dâng lên cảm giác thân thuộc, bình yên đến kì lạ. Không gian yên lặng và trầm tịch khiến Thanh xúc động đến nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ 'Bà ơi!'. Đáp lời chàng là sự xuất hiện của con mèo già. Chàng tiến đến vuốt ve con mèo như ngày trước. Mọi thứ trong căn nhà, trong khu vườn từ khi Thanh đi đến nay đều không có gì thay đổi. Sự dễ chịu khi được gặp lại khung cảnh thân thuộc chính là tình yêu quê hương. Tình yêu làm cho không gian, cảnh vật như được tưới thêm những tươi mát, dịu dàng, chào đón Thanh trở về với nơi chốn cũ.

Gặp được bà, Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần. Bà của Thanh hiện lên với đôi mắt hiền từ, làn tóc trắng, tay chống gậy trúc. Ánh mắt bà nhìn cháu tràn đầy âu yếm và mến thương. Ở bên bà, Thanh như quay ngược thời gian trở lại làm một đứa trẻ, được bà chăm sóc cho từng miếng ăn giấc ngủ. Bà lo Thanh mệt, giục chàng đi rửa mặt nghỉ ngơi, bà phủi bụi trên giường rồi buông màn, đuổi muỗi cho anh ngủ như khi còn bé thơ. Những hành động ấy đều chan chứa tình cảm yêu thương của bà dành cho cháu, khiến cho Thanh 'ứa nước mắt' vì cảm động và thương bà. Dù chàng trai ấy có lớn bao nhiêu đi chăng nữa, dáng người có thẳng, mạnh thì bên cạnh một bà cụ gầy, còng, chàng vẫn là đứa bé cần được bà chăm sóc. Tình cảm gia đình được thể hiện qua những cử chỉ ân cần của bà đã cho ta thấy tình bà cháu thật gần gũi, gắn bó, ấm áp và cảm động.

Tác giả Thạch Lam cũng đã khéo léo lồng ghép dư vị tình yêu đầu ngọt ngào, ý nhị qua mối quan hệ của Thanh với Nga - cô bé hàng xóm từng chơi rất thân thuở ấu thơ. Thanh nhớ ra Nga khi nghe được giọng cô ở dưới bếp, chàng chạy xuống vui vẻ gọi Nga. Cô Nga hiện lên với một nụ cười, đôi mắt trong sáng, tiếng nói nhẹ nhàng, mái tóc dài đen nhánh. Cô bé ngày nào nay đã lớn, trở thành một thiếu nữ. Thanh mời cô ở lại ăn cơm, hai người cùng chuyện trò về những kỉ niệm thuở bé rồi trao nhau những cái nhìn âu yếm, ý nhị. Nhìn ngắm Nga, chàng trai thấy 'quả tim đập nhẹ nhàng'. Có lẽ tình yêu đã dần nảy nở trong lòng Thanh, khiến lòng chàng tràn ngập cảm giác thư thái và sung sướng. Thanh cùng Nga đi dạo trong vườn, mùi hương hoàng lan khiến hai người say mê, hai người trở nên thân mật hơn. Nga trực tiếp bày tỏ: 'Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá'. Người trẻ khi yêu mạnh mẽ và táo bạo nhưng đôi khi cũng có những nỗi ngại ngùng. Đáp lại lời tỏ tình trực tiếp của cô gái, Thanh không biết nói gì, chàng chỉ 'vít một càng lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa. Rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành cong lên'. Đó có lẽ là một hành động đầy tinh tế, ngầm thể hiện tình cảm yêu mến của Thanh dành cho cô hàng xóm như muốn nói 'từ giờ tôi sẽ ở đây hái hoa cùng Nga'.

'Ngày vui ngắn chẳng tày gang', hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh. Chàng mang theo chiếc va-li nặng những thức quả bà cho cùng tâm trạng 'nửa buồn mà lại nửa vui' rời đi. Thanh nghĩ rằng mình sẽ sớm quay lại với căn nhà quen thuộc, với người bà yêu dấu và với Nga, tình yêu đầu chàng. 

Chỉ trong một tác phẩm mà nhà văn Thạch Lam đã khéo léo lồng ghép cả ba thứ tình cảm nhưng người đọc lại không hề cảm thấy nặng nề hay khó hiểu. Độc giả đã nhận thấy được cả tình yêu quê hương, tình yêu gia đình và tình cảm đôi lứa trong 'Dưới bóng hoàng lan'. Tất cả là nhờ ngôn ngữ giản dị, gần gũi cùng với lối kể chuyện nhẹ nhàng, tinh tế, giọng văn tha thiết của nhà văn Thạch Lam. 

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 18)

Khi đánh giá về Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân đã mô tả về lời văn của ông như một tác phẩm đầy hình ảnh, tìm tòi sáng tạo, với cách diễn đạt thanh thản, bình dị và sâu sắc. Tác phẩm của Thạch Lam là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Điều này thật sự hiện rõ khi đọc truyện ngắn 'Dưới bóng hoàng lan', nơi mà độc giả được đắm chìm trong không gian bình dị, thân thuộc, nơi mà tình thân luôn chờ đón người quay về.

Câu chuyện xoay quanh một chuyến thăm nhà của nhân vật Thanh, người vừa trở về thăm bà sau những năm làm việc xa xôi. Trong không gian yên bình của ngôi nhà, những hình ảnh quen thuộc hồi sinh trong tâm trí Thanh. Dưới bóng hoàng lan, anh hồi tưởng về những kỷ niệm ấu thơ bên bà. Cũng trong chuyến này, anh gặp lại Nga, người bạn thân từ thời thơ ấu, và họ nảy sinh một tình cảm mới. Mặc dù không có cốt truyện rõ ràng, nhưng tác phẩm vẫn thu hút độc giả bằng văn phong tinh tế và thơ mộng. Nó truyền đạt giá trị của tình cảm gia đình và làm nổi bật sự quan trọng của quê hương trong cuộc sống của mỗi người.

Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà là tâm trạng của người con xa xôi được quay về mái nhà, nơi có gia đình thân thương. Bước vào khu vườn của bà, anh cảm nhận sự mát mẻ, và khám phá không gian quê hương tươi đẹp, thanh bình qua những hình ảnh 'ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió' và 'mùi lá non phảng phất'. Thanh thấy không gian yên bình, không gian của kí ức ngọt ngào và tình yêu thương. Cảnh tượng này khiến anh cảm thấy nhẹ nhõm, đặc biệt sau những ngày sống trong ồn ào của thành phố.

Trong những khoảnh khắc gặp lại bà, Thanh trải qua cảm xúc phức tạp, từ cảm động đến niềm vui. Mỗi lần trở về, anh cảm thấy bình yên và thư thái vì biết rằng gia đình luôn chờ đợi. Khung cảnh quê hương, với 'tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà,' khiến anh cảm thấy như một người đang trở về với tuổi thơ và những kí ức ấm áp.

Tình cảm của Thanh và Nga cũng được mô tả một cách trong sáng và tự nhiên. Họ nhìn nhau dưới bóng hoàng lan, nhớ về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Cảm xúc này truyền tải sự ngây ngô và ấm áp của tình yêu đầu đời. Mối liên kết giữa cây hoàng lan và tình yêu của Thanh và Nga là một biểu tượng tinh tế, làm nổi bật sự tương phản giữa thế giới ngoại ô bình dị và thế giới hối hả của thành phố.

Nỗi bâng khuâng và lưu luyến của Thanh khi lên đường rời đi được thể hiện khi anh quay lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Anh cảm thấy nửa vui nửa buồn, nhận ra rằng gia đình vẫn đợi anh và những hình ảnh quen thuộc vẫn hiện hữu. Thạch Lam đã tạo ra một tác phẩm dí dỏm và cảm động, thúc đẩy độc giả suy ngẫm về giá trị của gia đình và quê hương trong cuộc sống. Với ngôn từ lôi cuốn và hình ảnh phong phú, 'Dưới bóng hoàng lan' không chỉ là một câu chuyện mà còn là một bức tranh tuyệt vời về tuổi thơ và quê hương.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 19)

Thạch Lam, một nhà văn danh tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám, là thành viên nổi bật của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông nổi tiếng với nhiều thể loại văn học, nhưng đặc biệt thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Trong số các tác phẩm của ông, 'Dưới bóng hoàng lan' là một tác phẩm mà tôi đặc biệt ưa thích. Bởi vì, trong đó, Thạch Lam đã khéo léo tạo nên những cảm xúc ấm áp và êm dịu cho tác phẩm.

Nhân vật chính là Thanh, một chàng trai mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự quấn quýt với người bà từ nhỏ. Sau khi ra tỉnh làm việc, Thanh thường xuyên về thăm bà trong những dịp nghỉ. Lần trở lại nhà này, cách đây hai năm, mang đến cho Thanh những trải nghiệm đặc biệt. Truyện thường xuất hiện hình ảnh quê hương bình dị, nhưng Thạch Lam đã biến điều này thành những cảm xúc sâu sắc và thư thái.

Khi bước vào không gian quen thuộc của ngôi nhà, Thanh cảm nhận một không khí trấn an và tươi mới. Hành trình từ cổng vào sân được mô tả tinh tế, với con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, ánh sáng chiếu qua vòm cây tạo nên không gian mơ mộng. Mùi của lá non tươi mới lan tỏa trong không khí. Những chi tiết nhỏ như vậy tạo nên một bức tranh hòa mình trong sự yên bình, tạo cho Thanh một cảm giác như đang trở về nguồn.

Khi bước vào nhà, Thanh gặp lại những hình ảnh quen thuộc, và sự yên bình của không gian bên trong so với sự xô bồ bên ngoài khiến anh cảm thấy nhẹ nhàng và an tâm. Mọi thứ vẫn giữ nguyên như ngày anh rời đi. Cảnh tượng này tạo nên sự khác biệt giữa hai không gian, tăng thêm giá trị của tình cảm gia đình trong tâm hồn Thanh.

Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà là sự hân hoan và yêu thương, như tìm thấy sự bình an giữa những xô bồ của đời sống phố thị. Mô tả về cảm giác 'mát hẳn người' khi bước vào khu vườn, hương thơm của hoa lan và không khí trong lành khiến độc giả cảm nhận được sự ấm áp và thư thái.

Tình cảm gia đình được thể hiện rõ qua việc Thanh nhớ về những kí ức ấu thơ khi ở bên bà. Mối quan hệ giữa Thanh và người bà được miêu tả qua những hành động chân thật, như việc bà 'phẩy chiếc phất trần lên đầu giường' hay 'sửa chiếu và xếp lại gối'. Điều này làm nổi bật giá trị của tình cảm gia đình trong tác phẩm.

Tình yêu giữa Thanh và Nga, bạn thuở thơ ấu, được mô tả qua những cảm xúc và hành động tinh tế. Sự hiện hữu của cây hoàng lan làm nổi bật những kí ức đẹp và tình cảm của hai người. Mô tả về bữa cơm với Nga làm tăng thêm sự ngọt ngào và êm đềm cho tình yêu của họ.

Cảm xúc bâng khuâng và lưu luyến khi Thanh rời đi là điểm nhấn của câu chuyện. Mùi hương của hoàng lan và sự nhớ mong của Nga làm nổi bật sự chờ đợi và tình cảm sâu sắc trong lòng nhân vật.

Nhìn chung, Thạch Lam đã tạo ra một tác phẩm không chỉ kể về những hình ảnh quê hương bình dị mà còn chạm đến những cảm xúc tinh tế, sâu sắc và tình cảm gia đình. Bằng ngôn từ lụa và lối kể chuyện tinh tế, ông đã làm cho độc giả trải qua một hành trình đặc biệt về tuổi thơ và tình yêu.

Phân tích Dưới bóng hoàng lan (Mẫu 20)

Thạch Lam, một nhà văn nổi bật của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là biểu tượng của văn học Việt Nam trong giai đoạn từ 1930 đến 1945. Dù sản xuất văn chương không nhiều, những tác phẩm của ông vẫn nổi bật với giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện cuộc sống đơn giản mà có những điểm nhấn tạo nên những tác phẩm độc đáo và thu hút độc giả qua thời kỳ.

'Được bôi sáng bởi tác phẩm ngắn 'Dưới bóng hoàng lan', chúng ta có thể nhìn thấy đặc điểm văn phong và tư tưởng của Thạch Lam. Truyện tập trung vào nhân vật Thanh, quay trở về quê hương để thăm bà và gập lại những người thân thương. Khung cảnh làng quê gần gũi, nhưng nhà văn Thạch Lam đã mang đến sự mới mẻ và độc đáo, tạo nên một không gian văn hóa và con người đặc trưng. Tình cảm, mặc dù có vẻ đơn giản, lại rất thầm kín, có sức mạnh tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và trái tim của độc giả.

'Dưới bóng hoàng lan' kể về Thanh, một người mồ côi cha mẹ, chủ yếu sống với bà từ nhỏ. Tình thân thương giữa Thanh và bà là trái tim của câu chuyện, mô tả cuộc sống khó khăn nhưng tràn ngập ấm áp và tình yêu thương của bà. Khi Thanh trở về sau thời gian dài ở thành phố, ngôi nhà yêu quý của bà trở nên hoang vắng, nhưng vẫn giữ nguyên bản dạng và sự tĩnh lặng, như một bức tranh của tình yêu không đổi thay.

Tình yêu quê hương của Thanh là một chủ đề rõ ràng, và mỗi lần trở về, anh ta cảm nhận được sự ấm áp của ngôi nhà, nơi mà tình thương và chăm sóc của bà vẫn tràn ngập. Bà là người cha, người mẹ, và đặc biệt là người thân duy nhất của Thanh. Mỗi khoảnh khắc ở bên bà khiến Thanh cảm thấy như mình trở về tuổi thơ, tìm lại được những ký ức thân thương.

Tình yêu giữa Thanh và Nga trong câu chuyện cũng được mô tả một cách nhẹ nhàng, trong sáng và đáng yêu. Mặc dù chưa bao giờ diễn ra bất kỳ lời thổ lộ hay nụ hôn nào, nhưng qua đối thoại của họ, người đọc có thể cảm nhận được sự ấm áp của tình cảm. Hình ảnh Thanh cài bông hoa hoàng lan lên tóc Nga là một khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế và đầy ý nghĩa. Mỗi khi trở về quê hương, Nga tự cài hoa hoàng lan trên tóc như một cách để giữ lại mùi hương của Thanh, điều này thêm vào sự nhẹ nhàng và sâu sắc của tình yêu trong truyện.

Người bà trong truyện cũng đóng vai trò quan trọng, thể hiện chất thơ của câu chuyện. Bà không xuất hiện nhiều, nhưng qua một số chi tiết và hành động, bà truyền đạt được tình cảm rộng lớn của mình đối với Thanh. Sự quan tâm của bà đến từng chi tiết nhỏ nhất, từ việc dùng phất trần để lau bụi trên giường cho đến việc chuẩn bị ăn cho Thanh, tất cả đều thể hiện tình yêu của bà là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý.

Tóm lại, 'Dưới bóng hoàng lan' không chỉ là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị mà còn là một tác phẩm tinh tế và sâu sắc của Thạch Lam. Chúng ta được trải nghiệm không gian thư thái, nhẹ nhàng thông qua những kí ức và cảm xúc của nhân vật Thanh, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của tình yêu quê hương và tình cảm gia đình.

1 81 lượt xem