Top 35 mẫu Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du giúp các em làm bài văn có nhiều cách phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 92 lượt xem


Nội dung bài viết

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du

 

I) Sơ đồ tu duy phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du 

Sơ đồ tư duy phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 1)

Phân tích Cảnh ngày xuân

 

II) Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du 

Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 1)

 

1. Mở bài

Ví dụ: Nguyễn Du, một trong những thi sĩ vĩ đại của dân tộc, đã sáng tác những bài thơ với tâm hồn chứa đựng sự khổ cực và bi thương của con người, đặc biệt là phụ nữ. Tấm lòng nhân ái của ông đã được thể hiện sâu sắc qua những bài thơ, đặc biệt là trong tác phẩm Truyện Kiều. Trong đó, có đoạn trích Cảnh ngày xuân, một bức tranh thơ mộng và đẹp như tranh vẽ.

2. Thân bài

a) Vị trí trong tác phẩm:

  • Đoạn trích về Cảnh ngày xuân đặt ở đầu Truyện Kiều
  • Nói về cảnh vật thiên nhiên trong mùa xuân

b) Phác họa khung cảnh mùa xuân:

  • Ảnh hưởng của con én, tác giả vừa mô tả mùa xuân đến, vừa nhấn mạnh sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian
  • Một loạt hình ảnh với sắc xanh và những đóa hoa trắng tinh khôi, tạo nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp và đầy sức sống
  • Bầu không khí thoáng đãng, cảnh mùa xuân hiện lên đẹp đẽ và lãng mạn

c) Diễn biến của lễ hội trong ngày thanh minh:

  • Không khí rất sôi động, náo nhiệt
  • Mọi người đều rất vui vẻ, hân hoan
  • Khắp nơi đều tràn ngập niềm phấn khởi

- Đặc biệt là hình ảnh của lễ hội truyền thống, với sự đông đúc, náo nhiệt và hạnh phúc

d) Phác họa cảnh chị em Kiều trở về sau ngày hội xuân:

  • Cảnh vật dần phai nhạt, giảm bớt sự ồn ào náo nhiệt và rực rỡ
  • Đời sống con người trở nên trống vắng hẳn
  • Báo hiệu cho một bi kịch sắp ập đến với gia đình Kiều

3. Kết bài

Tóm tắt và đánh giá đoạn trích về cảnh ngày xuân:

Ví dụ: Đoạn trích về cảnh ngày xuân mô tả một bức tranh vô cùng xinh đẹp và sôi động, nhưng cũng tiên báo cho những bi kịch phía sau đối với gia đình Thúy Kiều.

 

Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 2)

1. Mở bài

Ví dụ: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chữ hiếu đã hi sinh bản thân mình.trong tác phẩm có một đoạn trích giới thiệu cảnh rất thơ mộng và hữu tình đó là đoạn trích Cảnh ngày xuân.

2. Thân bài

a) Vị trí đoạn trích:

  • Cảnh ngày xuân nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều
  • Đoạn trích nói về cảnh thiên nhiên vào mùa xuân

b) Khung cảnh ngày xuân:

  • Hình ảnh con én, tác giả vừa gợi tả mùa xuân đến, vừa nói là thời gian trôi qua nhanh
  • Những hình ảnh có xanh, hoa trắng thì bức tranh mùa xuân hiện lên rất diễm lệ và tươi đẹp
  • Không gian thoáng đạt, cảnh mùa xuân hiện ra rất xinh đẹp và thơ mộng

c) Cảnh lễ hội trong tết thanh minh:

  • Không khí rất rộn ràng, náo nhiệt
  • Mọi người ai cũng hưng phấn, phấn khởi
  • Tâm trạng nô nức

- Nổi bật lên hình ảnh tết truyền thống, đông đúc, náo nhiệt và vui tươi

d) Cảnh chị em Kiều chơi xuân trở về:

  • Cảnh vật nhạt dần, bớt ồn ào náo nhiệt và xinh đẹp
  • Con người càng thưa thớt hẳn
  • Linh cảm cho một sự việc xấu sẽ xảy ra với gia đình kiều

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

Ví dụ: Cảnh ngày xuân là một đoạn trích miêu tả cảnh ngày xuân vô cùng xinh đẹp và náo nhiệt, nhưng đoạn trích cũng báo trước phía sau còn nhiều điều thú vị và bi kịch với gia đình Thúy Kiều.

 

Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 3)

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
  • Giới thiệu đoạn trích 'Cảnh ngày xuân'

2. Thân bài

a. Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân trong bốn câu đầu:

  • Đàn chim én chao nghiêng trên bầu trời xuân
  • Ánh sáng kì diệu ấm áp của nắng tháng ba
  • Cỏ cây xanh bát ngát, tít tắp tới chân trời
  • Cành lê điểm sắc trắng tinh khôi của những bông hoa chớm nở

=> Bức tranh mùa xuân xinh đẹp, khoáng đạt, thanh bình qua nghệ thuật điểm xuyết của nhà thơ.

b. Cảnh đạp thanh, tảo mộ:

- Khung cảnh đi hội thật vui tươi, phấn chấn, háo hức

  • 'Chị em' ai cũng sắm sửa cho mình những bộ cánh áo thật đẹp để dự hội+ Gần xa nô nức những 'chị em, giai nhân, tài tử' cùng nhau du xuân, hò hẹn, trên đường tấp nập, đông vui bởi ngựa xe.
  • Cảnh tảo mộ thiêng liêng, mang buồn vương, nhớ thương những người đã khuất

c. Cảnh ra về sau ngày hội:

  • Chị em Kiều dắt nhau “ thơ thẩn' ra về mà lòng luyến tiếc, bịn rịn
  • Không gian dường như bị thu hẹp hơn, cảnh êm đềm có mang chút buồn vương nhè nhẹ
  • Trong đoạn cuối này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' đầy độc đáo, cảnh mang màu của tâm trạng.

3. Kết bài

  • Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' đã cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tài năng xuất chúng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 4)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.

+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

2. Thân bài

a. Khung cảnh mùa xuân

- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

+ Chim én đưa thoi

+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi

+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.

+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

-  Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.

- Hội đạp thanh.

- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:

+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.

+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.

+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

- Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.

c. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về

- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối

- Cảnh vật và người trở nên thưa vắng.

- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.

- Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.

3. Kết bài

- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.

Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du - Ngữ văn ...

 

III) Các bài văn mẫu phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 1)

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều – tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:

“Ngày xuân con én đưa thoi,
………
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

Bên cạnh nghệ thuật tả người, nghệ thật tả cảnh là một thành công đặc biệt của “Truyện Kiều”. Bút pháp ước lệ tuy nghiêng về sự gợi tả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc nhưng vẫn giú ta hình dung rất rõ về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tười đẹp và tâm trạng của người du xuân trong giây phút trở về. Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian của một cuộc du xuân. Bốn dòng thơ đầu là khung cảnh mùa xuân. Tám dòng thơ tiếp theo là cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Và sáu dòng thơ cuối là cảnh và nỗi lòng của chị em Thúy Kiều lúc bóng chiều buông xuống.

Mở đầu, Nguyễn Du đã phác họa một bức tranh mùa xuân thật ấn tượng. Không gian, thời gian hiện ra trong hai dòng thơ khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc:

“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

Khung cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Giữa bầu trời cao rộng, từng đàn chim én rộn ràng bay lượn như chiếc thoi trên khung dệt vải. Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi bước đi của mùa xuân tương tự cách nói trong dân gian “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa / Hết mưa lại nắng, hết ngày lại đêm”. Xung quanh tràn ngập “ánh thiều quang” – ánh sáng tươi đẹp – đang rọi chiếu lên toàn cảnh vật. Ánh nắng mùa xuân có nét riêng, không nóng bức như mùa hè cũng không dịu buồn như mùa thu mà trái lại, tạo một cảm giác tươi vui, trẻ trung, mới mẻ trong sự nồng ấm của những ngay đầu năm. Thời gian đầu năm trôi qua thật nhanh làm sao! Cho nên cả hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thiên nhiên tươi sáng đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi nhanh của thời gian. Thoắt một cái đã cuối xuân rồi, cái đẹp của mùa mở đầu một năm sắp hết.

Chỉ bằng một câu thơ lục bát, bức họa xuân hiện ra đẹp đến không ngờ:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Cách viết của Nguyễn Du khiến ta không phân biệt được đâu là thơ, đâu là họa nữa. Thảm cỏ xanh non trải ra mênh mang đến “tận chân trời” là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mượt mà ấy được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Đây chính là cái hồn, cái thần, là nét vẽ trung tâm của bức tranh. Tiếp thu từ câu thơ cổ trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa), Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng vào câu thơ. Cả một không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo vô cùng. Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ hai màu thôi mà có thể gợi nên vẻ mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, trẻ trung đầy thanh khiết đến như vậy. Tính từ “trắng” kết hợp với động từ “điểm” đã thể hiện được cái đẹp, cái sống động của câu thơ lẫn bức tranh xuân, gợi hình ảnh lay động của hoa làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc màu không sặc sỡ mà hài hòa, không tả nhiều mà vẫn gợi được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phải là người sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây và nhất là có tâm hồn rung động tinh tế, thi nhân mới có thể viết được những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy biểu cảm tuyệt vời đến thế. Dường như Nguyễn Du đã thay mặt tạo hóa dùng ngòi bút để chấm phá bức tranh nghệ thuật cho riêng mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài “Mùa xuân chín” cũng đã ít nhiều ảnh hưởng Nguyễn Du khi vẽ cảnh mùa xuân:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thiếu nữ hát trên đồi”.

Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên. Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét bút của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những hoạt động của con người. Họ là những người đi tảo mộ, đi chơi xuân ở miền quê kiểng. Và trong lễ hội dập dìu đó có những nhân vật của Nguyễn Du – chị em Thúy Kiều – đang thong thả chơi xuân:

“Thanh minh trong tiết tráng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.

Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo. Người người đi viếng, quét dọn, sửa sang và lễ bái, khấn nguyện trước phần mộ tổ tiên. Sau “lễ tảo mộ” là đến “hội đạp thanh”, khách du xuân giẫm lên cỏ xanh – một hình ảnh quen thuộc trong các cuộc chơi xuân đầy vui thú ở chốn làng quê. Cách sử dụng điệp từ “lễ là”, “hội là” gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối niềm vui.

Không khí lễ hội rộn ràng, huyên náo bỗng hiện ra thật sinh động trong từng dòng thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu:

“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngừa xe như nước áo quần như nêm”.
Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua cách báo mà còn giúp người đọc cảm nhận được những trông mong, chờ đợi của chị em Kiều. Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những am thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội. Cặp tiểu đối “tài tử”/”giai nhân”, “ngựa xe như nước”/”áo quần như nêm” đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả niềm vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều. Có lẽ, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái “đến tuổi cập kê” trước cánh cửa cuộc đời rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra. Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc “như nêm” trên các nẻo đường. Thật là một lễ hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu.

Cái hay, cái khéo của Nguyễn Du còn được thể hiện ở chỗ chỉ bằng vài nét phác thảo, nhà thơ đã làm sống lại những nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh không chỉ là biểu hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con người trước cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với phong tục dân gian cổ truyền:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.

Người đã khuất và người đang sống, quá khứ và hiện tại như được kéo gần lại. Ta nhận ra một niềm cảm thông sâu sắc mà Nguyễn Du đã gởi vào những dòng thơ: có thể hôm nay, sau hơn hai trăm năm, suy nghĩ của chúng ta có ít nhiều thay đổi trước cảnh: “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay” thế nhưng giá trị nhân đạo được gửi gắm vào những vần thơ của Nguyễn Du vẫn làm ta thực sự xúc động.

“Ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Buổi du xuân vui vẻ cũng dã tới chỗ phải nói lời tạm biệt. Vẫn là cảnh mùa xuân, vẫn là không khí của ngày hội lễ, nhưng bây giờ là giây phút cuối ngày:

“Tà tà bóng ngả về tây,
…………
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

Nếu câu thơ mở đầu của “Cảnh ngày xuân” chan hòa ánh sáng “thiều quang” thì đến đây, hoàng hôn dường như bắt đầu nhuốm dần xuống phong cảnh và con người. Hội đã hết, ngày đã tàn nên nhịp thơ không còn cái rộn ràng, giục giã mà trái lại thật chậm rãi, khoan thai. Cảnh vật vì thế mang cái vẻ nên thơ, diu êm, vắng lặng trong ánh nắng nhạt dần. Dòng khe có chiếc cầu nho nhỏ cuối ghềnh tạo thành đường nét thể hiện linh hồn của bức tranh một buổi chiều xuân. Nhịp chân có chút tâm tình man mác nên “thơ thẩn” và đến đây là “bước dần”, chẳng có gì nao nức, vội vàng. Các từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, “nao nao” góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút phá ước lệ cổ điển nhưng vẫn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen vì nó đã thấm hồn dân tộc, mang bóng dáng cảnh sắc quê hương Việt Nam.

Rõ ràng, cảnh ở đây được nhìn qua tâm trạng nhân vật tham gia vào lễ hội. Hai chữ “nao nao” (Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Dòng nước nao nao, trôi chậm lưu luyến bên chân cầu nho nhỏ, phải chăng cũng là nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng qua? Nguyễn Du đã từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Vì vậy, khi vào lễ hội, người vui thì cảnh sắc rộn ràng tươi mới. Lúc lễ hội tan rồi, người về sao tránh khỏi sự xao xuyến, cảnh sắc sao tránh khỏi màu ảm đạm! Dường như có một nỗi niềm man mác, bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn vốn đa tình, đa cảm như Thúy Kiều. Và ở sáu dòng cuối này, Nguyễn Du không chỉ nhằm nói tâm trạng buồn tiếc khi lễ hội vừa tàn, mà hình như, ông chuẩn bị đưa nhân vật của mình vào một cuộc gặp gỡ khác, một thế giới khác. Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn Du đã sắp đặt để Thúy Kiều gặp Đạm Tiên và Kim Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hoàng hôn này cũng là một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả tình như thế thật khéo, cách chuyển ý cũng thật tinh tế, tự nhiên.

Nhà thơ, ngôn ngữ như chạm khắc, như thoát khỏi khuôn khổ trói buộc của công thức, ước lệ để làm sống lại bức tranh xuân và tâm trạng con người. Cả một khung cảnh xuân thơ mộng, tràn đầy ấy như hiện ra trước mắt. Ta bỗng nhớ đến những ngày ngây thơ, trong sáng của kiều rồi ngẫm lại chẵng đường trôi dạt mười lăm năm của người phụ nữ tài sắc ấy mà cảm thương cho số phận một con người. Bỗng nhớ tới lời thơ của Chế Lan Viên đến nao lòng:

“Ta yêu những Hịch, những Bình Ngô gọi lòng ra hỏa tuyến,
Nhưng không quên ngọn lau trắng bên đường Kiều thôi lại tự xa xưa.”

 

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 2)

Không chỉ là một nhà văn tài ba trong nghệ thuật tả người, Nguyễn Du còn tỏ ra là người vô cùng xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Bức tranh nào dưới ngòi bút của ông cũng trở nên có thần, có hồn gửi gắm bao cảm xúc của nhân vật. Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên như vậy, bức tranh ấy không chỉ đẹp, hài hòa về màu sắc mà còn thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của chị em Thúy Kiều. Câu thơ mở đầu là khung cảnh mùa xuân tuyệt mĩ:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

Những cánh én trao nghiêng, bay lượn trên bầu trời tựa như những cái thoi đưa, Nguyễn Du đã lựa chọn hình ảnh thật tiêu biểu, thật đặc sắc. Lúc này, mùa xuân đã ở cuối tháng ba, vào thời điểm viên mãn, tròn đầy, đẹp đẽ nhất. Đó là không gian tràn ngập ánh sáng, rực rỡ, huy hoàng. Nhưng ẩn đằng sau niềm vui sướng còn cho thấy sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì cảnh xuân, ngày xuân, sắc xuân đã trôi qua quá nhanh. Hai câu thơ không chỉ đơn thuần thông báo thời gian mùa xuân đã “ngoài sáu mười” mà còn cho thấy một mùa xuân ấm áp, ngọt ngào. Trước vẻ đẹp đó không khỏi làm lòng người xao xuyến, vui tươi và cũng có chút nuối tiếc, ngậm ngùi về sự chảy trôi của thời gian.Hai câu thơ tiếp theo, bằng vài nét bút chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tuyệt tác:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh tràn ngập màu xanh tươi non, mỡ màng của cỏ, màu xanh ấy ngập đầy khắp không gian, kéo dài đến tận chân trời, cho thấy sức sống mạnh mẽ, căng tràn của mùa xuân. Như để làm nổi bật bức tranh mùa xuân Nguyễn Du “điểm” một vài bông hoa lê vào bức tranh ấy. Hoa lê trắng tinh khôi, dù tác giả không miêu tả mùi hương, nhưng có lẽ người đọc cũng có thể tưởng tượng được hương thơm thanh nhã, dịu dàng, tinh khiết như chính màu sắc của loài hoa đó. Thành công của Nguyễn Du ấy là khiến cho bức tranh trở nên sống động, như đang cựa quậy tràn đầy nhựa sống khi sử dụng động từ “điểm”, khiến bức tranh không tĩnh như trong thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” mà sinh động, tràn đầy sức sống. Bức tranh đẹp đẽ là sự hòa quyện tinh tế của hai sắc xanh và trắng, khiến cho không gian vừa mang nét tươi tốt, tròn đầy lại vừa mang sự trong trẻo, tinh khiết. Trong khung cảnh mùa xuân đẹp đẽ là hình ảnh đoàn người nối nhau đi chảy hội: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Tác giả sử dụng tiểu đối cùng với nghệ thuật tách từ “lễ” và “hội” làm hai vế giúp tác giả diễn tả hai hoạt động diễn ra trong hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Câu thơ cho thấy nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta tưởng nhớ về công ơn của những người đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân ta “Uống nước nhớ nguồn”, lối sống ân tình, trân trọng và biết ơn ông cha, tổ tiên: “Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vào vó rắc, tro tiền giấy bay”. Không chỉ vậy câu thơ còn khái lược về nét văn hóa khác của dân tộc ta đó là du xuân đầu năm. Đây là dịp để những nam thanh nữ tú gặp gỡ nhau, cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. Không khí lễ hội diễn ra vô cùng náo nức, tươi vui. Tác giả sử dụng liên tiếp các từ hai âm tiết: gần xa, yến anh, chị em,… cùng với các từ láy: nô nức, dập dìu,.. đã cho thấy tâm trạng náo nức, vui vẻ của lòng người trong lễ hội mùa xuân. Để tăng thêm không khí nhộn nhịp đó, Nguyễn Du còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”, một mặt gợi hình ảnh đoàn người nhộn nhịp đi du xuân, mặt khác gợi lên những tiếng xôn xao, những cuộc trò chuyện, gặp gỡ, làm quen của những đôi uyên ương trong lần đầu gặp gỡ. Không chỉ rộn ràng mà không gian còn vô cùng đông đúc: “Ngựa xe như nước, áo quân như nêm”. Qua tám câu thơ tiếp, thi nhân không chỉ khắc họa thành công nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà đằng sau đó còn là không gian tạo nên cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nàng Kiều tuyệt sắc giai nhân và chàng Kim nho nhã, phong lưu.Trời dần về chiều, lễ và hội cũng đã dần vơi dần, bớt dần, chị em Thúy Kiều thơ thẩn ra về, không gian có gì đó hiu quạnh, gợi nên nỗi buồn man mác trong lòng người đi hội, đặc biệt là trong lòng cô Kiều đa sầu đa cảm:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Những hình ảnh “tiểu khê”, “nho nhỏ” thể hiện một không gian bé nhỏ, đi vào chiều sâu, dường như mọi sự vật đều nhỏ dần, nhạt dần, phảng phất nỗi buồn, nỗi tiếc nuối vào khoảnh khắc ngày tàn. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng ba từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” vừa giàu giá trị tạo hình vừa giàu giá trị biểu cảm. Đặc biệt từ “nao nao” không chỉ gợi tả về dòng nước đang chảy mà còn thể hiện tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, đầy tâm tình của nhân vật. Tất cả những từ láy này khiến cho khung cảnh nhuốm đầy màu sắc tâm trạng. Đó là cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc và một nỗi buồn nhẹ nhàng. Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du không chỉ miêu tả bức tranh mùa xuân mà còn thể hiện được tâm hồn nhạy cảm, trong sáng của những người thiếu nữ.Để tạo nên sự thành công cho bức tranh mùa xuân, Nguyễn Du đã vận dụng tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình: không chỉ cho thấy một mùa xuân đẹp đẽ, khung cảnh du xuân nhộn nhịp mà cho cho thấy những rung cảm tinh tế, sâu sắc của nhân vật. Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng: sử dụng các từ láy, từ ghép giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. Nhịp thơ biến đổi linh hoạt biểu hiện được cảm xúc của nhân vật.

Trích đoạn Cảnh ngày xuân đã cho ta thấy ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du. Bằng những nét chấm phá có hồn đã dựng lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân rực rỡ, vui tươi. Và qua đó cũng cho thấy tầm hồn nhạy cảm, tinh tế của những con người trẻ tuổi mà ở đây là Thúy Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 3)

Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của con người. Và trong “Truyện Kiều” bất hủ đại thi hào Nguyễn Du đã dành tới 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Trong đó đoạn trích 'Cảnh ngày xuân” có thể coi là một bức tranh đẹp vào loại bậc nhất. Chỉ với 18 câu thơ hàm súc, Nguyễn Du đã gieo vào lòng người đọc sức sống tràn trề của mùa xuân. Đồng thời, giúp ta nhận được sự tinh tế trong bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, đặc biệt nhà thơ đã lựa chọn chi tiết tiêu biểu mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc họa bức tranh ấy. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân ”chim én”, ”thiều quang” gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất. Qua đó câu thơ thứ hai đã chỉ rõ ngày xuân trôi qua nhanh như con thoi dệt cửa, đã qua tháng giêng, tháng hai, bây giờ là tháng ba, tiết trời trong xanh, những con én rộn ràng chao liệng như nhịp thoi đưa trên bầu trời, gợi ra một không gian, thoáng đãng cao rộng gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động của mùa xuân, đồng thời còn tỏ ý tiếc nuối thời gian trôi quá nhanh của Nguyễn Du, để rồi, thiên nhiên đẹp hơn bởi sắc “xanh” của cỏ non, sắc 'trắng” của 'một vài bông hoa” lác đác.

”Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. Tác giả sử dụng biện pháp chấm phá tái hiện bức tranh xuân tươi tắn, sống động gợi liên tưởng về sự sinh sôi nảy mở. Màu xanh của cỏ non gợi sức sống mạnh mẽ, bất diệt, không gian mênh mông, thoáng đạt, trong trẻo. Trên nền xanh ấy có điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Văn cổ thi Trung Quốc được Nguyễn Du học tập một cách sáng tạo ”Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. Nếu hai câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh ”phương thảo” (cỏ thơm) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng ”cỏ non” thiên về màu sắc: màu xanh nhạt pha với màu vàng chanh tươi thắm hợp với màu xanh lam của nền trời làm thành gam nền cho bức tranh. Trên đó điểm xuyến sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê tạo thành bức tranh đẹp hài hòa, tươi mát, mới mẻ. Chữ ”trắng” được Nguyễn Du thêm vào và đảo lên trước càng gây ấn tượng mạnh, Chữ 'điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động chứ không tĩnh lại hay gợi lên bàn tay họa sĩ – thi sĩ vẽ lên thơ lên họa như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động. Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, nghệ thuật phối sắc tài tình, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng – một không gian thoáng đãng mà ấm áp của mùa xuân, một màu sắc tinh khôi mãi để lại dấu ấn trong lòng độc giả.

Mùa xuân là mùa khởi đầu trong một năm là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, tâm hồn con người phơi phới, mùa xuân cũng là mùa có nhiều lễ hội diễn ra nhiều nhất, trong thơ của Nguyễn Du, đó là khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội tưng bừng, náo nhiệt:

”Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tác giả đã đưa ta về với lễ nghi phong tục tập quán của người phương Đông, lễ tảo mộ là hướng về cội nguồn, tổ tiên, truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với quá khứ. Đi tảo mộ là đi sửa sang, thắp hương để tưởng nhớ người đã khuất, còn ”hội đạp thanh” là cuộc du xuân là cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài, gái sắc, nam thanh nữ tú, hội đạp thanh còn là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng cho mai sau. Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã gợi tả không khí lễ hội bằng một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy 'nô nức”, ”dập dìu” ”sắm sửa” và từ ghép, từ Hán Việt: “tài tử”, ”giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe”, 'gần xa”, ”yến anh” kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh đã khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt đang diễn ra ở khắp nơi nơi mọi miền đất nước.

'Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Lễ thanh minh – lễ hội điển hình vào tháng ba, từng đôi lứa 'tài tử giai nhân” ”dập dìu” du xuân, gặp gỡ hò hẹn. Trong dòng người “nô nức” đó có ba chị em Thúy Kiều cũng sắm sửa hòa nhập vào cái đẹp, cái tưng bừng của tuổi trẻ. Hình ảnh so sánh thật giản dị 'ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, gợi tả không khí náo nức của lễ hội, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân trong bộ áo quần đẹp đẽ, tươi thắm màu sắc, họ như từng đàn chim én, chim hoàng anh ríu rít bay về hội tụ trong lễ hội. Tác giả còn miêu tả một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của Việt Nam chúng ta trong ngày Tết thanh minh. Đó là sắc thoi vàng, đốt giấy tiền để tưởng nhớ người thân đã khuất:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Nhịp điệu thơ 2/4 và 4/4 thoáng ra một nét buồn. Phải chăng đó là trái tim đầy tình thương sẻ chia của đại thi hào Nguyễn Du đối với những người đã khuất. Cái tâm thánh thiện, niềm tin phác thực dân gian, đầy ắp nghĩa tình. Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà thơ, lễ và hội trong tiết thanh minh là một sư giao hòa độc đáo, chứng tỏ nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

Nếu như những dòng thơ trên phác họa khung cảnh nhộn nhịp, đông vui của lễ hội thì sáu câu thơ cuối tạo nên một nhịp điệu trữ tình man mác buồn theo từng bước chân của chị em Thúy Kiều:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Hội tan sao chẳng buồn? Có thể nói sáu câu trên đã diễn tả sâu sắc cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về với một khung cảnh yên ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Cảnh mang nét thanh thanh, dìu dịu của buổi chiều xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang như nhuộm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế tà, ”tà tà bóng ngả về tây” nhưng đây không phải là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm vào cảm giác bâng khuâng, khó tả. Buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn khó tả. Ở đây, cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nhiệt đã hết, tâm hồn con người cũng 'chuyển điệu” cùng cảnh vật. Dưới cái tài miêu tả của Nguyễn Du, không khí lễ hội lúc tan không ảm đạm, buồn bã mà có phần thanh dịu, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân thơ thẩn trên dặm đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến của lòng người. Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều đều thể hiện qua tâm trạng giai nhân đa sầu, đa cảm bằng hàng loạt các từ láy ”tà tà”, ”thanh thanh”, ”nao nao”, ”nho nhỏ” vừa gợi tả cảnh, vừa gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về điều sắp xảy ra trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều. Và đúng như vậy, Thúy Kiều đã gặp nấm mồ bất hạnh ”Đạm Tiên” – một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu và cả sự ngẫu nhiên gặp chàng nho sinh ”phong tư tài mạo tót vời” - Kim Trọng, để rồi 'tình trong như đã mặt ngoài còn e” như một định mệnh tiền duyên, rõ ràng cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của nhân vật. Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình - cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng nhạy cảm cùng niềm vui cuộc sống của tác giả.

Tóm lại, bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, đoạn trích ”Cảnh ngày xuân” xứng đáng là bức tranh đẹp vào loại bậc nhất, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm ”Truyện Kiều”. Đồng thời, với cây bút miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và còn nhuộm màu tâm trạng, đây là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích và đưa tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du đến gần với bạn đọc khắp năm châu ở mọi thế kỷ.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 4)

Nếu như trong đoạn trích 'Chị em Thúy Kiều', người đọc thấy được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong việc khắc họa bức chân dung duyên dáng, sắc tài toàn vẹn của hai chị em Vân - Kiều thì đến với đoạn trích 'Cảnh ngày xuân', người đọc một lần nữa lại thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân thấm đượm tâm hồn con người.

Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' nằm ngay sau đoạn tả tài, tả sắc của chị em Thúy Kiều. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du dựng lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, sống động. Đây là đoạn thơ tiền đề, dẫn dắt hoàn cảnh để rồi trong cuộc du xuân của Kiều, Kim – Kiều đã gặp nhau rồi tự do đính ước...Trước hết, bốn câu thơ mở đầu, với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức xuân:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi.Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ.

Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.

Tám câu thơ tiếp theo, là khung cảnh lễ - hội trong tiết thanh minh mùa xuân. Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu khái quát về hai hoạt động chính của mùa xuân: Lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết tháng ba mùa xuân.

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Lễ tảo mộ là một nét đẹp văn hóa, biểu trưng cho đạo lí biết ơn, tri ân tiên tổ bằng việc sửa sang phần mộ của gia đình người thân đã khuất. Sau khi lễ hội tảo mộ diễn ra xong thì đây cũng là cơ hội cho những trai tài gái sắc được gặp gỡ, hẹn hò, giao duyên trong lễ hội đạp thanh. Không khí tưng bừng, nhộn nhịp và tấp nập trong những ngày lễ hội mùa xuân đã được Nguyễn Du miêu tả qua hệ thống những từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”

Từ ghép (gần xa, yến anh, chị em, ngựa xe, áo quần) kết hợp với các từ láy (nô nức, dập dìu, sắm sửa) có tác dụng gợi nên không khí hội xuân hết sức đông vui, rộn ràng. Hình ảnh ẩn dụ: “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như chim én, chim oanh xôn xao, náo nức, tình tứ. Hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm' miêu tả những đoàn người trong hội xuân rất nhộn nhịp; từng đoàn, từng đoàn người chen vai ních cánh đi trẩy hội, đông vui, rộn ràng.Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, kết hợp với hệ thống những từ ngữ giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, nhà thơ đã gợi lên một không khí mùa xuân vừa đông vui, tấp nập; lại vừa tình tự và duyên dáng khi có sự góp mặt của các nam thanh nữ tú, trai tài, gái sắc. 

Nếu Hội đạp thanh hiện lên với không khí hết sức tươi vui, rộn rã, náo nức thì Lễ tảo mộ lại gợi một chút đượm buồn và hướng tới đạo lí tốt đẹp ở đời qua hành động rắc thoi vàng và đốt vàng mã cho người đã khuất. Đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lối sống ân nghĩa, thủy chung tốt đẹp của văn hóa dân tộc.Qua tám câu thơ, tác giả đã khắc họa thành công truyền thống văn hóa lễ hội mùa xuân của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là một dụng ý nghệ thuật sâu sắc của tác giả: mượn ngày hội lớn làm bối cảnh, tiền đề để miêu tả cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình', Nguyễn Du đã miêu tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ.Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả tâm trạng con người của Nguyễn Du.Nếu như trong 'Kim Vân Kiều truyện' của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả chỉ có đúng một câu dẫn dắt 'một hôm nhằm vào tiết Thanh minh...' để rồi sau đó kể về cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và Kim Trọng nhưng Nguyễn Du đã dựa vào đó vẽ lên một bức tranh xuân thắm bằng thơ, với vẻ đẹp riêng, mang đậm cảnh xuân đất trời nước Việt.Như vậy, qua đoạn trích 'Cảnh ngày xuân', chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' hết sức độc đáo của Đại thi hào Nguyễn Du. Dưới ngòi bút sáng tạo thần tình, cùng những rung cảm nghệ thuật độc đáo về mùa xuân, Nguyễn Du đã phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và sống động, thấm đượm lòng người.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 5)

 

Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của con người. Và trong “Truyện Kiều” bất hủ đại thi hàoNguyễn Du đã dành tới 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Trong đó đoạn trích 'Cảnh ngày xuân” có thể coi là một bức tranh đẹp vào loại bậc nhất.Chỉ với 18 câu thơ hàm súc, Nguyễn Du đã gieo vào lòng người đọc sức sống tràn trề của mùa xuân. Đồng thời, giúp ta nhận được sự tinh tế trong bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, đặc biệt nhà thơ đã lựa chọn chi tiết tiêu biểu mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc họa bức tranh ấy. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân ”chim én”, ”thiều quang” gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất.Qua đó câu thơ thứ hai đã chỉ rõ ngày xuân trôi qua nhanh như con thoi dệt cửa, đã qua tháng giêng, tháng hai, bây giờ là tháng ba, tiết trời trong xanh, những con én rộn ràng chao liệng như nhịp thoi đưa trên bầu trời, gợi ra một không gian, thoáng đãng cao rộng gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động của mùa xuân, đồng thời còn tỏ ý tiếc nuối thời gian trôi qua nhanh của Nguyễn Du, để rồi, thiên nhiên đẹp hơn bởi sắc “xanh” của cỏ non, sắc 'trắng” của 'một vài bông hoa” lác đác.

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. Tác giả sử dụng biện pháp chấm phá tái hiện bức tranh xuân tươi tắn, sống động gợi liên tưởng về sự sinh sôi nảy mở. Màu xanh của cỏ non gợi sức sống mạnh mẽ, bất diệt, không gian mênh mông, thoáng đạt, trong trẻo. Trên nền xanh ấy có điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Văn cổ thi Trung Quốc được Nguyễn Du học tập một cách sáng tạo ”Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. Nếu hai câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh ”phương thảo” (cỏ thơm) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng ”cỏ non” thiên về màu sắc: màu xanh nhạt pha với màu vàng chanh tươi thắm hợp với màu xanh lam của nền trời làm thành gam nền cho bức tranh. Trên đó điểm xuyến sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê tạo thành bức tranh đẹp hài hòa, tươi mát, mới mẻ.Chữ ”trắng” được Nguyễn Du thêm vào và đảo lên trước càng gây ấn tượng mạnh, Chữ 'điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động chứ không tĩnh lại hay gợi lên bàn tay họa sĩ – thi sĩ vẽ lên thơ lên họa như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động.Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, nghệ thuật phối sắc tài tình, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng – một không gian thoáng đãng mà ấm áp của mùa xuân, một màu sắc tinh khôi mãi để lại dấu ấn trong lòng độc giả.

Mùa xuân là mùa khởi đầu trong một năm là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, tâm hồn con người phơi phới, mùa xuân cũng là mùa có nhiều lễ hội diễn ra nhiều nhất, trong thơ của Nguyễn Du, đó là khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội tưng bừng, náo nhiệt: ”Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”.Tác giả đã đưa ta về với lễ nghi phong tục tập quán của người phương Đông, lễ tảo mộ là hướng về cội nguồn, tổ tiên, truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với quá khứ. Đi tảo mộ là đi sửa sang, thắp hương để tưởng nhớ người đã khuất, còn ”hội đạp thanh” là cuộc du xuân là cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài, gái sắc, nam thanh nữ tú, hội đạp thanh còn là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng cho mai sau.Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã gợi tả không khí lễ hội bằng một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy 'nô nức”, ”dập dìu” ”sắm sửa” và từ ghép, từ Hán Việt: “tài tử”, ”giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe”, 'gần xa”, ”yến anh” kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh đã khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt đang diễn ra ở khắp nơi nơi mọi miền đất nước.

'Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Lễ thanh minh – lễ hội điển hình vào tháng ba, từng đôi lứa 'tài tử giai nhân” ”dập dìu” du xuân, gặp gỡ hò hẹn. Trong dòng người “nô nức” đó có ba chị em Thúy Kiều cũng sắm sửa hòa nhập vào cái đẹp, cái tưng bừng của tuổi trẻ. Hình ảnh so sánh thật giản dị 'ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, gợi tả không khí náo nức của lễ hội, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân trong bộ áo quần đẹp đẽ, tươi thắm màu sắc.Họ như từng đàn chim én, chim hoàng anh ríu rít bay về hội tụ trong lễ hội. Tác giả còn miêu tả một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của Việt Nam chúng ta trong ngày Tết thanh minh. Đó là sắc thoi vàng, đốt giấy tiền để tưởng nhớ người thân đã khuất:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Nhịp điệu thơ 2/4 và 4/4 thoáng ra một nét buồn. Phải chăng đó là trái tim đầy tình thương sẻ chia của đại thi hào Nguyễn Du đối với những người đã khuất. Cái tâm thánh thiện, niềm tin phác thực dân gian, đầy ắp nghĩa tình. Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà thơ, lễ và hội trong tiết thanh minh là một sư giao hòa độc đáo, chứng tỏ nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.Nếu như những dòng thơ trên phác họa khung cảnh nhộn nhịp, đông vui của lễ hội thì sáu câu thơ cuối tạo nên một nhịp điệu trữ tình man mác buồn theo từng bước chân của chị em Thúy Kiều:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Hội tan sao chẳng buồn? Có thể nói sáu câu trên đã diễn tả sâu sắc cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về với một khung cảnh yên ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Cảnh mang nét thanh thanh, dìu dịu của buổi chiều xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang như nhuộm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế tà, ”tà tà bóng ngả về tây” nhưng đây không phải là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm vào cảm giác bâng khuâng, khó tả.Buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn khó tả. Ở đây, cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nhiệt đã hết, tâm hồn con người cũng 'chuyển điệu” cùng cảnh vật. Dưới cái tài miêu tả của Nguyễn Du, không khí lễ hội lúc tan không ảm đạm, buồn bã mà có phần thanh dịu, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân thơ thẩn trên dặm đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến của lòng người. Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều đều thể hiện qua tâm trạng giai nhân đa sầu, đa cảm bằng hàng loạt các từ láy ”tà tà”, ”thanh thanh”, ”nao nao”, ”nho nhỏ” vừa gợi tả cảnh, vừa gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về điều sắp xảy ra trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều.Và đúng như vậy, Thúy Kiều đã gặp nấm mồ bất hạnh ”Đạm Tiên” – một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu và cả sự ngẫu nhiên gặp chàng nho sinh ”phong tư tài mạo tót vời” - Kim Trọng, để rồi 'tình trong như đã mặt ngoài còn e” như một định mệnh tiền duyên, rõ ràng cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của nhân vật.

Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình - cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng nhạy cảm cùng niềm vui cuộc sống của tác giả.Tóm lại, bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, đoạn trích ”Cảnh ngày xuân” xứng đáng là bức tranh đẹp vào loại bậc nhất, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm ”Truyện Kiều”. Đồng thời, với cây bút miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và còn nhuộm màu tâm trạng, đây là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích và đưa tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du đến gần với bạn đọc khắp năm châu ở mọi thế kỷ.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 6)

 

Nguyễn Du sinh năm 1820, là một người con của làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh. Vốn là con của một gia đình có truyền thống văn học qua bao đời nên Nguyễn Du được thừa hưởng khả năng văn học từ gia đình cùng với tấm lòng gắn bó, yêu thương với con người đã mang đến màu sắc nhân đạo đặc sắc trong thơ Nguyễn Du. Sống trong thời kỳ xã hội loạn lạc, từng đến nhiều nơi và có trải nghiệm gắn bó với cuộc sống của người dân nên ông hiểu hơn ai hết những vất vả, khổ cực mà những người dân phải gánh chịu, vì lẽ đó là lòng ông luôn hướng về những người khốn khổ, thương cảm và dành họ họ sự yêu thương, cảm thông sâu sắc.

Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du viết về cuộc đời và số phận của người con gái tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, không chỉ xuất sắc trong việc khắc họa chân dung, số phận của nàng Kiều mà Nguyễn Du còn có tài năng miêu tả thiên nhiên bậc thầy, ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn trích Cảnh ngày xuân.Không chỉ thành công trong việc khắc hoạ nhân vật, Nguyễn Du còn mang đến cho ta những câu thơ viết về thiên nhiên đầy gợi cảm, xinh đẹp và êm đềm. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là một trong những đoạn trích miêu tả cảnh thiên nhiên hay và mượt mà nhất của tác phẩm. 'Cảnh ngày xuân' nằm sau đoạn miêu tả chị em Thúy Kiều, được mở đầu bằng bốn câu thơ mượt mà giới thiệu cảnh xuân:

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa'

Nếu hè đến có phượng thắm ve kêu, đông sang có tuyết rơi, bàng trơ trọi lá thì khi xuân về có cánh én chao nghiêng. Chim én chính là đại diện của mùa xuân, đại diện của đất trời ngày xuân. Lúc này đây, trời những áng mây trời xanh thẳm, có 'thiều quang' - bầu ánh sáng diệu kỳ, đẹp tươi và ấm áp, có cánh én bay lượn giữa không gian.

'Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa'

Những bãi cỏ non xanh kéo dài như những thảm, xa tít 'chân trời' mở ra một không gian rộng lớn, màu xanh mang sức sống mới, mang cả niềm hy vọng của sự an bình, của may mắn và niềm thương. Nếu trên mây trời có bóng dáng những nàng chim én yêu kiều thì dưới chân trời có những thảm cỏ xanh tươi, bát ngát.Và còn đây nữa cánh hoa lê trắng tinh khôi, được điểm xuyết tự nhiên mà hài hòa nên nền xanh của lá, sắc trắng hoa lê mang nét gợi cảm đầy hấp dẫn, thu hút. Trong thơ cổ Trung Quốc cũng có những câu thơ miêu tả xuân tiết tháng ba bằng những câu thơ rất hay: 'Phương thảo niên bích Lê chỉ số điểm hoa'.Nguyễn Du trong tác phẩm này cũng đã vận dụng một cách đầy sáng tạo để viết về nét xuân của dân tộc, nét xuân của Việt Nam, thiên nhiên mang cả hồn đất Việt. Nếu câu thơ cổ gợi xuân bằng hương vị, đường nét, trong thơ Nguyễn Du không chỉ có màu sắc, đường nét và còn thấy cả cái nhịp vận động khẽ khàng nhưng đầy tinh tế của những cánh hoa lê qua nghệ thuật đảo ngữ, đẩy 'trắng' lên trước từ 'điểm', khiến cho hoa lê như đang bừng nở trong không khí mùa xuân.Có thể thấy, chỉ bốn câu thơ đầu ấy thôi, mà Nguyễn Du đã vẽ nên một bức hoạ , vừa khoáng đạt, thanh bình lại vừa sinh động, tươi vui. Dường như, lòng người cũng đang thư thái hạnh phúc xốn xang tận hưởng thứ thiên nhiên tuyệt diệu lúc này.Mùa xuân là mùa của niềm vui sum họp, của những cuộc dạo chơi, những lễ hội vui tươi. Ở Việt Nam, vào tiết tháng ba âm lịch, có lễ hội đạp thanh, tảo mộ truyền thống. Nguyễn Du cũng đã tái hiện lại khung cảnh của lễ hội này qua những câu thơ:

'Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'

Hội đạp thanh là nơi diễn ra cuộc du xuân của mọi người, đặc biệt là những chàng trai, cô gái đang độ xuân thì, đó là những ngày vui mà người ta háo hức mong đợi nhất. Lễ tảo mộ là dịp mà mọi người trong gia đình trở về, cùng nhau ra dọn dẹp mộ ông bà, thắp lên những ngôi mộ nén hương để tưởng nhớ những người quá cố như một sự biết ơn, tri ân sâu sắc. Nguyễn Du bằng sự cảm nhận tinh tế, đã tái hiện lại khung cảnh lễ hội này qua những câu thơ tiếp:

'Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm'

Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng một cách tài tình qua sự kết hợp hệ thống các tính từ láy và danh từ ghép để vẽ nên khung cảnh đi hội thật vui tươi, phấn chấn, háo hức. ' Chị em' ai cũng sắm sửa cho mình những bộ cánh áo thật đẹp để dự hội, gần xa nô nức những' giai nhân, tài tử ' dắt tay nhau đi chơi, rủ nhau hò hẹn, trên đường là những 'ngựa xe' đông đúc, trên những quần áo lộng lẫy, họ ríu rít như những đàn chim bay về nơi vui chơi tụ họp.Và đâu đây, ta thấy có bóng hình chị em nàng Kiều tuyệt sắc trong đó, họ cũng đang hòa mình trong niềm vui, sức sống của tuổi trẻ, của những đẹp đẽ thanh xuân lúc này. Sau phần hội vui chơi là đến phần lễ đầy thiêng liêng, long trọng:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Đứng trước linh hồn của những người đã khuất, lòng người cũng không khỏi buồn thương, nhung nhớ, những ' ngổn ngang' sâu thẳm tâm hồn. Nhịp thơ chầm chậm buồn như để bày tỏ sự sẻ chia, nỗi niềm của người nơi chốn trần gian vẫn luôn cầu nguyện, mong những điều an ổn nhất gửi đến tổ tiên mình.Rồi cuộc vui nào cũng đến lúc phải kết thúc, cuộc gặp gỡ nào cũng có lúc chia xa, mời vừa sớm bình minh còn vui chơi, cười nói thì giờ cũng đã thấm thoắt chiều tà, mọi người phải ra về trong niềm tiếc nuối, nỗi bâng khuâng:

'Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Khi ánh chiều buông cũng là lúc lòng người nhiều những tâm trạng ưu tư. Nếu không gian xuân ở những câu đầu được mở rộng, khoáng đạt thì lúc này đây, không gian dường như bị thu hẹp hơn, cảnh êm đềm có chút buồn vương nhè nhẹ. Chị em Kiều lòng 'thơ thẩn' dắt nhau về mà lòng còn tiếc nuối cuộc vui.Cảnh xuân khi chiều xuống nhẹ nhàng, yên ả nhưng không vui tươi và sinh động như trước. Những từ láy 'nhỏ nhỏ', ' thanh thanh' ,'nao nao' lại càng gợi cảm giác xuyến xao, lưu luyến. Trong đoạn cuối này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' đầy độc đáo, cảnh mang màu của tâm trạng, gợi tâm trạng của người về lúc bấy giờ.Thơ hay không chỉ đẹp thôi đâu mà nó còn có tình trong đó. Thơ hay đâu chỉ nói lên giấc mộng, nỗi lòng người thi sĩ mà còn nói lên khát khao, mơ ước của những người thưởng thức. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' đã cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tài năng xuất chúng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 7)

Trong văn học Việt Nam, 'Truyện Kiều' của Nguyễn Du là một tác phẩm đầy cảm xúc về thế mạnh và khổ đau của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này được thể hiện qua số phận đầy bi kịch của Thúy Kiều. Trước khi rơi vào cảnh khốn khó, nàng đã trải qua cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên gia đình.

Trích đoạn 'Cảnh ngày xuân' ở đầu 'Truyện Kiều' miêu tả chị em Kiều đi chơi xuân trong ngày Thanh minh. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng không thể thiếu cho các nghệ sĩ, và mỗi nhà thơ lại có cách miêu tả riêng. Đối với Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân gắn liền với không khí của lễ hội. Tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sinh động:

Mùa xuân, chim én chao đưa thoi

Thiên nhiên nở rộ, thời gian trôi qua nhanh chóng

Thời tiết hiện tại đã bước vào tháng ba, những chú én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh thực tế của mùa xuân mà còn biểu hiện sự trôi chảy không ngừng của thời gian: 'Thời gian thấm thoắt thoi đưa'. Thời gian vẫn tiếp tục trôi đi âm thầm nhưng vội vã, chỉ trong một thoáng đã đến tháng ba của mùa xuân - khi những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp rọi sáng cảnh vật. Trong không gian đó, hai gam màu xanh và trắng hiện lên:

'Cỏ non xanh trải dài đến chân trời

Cành lê trắng tinh khôi thấm một vài bông hoa'

Không gian rộng lớn đầy sức sống và sắc xuân đã được tài tình phác họa qua màu xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn khéo léo sử dụng bút pháp chấm phá để điểm xuyết sắc trắng một vài bông hoa lê, tạo nên sự hòa quện giữa màu xanh và trắng, tạo ra một cảnh ngày xuân thanh khiết và nhẹ nhàng. Chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã thành công trong việc mô tả 'cảnh ngày xuân' tràn đầy sức sống và vẫn giữ được vẻ trang nhã, tinh khôi, và trong trẻo làm say mê lòng người.

Trong tám câu thơ tiếp theo của đoạn trích, Nguyễn Du đã mô tả không khí lễ hội trong dịp Thanh minh. Thời gian lễ được xác định thông qua hai phần chính 'trong tiết tháng ba' với hai sự kiện: 'Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'. Không khí lễ hội được thể hiện rõ ràng với sự tấp nập và đầy đủ:

'Gần xa đều rộn ràng yến bạn

Chị em sẵn sàng đi du xuân rồi

Náo nức những tài tử, những giai nhân

Đám ngựa như dòng nước, áo quần như cánh nêm

Không gian lễ hội sôi động với sự tham gia của 'yến anh', 'chị em', 'tài tử', 'giai nhân' cùng những hoạt động phong phú, đa dạng như 'sắm sửa', 'náo nhiệt' đã tạo nên bức tranh sinh động cùng tâm trạng phấn khích của con người. Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ phong phú, linh hoạt.

Điều này được biểu hiện qua 'náo nức yến anh' - hình ảnh đoàn người hoặc đôi uyên ương sánh bước cùng nhau. Đồng thời, tác giả sử dụng phép so sánh 'Ngựa xe như dòng nước, áo quần như cánh nêm' để miêu tả sự đông đúc và phấn khích của dòng người đi trẩy hội. Bên cạnh đó, ông miêu tả không gian yên bình của phần 'lễ':

'Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay'

Sự linh thiêng làm thời gian như chầm lại và trầm xuống. Hành động tưởng nhớ đến những người đã khuất đã thành công trong việc gợi lên lòng biết ơn về quá khứ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cuối cùng, tác giả Nguyễn Du mô tả cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về khi lễ hội tan.

'Tà tà bóng nghiêng về phía tây

Đôi tay thơ thẩn vẫy về xa

Bước chậm theo dòng nước khe khê

Mắt nhìn phong cảnh hòa mình thanh thản

Gió lay dòng nước mềm mại quấn quanh

Cầu nhỏ nhưng dáng vẻ thanh thoát bắc ngang'

Tràng lệ hội chợ tan, khi ánh hoàng hôn chiếu rọi cả bầu trời phía tây. Phong cảnh trước mắt vẫn là bức tranh mùa xuân quen thuộc, với những tia nắng phai, dòng nước nhỏ bên chiếc cầu chắc chắn bắc ngang. Thời gian dường như trôi chậm lại, khiến mọi sự trở nên êm đềm, lặng lẽ, như cách mặt trời dần buông xuống phía tây, con người trở về trong bóng chiều dần nhạt, và dòng nước uốn quanh chầm chậm.

Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng nhiều từ như 'tà tà', 'thanh thản', 'nhỏ nhắn', 'nao nao' để mô tả cảnh vật, đồng thời cũng là cách sử dụng tinh tế bút pháp 'tả cảnh ngụ tình', khiến cho cảnh vật trở nên tĩnh lặng, lạc lõng nhưng cũng chứa đựng nỗi buồn, lòng nhớ nhung của con người, đặc biệt là hình ảnh 'dòng nước uốn quanh' trong sự 'nao nao'. Cảnh vật trong đoạn thơ vì thế cũng mang theo một nỗi buồn, một tâm trạng của con người.

Trong trích đoạn 'Cảnh ngày xuân', tác giả Nguyễn Du đã thành công trong việc mô tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, đầy sức sống và không gian của lễ hội sôi động, đông vui, thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua việc kết hợp tự nhiên giữa các kỹ thuật văn học trung đại như chấm phá, tả cảnh ngụ tình,...

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 8)

Mùa xuân là mùa của hoa thơm cỏ lạ, mùa của lễ hội văn hóa dân gian, mùa xuân đã hơn một lần đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… Đến với bức tranh mùa xuân xinh đẹp của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân của lễ hội góp thêm một hương sắc mới.

Từ trên đồi cao, mùa xuân mở ra trước mắt chúng ta là một không gian bất tận trong ánh nắng ban mai ấm áp của đất trời. Lúc này đã vào tháng ba bầu trời chưa hẳn trong xanh như trời thu nhưng cũng đủ in hình những cánh én rộn ràng bay lượn:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

Cái “thoi đưa” của cánh én hay chính thời gian mùa xuân trôi đi đến mau lẹ. Trên nền không gian bao la ấy một bức tranh chấm phá về mùa xuân đẹp như một bức họa dệt gấm thêu hoa:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Màu xanh của cỏ làm nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh thêm trong sáng tinh khôi, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Nguyễn Du đã chọn đúng hai gam chủ đạo để đặc tả mùa xuân, một mùa xuân trang nhã đến thế là cùng. Ta đã từng bắt gặp cái hồn của mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời”

Hay đây là hình ảnh mùa xuân ở một sườn đồi trong thơ Hàn Mặc Tử: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Và đây là cảnh trẩy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Biết bao “tài tử giai nhân”, “dập dìu” vai sánh vai, chân nối chân theo nhịp bước dòng người cứ tấp nập, ngựa xe cứ cuồn cuộn, áo quần đẹp đẽ tươi thắm sắc màu. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh đoàn người du xuân nhộn nhịp ríu rít vui tươi như chim oanh chim én.

Nhưng đẹp nhất và lộng lẫy nhất vẫn là những nam thanh nữ tú, họ là hồn của bức tranh xuân. Không khí lễ hội được đại thi hào của chúng ta miêu tả rất tỉ mỉ cụ thể. Đó là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người phương Đông. Đồng thời cũng thể hiện cái “phong lưu” của chị em Thúy Kiều. Trời đã về chiều, mặt trời đã gác núi:

“Tà tà, bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về”

Nhịp thơ chậm rãi như bước chân nhè nhẹ như nỗi lòng man mác lưu luyến của con người khi hội đã tan. Cảnh vẫn thanh vẫn nhẹ nhưng tất cả đều chuyển động từ từ. Mặt trời ngả bóng dần về tây bước chân của con người thì “thơ thẩn”, dòng nước uốn lượn nhẹ nhàng. Nhưng không còn cái không khí rộn ràng của lễ hội nữa.

Cái “nao nao” của dòng nước hay chính cái bâng khuâng xao xuyến của dòng người. Rõ ràng cảnh mùa xuân vào lúc xế chiều đã nhuốm màu tâm trạng. Đại thi hào hình như đang dự báo linh cảm một điều sắp xảy ra rồi sẽ xảy ra. Chỉ ít phút nữa thôi Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh hào hoa Kim Trọng.

Bằng tài năng quan sát tinh tế, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn thơ, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh sinh động, Nguyễn Du đã hết lòng tâm huyết vẽ nên bức tranh về mùa xuân thật đẹp, có hồn và độc đáo. Chính tình yêu thiên nhiên đất nước con người đã tạo nên nguồn cảm hứng để ông say sưa với đời, lưu giữ trong kho tàng thi ca Việt Nam một bức tranh mùa xuân thật đặc biệt.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 9)

 

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc với nhiều đời làm quan. Ông học rộng tài cao là một nhà nho chân chính và còn là một đại thi hào lớn của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều của nguyễn Du không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn xa ra thế giới. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc phần đầu Truyện Kiều miêu tả cảnh ngày xuân và cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân.

“Cảnh ngày xuân” chính là bức tranh mùa xuân sinh động và đặc sắc với đầy đủ âm thanh, ánh sáng,.. mà Nguyễn Du thể hiện sinh động trong Truyện Kiều. Ngày xuân ấy làm con người ta phơi phới được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên ngày xuân

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ngày xuân chim chóc muôn loài cũng nô nức bay lượn. Và con chim én là loài chim đại diện mùa xuân cũng không ngoại lệ. Chim én bay đi bay lại như thoi đưa. Câu thơ vừa tả cảnh, vừa ngụ ý ngày xuân qua nhanh quá. Ngoài ra Nguyễn Du còn tài năng trong việc sử dụng những từ ngữ miêu tả như: “thiều quang”,”cỏ non”,”cành lê trắng”,…

Từ những từ ngữ gợi tả mà Nguyễn Du đã phát họa nên một khung cảnh xuân khiến bao người mê mẩn thèm thuồng được một lần chim ngưỡng. Một ánh sáng chói lóa, một bầu trời xuân xanh ngát, một vài bông hoa nhẹ nhẹ đong đưa. Ôi! Khung cảnh ấy làm người ta say đắm! Từ đó tạo nên một bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống.

Cảnh thiên nhiên vừa đẹp vừa thơ mộng vừa tràn đầy sức sống như thế ấy. Và phong cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng nhộn nhộn nhịp không kém. Tấp nập người nô đùa qua lại góp phần cho tiết thanh minh không đơn độc lạnh lẽo như mọi người thường nghĩ.

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Nhắc đến ngày tiết thanh minh không thể nào không nhắc đến hai lễ hội: “tảo mộ”,”đạp thanh”. Hai lễ hội thể hiện sự nghiêm trang long trọng của cảnh ngày xuân mà đặc biệt là tiết thanh minh. Nguyễn Du sử dụng những động từ tính từ để thể hiện hành động của những người đi chơi hội cũng rất náo nhiệt và tấp nập.

Bên cạnh đó Nguyễn Du còn sử dụng từ ngữ gợi tả “yến anh”-chỉ loài chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn, đây là ngụ ý cảnh người người tấp nập đi chơi xuân. Làm nổi bật không khí rất rộn ràng nhộn nhịp và đông vui.

“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Ngày tết qua ngòi bút của Nguyễn Du là “dập dìu tài tử giai nhân”. Trai tài gái sắc yêu nhau chỉ mong đến ngày xuân để có dịp đi chơi cùng nhau. Đó cũng là lẽ thường tình. Ai ai cũng muốn sắm sửa quần áo thật đẹp thật lộng lẫy để đi trẩy hội mà chính vì thế Nguyễn Du sử dụng cụm từ gợi tả”áo quần như nêm”.

Người người đi lại tấp nập chật cứng như nêm. Lo sắm sửa bản thân nhưng cũng không quên thể hiện lòng thành đối với người đã khuất “thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Đây là hành động tâm linh thể hiện tấm lòng đối với người đã khuất. Qua ngòi bút uyên bác của Nguyễn Du khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng nhộn nhịp, người người đông vui, thiên nhiên tươi sáng trong lành và bầu trời xanh cao.

Tiệc vui nào cũng đến lúc tàn, cảnh tàn tiệc ấy luôn gợi cho người ta cảm giác hụt hẫng và buồn bã. Phần cuối đoạn trích chính là cảnh chị em Thúy Kiều vui xuân trở về.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Việc dùng từ láy “tà tà” nhằm gợi tả và nhấn mạnh một buổi chiều tà. Buổi chiều ấy, đâu bao giờ để diễn tả niềm vui mà đặc biệt là lúc con người ta đang háo hức du xuân thế này. Đoạn cuối là đoạn thơ mà Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ láy như:” thanh thanh”,”nao nao”nho nhỏ”,… đó đều là những từ láy thể hiện tâm trạng cảm xúc thầm kín và sâu sắc của Thúy Kiều.

Chân trời cảnh sắc xuân mà lòng buồn mang mác. Hay đó là điềm dự báo trước mà Nguyễn Du đặc biệt ưu ái dành cho Thúy kiều. Dự cảm về một người con gái đẹp, tài năng nhưng bạc phận. Màu “thanh thanh” là một màu sắc trầm buồn mà ở đây Nguyễn Du đặc biệt miêu tả cũng rất ấn tượng.

“Nao nao dòng nước” cũng đầy tâm trạng, mượn cảnh tả tình là thế ấy, mượn cảnh thiên nhiên để nói lên cảm xúc con người. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng nhộn nhịp người qua lại. Nhưng đâu đó trong thâm tâm Thúy Kiều vẫn chất chứa nỗi tâm sự thầm kín về dự cảm số phận của bản thân nàng.

Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du đã cho thấy được tài năng miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật rất đặc sắc của nhà văn. Sử dụng nhiều từ láy, hình ảnh gợi tả giàu chất tạo hình làm nổi bật cảnh ngày xuân đầy màu sắc sinh động tươi mới. Từ đó thấy được bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp đầy sức sống mà cũng chất chứa nhiều tâm trạng mà Nguyễn Du thể hiện ở phần đầu tác phẩm Truyện Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 10)

 

Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.

Đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu gia cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em đi chơi hội và khung cảnh lễ hội tươi vui, náo nhiệt.

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu đề cập đến thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” không chỉ muốn thể hiện tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về mà còn muốn khắc họa thời gian trôi qua quá nhanh, như con thoi quay vòng khi dệt vải. Mùa xuân có ba tháng, nay đã là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng. Hai câu thơ sau là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa.

Thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân tươi tắn bất tận. Trên cái nền màu xanh mát mắt đó, điểm xuyết nhẹ nhàng những bông hoa lấy chồng thanh khiết. Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “trắng” lên trước động từ “điểm” nhầm khắc họa một cách nổi bật vẻ đẹp trắng muốt tinh khôi của hoa xuân. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la rộng lớn. Hoa cỏ vô tri vô giác, nhưng chữ “điểm” dùng đúng lúc làm cho cánh hoa lê trở nên có hồn, có tình.

Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh

Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang, gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Vào ngày Thanh Minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, người ta đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của người đã mất như một cách tri ân. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi, đi lễ hội mừng năm mới. Được gặp gỡ lẫn nhau sau một năm làm việc đã trở thành một tục lệ tốt của văn hóa Việt Nam. Sau phần lễ là tảo mộ sẽ đến phần hội, gọi là hội đạp thanh, là dịp gặp gỡ bạn bè, người thân.

Những câu thơ này của Nguyễn Du gợi tả một không khí lễ hội bằng hàng loạt những từ ngữ liên tiếp thể hiện sự đông đúc, vui tươi như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng các tính từ “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”. Hình ảnh những trai thanh gái lịch quần áo là lượt đi chơi hội xuân như những đàn chim ríu rít. Người ta thấy được sức sống, thấy được sự tươi mới, trẻ trung bao phủ lên toàn cảnh vật.

Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh này hội vô cùng náo nhiệt người với người nối nhau như dòng nước bất tận, mặc những trang phục đẹp đẽ nhất. Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thỏi vàng, những xấp tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”.

Sáu câu thơ cuối, tác giả tập trung gọi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân:

Tà tà, bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn, dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Buổi chiều, mặt trời từ từ là bóng về Tây. Ngày lễ hội đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau đi về. Cảnh chiều xuân được miêu tả một cách dịu dàng, thanh khiết: nắng về chiều tà tà, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước. Mọi hoạt động cũng trở nên chậm rãi hơn như mặt trời tranh chấp nhà bóng, bước chân người trở nên thơ thẩn, ung dung. Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã nhuộm màu tâm trạng, một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau những buổi vui.

Nhưng đâu chỉ có thế, những từ này như tà tà, thanh thanh không chỉ béo đa sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người. Từ láy “nao nao” gợi lên một nét buồn, nỗi buồn chỉ con người mới có thể cảm nhận được. Dường như, câu thơ này là một dự cảm cho những sự việc tiếp theo, khi nàng Kiều gặp chàng Kim Trọng và những biến cố sắp ập đến cuộc đời nàng. Có lẽ vì vậy, chính bản thân tác giả cũng thấy nao lòng, tiếc thương cho một số phận hồng nhan bạc mệnh.

Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ đắt giá, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người như hoà vào bức tranh tươi vui, náo nhiệt ấy. Người đọc có thể cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Mytour.vn

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 11)

 

Trong nền văn học Việt Nam, “Truyện Kiều” được biết đến là một tác phẩm xứng tầm kiệt tác. Điều này được tạo nên bởi ngòi bút điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ. Không chỉ được đánh giá cao ở mặt nội dung mà tác phẩm còn để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Nằm trong dòng chảy đó, trích đoạn “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho tài năng của tác giả trong việc miêu tả thiên nhiên.

Trước hết, tác giả đã miêu tả bức tranh thiên nhiên thông qua khung cảnh mùa xuân tươi đẹp và tràn trề sức sống:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bút pháp miêu tả thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà thơ lại hiện lên đậm chất tạo hình và hội họa với những hình ảnh, đường nét, màu sắc phối hợp tinh tế, nhẹ nhàng. Khung cảnh mùa xuân quen thuộc được miêu tả thông qua hình ảnh những cánh én sải cánh chao liệng trên bầu trời cao rộng, gợi lên bước đi không ngừng nghỉ của dòng thời gian. Ánh nắng mùa xuân được miêu tả qua cụm từ “thiều quang” gợi sắc màu tươi mới, dịu nhẹ, vừa ấm áp vừa rực rỡ của tiết trời xuân.

Bức họa thiên nhiên tiếp tục được làm nổi bật bởi những gam màu mang đậm tính chất hội họa. Sắc xanh tươi của cỏ non trải dài đến tận cuối chân trời tạo nên một không gian bao la, rộng lớn ngút ngàn và khoáng đạt.

Sự xuất hiện của một vài bông hoa lê điểm xuyết sắc trắng trong sự kết hợp giữa biện pháp đảo ngữ, sử dụng cách nói “trắng điểm” thay cho “điểm trắng” để làm nổi bật màu sắc tinh khôi, sáng trong cùng bút pháp chấm phá quen thuộc trong thơ ca trung đại đã gợi liên tưởng đến những câu thơ cổ trong nền văn học Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)

Nếu trong những câu thơ trên, người viết miêu tả hình ảnh “cỏ thơm” gợi hương vị thì tác giả Nguyễn Du lại sử dụng màu sắc “Cỏ xanh” với sự non tươi mơn mởn để gợi lên sức xuân và sắc xuân tràn trề, đồng thời tạo nên sự hài hòa trong vẻ đẹp vừa tươi mới, vừa tinh khôi.

Và rồi sự chuyển động của thời gian cũng khiến cho lễ hội kết thúc, đồng thời ánh “thiều quang” không còn và thay vào đó là không gian buồn bã của bóng tà dương trong buổi xế chiều:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Khung cảnh thiên nhiên vẫn mang vẻ đẹp dịu nhẹ của mùa xuân thông qua hình ảnh “bóng tả về tây” gợi ánh nắng nhạt dần và mặt trời đang lặn xuống cùng những chi tiết về khe nước nhỏ – nơi mà con người bước đi cùng sự chậm rãi, “thơ thẩn” và dòng nước uốn quanh “nao nao” để gợi lên không gian bé nhỏ, thân thuộc khác với không gian rộng lớn, bát ngát ở khổ thơ đầu. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ láy giàu giá trị gợi hình, gợi cảm để miêu tả không gian tĩnh lặng trong tâm trạng buồn bã, bâng khuâng và tiếc nuối.

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn thơ vô cùng đặc sắc thông qua việc tác giả đã sử dụng thành công hệ thống từ láy và bút pháp tả cảnh ngụ tình. Các từ láy thường được đảo lên đầu câu thơ để nhấn mạnh tâm trạng của con người – dụng ý của nhà thơ.

Đặc biệt, qua cách sử dụng từ láy “nao nao”, sắc thái của cảnh vật hiện lên qua vẻ đẹp lững lờ trôi xuôi của dòng nước trong bóng chiều tà; đồng thời đó còn là sự “nao nao” trong tâm trạng của con người. Đó là sự bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân trong cảm xúc của người con gái “đa sầu đa cảm” Thúy Kiều, đó còn là sự linh cảm về những điều sắp xảy ra – Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.

Như vậy, thông qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân”, chúng ta có thể thấy được tài năng của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Để phác họa bức tranh mùa xuân tươi đẹp, sáng trong và bức tranh lặng lẽ buổi chiều tà, đại thi hào dân tộc đã lựa chọn những hình ảnh thơ đặc sắc và miêu tả trong sự hài hòa giữa màu sắc, đường nét và hình khối.

Đặc biệt, tác giả đã vận dụng thành công bút pháp “tả cảnh ngụ tình” để làm nổi bật dòng tâm trạng của con người ẩn chứa sau cảnh vật, thể hiện sự thống nhất giữa “cảnh” và “tình” giống như ông đã từng khẳng định:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 12)

 

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Việt Nam trung đại. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, gợi lên một bức tranh xuân trong sáng, tươi đẹp mà còn gợi lên không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

Đoạn trích được Nguyễn Du xây dựng theo kết cấu của trình tự thời gian, rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của con người trong cuộc du xuân: bốn câu đầu tả khung cảnh ngày xuân, tám câu tiếp tả cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều ra về.

Đầu tiên là những cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên thật sống động, tươi đẹp mà đầy sức xuân:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Tác giả đã khéo léo sử dụng kể và tả. Hai câu đầu vừa nói thời gian, vừa gợi không gian mùa xuân. Ngày xuân thấm thoát trôi mau đã qua “sáu mươi ngày” bước sang tháng ba. Câu đầu bài thơ tả cảnh ngày xuân có những cánh chim én bay đi bay lại rộn ràng giữa bầu trời trong xanh như con thoi đưa. Nếu như trong bài thơ “Mùa xuân chín”, thi sĩ Hàn Mặc Tử viết: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” thì Nguyễn Du lại miêu tả khác: “Cỏ non xanh tận chân trời”.

Ở đây, nhà thơ muốn thể hiện sắc cỏ vừa non xanh vừa mỡ màng, ngọt ngào trải rộng tới chân trời càng khẳng định sự ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Du với thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bức tranh xuân được dệt nên từ những màu sắc tinh tế, quý phái phối màu hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng; giữa màu vàng và màu đỏ tạo sự ấm áp mà không chói chang. Đường nét, hình khối mà nhà thơ chọn tã đều thanh mảnh ở mọi góc nhìn. Cánh én chao liệng, người đi trẩy hội khiến bức tranh trở nên ấm áp; làm cho cảnh vật “nửa như thực, nửa như mơ”.

Tiếp đến là khung cảnh lễ hội:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”

Chị em Thúy Kiều hòa mình giữa dòng người tấp nập như chim yến anh để dự lễ tảo mộ ở vùng đồng quê. Họ vừa đi, vừa thong thả ngắm cảnh chốn đồng quê thanh bình rồi thả thoi tiền giấy bay trong gió. Sử dụng một loạt các từ ghép, từ láy là tính từ, động từ như: “gần xa, nô nức, tài tử, giai nhân, dập dìu, hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước”, “áo quần như nêm”.

Nguyễn Du đã miêu tả cuộc du xuân của chị em Kiều trong không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập. Thông qua cuộc du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một nét truyền thống văn hóa xa xưa.

Cuối cùng khi kết thúc lễ hội, chị em Thúy Kiều “thơ thẩn ra về”:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn phong khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy “tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người.

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một bức tranh xuân trong sáng và tươi đẹp, một bức tranh “thi trung hữu họa”. Người đọc có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Du thật đẹp được tạo nên từ hồn thơ nhạy cảm và ngòi bút tài hoa của nhà đại thi hào dân tộc.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 13)

Trong thơ cổ, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của vẻ đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của con người. Trong “Truyện Kiều' của đại thi hào Nguyễn Du, có tới 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Trong đó, đoạn trích 'cảnh ngày xuân' có thể coi là một bức tranh đẹp nhất của “Truyện Kiều”. Chỉ với 18 câu thơ, Nguyễn Du đã truyền đạt sức sống mãnh liệt của mùa xuân và tài hoa miêu tả của mình.

Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh mùa xuân tuyệt vời, đặc biệt nhà thơ đã chọn chi tiết tiêu biểu của mùa xuân để miêu tả bức tranh. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo và nghệ thuật miêu tả ước lệ của Nguyễn Du. Câu thơ thứ hai đã rõ ràng mô tả về sự trôi chảy của thời gian và sự sôi động của mùa xuân. Qua đó câu thơ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân 'chim én” và 'thiều quang', gợi lên sự ấm áp, dịu dàng của mùa xuân. Cuối cùng, bức tranh mùa xuân được tô điểm bởi sắc xanh của cỏ non và sắc trắng của 'một vài bông hoa' lác đác.

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh này thật đẹp và tuyệt vời. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật chấm phá để tái hiện một bức tranh mùa xuân sôi động, đầy sức sống, khiến người ta liên tưởng đến sự bừng nảy của cuộc sống. Màu xanh của cỏ non thể hiện sự mạnh mẽ, sống động, và không gian mênh mông, thoáng đãng. Trên nền xanh đó, có vài bông hoa lê trắng nhấn nhá, tạo điểm nhấn cho bức tranh. Tác giả đã sáng tạo học theo thơ văn cổ Trung Quốc, thể hiện trong câu thơ 'Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. Nếu trong thơ Trung Quốc hình ảnh 'phương thảo' (cỏ thơm) tập trung vào mùi hương, thì Nguyễn Du thay thế bằng 'cỏ non', tập trung vào màu sắc: màu xanh nhạt pha với màu vàng chanh tươi sáng, kết hợp với màu xanh lam của bầu trời tạo thành bức tranh màu sắc phong phú. Việc thêm từ 'trắng' vào trước từ 'điểm' tạo ra ấn tượng mạnh mẽ hơn, làm cho cảnh vật trở nên sống động hơn, sinh động hơn. Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, kết hợp khéo léo các màu sắc, và sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, thể hiện tâm hồn tươi vui, phấn chấn của con người khi nhìn vào thiên nhiên trong trẻo, nhạy cảm và tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng tạo ra một không gian thoải mái, ấm áp của mùa xuân, và màu sắc tinh khôi luôn ghi dấu trong lòng người đọc.

Mùa xuân là thời điểm bắt đầu của một năm mới, là lúc cây cỏ bắt đầu nảy mầm, và tâm hồn con người được làm mới, mùa xuân cũng là mùa của các lễ hội, và trong thơ của Nguyễn Du, đó là cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, tám câu thơ sau miêu tả cảnh lễ hội rộn ràng, đầy sôi động:

'Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tác giả đã đưa ta vào không khí của lễ hội và phong tục truyền thống của người Á Đông, lễ tảo mộ là để tưởng nhớ tổ tiên, truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với quá khứ. Đi tảo mộ là cách để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ những người đã khuất, trong khi 'hội đạp thanh' là cuộc vui chơi, gặp gỡ bạn bè trên đồng cỏ xanh, thể hiện cuộc sống hiện tại và hy vọng cho tương lai. Trong bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ phong phú để tả cảnh vui tươi, náo nhiệt của lễ hội, khắc họa sinh động cảnh đông đúc, hối hả đang diễn ra khắp nơi trong đất nước.

'Rôm rả tài tử và cô nàng đẹp
Xe ngựa lao như sóng, áo quần như trải vải”

Lễ thanh minh – một trong những lễ hội đặc trưng của tháng ba, từng cặp đôi 'tài tử và cô nàng đẹp' 'rôm rả' đi chơi xuân, hẹn hò gặp gỡ. Trong đám đông 'nô nức' đó có ba chị em Thúy Kiều cũng tham gia, hòa mình vào vẻ đẹp và sự phấn khích của tuổi trẻ. Hình ảnh so sánh giản dị 'xe ngựa lao như sóng, áo quần như trải vải”, mô tả không khí phấn khích của lễ hội, mỗi nhóm người đi chơi xuân trong trang phục đẹp đẽ, tươi sáng, họ như những đàn chim én, chim hoàng anh hòa mình vào lễ hội. Tác giả còn miêu tả một nét đẹp của nền văn hóa truyền thống Việt Nam trong ngày Tết thanh minh. Đó là hình ảnh sắc vàng, đốt giấy tiền để tri ân người thân đã khuất:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Nhịp điệu thơ 2/4 và 4/4 mang lại một cảm giác buồn. Có lẽ đó là trái tim đầy tình cảm chia sẻ của đại thi hào Nguyễn Du dành cho những người đã khuất. Sự tôn trọng, lòng thành của dân gian được thể hiện qua từng chi tiết tinh tế trong bài thơ, lễ và hội trong ngày thanh minh không chỉ là niềm vui mà còn là dịp để nhớ về và tri ân truyền thống văn hóa của dân tộc.

Nếu như những dòng thơ trước đã mô tả không khí sôi động, rộn ràng của lễ hội thì sáu câu thơ cuối tạo nên một bức tranh trữ tình, u buồn theo từng bước chân của chị em Thúy Kiều:

'Bóng chiều chìm phương tây xa xôi,
Bước chầm chậm những đôi tay thanh tao
Bên dòng tiểu khê bước lênh đênh,
Nước uốn cong mềm mại chảy quanh
Vào dịp cuối sông bãi cầu nho nhỏ.”

Khi hội họp tan về, không có sự buồn rầu. Sáu câu thơ trên đã mô tả chi tiết cảnh Thúy Kiều cùng nhóm bạn trên đường trở về, với một bức tranh yên bình, trái ngược hoàn toàn với sự sôi động của lễ hội trước đó. Cảnh vật yên bình, dịu dàng của buổi chiều xuân với ánh nắng nhẹ nhàng, dòng nước nhỏ, chiếc cầu bắc ngang như hòa quyện vào không khí thanh tịnh. Bóng chiều dần buông, 'tà tà' bóng dường như nhấp nhô về phía tây xa xôi, nhưng không phải là hoàng hôn của cảnh vật, mà cảm giác u uất, khó tả cũng lẫn vào con người. Buổi chiều tà thường mang lại cảm giác buồn rầu khó tả. Tại đây, niềm vui đã tan đi, sự náo nhiệt của lễ hội đã qua, trái tim con người cũng 'chuyển động' cùng cảnh vật. Dưới bàn tay tài tình của Nguyễn Du, không khí của lễ hội tan đi không phải là u ám, buồn bã mà là yên bình, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm lại, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân lang thang trên con đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến trong lòng người. Mọi sự diễn ra nhẹ nhàng, đều thể hiện qua tâm trạng của nhóm bạn, với hàng loạt từ láy như 'tà tà”, 'thanh tịnh”, 'u uất”, 'nho nhỏ”, không chỉ mô tả cảnh vật mà còn gợi lên tâm trạng u buồn, xao xuyến từ hồi ức về những khoảnh khắc vui vẻ trước đó, cũng như cảm giác bất an về những gì sắp xảy ra trong tâm trí nhạy cảm của Thúy Kiều. Những câu thơ cuối cùng của đoạn trích với việc sử dụng từ ngữ đặc biệt đã tạo nên một bức tranh sống động, rất dễ hiểu và dễ đồng cảm. Từ đó, người đọc có thể đắm chìm vào cảnh vật và cảm nhận được tâm trạng của nhân vật.

Tóm lại, qua việc sử dụng từ ngữ hùng hồn, từ láy phong phú, đoạn trích 'cảnh ngày xuân' là một trong những phần thơ đẹp nhất, tạo nên sức hút đặc biệt cho tác phẩm 'Truyện Kiều”. Bằng cách miêu tả thiên nhiên tài tình, Nguyễn Du đã tạo ra một bức tranh sáng đẹp, tràn đầy cảm xúc, giúp tác phẩm gần gũi hơn với độc giả ở mọi thời đại.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 14)

Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.

Đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu gia cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em đi chơi hội và khung cảnh lễ hội tươi vui, náo nhiệt. Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ đầu đề cập đến thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” không chỉ muốn thể hiện tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về mà còn muốn khắc họa thời gian trôi qua quá nhanh, như con thoi quay vòng khi dệt vải. Mùa xuân có ba tháng, nay đã là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng.

Hai câu thơ sau là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa. Thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân tươi tắn bất tận. Trên cái nền màu xanh mát mắt đó, điểm xuyết nhẹ nhàng những bông hoa lấy chồng thanh khiết.

Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “trắng” lên trước động từ “điểm” nhằm khắc họa một cách nổi bật vẻ đẹp trắng muốt tinh khôi của hoa xuân. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la rộng lớn. Hoa cỏ vô tri vô giác, nhưng chữ “điểm” dừng đúng lúc làm cho cánh hoa lê trở nên có hồn, có tình. Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang, gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Vào ngày Thanh Minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, người ta đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của người đã mất như một cách tri ân. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi, đi lễ hội mừng năm mới. Được gặp gỡ lẫn nhau sau một năm làm việc đã trở thành một tục lệ tốt của văn hóa Việt Nam. Sau phần lễ là tảo mộ sẽ đến phần hội, gọi là hội đạp thanh, là dịp gặp gỡ bạn bè, người thân.

Những câu thơ này của Nguyễn Du gợi tả một không khí lễ hội bằng hàng loạt những từ ngữ liên tiếp thể hiện sự đông đúc, vui tươi như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng các tính từ “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”. Hình ảnh những trai thanh gái lịch quần áo là lượt đi chơi hội xuân như những đàn chim ríu rít. Người ta thấy được sức sống, thấy được sự tươi mới, trẻ trung bao phủ lên toàn cảnh vật.

Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh này hội vô cùng náo nhiệt người với người nối nhau như dòng nước bất tận, mặc những trang phục đẹp đẽ nhất. Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thỏi vàng, những xấp tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”.

Tám câu thơ đã tả cảnh lễ hội ngày Thanh Minh, vừa khắc họa được truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa, vừa nói lên được khung cảnh tấp nập tươi vui trong ngày hội. Sáu câu thơ cuối, tác giả tập trung gọi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân:

Tà tà, bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn, dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Buổi chiều, mặt trời từ từ là bóng về Tây. Ngày lễ hội đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau đi về. Cảnh chiều xuân được miêu tả một cách dịu dàng, thanh khiết: nắng về chiều tà tà, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước. Mọi hoạt động cũng trở nên chậm rãi hơn như mặt trời tranh chấp nhà bóng, bước chân người trở nên thơ thẩn, ung dung.

Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã nhuộm màu tâm trạng, một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau những buổi vui. Nhưng đâu chỉ có thế, những từ này như tà tà, thanh thanh không chỉ béo đa sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người.

Từ láy “nao nao” gợi lên một nét buồn, nỗi buồn chỉ con người mới có thể cảm nhận được. Dường như, câu thơ này là một dự cảm cho những sự việc tiếp theo, khi nàng Kiều gặp chàng Kim Trọng và những biến cố sắp ập đến cuộc đời nàng. Có lẽ vì vậy, chính bản thân tác giả cũng thấy nao lòng, tiếc thương cho một số phận hồng nhan bạc mệnh.

Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ đắt giá, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người như hoà vào bức tranh tươi vui, náo nhiệt ấy. Người đọc có thể cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 15)

Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của con người. Và trong “Truyện Kiều”bất hủ đại thi hào Nguyễn Du đã dành tới 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Trong đó đoạn trích”cảnh ngày xuân”có thể coi là một bức tranh đẹp vào loại bậc nhất của “Truyện Kiều”. Chỉ với 18 câu thơ hàm súc, Nguyễn Du đã gieo vào lòng người đọc sức sống tràn trề của mùa xuân. Đồng thời, giúp ta nhận được sự tinh tế trong bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Đoạn thơ đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, đặc biệt nhà thơ đã lựa chọn chi tiết tiêu biểu mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc họa bức tranh ấy. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân “chim én”, “thiều quang”gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất.

Qua đó câu thơ thứ hai đã chỉ rõ ngày xuân trôi qua nhanh như con thoi dệt cửa, đã qua tháng giêng, tháng hai, bây giờ là tháng ba, tiết trời trong xanh, những con én rộn ràng chao liệng như nhịp thoi đưa trên bầu trời, gợi ra một không gian, thoáng đãng cao rộng gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động của mùa xuân, đồng thời còn tỏ ý tiếc nuối thời gian trôi quá nhanh của Nguyễn Du, để rồi, thiên nhiên đẹp hơn bởi sắc “xanh”của cỏ non, sắc “trắng”của “một vài bông hoa”lác đác.

” Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Đây mới thực sự là bức tranh tuyệt mĩ. Tác giả sử dụng biện pháp chấm phá tái hiện bức tranh xuân tươi tắn, sống động gợi liên tưởng về sự sinh sôi nảy nở. Màu xanh của cỏ non gợi sức sống mạnh mẽ, bất diệt, không gian mênh mông, thoáng đạt, trong trẻo. Trên nền xanh ấy có điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Văn cổ thi Trung Quốc được Nguyễn Du học tập một cách sáng tạo “Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”.

Nếu hai câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “phương thảo”( cỏ thơm) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ non”thiên về màu sắc: màu xanh nhạt pha với màu vàng chanh tươi thắm hợp với màu xanh lam của nền trời làm thành gam nền cho bức tranh. Trên đó điểm xuyết sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê tạo thành bức tranh đẹp hài hòa, tươi mát, mới mẻ.

Chữ “trắng”được Nguyễn Du thêm vào và đảo lên trước càng gây ấn tượng mạnh, Chữ “điểm”làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động chứ không tĩnh lại hay gợi lên bàn tay họa sĩ – thi sĩ vẽ lên thơ lên họa như bàn tay tạo hóa điểm tô cảnh xuân tươi khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động.

Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, nghệ thuật phối sắc tài tình, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả thể hiện tâm hồn người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng – một không gian thoáng đãng mà ấm áp của mùa xuân, một màu sắc tinh khôi mãi để lại dấu ấn trong lòng độc giả.

Mùa xuân là mùa khởi đầu trong một năm là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, tâm hồn con người phơi phới, mùa xuân cũng là mùa có nhiều lễ hội diễn ra nhiều nhất, trong thơ của Nguyễn Du, đó là khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội tưng bừng, náo nhiệt:

“Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Tác giả đã đưa ta về với lễ nghi phong tục tập quán của người phương Đông, lễ tảo mộ là hướng về cội nguồn, tổ tiên, truyền thống văn hóa tâm linh tri ân với quá khứ. Đi tảo mộ là đi sửa sang, thắp hương để tưởng nhớ người đã khuất, Còn “hội đạp thanh”là cuộc du xuân là cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài, gái sắc, nam thanh nữ tú, hội đạp thanh còn là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng cho mai sau.

Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã gợi tả không khí lễ hội bằng một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy “nô nức”, “dập dìu””sắm sửa”và từ ghép, từ Hán Việt: “tài tử”, “giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe””gần xa”, “yến anh”kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh đã khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt đang diễn ra ở khắp nơi nơi mọi miền đất nước.

“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Lễ thanh minh – lễ hội điển hình vào tháng ba, từng đôi lứa “tài tử giai nhân””dập dìu”du xuân, gặp gỡ hò hẹn. Trong dòng người “nô nức”đó có ba chị em Thúy Kiều cũng sắm sửa hòa nhập vào cái đẹp, cái tưng bừng của tuổi trẻ.

Hình ảnh so sánh thật giản dị “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”, gợi tả không khí náo nức của lễ hội, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân trong bộ áo quần đẹp đẽ, tươi thắm màu sắc, họ như từng đàn chim én, chim hoàng anh ríu rít bay về hội tụ trong lễ hội. Tác giả còn miêu tả một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của Việt nam chúng ta trong ngày Tết thanh minh. Đó là sắc thỏi vàng, đốt giấy tiền để tưởng nhớ người thân đã khuất:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Nhịp điệu thơ 2/4 và 4/4 thoáng ra một nét buồn. Phải chăng đó là trái tim đầy tình thương sẻ chia của đại thi hào Nguyễn Du đối với những người đã khuất. Cái tâm thánh thiện, niềm tin phác thực dân gian, đầy ắp nghĩa tình. Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của nhà thơ, lễ và hội trong tiết thanh minh là một sự giao hòa độc đáo, chứng tỏ nhà thơ rất trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

Nếu như những dòng thơ trên phác họa khung cảnh nhộn nhịp, đông vui của lễ hội thì sáu câu thơ cuối tạo nên một nhịp điệu trữ tình man mác buồn theo từng bước chân của chị em Thúy Kiều:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Hội tan sao chẳng buồn? có thể nói sáu câu trên đã diễn tả sâu sắc cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về với một khung cảnh yên ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Cảnh mang nét thanh thanh, dìu dịu của buổi chiều xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang như nhuộm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế tà, “tà tà”bóng ngả về tây”nhưng đây không phải là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm vào cảm giác bâng khuâng, khó tả.

Buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn khó tả. Ở đây, cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nhiệt đã hết, tâm hồn con người cũng “chuyển điệu”cùng cảnh vật, Dưới cái tài miêu tả của Nguyễn Du, không khí lễ hội lúc tan không ảm đạm, buồn bã mà có phần thanh ịu, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân thơ thẩn trên dặm đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến của lòng người.

Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều đều thể hiện qua tâm trạng giai nhân đa sầu, đa cảm bằng hàng loạt các từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao””nho nhỏ”vừa gợi tả cảnh, vừa gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về điều sắp xảy ra trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều.

Và đúng như vậy, Thúy Kiều đã gặp nấm mồ bất hạnh “Đạm Tiên”– một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu và cả sự ngẫu nhiên gặp chàng nho sinh “phong tư tài mạo tót vời”- Kim Trọng, để rồi “tình trong như đã mặt ngoài còn e”như một định mệnh tiền duyên, rõ ràng cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của nhân vật.

Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình- cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng nhạy cảm cùng niềm vui cuộc sống của tác giả.

Tóm lại, bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, đoạn trích “cảnh ngày xuân”xứng đáng là bức tranh đẹp vào loại bậc nhất, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm “Truyện Kiều”. Đồng thời, với cây bút miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và còn nhuộm màu tâm trạng, đây là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích và đưa tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du đến gần với bạn đọc khắp năm châu ở mọi thế kỷ.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 16)

Trong nền văn học Việt Nam, 'Truyện Kiều' của đại thi hào Nguyễn Du xuất hiện như một khúc ca đầy thương xót về thân phận đầy oan khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện qua quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều. Tuy nhiên, trước khi đặt bước chân vào quãng đời tủi nhục, truân chuyên đó, nàng từng được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình.

Trích đoạn 'Cảnh ngày xuân' nằm ở phần đầu 'Truyện Kiều' miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh minh là minh chứng tiêu biểu cho điều này. Thiên nhiên vốn là mảnh đất quen thuộc mà những người nghệ sĩ có thể tập trung bút lực để khai phá và mỗi một nhà thơ lại có những cách miêu tả riêng. Đối với Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân được miêu tả gắn bó với không gian lễ hội. Trước hết, tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sinh động:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi'

Tiết trời lúc này đã vào tháng ba, những cánh én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh tả thực gợi lên khung cảnh quen thuộc mang đặc trưng của mùa xuân mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trôi chảy ngừng nghỉ của thời gian: 'Thời gian thấm thoắt thoi đưa'. Thời gian cứ thế bước đi âm thầm nhưng vội vã, thoáng chốc đã đến tháng ba của mùa xuân - khi mà những ánh 'thiều quang' - những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp đua nhau chiếu rọi lên cảnh vật. Trong khung cảnh đó, hai gam màu xanh và trắng xuất hiện:

'Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa'

Không gian mênh mông tràn đầy sức sống và sắc xuân đã được gợi tả thành công qua màu sắc xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn vận dụng khéo léo và tài tình bút pháp chấm phá khi điểm xuyết sắc trắng một vài bông hoa lê, sắc xanh và trắng hòa phối với nhau làm cho bức tranh thiên thêm thanh khiết và nhẹ nhàng. Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã phác họa thành công 'cảnh ngày xuân' tràn trề sức sống nhưng vẫn trang nhã, tinh khôi và trong trẻo say đắm lòng người.

Ở tám câu thơ tiếp theo của trích đoạn, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trước hết, những nét sơ lược về ngày lễ đã được phác họa thông qua thời điểm: 'trong tiết tháng ba' với hai phần chính 'Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'. Và rồi không khí lễ hội mang đậm giá trị truyền thống hiện lên với sự sinh động và đông vui, tấp nập:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Không gian lễ hội có sự tham gia của 'yến anh', 'chị em', 'tài tử', 'giai nhân' cùng những hoạt động phong phú, đa dạng như 'sắm sửa', 'dập dìu' đã làm nổi bật sự náo nhiệt cùng tâm trạng náo nức của con người. Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ trong sự phối kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn.

Đó là biện pháp ẩn dụ qua 'nô nức yến anh' - hình ảnh gợi lên từng đoàn người, hay từng cặp uyên ương sánh bước bên nhau. Đó là phép so sánh 'Ngựa xe như nước áo quần như nêm' để miêu tả dòng người đi trẩy hội tấp nập và đông vui. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả không gian tĩnh lặng của phần 'lễ':

'Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay'

Sự linh thiêng khiến thời gian như tĩnh tại và chùng xuống. Hành động tưởng nhớ đến những người đã khuất đã gợi tả thành công lòng biết ơn đối với quá khứ cùng truyền thống đạo lí 'uống nước nhớ nguồn' tốt đẹp của dân tộc. Cuối cùng, tác giả Nguyễn Du miêu tả cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về khi hội tan:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh lễ hội kết thúc khi bầu trời đã xế chiều, khung cảnh ngập ánh hoàng hôn khi mặt trời 'đã ngả về tây'. Bức tranh thiên nhiên vẫn mang sắc xuân quen thuộc qua những hình ảnh nắng đã nhạt phai, khe nước nhỏ cùng chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Dòng thời gian và nhịp thơ không còn rộn ràng mà chững lại, và khoan thai khi miêu tả mặt trời từ từ lặn xuống ở phía tây, con người ra về cùng bước chân thơ thẩn và dòng nước chậm rãi uốn quanh.

Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ láy như 'tà tà', 'thanh thanh', 'nho nhỏ', nao nao' để miêu tả cảnh vật, đồng thời cũng là sự vận dụng bút pháp 'tả cảnh ngụ tình' vô cùng tinh tế và khéo léo; vừa gợi lên sự tĩnh lặng, buồn vắng của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng nuối tiếc, bâng khuâng, lưu luyến của lòng người, đặc biệt là hình ảnh 'dòng nước uốn quanh' trong sự 'nao nao'. Cảnh vật trong đoạn thơ vì thế cũng phảng phất một nỗi buồn và mang nặng tâm trạng của con người.

Như vậy, thông qua trích đoạn 'Cảnh ngày xuân', tác giả Nguyễn Du đã miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn trề sức sống cũng như không gian lễ hội tấp nập, đông vui mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được tạo nên bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bút pháp quen thuộc mang đặc trưng của nền văn học trung đại như bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình,....

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 17)

“Cảnh ngày xuân' là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều'của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.

Tuyệt tác “Truyện Kiều'của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân'(trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn'của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi'có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời'khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông'bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội họa phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà'diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn'lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn'của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh'vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao'trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ'gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê'- dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ'lại nằm ở “cuối ghềnh'ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

“Cảnh ngày xuân'là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều'của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân'sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 18)

Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc, để lại cho văn học Việt Nam một di sản vô giá. Trong số các tác phẩm của ông, truyện Kiều được coi là “bích huyết”, kể về cuộc đời của nàng Kiều với vẻ đẹp kiều diễm và số phận bi đại. Đoạn trích về cảnh ngày xuân là một trong những đoạn văn nổi bật, vừa mô tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa mở ra những tầm quan trọng trong cuộc sống của Thúy Kiều.

Phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu bối cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, tác giả mô tả cảnh ngày xuân khi hai chị em tham gia hội chợ và không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội. Bốn câu thơ đầu tiên mô tả khung cảnh tự nhiên mùa xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang đã vượt sáu mươi

Cỏ non xanh đến tận chân trời

Cành lê trắng đặc điểm vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu nhấn mạnh về thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” không chỉ muốn thể hiện tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về mà còn muốn diễn đạt sự nhanh chóng của thời gian, như con thoi quay vòng khi dệt vải. Mùa xuân kéo dài ba tháng, giờ đã là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những đàn én vẫn bay trên bầu trời rộng lớn.

Hai câu thơ sau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa. Thảm cỏ non mênh mông trải dài đến tận chân trời tạo nền cho bức tranh xuân tươi đẹp vô tận. Trên nền xanh mát đó, những bông hoa được điểm xuyết nhẹ nhàng, tạo nên vẻ đẹp trong trẻo của mùa xuân.

Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “trắng” đặt trước động từ “điểm” nhằm tôn vinh vẻ đẹp tinh khôi của hoa xuân. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện lên trong không gian rộng lớn. Mặc dù hoa cỏ vô tri vô giác, nhưng từ “điểm” được sử dụng tinh tế khiến cho cánh hoa lê trở nên sống động, đầy cảm xúc. Tám câu thơ tiếp theo mô tả không khí của lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Thanh Minh trong tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là vui chơi

Khắp nơi đều rộn ràng, hân hoan đón chờ

Các chị em chuẩn bị trang phục mới để đi chơi xuân

Các tài tử và mỹ nhân đi dạo bước nhẹ nhàng

Xe ngựa chạy như nước, áo quần như lớp sương mờ

Đường phố đông đúc, nhộn nhịp kéo dài

Con thoi đưa gió vàng, tiền giấy bay lên như mây

Vào ngày Thanh Minh, đầu tháng ba, mùa xuân với khí trời mát mẻ, người ta thường đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của người đã khuất như một sự tri ân. Mùa xuân cũng là thời điểm để tham gia các hoạt động giải trí, tham gia lễ hội để chào đón năm mới. Việc gặp gỡ nhau sau một năm làm việc đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam. Sau phần tảo mộ là lễ hội, được gọi là hội đạp thanh, là dịp để gặp gỡ bạn bè, người thân.

Những câu thơ của Nguyễn Du mô tả một không khí lễ hội bằng hàng loạt từ ngữ liên tiếp thể hiện sự đông đúc, vui tươi như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng với các tính từ như “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”. Hình ảnh những thanh niên và phụ nữ mặc quần áo tráng lệ đi chơi lễ hội như những đàn chim ríu rít. Chúng ta thấy được sức sống, thấy được sự tươi mới, trẻ trung phủ lên cảnh vật.

Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh lễ hội này vô cùng sôi động với mọi người liên kết nhau như dòng nước không ngừng chảy, mặc những bộ trang phục tuyệt đẹp. Trong lễ tảo mộ, người ta rải thảo vàng, xỏ tiền giấy vào hàng loạt để nhớ đến những người đã khuất nên mới có hình ảnh “thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”.

Tám câu thơ đã mô tả cảnh lễ hội ngày Thanh Minh, không chỉ tạo ra hình ảnh của truyền thống lễ hội xa xưa mà còn thể hiện được bức tranh tưng bừng của ngày hội. Sáu câu thơ cuối cùng, tác giả tập trung vào việc mô tả cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân:

Tà tà, bóng đổ về phía tây

Chị em dừng lại, vòng tay vẫy vùng ra về

Bước từ từ theo dòng suối nhỏ,

Phong cảnh thơ mộng nhẹ nhàng

Dòng nước uốn quanh êm đềm

Cầu nhỏ cuối dòng chảy êm

Buổi chiều, mặt trời từ từ khuất về phía Tây. Ngày lễ hội đã kết thúc, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau rời đi. Cảnh chiều xuân được mô tả dịu dàng, thanh khiết: ánh nắng buông dần, nhịp cầu nhỏ nằm ngang trên dòng nước. Mọi hoạt động trở nên chậm rãi, nhưng thú vị không kém, như mặt trời rơi bóng lên nhà, bước chân người trở nên bình yên, ung dung.

Cảnh vẫn đẹp nhưng có một vẻ buồn, một loạt cảm xúc sau những niềm vui. Nhưng không chỉ vậy, những từ ngữ như 'thanh thanh', 'nao nao' không chỉ mô tả phong cảnh mà còn thể hiện tâm trạng của con người.

Từ 'nao nao' vẫn đọng lại nỗi buồn, nỗi buồn mà chỉ con người mới hiểu được. Có vẻ như câu thơ này là dự báo cho những biến cố sắp xảy ra, khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng và những khó khăn trong cuộc đời. Chắc chắn, tác giả cũng cảm thấy đầy tiếc thương cho số phận của nhân vật hồng nhan bạc mệnh.

Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ chính xác, những từ ngữ tinh tế, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người hòa mình vào bức tranh tươi sáng, đầy sức sống ấy. Người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 19)

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người ta không thể nào quên được tác phẩm Truyện Kiều – kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và của tác giả nói riêng. Tác phẩm được viết lên bằng ngòi bút tài hoa, bút pháp ước lệ cùng cảm hứng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. Trong số đó, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một đoạn trích nói lên rõ nét tài năng nghệ thuật của nhà thơ này.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Hình ảnh những cánh én chao đi chao lại, dập dìu như thoi đưa cho thấy một bức tranh thiên nhiên thật sinh động. Nhà thơ Nguyễn Du bằng bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất gợi hình, đã mở ra cả không gian và thời gian của mùa xuân ở hai câu thơ đầu. Lúc này, mùa xuân đang ở vào thời điểm cuối tháng ba “ngoài sáu mươi”, là thời điểm viên mãn nhất, tròn đầy nhất với những ánh sáng rực rỡ trên bầu trời “Thiều quang”.

Thiều quang miêu tả thứ ánh sáng của mùa xuân, đó là ánh sáng ấm áp, hồng hào của nắng xuân êm dịu. Đứng trước vẻ đẹp đó, con người ta không khỏi xao xuyến, bâng khuâng và nuối tiếc về sự trôi chảy của thời gian. Hai câu thơ sau là một nét chấm phá độc đáo của nhà thơ:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, hứa hẹn mở ra một năm mới tràn đầy rực rỡ và thành công. Chính vì vậy mà mùa xuân là một mùa ngập tràn sức sống, cây cỏ tươi tốt, đơm hoa kết trái. Bức tranh thiên nhiên lúc này ngập tràn màu xanh, một màu xanh non mơn mởn của sự vật kéo dài đến tận chân trời.

Trên nền bức tranh tuyệt đẹp đó điểm một vài bông hoa lê trắng, từ “điểm cho thấy sự tinh tế của nhà thơ khi miêu tả sự vật. Tóm lại, qua bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên cao, rộng, thoáng đạt, cùng với cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của con người trước cảnh đẹp của đất trời khi vào xuân. Từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy, nhà thơ bắt đầu miêu tả những hoạt động của con người:

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Trong tiết thanh minh đầu tháng ba, mọi người rủ nhau đi tảo mộ và thắp nén hương cho người đã khuất. Câu thơ cho thấy tục lệ cũng như nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Dù có đi đâu xa thì đến ngày giỗ của Tổ tiên, con cháu xa gần đều tụ họp lại để tưởng nhớ đến người thân của mình. Cùng với truyền thống đó là ngày hội mùa xuân. Mọi người, từ lớn đến nhỏ đều háo hức, tấp nập đi chơi xuân:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Trong bốn câu thơ này, nhà thơ đã sử dụng một loạt những tính từ: “gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức,….” cho thấy sự đông đúc, không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội. Người người, nhà nhà đi chơi hội, đông đúc như chim yến, chim oanh, hình ảnh “nô nức yến anh” cho thấy ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du. Các từ láy “sắm sửa, dập dìu” khắc họa lên những hoạt động vui tươi, nhộn nhịp của con người.

Khung cảnh ấy đông đến mức nhà thơ so sánh ngựa xe nhiều như nước, áo quần nhiều như nêm. Những nam thanh, nữ tú đang tuổi cập kê như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân chính là tâm điểm của lễ hội. Họ kéo tay nhau, tưng bừng háo hức trước vẻ đẹp của mùa xuân, cũng là háo hức trước mùa xuân cuộc đời mình. Trong sự tươi vui ấy, con người vẫn không quên những người đã khuất với việc làm lại thể hiện lên phong tục, tập quán của người Việt:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Họ đốt giấy vàng gửi cho người đã khuất với mong muốn ở Thế giới bên kia, những người đã khuất cũng sẽ được sống đủ đầy, hạnh phúc. Hai câu thơ cuối là tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi lễ hội kết thúc:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về”

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, là lúc mọi người trở về với cuộc sống bình thường của họ. Chị em Thúy Kiều cũng như vậy, bóng đã ngả về tây, trời đã bắt đầu tối, mọi người phải trở về nhà thôi. Cảnh hoàng hôn lúc này được miêu tả thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Hình ảnh chị em Kiều “thơ thẩn” ra về cho thấy một cảm xúc nuối tiếc, một nỗi buồn man mác khi chứng kiến lễ hội mùa xuân kết thúc. Đặc biệt là trong tâm hồn đa sầu, đa cảm của Kiều thì bức tranh chiều tà khép lại càng buồn hơn:

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Những sự vật ngày càng trở nên nhỏ bé, không gian hẹp lại cũng đồng nghĩa với việc bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp phải khép lại rồi. Trong bốn câu thơ cuối, có đến ba câu nhà thơ sử dụng từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, nhỏ nhỏ”. Tất cả gợi lên một bức tranh thiên nhiên trầm lắng, không còn mơn mởn, đầy sức sống như ở đầu bài thơ.

Nó cũng phù hợp với những chuyển biến trong tâm trạng của Kiều, sau những niềm vui, nàng không biết được điều gì đang đón đợi ở phía trước. Bốn câu thơ cũng như dự cảm chẳng lành của Kiều đối với cuộc đời nàng sau này, một “nhịp cầu nho nhỏ” bắc ngang có chăng là lời dự đoán cuộc đời Kiều sẽ rẽ sang một hướng khác? Qua đó, ta mới thấy được tài năng miêu tả cũng như khắc họa tâm trạng của nhân vật thông qua bức tranh thiên nhiên của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân – một đoạn trích tuy ngắn nhưng lại rất đầy đủ khi nêu lên cả ngòi bút tả cảnh và tả tâm trạng nhân vật khéo léo của nhà thơ. Qua đó, ta được một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, gợi mở sự tò mò của người đọc đối với cuộc đời Thúy Kiều ở phía trước.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 20)

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người ta không thể nào quên được tác phẩm Truyện Kiều - kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam nói chung và của tác giả nói riêng. Tác phẩm được viết lên bằng ngòi bút tài hoa, bút pháp ước lệ cùng cảm hứng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. Trong số đó, đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là một đoạn trích nói lên rõ nét tài năng nghệ thuật của nhà thơ này.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi'

Hình ảnh những cánh én chao đi chao lại, dập dìu như thoi đưa cho thấy một bức tranh thiên nhiên thật sinh động. Nhà thơ Nguyễn Du bằng bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất gợi hình, đã mở ra cả không gian và thời gian của mùa xuân ở hai câu thơ đầu. Lúc này, mùa xuân đang ở vào thời điểm cuối tháng ba 'ngoài sáu mươi', là thời điểm viên mãn nhất, tròn đầy nhất với những ánh sáng rực rỡ trên bầu trời 'Thiều quang'.

Thiều quang miêu tả thứ ánh sáng của mùa xuân, đó là ánh sáng ấm áp, hồng hào của nắng xuân êm dịu. Đứng trước vẻ đẹp đó, con người ta không khỏi xao xuyến, bâng khuâng và nuối tiếc về sự trôi chảy của thời gian. Hai câu thơ sau là một nét chấm phá độc đáo của nhà thơ:

'Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa'

Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, hứa hẹn mở ra một năm mới tràn đầy rực rỡ và thành công. Chính vì vậy mà mùa xuân là một mùa ngập tràn sức sống, cây cỏ tươi tốt, đơm hoa kết trái. Bức tranh thiên nhiên lúc này ngập tràn màu xanh, một màu xanh non mơn mởn của sự vật kéo dài đến tận chân trời.

Trên nền bức tranh tuyệt đẹp đó điểm một vài bông hoa lê trắng, từ 'điểm cho thấy sự tinh tế của nhà thơ khi miêu tả sự vật. Tóm lại, qua bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên cao, rộng, thoáng đạt, cùng với cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của con người trước cảnh đẹp của đất trời khi vào xuân. Từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy, nhà thơ bắt đầu miêu tả những hoạt động của con người:

'Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'

Trong tiết thanh minh đầu tháng ba, mọi người rủ nhau đi tảo mộ và thắp nén hương cho người đã khuất. Câu thơ cho thấy tục lệ cũng như nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó là truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn'. Dù có đi đâu xa thì đến ngày giỗ của Tổ tiên, con cháu xa gần đều tụ họp lại để tưởng nhớ đến người thân của mình. Cùng với truyền thống đó là ngày hội mùa xuân. Mọi người, từ lớn đến nhỏ đều háo hức, tấp nập đi chơi xuân:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Trong bốn câu thơ này, nhà thơ đã sử dụng một loạt những tính từ: 'gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức,....' cho thấy sự đông đúc, không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội. Người người, nhà nhà đi chơi hội, đông đúc như chim yến, chim oanh, hình ảnh 'nô nức yến anh' cho thấy ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du. Các từ láy 'sắm sửa, dập dìu' khắc họa lên những hoạt động vui tươi, nhộn nhịp của con người.

Khung cảnh ấy đông đến mức nhà thơ so sánh ngựa xe nhiều như nước, áo quần nhiều như nêm. Những nam thanh, nữ tú đang tuổi cập kê như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân chính là tâm điểm của lễ hội. Họ kéo tay nhau, tưng bừng háo hức trước vẻ đẹp của mùa xuân, cũng là háo hức trước mùa xuân cuộc đời mình. Trong sự tươi vui ấy, con người vẫn không quên những người đã khuất với việc làm lại thể hiện lên phong tục, tập quán của người Việt:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay'

Họ đốt giấy vàng gửi cho người đã khuất với mong muốn ở Thế giới bên kia, những người đã khuất cũng sẽ được sống đủ đầy, hạnh phúc. Hai câu thơ cuối là tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi lễ hội kết thúc:

'Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về'

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, là lúc mọi người trở về với cuộc sống bình thường của họ. Chị em Thúy Kiều cũng như vậy, bóng đã ngả về tây, trời đã bắt đầu tối, mọi người phải trở về nhà thôi. Cảnh hoàng hôn lúc này được miêu tả thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Hình ảnh chị em Kiều 'thơ thẩn' ra về cho thấy một cảm xúc nuối tiếc, một nỗi buồn man mác khi chứng kiến lễ hội mùa xuân kết thúc. Đặc biệt là trong tâm hồn đa sầu, đa cảm của Kiều thì bức tranh chiều tà khép lại càng buồn hơn:

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Những sự vật ngày càng trở nên nhỏ bé, không gian hẹp lại cũng đồng nghĩa với việc bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp phải khép lại rồi. Trong bốn câu thơ cuối, có đến ba câu nhà thơ sử dụng từ láy 'thanh thanh', 'nao nao', nhỏ nhỏ'. Tất cả gợi lên một bức tranh thiên nhiên trầm lắng, không còn mơn mởn, đầy sức sống như ở đầu bài thơ.

Nó cũng phù hợp với những chuyển biến trong tâm trạng của Kiều, sau những niềm vui, nàng không biết được điều gì đang đón đợi ở phía trước. Bốn câu thơ cũng như dự cảm chẳng lành của Kiều đối với cuộc đời nàng sau này, một 'nhịp cầu nho nhỏ' bắc ngang có chăng là lời dự đoán cuộc đời Kiều sẽ rẽ sang một hướng khác? Qua đó, ta mới thấy được tài năng miêu tả cũng như khắc họa tâm trạng của nhân vật thông qua bức tranh thiên nhiên của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân - một đoạn trích tuy ngắn nhưng lại rất đầy đủ khi nêu lên cả ngòi bút tả cảnh và tả tâm trạng nhân vật khéo léo của nhà thơ. Qua đó, ta được một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, gợi mở sự tò mò của người đọc đối với cuộc đời Thúy Kiều ở phía trước.

Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du - Ngữ văn ...

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 21)

Nguyễn Du sinh năm 1820, là một người con của làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh. Sinh ra trong gia đình có truyền thống văn học, ông đã thừa hưởng khả năng văn chương từ nhà và mang tinh thần nhân đạo trong thơ của mình. Trải qua nhiều khó khăn, ông hiểu rõ nỗi đau của người dân, luôn dành tình cảm sâu sắc cho những người khó khăn.

Truyện Kiều là tác phẩm vĩ đại của Nguyễn Du về cuộc đời của Thúy Kiều, một người con gái tài năng và bất hạnh. Không chỉ xuất sắc trong việc vẽ nên hình ảnh của nhân vật, Nguyễn Du còn làm cho thiên nhiên trong tác phẩm sống động, đẹp đẽ. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là minh chứng cho điều này.

Nguyễn Du không chỉ giỏi trong việc mô tả nhân vật mà còn tài năng trong việc miêu tả thiên nhiên. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là một trong những ví dụ xuất sắc nhất cho điều này.

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng chăm sóc vài bông hoa'

Nếu mùa hè đến với tiếng ve rộn ràng, mùa đông qua với tuyết trắng phủ, thì mùa xuân lại đem đến hình ảnh chim én đong đưa. Chim én là biểu tượng của mùa xuân, của thiên nhiên trong mùa xuân. Trời xanh những đám mây trôi, có 'ánh nắng' ấm áp, tươi sáng, có chim én bay lượn giữa bầu trời.

'Cỏ non xanh đến chân trời

Cành lê trắng chăm sóc vài bông hoa'

Những thảm cỏ non xanh mướt kéo dài tận chân trời, tạo nên một không gian mở rộng, màu xanh làm sống lại, mang theo hy vọng, may mắn và lòng nhân từ. Nếu trên bầu trời có hình ảnh của những chim én bay thơ mộng, thì dưới chân trời có những bãi cỏ xanh mát, rộng lớn.

Và ở đó, những bông hoa lê trắng tinh khôi, được chăm sóc tự nhiên, hòa quyện hài hòa với màu xanh của lá, màu trắng của hoa lê tạo nên một vẻ đẹp gợi cảm, lôi cuốn. Trong thơ cổ Trung Quốc, có những câu thơ miêu tả mùa xuân bằng những từ ngữ rất tinh tế: 'Những cành lê điểm chăm sóc bởi hoa'.

Trong tác phẩm này, Nguyễn Du đã sử dụng một cách sáng tạo để miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của dân tộc, vẻ đẹp mùa xuân của Việt Nam, của thiên nhiên mang cả hồn Việt. Nếu như thơ cổ thường dùng hương vị, đường nét, thì thơ của Nguyễn Du lại thể hiện cả màu sắc, đường nét và cả nhịp điệu nhẹ nhàng nhưng đầy tinh tế của những bông hoa lê thông qua nghệ thuật đảo ngữ, khiến cho hoa lê trở nên lung linh trong không khí xuân.

Có thể thấy, chỉ bốn câu thơ đầu ấy, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh, vừa mạch lạc, thanh bình lại vừa sống động, tươi vui. Như thể, trái tim mỗi người đang trong trạng thái hạnh phúc, hân hoan thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên tuyệt vời này.

Mùa xuân là thời điểm sum họp vui vẻ, các cuộc dạo chơi và lễ hội sôi động. Ở Việt Nam, vào tiết tháng ba âm lịch, có lễ hội đạp thanh và tảo mộ truyền thống. Nguyễn Du đã tái hiện lại không khí của lễ hội này thông qua những câu thơ:

'Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'

Hội đạp thanh là thời điểm mọi người cùng tham gia cuộc du xuân, đặc biệt là các bạn trẻ, đang trong tuổi trẻ. Đó là những ngày vui mừng mà mọi người đều mong chờ. Lễ tảo mộ là cơ hội cho mọi người trong gia đình quay về, cùng nhau sắp xếp mộ ông bà, thắp những ngọn nến để nhớ đến những người đã khuất, như một cách tri ân, biết ơn sâu sắc. Nguyễn Du, với sự nhạy cảm, đã tái hiện lại không khí của lễ hội này qua những câu thơ sau:

'Gần xa nô nức yến anh

Chị em chuẩn bị trang phục, chuẩn bị đi chơi xuân

Những người đẹp tỏa sáng, thu hút mọi ánh nhìn

Xe ngựa lẹ như nước, trang phục như muối

Nghệ thuật diễn đạt tinh tế thông qua sự phối hợp của các tính từ và danh từ ghép để mô tả cảnh vui chơi hân hoan, phấn khích, tràn đầy hứng khởi. Mỗi người trong đám 'chị em' đều trang hoàng cho mình những bộ quần áo lộng lẫy để tham dự hội chợ. Từ khắp nơi, mọi người, cả nam và nữ, đang hân hoan, háo hức bước đi, tay trong tay, rủ nhau đến nơi hội tụ, trong bộ trang phục lộng lẫy, họ ríu rít như đàn chim bay về nơi hạnh phúc.

Ở đây, chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh các chị em, bao gồm cả nàng Kiều xinh đẹp, họ đều đang tận hưởng niềm vui và sức sống của tuổi thanh xuân tươi mới. Sau phần vui chơi hân hoan là lễ trang trọng, ảo diệu:

Gò đống cao ngất lên

Thảm vàng phủ kín, tiền giấy bay theo gió

Đứng trước hồn của những người đã khuất, lòng người không khỏi xót xa, nhớ nhung. Sự 'ngổn ngang' này sâu sắc trong tâm hồn. Nhịp thơ chầm chậm như để chia sẻ cảm xúc, lòng bi ai của con người vẫn luôn cầu chúc cho sự an bình, hạnh phúc nhất đến với tổ tiên.

Cuộc vui nào cũng đến lúc tan, cuộc gặp gỡ nào cũng phải chia xa. Dù ban mai vui tươi, tiếng cười nói còn vang vọng, nhưng giờ đã chiều tà, mọi người phải quay về trong nỗi tiếc nuối, nỗi buồn bã:

'Bóng chiều về phía tây,

Chị em thong thả bước về

Bước dần theo con đường nhỏ

Lần nhìn phong cảnh bình yên

Dòng nước uốn quanh nao nao

Chiếc cầu cuối dòng, nhỏ bé bên bờ

Khi bình minh buông, lòng người nhiều tâm trạng u sầu. Nếu cảnh xuân ban đầu mở rộng, rộng lớn, thì lúc này, không gian như co lại, cảnh êm đềm mang chút buồn buồn. Chị em Kiều 'thơ thẩn' dắt nhau về, lòng tiếc nuối cuộc vui.

Cảnh xuân buổi chiều, dịu dàng, yên bình nhưng không tươi vui và sôi động như trước. Cụm từ 'nhỏ nhỏ', 'thanh thanh', 'nao nao' càng làm cho cảm giác xuyến xao, hoài niệm sâu sắc hơn. Trong đoạn này, tác giả sử dụng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' đầy độc đáo, cảnh vẫn mang màu sắc của tâm trạng, gợi nhớ về thời gian trước đây.

Thơ không chỉ đẹp mà còn chứa đựng tình cảm. Thơ không chỉ nói về giấc mơ, nỗi lòng của nhà thơ mà còn thể hiện khát vọng, ước mơ của người đọc. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' đã thể hiện tinh thần nhạy cảm, tài năng xuất chúng của Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc.f

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 22)

Nguyễn Du – một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều đã đem đến cho người đọc cảm nhận về bức tranh ngày xuân hiện lên với những nét đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống nhất.

Mùa xuân là đề tài bất tận trong thi ca, khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Mỗi người đều có một cảm nhận riêng về mùa xuân. Đối với Nguyễn Du, mùa xuân gắn với cảnh vật và con người, với những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bao trùm lên cả đoạn thơ này là một bức tranh thiên nhiên đẹp, hữu tình nhưng có nhuốm màu buồn khi ngày đã ngả về chiều hôm.

Những câu thơ mở đầu được sử dụng với chất liệu ngôn ngữ đẹp như tranh, sự mượt mà của câu chữ đã tạo nên sự mượt mà của cảnh sắc thiên nhiên khi xuân về:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Thiên nhiên ngày xuân hiện lên với một không gian thơ mộng biết bao. Sự rộng lớn của đất trời khi mùa xuân về được diễn tả một cách tinh tế và tràn ngập niềm vui. Cánh én – biểu tượng của mùa xuân đã trở về gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Cùng với đó là từ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian.

Chỉ với hai nét đơn giản nhưng Nguyễn Du như vẽ lên trang giấy một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp tuyệt vời. Nghệ thuật điểm xuyết chấm phá đã được sử dụng dứt điểm, khiến cho câu thơ trở nên mềm mại và căng tràn sức sống hơn. Màu xanh của cỏ non tạo nên sự tươi mới và tinh khiết của đất trời.

Từ “rợn” vừa tả cái xa, vừa gợi cái rộng lớn của mùa xuân, của cảnh vật khi xuân về. Nó làm cho câu thơ như được ngân dài ra, bừng sáng lên sức sống tràn đầy. Trên nền xanh của cỏ, của bầu trời có điểm xuyết “một vài bông hoa” trắng tinh khiết. Với bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã cho gợi ra trước mắt người đọc một bức tranh thật hài hòa.

Không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên, với Nguyễn Du không khí mùa xuân còn thể hiện qua những lễ hội truyền thống của dân tộc:

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Khung cảnh lễ hội diễn ra cùng với sự xuất hiện của con người như tô điểm thêm bức tranh ngày xuân tươi đẹp đó:

“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Mùa xuân là dịp để “tài tử giai nhân” được vui chơi, giãi bày tâm sự với nhau. Cũng là thời điểm thích hợp cho chuyện tình yêu nảy nở. Ở đây hình ảnh “ngựa xe”, “áo quần” gợi lên sự tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng một loạt hình ảnh có tính chất gợi hình ảnh khiến cho người đọc có cảm giác như đang bước vào không khí của mùa xuân.

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Những nét văn hóa truyền thống được Nguyễn Du vẽ lên chân thực và mộc mạc. Đó chính là tấm lòng thành kính hướng về quá khứ với một sự biết ơn chân thành nhất. Hai câu thơ này thực sự khiến người đọc xúc động khi nhớ về những người đã khuất, những người tạo dựng nên cuộc sống hiện nay của chúng ta.

Cảnh vật ở cuối đoạn trích lại hiện lên thoáng chút buồn:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn phong khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Nhịp thơ ở đây bỗng trở nên nhẹ nhàng, trầm bổng khiến cho tâm trạng của con người trở nên nặng nề và buồn rầu hơn. Với từ láy “tà tà” đã phần nào gợi tả thời gian đã xế chiều và không gian dường như tĩnh mịch và ảm đạm hơn. Mỗi bước chân cũng trở nên nặng nề hơn khi màn đêm sắp buông xuống, con người cũng cảm nhận được một nỗi buồn nào đó len vào trong trái tim. Tâm sự của con người như nhuốm vào cảnh sắc thiên nhiên, khiến cho nó trở nên tiêu điều và xơ xác hơn.

Tóm lại, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho ta những cảm nhận về một bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền. Nguyễn Du quả là một nhà văn kiệt xuất của dân tộc.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 23)

Mùa xuân là thời của hoa thơm, cỏ lạ, của lễ hội dân gian, đã được Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… nói đến trong thơ. Trong bức tranh mùa xuân đẹp đẽ của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân lễ hội mang lại hương vị mới.

Từ đỉnh đồi cao, mùa xuân hiện ra trước mắt ta là một không gian vô tận trong ánh nắng ấm của bình minh. Đã đến tháng ba, bầu trời không còn quá xanh như mùa thu, nhưng đủ để nhìn thấy những cánh én rộn ràng bay lượn:

“Con én ngày xuân đưa thoi

Thiều quang đã đi qua sáu mươi ngày.

Cái 'thoi đưa' của cánh én hay chính thời gian mùa xuân trôi đi nhanh chóng. Trên nền không gian rộng lớn đó, một bức tranh nhỏ bé về mùa xuân được vẽ ra như một bức tranh thêu hoa lụa tinh xảo:

'Cỏ non xanh bao la tận chân trời

Cành lê trắng chót vót vài bông hoa'

Màu xanh của cỏ tạo nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê, làm cho bức tranh trở nên tinh khôi, nhẹ nhàng và quyến rũ hơn. Nguyễn Du đã tài hoa khi sử dụng hai gam màu chính để miêu tả mùa xuân, một mùa xuân thanh nhã đến thế. Chúng ta đã từng thấy hồn của mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi:

'Cỏ xanh như khói, bên bến xuân tươi

Còn mưa xuân vẫn rơi vỗ trời'

Đây là hình ảnh mùa xuân trên một sườn đồi như trong thơ của Hàn Mặc Tử: “Sóng cỏ xanh tươi như bức tranh”. Và đây là cảnh trẩy hội đông đúc vui tươi náo nhiệt:

“Gần xa rộn rã yến anh

Chị em tô điểm bộ trang phục chơi xuân

Dẫn dắt tài tử và mỹ nhân

Ngựa xe trôi chảy như dòng nước, áo quần như lụa mềm”

Biết bao tài tử và mỹ nhân, dẫn dắt nhau tay trong tay, bước chân theo nhịp điệu của đám đông, ngựa xe cuồn cuộn, áo quần rực rỡ và tươi sáng. Cách diễn đạt ẩn dụ “rộn rã yến anh” hình ảnh đoàn người đông đúc rộn ràng, hân hoan như chim oanh và chim én trong mùa xuân.

Nhưng đẹp nhất và lộng lẫy nhất vẫn là những nam thanh nữ tú, họ là hồn của bức tranh xuân. Không khí lễ hội được đại thi hào miêu tả cụ thể và tỉ mỉ. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phương Đông, thể hiện sự 'phong lưu' của chị em Thúy Kiều. Trời đã buông tà, mặt trời đã lặn núi:

'Tà tà, bóng dần về phía tây'

'Chị em dạo bước tay trong tay ra về'

Nhịp thơ chầm chậm như những bước chân nhẹ nhàng, như nỗi lòng lưu luyến của con người khi buổi hội kết thúc. Cảnh vẫn thanh nhẹ, nhưng tất cả đều diễn ra từ từ. Mặt trời dần buông bóng về phía tây, bước chân của con người thì 'dạo bước tay trong tay ra về', dòng nước uốn lượn êm đềm. Nhưng không còn không khí sôi động của lễ hội nữa.

Cái 'nao nao' của dòng nước hoặc cái bâng khuâng xao xuyến của dòng người. Rõ ràng cảnh mùa xuân vào lúc hoàng hôn đã nhuốm màu tâm trạng. Đại thi hào dường như đang cảm nhận trước một biến cố sắp xảy ra. Chỉ trong ít phút nữa, Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh hào hoa Kim Trọng.

Bằng tài năng quan sát tinh tế, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn thơ, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh sinh động, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một bức tranh về mùa xuân đẹp, đầy hồn và độc đáo. Chính tình yêu thiên nhiên và đất nước đã truyền cảm hứng để ông tạo ra một bức tranh mùa xuân đặc biệt trong kho tàng thi ca Việt Nam.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 24)

“Cảnh ngày xuân' là một trong những phần thơ tả cảnh đẹp nhất trong “Truyện Kiều' của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ trước vẻ đẹp mộng mơ của thiên nhiên mà còn cảm nhận được sự ý nghĩa sâu sắc của một lễ hội truyền thống.

Tác phẩm vĩ đại “Truyện Kiều' của Nguyễn Du không chỉ là tài liệu mang lại những giá trị văn hóa sâu sắc mà còn khiến lòng người đọc say đắm bởi những bức tranh thi vị về cảnh đẹp. Một trong những đoạn trích đó là “Cảnh ngày xuân'(trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

Đoạn trích này xuất hiện ở phần mở đầu của tác phẩm. Vào dịp Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều thăm mộ. Thiên nhiên và con người trong ngày xuân hiện ra tươi tắn, đẹp đẽ, rộn ràng dưới ánh mắt “xanh non biếc rờn' của những chàng trai, cô gái đôi tám.

Bốn câu thơ đầu tiên tạo nên hình ảnh mùa xuân tươi mới, trong sáng:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Bình minh đã nhiều hơn sáu chục ngày
Cỏ non xanh bao la đến tận chân trời
Cành lê trắng tinh khôi với vài bông hoa”

Không gian mùa xuân được thể hiện qua hình ảnh những chú én đang vỗ cánh rộn ràng như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, tự do của những động tác cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng. Thực sự như vậy: “Bình minh đã nhiều hơn sáu chục ngày' là biểu hiện của sự trưởng thành của mùa xuân, và hiện nay là tháng ba.

Phần cảnh thiên nhiên trong bức tranh được tô điểm bởi sắc xanh non, tươi mát của thảm cỏ bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, màu xanh của cỏ tháng ba là một màu xanh non mịn màng, mềm mại êm dịu. Thậm chí sắc đó trải ra “tận chân trời' như thể hiện một biển cỏ rộng lớn, lấp lánh, đẹp mắt. Có thể cái hình ảnh đó đã gợi cho Hàn Mặc Tử cảm hứng viết ra câu thơ kinh điển này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh non tươi tắn, trong sạch ấy, chúng ta thấy những điểm trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông' vì những bông hoa lê đang tồn tại trong tình trạng chưa muốn nở hết. Hoa giống như mùa xuân, còn người con gái cũng đang ẩn chứa trong lòng mình niềm vui của mùa xuân. Sử dụng từ điểm giúp tạo ra sự sống động, cân đối. Ở đây, tác giả áp dụng phong cách hội họa phương Đông, đó là việc sử dụng kỹ thuật chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên vào mùa xuân của Nguyễn Du có thể khiến người đọc nhớ đến hai câu thơ truyền thống của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh ngọc của cỏ kết hợp với màu xanh mướt của trời, cành lê được chấm điểm bằng vài bông hoa. Tuy nhiên, cảnh trong hai câu thơ của Nguyễn Du lại trở nên đẹp và yên bình. Trong khi màu sắc nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của ông là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên màu xanh non ấy, những điểm trắng của vài bông hoa lê (câu thơ Trung Quốc không đề cập đến màu sắc của hoa lê) tạo ra sự hài hòa, phù hợp. Màu trắng của hoa lê hòa quyện với màu xanh non mơn mởn của cỏ tạo ra điểm nhấn trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Điều này thể hiện rõ hơn về mùa xuân: tươi mới, trong trẻo, đầy sức sống nhưng vẫn thanh khiết, nhẹ nhàng.

Thiên nhiên tươi mới, trong lành và đầy sức sống, con người cũng hân hoan, náo nhiệt tham gia vào sự biến đổi kỳ diệu của thế giới.

Sáu câu thơ tiếp theo của bài thơ miêu tả phong tục viếng mộ (du xuân) và hội đạp thanh trong ngày Thanh minh. Sự sôi động của lễ hội mùa xuân được thể hiện qua một loạt từ ghép, bao gồm tính từ, danh từ và động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được sắp xếp cạnh nhau tạo ra bức tranh sôi động, vui vẻ. Điều này không chỉ là không khí lễ hội mà còn là sự phản ánh mạnh mẽ về vẻ đẹp, sự trẻ trung của tuổi xuân:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Tuy nhiên, mọi buổi họp cũng sẽ phải tan. Sau những khoảnh khắc sôi nổi, chị em Thúy Kiều buộc phải rời xa buổi du xuân:

“Tà tà bóng nghiêng về phía tây,
Chị em thong thả bước ra về
Dần dần bước theo dòng suối nhỏ
Lần nhìn phong cảnh mềm mại thanh thoát
Dòng nước uốn quanh trong nhẹ nhàng
Dịp cầu bé tí xíu cuối rặng hoa”

Ngoài vẻ dịu dàng, thanh thoát của mùa xuân như đã được thể hiện trong những câu thơ trước đó, bức tranh mùa xuân ở đây lại mang một tâm trạng khác biệt khi lễ hội rộn ràng, sôi động đã kết thúc. Khung cảnh phản ánh một vẻ buồn bã khi cuộc du xuân đã khép lại. Những từ ngữ như tà tà, thong thả, thanh thanh, nhẹ nhàng, nhỏ nhắn không chỉ mô tả được tâm trạng của cảnh vật mà còn phản ánh tâm trạng của con người. Có vẻ như có một điều gì đó mơ hồ hiện lên, cảnh vật đã chứa đựng sắc thái buồn bã, u ám của tâm hồn con người. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng kỹ thuật miêu tả cảnh ngụ tình để thể hiện những xúc cảm tinh tế trong tâm hồn người, đặc biệt là của phụ nữ. Các từ ngữ được sử dụng trong đoạn thơ đều là từ ngữ nhẹ nhàng. “Tà tà'miêu tả ánh chiều dần dần nghiêng xuống; “thong thả'miêu tả tâm trạng nhẹ nhàng, mơ hồ không rõ ràng (gần giống với cảm giác buồn bã “tôi buồn không biết vì sao tôi buồn' của Xuân Diệu sau này); “thanh thanh'vừa có ý nghĩa là màu xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nhẹ nhàng'trong câu thơ diễn tả sự chảy của dòng nước nhưng cũng diễn tả tâm trạng buồn bã và từ “nhỏ nhắn'gợi lên hình ảnh nhỏ nhắn, dễ thương, phù hợp với cảnh vật với tình cảm. Khung cảnh thiên nhiên cũng trở nên nhỏ bé hơn để phù hợp với tâm trạng con người: “dòng suối nhỏ'- dòng suối nhỏ, phong cảnh nhẹ nhàng, cầu “nhỏ xíu'nằm ở “cuối rặng'ở phía xa xa,... Cảnh vật và con người như hòa quyện để tạo ra một không gian mơ màng, lưu luyến, nhẹ nhàng. Có thể cảm nhận được cảnh vật đang gợi lên sự dự đoán về những sự kiện sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có sự cân đối, hợp lý trong cấu trúc. Mặc dù không rõ ràng nhưng vẫn có thể nhận ra cấu trúc ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã thể hiện một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù tập trung chủ yếu vào việc tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến việc viếng mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự đoán sự kiện sắp xảy ra).

“Cảnh ngày xuân'là một trong những đoạn thơ miêu tả cảnh đẹp nhất trong “Truyện Kiều'của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ ngưỡng mộ bức tranh thiên nhiên trong sáng vô tận mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của một lễ hội truyền thống có ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đó, Nguyễn Du cũng thể hiện tài năng của mình trong việc xây dựng một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân'sẽ mãi sống mãi trong lòng những người yêu thơ, mỗi khi năm mới về với đất trời.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 25)

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

” Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”.

Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời.

Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người.

Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ.

“Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình.

Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” – dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,… Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,… Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 26)

Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lí theo trình tự thời gian của cuộc du xuân kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm'làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.

Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Một loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ xuất hiện gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui, náo nhiệt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ) sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ). Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh'gợi hình ảnh từng đoàn người trẩy hội, du xuân nhộn nhịp, tấp nập.

Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tảo mộ tưởng nhớ người thân đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở chốn đồng quê tươi đẹp. Những lễ hội đó là nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông.

Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời gian thay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao'không chỉ gợi tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ “nao nao'như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ...

Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lí theo trình tự thời gian của cuộc du xuân kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tính từ tả màu sắc, từ ghép... Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 27)

Trong thơ xưa, thiên nhiên không chỉ là trung tâm của cái đẹp mà còn là nơi thể hiện tâm tình của con người. Và trong 'Truyện Kiều' của đại thi hào Nguyễn Du, có 222 câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' có thể xem như một bức tranh tinh túy nhất.

Chỉ với 18 câu thơ hàm súc, Nguyễn Du đã truyền đạt sức sống phong phú của mùa xuân vào lòng người đọc. Đồng thời, ông đã giúp chúng ta nhận ra sự tinh tế trong cách miêu tả giàu chất tạo hình của mình. Đoạn thơ đã mở ra trước mắt chúng ta một cảnh xuân trong tiết thanh minh, qua bốn câu thơ đầu:

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh xuân thật đẹp, đặc sắc, đặc biệt khi ông chọn lựa các chi tiết tiêu biểu mang nét đặc trưng của mùa xuân để mô tả. Đọc hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được cách tính thời gian khá độc đáo, nghệ thuật miêu tả ước lệ bộc lộ rõ đã tái hiện hình ảnh báo hiệu mùa xuân “chim én”, “thiều quang” gợi sự ấm áp, dịu dàng, khẳng định mùa xuân đang ở độ đẹp nhất, chín nhất, sung mãn nhất.

Câu thứ hai đã chỉ ra rằng ngày xuân trôi qua nhanh chóng như con thoi dệt cửa, đã qua tháng giêng, tháng hai, bây giờ là tháng ba, tiết trời trong xanh, những con én rộn ràng chao đảo như nhịp thoi đưa trên bầu trời, tạo ra một không gian thoáng đãng cao rộng, gợi lên nhịp trôi chảy của thời gian và nhịp điệu sôi động của mùa xuân, đồng thời cũng thể hiện sự tiếc nuối về thời gian trôi qua nhanh chóng của Nguyễn Du, để rồi, thiên nhiên trở nên đẹp hơn với sắc “xanh” của cỏ non, sắc “trắng” của “một vài bông hoa” lác đác.

'Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Đây mới thực sự là một bức tranh tuyệt vời. Tác giả đã sử dụng biện pháp chấm phá để tái hiện bức tranh mùa xuân tươi vui, sống động, gợi lên hình ảnh về sự sống phấn khởi và nảy nở. Màu xanh của cỏ non mang lại cảm giác sức sống mạnh mẽ, bất diệt, trong khi không gian mênh mông và thoáng đãng. Trên nền xanh ấy, có những điểm nhấn là một vài bông hoa lê trắng. Nguyễn Du đã học hỏi từ văn cổ thi Trung Quốc một cách sáng tạo, như câu: “Phương thảo niên bích/ Lê chi sổ điểm hoa.”

Nếu hai câu thơ của văn cổ thi Trung Quốc sử dụng hình ảnh 'phương thảo' (cỏ thơm) để tạo hình ảnh về mùi vị, thì Nguyễn Du lại thay bằng 'cỏ non' để tạo ra một hình ảnh về màu sắc: màu xanh nhạt kết hợp với màu vàng chanh tươi sáng, tạo thành gam màu nền cho bức tranh. Trên đó, có những điểm nhấn là sắc trắng trong trẻo, tinh khôi của hoa lê, tạo nên một bức tranh tươi sáng, hài hòa, mới mẻ.

Việc thêm từ 'trắng' và đặt nó lên đầu câu đã tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ hơn. Từ 'điểm' khiến cho cảnh vật trở nên sống động, sinh động hơn, không còn tĩnh lặng mà thay vào đó là sự hồn nhiên, sôi động, như bàn tay của họa sĩ - nhà thơ tạo nên một bức tranh vừa sống động, vừa tinh tế.

Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã phối hợp màu sắc một cách tài tình, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để miêu tả và gợi lên hình ảnh về tâm hồn người trong trẻo và phấn chấn khi nhìn nhận thiên nhiên, nhạy cảm và tha thiết với vẻ đẹp của tự nhiên. Bốn câu thơ lục bát nhẹ nhàng này tạo nên một không gian thoải mái, ấm áp của mùa xuân, và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Mùa xuân là thời điểm khởi đầu mới trong năm, là lúc cây cỏ mọc um tùm, tâm hồn con người phơi phới. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội nhất. Trong thơ của Nguyễn Du, ông mô tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh, và tám câu thơ sau mô tả cảnh vui tươi và sôi động của các lễ hội: 'Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh'.

Tác giả đã đưa ta về với những lễ nghi và tập quán của người phương Đông, lễ tảo mộ là sự tri ân đối với tổ tiên, văn hóa và truyền thống của dân tộc. Việc đi tảo mộ là để tưởng nhớ và thắp hương cho người đã khuất, còn “hội đạp thanh” là cuộc du xuân, cuộc vui chơi trên cánh đồng xanh của trai gái, nam nữ tuấn tú, đồng thời là cuộc sống hiện tại và hy vọng cho tương lai.

Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã mô tả không khí của lễ hội bằng các từ ngữ phong phú như “nô nức”, “dập dìu”, “sắm sửa” và các cụm từ Hán Việt như “tài tử”, “giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe”, “gần xa”, “yến anh”, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, tạo nên hình ảnh sống động về sự vui vẻ, phấn khích và sôi động của lễ hội khắp nơi trên đất nước.

'Rộn ràng tài tử, giai nhân dập dìu

Ngựa chạy như nước, áo quần như nêm”

Lễ thanh minh – một lễ hội tiêu biểu của tháng ba, cặp đôi 'tài tử giai nhân” hân hoan du xuân, gặp gỡ hòa mình vào không khí vui vẻ. Trong dòng người đông đúc, ba chị em Thúy Kiều cũng tham gia và hòa mình vào vẻ đẹp của tuổi trẻ. Hình ảnh so sánh 'ngựa chạy như nước, áo quần như nêm” mô tả số đông nhộn nhịp trong lễ hội, mọi người mặc trang phục đẹp, tươi sáng nhưng vẫn tự nhiên và gần gũi.

Họ như những đàn chim én, chim hoàng anh ríu rít về tụ hội trong lễ hội. Tác giả còn mô tả vẻ đẹp của nền văn hóa truyền thống Việt Nam trong ngày Tết thanh minh. Đó là hình ảnh của thoi vàng và giấy tiền được đốt cháy để nhớ đến người đã khuất:

'Ngọn lửa bốc lên, khói bay phưng phức

Thoi vàng phủ lên, giấy bay bay

Nhịp điệu của thơ 2/4 và 4/4 mang nét buồn. Có lẽ đó là trái tim đầy tình cảm của đại thi hào Nguyễn Du dành cho những người đã khuất. Sự tận tụy, niềm tin sâu sắc vào dân gian, đầy tình yêu thương. Dưới bút tinh tế của nhà thơ, lễ hội trong ngày thanh minh trở thành một sự hòa quyện độc đáo, chứng tỏ sự trân trọng của ông đối với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nếu những dòng thơ trên mô tả cảnh vui tươi, đông đúc của lễ hội, thì sáu câu thơ cuối cùng tạo ra một bức tranh trữ tình và buồn bã theo từng bước chân của chị em Thúy Kiều:

“Bóng chiều dần khuất phía tây,

Chị em buông tay, thơ thẩn ra về

Bước chậm theo bờ kênh rạch,

Ngắm phong cảnh, lòng đầy than thở

Nước uốn quanh, làn sóng lướt nhẹ

Góc sân nhỏ cuối con đường vắng

Buổi chiều dịu dàng, tiếng chim ríu rít trên cành

Khung cảnh yên bình, bóng dương nghiêng nghiêng

Tâm trạng buồn vương vấn, hồn nhân viên tình khúc

Gặp nạn nhân tài sắc, định mệnh trước định sẵn

Sự tương hợp của tình cảm và cảnh vật

Tóm lại, thông qua việc sử dụng các từ ghép và từ ngữ giàu sức hình dung, giàu cảm xúc, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được xem là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất, tạo nên sức lôi cuốn cho tác phẩm “Truyện Kiều”. Với bút pháp tài tình mô tả thiên nhiên của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và đầy màu sắc cảm xúc, đó chính là yếu tố làm nên thành công của đoạn trích và đã giúp tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du trở nên gần gũi hơn với độc giả khắp nơi trên thế giới trong mọi thời đại.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 28)

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc với nhiều thế hệ làm quan. Ông là một nhà nho truyền thống và cũng là một đại thi hào vĩ đại của văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến trên toàn thế giới. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ở phần đầu của Truyện Kiều mô tả cảnh xuân và hình ảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân.

“Cảnh ngày xuân” là một bức tranh mùa xuân sống động và đặc sắc với âm thanh và ánh sáng tràn đầy, như Nguyễn Du mô tả sinh động trong Truyện Kiều. Ngày xuân là thời gian khiến con người phơi phới, được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên mùa xuân.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ngày xuân là thời điểm mà các loài chim rộn rã bay lượn. Và con chim én, biểu tượng của mùa xuân, cũng không phải ngoại lệ. Chim én bay lượn như thoi đưa, thể hiện sự bay bổng của mùa xuân. Câu thơ không chỉ mô tả cảnh vật mà còn ngụ ý về sự chóng qua của mùa xuân. Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng tài năng trong việc chọn từ ngữ miêu tả như: “thiều quang”, “cỏ non”, “cành lê trắng”,…

Bằng những từ ngữ sinh động, Nguyễn Du đã vẽ lên một khung cảnh xuân đẹp đẽ khiến người ta say mê và mong chờ được ngắm nhìn. Ánh sáng rực rỡ, bầu trời xanh ngắt, những bông hoa nhẹ nhàng lay động lòng người. Ôi! Khung cảnh ấy khiến con người say đắm! Tất cả tạo nên một bức tranh xuân tràn đầy sức sống.

Cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn và tràn đầy sức sống như vậy. Và cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng không kém phần sôi động. Đám đông náo nhiệt qua lại góp phần làm cho tiết thanh minh không còn là một sự kiện lạnh lẽo và tĩnh lặng như nhiều người vẫn nghĩ.

“Tiết thanh tháng ba đến nơi
Tảo mộ cùng đạp thanh tất bật
Nô nức yến anh, vui vẻ mừng
Chị em mặc đẹp ra chơi xuân”

Nói đến tiết thanh minh không thể không nói đến hai lễ hội quen thuộc: “tảo mộ” và “đạp thanh”. Hai lễ hội này phản ánh sự trang trọng của cảnh ngày xuân, đặc biệt là tiết thanh minh. Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ sinh động để mô tả hình ảnh của những người tham gia lễ hội, tạo nên một không khí sôi động và hối hả.

Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng sử dụng từ ngữ như “yến anh” - chỉ loài chim én, chim oanh bay về vào mùa xuân, để tạo ra hình ảnh người người tấp nập đi chơi xuân. Điều này làm nổi bật không khí sôi động và đông vui của mùa xuân.

“Tiếng tài tử, tiếng giai nhân
Ngựa xe như sóng áo quần như nêm
Đám đông kéo lên xô bồ
Vàng bạc văng vẳng, tiền giấy bay”

Ngày tết qua lời viết của Nguyễn Du là “tiếng tài tử, tiếng giai nhân”. Người tài giỏi và phụ nữ xinh đẹp hân hoan đi lại, chẳng thể nào chờ đợi ngày xuân để cùng nhau vui chơi. Đó là tình cảm thường tình của mọi người. Mọi người đua nhau sắm sửa trang phục lộng lẫy để tham gia hội chợ, và vì thế Nguyễn Du mô tả chúng như “áo quần như nêm”.

Mọi người đông đúc di chuyển như sóng dữ, đầy hối hả như nêm. Họ không chỉ lo lắng cho bản thân mà còn nhớ đến những người đã khuất với “vàng bạc văng vẳng, tiền giấy bay”. Điều này là biểu hiện của lòng thành kính đối với người đã khuất. Thông qua bút pháp uyển chuyển của Nguyễn Du, cảnh lễ hội trong tiết thanh minh sôi động và vui tươi, thiên nhiên tươi sáng trong lành và bầu trời xanh thẳm hiện lên trước mắt.

Cuộc vui nào cũng phải kết thúc, cảnh tàn cuộc tiệc đó luôn làm cho người ta cảm thấy hụt hẫng và buồn bã. Phần cuối đoạn trích mô tả chính là cảnh chị em Thúy Kiều hạnh phúc trở về.

“Bóng chiều dần dần lún tây
Chị em bước về thảnh thơi
Chậm chạp dọc bên dòng suối
Ngắm phong cảnh bao la thanh bình
Luồn luồn dòng nước uốn quanh
Vượt qua những dải nho nhỏ dọc bờ sông.”

Việc sử dụng từ láy “tà tà” nhằm nhấn mạnh buổi chiều tà. Buổi chiều ấy, không bao giờ đủ để diễn tả niềm vui, đặc biệt là khi con người ta háo hức du xuân như thế này. Cuối cùng, đoạn thơ mà Nguyễn Du sử dụng nhiều từ láy như “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”,... thể hiện tâm trạng sâu sắc và thầm kín của Thúy Kiều.

Chân trời xuân rực sắc nhưng lòng buồn vẫn lạc lõng. Hoặc có thể đó là dự cảm trước mà Nguyễn Du dành riêng cho Thúy Kiều. Dự cảm về một người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng gặp phải số phận khó khăn. Màu “thanh thanh” là biểu tượng của nỗi buồn mà Nguyễn Du tường trình cực kỳ đặc biệt.

“Nao nao dòng nước” tràn đầy cảm xúc, tận dụng cảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng con người. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng và náo nhiệt, nhưng thâm tâm Thúy Kiều vẫn ẩn chứa nỗi lo lắng về số phận cá nhân.

Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du thể hiện sự tài năng trong việc mô tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật. Sử dụng nhiều từ láy và hình ảnh sinh động, Nguyễn Du làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi mới đầy sức sống. Điều này thể hiện ở phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 29)

Truyện Kiều là một tuyệt tác trong văn học Việt Nam và được nhiều người biết đến. Trong chương trình học cấp hai và cấp ba thì có rất nhiều đoạn trích trong Truyện Kiều được đưa vào để giảng dạy và giới thiệu đến học sinh. Tiêu biểu nhất là đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Đoạn trích năm ở phần đầu của tác phẩm và là đoạn thơ thiên về tả cảnh. Cảnh ngày xuân bao gồm mười tám câu thơ và từ câu 39 đến câu 56 trong tác phẩm Truyện Kiều. Bài thơ tả cảnh những “nam thanh nữ tú” đang nô nức du xuân mà hình ảnh trung tâm trong bài thơ này chính là chị em Thúy Kiều. Mở đầu đoạn trích tác giả đã viết:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Với bút pháp chấm phá tiêu biểu trong văn chương cổ thì Nguyễn Du đã phác họa nên một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, nhiều màu sắc. Ngày xuân gắn liền với những cánh én đang di cư về sau thời gian đi tránh đông giá rét. Nắng xuân mang lại sự ấm áp, tươi mới xua tan đi những u ám của ngày đông.

Trên mặt đất chính là thảm cỏ non trải dài và được tô điểm bởi những cành hoa lê trắng. Chúng ta có thể tưởng tượng được khung cảnh ấy tươi đẹp và mĩ lệ đến nhường nào. Nhiều màu sắc từ của nắng, cánh én đến màu của hoa cỏ như đang hòa quyện vào nhau tạo nên sự hài hòa, bắt mắt cho cảnh vật. Thiên nhiên rực rỡ trong cái nắng xuân, trong cái mùa xuân đương độ chín mọng.

Sau khi miêu tả khung cảnh ngày xuân thì đến tám câu thơ tiếp theo nhà thơ đã miêu tả cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thỏi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Qua đoạn thơ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lễ hội mùa xuân bao gồm hai hoạt động chính diễn ra cùng lúc đó là tảo mộ và đạp thanh. Tảo mộ là một phong tục lâu đời của dân tộc ta. Cứ dịp Thanh minh thì mọi người lại đi dọn dẹp mộ phần của tổ tiên, người thân đã khuất và rắc “thỏi vàng vó” hay “đốt tiền giấy” để tưởng nhớ, cầu nguyện những gì tốt đẹp.

Nhưng bên cạnh đó trong dịp đất trời tươi đẹp nhuốm màu xuân sắc này thì cũng là dịp mà những lễ hội, những cuộc vui chơi diễn ra. Tại đó có rất nhiều những thanh niên trai gái chưa có gia đình, họ gặp gỡ, trò chuyện du xuân với hi vọng tìm được nửa kia của đời mình.

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ gợi tả để miêu tả không khí nhộn nhịp, rộn ràng của dịp Thanh minh. Trong dòng người đông đúc ấy có những chị em, tài tử, giai nhân với những ngựa xe, trang phục được chuẩn bị kĩ càng. Và giữa dòng người đông đúc đó có ba chị em Thúy Kiều được Nguyễn Du đặc biệt quan tâm và miêu tả. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” chính là sự ẩn chứa cho sự xuất hiện của chị em Thúy Kiều ở sáu câu thơ cuối:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh ngày xuân quả thực là một bài thơ thuần tả cảnh. Tên chị em Thúy Kiều không được nhắc đến trực tiếp nhưng người đọc vẫn có thể mường tượng được cảnh đi du xuân của ba chị em. Đây cũng là sự kiện mở đầu cho cuộc đời của Thúy Kiều trong phần “gặp gỡ”. Đoạn cuối miêu tả cảnh về chiều và chị em Kiều phải trở về nhà. Mới đây thôi khung cảnh còn náo nhiệt ấy vậy mà đã đến lúc kết thúc và phải trở về nhà.

Tâm trạng của hai chị em là “thơ thẩn” bởi lẽ đang vui chơi ngày hội tan thì có ai vui bao giờ. Trên đường trở về chính là khung cảnh cũng trở nên yên ả hơn. Không còn nhiều người tấp nập, không khí cũng không còn nhộn nhịp như trước nữa. cảnh vật thanh thanh, dịu dàng dưới ánh nắng xuân của chiều tà. Nhưng cả ngày Thúy Kiều đã gặp được nấm mồ bất hạnh “Đạm Tiên” và cả sư vô tình gặp gỡ với chàng thư sinh Kim Trọng. Một cuộc gặp gỡ định mệnh và còn dây dưa đến tận sau này.

Với bút pháp tả cảnh ngụ tình cùng với ngôn ngữ giàu tính tạo hình, gợi tả khiến cho bức tranh về cảnh ngày xuân trở nên đẹp đẽ và cuốn hút. Đây đồng thời là một trong những khung cảnh đẹp nhất của tác phẩm Truyện Kiều.

Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại và giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du miêu tả khung cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, ba chị em Kiều rủ nhau đi dạo chơi xuân. Kết cấu đoạn thơ theo trình tự thời gian. Bốn câu đầu tả cảnh mùa xuân. Tám câu tiếp tả tiết Thanh minh.

Sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp được dệt nên bằng những hình ảnh tiêu biểu, từ ngữ chọn lọc và nghệ thuật miêu tả tinh tế của Nguyễn Du:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa. Vừa mới giêng, hai, nay đã bước sang tháng ba. Trên không trung bao la, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng.Chỉ bằng hai câu: cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, Nguyễn Du đã thể hiện được thần thái của mùa xuân.

Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là màu sắc chủ đạo làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền xanh bát ngát ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng như tuyết. Sự hài hòa tuyệt diệu của màu sắc gợi lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, căng đầy sức sống của mùa xuân.

Tám câu thơ tiếp theo tả khung cảnh lễ hội:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Đầu tháng ba, bầu trời quang đãng khí trời mát mẻ vương chút hơi lạnh của cái rét Nàng Bân khiến cỏ cây, hoa lá tốt tươi. Theo phong tục có từ lâu đời, trong tiết Thanh minh, người ta đi tảo mộ, tức là đi thăm viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân để bày tỏ tưởng nhớ và lòng biết ơn..Không khí lễ hội rộn ràng, đông vui.

Những ẩn dụ so sánh: nô nức yến anh, ngựa xe như nước, áo quần như nêm gợi lên hình ảnh từng đoàn người đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp bởi nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân từ mọi nơi không ngớt kéo về.

Quanh những ngôi mộ, người ta rắc vàng thoi, bạc giấy, bày cỗ, thắp nến, đốt nhang khấn vái.., Khói bay nghi ngút, hương thơm toả ngát một vùng. Sự cách trở âm dương hầu như đã bị xóa nhòa. Người đã khuất và người còn sống giao hòa trong cõi tâm linh thiêng liêng, giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của mùa xuân. Sáu câu thơ cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:

Là tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Khung cảnh vẫn mang nét thanh tú, êm đềm của chiều xuân: nắng nhạt, khe suối nước trong veo, một nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang cuối ghềnh. Mọi chuyển động đều hết sức nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tầy bước chân người chầm chậm thơ thẩn, dòng nước róc rách uốn quanh..,

Không gian đang tĩnh lặng dần. Sự nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa. Những từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao đã nhuốm màu tâm trang. Cảm xúc tươi vui mà khung cảnh lễ hội mùa xuân mang lại cho mỗi người vừa mới đây thôi, vậy mà dường như Kiều đã linh cảm về một điều, gì đó đáng buồn sắp xảy ra.

Quả nhiên, dòng nước uốn quanh đã dẫn bước chân Kiều đến với nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên và tiếp sau đó, nàng sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng có Phong tư tài mạo tuyệt vời.Qua đoạn trích, ta thấy được nghệ thuật miêu tả điêu luyện của Nguyễn Du.

Nhà thơ đã kết hợp khéo léo giữa kể và tả, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình đế miêu tả cảnh ngày xuân. Bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế của nhà thơ cũng phản ánh được phần nào tâm trạng của nhân vật mà ông yêu quý.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 30)

Mùa xuân là mùa của hoa thơm cỏ lạ, mùa của lễ hội văn hóa dân gian, mùa xuân đã hơn một lần đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… Đến với bức tranh mùa xuân xinh đẹp của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân của lễ hội góp thêm một hương sắc mới.

Từ trên đồi cao, mùa xuân mở ra trước mắt chúng ta là một không gian bất tận trong ánh nắng ban mai ấm áp của đất trời. Lúc này đã vào tháng ba bầu trời chưa hẳn trong xanh như trời thu những cũng đủ in hình những cánh én rộn ràng bay lượn:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

Cái “thoi đưa” của cánh én hay chính thời gian mùa xuân trôi đi đến mau lẹ. Trên nền không gian bao la ấy một bức tranh chấm phá về mùa xuân đẹp như một bức họa dệt gấm thêu hoa:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Màu xanh của cỏ làm nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh thêm trong sáng tinh khôi, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Nguyễn Du đã trọn đúng hai gam chủ đạo để đặc tả mùa xuân, một mùa xuân trang nhã đến thế là cùng. Ta đã từng bắt gặp cái hồn của mùa xuân trong thơ Nguyễn Trãi:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi

Lại có mưa xuân nước vỗ trời”

Hay đây là hình ảnh mùa xuân ở một sườn đồi trong thơ Hàn Mặc Tử:

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”

Và đây là cảnh trẩy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Biết bao “tài tử giai nhân”, “dập dìu” vai sánh vai, chân nối chân theo nhịp bước dòng người cứ tập nập, ngựa xe cứ cuồn cuộn, áo quần đẹp đẽ tươi thắm sắc màu. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi hình ảnh đoàn người du xuân nhộn nhịp ríu rít vui tươi như chim oanh chim én. Nhưng đẹp nhất và lộng lẫy nhất vẫn là những nam thanh nữ tú, họ là hồn của bức tranh xuân. Không khí lễ hội được đại thi hào của chúng ta miêu tả rất tỉ mỉ cụ thể. Đó là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người phương Đông. Đồng thời cũng thể hiện cái “phong lưu” của chị em Thúy Kiều.

Trời đã về chiều, mặt trời đã gác núi:

“Tà tà, bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về”

Nhịp thơ chậm rãi như bước chân nhè nhẹ như nỗi lòng man mác lưu luyến của con người khi hội đã tan. Cảnh vẫn thanh vẫn nhẹ nhưng tất cả đều chuyển động từ từ. Mặt trời ngả bóng dần về tây bước chân của con người thì “thơ thẩn”, dòng nước uốn lượn nhẹ nhàng. Nhưng không còn cái không khí rộn ràng của lễ hội nữa. Cái “nao nao” của dòng nước hay chính cái bâng khuâng xao xuyến của dòng người. Rõ ràng cảnh mùa xuân vào lúc xế chiều đã nhuốm màu tâm trạng. Đại thi hào hình như đang dự báo linh cảm một điều sắp xảy ra rồi sẽ xảy ra. Chỉ ít phút nữa thôi Kiều sẽ gặp mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh hào hoa Kim Trọng.

Bằng tài năng quan sát tinh tế, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn thơ, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh sinh động, Nguyễn Du đã hết lòng tâm huyết vẽ nên bức tranh về mùa xuân thật đẹp, có hồn và độc đáo. Chính tình yêu thiên nhiên đất nước con người đã tạo nên nguồn cảm hứng để ông say sưa với đời, lưu giữ trong kho tàng thi ca Việt Nam một bức tranh mùa xuân thật đặc biệt.

Bài văn phân tích đoạn trích 'Cảnh ngày ...

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 31)

Truyện Kiều là một kiệt tác trong văn học Việt Nam, nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Trong chương trình học cấp hai và cấp ba, có rất nhiều đoạn trích từ Truyện Kiều được sử dụng để giảng dạy và giới thiệu đến học sinh. Đặc biệt nổi bật là đoạn trích về Cảnh ngày xuân.

Đoạn trích này nằm ở phần đầu của tác phẩm, là một đoạn thơ tả cảnh. Cảnh ngày xuân bao gồm mười tám câu thơ, từ câu 39 đến câu 56 trong Truyện Kiều. Trong bài thơ, tác giả miêu tả cảnh những người trẻ tuổi đang háo hức du xuân, với hình ảnh chính là chị em Thúy Kiều. Bắt đầu đoạn trích, tác giả viết:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Với bút pháp tinh tế của mình, Nguyễn Du đã tái hiện một bức tranh về mùa xuân rất sống động và đa dạng màu sắc. Ngày xuân là thời điểm của những đàn én di cư trở về sau thời gian tránh rét lạnh của mùa đông. Ánh nắng xuân mang lại cảm giác ấm áp, tươi mới, xua tan đi bớt những u ám của mùa đông.

Trên mặt đất, thảm cỏ non trải dài được tô điểm bởi những cành hoa lê trắng. Chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh sắc tươi đẹp và lãng mạn của mùa xuân. Màu sắc từ ánh nắng, những đàn én đến màu của hoa cỏ, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên sự hài hòa và bắt mắt cho cảnh vật. Thiên nhiên rực rỡ trong ánh nắng xuân, trong cái mùa xuân đang đầy sức sống.

Sau khi mô tả cảnh ngày xuân, tám câu thơ tiếp theo nhà thơ đã miêu tả không khí lễ hội trong dịp Thanh minh:

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thỏi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Qua đoạn thơ này, ta dễ dàng nhận thấy lễ hội mùa xuân gồm hai hoạt động chính là tảo mộ và đạp thanh. Tảo mộ là phong tục lâu đời của dân tộc, mỗi dịp Thanh minh, mọi người lại đi dọn dẹp mộ tổ tiên, người thân và rắc “thỏi vàng vó” hay “đốt tiền giấy” để tưởng nhớ, cầu nguyện.

Bên cạnh đó, trong không khí mùa xuân này cũng là dịp cho các lễ hội, những cuộc vui chơi diễn ra. Có nhiều thanh niên trai gái chưa lập gia đình, họ gặp gỡ, trò chuyện du xuân với hy vọng tìm được người đồng hành.

Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng những từ gợi tả để miêu tả không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội Thanh minh. Trong dòng người đông đúc, có những chị em, tài tử, giai nhân cùng với những ngựa xe, trang phục chuẩn bị kỹ lưỡng. Và giữa dòng người đông đúc đó, ba chị em Thúy Kiều được Nguyễn Du đặc biệt quan tâm và miêu tả. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” chứa đựng sự xuất hiện của ba chị em Thúy Kiều ở sáu câu thơ cuối:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn về nhà
Bước dần theo dòng suối bé
Lần xem phong cảnh êm đềm
Nao nao dòng nước vòng quanh
Nhịp cầu nhỏ cuối dòng nước bắc ngang”

Cảnh ngày xuân thật sự là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp. Mặc dù không đề cập đến chị em Thúy Kiều trực tiếp, nhưng người đọc có thể tưởng tượng được cảnh họ đi du xuân. Đây là phần mở đầu cho cuộc đời của Thúy Kiều trong phần “gặp gỡ”. Cuối cùng, khi chiều buông, chị em Kiều phải trở về nhà. Khung cảnh vốn sôi động bấy giờ giờ trở nên yên bình hơn.

Tâm trạng của hai chị em là “thơ thẩn” vì đang tan vui. Trên đường về, không gian cũng trở nên êm đềm hơn. Không còn đông người, không khí cũng không nhộn nhịp như trước. Cảnh vật dần trở nên yên bình dưới ánh nắng chiều xuân. Thúy Kiều đã gặp Đạm Tiên và gặp gỡ Kim Trọng trong một cuộc gặp gỡ định mệnh.

Với bút pháp tả cảnh và ngôn từ tạo hình, bức tranh về cảnh ngày xuân trở nên hấp dẫn. Đây là một trong những khung cảnh đẹp nhất trong Truyện Kiều.

Sau khi giới thiệu gia cảnh và chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du miêu tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, ba chị em Kiều đi dạo chơi. Bốn câu đầu mô tả cảnh mùa xuân. Tám câu sau tả tiết Thanh minh.

Sáu câu cuối miêu tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Bức tranh về thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp được vẽ lên bằng những hình ảnh sinh động, từ ngữ tinh tế của Nguyễn Du: Ngày xuân, con én đưa thoi, Thiều quang đã vượt mười chín chục, Cỏ non xanh mơn mởn đến chân trời, Cành lê trắng chốc lát đóa hoa. Thời gian trôi qua nhanh chóng như thoi đưa. Chỉ mới giêng, hai, nay đã bước sang tháng ba.

Trên bầu trời rộng lớn, những đàn én vẫn bay đùa vui vẻ. Chỉ với hai câu: cỏ non xanh mơn mởn đến chân trời, Cành lê trắng chốc lát đóa hoa, Nguyễn Du đã thể hiện được vẻ đẹp của mùa xuân. Thảm cỏ non trải dài tận chân trời là màu sắc chính làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mơn mởn ấy, một vài bông hoa lê trắng tỏa sáng như tuyết. Sự hòa quyện hài hòa của màu sắc tạo nên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống của mùa xuân.

Tám câu tiếp theo tả cảnh lễ hội:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Khắp nơi nhộn nhịp tiếng hò reo,
Chị em sắm sửa để đi chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Bề bề đồi gò kéo dài,
Thảm vàng bay nhẹ giữa trời.

Bắt đầu tháng ba, trời trong xanh, không khí mát mẻ của cái rét Nàng Bân làm cho cỏ cây, hoa lá phát triển tươi tốt. Theo truyền thống lâu đời, trong tiết Thanh minh, mọi người thường đi tảo mộ, tức là thăm viếng và trang trí lại mộ của người thân để tỏ lòng nhớ và biết ơn. Bầu không khí của lễ hội sôi động, vui vẻ.

Những ẩn dụ so sánh: nô nức tiếng hò reo, ngựa xe như nước, áo quần như nêm, gợi lên hình ảnh của các đoàn người đi du xuân như chim én, chim oanh bay đùa vui. Lễ hội xuân sôi động, nhộn nhịp với sự hiện diện của nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân từ khắp nơi.

Xung quanh những ngôi mộ, người ta rải vàng thoi, bạc giấy, dựng bàn cỗ, thắp nến, đốt nhang kính linh thiêng... Khói khói bay mịt mù, hương thơm lan tỏa khắp nơi. Sự phân biệt giữa âm dương dường như đã phai nhạt. Cả những người đã khuất và những người còn sống hoà nhập vào không gian linh thiêng, giữa bức tranh thiên nhiên thơ mộng của mùa xuân. Sáu câu cuối tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:

Ánh hoàng hôn dịu dàng ngả về phía tây,
Chị em lang thang với tay nắm tay nhau trên đường về.
Bước chậm chạp theo bên bờ suối nhỏ,
Lắng nghe tiếng ve vang vọng thanh thanh từ xa.
Dòng nước nhỏ uốn khúc quanh,
Cầu nhỏ nằm chắp ghềnh bắc ngang cuối con đường.

Khung cảnh vẫn toát lên vẻ thanh bình, êm đềm của buổi chiều xuân: ánh nắng nhạt nhòa, dòng suối trong veo, một cây cầu nhỏ kẹp giữa bờ ghềnh. Mọi sự di chuyển đều rất nhẹ nhàng: mặt trời dần dần lặn, bước chân của người đi chậm lại, dòng nước róc rách uốn khúc quanh...

Không gian dần trở nên yên bình. Sự ồn ào, sôi động của lễ hội dường như tan biến. Các từ như 'thơ thẩn', 'thanh thanh', 'nao nao' không chỉ diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật mà còn phản ánh tâm trạng của con người. Hai từ 'nao nao' đã làm đậm nét tâm trạng. Mặc dù lễ hội mùa xuân mang lại niềm vui cho mọi người vừa mới kết thúc, nhưng Kiều dường như đã cảm nhận được điều gì đó buồn bên trước.

Thực sự, dòng nước uốn quanh đã dẫn Kiều đến mộ hoang lạnh lẽo của Đạm Tiên và sau đó, nàng sẽ gặp Kim Trọng - chàng thư sinh tài năng với vẻ bề ngoại xuất sắc. Qua đoạn trích này, ta thấy được sự điêu luyện trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.

Nhà thơ đã khéo léo kết hợp giữa việc kể chuyện và miêu tả, sử dụng từ ngữ phong phú để tạo hình cho cảnh ngày xuân. Bút pháp miêu tả cảnh ngụ tình của nhà thơ cũng thể hiện được phần nào tâm trạng của nhân vật mà ông yêu thích.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 32)

Trái với việc trong đoạn “Chị em Thúy Kiều”, đọc giả đã thấy được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua cách mô tả bức chân dung duyên dáng, tài năng toàn vẹn của hai chị em Vân - Kiều, thì trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, người đọc một lần nữa lại được trải nghiệm nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân đầy sắc màu tâm hồn con người.

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ngay sau đoạn tả vẻ đẹp và tài năng của chị em Thúy Kiều. Thông qua những câu thơ này, Nguyễn Du đã tạo dựng nên bức tranh về thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong bầu không khí sôi động, tươi vui của tiết Thanh Minh. Đây là đoạn thơ mở đầu, chuẩn bị tâm trạng cho cuộc du xuân của Kiều, Kim – Kiều đã gặp nhau và bắt đầu mối tình...

Trước hết, bốn câu thơ đầu tiên, với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh về mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

Ngày xuân con én bay qua

Ánh sáng buổi sáng đã ngoài sáu mươi ngày

Thảm cỏ xanh ngút ngàn vô tận

Cành lê trắng đốm vài đóa hoa.

Hai dòng thơ đầu vừa đề cập đến thời gian vừa làm nổi bật không gian. Ngày xuân trôi đi nhanh như thoi đưa. Mùa xuân đã trôi qua chín mươi ngày, từ tháng giêng đến tháng hai và bước vào tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong trẻo, lan tỏa khắp nơi.

Trên bầu trời cao, đàn én mùa xuân vẫy vùng bay lượn. Dưới chân trời là thảm cỏ xanh mênh mông vô tận. Động từ “ngút” khiến cho không gian mùa xuân mở rộng, trải dài ra vô biên và bao phủ cả không gian xuân bằng màu xanh của cỏ non. Trên thảm cỏ xanh tươi ấy là những đóa hoa lê trắng đẹp, nhấn nhá tinh khôi, mới mẻ.

Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ giúp làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ xanh mùa xuân. Chỉ qua bốn câu thơ ngắn gọn nhưng với cách diễn đạt tinh tế, Nguyễn Du đã tạo ra một bức tranh xuân tươi mới, trong lành, trong trẻo và đầy sức sống, mang hơi thở của đất trời Việt Nam.

Tám câu thơ tiếp theo, một bức tranh về lễ hội trong tiết thanh minh mùa xuân. Ở hai dòng thơ đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quan về hai hoạt động chính của mùa xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết tháng ba mùa xuân.

Thánh minh nơi tháng ba rồi

Lễ tảo mộ, hội đạp thanh

Lễ tảo mộ là biểu tượng của lòng biết ơn và tôn trọng tiên tổ, qua việc làm sạch và trang trí mộ phần của người đã khuất trong gia đình. Sau khi lễ tảo mộ kết thúc, lễ hội đạp thanh là dịp để thanh niên gặp gỡ, hẹn hò, giao duyên. Không khí rộn ràng, nhộn nhịp trong những ngày lễ hội mùa xuân được Nguyễn Du mô tả qua các từ ngữ sắc nét:

Gần xa đông đúc người vui chơi

Anh em chuẩn bị trang phục mới vui đùa

Người đàn ông, phụ nữ đi lại nhộn nhịp

Đám đông như sóng nước; trang phục đa dạng như gia vị.

Từ ngữ (gần xa, đông đúc, anh em, người đàn ông, phụ nữ) kết hợp với các từ miêu tả (đông đúc, chuẩn bị) tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui vẻ của lễ hội xuân. Hình ảnh “gần xa đông đúc người vui chơi” như chim én, chim oanh tung bay, sôi động, đầy nhiệt huyết. So sánh “Đám đông như sóng nước; trang phục đa dạng như gia vị” mô tả sự đông đúc và sự đa dạng của trang phục trong lễ hội xuân.

Tóm lại: Bằng cách sử dụng các phương tiện văn chương như ẩn dụ, so sánh, cùng với việc lựa chọn từ ngữ phong phú, nhà thơ đã tạo ra một bức tranh mùa xuân rực rỡ sắc màu, đầy sôi động, cùng với sự xuất hiện của những người đẹp trai, xinh đẹp, trai tài gái sắc. Trong ngày hội xuân này không chỉ có niềm vui mà còn có những khoảnh khắc lặng lẽ của lễ tảo mộ, như hai câu thơ sau:

Đống gò cao vươn lên

Rồi thoi vàng, tiền giấy bay trong gió

Nếu hội đạp thanh hiện ra với không khí hân hoan, nhộn nhịp, thì lễ tảo mộ lại đem lại một chút buồn về phía trước và nhấn mạnh vào đạo lý biết ơn và tôn trọng với việc rải thoi vàng, đốt vàng mã cho người đã khuất. Điều này làm nổi bật truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lòng biết ơn, lòng trung thành tốt đẹp của văn hóa dân tộc.

Thông qua tám câu thơ, tác giả đã thành công trong việc mô tả truyền thống văn hóa lễ hội mùa xuân của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là một phương tiện nghệ thuật sâu sắc: sử dụng ngày hội lớn như một bối cảnh, một tiền đề để miêu tả cuộc gặp gỡ quan trọng giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

Ở sáu câu thơ cuối, qua nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, Nguyễn Du đã mô tả cảm giác kết thúc của ngày hội xuân, mang đậm nỗi buồn xao xuyến trong lòng người. Đó là khung cảnh Thúy Kiều và chị em trở về sau một ngày dài:

Bóng chiều dần buông về phía tây

Chị em dạo bước về đan tay

Đi dọc theo bên bờ tiểu rạch

Lang thang ngắm cảnh thanh bình

Dòng nước uốn quanh nhẹ nhàng

Dòng sông nhỏ cuối dốc bắc

Khung cảnh vẫn mang đậm nét dịu dàng, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về phương tây”. Sự sôi động, hân hoan của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng xen lẫn những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Cảnh vật không gian được thu gọn lại trong bước chân của người trở về, của dòng nước nhỏ và chiếc cầu nho nhỏ.

Những từ như “dịu dàng, tĩnh lặng, thơ thẩn, thanh bình” không chỉ mô tả trạng thái của cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng của con người: lưu luyến, bâng khuâng, hoài niệm hoàn toàn trái ngược với không khí của ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm. Đồng thời truyền đạt vào lòng người đọc cảm giác về một điều sắp xảy ra, như một dấu hiệu cho cuộc gặp gỡ sắp tới giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

Tóm lại, thông qua việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc áp dụng hệ thống từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã mô tả được bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân, lấy cảm xúc của nhân vật. Điều này làm nổi bật tài năng miêu tả tâm trạng con người của Nguyễn Du.

Trong 'Kim Vân Kiều truyện' của Thanh Tâm Tài Nhân, chỉ có một câu dẫn dắt 'một hôm nhằm vào tiết Thanh minh...' để mô tả cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và Kim Trọng. Nguyễn Du đã sử dụng điều này để tạo ra một bức tranh mùa xuân tươi đẹp bằng thơ, với vẻ đẹp độc đáo, phản ánh rõ nét cảnh vật xuân Việt.

Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là minh chứng rõ nét cho tài năng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' của Đại thi hào Nguyễn Du. Dưới bàn tay sáng tạo và tinh tế, cùng với cảm xúc nghệ thuật độc đáo về mùa xuân, Nguyễn Du đã thành công trong việc tái hiện một bức tranh thiên nhiên, lễ hội xuân tươi đẹp, sống động và sâu lắng trong lòng người.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 33)

Đoạn trích này cho thấy tài nghệ miêu tả thiên nhiên xuất sắc của Nguyễn Du. Kết cấu hợp lý theo trình tự thời gian của cuộc du xuân giúp tác giả mô tả toàn bộ bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân một cách tự nhiên.

Bốn câu đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên độc đáo của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én bay ríu rít giữa bầu trời xuân sáng, thảm cỏ non xanh mát của bức tranh xuân được làm đẹp bởi một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc hài hòa, tươi mới của mùa xuân được thể hiện qua từng chi tiết. Tất cả hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống (cỏ non), sảng khoái, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Từ “điểm' làm cho cảnh vật sống động, có hồn, không tĩnh lặng. Trong đoạn thơ này, tác giả không chỉ sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả thời gian và không gian mùa xuân, mà còn sử dụng nhiều từ ngữ phong phú để tạo hình cho cảnh vật.

Tám câu tiếp theo mô tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Một chuỗi từ ghép bao gồm danh từ, động từ, tính từ đã phản ánh không khí rộn ràng, đông đúc, và náo nhiệt của lễ hội: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân (danh từ), sắm sửa, dập dìu (động từ), gần xa, nô nức (tính từ). Cách diễn đạt ẩn dụ “nô nức yến anh'đã vẽ lên hình ảnh của đám đông đang trẩy hội, du xuân sôi động.

Thể hiện qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả mô tả hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội từ xưa. Đó là lễ tảo mộ để tưởng nhớ người đã khuất và hội đạp thanh đi chơi xuân ở quê hương xinh đẹp. Những lễ hội đó thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của phương Đông.

Sáu câu cuối miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều trở về sau cuộc du xuân.

Cảnh vẫn giữ cái dịu dàng, thanh bình của mùa xuân với nắng nhẹ, dòng nước nhỏ, và một cái nhịp cầu bắc ngang. Mọi sự chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về phía tây, bước chân người đi thong thả, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí sôi động, đông đúc của lễ hội đã phai nhạt, dần lắng xuống. Cảnh vật thay đổi theo không gian và thời gian, và cảm nhận của người ta về cảnh này thường được thể hiện qua tâm trạng. Những từ như “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao' không chỉ miêu tả sắc thái của cảnh vật mà còn phản ánh tâm trạng của con người. Từ “nao nao' như một tâm trạng với cảnh vật. Đó là cảm giác uẩn khúc, thấm đượm một nỗi buồn nhẹ nhàng...

Đoạn trích này thể hiện tài năng miêu tả thiên nhiên xuất sắc của Nguyễn Du. Kết cấu hợp lý theo thứ tự thời gian của cuộc du xuân giúp tác giả mô tả toàn bộ bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân một cách tự nhiên.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình, những từ láy gợi hình, tính từ tả màu sắc, từ ghép... Ông kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 34)

Trong nền văn học Việt Nam, “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du xuất hiện như một khúc ca đầy thương xót về thân phận đầy oan khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện qua quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều.

Tuy nhiên, trước khi đặt bước chân vào quãng đời tủi nhục, truân chuyên đó, nàng từng được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình. Trích đoạn “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu “Truyện Kiều” miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh minh là minh chứng tiêu biểu cho điều này.

Thiên nhiên vốn là mảnh đất quen thuộc mà những người nghệ sĩ có thể tập trung bút lực để khai phá và mỗi một nhà thơ lại có những cách miêu tả riêng. Đối với Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân được miêu tả gắn bó với không gian lễ hội. Trước hết, tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sinh động:

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Tiết trời lúc này đã vào tháng ba, những cánh én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh tả thực gợi lên khung cảnh quen thuộc mang đặc trưng của mùa xuân mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trôi chảy ngừng nghỉ của thời gian: “Thời gian thấm thoắt thoi đưa”. Thời gian cứ thế bước đi âm thầm nhưng vội vã, thoáng chốc đã đến tháng ba của mùa xuân – khi mà những ánh “thiều quang” – những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp đua nhau chiếu rọi lên cảnh vật. Trong khung cảnh đó, hai gam màu xanh và trắng xuất hiện:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Không gian mênh mông tràn đầy sức sống và sắc xuân đã được gợi tả thành công qua màu sắc xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn vận dụng khéo léo và tài tình bút pháp chấm phá khi điểm xuyết sắc trắng một vài bông hoa lê, sắc xanh và trắng hòa phối với nhau làm cho bức tranh thiên thêm thanh khiết và nhẹ nhàng. Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã phác họa thành công “cảnh ngày xuân” tràn trề sức sống nhưng vẫn trang nhã, tinh khôi và trong trẻo say đắm lòng người.

Ở tám câu thơ tiếp theo của trích đoạn, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trước hết, những nét sơ lược về ngày lễ đã được phác họa thông qua thời điểm: “trong tiết tháng ba” với hai phần chính “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Và rồi không khí lễ hội mang đậm giá trị truyền thống hiện lên với sự sinh động và đông vui, tấp nập:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Không gian lễ hội có sự tham gia của “yến anh”, “chị em”, “tài tử”, “giai nhân” cùng những hoạt động phong phú, đa dạng như “sắm sửa”, “dập dìu” đã làm nổi bật sự náo nhiệt cùng tâm trạng náo nức của con người. Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ trong sự phối kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn.

Đó là biện pháp ẩn dụ qua “nô nức yến anh” – hình ảnh gợi lên từng đoàn người, hay từng cặp uyên ương sánh bước bên nhau. Đó là phép so sánh “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” để miêu tả dòng người đi trẩy hội tấp nập và đông vui. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả không gian tĩnh lặng của phần “lễ”:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Sự linh thiêng khiến thời gian như tĩnh tại và chùng xuống. Hành động tưởng nhớ đến những người đã khuất đã gợi tả thành công lòng biết ơn đối với quá khứ cùng truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.

Cuối cùng, tác giả Nguyễn Du miêu tả cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về khi hội tan:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh lễ hội kết thúc khi bầu trời đã xế chiều, khung cảnh ngập ánh hoàng hôn khi mặt trời “đã ngả về tây”. Bức tranh thiên nhiên vẫn mang sắc xuân quen thuộc qua những hình ảnh nắng đã nhạt phai, khe nước nhỏ cùng chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Dòng thời gian và nhịp thơ không còn rộn ràng mà chững lại, và khoan thai khi miêu tả mặt trời từ từ lặn xuống ở phía tây, con người ra về cùng bước chân thơ thẩn và dòng nước chậm rãi uốn quanh.

Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ láy như “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, nao nao” để miêu tả cảnh vật, đồng thời cũng là sự vận dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” vô cùng tinh tế và khéo léo; vừa gợi lên sự tĩnh lặng, buồn vắng của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng nuối tiếc, bâng khuâng, lưu luyến của lòng người, đặc biệt là hình ảnh “dòng nước uốn quanh” trong sự “nao nao”. Cảnh vật trong đoạn thơ vì thế cũng phảng phất một nỗi buồn và mang nặng tâm trạng của con người.

Như vậy, thông qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân”, tác giả Nguyễn Du đã miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn trề sức sống cũng như không gian lễ hội tấp nập, đông vui mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được tạo nên bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bút pháp quen thuộc mang đặc trưng của nền văn học trung đại như bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình,….

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 35)

Không chỉ là một nhà văn tài ba trong nghệ thuật tả người, Nguyễn Du còn tỏ ra là người vô cùng xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Bức tranh nào dưới ngòi bút của ông cũng trở nên có hồn, có thần gửi gắm bao cảm xúc của nhân vật. Cảnh ngày xuân được ông mô tả không chỉ đẹp, hài hòa về màu sắc mà còn thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của chị em Thúy Kiều.

Câu thơ khai mạc vẽ lên hình ảnh tuyệt đẹp của mùa xuân:

Ngày xuân, én lượn thong thả
Thiều quang chín chục đã gần bảy mươi.

Những con én lượn xoay trên bầu trời như những chiếc thoi đưa, Nguyễn Du đã chọn lựa hình ảnh sắc nét, đặc sắc. Mùa xuân ở cuối tháng ba, thời điểm tròn đầy, tươi sáng nhất. Không gian đầy ánh sáng, rực rỡ, huy hoàng. Dù niềm vui, hạnh phúc, nhưng cũng có phần nuối tiếc trong lòng chị em Thúy Kiều vì thời gian mùa xuân trôi qua quá nhanh. Hai câu thơ không chỉ báo hiệu mùa xuân đã “ngoài sáu mươi'mà còn thể hiện một mùa xuân ấm áp, ngọt ngào. Trước cảnh đẹp ấy, lòng người không khỏi xao xuyến, vui sướng và cũng có chút buồn về sự chảy trôi của thời gian.

Hai câu thơ tiếp theo, với vài nét bút tinh tế, Nguyễn Du đã tạo ra một bức tranh mùa xuân tuyệt vời:

Cỏ non xanh ngút chân trời
Cành lê trắng tinh khôi đậm một vài bông hoa

Bức tranh rực rỡ màu xanh tươi của cỏ non, màu xanh ấy lan tỏa khắp không gian, kéo dài đến chân trời, thể hiện sức sống mạnh mẽ, tràn đầy của mùa xuân. Nguyễn Du đã “điểm'một vài bông hoa lê vào bức tranh, làm nổi bật cảnh xuân. Hoa lê trắng tinh khôi, dù không miêu tả mùi hương, nhưng có lẽ đọc giả cũng có thể tưởng tượng được hương thơm thanh nhã, dịu dàng, tinh khiết như chính màu sắc của loài hoa đó. Bức tranh sống động, tràn đầy nhựa sống khi sử dụng động từ “điểm”, không chỉ tĩnh như trong thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa'mà còn sinh động. Bức tranh đẹp là sự hòa quyện tinh tế của hai sắc xanh và trắng, mang nét tươi tắn, trong trẻo.

Trong cảnh mùa xuân đẹp đẽ là hình ảnh đoàn người đi chơi hội: “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Tác giả sử dụng tiểu đối cùng với nghệ thuật tách từ “lễ'và “hội'làm hai vế giúp diễn tả hai hoạt động trong hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Câu thơ thể hiện nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc ta, tưởng nhớ công ơn của những người đã mất. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân ta, lối sống ân tình, biết ơn ông cha, tổ tiên. Câu thơ còn khái lược về nét văn hóa khác của dân tộc ta là du xuân đầu năm. Đây là dịp để nam thanh, nữ tú gặp gỡ, thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. Không khí lễ hội tươi vui, náo nhiệt. Tác giả sử dụng liên tiếp các từ hai âm tiết: gần xa, yến anh, chị em,… cùng với từ láy: nô nức, dập dìu,.. để thể hiện tâm trạng vui vẻ của lòng người trong lễ hội mùa xuân. Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh”gợi hình ảnh đoàn người du xuân, cùng với tiếng xôn xao, cuộc trò chuyện, gặp gỡ, làm quen của những đôi uyên ương trong lần đầu gặp gỡ. Không chỉ rộn ràng mà không gian còn vô cùng đông đúc: “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Tám câu thơ này không chỉ khắc họa thành công nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mà còn là không gian cho cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nàng Kiều tuyệt sắc và chàng Kim nho nhã, phong lưu.

Trời dần buông chiều, lễ hội cũng dần kết thúc, chị em Thúy Kiều bước về, không gian hiu quạnh, gợi lên nỗi buồn trong lòng, đặc biệt là trong tâm hồn đa cảm của cô Kiều:

Bước dần theo dòng nước nhỏ
Thăm thẳm phong cảnh bình yên
Xôn xao dòng nước uốn quanh
Cầu nho nhỏ nằm cuối con đường

Hình ảnh “dòng nước nhỏ'“cầu nho nhỏ'tạo ra một không gian nhỏ bé, sâu thẳm, như là mọi thứ đều dần nhỏ đi, mờ nhạt, phảng phất nỗi buồn, nuối tiếc vào lúc hoàng hôn. Trong đoạn thơ này, ba từ láy “xôn xao'“nho nhỏ'“thăm thẳm'vừa tạo hình vừa biểu cảm. Đặc biệt từ “xôn xao'không chỉ mô tả dòng nước mà còn thể hiện tâm trạng xao xuyến, rối bời, đầy cảm xúc của nhân vật. Tất cả những từ này tô điểm cho khung cảnh màu sắc tâm trạng. Đó là cảm giác u buồn, xao xuyến và một chút buồn nhẹ nhàng. Thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du không chỉ miêu tả bức tranh mùa xuân mà còn thể hiện được tâm trạng nhạy cảm, trong sáng của những người con gái.

Để tạo nên thành công cho bức tranh mùa xuân, Nguyễn Du đã sử dụng tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình: không chỉ thể hiện một mùa xuân đẹp, khung cảnh du xuân nhộn nhịp mà còn phản ánh những rung cảm tinh tế, sâu sắc của nhân vật. Ngôn ngữ thơ đa dạng, phong phú: sử dụng các từ láy, từ ghép tạo hình và biểu cảm. Nhịp thơ biến đổi linh hoạt thể hiện được cảm xúc của nhân vật.

Trích đoạn Cảnh ngày xuân đã thể hiện ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du. Bằng những nét chấm phá có hồn, ông đã tạo nên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân rực rỡ, vui tươi trước mắt độc giả. Qua đó, ông cũng thể hiện tầm hồn nhạy cảm, tinh tế của những thiếu nữ, trong đó có cả Thúy Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 36)

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc với truyền thống làm quan kéo dài nhiều đời. Ông là một nhà nho kiệt xuất và cũng là một đại thi hào vĩ đại của văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến trên toàn thế giới. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” miêu tả cảnh ngày xuân và hình ảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân.

“Cảnh ngày xuân” là một bức tranh mùa xuân sống động và đặc sắc với âm thanh, ánh sáng,.. mà Nguyễn Du đã mô tả sinh động trong Truyện Kiều. Ngày xuân ấy được phản ánh qua bức tranh thiên nhiên của tác giả.

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang đã qua sáu mươi ngày

Cỏ non mênh mông đến chân trời

Cành lê trắng rợp một vài bông hoa

Ngày xuân, chim chóc đủ loài đều bay nhảy vui vẻ. Và chim én, biểu tượng của mùa xuân, cũng không tránh khỏi sự nô nức bay lượn. Chim én bay lượn như thoi đưa, tượng trưng cho sự nhanh chóng của mùa xuân. Ngoài ra, Nguyễn Du cũng khéo léo sử dụng từ ngữ như “thiều quang”, “cỏ non”, “cành lê trắng”,... để mô tả cảnh vật một cách sinh động.

Từ những từ ngữ miêu tả đó, Nguyễn Du đã tạo ra một khung cảnh xuân đẹp đến mê mẩn, khiến mọi người mong chờ được thưởng thức. Ánh sáng rực rỡ, bầu trời xanh ngắt, và những bông hoa nhẹ nhàng nhấp nhô. Khung cảnh ấy thực sự làm người ta say mê! Từ đó, hình thành nên một bức tranh của ngày xuân tràn đầy sức sống.

Cảnh thiên nhiên vừa đẹp vừa thơ mộng, đầy sức sống như vậy. Và cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng không kém phần náo nhiệt. Những người tham gia lễ hội nô đùa qua lại tạo nên không khí vui tươi cho tiết thanh minh, không còn lạnh lẽo như nhiều người nghĩ.

“Thanh minh trong tháng ba

Lễ tảo mộ, hội đạp thanh

Đông người, xa gần, yến anh vẫy vùng

Chị em tất bật chuẩn bị để đi chơi xuân

Khi nhắc đến ngày tiết thanh minh, không thể không nhắc đến hai lễ hội: 'tảo mộ', 'đạp thanh'. Hai lễ hội này thể hiện sự nghiêm trang của ngày xuân, đặc biệt là trong tiết thanh minh. Nguyễn Du sử dụng các từ ngữ để mô tả hình ảnh những người tham gia lễ hội di chuyển một cách náo nhiệt và sôi động.

Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng sử dụng từ ngữ 'yến anh' để gợi lên hình ảnh của chim én, loài chim thường xuất hiện vào mùa xuân, bay lượn với nhịp nhàng. Điều này làm nổi bật không khí sôi động và vui vẻ của ngày lễ hội.

“Tài tử, giai nhân dập dìu qua lại

Ngựa xe chạy như nước, áo quần tựa như nêm

Gò đống náo nhiệt kéo lên

Thoi vàng bay giữa vó rơi

Ngày tết đã đến, tài tử, giai nhân dạo chơi rộn rã. Mọi người đều háo hức mong chờ ngày xuân để cùng nhau vui chơi. Đây là phong tục thông thường. Ai cũng muốn trang hoàng cho mình lộng lẫy để tham gia hội xuân, và vì thế Nguyễn Du sử dụng cụm từ 'áo quần như nêm' để miêu tả cách trang phục được mặc.

Mọi người đi lại nhộn nhịp như nêm. Họ không chỉ quan tâm đến việc sắm sửa cho bản thân mà còn tỏ lòng thành đối với người đã khuất bằng cách rải thoi vàng và tiền giấy bay. Điều này thể hiện lòng tôn kính và tâm linh đối với tổ tiên. Nguyễn Du vẽ nên khung cảnh sôi động của lễ hội trong tiết thanh minh, với mọi người đều háo hức và thiên nhiên rạng ngời dưới bầu trời xanh.

Mọi buổi tiệc đều có lúc tan, và cảnh tan tiệc luôn làm người ta cảm thấy hụt hẫng và buồn bã. Phần cuối của đoạn trích mô tả cảnh chị em Thúy Kiều vui vẻ trở về sau một ngày xuân tươi đẹp.

Bóng chiều dần dần về phương tây

Chị em thảnh thơi đi về bên tay

Lang thang dọc theo bờ sông nhỏ

Ngắm người theo dòng cảnh bình yên

Dòng nước quanh co mềm mại

Cầu nhỏ cuối dòng ghềnh bắc ngang.

Sử dụng từ láy 'tà tà' để tạo ra bức tranh chiều tà sâu lắng. Khung cảnh này không chỉ diễn đạt niềm vui mà còn là thời điểm con người háo hức du xuân. Cuối đoạn thơ, Nguyễn Du sử dụng nhiều từ láy như 'thanh thanh', 'nao nao', 'nho nhỏ' để diễn đạt tâm trạng sâu sắc của Thúy Kiều.

Bầu trời mùa xuân phản ánh một sắc màu buồn. Điều này có thể là dấu hiệu của sự dự báo mà Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều, một người phụ nữ đẹp và tài năng nhưng không may mắn trong cuộc sống. Màu sắc 'thanh thanh' được sử dụng để miêu tả tâm trạng buồn bã và u sầu.

'Dòng nước quanh co' cũng đầy cảm xúc, thể hiện sự kết nối giữa thiên nhiên và tâm trạng của Thúy Kiều. Trong khi lễ hội tiết thanh minh rộn ràng với sự sôi động của người qua lại, thì Thúy Kiều vẫn mang trong lòng những lo lắng và suy tư về số phận của mình.

Qua đoạn 'Cảnh ngày xuân', Nguyễn Du đã tỏ ra tài năng trong việc mô tả thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật một cách đặc sắc. Sử dụng từ ngữ sinh động và hình ảnh tạo hình sắc nét, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh ngày xuân sôi động và tươi mới. Điều này đã tạo ra một bức tranh sinh động về thiên nhiên và lễ hội mùa xuân, đồng thời thể hiện được nhiều tâm trạng khác nhau mà Nguyễn Du đã diễn đạt ở đầu tác phẩm Truyện Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 37)

Trong đoạn trích 'Chị em Thúy Kiều', ta thấy tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du khi vẽ nên bức chân dung duyên dáng, sắc tài toàn vẹn của hai chị em Vân - Kiều. Và đến với đoạn trích 'Cảnh ngày xuân', ta lại cảm nhận được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân thấm đượm tâm hồn con người.

Trong đoạn trích 'Cảnh ngày xuân', Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, sống động. Đây là đoạn thơ tiền đề, dẫn dắt hoàn cảnh để rồi trong cuộc du xuân của Kiều, Kim – Kiều đã gặp nhau và tự do đính ước...

Bốn câu thơ mở đầu, với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ đầu vừa gợi lên thời gian, vừa vẽ lên không gian. Mùa xuân như thoi đưa trôi đi nhanh chóng. Chín mươi ngày của mùa xuân đã trôi qua tháng giêng, tháng hai và bước vào tháng ba. Ánh sáng nhẹ nhàng của ngày xuân lan tỏa khắp muôn nơi.

Trên bầu trời cao, đàn én mùa xuân chao nghiêng bay lượn. Dưới chân đất là một thảm cỏ xanh non bát ngát mở rộng ra xa. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân mở ra, bao phủ bởi màu xanh của cỏ lá. Trên thảm cỏ xanh ấy là những bông hoa lê trắng tinh khôi.

Đảo ngữ tô đậm sức trắng của hoa lê trên cỏ xanh mùa xuân. Chỉ trong bốn câu thơ, Nguyễn Du đã tạo ra một bức tranh xuân tươi mới, trong lành, sôi động, phản ánh hơi thở của đất nước trong mùa xuân.

Tám câu thơ tiếp theo, miêu tả cảnh lễ hội trong tiết thanh minh mùa xuân. Hai dòng đầu giới thiệu về hai hoạt động chính của mùa xuân: Lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết tháng ba.

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Lễ tảo mộ là một biểu tượng của đạo lý biết ơn và tri ân tiên tổ, thể hiện qua việc sửa sang mộ của người thân đã khuất. Sau lễ tảo mộ, lễ hội đạp thanh trở thành dịp gặp gỡ, hẹn hò, giao duyên cho trai tài gái sắc. Không khí sôi động và tấp nập của ngày lễ hội mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả sinh động qua các từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Từ ghép (gần xa, yến anh, chị em, ngựa xe, áo quần) kết hợp với các từ láy (nô nức, dập dìu, sắm sửa) tạo ra không khí hội xuân đầy sôi động, rộn ràng. Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” như đoàn người rối bời đi du xuân, náo nức, tình tứ. Hình ảnh so sánh “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm' miêu tả sự tấp nập, rộn ràng của hội xuân.

Tóm lại: Nhờ vào các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, kết hợp với từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, Nguyễn Du đã tái hiện không khí mùa xuân sôi động, tấp nập, tinh tế với sự tham gia của trai tài gái sắc. Trong ngày hội xuân, không chỉ có niềm vui mà còn có những khoảnh khắc lễ tảo mộ:

Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Nếu Hội đạp thanh hiện lên với không khí hết sức vui vẻ, náo nhiệt thì Lễ tảo mộ lại mang một chút bầu không khí buồn và hướng tới đạo lý cao đẹp trong việc rải tro và đốt vàng mã cho người đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn' và tinh thần ân nghĩa, trung hậu của văn hóa dân tộc.

Qua tám câu thơ, tác giả đã thành công trong việc miêu tả truyền thống văn hóa lễ hội mùa xuân của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là một chiêu thuật nghệ thuật sâu sắc của tác giả: sử dụng ngày hội lớn như bối cảnh, tiền đề để mô tả cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình', Nguyễn Du đã tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân với một chút buồn xao xuyến trong lòng người. Đó là khung cảnh chị em Kiều trở về sau cuộc du xuân:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh vẫn giữ nguyên vẻ dịu dàng, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã 'tà tà ngả về phía tây'. Khung cảnh náo nhiệt, phấn khích của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những cảm xúc buồn bã xao xuyến. Cảnh vật không gian đã thu hẹp lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ.

Các từ như 'nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh' không chỉ mô tả cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng, hoàn toàn trái ngược với không khí của ngày lễ hội xuân vào buổi sáng sớm. Đồng thời, chúng gợi cho người đọc cảm giác về một điều sắp xảy ra, như là dự báo cho cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và hai nhân vật trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

Tóm lại, với cách diễn đạt tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng từ ngữ sắc bén, hình ảnh giàu tính biểu cảm, tác giả đã vẽ nên bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân, lấy cảm xúc của nhân vật làm đề tài chính. Điều này thể hiện tài năng miêu tả tâm trạng con người của Nguyễn Du.

Trong 'Kim Vân Kiều truyện' của Thanh Tâm Tài Nhân, chỉ có một câu dẫn dắt 'một hôm nhằm vào tiết Thanh minh...' nhưng Nguyễn Du đã dựa vào đó để vẽ lên một bức tranh xuân tươi sáng bằng thơ, với vẻ đẹp độc đáo, đậm chất xuân của Việt Nam.

Từ đoạn trích 'Cảnh ngày xuân', ta nhận thấy tài năng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' đặc biệt của Đại thi hào Nguyễn Du. Dưới bàn tay sáng tạo, cùng với những rung cảm nghệ thuật đặc biệt về mùa xuân, Nguyễn Du đã thành công trong việc vẽ nên một bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, sống động và sáng sủa, lấy lòng người làm đề tài.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 38)

Tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi số phận truân chuyên, chìm nổi của Thúy Kiều – người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Điều này đã được thể hiện rõ qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân”. Thông qua bốn câu thơ đầu của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được bức tranh mùa xuân hiện lên tươi đẹp, thanh khiết và tràn trề sức sống dưới ngòi bút tài hoa của tác giả.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ở hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã phác họa bức tranh mùa xuân dựa trên hai phương diện về không gian và thời gian. Vào thời điểm tháng ba, những cánh én đua nhau chao liệng trên bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Hình ảnh “con én đưa thoi” còn là một ẩn dụ đặc sắc, khiến bước đi nhanh vội và sự trôi chảy trừu tượng, vô hình của thời gian hiện lên một cách cụ thể như những cánh chim vụt bay đi trên bầu trời, đồng thời gợi liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc trong nền văn học dân gian:

“Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai”

Khung cảnh ngày xuân tiếp tục được làm nổi bật ở sắc màu rực rỡ của những ánh nắng ban mai tháng ba – “thiều quang”. Đây là thời điểm sắc xuân đạt đến độ rực rỡ và tươi sáng nhất nhớ những tia nắng lấp lánh. Như vậy, tác giả đã miêu tả bức tranh thiên nhiên sinh động qua chuyển động của những cánh én và vẻ đẹp của những tia nắng. Dường như ẩn sau bức tranh đó là tâm trạng tiếc nuối của con người trước bước đi của thời gian.

Trên nền không gian đó, một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tiếp tục được phác họa qua những gam màu sắc nổi bật là xanh và trắng:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ của Nguyễn Du gợi lên những câu thơ quen thuộc trong thơ cổ Trung Quốc:

“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”

(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)

Tuy nhiên, nếu hai câu thơ cổ nhấn mạnh sắc thơm của cỏ thì Nguyễn Du chỉ tiếp thu ý thơ và nhấn mạnh vào sắc xanh của cỏ cùng bổ sung vào bức tranh thiên nhiên sắc trắng của hoa lê. Hai gam màu chủ đạo xuất hiện trong mối quan hệ hài hòa qua bút pháp chấm phá. Giữa không gian ngập tràn sắc xanh của cỏ non đến “tận chân trời” xa tít tắp, những cành hoa lê trắng xuất hiện. Nếu như màu xanh non của cỏ làm nổi bật sức xuân và sắc xuân mơn mởn thì sắc trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranh xuân vẻ tinh khôi, thanh khiết.

Đặc biệt, tác giả đã vận dụng linh hoạt biện pháp đảo ngữ, đưa tính từ “trắng” lên trước động từ “điểm” để tái hiện sự sống động của bức tranh xuân, khiến cảnh vật hiện lên trong trạng thái vận động. Như vậy, dù miêu tả không nhiều, nhưng với những đường nét tạo hình mang tính chọn lọc và hết sức mềm mại, hài hòa, đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện thành công một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng và tràn trề sức sống.

Qua những câu thơ trên, chúng ta có thể thấy được tình yêu đối với thiên nhiên, cỏ cây của nhà thơ. Đồng thời, đoạn thơ còn thể hiện tài năng của tác giả Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh, thi liệu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo dựng một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với những sắc màu, đường nét mang đậm tính hội họa.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 39)

Mùa xuân là thời điểm của hoa thơm, cỏ lạ, cũng là mùa của những lễ hội văn hóa dân gian, đã từng được ca ngợi trong thơ của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử... Trong 'Cảnh ngày xuân' của Nguyễn Du, mùa xuân trong lễ hội lại mang đến một sắc thái mới lạ.

Nhìn từ đỉnh đồi cao, mùa xuân hiện ra trước mắt chúng ta như một không gian vô tận, được bao phủ bởi ánh nắng ấm áp của bầu trời. Dù là tháng ba, trời chưa hoàn toàn trong xanh như mùa thu, nhưng đã đủ để làm nổi bật hình ảnh những đàn én đang bay lượn nhộn nhịp:

“Ngày xuân con én vẫy cánh
Nắng vàng chiếu sáng góc phố”

Cánh én vẫy theo làn gió, như thể thời gian mùa xuân trôi đi vô cùng nhanh chóng. Trên nền bầu trời bao la, mùa xuân hiện ra như một bức tranh tuyệt vời, rực rỡ như một tấm thảm hoa:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành mai nở đón bước chân.”

Màu xanh của cỏ tạo nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê, làm cho bức tranh trở nên tinh khôi, nhẹ nhàng và quyến rũ. Nguyễn Du đã sử dụng hai màu chủ đạo một cách đầy tinh tế để miêu tả mùa xuân, một mùa xuân đẹp đẽ và trang nhã. Chúng ta cũng thấy hồn mùa xuân trong thơ của Nguyễn Trãi:

“Cỏ xanh tựa sương bên bến xuân
Rồi mưa rơi nhẹ cả ngàn trời”

Hoặc hình ảnh mùa xuân trên sườn đồi trong bài thơ của Hàn Mặc Tử: “Sóng cỏ xanh tươi như biển đến trời”. Còn đây là cảnh trẩy hội đông vui, sôi động:

“Ngàn người vui vẻ du xuân
Chị em cùng nhau tô điểm mùa xuân
Đàn ông phong trần quý phái
Chiếc xe như sóng biển, trang phục như hoa”

Có bao nhiêu nam nữ, tấp nập, cùng nhau du xuân, từng bước dạo chơi theo nhịp của đám đông, xe cộ xôn xao, trang phục sặc sỡ tươi mới. Sự hứng khởi trong từng từ “ngàn người vui vẻ du xuân” gợi lên hình ảnh của đoàn người đi trẩy hội, vui vẻ nhộn nhịp như chim én bay.

Tuy nhiên, vẻ đẹp và sự lộng lẫy nhất vẫn tồn tại trong những người đàn ông và phụ nữ, họ là linh hồn của bức tranh xuân. Không khí lễ hội được đại thi hào mô tả rất cụ thể và tỉ mỉ. Điều này là một đặc điểm văn hóa lâu đời của người phương Đông. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự “phong lưu” của các cô gái như Thúy Kiều. Bầu trời đã chuyển sang chiều tà, mặt trời đã lặn sau núi:

“Bóng dần, bóng ngả về phía tây
Thúy Kiều lang thang buông bàn tay ra”

Nhịp thơ chậm rãi như những bước chân nhẹ nhàng, giống như nỗi lòng lưu luyến của con người khi buổi hội đã tan rồi. Cảnh vẫn yên bình và nhẹ nhàng, nhưng tất cả đều diễn ra từ từ. Mặt trời dần dần gửi bóng về phía tây, bước chân của con người thì “lơ đãng”, dòng nước uốn khúc nhẹ nhàng. Nhưng không còn không khí hân hoan của lễ hội.

Cảm giác nao nao của dòng nước hay chính là sự bối rối, xao xuyến của dòng người. Rõ ràng cảnh mùa xuân vào lúc hoàng hôn đã mang một tâm trạng đặc biệt. Đại thi hào có vẻ như đang cảm nhận trước một điều gì đó sắp xảy ra. Chỉ còn vài phút nữa thôi, Kiều sẽ đến mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng Kim Trọng, người thơ trai đẹp trai.

Bằng sự quan sát sắc bén, và sự nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ, cùng với việc sử dụng từ ngữ hình ảnh sống động, Nguyễn Du đã dùng tất cả sức mạnh và lòng nhiệt thành để vẽ lên một bức tranh về mùa xuân đẹp, sâu lắng và độc đáo. Tình yêu của con người với thiên nhiên và quê hương đã truyền cảm hứng cho ông, giúp ông sáng tạo với cuộc sống, và lưu giữ trong văn học Việt Nam một bức tranh mùa xuân đặc biệt.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 40)

Khi nhắc đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều, không thể không nhớ đến sức sáng tạo của nhà thơ trong việc miêu tả cảnh ngày xuân.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du mô tả một bức tranh thiên nhiên cảnh xuân một cách sống động:

'Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi'

Bằng những từ ngữ tinh tế, Nguyễn Du đã khắc họa được vẻ đẹp của mùa xuân, với ánh sáng rực rỡ và cảm xúc tràn đầy.

Thiều quang thể hiện ánh sáng ấm áp của mùa xuân, đem lại cảm giác êm đềm và ấm áp cho con người.

'Cỏ non xanh bao la tận chân trời

Cành lê trắng tinh khôi điểm một vài bông hoa'

Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, mang lại hy vọng cho một năm mới thịnh vượng và thành công. Cây cỏ xanh tươi, đầy sức sống, hoa lá rực rỡ khoe sắc. Bức tranh thiên nhiên nay đẹp ngút ngàn màu xanh, một màu xanh của sự sống mở rộng đến tận chân trời.

Trên nền bức tranh tuyệt vời đó, nhấn nhá một vài bông hoa lê trắng, thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong miêu tả. Qua bốn câu thơ đầu, Nguyễn Du đã mở ra một thế giới thiên nhiên tươi đẹp, kết hợp với cảm xúc sâu lắng của con người khi đối diện với vẻ đẹp của mùa xuân.

'Trong tiết thanh minh của tháng ba

Lễ là để tảo mộ, hội là để đạp thanh'

Trong ngày thanh minh đầu tiên của tháng ba, mọi người tụ họp để đi tảo mộ và thắp hương cho người đã khuất. Điều này thể hiện sự trân trọng và ghi nhớ của dân tộc đối với tổ tiên. Cùng với việc tảo mộ, ngày hội mùa xuân cũng là dịp để mọi người vui chơi, tận hưởng không khí rộn ràng của mùa xuân.

'Hào hứng khắp nơi, mọi người đi chơi hội'

Bạn bè cùng nhau chuẩn bị để đi vui chơi xuân

Thượng lưu và phụ nữ xinh đẹp

Phong cảnh nhộn nhịp, đồng thời phức tạp như nước, áo quần như nêm

Trong bốn câu thơ này, nhà thơ tạo ra một bức tranh sôi động, rực rỡ của lễ hội. Mọi người đều hào hứng và tưng bừng như chim yến bay, chim oanh hót, tất cả như hòa vào một không khí sôi động. Việc chuẩn bị và tưng bừng tham gia các hoạt động vui tươi như sắm sửa, dập dìu thể hiện tinh thần hăng hái của con người trong ngày hội.

Khung cảnh đông đúc đến mức nhà thơ so sánh ngựa xe như nước, áo quần như nêm. Các thanh niên, thiếu nữ trẻ tuổi giống như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân là tâm điểm của lễ hội. Họ tay trong tay, tươi vui và háo hức trước vẻ đẹp của mùa xuân, thể hiện sự sôi động và hy vọng trước cuộc sống mới.

'Khắp nơi đều nhộn nhịp, đám đông kéo lên'

'Tiền giấy bay, thoi vàng vụn rơi'

Họ đốt giấy vàng để cúng dường cho người đã khuất, hi vọng họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia. Hai câu thơ cuối làm ngợp lên tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi lễ hội kết thúc:

'Bóng hoàng hôn ngả về phương tây

Chị em dạo bước thong thả về nhà'

Mọi cuộc vui đều phải kết thúc, khi đó mọi người phải trở về với cuộc sống hàng ngày của họ. Chị em Thúy Kiều cũng vậy, khi hoàng hôn buông xuống, bóng tối phủ kín, họ phải trở về nhà. Mặc dù bức tranh hoàng hôn được miêu tả rất đẹp nhưng cũng mang theo nỗi buồn của sự chấm dứt. Hình ảnh chị em Kiều dạo bước về nhà thể hiện sự nuối tiếc, buồn bã khi chứng kiến sự kết thúc của lễ hội mùa xuân. Đặc biệt, trong tâm trạng đa cảm của Kiều, bức tranh hoàng hôn kết thúc càng trở nên buồn bã hơn:

'Bước dần theo con đường nhỏ xuyên qua cánh đồng xanh biếc

Mỗi bước dạo chân, ngắm cảnh thiên nhiên bao la, thanh thanh

'Dòng nước uốn quanh như muốn nói lên điều gì'

'Ở cuối con suối nhỏ có một cầu nho nhỏ'

Những vật thể dần trở nên nhỏ bé hơn, không gian thu hẹp cũng là dấu hiệu của việc bức tranh thiên nhiên mùa xuân đang kết thúc. Ba câu cuối cùng của đoạn trích sử dụng từ ngữ 'thanh thanh', 'nao nao', 'nhỏ nhỏ', tạo ra một bức tranh tự nhiên trầm lắng, không còn sự sống động như ở đầu bài thơ.

Điều này cũng phản ánh tâm trạng của Thúy Kiều, sau niềm vui, nàng không biết điều gì đang chờ đợi phía trước. Bốn câu thơ cũng như dự cảm không được tốt lành của Kiều về cuộc sống sau này, có lẽ 'dịp cầu nho nhỏ' bắc ngang có thể là dấu hiệu của cuộc đời Kiều sẽ rẽ sang một hướng khác? Qua đó, ta thấy được tài năng miêu tả cũng như khắc họa tâm trạng của nhân vật thông qua cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân - mẫu 9 ngắn gọn nhưng rất đầy đủ, vừa mô tả cảnh vật vừa tả tâm trạng nhân vật một cách khéo léo. Đây là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, gợi mở sự tò mò của người đọc về cuộc sống tiếp theo của Thúy Kiều.

Trẻ em vẽ nguệch ngoạc, Vẽ tranh, Nghệ thuật

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 41)

Nguyễn Du sinh vào năm 1820, là một con người gốc Tiên Điền, Hà Tĩnh. Là con của một gia đình truyền thống văn học, Nguyễn Du thừa hưởng tài năng văn chương từ gia đình, kết hợp với lòng yêu thương con người, tạo nên sự nhân ái đặc biệt trong thơ của ông. Sống trong thời đại loạn lạc, trải qua nhiều nơi và trải nghiệm cuộc sống của người dân, ông hiểu rõ hơn bất kỳ ai về những khó khăn và đau đớn mà họ phải chịu đựng. Do đó, tâm hồn ông luôn hướng về những người gặp khó khăn, đau buồn và ông dành cho họ tình yêu và sự đồng cảm sâu sắc.

Truyện Kiều là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, mô tả cuộc đời và số phận của cô gái tài năng Thúy Kiều, không chỉ xuất sắc trong việc mô tả nhân vật và số phận của Kiều mà Nguyễn Du còn có khả năng miêu tả thiên nhiên tuyệt vời, điều này được thấy rõ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Không chỉ thành công trong việc mô tả nhân vật, Nguyễn Du còn mang lại cho chúng ta những câu thơ tuyệt vời về thiên nhiên, đẹp và êm đềm. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn mô tả thiên nhiên mượt mà và hấp dẫn nhất trong tác phẩm. “Cảnh ngày xuân” đặt sau phần miêu tả Thúy Kiều, bắt đầu bằng bốn câu thơ trôi chảy giới thiệu về mùa xuân:

'Con én đưa thời vào xuân
Thiều quang chín chục đến sáu mươi
Cỏ non xanh ngát chân trời
Cành lê trắng rụng vài bông hoa”

Nếu khi hè sang, tiếng ve kêu phượng rực, đông qua có tuyết trắng, cây bàng khô héo, thì khi mùa xuân về, cánh én đậu đầu nghiêng. Chim én chính là biểu tượng của mùa xuân, biểu tượng của bầu trời trong những ngày xuân. Lúc này, trời trải rộng mây xanh, có ánh sáng đẹp mắt, tươi sáng và ấm áp, cùng cánh én lượn bay giữa không gian.

'Cỏ non mướt xanh đến tận chân trời
Cành lê trắng rụng vài bông hoa'

Những bãi cỏ non mướt mải mướt kéo dài như những thảm, xa xa nhìn tới 'chân trời' mở ra một không gian rộng lớn, màu xanh tràn đầy sức sống mới, mang theo hy vọng của sự an bình, của may mắn và niềm thương. Nếu trên bầu trời có bóng dáng những nàng chim én yêu kiều thì dưới bầu trời cỏ non xanh mát mẻ, bát ngát.

Và ở đây, hoa lê trắng tinh khôi, được đặc trưng tự nhiên và hài hòa trên nền xanh của lá, sắc trắng của hoa lê toát lên vẻ gợi cảm và quyến rũ, thu hút. Trong thơ cổ Trung Quốc cũng có những câu thơ diễn đạt mùa xuân tháng ba bằng những câu thơ tuyệt vời: 'Mỗi cánh hoa lê rơi đều chỉ đẹp một cách tinh tế'.

Trong tác phẩm này, Nguyễn Du đã sáng tạo một cách đầy sức sống để mô tả vẻ đẹp xuân của dân tộc, vẻ đẹp xuân của Việt Nam, thiên nhiên với linh hồn của đất nước. Nếu thơ cổ thường diễn đạt mùa xuân qua hương vị, đường nét, thì trong thơ Nguyễn Du, mùa xuân không chỉ có màu sắc, đường nét mà còn là nhịp điệu nhẹ nhàng, tinh tế của những cánh hoa lê thông qua kỹ thuật đảo ngữ, từ 'điểm' được đẩy lên trước từ 'trắng', khiến cho hoa lê như đang nở rộ trong không khí mùa xuân.

Có thể thấy, chỉ với bốn câu thơ ấy, Nguyễn Du đã tạo ra một bức tranh, vừa phóng khoáng, thanh bình mà còn sinh động, tươi sáng. Dường như, trái tim mọi người cũng đang êm đềm, hạnh phúc ngập tràn khi thưởng ngoạn vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên vào thời điểm này.

Mùa xuân là thời khắc của niềm vui sum họp, của những cuộc đi chơi, những lễ hội rộn ràng. Ở Việt Nam, vào mùa tháng ba âm lịch, có lễ hội đạp thanh, tảo mộ truyền thống. Nguyễn Du đã tái hiện lại bức tranh của lễ hội này qua những câu thơ:

'Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'

Lễ hội đạp thanh là nơi mọi người tham gia vào cuộc vui xuân, đặc biệt là những thanh niên, cô gái đang ở tuổi thanh xuân, đó là những ngày vui tràn ngập hạnh phúc. Lễ tảo mộ là dịp mọi người trong gia đình quay về, cùng nhau làm sạch mộ ông bà, thắp những ngọn nến trên mộ để tưởng nhớ những người đã khuất như một sự biết ơn, tri ân sâu sắc. Nguyễn Du bằng sự nhạy cảm, đã tái hiện lại hình ảnh của lễ hội này qua những câu thơ tiếp theo:

“Gần xa đông người vui vẻ
Bạn bè chuẩn bị đi dạo xuân
Con đường rộn ràng bước chân
Xe ngựa tung bay, người đi như nước”

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ được biểu hiện thông qua việc kết hợp linh hoạt các tính từ và danh từ ghép để tạo ra hình ảnh về một buổi hội vui tươi, phấn khích và háo hức. Mỗi 'chị em' đều trang trí cho mình những bộ trang phục tuyệt đẹp để tham dự hội, mọi người từ gần xa náo nức, cùng nhau đi chơi, hẹn hò, trên con đường nhộn nhịp như những 'ngựa xe' đông đúc, trên những bộ quần áo lộng lẫy, họ vui mừng như đàn chim bay về nơi sum họp vui vẻ.

Và đây, ta có thể thấy hình ảnh của những chị em, cũng như nàng Kiều tuyệt sắc, họ đều đắm chìm trong niềm vui và sức sống của tuổi trẻ, của vẻ đẹp thanh xuân vào thời điểm này. Sau phần vui chơi là phần lễ trang trọng, thiêng liêng:

'Đống cỏ nghiêng, thả lá vờn
Vàng phôi rơi, giấy trắng trời bay'

Đứng trước tâm hồn của những người đã ra đi, lòng người không khỏi bồi hồi, nhớ nhung, những 'đống cỏ nghiêng' sâu thẳm trong tâm hồn. Nhịp thơ chậm rãi buồn như để thể hiện sự chia sẻ, nỗi niềm của những người sống trên trần gian vẫn luôn cầu nguyện, hy vọng những điều tốt đẹp nhất đến với tổ tiên.

Rồi mỗi cuộc vui cũng đến lúc phải kết thúc, mỗi cuộc gặp gỡ đều có lúc chia ly, nhưng bình minh vui tươi sẽ về, những tiếng cười, niềm vui đã tan vào hoàng hôn, mọi người phải rời xa với nỗi tiếc nuối, nỗi buồn trong lòng:

'Bóng chiều dài trải về phía tây,
Chị em lang thang tay vẫy theo về
Bước chậm bên bờ con khe tiểu
Chiêm ngưỡng phong cảnh thoáng thanh thanh
Dòng nước uốn khúc xanh quanh
Chiều tà góc nhỏ cuối con dốc nghiêng'

Khi ánh chiều tàn, lòng người thường dần trầm lặng. Nếu không gian xuân ban đầu mở rộng, tươi vui thì vào thời khắc này, không gian dường như thu hẹp lại, cảnh vật yên bình nhưng mang nỗi buồn nhẹ nhàng. Chị em Kiều lang thang về, lòng còn lưu luyến với cuộc vui đã qua.

Cảnh xuân buổi chiều trở nên dịu dàng, yên bình nhưng không phô trương và sống động như trước. Những từ 'nho nhỏ', 'thanh thanh', 'nao nao' càng làm tăng cảm giác tiếc nuối và lưu luyến. Ở đoạn kết này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật 'tả cảnh ngụ tình' một cách độc đáo, màu sắc tâm trạng, thấu hiểu cảm xúc của người nghe.

Thơ không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng tâm trạng. Thơ không chỉ nói lên giấc mơ, mà còn thể hiện khát vọng, ước mơ của người sáng tác. Đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' thể hiện tài năng nhạy bén, tinh tế của Nguyễn Du - một thi sĩ vĩ đại của dân tộc.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 42)

Truyện Kiều, một kiệt tác của văn học Việt Nam, được biết đến rộng rãi. Đoạn trích Cảnh ngày xuân thường được sử dụng trong giáo trình học cấp hai và cấp ba để giới thiệu với học sinh. Đây là một phần quan trọng của tác phẩm.

Đoạn trích này ở phần đầu của tác phẩm, tập trung vào việc mô tả cảnh vật. Cảnh ngày xuân được miêu tả từ câu thơ thứ 39 đến câu thứ 56 trong Truyện Kiều. Trong bài thơ, có sự nô nức của nam thanh nữ tú đi du xuân, nhưng tâm điểm chính là chị em Thúy Kiều. Đoạn đầu tiên của trích đoạn là:

“Con én đưa thoi vào ngày xuân,

Thiều quang đã chín chục trên sáu mươi,

Cỏ non xanh mướt tận chân trời.

Cành hoa lê trắng chấm điểm một vài bông hoa

Bằng bút pháp đặc trưng của văn học cổ, Nguyễn Du đã mô tả một bức tranh mùa xuân phong phú, đa dạng với sắc màu rực rỡ. Mùa xuân mang theo những đàn én quay trở sau thời gian tránh lạnh của mùa đông. Ánh nắng xuân mang lại sự ấm áp, tươi mới để tan đi bớt bức bối của mùa đông.

Trên mặt đất, thảm cỏ non lan tỏa và được thêm điểm nhấn bởi những cành hoa lê trắng. Khung cảnh rực rỡ và lãng mạn đến độ người ta có thể tưởng tượng được. Sự hòa quyện của màu sắc từ nắng, đàn én và hoa cỏ tạo nên một bức tranh hài hòa, đẹp mắt cho cảnh vật. Thiên nhiên rực rỡ dưới ánh nắng xuân, trong một mùa xuân đang chớm nở.

Sau khi mô tả cảnh xuân, nhà thơ miêu tả tiếp cảnh lễ hội trong ngày Thanh Minh:

“Thanh Minh trong tháng Ba

Lễ tảo mộ, hội đạp thanh

Khắp nơi, mọi người nô nức đi chơi

Chị em chuẩn bị trang phục đi chơi xuân

Lang thang quanh coi trai gái xuất thân

Ngựa xe như nước, áo quần lấp lánh

Đống gò đất chồng chất lên

Thỏi vàng vụn vặt bay rơi như tiền giấy

Qua đoạn thơ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hai hoạt động chính trong lễ hội mùa xuân là tảo mộ và đạp thanh. Tảo mộ là một phong tục truyền thống của dân tộc, vào dịp Thanh Minh, mọi người đi dọn dẹp mộ của tổ tiên và người thân đã qua đời, rồi rắc thỏi vàng hoặc tiền giấy để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ.

Nhưng bên cạnh đó, trong không khí mùa xuân tươi vui, cũng là thời điểm của các lễ hội và các hoạt động giải trí. Nhiều thanh niên trẻ tuổi chưa lập gia đình đi chơi xuân, hy vọng tìm được tình yêu thương cho riêng mình.

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ miêu tả để tạo ra bức tranh sôi động, nhộn nhịp của ngày Thanh Minh. Trong đám đông đông đúc, có chị em, người tài tử, giai nhân cùng với những chiếc ngựa, trang phục được chuẩn bị kỹ lưỡng. Và giữa dòng người đông đúc ấy, có ba chị em Thúy Kiều mà Nguyễn Du đặc biệt chú ý và mô tả. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ trang điểm đi chơi xuân” chính là sự ẩn chứa cho việc họ xuất hiện trong sáu câu thơ cuối:

“Tà tà bóng ngả về phía tây

Chị em thảnh thơi dang tay ra về

Bước dần theo dòng nước nhỏ

Lần xem phong cảnh thanh bình

Những dòng nước uốn khúc quanh

Nhịp cầu nhỏ ở cuối con đường bắc ngang”

Trong bài thơ Cảnh ngày xuân, mặc dù không nhắc đến trực tiếp tên Thúy Kiều, nhưng vẫn có thể cảm nhận được cảnh đi dạo xuân của ba chị em. Cuộc gặp gỡ này mở đầu cho cuộc đời của Thúy Kiều trong phần “gặp gỡ”.

Tâm trạng của hai chị em thay đổi từ niềm vui khi đi chơi sang sự lặng lẽ khi trở về. Không còn đông người và không khí cũng trở nên yên bình hơn.

Bằng cách sử dụng ngôn từ sinh động và hình ảnh sống động, bức tranh về cảnh ngày xuân trở nên hấp dẫn và đẹp mắt.

Cuộc dạo chơi xuân của ba chị em được miêu tả trong tiết Thanh minh. Bức tranh về mùa xuân được khắc họa rất sống động và sinh động.

Nguyễn Du đã thành công trong việc diễn đạt vẻ đẹp của mùa xuân thông qua cảnh Én bay và cỏ non xanh mướt.

Với chỉ hai câu, Nguyễn Du đã thể hiện được vẻ đẹp tinh tế của mùa xuân thông qua cỏ non và hoa lê trắng.

Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh lễ hội một cách sinh động và chân thực.

Trong tiết Thanh minh của tháng ba,

Lễ Thanh minh là dịp để tảo mộ và tham gia các hoạt động tâm linh.

Khắp nơi đều sôi động với người đi tảo mộ.

Chị em chuẩn bị trang phục mới để dạo chơi xuân.

Cảnh tài tử và mỹ nhân đi lại như nước chảy trong lễ Thanh minh.

Cảnh gò đống chất đầy người kéo lên tảo mộ cũng là điều không thể thiếu trong ngày này.

Mọi người bận rộn kéo gò đống lên tảo mộ.

Trong tiết Thanh minh của tháng ba, trời quang đãng và khí trời mát mẻ, làm cho cỏ cây, hoa lá trở nên tươi tốt.

Trong ngày Thanh minh, mọi người đi tảo mộ để tưởng nhớ và biểu dương lòng biết ơn đối với người đã khuất.

Lễ hội mùa xuân đầy rằng rịt, với nam thanh, nữ tú, tài tử, và giai nhân từ khắp nơi đổ về, tạo nên cảnh vật nhộn nhịp, tấp nập.

Quanh các ngôi mộ, người ta rắc vàng thoi, bạc giấy, bày cỗ và thắp nến, đốt nhang khấn vái, tạo ra không khí trang trọng và thiêng liêng.

Bước chân của chị em Thuý Kiều về phía tây, đan tay nhau thả bước dưới bóng tà dần nhấp nhô trên tiểu khê.

Hình ảnh chị em Thúy Kiều bước đi thong thả, đan tay nhau, dần dần biến mất trong bóng tà.

Dọc theo con đường nhỏ, chân bước nhẹ nhàng theo dòng nước nhỏ, chị em Kiều tiến về phía tây.

Lần nhìn ngắm phong cảnh, cỏ xanh mướt trải dài mênh mang.

Dòng nước uốn quanh như một dải lụa xanh mát.

Góc cầu nhỏ nhoi cuối con đường uốn quanh dọc bên sườn đồi.

Khung cảnh chiều xuân vẫn đọng lại vẻ thanh tú, êm đềm: ánh nắng nhạt, dòng suối trong veo, và một chiếc cầu nhỏ nằm bắc ngang ở cuối con suối.

Môi trường yên bình dần trở nên im lặng. Sự nhộn nhịp, sôi động của lễ hội dường như đã tan biến. Từ những từ như tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao không chỉ mô tả cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng của con người.

Dòng nước uốn quanh đã dẫn Kiều đến nơi nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên và sau đó, cô sẽ gặp gỡ chàng thư sinh Kim Trọng với vẻ ngoài tài tử.

Nguyễn Du đã kết hợp một cách khéo léo giữa việc kể chuyện và miêu tả cảnh vật, sử dụng ngôn từ phong phú để tái hiện cảnh ngày xuân một cách sống động. Phong cách tả cảnh ngụ tình của ông cũng phản ánh được tâm trạng của nhân vật mà ông muốn thể hiện.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 43)

Nguyễn Du, một danh nhân văn học của dân tộc, để lại di sản văn chương to lớn cho Việt Nam. Trong số đó, truyện Kiều được xem là tác phẩm vĩ đại nhất, kể về cuộc đời của nàng Kiều - người phụ nữ với vẻ đẹp và số phận bi thương. Trích đoạn về cảnh xuân là một phần nổi bật, vừa mô tả tài năng của tác giả trong việc tả cảnh, vừa mở ra những chi tiết quan trọng về cuộc đời của Thúy Kiều.

Trích đoạn ở đầu tác phẩm, sau khi giới thiệu về gia đình và miêu tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả mô tả về cảnh xuân, hai chị em tham gia lễ hội và môi trường rộn ràng, vui tươi của lễ hội. Bốn câu thơ đầu tiên tả về cảnh vật của mùa xuân:

'Ngày xuân, én vẫy cánh lướt bay
Bầu trời sáng rực, đã hơn sáu mươi mùa
Thảm cỏ non mênh mang chân trời
Hoa lê trắng tinh khôi tô điểm xanh mướt”

Hai câu đầu tiên nhấn mạnh vào thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chiều ngày xuân, én vẫy cánh lướt bay” không chỉ tạo ra bức tranh ấm áp về mùa xuân, mà còn thể hiện sự trôi chảy của thời gian, như con thoi xoay quanh khiến vải. Mùa xuân kéo dài ba tháng, và hiện tại là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những chú én vẫn bay lượn giữa bầu trời rộng lớn.

Hai câu thơ sau tạo ra một bức tranh đẹp mắt về cảnh sắc mùa xuân với sự hòa quyện. Thảm cỏ non trải dài đến chân trời tạo nên nền tảng cho bức tranh xuân tươi sáng vô tận. Trên nền xanh mát ấy, những bông hoa lê trắng tinh khôi như điểm nhấn cho mùa xuân.”

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ 'trắng' lên trước từ 'điểm' để mô tả vẻ đẹp tinh khôi của hoa xuân. Mùa xuân hiện ra với không gian rộng lớn, cảnh vật sống động và tươi mới. Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngổn ngang, gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Vào ngày Thanh Minh, mùa xuân trong lành, người ta đi tảo mộ để tưởng nhớ và sửa sang mộ phần. Đây cũng là dịp để tham gia các hoạt động lễ hội, gặp gỡ bạn bè sau một năm làm việc. Những câu thơ này của Nguyễn Du gợi lên không khí sôi động, vui tươi của lễ hội.

Hình ảnh những người tham gia hội xuân với các từ ngữ như 'yến anh, chị em, tài tử giai nhân' cùng với các tính từ như 'nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu' tạo ra một cảnh vật sôi động và trẻ trung.

Cụm từ 'nô nức yến anh' và 'ngựa xe như nước, áo quần như nêm' mô tả cảnh vật sôi động, người tham gia hội nối tiếp nhau như dòng nước, mặc những bộ trang phục đẹp đẽ. Trong lễ tảo mộ, việc rắc vàng và tiền giấy để tưởng nhớ người đã khuất tạo ra cảnh tượng đẹp mắt.

Tám câu thơ đã mô tả cảnh lễ hội trong ngày Thanh Minh, vừa giữ được truyền thống văn hóa xa xưa, vừa tạo ra bức tranh tươi sáng của ngày hội. Sáu câu thơ sau tập trung vào việc miêu tả hoạt động chơi xuân của chị em Thúy Kiều:

Tà tà, bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn, dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Buổi chiều, ánh nắng từ từ tắt về phía Tây. Ngày lễ hội đã kết thúc, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau về. Cảnh chiều xuân được miêu tả một cách dịu dàng, thanh bình: nắng chiều tan tác, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước. Mọi hoạt động trở nên chậm rãi, như bước chân mượt mà, thanh thản.

Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã có một chút màu sắc của nỗi buồn, một cảm xúc thấp thỏm sau những niềm vui. Nhưng những từ 'tà tà', 'thanh thanh' không chỉ mô tả vẻ đẹp của cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng của con người.

Từ 'nao nao' gợi lên một chút buồn bã, một cảm xúc mà chỉ con người có thể hiểu được. Có vẻ như câu thơ này là một dự cảm cho những sự kiện sắp xảy ra, khi nàng Kiều gặp chàng Kim Trọng và những biến cố sắp tới trong cuộc đời của nàng. Có lẽ vì vậy, tác giả cảm thấy nao lòng, tiếc nuối cho số phận của nàng Kiều.

Bằng bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ tinh tế, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người hòa quyện vào khung cảnh tươi sáng, náo nhiệt đó. Người đọc cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện ra với vẻ đẹp trong sáng, tươi mới, là sự giao hòa hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 44)

Nguyễn Du không chỉ là một nhà văn xuất sắc trong việc miêu tả con người mà còn là một người nghệ sĩ vĩ đại trong việc miêu tả thiên nhiên. Dưới bàn tay của ông, bức tranh nào cũng trở nên sống động, gửi gắm cảm xúc của nhân vật. Cảnh ngày xuân cũng không phải là ngoại lệ, nó không chỉ đẹp mắt, hài hòa về màu sắc mà còn thể hiện sự đa dạng của tình cảm của chị em Thúy Kiều.

Câu thơ mở đầu mô tả khung cảnh mùa xuân tuyệt vời:

Con én đưa thoi trong ngày xuân

Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi.

Những cánh én bay chao đảo trên bầu trời như những chiếc thoi, Nguyễn Du đã chọn hình ảnh rất đặc sắc, tiêu biểu. Lúc này, mùa xuân đã đến cuối tháng ba, đỉnh cao, rực rỡ, đẹp nhất. Đó là không gian đầy ánh sáng, lấp lánh, tràn đầy huy hoàng.

Tuy vui mừng nhưng chị em Thúy Kiều cũng cảm thấy nuối tiếc về sự chóng vánh của thời gian mùa xuân. Hai câu thơ tiếp theo không chỉ thông báo mùa xuân đã 'ngoài sáu mươi' mà còn tôn vinh vẻ đẹp của nó.

Cỏ non xanh trải dài đến chân trời

Cành lê trắng tinh tế như vài bông hoa

Bức tranh rực rỡ màu xanh tươi non của cỏ, mở ra một không gian tràn đầy sức sống, kéo dài đến tận chân trời, thể hiện mạnh mẽ nét sinh động của mùa xuân. Nguyễn Du kết thúc bức tranh đó bằng việc 'điểm' một vài bông hoa lê, tạo điểm nhấn cho sự tươi mới của mùa xuân.

Hoa lê trắng tinh khôi không chỉ tạo ra hình ảnh đẹp mắt mà còn gợi lên hương thơm dịu dàng, tinh khiết. Bằng cách sử dụng động từ 'điểm', Nguyễn Du đã làm cho bức tranh trở nên sống động, đầy sức sống.

Bức tranh đẹp là sự hòa quyện tinh tế giữa màu xanh và trắng, tạo ra không gian tươi mới và trong lành. Thơ 'Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh' vinh danh truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng người đã khuất.

Nguyễn Du cũng tóm tắt về văn hóa du xuân và không khí vui vẻ, náo nhiệt của lễ hội mùa xuân. Việc sử dụng từ ngữ như 'nô nức' và 'dập dìu' làm nổi bật tâm trạng sôi động của mọi người trong dịp này.

Ẩn dụ 'nô nức yến anh' tạo ra hình ảnh nhộn nhịp của đoàn người đi du xuân, cũng như gợi lên không khí sôi động và sự háo hức của những đôi uyên ương trong cuộc gặp gỡ đầu tiên.

Không chỉ rộn ràng mà không gian còn đông đúc với hình ảnh 'Ngựa xe như nước, áo quần như nêm'. Qua đó, Nguyễn Du đã thành công trong việc diễn đạt văn hóa và tạo ra không gian cho cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Kiều và Kim.

Bức tranh mùa xuân tươi vui, sôi động và tràn ngập sinh khí được thể hiện một cách sinh động và tinh tế qua ngòi bút của Nguyễn Du.

Trời đã bắt đầu buông tà, lễ hội cũng dần kết thúc, chị em Thúy Kiều buồn bã rời khỏi, không gian trở nên hiu quạnh, đầy nỗi buồn trong lòng, đặc biệt là trong tâm hồn đa sầu, đa cảm của cô Kiều:

Bước dần theo dòng suối nhỏ

Ngắm phong cảnh thanh bình

Nước trong suối uốn quanh

Dạo bước cuối con đường nhỏ bên bờ sông

Hình ảnh của 'dòng suối nhỏ' và 'con đường nhỏ' tái hiện một không gian nhỏ bé, sâu thẳm, phản ánh nỗi buồn tiếc nuối khi ngày đã kết thúc. Bằng cách sử dụng các từ láy 'thanh bình', 'nước trong suối uốn quanh', tác giả thể hiện cảm xúc sâu lắng và tinh tế trong tâm trạng của nhân vật.

Đặc biệt, từ 'uốn quanh' không chỉ mô tả dòng nước mà còn thể hiện tâm trạng xao lòng, bồi hồi, đầy cảm xúc của nhân vật. Tất cả các từ này làm cho bức tranh cảnh tượng trở nên phong phú về tâm trạng, với sự xao lòng, nuối tiếc và nỗi buồn nhẹ nhàng. Qua việc miêu tả cảnh vật, Nguyễn Du đã thành công trong việc diễn đạt tâm hồn nhạy cảm và trong sáng của các nhân vật.

Để tạo thành công cho bức tranh mùa xuân, Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng bút pháp tả cảnh và tả cảm xúc: không chỉ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân và không khí sôi động của lễ hội mà còn thể hiện sâu sắc những cảm xúc của nhân vật. Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng: sử dụng các từ láy và từ ghép để tạo hình và biểu cảm. Nhịp thơ linh hoạt biểu hiện được tâm trạng của nhân vật.

Trích đoạn Cảnh ngày xuân cho thấy tài nghệ thuật của Nguyễn Du. Bằng những nét bút tinh tế, ông đã tái hiện trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân rực rỡ, vui tươi. Đồng thời, nó cũng thể hiện tầm hồn nhạy cảm, tinh tế của các nhân vật, đặc biệt là Thúy Kiều.

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 45)

Trong văn học Việt Nam, 'Truyện Kiều' của đại thi hào Nguyễn Du là một bức tranh đầy cảm xúc về thân phận đầy oan trái của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này được thể hiện qua mười lăm năm đầy gian nan của Thúy Kiều. Tuy nhiên, trước khi bước vào cuộc sống bi đắng, nàng đã từng trải qua những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bên gia đình thân thương.

Trích đoạn 'Cảnh ngày xuân' ở phần đầu 'Truyện Kiều' mô tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh Minh là minh chứng rõ nét cho điều này. Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn kiệt của những người nghệ sĩ. Với Nguyễn Du, bức tranh cảnh ngày xuân được gắn liền với không gian lễ hội. Tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sống động:

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi'

Giờ này trời đã bước vào tháng ba, những con én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh thực tế gợi lên khung cảnh quen thuộc của mùa xuân mà còn mang ý nghĩa biểu tượng về sự trôi chảy không ngừng của thời gian: 'Thời gian thấm thoắt thoi đưa'. Thời gian vẫn luôn đi một cách âm thầm nhưng nhanh chóng, trong nháy mắt đã đến tháng ba của mùa xuân - khi mà những ánh 'thiều quang' - những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp chiếu sáng cảnh vật. Trong bức tranh đó, hai gam màu xanh và trắng hiện ra:

'Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm vài bông hoa'

Không gian rộng lớn đầy sức sống và màu sắc xuân đã được mô tả thành công qua màu xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn khéo léo sử dụng bút pháp chấm điểm màu trắng một vài bông hoa lê, sắc xanh và trắng kết hợp với nhau tạo nên bức tranh thanh khiết và dễ chịu hơn. Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã phác họa thành công 'cảnh ngày xuân' tràn đầy sức sống nhưng vẫn thanh nhã, tinh khôi và trong trẻo sâu lắng lòng người.

Ở tám câu thơ tiếp theo, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trước hết, những nét về ngày lễ đã được phác họa thông qua thời điểm: 'trong tiết tháng ba' với hai phần chính 'Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'. Và rồi không khí lễ hội rực rỡ và sôi động hiện lên:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Không gian lễ hội rộn ràng với sự tham gia của 'yến anh', 'chị em', 'tài tử', 'giai nhân' cùng những hoạt động đa dạng như 'sắm sửa', 'dập dìu' đã tạo nên bức tranh náo nhiệt và hân hoan của con người. Nguyễn Du đã tinh tế sử dụng những biện pháp văn học linh hoạt, nhuần nhuyễn.

Đó là sự ẩn dụ qua 'nô nức yến anh' - hình ảnh mỗi đoàn người, mỗi cặp uyên ương bước đi cùng nhau. Đó là phép so sánh 'Ngựa xe như nước áo quần như nêm' để mô tả dòng người đi trẩy hội tấp nập và đông đúc. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả không gian yên bình của phần 'lễ':

'Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay'

Sự linh thiêng khiến thời gian như tạm dừng lại. Hành động tưởng nhớ đến những người đã khuất đã thành công trong việc gợi lên lòng biết ơn và truyền thống đạo lý 'uống nước nhớ nguồn' của dân tộc. Cuối cùng, Nguyễn Du miêu tả cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về khi hội tan:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Khi lễ hội kết thúc, ánh hoàng hôn chiếu rọi khắp nơi khi mặt trời đã 'ngả về tây'. Cảnh thiên nhiên vẫn giữ nguyên vẻ xuân xanh qua ánh nắng dịu dàng, dòng nước nhỏ và chiếc cầu bắc ngang. Thời gian trôi qua chầm chậm, mặt trời lặn dần về phía tây, con người trở về với bước chân thong thả, dòng nước uốn quanh.

Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng những từ láy như 'tà tà', 'thanh thanh', 'nho nhỏ', 'nao nao' để diễn đạt cảnh vật, đồng thời cũng vận dụng bút pháp 'tả cảnh ngụ tình' một cách tinh tế; gợi lên sự tĩnh lặng, buồn vắng của cảnh vật và tâm trạng nuối tiếc, bâng khuâng của con người, đặc biệt là hình ảnh 'dòng nước uốn quanh' trong sự 'nao nao'. Cảnh vật mang trong mình nỗi buồn và tâm trạng của con người.

Nhờ trích đoạn 'Cảnh ngày xuân', tác giả Nguyễn Du đã miêu tả thành công cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, không gian lễ hội tấp nập, đông vui, phản ánh đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua sự kết hợp nhuần nhuyễn của các bút pháp văn học quen thuộc của thời kỳ trung đại như bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình,...

Phân tích Cảnh ngày xuân Nguyễn Du (Mẫu 46)

Khi nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, không ai quên được tác phẩm Truyện Kiều - kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam, của tác giả tài hoa, ước lệ. Tác phẩm này kể về cảm hứng nhân đạo sâu sắc và bút pháp tinh tế của nhà thơ. Trong số đó, đoạn trích 'Cảnh ngày xuân' là minh chứng rõ ràng cho tài năng nghệ thuật của ông.

Bắt đầu đoạn trích, Nguyễn Du mở ra trước mắt người đọc một cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp:

'Ngày xuân con én lượn bay
Thiều quang rực rỡ trên bầu trời xanh biếc'

Hình ảnh những con én lượn bay, chao đảo như thoi đưa cho thấy một bức tranh thiên nhiên sống động. Nhà thơ Nguyễn Du với bút pháp miêu tả chân thực, đã mở ra không chỉ không gian mà còn thời gian của mùa xuân trong hai câu thơ đầu. Lúc này, mùa xuân đã vào cuối tháng ba, 'Thiều quang' rực rỡ trên bầu trời, tạo nên khung cảnh rực rỡ và tràn đầy sức sống.

Thiều quang là ánh sáng đặc trưng của mùa xuân, ấm áp và rực rỡ như ánh nắng ban mai. Đối diện với vẻ đẹp ấy, con người không thể không cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng và tiếc nuối về sự trôi chảy của thời gian. Hai câu thơ sau là điểm nhấn đặc biệt của nhà thơ:

'Cỏ non xanh bát ngát trời
Cành lê trắng bông hoa rụng bay theo gió'

Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, hứa hẹn mở ra một năm mới tràn đầy sức sống và thành công. Mùa xuân là thời điểm cây cỏ xanh tươi, đầy hoa lá. Bức tranh thiên nhiên lúc này rực rỡ màu xanh, một màu xanh non mơn mởn của thiên nhiên kéo dài đến chân trời.

Trên nền bức tranh tuyệt đẹp đó, có một vài bông hoa lê trắng, điểm nhấn tinh tế của nhà thơ trong miêu tả. Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên cao lớn, thoáng đãng, cùng với cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của con người trước vẻ đẹp của mùa xuân. Từ đó, ông bắt đầu miêu tả hoạt động của con người:

'Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh'

Trong tiết thanh minh đầu tháng ba, mọi người đi thăm mộ và thắp hương cho người đã khuất. Câu thơ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, 'Uống nước nhớ nguồn'. Dù ở xa, vào ngày giỗ tổ tiên, con cháu đều tụ họp để tưởng nhớ người thân. Cùng với đó là ngày hội mùa xuân. Mọi người, từ lớn đến nhỏ, đều háo hức, tấp nập đi chơi xuân:

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

Trong bốn câu thơ này, nhà thơ đã sử dụng một chuỗi những từ miêu tả như 'gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức,....' để diễn đạt sự đông đúc, rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội. Mọi người đều tham gia chơi hội, đông như chim yến, chim oanh, hình ảnh 'nô nức yến anh' thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Du. Những từ như 'sắm sửa, dập dìu' vẽ nên những hình ảnh hoạt bát, vui vẻ của con người.

Khung cảnh đó đông đến nỗi nhà thơ so sánh ngựa xe nhiều như nước, áo quần nhiều như nêm. Các chàng trai, cô gái trẻ tuổi như chị em Thúy Kiều, Thúy Vân là trung tâm của lễ hội. Họ nắm tay nhau, háo hức trước vẻ đẹp của mùa xuân, cũng như háo hức trước cuộc sống mới. Trong niềm vui đó, con người không quên những người đã khuất, thể hiện tình cảm và truyền thống của dân tộc:

'Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay'

Họ thắp giấy vàng để gửi cho người đã khuất, mong rằng họ sẽ sống hạnh phúc ở thế giới bên kia. Hai câu thơ cuối là tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi lễ hội kết thúc:

'Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về'

Cuộc vui không bao giờ kéo dài mãi, đến lúc mọi người phải quay về cuộc sống bình thường của họ. Chị em Thúy Kiều cũng vậy, khi bóng tối bắt đầu tràn vào và cuộc hội hè đã kết thúc. Cảnh hoàng hôn được tả đẹp nhưng u buồn. Hình ảnh của chị em Kiều 'thơ thẩn' ra về thể hiện một cảm xúc của sự chấm dứt, một nỗi buồn trong lòng khi nhìn thấy mùa xuân kết thúc. Đặc biệt là trong tâm hồn đầy âu lo của Kiều, bức tranh hoàng hôn kết thúc càng làm tăng thêm nỗi buồn:

Bước dần theo dòng suối nhỏ
Chầm chậm phóng toả bình yên
Thấp thỏm dòng nước uốn quanh
Bên dòng sông nhỏ dịp cuối ngày

Những vật thể trở nên nhỏ bé hơn, không gian thu hẹp đồng nghĩa với việc bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp đã kết thúc. Trong bốn câu thơ cuối, ba câu sử dụng từ láy như 'thanh thanh', 'thấp thỏm', nhỏ nhắn'. Tất cả tạo ra một bức tranh thiên nhiên yên bình, không còn sức sống như ở đầu bài thơ.

Điều này cũng phản ánh tâm trạng của Kiều, sau niềm vui là nỗi lo lắng cho tương lai. Bốn câu thơ cuối cũng như dự cảm không tốt của Kiều về cuộc sống sắp tới, một 'dòng suối nhỏ' có thể là biểu tượng cho sự không chắc chắn trong cuộc sống của Kiều. Qua đó, ta nhìn thấy tài năng văn học của Nguyễn Du khi mô tả cảnh thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhân vật.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân - ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, vừa miêu tả cảnh vật vừa tả tình cảm của nhân vật một cách tinh tế. Qua đó, ta được thấy một bức tranh thiên nhiên đẹp mắt, đồng thời tò mò về cuộc sống của Thúy Kiều sau này.

1 92 lượt xem