Top 45 mẫu Phân tích nhân vật Phương Định
Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Phân tích nhân vật Phương Định giúp các em làm bài văn có nhiều cách phân tích nhân vật Phương Định đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.
Phân tích nhân vật Phương Định
I) Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Phương Định
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 1)
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 2)
II) Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 1)
1. Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi'.
- Nêu nhận xét khái quát về hình ảnh nhân vật Phương Định.
2. Thân bài:
a, Xuất thân và ngoại hình:
- Vẻ ngoài 'khá'.
- Hay hồi tưởng về những kỉ niệm hồi còn ở thành phố.
=> Tạo động lực để người con gái tiếp tục chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
b, Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Thời kì kháng chiến chống Mỹ gian khổ.
- Ở cùng với hai cô gái nữa trong một cái hang dưới chân cao điểm, trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử -> Hoàn cảnh khó khăn, có thể gặp nguy bất cứ lúc nào.
- Làm nhiệm vụ nguy hiểm:
- Canh bom nổ, đo khối lượng đất đá, phát hiện bom, phá bom, đánh dấu bom chưa nổ,...
- Chạy trên cao điểm cả ngày lẫn đêm.
=> Vượt lên trên hoàn cảnh để tỏa sáng với những phẩm chất tốt đẹp.
c, Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật:
* Vẻ đẹp thời đại:
- Tinh thần yêu nước sâu sắc.
- Sự dũng cảm, kiên cường.
- Tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Tình đồng đội gắn bó, thân thiết.
* Vẻ đẹp riêng của nhân vật:
- Sự lạc quan, yêu đời.
- Ý thức rõ về vẻ đẹp của bản thân.
- Mộng mơ, hay nhớ về những kỉ niệm khi còn ở thành phố.
d, Đánh giá:
- Miêu tả nhân vật một cách chân thực, gần gũi.
- Tỏa sáng với đầy đủ những vẻ đẹp đáng quý.
- Đại diện cho thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật Phương Định.
- Liên hệ mở rộng.
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 2)
1. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi', tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, nhà văn nữ viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ.
- Phương Định là biểu tượng của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2. Thân bài
a. Tổng Quan
- Tác phẩm 'Những ngôi sao xa xôi' được viết vào những năm 1970, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đầy khốc liệt và gian khổ.
- Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn.
- Tác giả phác họa một bức tranh về tinh thần hăng hái của thanh niên miền Bắc trong việc hỗ trợ miền Nam chiến đấu: 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai'.
- Phương Định, người kể chuyện và cũng là nhân vật chính của truyện, đại diện cho thế hệ trẻ anh hùng, mang trong mình vẻ đẹp đặc trưng của con người và của thời đại.
b. Phân Tích Nhân Vật Phương Định
- Sự xuất sắc của Phương Định phản ánh qua lòng yêu nước cháy bỏng và lý tưởng cách mạng, khi cô rời gia đình và quê hương để tham gia vào chiến trường, không ngần ngại trước mọi khó khăn và nguy hiểm.
- Thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tỏa sáng qua những phẩm chất dũng cảm, gan dạ và kiên cường, và Phương Định là minh chứng rõ ràng cho điều này.
+ Trải qua ba năm trên chiến trường, cô sống giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Nhiệm vụ của cô nguy hiểm đến mức phải chạy trên cao điểm ban ngày, phải đến hố bom sau mỗi trận bom để đếm bom và phá bom khi cần thiết.
- Tinh thần lạc quan của Phương Định hiện rõ qua cách nhìn của cô về công việc, chiến tranh và cái chết.
- Cô luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, nhận những nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm hàng ngày và thực hiện chúng một cách chuẩn xác và thuần thục.
→ Chiến tranh khốc liệt đã biến tâm hồn nhạy cảm và yếu đuối của cô thành một trái tim anh hùng và kiên cường theo đuổi lý tưởng cách mạng.
- Tâm hồn trong sáng và mơ mộng của Phương Định được thể hiện rõ.
+ Cô nhạy cảm và mơ mộng, luôn nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ và luôn tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và công việc của mình.
+ Hồn nhiên và yêu đời, cô thích hát và tận hưởng cơn mưa đá một cách tự nhiên và hồn nhiên.
+ Phương Định giàu tình cảm và luôn gắn bó với quê hương cũng như đồng đội của mình.
c. Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật
- Nhân vật được xây dựng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách sâu sắc.
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp và tự nhiên, phản ánh được tính cách trẻ trung, nữ tính của nhân vật.
+ Thế giới tâm hồn của Phương Định được mô tả phong phú và trong sáng.
d. Suy Nghĩ về Thế Hệ Trẻ Thời Chống Mỹ
- Là thế hệ trải qua nhiều đau thương, gian khổ và hy sinh.
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng hy sinh bản thân mình mà không hề do dự.
- Thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê, yêu cuộc sống và hành trình của mình.
3. Kết Bài
- Tác giả đã xây dựng hình ảnh của nhân vật Phương Định một cách chân thực, sống động và đẹp đẽ, với lý tưởng, ý chí và tình cảm đầy mãnh liệt.
- Độc giả cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.
- Là biểu tượng đặc trưng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ.
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 3)
1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ
- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
2. Thân bài
a. Nêu khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt
- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
- Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường
b. Phân tích nhân vật Phương Định
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường
+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn
+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
→ Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát,say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính
+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng
d. Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ
- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình
- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời
3. Kết bài
Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất
Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 4)
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả: Lê Minh Khuê, Nguyễn Thành Long
- Giới thiệu tác phẩm.
- Nội dung nghị luận: Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn
2. Thân bài
LĐ1. Họ đều là những con người yêu đời, yêu người, thiết tha yêu cuộc sống
- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của Anh thanh niên với những người xung quanh.
+ Thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện anh đã dùng khúc gỗ chắn ngang đường.
+ Anh là người có trái tim biết yêu thương, sẻ chia, thân thiện: gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe, trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư.
- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:
+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà.
+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách.
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng của những cô gái thanh niên xung phong
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn => tự thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.
+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.
LĐ2. Họ còn là những con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.
- Anh thanh niên rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:
+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển, anh dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét => tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
LĐ3. Họ còn là những chàng trai cô gái có vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường
- Phương Định cùng đồng đội đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn đảm đương việc phá bom nổ chậm. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lẩn trong ruột những quả bom.Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
LĐ4. Tuy nhiên giữa hai nhân vật vẫn có những điểm khác biệt
- Phương Định nổi bật với vẻ đẹp thơ mộng, nữ tính rất đỗi con gái sự gan dạ, dũng cảm sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
+ Anh thanh niên lại hiện lên với tinh thần lạc quan, sự gần gũi, giản dị với những người xung quanh.
3. Đánh giá, mở rộng
- Hai nhân vật với 2 lĩnh vực khác nhau nhưng điểm đáng yêu đáng trân trọng ở họ là nhiệt huyết tuoir trẻ, tinh thần dũng cảm, có trách nhiệm với công việc và nét trẻ trung yêu đời, mơ rộng ngay cả khi đối mặt với những gian khổ hiểm nguy.
- Mở rộng: Liên hệ nhân vật người lính trong Bìa thơ tiểu đội xe không kính.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của thế hệ trẻ qua 2 nhân vật.
- Suy nghĩ, liên hệ rút ra bài học.
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 5)
1.Mở bài:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đó là tinh thần của cả thời đại chống Mĩ. Đó là hình ảnh những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã đi vào văn chương và trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt văn học một thời. Đó là những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật; “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu; những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ…Cũng được khơi nguồn từ cảm hứng ấy, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê lại đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ về hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Họ vừa mang vẻ đẹp của những cô gái tuổi mười tám, đôi mơi hồn nhiên giàu mộng mơ, lại vừa mang vẻ đẹp của người lính giữa chiến trường gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh. In đậm nhất trong tâm trí bạn đọc là hình ảnh nhân vật chính, cô thanh niên xung phong, cô “hoa hậu” trong lòng bom đạn – Phương Định.
2. Thân bài:
a. Khái quát (Dẫn dắt vào bài ):
- Lê Minh Khuê là nữ nhà văn đã từng có năm tháng tuổi trẻ gắn bó với những con đường Trường Sơn mưa bom, bão đạn, từng chứng kiến, trải qua và chia sẻ những gian khổ, hi sinh của người lính giữa chiến trường. Bởi vậy những trang viết của bà về con người và cuộc sống nơi đây thật chân thực và xúc động vô cùng. Ở “Những ngôi sao xa xôi” cũng vậy, hiện thực cuộc sống giữa chiến trường và hình ảnh những nữ thanh niên xung phong với cuộc sống gian khổ một thời cứ hiện lên sống động sau từng câu chữ.
- Ấn tượng sâu đậm nhất mà Lê Minh Khuê để lại trong lòng bạn đọc ở “Những ngôi sao xa xôi” là hình ảnh những con người dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, có tình đồng chí, đồng đội sáng ngời, có tâm hồn trong trẻo, giàu mơ mộng, và nhạy cảm. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung nhất ở nhân vật Phương Định, và chủ yếu qua đời sống nội tâm của cô.
b. Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ:
- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập.
- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
c. Vẻ đẹp của Phương Định:
- Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ, luôn thể hiện tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, lòng lạc quan và tình đồng đội gắn bó sâu sắc. Cô ngời sáng lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm:
- Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được tỏa sáng ở lí tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh:
+ Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước:
“Ôi Tổ quốc!Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”
+ Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”. Công việc phá bom đầy nguy hiểm và phải luôn đối mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Thật là biết đùa trước gian khó.
+ Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói bình thản như thế.
+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Có thể khẳng định rằng: Phương Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở nên đáng mến.
Tính hồn nhiên, mơ mộng, và tinh nghịch của Phương Định:
- Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng:
+ Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Cô có một thời học sinh – cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư sống bên mẹ trong một căn buồm nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Những hoài niệm của cô về thời học trò thật đáng yêu, luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.
+ Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hàng, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung… Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát: những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận; thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng; thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô; thích ngồi bó gối mơ màng trước lời bài hát dân ca Ý trữ tình… Thích hát, Phương Định còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Rõ ràng, thích hát là nét tâm lí của thời đại – cái thời tiếng hát át tiếng bom, nhưng đây cũng là nét cá tính ở Phương Định hé lộ vẻ đẹp phong phú của tâm hồn. Trong tiếng hát, có ý thức về lý tưởng, có khao khát về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình.
+ Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Phương Định đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và “đôi mắt nâu nâu dài dài hay nheo lại như chói năng, hay có cái nhìn xa xăm”. Biết mình đẹp, cô thích ngắm mình trong gương, có chút kiêu ngầm khi biết mình được các anh pháo thủ và lái xe thăm hỏi. Cô vui và tự hào về điều đó nhưng không hay biểu lộ tình cảm của mình mà thường rỏ ra kín đáo giữa đám đông. Lê Minh Khuê đã rất tinh tế khi phát hiện ra cái nét tâm lí kiêu ngầm ấy ở Phương Định. Đó là cái kiêu ngầm của một cô gái trẻ có ý thức sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống. Chính nét tâm lí rất đời thường, rất con gái này khiến nhân vật Phương Định càng trở nên gần gũi, chân thực và đáng yêu.
+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến. Chỉ một cơn mưa đá mà bao ngột ngạt, căng thẳng, hiểm nguy của chiến trường tan biến, để nhường chỗ cho niềm vui con trẻ òa nở, cuống cuồng:” Mưa đá!Cha mẹ ơi!Mưa đá!”. Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Sau cái say sưa của niềm vui con trẻ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nhớ rất nhiều: người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, cái cây, vòm trời của nhà hát, bà bán kém và đám trẻ háo húc vây quanh; con đường nhựa sau cơn mưa, những ngọn đèn trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên… Tất cả vừa rõ ràng, vừa mờ ảo; vừa đồng hiện, vừa vụt hiện trong tâm trí; vừa gần gũi, vừa xa xôi. Những hòai niệm làm dịu cơn khát, những cơn khát cháy lòng, những hi vọng xa xôi. Tất cả ào đến, xoáy mạnh cũng mãnh liệt, dữ dội như con mưa đá. Tất cả làm thành hành trang tâm hồn của cô thanh niên xung phong, tiếp cho cô sức mạnh, thắp cho cô niềm tin và tỏa sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ Trường Sơn, của những ngôi sao xa xôi.
Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm:
- Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm. Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo. Với Nho, cô em út của tổ trinh sát thì Phương Định rất muốn bế trên tay. “trông nói nhẹ mát như một que kem trắng. Biết bao trìu mến, yêu thương trong cái nhìn ấy. Khi Nho bị thương, cô vỗ về và chăm sóc như một người y tá: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi”,”rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”,”tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt…”. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
-> Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội.
e. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thân yêu:
“Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
( “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm).
3. Kết bài:
Đọc truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” khám phá vẻ đẹp nhân vật Phương Định, ta yêu mến, tự hào về các cô thanh niên xung phong, Phương Định, Nho,chị Thao, mười cô gái ngã ba Đồng Lộc và bao nhiêu cô gái mở đường khác trên tuyến lửa Trường Sơn đã “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng” (Tố Hữu). Vẻ đẹp của họ mãi mãi tỏa sáng như vì sao lấp lánh trên bầu trời, trong sự cảm phục và lòng biết ơn của cả dân tộc:
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 6)
1. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ
- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
2. Thân bài
a. Nêu khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt
- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
- Nêu rõ thực tế, thanh niên iền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường
b. Phân tích nhân vật Phương Định
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường
+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyếnđường Trường Sơn
+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nỏ và nếu cần thì phá bom
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
→ Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát,say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính
+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng
d. Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ
- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình
- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời
3. Kết bài
- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất
- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định
- Là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
Dàn ý phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 7)
1. Mở bài:
Giới thiệu về nhân vật Phương Định
Lê Minh Khuê là một nhà thơ nổi tiếng về các tác phẩm ngắn, các tác phẩm của bà luôn mang một vẻ tươi sáng, một niềm mong ước tươi đẹp. Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh khuê như: Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố, Tôi đã không quên , Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may, Màu xanh man trá, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa, Một mình qua đường, Những ngôi sao, Trái đất, dòng, Nhiệt đới gió mùa,…. Trong những tác phẩm của bà, có một tác phẩm tôi rất thích đó là Những ngôi sao xa xôi, và nhân vật Phương Định là một hình tượng của cả truyện.
2. Thân bài: Phân tích về nhân vật Phương Định
a. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:
Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ
Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
b. Nhân vật Phương Định trong truyện:
- Trước khi đi làm nhiệm vụ:
Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ
- Khi vào quân ngũ:
Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày
Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không
- Tình cảm của cô đối với đồng đội:
Cô yêu thương Nho
Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
Một người sống tình cảm
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định
Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước
Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên
II) Các bài văn mẫu phân tích nhân vật Phương Định
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 1)
Văn học Việt Nam có rất nhiều tác giả trưởng thành trong kháng chiến. Những sáng tác do chính những người lính viết nên có sự mộc mạc, chân thành khiến người đọc yêu mến. Tiêu biểu như Phạm Tiến Duật với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay Lâm Thị Mĩ Dạ với tác phẩm Khoảng trời hố bom . Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ xuất hiện nhiều tác giả tên tuổi. Một trong số đó có Lê Minh Khuê với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Nổi bật lên trong truyện ngắn này là nhân vật Phương Định, một cô thanh niên xung phong trong sáng, ngoan cường và cũng rất xinh đẹp.
Nhắc tới nữ thanh niên xung phong thời chiến, nhiều người sẽ nhớ về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã hy sinh anh dũng. Phương Định cũng là một nữ thanh niên xung phong với nhiệm vụ san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của cô có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó giúp cho những chuyến xe qua được thông suốt. Nhiệm vụ ấy, phải là những người gan dạ mới có thể làm được bởi hiểm nguy luôn rình rập và cùng với đó là đất bụi dặm trường. Nhưng giữa khói bom, đất bụi, Phương Định vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của mình. Cũng như nhiều cô gái trẻ khác, Phương Định ý thức về ngoại hình của mình. Đó là một vẻ đẹp kiêu hãnh như đài hoa loa kèn khiến bao nhiêu chàng phải đắm say.
Ý thức được về vẻ đẹp của mình nhưng không vì thế mà Phương Định trở nên kiêu ngạo, cũng không có chuyện cái nết đánh chết cái đẹp. Ngược lại, Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng và giàu tình thương. Chính vẻ đẹp nội tâm của cô đã làm tôn thêm vẻ đẹp về ngoại hình.
Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát hay ca ngợi về những cô gái mở đường. Lịch sử cũng cho chúng ta thấy những câu chuyện đầy chân thực và cảm động về họ. Công việc ấy quả thực rất nguy hiểm khi sau mỗi trận bom, họ lại phải lao vào vùng trọng điểm. Họ đo, họ tính toán xem khối lượng đất đá bị bom địch đào xới là bao nhiêu, có bao nhiêu quả bom chưa nổ rồi lại tìm cách làm cho chúng nổ để xe qua được an toàn. Phương Định và những người đồng đội của cô vẫn ngày ngày làm công việc mở đường ấy. Cái chết luôn cận kề. Căng thẳng và áp lực trong quá trình làm việc là có nhưng đối với những cô gái thanh niên xung phong mới 18, đôi mươi ấy họ thấy công việc ấy là bình thường. Quả thực trong chiến tranh, ở trong nhà cũng nguy hiểm chứ nói gì đến việc ra đường.
Nói thì nói vậy chứ công việc này khiến thần kinh Phương Định được thử thách ở mức cực đại. Đối với cô, phá quả bom thứ năm hay phá quả bom đầu tiên thì cũng căng thẳng như nhau. Kề bên bom là kề bên cái chết, dường như đến thở thôi cũng phải nhẹ nhàng. Những hành động của Phương Định được các anh cao xạ quan sát, ánh mắt dõi theo ấy như tiếp thêm cho cô sức mạnh. Dường như, họ cũng nín thở để chờ đợi và căng thẳng chẳng kém gì cô.
Giữa khói bom ác liệt, tâm hồn của Phương Định vẫn được cô nuôi dưỡng bằng tình cảm dành cho đồng chí, đồng đội và cho quê hương đất nước. Phương Định yêu mến những người sát cánh bên cạnh cô mỗi ngày. Cô yêu mến cả những người mà mỗi đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận, những con người ấy có khi cô chỉ gặp có 1 lần. Từ sự yêu mến mọi người, Phương Định tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của những người đồng đội, đồng cảm với sở thích và tâm trạng của đồng đội.
Trước đây, Phương Định vốn là con gái Hà Nội, cô có một thời học sinh vô tư hồn nhiên bên gia đình. Đó là những năm tháng thanh bình trước chiến tranh. Giờ đây, giữa hoàn cảnh căng thẳng của chiến tranh, Phương Định nhớ về những kỉ niệm êm đẹp trước đây như là một cách để cô xoa dịu tâm hồn mình. Thật đẹp khi vẫn giữ được tâm hồn trong sáng như ngày nào, giữ cả được những mơ ước về tương lai.
Thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những cô gái thanh niên xung phong. Đồng thời ta cũng thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Họ giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm kia, lúc nào cũng lung linh tỏa sáng.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 2)
'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ.
Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh 'lở lóet, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn'. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: 'không có lá xanh' hai bên đường, 'thân cây bị tước khô cháy'. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết 'lẩn trong ruột những quả bom'. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường 'ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm' thì tổ trinh sát lại 'chạy trên cao điểm cả ban ngày' dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy 'hai con mắt lấp lánh, 'hàm răng lóa lên' khi cười, khuôn mặt thì 'lem luốc'.
Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định, con gái Hà Nội 'hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn'. Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo là 'có cái nhìn sao mà xa xăm'. Nhiều pháo thủ và lái xe hay 'hỏi thăm' hoặc 'viết những bức thư dài gửi đường dây' cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm 'điệu' khi tiếp xúc với một anh bộ đội 'tài giỏi' nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì 'những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thương nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ'.
Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình 'hát say sưa ầm ĩ'. Bàn học lúc nào cũng 'bày bừa bãi lên', để đến nỗi bà mẹ phải 'nguyền rủa': 'Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn... No đòn...!'. Vì thế ngay từ lúc còn ở nhà, cô đã thề là 'không lấy chồng'.
Song trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca Quan hộ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý... Định còn biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao vẫn 'say mê' chép vào sổ tay. Định hát trong những khoảnh khắc 'yên lặng' khi máy bay trinh sát bay rè rè, cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho. chị Thao và động viên mình. Hát khi 'máy bay rít, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300m'. Hát trong không khí ngột ngạt: 'Khói lên và cửa hang bị che lấp'. Đúng là 'tiếng hát át tiếng bom' của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người 'khao khát làm nên những sự tích anh hùng'.
Trong kháng chiến chống Mĩ. Ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm 'đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào' để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
'Những ngôi sao xa xôi' đã ghi lại một cách chân thực những chiến tích thầrn lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Tiếng Định lại cất lên: 'Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, cậu quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ'. Cảnh tượng chiến trường trở nên 'vắng lặng đến phát sợ'. Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung: Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quá bom, 'đàng hoàng mà bước tới'. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ, vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định cảm thấy tại sao mình làm quá chậm thế! Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên. Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Có khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp... Tiếng còi của chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xé không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nó váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười, 'răng trắng, đôi mắt mở to...'. Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục: 'Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!'. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ.
Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến năm lần: ngày nào ít: ba lần. Phương Định cho biết: 'Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể...'.
Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện 'Những ngôi sao xa xôi'. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng của tổ trinh sát mặt đường. Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:
... 'Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh...'
('Khoảng trời hố bom' - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội. Cô cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Định 'thích ngắm' đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mát mình 'nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng'. Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ, cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát; hát trong bom đạn. Định, trái tim dào dạt thương yêu. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt, chị Thao cất tiếng hát, Nho vừa tắm dưới suối lên đã đòi ăn kẹo. Còn Định thì 'niềm vui con trẻ... nở tung ra, say sưa, tràn đầy' khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm. Và hình bóng mẹ, cái cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, chiếc xe chở đầy thùng kem, con đường nhựa ban đêm, cái vòm tròn nhà hát... tất cả những cái đó 'xoáy mạnh như sóng' trong lòng cô gái một thời đạn bom. Đôi mắt của Định, của Nho, của Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong trên những cao điểm, những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn, và trái tim rực đỏ của họ, của những người con gái Việt Nam anh hùng là 'Những ngôi sao xa xôi' mãi mãi lung linh, tỏa sáng.
Truyện 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
Chiến tranh đã đi qua. Sau ba thập kỉ, đọc truyện 'Những ngôi sao xa xôi', ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 3)
Được viết vào năm 1971, thời kì cao trào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Những ngôi sao xa xôi đã thành công trong nghệ thuật miêu tả cuộc sống chiến đấu cũng như tâm lí của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt, nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Phương Định với những nét cá tính thật đẹp, thật đáng trân trọng.
Là một cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, công việc phá bom vô cùng khó khăn, nguy hiểm nhưng ta lại có thể thấy được cuộc sống nội tâm của Phương Định thật là phong phú. Cô tự thấy mình là một cô gái khá, tự ý thức được vẻ đẹp của mình nên có lẽ cũng vì vậy mà cô thích ngắm mình trong gương. Nhớ lại cái hồi cô còn là học sinh, sống cùng mẹ trên gác hai của một ngôi nhà trong phố cổ mới thấy được cô mê hát đến mức nào. Vào buổi đêm, khi mọi người đã đi ngủ thì cô lại ngồi bên cửa sổ hát rống lên làm ông bác sĩ nhà bên phải lịch sự gõ vào tường ba cái, hầu như đêm nào cũng vậy. Rồi có lần cô mải mê hát mà suýt nữa ngã ra ngoài cửa sổ. Đúng là một cô gái ngây thơ, đáng yêu. Đáng yêu trong cả việc mỗi lần cô làm gì liên quan đến giấy bút là cô lại lục tung lên khiến mẹ cô phải lên dọn giúp. Ngay cả về sau này, khi đã trở thành một cô gái thanh niên xung phong, cô vẫn giữ nét tính cách đó. Cô cảm phục những anh pháo cao xạ, lái xe tăng trên đường Trường Sơn nhưng mỗi lần gặp mặt; cô lại đứng ra xa, khoanh tay tỏ vẻ không để ý. Tuy vậy, mỗi lần đi phá bom, cô lại có cảm giác những anh bắn pháo cao xạ đang nhìn cô từ phía xa, cô tự nhủ phải đi thẳng người lên để chứng tỏ là mình không sợ. Có vẻ như cô khá là kiêu hãnh về bản thân. Quả là một cô gái, một cô gái rất Hà Nội. Ở phần cuối tác phẩm, ta lại tiếp tục được thấy một Phương Định hồn nhiên, vui tươi khi cô vui thích cuống cuồng thế nào lúc có mưa đá. Đối với con người trẻ tuổi, điều ấy thật thú vị. Trận mưa qua rất nhanh, cô lại chìm sâu hồi tưởng về những hình ảnh của quá khứ. Hình như mỗi khi rỗi là cô lại hát hay lại trầm tư nghĩ đến kỉ niệm trước kia. Phương Định có một cuộc sống nội tâm thực sự phong phú nhưng cũng vô cùng trong sáng.
Trinh sát mặt đường, phá bom, tưởng chừng như đó là công việc không phải dành cho những cô gái như Phương Định. Nhưng không, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước này thì những cô gái xinh xắn, mơ mộng thuở nào cũng trở thành những người chiến sĩ dũng cảm. Mỗi một quả bom chưa nổ lại là một mối nguy hiểm rình rập. Khi đó, cô phải đo, ước tính lượng bom mìn bị đất đá lấp, đánh dấu chúng rồi phải cài thuốc nổ để phá. Vốn thần chết là một tay không thích đùa, hắn hay lẩn khuất trong những quả bom nhưng tại sao Phương Định vẫn dám làm công việc nguy hiểm này? Đó không phải là đo cô làm hết mình cho Tổ quốc, cho sự thống nhất và do cả sự dũng cảm quên thân của cô sao? Hay như cả mỗi khi phải ở lại một mình cô lại không khỏi sốt ruột, lo lắng. Thế mới thấy được cô cũng thật tốt bụng, quan tâm tới đồng đội như thế nào.
Phương Định, một cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường, cô có những nét tính cách đan xen: nhí nhảnh mà trầm tư, hồn nhiên mà mơ mộng. Cũng có lúc lại vô cùng dũng cảm và tốt bụng. Có vẻ như khó hiểu nhưng đó chính là cô, Phương Định, một cô gái Hà Nội.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 4)
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Những ngôi sao xa xôi là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định tạo cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: 'các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai, cũng không vồn vã săn đón, cô ý thức được giá trị của mình.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của cô và các nữ thanh niên xung phong vô cùng nguy hiểm và đòi hỏi sự cẩn thận và tập trung cao. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: 'Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Cô yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Cô còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: 'Tôi mê hát”, “thích nhiều bài'.
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Trong Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định đã để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 5)
Lê Minh Khuê thuộc lớp nhà văn trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê luôn thể hiện tinh thần lạc quan, vẻ đẹp con người trong cuộc sống và chiến đấu thầm lặng nhưng cũng không kém phần khốc liệt trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Cô biểu đạt tinh thần ấy vô cùng tinh tế qua giọng văn nhẹ nhàng, đằm thắm và đầy nữ tính. Một trong các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê là truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi', trong đó nhân vật Phương Định đã thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất tinh thần lạc quan, yêu đời nhưng không kém phần gan dạ của những cô thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khốc liệt.
Phương Định là cô gái trẻ người Hà Nội, cô có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đầy mộng mơ va cũng từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Khi ra chiến trường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, cô hay nhớ về kỷ niệm đã qua lúc còn ở Hà Nội. Kỷ niệm tươi đẹp luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô. Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa. Để xây dựng nên nhân vật Phương Định, có lẽ nhà văn Lê Minh Khuê đã tìm hiểu rất kỹ và cũng rất am hiểu tâm lí tuổi trẻ bởi tính cách Phương Định được soi chiếu ở nhiều góc độ và trong nhiều trạng thái khác nhau. Có thể nói, ở Phương Định mang vẻ đẹp của lớp thanh niên yêu nước thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tinh thần nhiệt huyết, sôi nổi, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cách mạng: 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai'.
Công việc của Phương Định là rà soát và lấp hố bom để bảo vệ con đường cho dòng xe kịp thời tiến vào miền Nam, giải phóng hoàn toàn đất nước. Công việc vất vả và nguy hiểm là thế, không biết trước được bom sẽ nổ lúc nào và liệu mình có hy sinh hay không, nhưng ở cô gái đó luôn toát lên vẻ lạc quan, yêu đời. Khi nghe tiếng bom nổ, tiếng máy bay oanh tạc, tiếng đất đá bắn tứ tung, tiếng súng lạch cạch đáp trả ở đâu đó, tâm hồn của Phương Định cùng Thao và Nho - những cô gái thành niên xung phong là đồng đội của Phương Định lại rộn lên niềm vui, cảm thấy được gần hơn với đồng đội, đồng chí của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp. Nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom nữa mà đàng hoàng bước tới. Cô bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
Khi thực hiện nhiệm vụ, đối mặt với cái chết, bản thân Phương Định bình tĩnh, gan dạ là vậy. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu đuối của Phương Định thành bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng nhưng khi đồng đội của cô đi thực hiện nhiệm vụ, lòng cô lại căng thẳng như lửa đốt. Cô luôn lo sợ họ gặp nguy hiểm dưới mưa bom, bão đạn. Cô luôn coi họ như những người thân trong gia đình để lo lắng, chăm sóc. Bởi thế, khi Nho bị thương ở vai, cô đã vô cùng lo lắng và chăm sóc Nho chu đáo, tận tình.
Đọc truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê, cảm nhận hình ảnh của người con gái thanh niên xung phòng thời kỳ kháng chiến làm ta nhớ đến những câu hát trong bài hát 'Cô gái mở đường của cố nhạc sĩ Xuân Giao:
'Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường'
Những người con gái ấy đã bỏ lại tuổi xuân của bản thân để sẵn sàng đến nơi núi rừng hiểm trở, nơi chiến trường loạn lạc, cũng chính là xuất phát từ tình yêu đất nước, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Đây là một tấm gương vô cùng quý báu cho mỗi thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 6)
Cô gái miền quê ra đi cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước...
Cứ mỗi lần lời bài hát 'Cô gái mở đường' do cố nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác cất lên là trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' (1971) của nhà văn Lê Minh Khuê. Dưới cái nhìn chân thực, sắc lạnh về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, Lê Minh Khuê đã gây nhiều ám ảnh trong lòng người đọc về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong làm công tác phá bom trên tuyến đường Trường Sơn vào những năm tháng kháng Mĩ ác liệt của lịch sử dân tộc. Trong ba nhân vật Thao, Nho, Phương Định, nhân vật gây ấn tượng đậm nét trong tôi nhất là Phương Định. Đó là một cô gái trẻ trung, năng động, giàu mộng ước, tình cảm và luôn dũng cảm, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống và chiến đấu.
Nhân vật Phương Định có một vai trò quan trọng trong câu chuyện. Cô là một trong ba thành viên của tổ trinh sát mặt đường, là nhân vật chính và là nhân vật xưng 'tôi' đứng ra kể lại toàn bộ câu chuyện. Vì thế, câu chuyện hiện lên một cách chân thực, khách quan, đồng thời làm cho mạch chuyện phát triển tự nhiên dưới lăng kính cảm xúc của nhân vật chính – người trực tiếp tham gia câu chuyện. Cho nên, thế giới nội tâm của các nhân vật nói chung và của nhân vật Phương Định nói riêng hiện lên một cách sinh động, phong phú, đầy nữ tính. Đây cũng là điều làm nên sự thành công trong nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật của thiên truyện ngắn này.
Trước hết, Phương Định hiện lên là một cô gái có vẻ đẹp hài hòa cả về hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong. Cũng như biết bao các cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và luôn quan tâm tới vẻ đẹp hình thức của mình. Cô tự nhận xét, đánh giá về bản thân: 'Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dầy, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn...'. Đặc biệt cô luôn thích ngắm mình trong gương, nhất là ngắm đôi mắt. 'Nó dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng' và được các anh lái xe khen 'Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!. Đó là vẻ đẹp đầy nữ tính, mang chiều sâu tâm hồn của một cô gái trẻ. Thậm chí cô còn luôn cảm thấy vui sướng và tự hào vì biết mình được nhiều anh lính để mắt tới, muốn bắt chuyện, làm quen, tán tỉnh nhưng cô chưa dành tình cảm đặc biệt sâu đậm cho một ai hết. Tuy rất nhạy cảm nhưng cô thường tỏ ra kín đáo trước mắt mọi người, ít biểu lộ ra bên ngoài, khiến mọi người tưởng cô rất kiêu kì: 'Khi bọn con gái xúm nhau đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy , tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ'... Qủa là một cô gái có cá tính, phong cách riêng, duyên dáng, điệu đà, kín đáo!.
Chưa dừng lại ở đó, để làm nổi bật lên Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kháng Mĩ, Lê Minh Khuê đã khắc họa lên phẩm chất dũng cảm, mạnh mẽ, can trường trong cuộc chiến đấu của nhân vật Phương Định. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cô đã vác ba lô xung vào lửa đạn nơi chiến trường ác liệt xa xôi. Cô bỏ lại sau lưng tất cả những trang sách của tuổi học trò, cuộc sống bình yên, vô tư bên mẹ và cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng của tuổi trăng tròn. Cuộc sống nơi chiến trường khắc nghiệt luôn phải đối diện với nhiều thử thách, cam go, đã hình thành trong cô sự quả cảm, dũng mãnh khác thường, không sợ hi sinh nơi hòn tên mũi đạn của kẻ thù, với công việc phá bom mở đường. Lê Minh Khuê đã lia ống kính quay chậm chậm vào một lần phá bom của Phương Định, tái hiện thật chân thực, tinh tế cảnh tượng kinh khủng đó. Mặc dù đã rất nhiều lần phá bom, nhưng với Phương Định mỗi lần làm công việc này vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác: 'Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.' . Lời văn như dao nhọn, sắc lạnh đến rợn người, khiến người đọc như cảm giác đang trực tiếp trải nghiệm tham gia công việc phá bom cùng với nhân vật vậy!. Tiếp đó là những giây phút chuẩn bị kích nổ trái bom: 'Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái hố đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình...'. Những giây phút đợi chờ tiếng nổ của quả bom thật căng thẳng, 'tim tôi cũng đập không rõ', thậm chí cô còn nghĩ tới cái chết, nhưng đó là cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Cái chính lúc này là 'bom có nổ không?. Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? [...] nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến vang óc. Ngực tôi nhói, mắt cay xè... mùi thuốc bom buồn nôn... Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu'... Qủa là một cuộc chiến đấu không cân sức, nguy hiểm đầy ngoạn mục nhưng cô gái đã mạnh mẽ vượt qua. Đến đây, người đọc càng cảm nhận thấy sự tàn ác khốc liệt của chiến tranh bao nhiêu thì lại càng cảm phục tinh thần trách nhiệm trong công việc, lòng quả cảm vô song, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, vì hòa bình của những cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường đến bấy nhiêu. Qua đó, chúng ta mới thấy hết được ý thức, trách nhiệm công dân cao độ của những con người anh hùng sả thân vì kháng chiến, cách mạng:
'Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc.'
Mặc dù trong thời kì kháng chiến, văn học luôn được đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng, coi 'văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em ta là những người chiến sĩ trên mặt trận ấy', cùng đặc điểm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo nhưng Lê Minh Khuê đã vượt ra những khuôn khổ, qui định mực thước để hướng tới xây dựng những nhân vật anh hùng gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Vì thế, nhân vật Phương Định, một mặt hiện lên với tư cách là người chiến sĩ anh hùng trong chiến trận nhưng mặt khác cô lại mang trong mình một trái tim ấm nóng tình yêu thương với một tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan và rất giàu tình cảm trong cuộc sống. Cũng như hai người đồng đội trong tổ trinh sát của mình, Phương Định rất yêu quí những người trong tổ và cả đơn vị của mình. Cô dành tình cảm và niềm cảm phục cho các anh bộ đội, chiến sĩ có ngôi sao trên mũ; cô lo lắng cho sự an nguy của đồng đội khi đợi mãi mà chưa thấy về; cô chăm sóc, vỗ về Nho khi Nho bị thương như một người thân yêu ruột thịt trong gia đình: 'Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao... Chị Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị... Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình..'. 'Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng... Tôi tiêm cho Nho...'. Đến đây, người đọc đã nhận ra một Phương Định hay làm dáng, điệu đà, kiêu kì đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: năng động, nhanh nhẹn và rất chu đáo, luôn sống hòa đồng với mọi người xung quanh. Đó là vẻ rất nhân bản trong một tâm hồn trong sáng, hiền hậu.
Tuy đã bước chân vào chiến trường ba năm, nhưng Phương Định vẫn giữ được những nét đẹp nguyên sơ trong sở thích của chính mình. Cô hay mơ mộng và thích hát: 'Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình'. Thậm chí, sở thích âm nhạc của cô cũng rất sang, thể hiện một con người có khiếu âm nhạc với một tâm hồn phong phú: 'Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: Về đây khi mái tóc còn xanh xanh... Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều'...Người đọc chợt nhận ra, những bài hát mà Phương Định thích là những bài hát chứa đựng những lí tưởng, khát vọng cao đẹp về quê hương, đất nước, về tình yêu, tuổi trẻ, về cuộc sống hòa bình, yên ả... Điều đó, cho thấy một Phương Định giàu lí tưởng, ước mơ, khát vọng thật cao đẹp.
Nhưng hình ảnh gây ấn tượng nhất trong lòng người đọc khi nói tới Phương Định là cảnh tượng cô bất ngờ gặp cơn mưa đá ở cuối đoạn trích. 'Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng'. Để rồi sau những niềm vui con trẻ 'say sưa, tràn đầy' là những nỗi nhớ da diết về người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, là cây, là cái vòm nhà hát hoặc bà bán kem đẩy những chiếc xe chở đầy kem... Tất cả như vừa thực, vừa hư, cứ xoáy sâu vào trong tâm trí của Phương Định. Và tất cả điều đó đã trở thành hành trang trong tâm hồn, giúp cô có thể vượt qua sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh, đốt lên trong lòng cô gái Phương Định niềm tin yêu cuộc sống. Đó là những nét đẹp tâm hồn đầy nhân bản đáng quí, đáng trân trọng.
Từ hình tượng nhân vật Phương Định, người đọc thấy được tài năng miêu tả khắc họa sinh động, chân thực tâm lí nhân vật của Lê Minh Khuê. Tuy vẫn nằm trong những đặc điểm, khuynh hướng chung của văn học cách mạng 1954-1975 nhưng nhờ biết đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật mà truyện của Lê Minh Khuê nói chung và hình tượng nhân vật Phương Định trong 'Những ngôi sao xa xôi' nói riêng vẫn tạo được sự hấp dẫn, độc đáo đến lạ thường.
Tóm lại, qua hình tượng nhân vật Phương Định, người đọc thấy được những nét đẹp đẽ, duyên dáng, đáng yêu của Phương Định trong câu chuyện. Đồng thời ta cũng thấy được những nét đẹp chung về tâm hồn và phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ta đọc ở đây một tinh thần, trách nhiệm của những người con anh hùng dân tộc thật mạnh mẽ, hào hùng:
Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 7)
Những ngôi sao xa xôi là truyện ngắn xuất sắc của Lê Minh Khuê. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường, trên con đường chiến lược Trường Sơn đầy hiểm nguy thời đánh Mĩ. Truyện nổi bật với nhân vật Phương Định vừa nữ tính vừa cá tính và đầy cảm xúc của tuổi thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn ra trận.
'Tổ trinh sát mặt đường' gồm có 3 cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh 'lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn'. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: 'không có lá xanh' hai bên đường, 'thân cây bị tước khô cháy'. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết 'lẫn trong ruột những quả bom'. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường 'ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm' thì tổ trinh sát lại 'chạy trên cao điểm cả ban ngày' dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy 'hai con mắt lấp lánh', 'hàm răng loá lên' khi cười, khuôn mặt thì 'lem luốc'.
Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định, cô gái Hà Nội 'hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn'. Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo là 'có cái nhìn sao mà xa xăm'. Nhiều pháo thủ và lái xe hay 'hỏi thăm' hoặc 'viết những thư dài gửi đường dây' cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm 'điệu' khi tiếp xúc với một anh bộ đội 'nói giỏi' nào đấy. Nhưng trong suy nghĩ của cô thì 'những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ'. Điều đó cho thấy rằng Phương Định là một cô gái ý thức được giá trị của bản thân nhưng không hề tỏ ra vồn vã.
Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình 'hát say sưa ầm ĩ'. Bàn học lúc nào cũng 'bày bừa bãi lên', để đến nỗi bà mẹ phải 'nguyền rủa”: 'Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn... No đòn... !'. Vì thế ngay từ lúc còn ở nhà, cô đã thề là 'không lấy chồng'.
Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát, những hài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài ca Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca Ý. Định còn biết bịa ra những lời hát, thế mà chị Thao vẫn 'say mê' chép vào sổ tay. Định hát trong những khoảnh khắc 'im lặng' khi máy bay trinh sát hay 'rè rè', cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên chính mình. Hát khi 'máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hầm này khoảng 300 mét'. Hát trong không khí ngột ngạt: 'Khói lên, và cửa hang bị che lấp'. Đúng là 'tiếng hát át tiếng bom' của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người 'khao khát làm nên những sự tích anh hùng'.
Trong kháng chiến chống Mĩ, ở hai miền Nam, Bắc của Tổ quốc đã có hàng vạn, hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm 'đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào' để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
Những ngôi sao xa xôi đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Tiếng Định lại cất lên: 'Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ'. Cảnh tượng chiến trường trở nên 'vắng lặng đến phát sợ'. Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung: Phương Định, dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom, 'đàng hoàng mà bước tới'. Quả bom có 2 vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ, vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định 'rùng mình' vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên. Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp. Tiếng còi của chị Thao lại thổi lên. Quả bom nổ. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Mảnh bom xé không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười. 'răng trắng', đôi mắt mở to...'. Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất, bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào. Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục: 'Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!'. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ.
Mỗi ngày, tổ trinh sát mặt đường phá bom đến 5 lần; ngày nào ít: ba lần. Phương Định cho biết: 'Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện Những ngôi sao xa xôi. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường. Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:
...Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh...
(Khoảng trời hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc; Định 'thích ngắm' đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mắt mình 'nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng'. Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ. Cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát; hát trong bom đạn. Định, trái tim dào dạt thương yêu. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt, chị Thao cất tiếng hát, Nho vừa tắm dưới suối lên đã đòi ăn kẹo. Còn Định thì 'niềm vui con trẻ nở tung ra, say sưa, tràn đầy' khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm. Và hình bóng mẹ, cái cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, chiếc xe chở đầy thùng kem, con đường nhựa ban đêm, cái vòm tròn nhà hát tất cả những cái đó 'xoáy mạnh như sóng' trong lòng cô gái một thời đạn bom. Đôi mắt của Định, của Nho, của Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong trên những cao điểm, những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn, và trái tim rực đỏ của họ, của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, tỏa sáng.
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng bất tận.
Chiến tranh đã đi qua. Sau bốn thập kỉ, đọc truyện Những ngôi sao xa xôi, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 8)
Những ngôi sao xa xôi viết về những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Tác phẩm xây dựng thành công ba nhân vật Nho, Thao, Phương Định, mỗi người có những nét tính cách riêng nhưng ở họ đều tựu chung vẻ đẹp của tinh thần anh dũng, quả cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nổi bật nhất chính là Phương Định, cô gái đại diện cho vẻ đẹp của thời đại lúc bấy giờ.
Phương Định là con gái Hà Nội xung phong vào chiến trường khói bom lửa đạn dù tuổi đời còn trẻ. Cô bỏ lại Hà Nội thân thương có cha mẹ, có bạn bè để thực hiện nhiệm vụ lớn hơn, đó là nhiệm vụ cứu nước. Cô có tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên bên gia đình trước khi chiến tranh xảy ra. Những kỉ niệm ngọt ngào, sâu lắng ấy chính là liều thuốc tinh thần đắc lực làm dịu mát, động viên tâm hồn cô sau những giờ phút khốc liệt ở chiến trường.
Về ngoại hình, cô tự nhận xét mình “là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm và một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, chính vì đôi mắt ấy nên Phương Định thích ngắm mình trong gương để chiêm ngưỡng đôi mắt dài dài, màu nâu và rất hay nheo lại như đang chói nắng. Trong tác phẩm chỉ duy nhất Phương Định được miêu tả về đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện con người tính cách của mỗi cá nhân. Miêu tả đôi mắt Phương Định tác giả cho thấy đó là một tâm hồn đầy tinh tế, nhạy cảm, nữ tính mà cũng hết sức kiên cường.
Đằng sau vẻ ngoài ấy lại là một người con gái có trách nhiệm cao trong công việc và tinh thần dũng cảm, kiên cường. Phá bom là việc đặc biệt nguy hiểm, thường xuyên phải đối mặt với cái chết, ngày phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần. Nhưng mỗi khi có mệnh lệnh là cô lên đường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, giúp những đoàn xe được lưu thông an toàn. Lúc nhận lệnh phá bom, Phương Định dõng dạc nhận “Tôi một quả trên đồi”. Cô tuân thủ mệnh lệnh một cách bình thản, coi đó là chuyện bình thường, đó là công việc hàng ngày. Trong quá trình phá bom có đôi khi cô nghĩ về cái chết, nhưng nó chỉ là ý nghĩ thoảng qua, còn điều cô quan tâm nhất là làm thế nào để bom nổ. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom ban đầu cô rất căng thẳng, hồi hộp “thần kinh căng như chão” nhưng khi cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo, động viên, khích lệ cô không đi khom lưng mà đàng hoàng bước đến . Chính lòng tự trọng ấy đã khuyến kích cô, giúp cô chiến thắng. Để rồi sau đó cô thực hiện từng thao tác phá bom thuần thục, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Và giây phút chờ đợi đã qua “Thật may bom đã nổ. Thắng rồi”. Phương Định đã hoàn thành công việc. Đây quả là một cuộc đấu trí gan góc, kiên cường. Từ đó cho ta thấy tinh thần, ý chí và lòng dũng cảm của người con gái nhỏ bé, bình dị nhưng không bao giờ chịu khuất phục.
Không chỉ vậy, cô còn có tinh thần đồng đội sâu sắc. Cô yêu thương những người đồng đội của mình bằng cả trái tim, bằng sự quan tâm rất đỗi chân thành. Khi chị Thao và Nho đi trinh sát chưa về cô vô cùng lo lắng, “sốt ruột tôi chạy ra ngoài một tí” “tôi lo”. Trực điện thoại cô cảm thấy “Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới … không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” cũng chính vì thế khi nhận được điện thoại từ đại đội trưởng cô gắt gỏng trả lời: “trinh sát chưa về”. Lúc Nho gỡ bom bị thương, Phương Định đã vô cùng lo lắng, nhưng cô lại hết sức bình tĩnh moi đất kéo Nho lên, rồi lau rửa vết thương, chăm sóc chu đáo, tận tình cho cô em gái nhỏ. Chính tinh thần đồng đội khăng khít ấy đã gắn bó họ lại với nhau, chăm sóc, yêu thương và che chở cho nhau trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.
Sau vẻ gan dạ, kiên trường ở Phương Định còn hiện lên là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, đáng yêu. Cô là người rất nhạy cảm, mang những nét đặc trưng của con gái. Cô quan tâm đến vẻ ngoài của mình, luôn tự hào về nó, được mọi người chú ý nhưng Phương Định không tỏ ra vồn vã mà luôn kín đáo, kiêu kì. Cô thường khoanh tay trước ngực, đứng ra xa và nhìn đi nơi khác. Thực ra đấy là một cách làm duyên rất nữ tính. Có lẽ đây chính là nét đẹp của những người con gái Hà Thành, luôn tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân và trân trọng vẻ đẹp ấy của mình. Sự hồn nhiên yêu đời của cô được thể hiện qua những lần cô hát và những bài cô tự bịa trong lúc rảnh rỗi. Vẻ đẹp của sự hồn nhiên còn được biểu lộ rõ trong lần bất chợt gặp cơn mưa đá ở chiến trường. Dưới cơn mưa bất chợt cô bất ngờ, cuống cuồng tận hưởng, bỏ lại cái dữ dội của bom đạn, cái khắc nghiệt của chiến trường. Ở người con gái ấy vẫn có sự hồn nhiên, lạc quan. Đây chính là giây phút thư giãn, giúp cô lấy lại tinh thần sau những giờ chiến đấu căng thẳng. Cơn mưa đá dễ đến dễ đi nhưng đã gợi khợi cho cô về những kỉ niệm tuổi thơ nơi ấy có gia đình, bè bạn. Tất cả đã trở thành hành trang tinh thần, tiếp cho cô sức mạnh chiến đấu.
Tác phẩm được trần thuật ở ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, việc lựa chọn ngôi kể phù hợp đã tạo nên thành công của tác phẩm. Ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện để tác giả biểu hiện thế giới nội tâm và những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, cũng như khắc họa được sự hồn nhiên, lạc quan giàu tình cảm của cô trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Từ đó làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong chiến tranh. Tạo điểm nhìn thích hợp để miêu tả sinh động và rõ nét hiện thực của cuộc chiến đấu. Không những vậy nó còn tạo ra độ tin cậy lớn cho người đọc về tính chân thực của câu chuyện vì người kể cũng là người tham gia, chứng kiến câu chuyện. Lời kể với nhịp điệu linh hoạt, khi dùng câu văn ngắn, nhịp nhanh phù hợp với không khí căng thẳng, khẩn trương ở chiến trường, lúc lại chậm trãi khi nhớ những kỉ niệm thời niên thiếu, vô tư.
Gấp lại trang sách người đọc càng khâm phục hơn nữa vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định: kiên cường, anh hùng, dũng cảm, mà cũng rất đỗi mơ mộng, tinh tế. Cô là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chính những con người ấy đã đem hết tuổi xuân, sức trẻ để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 9)
Kháng chiến chống Mĩ là thời đại đau thương, mất mát mà cũng đầy anh hùng, vĩ đại của dân tộc ta, đó cũng là thời đại của những thanh niên xung phong trẻ tuổi, lãng mạn, lên đường nhập ngũ vì tương lai đất nước:
“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà long phơi phới dậy tương lai”
Sáng tác về họ, ta không thể nhắc đến Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, với cô thanh niên xung phong Phương Định. Cô gái Hà Thành xinh đẹp, mơ mộng nhưng ẩn sau đó còn là sự kiên cường, dũng cảm.
Trước khi lên đường nhập ngũ Phương Định có một tuổi thơ êm đềm bên gia đình mình tại Hà Nội. Phương Định là cô gái mang vẻ đẹp điển hình của người con gái Hà Nội, hai bím tóc dày và dài, tương đối mềm, chiếc cổ cô cao, kiêu hãnh như một chiếc đài hoa loa kèn. Và đặc biệt là đôi mắt xa xăm đầy mộng mơ, trong đó ẩn chứa một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Cô gái Hà thành đầy mơ mộng, lãng mạn ấy đã dũng cảm lên đường, bỏ lại con phố nhỏ yên tĩnh, tạm biệt cha mẹ vì đất nước thống nhất. Những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm đó như một liều thuốc tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh, giúp Phương Định vượt qua mọi khó khăn trong chiến đấu.
Cô gái ấy khi vào chiến trường Trường Sơn khói bom lửa đạn không còn thấy cái mềm yếu của vẻ bề ngoài mà thay vào đó là một người con gái với những phẩm chất của một người anh hùng. Phương Định có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Công việc của cô đặc biệt nguy hiểm, thường xuyên phải đối mặt với cái chết: Một ngày phải phá bom 5,7 lần, ngày nào ít 3 lần. Nhưng khi có lệnh là cô lên đường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phá bom, mở đường cho những đoàn xe về đích an toàn.
Không chỉ vậy, cô còn hết sức gan dạ, dũng cảm, nó được thể hiện rõ nhất trong một lần Phương Định phá bom. Mặc dù đã quen thuộc với công việc này, nhưng lần nào tới gần quả bom cô cũng thấy hồi hộp, căng thẳng “thần kinh căng như chão”. Bởi khung cảnh ẩn chứa sự nguy hiểm “im lặng đến phát sợ”, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ, không khí ngột ngạt báo hiệu điềm chẳng lành, sự sống trở nên mong manh. Ở bên cạnh quả bom, kề sát với cái chết im lìm, bất ngờ cảm giác của cô trở nên sắc nhọn để bình tĩnh, quyết đoán thực hiện các thao tác phá bom một cách nhanh chóng. Nhưng ngay sau đó cô đã nhận định “Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Suy nghĩ ấy đã cho ta thấy sự can đảm, bản lĩnh, dũng cảm của Phương Định khi đối mặt với cái chết. Để sau đó cô chạy đua với thời gian thực hiện chính xác từng thao tác phá bom. Lúc này Phương Định nghĩ về cái chết nhưng nó chỉ là một khái niệm mờ nhạt. Bởi trong tâm trí cô chỉ băn khoăn một câu hỏi duy nhất: “Liệu bom có nổ không? Nếu không thì làm thế nào để châm lần thứ hai. Rõ ràng với những suy nghĩ ấy, hình ảnh Phương Định hiện lên không chỉ là một người dũng cảm, gan dạ mà còn là một người có tinh thần trách nhiệm cao.
Không chỉ vậy, cô còn có tinh thần đồng đội sâu sắc. Những người lính lái xe Trường Sơn trao truyền sức mạnh cho nhau bằng nồi cơm giữa rừng, cái bắt tay vội vã qua ô cửa kính vỡ: “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật). Thì Phương Định lại có những cách rất riêng thể hiện sự gắn bó với các đồng đội. Trong khi chị Thao và Nho đi trinh sát chưa về Phương Định đã rất lo lắng. Lúc trực điện thoại cô cảm thấy “những gì đã qua, những gì sắp tới không còn đáng kể gì nữa, có gì lí thú đâu nếu các bạn tôi không về”. Phải chăng vì thế mà cô đã gắt với trung đội trưởng khi anh hỏi han tình hình. Nho bị thương Phương Định chăm sóc rất chu đáo, tận tình. Cô rửa vết thương, băng bó, pha sữa cho Nho. Trước nỗi đau của đồng đội cô không còn tâm trí để hát và đâm cáu với chị Thao dù hiểu những tình cảm chị giành cho Nho.
Đằng sau vẻ đẹp anh dũng, kiên cường là hình ảnh của một cô gái hết sức mơ mộng, nữa tính, đầy nhạy cảm. Bắt gặp cơn mưa giữa rừng, cô cuống cuồng tận hưởng, dường như âm thanh của chiến tranh, không gian đầy mùi bom đạn không thể cản niềm vui thích của cô trước trận mưa rào. Đây là phút giây thư giãn làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh sống chiến đấu vô cùng khốc liệt. Cơn mưa đá dù tạnh rất nhanh nhưng đã đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ nơi phố phường Hà Nội. Nơi ấy có mẹ, có những em nhỏ tung tăng đá bóng. Tất cả đã trở thành hành trang tinh thần, tiếp cho cô thêm sức mạnh chiến đấu. Đặc biệt, ngòi bút của Lê Minh Khuê trong đoạn văn này trở nên giàu chất thơ hơn khi khắc họa những khoảng lặng trong tâm hồn Phương Định. Nếu khi cơn mưa đến niềm vui con trẻ trong cô mở tung ra thì khi mưa tạnh Phương Định lại thẫn thờ tiếc nuối không nói nổi cùng với đó là nỗi nhớ da diết về một quá khứ êm đềm, bình yên. Từ đó ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, dễ vui dễ buồn.
Qua nhân vật Phương Định, người đọc không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú của cô. Ngòi bút Lê Minh Khuê miêu tả nội tâm nhân vật chân thực, sống động. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 10)
Lê Minh khuê là một trong những cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong thời kì kháng chiến với nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số đó không thể nào không nhắc đến “Những ngôi sao xa xôi’’. Truyện ngắn đã khắc họa đậm nét hình tượng cô thanh niên xung phong Phương Định đầy cá tính, quả cảm nhưng ẩn chứa bao mơ mộng, lạc quan của tuổi trẻ. Đồng thời ẩn chứa hình ảnh của thế hệ thanh niên Việt Nam thời bấy giờ sẵn sàng hi sinh cá nhân vì trách nhiệm với tổ quốc.
Những ngôi sao xa xôi là một trong những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra cam go, dữ dội. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh và công việc phá bom đầy hiểm nguy và gian khổ của 3 cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đấy máy bay giặc Mỹ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh 'lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn'. Sự sống dường như bị triệt tiêu: 'không có lá xanh' hai bên đường, 'thân cây bị tước khô cháy'.
Việc làm thường nhật của những cô gái nơi cao điểm là khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ rồi cuối cùng là phá bom. Họ có thể bị bom vùi luôn, đó là việc hết sức bình thường với những con người quả cảm này. Thần chết luôn 'lẫn trong ruột những quả bom' khiến thần kinh căng như chão.
Khi những đơn vị khác thường 'ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm' thì tổ trinh sát lại làm việc trên cao điểm giữa cái nắng 30 độ. Nhưng khi về hang, ai cũng chỉ thấy 'hai con mắt lấp lánh', 'hàm răng loá lên' khi cười, khuôn mặt thì 'lem luốc'. Công việc tuy vất vả và khắc nghiệt nhưng ở ba chị em luôn âm ỷ niềm tin lạc quan, yêu đời.
Truyện cho thấy tâm hồn trong sáng, lòng dũng cảm, sự hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. Đặc biệt, nhân vật Phương Định được tác giả miêu tả chân thực, sinh động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, thế giới nội tâm của các nhân vật nói chung và của nhân vật Phương Định nói riêng hiện lên một cách sinh động, phong phú, đầy nữ tính. Đây cũng là điều làm nên sự thành công trong nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật của thiên truyện ngắn này.
Cũng như biết bao các cô gái mới lớn khác, Phương Định rất nhạy cảm và luôn quan tâm tới vẻ đẹp hình thức của mình. Cô còn tự bình phẩm về mình: 'Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn...'.
Đặc biệt cô luôn thích ngắm mình trong gương, nhất là ngắm đôi mắt. 'Nó dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng' . Cô tinh ý phát hiện các anh lái xe hay khen 'Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!' . Đó là vẻ đẹp đầy nữ tính, kín đáo mang chiều sâu tâm hồn của một cô gái trẻ mới lớn.
Lê Minh khuê đã rất tài hoa khi khắc họa thật chân thật nội tâm cô thiếu nữ này. Thậm chí cô còn luôn cảm thấy vui sướng và có gì đó tự hào khi biết mình được nhiều anh lính chú ý đến, quan tâm, muốn làm quen, tán tỉnh nhưng cô chưa dành tình cảm đặc biệt sâu đậm cho một ai hết.
Qua đó ta thấy được rằng Phương Định có một tâm hồn nhạy cảm nhưng cô thường tỏ ra kín đáo trước mắt mọi người, ít biểu lộ ra bên ngoài, khiến mọi người tưởng cô rất kiêu kì. Khi các cô gái khác nói đến chủ đề này Phương Định thường gạt sang một bên như không để tâm. 'Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ…' .
Chưa dừng lại ở đây, chưa dừng lại ở vẻ đẹp, nét cá tính, dịu dàng của cô thiếu nữ. Để tô đậm làm rõ thêm tính chất anh hùng, khí phách hiên ngang của thanh niên thời kháng Mỹ. Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực một cô gái đầy quả cảm, đậm lí tưởng cách mạng, tràn đầy niềm tin lạc quan hướng về đất nước.
Người con gái này đã sẵn sàng bỏ lại tất cả những gì tốt đẹp nhất của tuổi trẻ, những kỉ niệm, những tháng ngày yên bình để xách balo lên mà thực hiện lí tưởng, gánh vác trách nhiệm của một người trẻ đối với đất nước, với dân tộc bằng tất cả niềm tin yêu to lớn của mình. Đấy cũng là vẻ đẹp chung của tất cả thanh niên xung phong nơi chiến trường.
Ở họ luôn cháy lên ngọn lửa dũng cảm, sự kiên cường, tình đồng đội gắn bó và tinh thần trách nhiệm cao. Phương Định hiểu thần chết là một tay không thích đùa. Một ngày cô phải có đến vài lần đối diện với thần chết, nhưng cô không hề ghê sợ. Như bao người lính khác Phương Định xác định rõ lí tưởng sống và phấn đấu của bản thân: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh với Phương Định cô coi cái chết nhẹ tựa như không.
Sự gan dạ dũng cảm của Phương Định còn thể hiện ở thái độ của cô trong những lần phá bom. Sau khi máy bay trút bom, không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Tuy có đáng sợ, có hiểm nguy nhưng cô vẫn không hề chùn bước.
Với bản chất tự tin, bản lĩnh trong những lần phá bom căng thẳng, Phương Định đã chiếm được lòng yêu mến và cảm phục của người đọc, một cô gái bé nhỏ, trẻ trung nhưng thật anh hùng. Cô là một hình ảnh đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
Phương Định Không chỉ là một cô gái dũng cảm mà còn là thiếu nữ với trái tim nhân hậu tràn đầy yêu thương, quý trọng mọi người xung quanh. Điều đó đã được thể hiện qua tình cảm, qua tấm lòng mà cô dành cho những người đồng đội của mình nơi chiến trường ác liệt. Giữa một hoàn cảnh mà sự sống và cái chết dường như không có ranh giới vẫn nổi bật lên một cô gái đảm đang, biết quan tâm, lo lắng, chăm sóc và truyền lửa cho đồng đội.
Chính những cử chỉ chân thành, thân mật của cô dành cho các thành viên trong tổ trinh sát đã bồi đắp nên tình cảm đoàn kết giữa những người đồng chí chung chí hướng. Phương Định quả thật là cô gái toàn diện và giỏi giang.
Lê Minh Khuê đã chứng tỏ khả năng tài hoa của mình qua việc miêu tả rất thành công tâm lí và tính cách nhân vật sâu sắc. Với ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, nữ tính, truyện ngắn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.
Qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, Phương Định đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc bởi những sự cá tính, tâm hồn mơ mộng lạc quan nhưng sâu đậm nhất vẫn là lí tưởng, là sự quả cảm là tinh thần trách nhiệm, là tình yêu thiêng liêng đối với tổ quốc. Đây là nhân vật tiêu biểu cho lớp thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 11)
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Truyện của bà thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. ” Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà được sáng tác năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất ác liệt. Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của các cô thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. Nổi bật trong số đó là Phương Định, một cô gái trẻ mơ mộng yêu đời có tinh thần chiến đấu dũng cảm. Cô đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Chị Thao, Phương Định, Nho. Phương Định là nhân vật chính của tác phẩm và cũng là người kể chuyện. Cô đến với người đọc bằng lời tự giới thiệu thật dễ mến: ” Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không ” săn sóc vội vã” với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội như chính cô đã từng thú nhận: Chẳng qua là cô chỉ điệu thế thôi. Ai mà có thể ghét được một chút điệu như thế của một cô gái đẹp trước chiến trường ác liệt.
Ngoài là một cô gái đẹp có dáng vẻ kiêu kì, nữ tính xong Phương Định là một cô thanh niên xung phong gan dạ, anh hùng. Sinh ra và lớn nên ở thủ đô Hà Nội, có lẽ cô dễ dàng chiếm lấy một chỗ ngồi ở giảng đường đại học, xung quanh cô tíu tít là phụ nữ bè áo trắng. Nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã cướp đi sự bình yên của đất nước. Bác Hồ đã từng kêu gọi dù có phải hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành được độc lập. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng đó, những lớp thanh niên trường mình dòng máu của bà Trưng, bà Triệu, bao chàng trai cô cô gái như Phương Định khát khao được cống hiến cho đất nước, họ ra đi với khí thế quyết tâm ” đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Cũng như đồng đội của mình Phương Định rất có trách nhiệm trong công việc của mình. Tổ trinh sát mặt đường của cô chỉ có ba người cả ba đều là con gái, các cô ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi cô ở là một vùng trọng điểm luôn phải hứng chịu những trận bom dữ dội của kẻ thù. Nơi đây ” đường đất bị cày xới lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Công việc hàng ngày của cô là phải chèo chạy lên cao điểm giữa ban ngày trong cả mưa bom bão đạn dưới cái nóng trên 30 độ C của thời tiết. Trên đầu máy bay Mĩ quần thảo dưới mặt đất bao nhiêu quả bom chưa nổ, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Sau mỗi trận bom cô phải chạy lên đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Chừng ấy có nhưng với cô tất cả đều quen thuộc và nhẹ nhàng. Một cô gái trẻ vừa tạm biệt tuổi học trò vào chiến trường cô đã trở thành người có bản lĩnh. Cô gái khi còn ở nhà chỉ biết làm nũng mẹ và gào to gọi mẹ chỉ vì mớ sách vở, giấy tờ bày bừa trên bàn không biết sắp xếp thế nào cho gọn. Chiến tranh và bom đạn Mĩ đã làm cô lẫm len và trở thành dũng sĩ mạnh mẽ từ lúc nào mà cô không hề biết. Cô không trực tiếp đối diện với kẻ thù mà phải đối diện với thần chết khi kẻ thù ném bom. Cô hiểu thần chết là một tay không thích đùa. Thần chết luôn ẩn trong ruột quả bom. Một ngày cô phải có đến vài lần đối diện với thần chết, nhưng cô không hề ghê sợ. Cô nói:” Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể còn cái chính hiện bên mình là liệu mìn có nổ không? Không thì làm thế nào để châm ngòi lần 2″. Như bao người lính khác Phương Định xác định rõ lẽ sống của mình: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh với Phương Định cô coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Thế nên vết thương chưa lành, Phương Định không đi bệnh viện cũng chẳng ở trong hang mà đã cùng đơn vị lên cao điểm phá bom. Cô hiểu rằng công việc của mình quan trọng như thế nào đối với biết bao nhiêu sinh mạng của đồng chí. Với những chuyến hàng chi viện cho tiền tuyến đánh thắng quân thù. Còn bom là còn đồng đội phải hi sinh. Phải chăng vì tình yêu tổ quốc mà những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định quyết chiến đấu dù có hi sinh cũng phải giữ cho con đường giao thông duy nhất không bao giờ đứt mạch.
Lòng yêu nước ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của Phương Định khiến cho ta phải cảm phục. Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nét trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom, không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung, còn bốn quả bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình tĩnh và dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo nên cô không đi khom mà ” đàng hoàng bước tới”. Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô lại bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết Phương Định ” tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom đất rắn…dấu hiệu chẳng lành”. Thật đáng sợ cái công việc phải đối mặt với thần chết. Ai dám chắc nó sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc mà Phương Định đang hì hoạch đào bới ấy, lúc mà cô vẫn không dùng tay vẫn tập trung công việc ” Tôi cẩn thận bỏ cái gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khả đất rồi chạy lại chỗ ẩn lấp của mình” căng thẳng chờ đợi: ” Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Nếu không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai” thời gian chờ đợi thật đáng sợ ” mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng: Rồi quả bom nổ” một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi đau nhói, mắt cay mãi mới mở được ra. Mùi thuốc bom buồn nôn. Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hằng ngày. Rõ ràng bản chất tự tin, dũng cảm, bản lĩnh, kiên cường càng khắc sâu trong những lần phá bom này. Cô đã chiếm được lòng yêu mến và cảm phục của người đọc, một cô gái bé nhỏ, trẻ trung nhưng thật anh hùng. Phương Định là một hình ảnh đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Phương Định không những là một cô gái dũng cảm mà là một cô gái có yêu quý trái tim nhân hậu giàu tình yêu thương. Giữa chiến trường ác liệt, tấm lòng Phương Định luôn dành cho đồng đội, yêu quý những anh bộ đội có ngôi sao trên mũ. Cô luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm vào đất cô bé Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao trìu mến. Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa mà đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và giành tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng nhanh với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm động.
Phương Định là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan yêu đời vào chiến trường đã ba năm, cô luôn phải đối mặt với không khí, nguy hiểm. Cô luôn cận kề với cái chết. Nhưng ở cô không hề mất đi sự lạc quan, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời. Cô vẫn giữ nguyên sở thích yêu âm nhạc. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc hát ầm ĩ đến nỗi ông hàng xóm mất ngủ phải gõ cửa nhắc nhở. Cô hồn nhiên, tinh nghịch đến nỗi cô ngồi trên cửa sổ tầng hai say sưa hát suýt chút nước lăn nhào xuống đất. Cô đem niềm say mê ca hát vào Trường Sơn ác liệt cô thích những bài hát hành khúc, các điệu dân ca quan họ, bài ca chiu sa của Hồng quân liên xô, dân ca ý, chắc giọng hát của Phương Định phải hay lắm, chẳng thế mà chị Thao thường yêu cầu cô hát. Cô còn có tài bịa ra lời bài hát. Sống trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt, sống chết kề bên Phương Định vẫn hay hát. Cô hát trong những khoảnh khắc im lặng trong các trận đánh, hát ngay khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, hát cả khi bom nổ. Tiếng hát say sưa của cô thực sự đã ” át tiếng bom” phải thực sự là cô gái giàu bản lĩnh, hồn nhiên, lạc quan cô mới có thể cất lên những tiếng hát đó ta hiểu dù giặc tàn bạo bao nhiêu, dù muốn hủy diệt cả sự sống nhưng làm sao ngăn được lòng lạc quan yêu đời, vô tư, hồn nhiên của các cô gái trẻ như Phương Định.
Nét hồn nhiên đáng yêu của Phương Định còn được thể hiện khi cô gặp cơn mưa đá trên cao điểm. Cô vui thích cuống cuồng như chưa hề có bom rơi đạn nổ. Trận mưa đá bất ngờ đã kéo cô về với tuổi thơ ngày nào. Một cô học trò hồn nhiên mơ mộng hay làm nũng mẹ. Một căn nhà nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Nơi ấy là một xứ sở thần tiên có hàng cây bốn mùa thay lá những ngọn đèn trên Quảng Trường lung linh như những ngôi sao trong câu truyện cổ tích, hoa trong công viên, tiếng giao của bà bán xôi sáng có cái mũ đội trên đầu…Những kỉ niệm ấy luôn luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, chiến tranh ngỡ như lùi xa trong giây phút bình yên của những mơ mộng ấy ngay giữa chiến trường ác liệt mà Phương Định vẫn có được nét hồn nhiên vô tư thật đáng khâm phục.
Với nghệ thuật kể chuyện sinh động, xây dựng nhân vật thành công, ngôn ngữ giàu hình ảnh, truyện ” Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã tái hiện chân thực, xúc động cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Phương Định và đồng đội của cô là những ngôi sao xa mà gần của một thời oanh liệt một thời không thể nào quên của dân tộc. Những cô gái ấy đã đóng góp một phần không nhỏ vào chiến công kì diệu của đất nước. Đọc truyện ta càng khâm phục tự hào vì thế hệ cha anh đi trước không tiếc xương máu của mình để bảo vệ đất nước. Câu chuyện còn làm chúng ta suy nghĩ về lí tưởng, ý chí và mục đích sống của chúng ta hôm nay. Tuy không phải đối mặt với mũi tên hòn đao như Phương Định nhưng chúng ta phải đối diện với không khí thử thách của cuộc sống mới. ” Những ngôi sao xa xôi” sẽ giúp chúng nhìn nhận cuộc sống tốt hơn và có lẽ sống đúng đắn hơn.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 12)
Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Gặp “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp những cô gái mở đường không tiếc thân mình “đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.
Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước,góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.
Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm lòng vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Định luôn lo lắng, sốt ruột,đứng ngồi không yên. Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh bộ đội pháo binh.sự lo lắng ấy khiến chị cáu với cả đội trưởng “trinh sát chưa về”. Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho “nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”. Chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc,chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi lông mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, táo bạo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt. Chị hiểu được ở Nho thích thêu thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội,đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này. Ngược lại, chị Phượng Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!
Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là “một cô gái khá”. Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.
Qua nhân vật Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng: “Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…..”
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 13)
Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Gặp “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp những cô gái mở đường không tiếc thân mình “đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.
Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù.Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước,góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Công việc của chị thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. Song chính hoàn cảnh gian khó hiểm nguy ấy đã làm cho chúng ta cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của chị.
Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm lòng vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Định luôn lo lắng, sốt ruột,đứng ngồi không yên. Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh bộ đội pháo binh.sự lo lắng ấy khiến chị cáu với cả đội trưởng “trinh sát chưa về”. Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho “nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”. Chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc,chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi lông mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, táo bạo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt. Chị hiểu được ở Nho thích thêu thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội,đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này. Ngược lại, chị Phượng Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!
Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là “một cô gái khá”. Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.
Qua nhân vật Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng: “Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…..”
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 14)
Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau khi đất nước giải phóng, cô có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới nền văn học nước nhà. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay xuất sắc của Lê Minh Khuê. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Họ đều là những nữ thanh niên xung phong đáng yêu đáng mến. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là nhân vật Phương Định, một cô gái trẻ trung hồn nhiên, tươi tắn, tâm hồn lãng mạn, bay bổng và đặc biệt có tinh thần chiến đấu vô cùng dũng cảm.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể về cuộc sống, cuộc chiến đấu của ba cô gái còn rất trẻ đó là Nho, Thao và Phương Định. Họ làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hằng ngày của họ là “đo khối lượng đẩt đá san lấp những hố bom, đếm số bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng khó khăn nguy hiểm ngày ngày họ phải đối mặt với Thần chết luôn ẩn mình trong ruột những quả bom.
Phương Định được giới thiệu là một cô gái trẻ, que ở Hà Nội. Dù cuộc sống ở chiến trường có gian khổ hiểm nguy, các cô gái vẫn giữ cho mình một tâm hồn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống.
Phương Định là cô gái có vẻ bề ngoài vô cùng xinh đẹp. Chính cô cũng luôn ý thức về vẻ đẹp của bản thân mình và tự nhận mình là một “cô gái khá” với “hai bím tóc dày tương đối mềm”, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, “đôi mắt nâu dài” và “có cái nhìn sao mà xa xăm” như một anh lính lái xe nào đó đã từng nhận xét.
Mặc dù có vẻ bề ngoài xinh đẹp, được biết bao chàng trai pháo thủ, những anh lính lái xe để ý nhưng Phương Định vẫn chưa dành riêng tình cảm của mình cho ai. Khác với đồng đội, cô không săn sóc, vồn vã với bất kì ai. Trái lại, cô rất kín đáo, không hề biểu lộ tình cảm của mình. Tất cả những chi tiết đó cho ta hình dung Phương Định là một cô gái xinh đẹp, đoan trang, đài các và có một chút gì đó rất kiêu kì, rất đặc trưng của người con gái Hà Nội.
Không chỉ đẹp ở hình thức, Phương Định còn có một tâm hồn trẻ trung, hồn nhiên, tươi tắn, luôn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống. Cái làm cho nhân vật Phương Định trở nên sống động và để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc không phải là vẻ đẹp kiêu sa của một thiếu nữ xuất thân nơi Hà thành hoa lệ mà là vẻ đẹp của một cô gái có chiều sâu tâm hồn, có lí tưởng sống cao đẹp, lúc nào cũng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, tâm hồn lãng mạn bay bổng.
Sau những giờ phút căng thẳng đối mặt với Thần chết luôn ẩn mình trong ruột những quả bom, Phương Định lại trở về với cuộc sống đời thường với nụ cười hồn nhiên, tươi tắn, với những lời ca câu hát mượt mà, trong trẻo, với những suy nghĩ, những ước mơ lãng mạn, bay bổng. Sống ở chiến trường nơi đạn bom ác liệt nhưng cô vẫn giữ cho mình sự hồn nhiên trong sáng. Cô vẫn thích ngồi bó gối mơ màng hát những bài “dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng”, “những bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “những bài dân ca Ý trữ tình giàu có”.
Hoặc như một hôm nào đó, một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống, cô bỗng quay quắt nhớ mẹ mình, nhớ về ngôi nhà thân yêu và những kỉ niệm êm đẹp của thời thiếu nữ khi còn cùng mẹ sống ở thành phố. Có thể nói chính những tình cảm gia đình, những kỉ niệm hồi ức đẹp đẽ của tuổi thiếu thời bên cạnh những người thân yêu ruột thịt đã tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp cho Phương Định và những người chiến sĩ ngày đó có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mọi gian khổ, hiểm nguy thậm chí là hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tổ quốc. Bởi họ biết rằng cuộc chiến đấu của họ hôm nay không chỉ để bảo vệ độc lập tụ do của Tổ quốc mà còn là bảo vệ cho những người thân yêu ruột thịt ở quê nhà.
Sống ở chiến trường nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống, nơi mạng sống của con người trở nên mỏng manh như sợi tóc thì Phương Định cũng như bao người lính ngày đó cũng đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt, xa xăm, không cụ thể. Nó chỉ thoáng qua chứ không đủ sức khiến con người trở nên mềm yếu, khuất phục. Cô vẫn sống lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống, vẫn yêu thích công việc của mình, một công việc tuy nguy hiểm nhưng có cái thú của nó. Cô vẫn tin tưởng vào cuộc chiến đấu, vào con đường mình đã chọn, vẫn vui khi nhìn lại quãng đường đã qua rồi thở phào nhẹ nhõm sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Phương định có tinh thần trách nhiệm với công việc, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để hoàn thành nhiệm vụ: Không hề rời bỏ cuộc sống đầy gian khổ và nguy hiểm dưới chân cao điểm nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống, không khí đượm mùi chiến tranh, chết chóc. Hiện thực chiến tranh vô cùng tàn khốc. Tử thần luôn rình rập, đe dọa mạng sống của con người nhưng cô vẫn không hề sợ hãi, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Công việc hằng ngày luôn đối diện với nguy hiểm. Ngày ngày phải chạy trên cao điểm, trên đầu cầu là máy bay địch có thể bất ngờ ập tới, dưới đất là những trái bom chưa nổ. Đó luôn là một mối hiểm họa: “có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ”. Con người phải luôn sống trong trạng thái “thần kinh lúc nào cũng căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết xung quanh mình là những quả bom chưa nổ”. Tính mạng lúc nào cũng có thể bị đe dọa: “một ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.
Vậy đó, con người phải thường xuyên đối mặt với cái chết, đối diện với sự hủy diệt tàn khốc. Thế nhưng Phương Định cũng như những cô gái thanh niên xung phong ngày đó vẫn sẵn sàng chấp nhận tất cả. Chưa bao giờ họ nản chí. Vì họ mang trong mình một tình yêu nước nồng nàn, tha thiết, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập tự do của Tổ quốc:
Ta chịu đau mà sinh hạ các bài ca
Thế hệ hôm nay chịu đau để thế hệ sau nghe hát
Miền Bắc chịu đau cho miền Nam sống những ngày độc lập
Những phút nhìn trời ta đâu tiếc thịt xương ta.
Sự dũng cảm của Phương Định được thể hiện rõ nhất trong một lần phá bom. Tác giả đã tỏ ra rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả một cách vô cùng cụ thể, chân thật từng cảm giác, ý nghĩ của Phương Định dù chỉ thoáng qua trong giây lát trong khi cô đang tiến gần đến quả bom. Mặc dù công việc phá bom đã trở nên quen thuộc nhưng mỗi lần phá bom, Phương Định vẫn có những cảm giác căng thẳng, hồi họp và lo sợ.
Cô tiến chậm chạp, người hơi cúi nhưng nghĩ có biết bao anh lính cao xạ đang quan sát, dõi mắt nhìn mình bởi các anh “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” . Thế nên dù sợ hãi, Phương Định cũng cố trấn tĩnh bước đến gần quả bom một cách đường hoàng, không đi khom lưng nữa bởi cô biết rằng “các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đường hoàng mà bước tới” Đi khom là tỏ ra yếu đuối hèn nhát. Đó là điều tối kị đối với những người lính. Đã là lính thì chỉ có thể chết chứ không được hèn yếu. Có những cử chỉ hèn nhát, nhu nhược ấy ta sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu của đồng đội. Điều không thể nào chấp nhận được.
Tuy nói là thế nhưng đối mặt với quả bom, với cái chết sẽ đến với mình trong gang tấc thì nỗi sợ hãi vẫn xâm chiếm tâm hồn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắt đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm… Vỏ quả bom nóng, một dấu hiệu chẳng lành”. Con người vẫn thấy rùng mình sợ hãi khi chẳng may lưỡi xẻng chạm vào quả bom bởi không ai có thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Chỉ cần một chút mảy may sơ xuất là con người có thể trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Có thể nói những giờ phút phá bom là những giờ phút vô cùng căng thẳng, tuy biết rằng vẫn có đồng đội đứng quanh đây luôn sẵn sàng yểm trợ, bảo vệ cho mình nhưng thật ra chỉ có mình đối mặt với quả bom ấy. Cô hoàn toàn đơn độc và nỗi sợ hãi là một điều rất thực. Nhưng điều quan trọng ở đây mà nhà văn muốn nói tới ngay cả trong những giờ phút vô cùng nguy hiểm khi mạng sống bị đe dọa thì những người lính với một tinh thần chiến đấu vô cùng dũng cảm.
Chính những phút giây ấy đã làm con người đẹp đẽ lạ thường. Nó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của người lính, lòng quả cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm đối với công việc, với đồng đội. Nhà văn đã rất tinh tế khi phát hiện ra rằng ngay trong những giờ phút căng thẳng ấy những người lính nỗi sợ hãi. Một nỗi sợ hãi rất đời thường. Nhưng điều quan trọng là con người đã chế ngự được nỗi sợ hãi ấy. Họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp của người lính, luôn biết đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, yêu nước, anh hùng, kiên cường, dũng cảm.
Ở Phương Định còn tỏa sáng tinh thần đồng đội, đồng chí thiêng liêng, keo sơn, gắn bó, luôn biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Với đồng đội, cô yêu thương và gắn bó như chị em. Trong cuộc sống, cô hòa mình trong đời sống chung của người chiến sĩ. Cô vui vẻ hát hò, nói chuyện và trêu đùa cùng hai người đồng đội. Với các chiến sĩ khác, cô cũng hết sức quan tâm.
Cô hiểu rõ tính tình của từng người trong đơn vị. Mặc dù chị Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát, cô biết tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương. Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
Trong nhiệm vụ, cô luôn kề vai sát cánh, gắn kết trong nhiệm vụ, cùng sống cùng chết bên cạnh đồng đội của mình. Cô luôn lo lắng và lo sợ nếu mình sơ xuất trong công việc phá bom sẽ khiến cho đồng đội phải hi sinh. Kho Nho bị thương, cô tận tình chăm sóc. Nhìn thấy nho khỏe mạnh lên, vết thương bắt đầu lành lại, cô vô cùng hạnh phúc. Chính đồng đội là nguồn hạnh phúc lớn lao và duy nhất của cô lúc này.
Hình ảnh nhân vật Phương Định là đại diện sinh động cho tuổi trẻ Việt Nam yêu nước. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh người nữ thanh niên xung phong giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh mình vì nghĩa lớn. Họ là những cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nước, anh hùng đó là hiện thân cho một thế hệ những người thanh niên Việt Nam yêu nước ngày ấy, là ngọn nguồn sức mạnh của dân tộc ta trong mọi cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.
Nghệ thuật trần thuật theo ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện trở nên chân thật, sống động đến từng chi tiết. Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, vốn sống sự am hiểu sâu sắc của tác giả về cuộc sống của những người lính ở chiến trường.
Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 15)
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt nhất, không chỉ các chàng trai mà các cô gái thanh niên cũng xung phong ra chiến trường, tham gia vào cuộc chiến tranh để giành lại độc lập cho dân tộc. Đó cũng chính là đề tài gợi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ. Với khả năng sáng tạo và xây dựng hình tượng sống động cùng với những ngày tháng lăn lộn nơi chiến trường, Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp kì diệu của tâm hồn, lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Tiêu biểu là nhân vật Phương Định – nhân vật chính của truyện.
Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, ngòi bút của bà trong chiến tranh luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà viết về đề tài này. Tác phẩm được bà sáng tác vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Bài thơ là một bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến với những ngôi sao mà ánh sáng của nó chiếu rọi trong lòng ta – ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là những cô trinh sát mặt đường giữa bụi mù Trường Sơn.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
Phương Định có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, gian khổ. Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn giữa mênh mông khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.Trong “lúc đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc có khi suốt đêm” thì các cô, tổ trinh sát mặt đường, phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về, mặt các cô ai cũng “hai con mắt lấp lánh”, “cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu nước, đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, cô cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
Phương Định vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Cô mang theo vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu của một cô gái tuổi mới lớn, mang theo cả một tâm hồn mơ mộng, rất hồn nhiên, yêu đời. Cô mê hát. Sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, lúc nào cũng cận kề với cái chết, cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”. Tuy vậy, chị Thao vẫn say mê chép những lời bài hát mà Định bịa ra. Cô thích rất nhiều bài, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...” Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu, được gặp lại người yêu sau bao nhiêu nhớ nhung, chờ đợi.
Phương Định sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu. Gặp một trận mưa đá, ở cô lập tức toát lên một niềm vui con trẻ, niềm vui ấy nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Cô nhặt những hạt mưa đá để rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến. “Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nỗi… Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái. Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Sau những đợt thả bom của giặc, Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ. Nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình, vì vậy mà cô cảm thấy an tâm hơn. Cô quyết định không đi khom, bởi một lý do rất đơn giản “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.
Phương Định “dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom”. Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người vang lên, cứa vào da thịt cô. “Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” Cách miêu tả của tác giả thật tài tình, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt chạm vào nhau rồi lại cảm thấy rùng mình như Định, càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô.
Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?” Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Cảm xúc, suy nghĩ chân thật ấy của cô đã truyền sang người đọc nhiều đồng cảm, yêu mến, trân trọng và kính phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. Một cô gái như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân thương: Những con đường bằng phẳng để các chuyến xe vượt Trường Sơn tiến vào Nam.
Công việc “chọc giận thần chết” đã trở nên quen thuộc với cô, là công việc hàng ngày, nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. Có được trang viết này cũng một phần xuất phát từ tâm hồn giàu tình cảm của cây bút Lê Minh Khuê.
Thành công nhất trong truyện là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật chính, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng.
Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam. Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài ca tuyệt đẹp của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những con người rất đỗi bình thường nhưng đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân tộc:
“Em là người thanh niên xung phong
Không có súng chỉ có đôi vai tải đạn
Giữa tầm đạn thù tấm lòng dũng cảm
Em vượt đường dài tiếp thêm lửa chiến công”
Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 16)
'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê tường thuật về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên con đường chiến lược Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Tổ trinh sát mặt đường gồm ba thành viên: Nho, Phương Định và chị Thao. Họ sống trong một hang ở dưới chân cao điểm. Hang đó thường xuyên bị máy bay giặc Mỹ tấn công gay gắt. Đường đi bị phá vỡ, với màu đất đỏ và trắng lẫn lộn. Không còn dấu vết của sự sống, không có cây xanh ven đường, thân cây đã bị thiêu cháy. Nhiều vết thương vì bom đạn: những cây cỏ nằm rải rác, những viên đá lớn, vài thùng xăng hoặc chiếc ô tô nằm trong đất.
Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ, họ phải chạy đến, lấp đất vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Có khi họ bị bom vùi dưới đất. Thần chết 'ẩn trong bụng bom'. Tinh thần luôn căng trước mối nguy. Trong khi những đơn vị thanh niên xung phong thường ra đường vào lúc mặt trời lặn và làm việc thậm chí cả đêm thì tổ trinh sát lại hoạt động trên cao điểm cả ngày dưới cái nóng khắc nghiệt trên 30 độ. Khi trở về hang, họ chỉ thấy mệt mỏi, mắt lấp lánh, răng lóa khi cười, khuôn mặt rã rời.
Cả ba cô, ai cũng đáng yêu, đáng kính trọng. Nhưng Phương Định là người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Phương Định, con gái của Hà Nội, với mái tóc dày, mềm mại, và cổ cao kiêu hãnh như hoa loa kèn. Ánh mắt của Định có vẻ xa xăm nhưng sâu thẳm. Nhiều người, từ pháo thủ đến lái xe, đã dành cho Định sự quan tâm đặc biệt. Mặc dù có vẻ kiêu ngạo và hướng về các anh lính giỏi, nhưng trong tâm hồn, Định coi trọng những người can đảm, thông minh và cao thượng, đặc biệt là những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ.
Phương Định là một cô gái vui vẻ, yêu đời và đầy cá tính. Từ nhỏ đã có niềm đam mê ca hát. Cô thường ngồi trên cửa sổ của căn phòng nhỏ của mình và hát một cách say đắm. Bàn học của Định luôn đầy sách vở, khiến mẹ cô phải tức giận và chửi rủa. Từ khi còn nhỏ, Định đã quyết định không lấy chồng và điều này vẫn giữ nguyên cho đến hiện tại.
Trong thời kỳ chiến tranh, khi bom đạn rơi rất gần, Phương Định vẫn không ngừng hát. Cô hát các bài hành khúc, những bài dân ca và những ca khúc tinh thần của quân đội. Ngay cả khi không khí căng thẳng, Định vẫn dũng cảm hát để động viên bản thân và những người xung quanh. Tiếng hát của Định trở thành âm nhạc chống chọi với tiếng bom và là nguồn động viên không ngừng cho mọi người.
Trong cuộc chiến chống lại quân Mỹ, hàng vạn người con trai và hàng triệu phụ nữ đã cùng nhau ra trận với tinh thần quyết tâm để giành lại tự do cho đất nước. Trên con đường chiến lược Trường Sơn, hàng ngàn cô gái dũng cảm như Bà Trưng, Bà Triệu đã tình nguyện hy sinh. Cuộc sống anh dũng của họ là nguồn động viên lớn lao cho toàn dân và quê hương.
Trong tác phẩm 'Những ngôi sao xa xôi', đoạn mô tả cuộc phá bom trên cao điểm là một trong những đoạn văn nổi bật nhất. Tác giả đã sử dụng ngôn từ sống động để tái hiện lại cảnh tượng nguy hiểm này, vẽ lên một bức tranh về lòng dũng cảm của các anh hùng trong tổ trinh sát mặt đường. Định, chị Thao và Nho đã trở thành những ngôi sao sáng giữa chiến trường, và chiến công của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.
Hàng ngày, tổ trinh sát mặt đường phải phá bom ít nhất năm lần. Phương Định đã từng nghĩ đến cái chết, nhưng cô không sợ. Đối với cô, cái chết chỉ là một điều không thể tránh khỏi nhưng không hẳn là kết thúc.
Cuộc chiến tranh đã ghi lại những hành động anh dũng của những người phụ nữ trên con đường chiến lược Trường Sơn. Họ đã hy sinh bản thân mình để bảo vệ quê hương và dân tộc, và tên tuổi của họ sẽ luôn được nhớ đến với lòng biết ơn và kính trọng.
Đất nước của chúng ta luôn mang tình thương và lòng nhân ái.
Trời đất luôn ôm trọn và an ủi những vết thương của chúng ta.
Dưới lớp đất sâu thẳm, em yên bình nghỉ ngơi.
Nhưng như là một phần của đất, em đã được trở về với bình yên.
Mỗi đêm, tâm hồn em tỏa sáng như những vì sao lung linh.
Với sự rạng ngời của tâm hồn, em tỏa sáng như những ngôi sao lấp lánh...
('Khoảng trời hố bom' - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Định, một cô gái xinh đẹp và dũng cảm của Hà Nội, đã hiện diện trong lửa đạn với tình yêu thương dành cho đồng đội. Cô có sự duyên dáng như những cô gái xưa vẫn thường làm, mỉm cười và vuốt tóc như thể thấu hiểu lòng người. Định tự hào với đôi mắt dài và nâu, phản chiếu ánh nắng như chói lọi. Tâm hồn của Định luôn trong sáng và mơ mộng, hòa mình vào tiếng hát giữa những trận bom đạn. Bằng trái tim đầy yêu thương, Định và đồng đội luôn tìm thấy niềm vui và sự hạnh phúc giữa những khó khăn của cuộc sống chiến đấu.
Truyện 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê tái hiện lại hình ảnh tuyệt vời và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, cùng với Định, Nho và chị Thao, cũng như hàng ngàn cô thanh niên dũng cảm trong cuộc chiến chống Mỹ. Các hành động anh dũng của Phương Định và đồng đội trở thành biểu tượng của sự anh hùng.
Sau ba thập kỷ, đọc truyện 'Những ngôi sao xa xôi', ta cảm nhận lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Hình ảnh Phương Định vẫn rực sáng trong tâm hồn ta, gợi lại những cảm xúc và ngưỡng mộ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 17)
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Những tác phẩm đầu tay của bà ra đời vào những năm 70 đều viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn. 'Những ngôi sao xa xôi' là tác phẩm tiêu biểu của bà. Truyện đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định với tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng, với lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
Truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' được Lê Minh Khuê viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong tại vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Nổi bật nhất là Phương Định - nhân vật chính - người kể chuyện. Dường như tác giả đã gửi vào nhân vật bao vẻ đẹp, bao ước mơ khát vọng và cả những gian khổ, hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong lúc bấy giờ.
Phương Định là một cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp. Cô tự hào về vẻ đẹp của mình: 'Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: 'Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!'.' Vẻ đẹp của cô hấp dẫn bao người: 'Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày.'
Phương Định cũng là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, kiên cường. Cô cùng Nho và chị Thao sống trong một cái hang dưới chân cao điểm tại một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn, sự hiểm nguy, khốc liệt. Nơi đây dường như không có sự sống: 'đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy'. Công việc chiến đấu của cô đặc biệt nguy hiểm và lặng lẽ: 'khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất cần san lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom'. Cô phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày: 'trên đầu thì có máy bay ì ầm, dưới chân có những quả bom chưa nổ nhưng nhất định sẽ nổ'. Mỗi lần phá bom là mỗi lần phải đối diện với Thần Chết. Hoàn cảnh sống khó khăn, công việc nguy hiểm, vậy mà Phương Định đã sống và làm công việc ấy được ba năm - ba năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật trong một lần phá bom để giúp người đọc thấy rõ những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, kiên cường của cô gái thanh niên xung phong. Dù phá bom là công việc đã trở thành thường xuyên nhưng mỗi lần phá bom là mỗi lần phải đối diện với Thần Chết, sự căng thẳng bao trùm: thần kinh như căng ra, thời gian, không gian như ngừng lại,... rồi đồng đội bị thương... Có những khi họ cũng nghĩ đến cái chết - một cái chết mờ nhạt, thoáng qua. Nhưng quan trọng hơn 'liệu bom có nổ, mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần hai?' Từ lo lắng cho tính mạng nhanh chóng chuyển sang lo lắng cho nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ luôn được đặt lên trên hết. Cô sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ.
Phương Định còn là người có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng. Cô gái trẻ tâm hồn mơ mộng, thích làm đẹp cho mình và cho cuộc sống dù ngay giữa chiến trường ác liệt: 'thích ngắm mắt mình trong gương'. Cô có những ước mơ, khát vọng về tương lai. Cô có những kỉ niệm về một thời học sinh vô tư bên mẹ trong một căn gác nhỏ nơi cuối phố - đó vừa là hành trang, vừa là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn cô nơi chiến trường bom đạn. Phương Định hát hay, thuộc nhiều và cũng hay hát. Cô thích ngồi bó gối mơ màng và hát - tiếng hát của tâm hồn lạc quan phơi phới. Sau những căng thẳng về nhiệm vụ, rồi đồng đội bị thương, cơn mưa đá bất chợt đã đem niềm vui thích con trẻ trở lại với Phương Định, biết bao kỉ niệm về quê hương lại dội về.
Không chỉ vậy, ở Phương Định còn có tình đồng đội yêu thương, gắn bó. Cô gắn bó với đồng đội của mình như chị em: quan tâm, lo lắng cho nhau, hiểu rõ tính cách, tâm trạng của chị Thao cũng như phát hiện ra vẻ đẹp của Nho. Cô còn dành tình cảm yêu mến, cảm phục đối với tất cả những người chiến sĩ trên đường ra mặt trận. Đặc biệt, khi Nho bị thương, Phương Định cùng chị Thao cứu chữa, chăm sóc: moi đất, bế Nho lên, rửa vết thương, băng bó vết thương, pha đường sữa cho Nho,... thành thạo như một cô y tá thành thục. Phải chăng chính tình đồng đội yêu thương đã giúp Phương Định trưởng thành?
Truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Phương Định với cách sử dụng ngôi kể hợp lí: truyện kể theo ngôi thứ nhất, Phương Định - nhân vật chính - người kể chuyện làm cho câu chuyện hiện lên sâu sắc và đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Cách kể chuyện sinh động, ngôn ngữ kể trẻ trung kết hợp linh hoạt các kiểu câu khi kể chuyện tạo sức cuốn hút cho tác phẩm. Với những nét nghệ thuật ấy, 'Những ngôi sao xa xôi' - Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh Phương Định nói riêng và hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ ác liệt nói chung với vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, mộng mơ và tinh thần dũng cảm. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm 'Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai'.
'Những ngôi sao xa xôi' đã thể hiện những tài năng nghệ thuật cũng như sự từng trải trên chiến trường của Lê Minh Khuê. Từ hình ảnh Phương Định, truyện cổ vũ thanh niên hôm nay và mai sau quyết tâm đứng lên xây dựng, bảo vệ và gìn giữ đất nước.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 18)
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: 'các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: 'Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương “nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: 'Tôi mê hát”, “thích nhiều bài'.
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Trong 'Những ngôi sao xa xôi', Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Nhân vật Phương Định trong 'Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.
Truyện Những ngôi sao xa xôi kể về một tổ thanh niên xung phong nhận nhiệm vụ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trinh sát gồm ba cô gái là Định, Nho và Thao. Họ phải đối mặt với thần chết trong những lần phá bom, thậm chí mấy lần trong một ngày. Cuộc sống giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có được niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản và thơ mộng.
Cả ba cô gái yêu thương và gắn bó với nhau như chị em. Phần cuối truyện, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là Phương Định. Trong một lần phá bom, cô bị thương, cô được sự săn sóc chu đáo của hai đồng đội.
Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Truyện cho thấy tâm hồn trong sáng, lòng dũng cảm, sự hồn nhiên và cuộc sống chiến đậu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. Đặc biệt, nhân vật Phương Định được tác giả miêu tả chân thực, sinh động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo.
Vào chiến trường được ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng Phương Định vẫn không đánh mất sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. Nét cá tính ở nhân vật được thể hiện khá rõ là sự nhạy cảm, hay mơ mộng và sở thích ưa ca hát.
Cũng giống như hai người bạn trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến các đồng đội trong tổ và cả đơn vị mình. Hơn nữa cô cũng mến yêu và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp hàng đêm trên trọng điểm con đường vào mặt trận.
Trong phần đầu truyện, Phương Định hiện lên là một cô gái nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa kèn. Còn đôi mắt thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Phương Định biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, luôn tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.
Ở đoạn hồi tưởng của nhân vật về tuổi học trò, tác giả làm nổi rõ nét tính cách hồn nhiên, vô tư, một chút tinh nghịch và mơ mộng của một thiếu nữ. Chẳng hạn, chỉ một trận mưa đá vụt qua cũng đánh thức ở nhân vật này rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố quê hương, gia đình và tuổi thơ thanh bình của mình.
Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách đối với thần kinh. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tồi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
Tóm lại, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm thể hiện một thế giới nội tâm phong phú. Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái đẹp, sự trong sáng, cao thượng.
Viết về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 19)
Hình ảnh người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho văn học. Ta đã được thấy họ trong 'Bài thơ về tiểu đội xe không kính' - Phạm Tiến Duật hay 'Đồng chí' - Chính Hữu. Đến với 'Những ngôi sao xa xôi', nhà văn Lê Minh Khuê đã giới thiệu đến độc giả hình tượng nữ thanh niên xung phong duyên dáng, nữ tính mà không kém phần dũng cảm, gan trường. Và điều đó được thể hiện rất rõ qua nhân vật chính của tác phẩm - Phương Định.
Vốn là một cô gái đến từ Hà Nội, Phương Định luôn mang trong mình sự mộng mơ và nỗi nhớ về chốn thành thị. Cô hay hồi tưởng về những kí ức tươi đẹp khi còn ở bên gia đình yêu thương, Chính điều đó đã tạo nên động lực, trở thành chỗ dựa tinh thần để cô ngày đêm thực hiện nhiệm vụ, góp sức vào công cuộc giành lại hòa bình cho đất nước.
Một cô gái trẻ, đẹp như vậy nhưng lại chọn ra tiền tuyến để hỗ trợ cách mạng. Ở trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử, cô phải đối diện với vô vàn khó khăn. Nào là phải ở trong hang, 'chạy trên cao điểm cả ngày', nhiệm vụ thì nguy hiểm, có thể hi sinh bất cứ lúc nào,... Tuy nhiên, bom rơi đạn lạc trên chiến trường không hề làm cô lùi bước. Chính trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nhân vật đã sáng lên với bao phẩm chất tốt đẹp.
Ở nhân vật Phương Định, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ thời chiến. Đó chính là lòng dũng cảm, kiên cường. Đối diện với tử thần trong mỗi lần phá bom, nhân vật không hề nao núng. Cô có sự lo lắng, nhưng không hề để điều đó ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Ở Phương Định còn toát lên vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Trong mối quan hệ với chị Thao hay Nho, người đọc thấy rất rõ sự keo sơn, gắn bó đáng ngưỡng mộ. Tất cả đều đại diện cho tinh thần của cả một thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.
Không chỉ có vậy, Phương Định còn nổi bật lên với những nét đẹp riêng biệt, đầy duyên dáng. Cô tự nhận thức được bản thân 'là một cô gái khá' với 'hai bím tóc dày, tương đối mềm', 'một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn', đôi mắt được nhận xét là 'có cái nhìn sao mà xa xăm'. Khi nhận được sự chú ý của các anh pháo thủ, lái xe, cô cũng chẳng săn sóc, vồn vã, chỉ 'đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt'. Mới đọc qua, độc giả có thể nghĩ hình như cô đang làm kiêu. Nhưng không, thật ra cô chỉ thể hiện sự điềm tĩnh của bản thân. Trong lòng cô, đẹp nhất vẫn là người quân nhân có ngôi sao trên mũ. Sự mơ mộng, lạc quan ấy là hoàn toàn có thể hiểu được. Phương Định vẫn là một cô gái trẻ với nhiều mơ ước. Chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp vô cùng riêng biệt của nhân vật này.
Qua ngòi bút của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã hiện lên vô cùng rõ nét. Cô vừa mang vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn, duyên dáng của người thiếu nữ, vừa thể hiện rõ cái đẹp hào hùng của cả một thời đại. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ gian khổ, biết bao người trẻ đã phải gác lại ước mơ của mình để lên đường ra trận. Dưới làn mưa bom bão đạn, họ vẫn sáng lên với bao vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Chính điều đó đã làm nên chiến thắng vang dội cho dân tộc.
'Những ngôi sao xa xôi' là một tác phẩm vô cùng thành công. Trong đó, nhân vật Phương Định đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Nhờ vậy, các thế hệ sau càng thêm biết ơn công lao của người đi trước, đồng thời trân trọng hơn sự hòa bình, yên ổn của xã hội ngày n
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 20)
'Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...'
Có lẽ đề tài về người lính chiến sĩ là một đề tài quen thuộc trong văn học nước nhà qua hai cuộc kháng chiến ngoan cường của dân tộc. Đó là hình ảnh người lính chân chất,thật thà với tình đồng đội thắm thiết trong Đồng chí của Chính Hữu. Đó là hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang bản lĩnh và đầy lạc quan giữa bom đạn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Đó là những mảnh đời người chiến sĩ đầy đau thương và xót xa trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay Người sót lại của rừng cười. Tất cả đã làm nên một bức tranh văn học chiến tranh đầy đau thương nhưng cũng tràn trề sự sống, niềm hi vọng và cả những vẻ đẹp rất đỗi thân thuộc và gần gũi của người lính nơi chiến trận. Trong những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, hình ảnh những cô gái thành niên xung phong hiện lên thật đẹp đẽ như những ngôi sao xa, toả sáng giữa cuộc sống gian khổ và ác liệt. Phương Định là nhân vật tiêu biểu và để lại trong em nhiều ấn tượng khó phai.
Phương Định- một cô gái trẻ, người con của thủ đô Hà Nội, từ khi rời ghế nhà trường cô chọn cho mình một hành trình mới của cuộc đời nơi chiến trận. Cô tự thấy là một cô gái khá, 'Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn', và Định cũng được mọi người nhận xét là có cái nhìn sao mà xa xăm. Cũng chính bởi vậy mà cô được nhiều anh lái xe và pháo thủ để ý, khi hỏi thăm, khi lại viết những dòng thư dài gửi Định.Cũng như bao cô gái khác, Định có tuổi trẻ với những khung trời riêng, niềm đam mê riêng của mình, cô yêu ca nhạc và mê hát.'Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: 'Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Đó là dân ca Ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm.' Đó là một tâm hồn rất đỗi lạc quan,hồn nhiên, cô luôn tìm thấy vẻ đẹp,niềm tin trong cuộc sống và công việc của mình.
Trong công việc, Phương Định là một chiến sĩ đầy trách nhiệm. Cô ngoan cường, dũng cảm trong việc thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Là một trong những thành viên của 'tổ trinh sát mặt đường' làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch. Cô để ý đến từng chi tiết, biết chịu khó lắng nghe và nắm bắt tình hình tốt.Không khí phá bom rất căng thẳng, từng cảm giác của Định khi nghĩ về các anh cao xạ ở trên kia theo dõi từng động tác của mình đã khiến cô giữ vững lòng tự trọng, không đi khom mà đi thẳng, dũng cảm đến gần quả bom. Khi phá bom, Định tỏ ra rất thành thạo và hết mực dũng cảm, khi đến gần quả bom hay những lúc chờ đợi quả bom nổ là những giây phút căng thẳng và hồi hộp nhất. 'Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng'. Dường như, cô gái bé nhỏ Phương Định mang trong mình trọng trách to lớn, ý thức trách nhiệm luôn thường trực trong tâm trí của cô.
Hồn nhiên trong cuộc sống đời thường, dũng cảm trong công việc, còn với đồng đội, Định hết mực quan tâm và thân thiết,coi họ là những người thân trong một gia đình. Chị Thao, em Nho luôn được Định cảm nhận tinh tế bằng những cách nhìn đầy trân trọng và rất đỗi tự hào. Nho như một que kem nõn nà, chị Thao thì rất chu đáo, chị thích thêu thùa và ưa may vá, thích chép lời bài hát vào cuốn sổ nhỏ,Định quan tâm đến Nho khi em bị thương, Thao cũng rất ân cần và tỉ mỉ, lo lắng cho Nho.Nho là cô gái dịu dàng nhưng cũng đầy gai góc trong công việc. Chị Thao cũng đầy khát khao của tuổi trẻ nhưng ít mơ mộng và là cô gái từng trải so với Nho và Định. Ở họ là tình đồng đội gắn kết, tình chị em bình dị và thương yêu, là tình đồng chí son sắt cùng mục đích, lí tưởng. Cô yêu tất cả những người đồng nghiệp của mình, đặc biệt là những người chiến sĩ mang quân phục, với Định, những người đẹp nhất, thông minh và can đảm nhất là những người đội ngôi sao trên mũ.
Công việc đầy nguy hiểm trên chiến trường ác liệt, nơi mà sự sống và cái chết là ranh giới mong manh. Những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định hiện lên rất đỗi lạ thường. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái dành thanh xuân, tuổi trẻ của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Giữa thiên nhiên núi rừng và cả khoảng cách xa xôi, chắc hẳn ở những cô gái như Định sẽ không nguôi nỗi nhớ nhà. Và những lúc như thế, Định lại nghĩ về gia đình, nghĩ về Hà Nội thân yêu với những con đường nhựa lấp lánh ánh đèn, quảng trường lung linh ánh điện, vườn hoa trong công viên , hay tiếng rao đêm thân thuộc của những người bán hàng rong,... tất cả dường như rất đỗi thân thương trong tâm hồn Phương Định.
Thông qua nhân vật Phương Định, tác giả đã khơi dậy trong em niềm tự hào về những người lính cách mạng. Họ hi sinh một cách thầm lặng cho đất nước, cống hiến cho dân tộc. Định tuy là một cô gái trẻ nhưng đầy bản lĩnh. Chính sự dũng cảm và trách nhiệm nơi Định đã thôi thúc trong lòng tuổi trẻ chúng em ý thức trách nhiệm với quê hương, với gia đình và bản thân; truyền cho chúng em sự lạc quan, vui tươi, hồn nhiên trong cuộc sống và công việc.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 21)
Lê Minh Khuê( 1949) quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa là cây bút chuyên về viết truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị hầu hết viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là “Những ngôi sao xa xôi”, tác phẩm ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta đang diễn ra ác liệt. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng hồn nhiên thơ mộng, tinh thần chiến đấu dũng cảm của tổ trinh sát mặt đường, Nho, Phương Định và chị Thao, nhưng có lẽ gây ấn tượng, lòng mến phục nhất với độc giả là Phương Định.
Trước hết, chuyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – cô gái Hà Nội lãng mạn và mơ mộng xung phong vào chiến trường, cô sống cùng đồng đội là chị Thao, Nho trên cao điểm giữa vùng trọng điểm ở Trường Sơn, họ sống trong một cái hang, công việc của họ là đo khối lượng đất đá san lấp mặt đường đánh dấu những quả bom chưa nổ thì phá bom. Công việc vất vả là nguy hiểm phải đổi mặt với thần chết từng phút, từng giờ, nhiệm vụ quan trọn đầy gian khổ hi sinh của họ đã phần nào thể hiện hiện thực của cuộc chiến tranh gian khổ và ác nghiệt, cũng từ đó, ta thấy sáng ngời tinh thần yêu nước đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
Đối với Phương Định ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ đẹp bề ngoài đáng yêu trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống, chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô hay” viết những thư đường dài gửi đường dây”, 'dù có thể chào hỏi hằng ngày”, Phương Định cảm nhận được điều đó cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc kiêu kỳ một cách đáng yêu khi thấy đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. Phương Định vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên vô tư, cô mang theo vào chiến trường đầy ác liệt cả những nét đáng yêu của một cô gái mới lớn, mang theo cả một tâm hồn mơ mộng hồn nhiên yêu đời, cô mê hát, sống trong cảnh ác liệt của chiến tranh cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình” cô thích quan họ Bắc Ninh, dân ca trữ tình, đặc biệt là bài 'Ca - chiu - sa” của hồng quân Liên Xô, tiếng hát ấy đã át tiếng bom để động viên đồng đội cũng chính là động viên chính bản thân mình đồng thời cô gửi vào tiếng hát nỗi khát khao tuổi trẻ của người chiến sĩ mong được trở vê quê hương yêu dấu được gặp lại những người thân yêu sau bao năm chờ đợi.
Phương Định luôn sống với những kỉ niệm của thiếu nữ vô tư, chỉ gặp một trận mưa đá ở cô lập tức toát lên niềm vui con trẻ. Cô nhặt những viên mưa đá rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến, cô nhớ đến tuổi thơ của mình, những kỉ niệm đó làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt trong cái không khí ”nóng bỏng” của chiến tranh.
Cũng như bao cô gái thanh niên xung phong khác, ở Phương Định nổi bật tinh thần gan dạ, dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi nguy hiểm. Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm. Sau những đợt thả bom của giặc, cô cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi còn có nhiều quả bom chưa nổ, không gian lúc đó vắng lặng đến đáng sợ nhưng cô không hề sợ hãi và có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình, vì vậy cô cảm thấy yên tâm hơn, cô quyết định không đi khom bởi, đây là cảm giác vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa thể hiện ý chí mạnh mẽ, cô dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm, khi phá bom ”dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom” lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người vang lên cứa vào da thịt 'tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình là quá chậm, nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng, một dấu hiệu chẳng lành” có thể nói cách miêu tả của tác giả thật tài tình khiến cho người đọc cảm thấy rùng mình như Phương Định càng cảm thấy rõ hơn sự bình tĩnh gan dạ của cô.
Những khi đối mặt với quả bom cô cũng có nghĩ đến cái chết ”nhưng một cái chết mờ nhạt không cụ thể”, đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua mà với cô cái chính lúc này là ”liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, có nghĩa là trong suy nghĩ của cô lúc nào cô cũng luôn cô gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc dù có phải hi sinh. Chính sự gan dạ, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Phương Định thực hiện tốt công việc của mình.
Ngoài sự dũng cảm trong công việc Phương Định còn cho ta thấy toát lên tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm, gắn bó, cô luôn yêu thương trìu mến đồng đội, lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi ”nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình, rồi khi Nho bị thương cô chăm sóc tận tình như một cô ý tá, sự chăm sóc tận tình của Phương Định đã làm cho Nho nhanh chóng khỏe lại, cô dành tình cảm yêu mến của mình với những người chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, tình đồng đội thật thiêng liêng, đáng quý, nó đã tiếp thêm sức mạnh để cô hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhân vật Phương Định để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng bạn đọc là nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Lê Minh Khuê. Ở đây chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính nên đã tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật, nó làm cho cây truyện diễn tả một cách chân thực, tự nhiên. Ngoài ra, truyện còn hấp dẫn bạn đọc ở việc tạo tình huống cam go căng thẳng của cuộc chiến tranh. Đặc biệt, Lê Minh Khuê đã sử dụng rất thành công các kiểu câu ngắn, rút gọn, đặc biệt để diễn tả không khí căng thẳng ác liệt của chiến trường. Nhưng giữa cái ác liệt ấy vẻ đẹp của Phương Định cũng như các cô gái vẫn tỏa sáng, sức trẻ và lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ và anh hùng.
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng bạn đọc hình ảnh đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là Phương Định, một cô gái hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng và tinh thần chiến đấu vô cùng lạc quan dũng cảm, Phương Định chỉ là một ngôi sao nhỏ bé nhưng sẽ luôn tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời cách mạng Việt Nam, cô mãi là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 22)
Cách nhìn và thể hiện con người thiên về tốt đẹp, trong sáng là phương hướng chủ đạo và thống nhất là phương hướng chủ đạo và thống nhất của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Lê Minh Khuê – nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn trong thời kì này – cũng không nằm ngoài phương hướng chung ấy. Điển hình là truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện xoáy sâu vào nhân vật Phương Định với lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, sự hồn nhiên, mơ mộng và tình đồng đội gắn bó.
Nói đến nhân vật Phương Định, không thể không nói đến sự hồn nhiên, mơ mộng của cô. Như mọi cô gái trẻ khác, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự hào về bản thân và tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm. Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Dù đang ở giữa chiến trường nhưng cô vẫn giữ được sự nữ tính rất dễ thương, rất đặc trưng của người Hà thành trong mình. Cô biết mình được nhiều người để ý và cảm thấy vui, tự hào về điều đó – một tâm lí rất dễ hiểu của con gái.
Tuy vậy, cô lại điệu đà, không hay thể hiện tình cảm của mình, tưởng chừng như kiêu kì. Nhưng đừng vì thế mà ghét cô. “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Vẻ đẹp của nhân vật không chỉ nằm ở ngoại hình mà ở những suy nghĩ rất đáng yêu của cô về những con người hằng ngày đi qua cuộc sống của cô. Phương Định chính là đóa lan rừng làm dịu đi cái nóng bỏng của chảo lửa Trường Sơn đầy bom đạn.
Bên cạnh đó, Phương Định còn rất mơ mộng và hồn nhiên trong sở thích của mình. “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”. Phương Định hát như để gợi nhớ về những kỉ niệm cũ, về thành phố quê hương. Hát vừa để giữ vững sự lạc quan, yêu đời, vừa để nuôi niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng. Cũng có thể cô chỉ hát để thỏa mãn sở thích của mình thôi, nhưng dù là lí do gì thì tiếng hát ấy cũng đã thể hiện một cá tính rất trẻ, rất hồn nhiên nơi cô. Trong lời hát ấy, ta lại thoáng thấy hình ảnh của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm – một người con gái từng cảm nhận cái hay của bản nhạc êm đềm giữa chiến trường khốc liệt.
Trên trời máy bay gầm rú, dưới đất đầy bom nổ chậm, nhưng những giai điệu dịu dàng, trong trẻo vẫn được những cô gái ấy cất lên. “Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Thích Cachiusa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. 'Đó là dân ca Ý trữ tình, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều”. Tiếng hát ấy át đi tiếng bom, mang trong đó sức trẻ và sự yêu đời của Phương Định. Những bài hát ấy như những mảnh ghép chứa đầy sự nhạy cảm, hồn nhiên và dịu dàng của tâm hồn cô gái thanh niên xung phong. Trải qua khói lửa, những bài hát ấy không chỉ là những giai điệu bình thường nữa, chúng chính là tiếng đập từ trái tim rất vô tư, rất trẻ của Phương Định.
Sức trẻ ấy tiềm tàng mãnh liệt đến nỗi chỉ cần một trận mưa đá bất ngờ thôi cũng đủ khiến nó bùng lên. Phương Định “chạy ra, vui thích cuống cuồng”. Giữa chiến trường ác liệt, dù hiếm hoi vẫn có những giây phút vô tư, hồn nhiên, những giây phút mà cái say sưa của tuổi trẻ đã đẩy lùi mưa bom bão đạn. “Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”. Cơn mưa đá bất ngờ đã cho ta thấy góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Đó là miền ký ức thân thương và êm đềm của Phương Định về Hà Nội với căn gác nhỏ nơi cô sống cùng mẹ những năm tháng học sinh, về những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của thành phố quê hương. Những kỉ niệm ấy luôn ở trong tim Phương Định, trở thành niềm tin, thành khát khao, thành nguồn động lực để cô vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống và tiếp tục chiến đấu. “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi”. Cơn mưa đá bất ngờ kia không chỉ là một chi tiết để bộc lộ tính cách nhân vật, nó là hiện thân của tuổi trẻ giữa chiến trường, một tuổi trẻ vẫn luôn giữ trong tim những rung động, những khát khao mãnh liệt nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiến tranh có thể tước đi tất cả, nhưng chúng không bao giờ lấy đi được niềm tin và khát vọng của Phương Định cũng như của những người trẻ ngày đó.
Chính niềm tin và khát vọng chiến thắng ấy đã cho Phương Định sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm. Cô nằm trong tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tuy không trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận nhưng công việc của cô cũng không kém phần nguy hiểm. “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần Chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi”. Nếu như có rất nhiều người chỉ hơi bị bệnh đã muốn trốn tránh công việc thì Phương Định vẫn kiên cường bám trụ ở chiến trường dù đã bị thương. Chính ý thức trách nhiệm đã giữ cô ở lại trên cao điểm đầy bom đạn ấy.
Lời kể của Phương Định rất tự nhiên và bình thản, khiến người đọc tưởng như cô chỉ đang kể chuyện đùa chứ không phải là nói về những hiểm nguy rình rập, về thương tích và cái chết. “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa, nhưng nhất định sẽ nổ…”. Phương Định hiểu rõ những gì mình phải đối mặt hằng ngày nhưng vẫn bất chấp tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí cô còn thấy được trong cái ác liệt của chiến trường có một điều gì đó rất riêng, rất thú vị mà cô đã vô cùng quen thuộc. Nên biết rằng cô là con gái Hà Nội – những cô gái mà người ta bảo rằng “liệu có xa nhà được ba ngày?” trong khi cô “ở đây, trên cao điểm này đã ba năm”, ta lại càng khâm phục cô. Sự khắc nghiệt của chiến trường không thể khiến người con gái ấy gục ngã, mà còn tôi luyện cho cô một ý chí kiên cường. Chính ý chí ấy, sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm ấy đã làm nên nét đẹp trong Phương Định khiến ta càng thêm yêu, thêm quý nhân vật hơn.
Nhưng phải đến khi thấy Phương Định phá bom, ta mới hiểu rõ được lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm trong cô. Dù đã quen với công việc nguy hiểm ấy nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách về thần kinh. “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Trong không gian vắng lặng và đáng sợ, ánh mắt của đồng đội đã giúp Phương Định trấn tĩnh lại, đồng thời sự dũng cảm của cô được kích thích thêm bởi lòng tự trọng. Chỉ là kích thích thêm thôi, vì vốn dĩ sự gan dạ trong cô đã trở thành một điều tự nhiên đến nỗi cô cũng không để ý. “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết.
Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Có thể sẽ có người cho rằng vì đã quá quen rồi nên Phương Định mới không sợ nữa. Không, cô có sợ chứ, vì khi đứng trước cái chết, con người ai cũng sợ dù ít dù nhiều. Nhưng Phương Định đã vượt qua được nỗi sợ ấy. Ý thức trách nhiệm đã đẩy lùi nỗi sợ, gạt nó vào một góc để tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ. Cô không lo bản thân sẽ bị thương, mà chỉ lo khi bị thương thì cô sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Suy nghĩ ấy mới đẹp và đáng yêu làm sao! Đối với cô, cái chết chỉ nhẹ tựa lông hồng. Cùng một suy nghĩ ấy là người con gái trong bài thơ “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa / Đánh lạc hướng quân thù hứng lấy luồng bom”. Dù chỉ là những cô gái chân yếu tay mềm nhưng trong tim họ là ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, của tuổi trẻ. Chính ngọn lửa ấy đã xây dựng một Phương Định dũng cảm và trách nhiệm, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến.
Không chỉ dừng lại ở đó, Phương Định còn vô cùng yêu thương đồng đội của mình. Khi Nho và chị Thao đi lên cao điểm, cô ở lại trong hang vô cùng lo lắng. “Những gì đã qua, những gì sắp tới… không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?”. Đây là lần đầu tiên ta thấy người con gái ấy bứt rứt, bồn chồn và sợ hãi đến vậy. Bởi vì đối với cô, họ không chỉ là đồng đội, mà còn là bạn bè thân thiết, là chị em trong gia đình. Mỗi người một tính cách nhưng sống với nhau ba năm trời, cô biết rõ từng sở thích, từng ước mơ, từng cá tính của mỗi người. Mỗi liên kết sâu sắc và bền vững ấy tự nhiên và chân thật đến nỗi thậm chí Phương Định còn không nhận ra chính bởi vì nó mà cô gắt gỏng khi đại đội trưởng hỏi tình hình.
Tình đồng đội ấy làm ta nhớ đến những câu thơ của Chính Hữu trong bài “Đồng Chí”:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay'
Chính gian lao thử thách đã xây dựng nên những tình cảm gắn bó vô cùng bền chặt. Khi Nho bị thương, Phương Định đã tận tình chăm sóc cho Nho, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho”, “pha sữa cho nó trong cái ca sắt”… Phương Định hiểu đồng đội mình đến mức cảm nhận được cái đau của Nho, cả những tình cảm đang quay cuồng trong chị Thao nữa. Một tình đồng đội đẹp đến thế chỉ có thể đến từ những trái tim cùng hướng về một lí tưởng cao đẹp, từ những trái tim biết yêu thương và cho đi vô điều kiện. Trái tim chứa đầy tình đồng đội ấy là nét vẽ hoàn thiện tính cách nhân vật Phương Định, biến cô trở thành hình tượng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Nhằm khắc họa rõ nét nhân vật Phương Định, tác giả đã chọn vai kể là nhân vật chính, với cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Thông qua dòng suy nghĩ và cảm xúc của Phương Định, tác giả đã tái hiện cuộc sống của tuổi trẻ nơi chiến trường một cách tự nhiên và vô cùng chân thật. Cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể này đã giúp tác giả tập trung miêu tả và bộc lộ rõ nét thế giới nội tâm nhân vật, giúp người đọc thấu hiểu và cảm nhận được những gì nhân vật đã trải qua. Đặc biệt, Lê Minh Khuê từng tham gia thanh niên xung phong nên lời văn của bà rất thật, ẩn chứa một sức mạnh muốn thoát ra khỏi trang giấy và đi vào lòng người đọc.
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện là ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và đậm chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, câu đặc biệt với nhịp nhanh, gợi lên không khí khẩn trương của chiến trường và những khoảng ngắt quãng bất ngờ tưởng như tiếng bom nổ đã cắt ngang dòng suy nghĩ. Nổi bật lên tất cả những điều ấy là hình ảnh “những ngôi sao xa xôi” được chọn làm tựa đề của truyện ngắn. “Những ngôi sao” ấy có thể là những ký ức êm đềm về Hà Nội, về quê hương của các cô gái, những ký ức mà họ vẫn luôn mang theo trong tim để làm động lực chiến đấu. Nhưng “những ngôi sao” ấy cũng chính là hiện thân của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là Phương Định. Những cô gái ấy sống giữa chiến trường nhưng vẫn giữ được những nét đẹp trong tính cách, trong tâm hồn mình. Họ, như một anh trắc thủ pháo binh nào đó đã từng viết trong một bài thơ, “là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm”, những ngôi sao tỏa sáng rực rỡ với tuổi trẻ và lòng can đảm giữa lửa bom khói đạn.
Bằng chính những trải nghiệm thực tế của mình, Lê Minh Khuê đã xây dựng nhân vật Phương Định với những nét tính cách tiêu biểu của lớp trẻ Việt Nam thời kì ấy nói chung, và những anh chị thanh niên xung phong nói riêng: can đảm và đầy trách nhiệm nhưng cũng tràn đầy sự hồn nhiên và ngây thơ. Họ đã sống và chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, cuộc sống của họ dù có thể kết thúc bất cứ lúc nào nhưng vẫn tràn ngập sức trẻ, tràn ngập tình yêu – “tình yêu của những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ”. Đó là những tháng ngày gian khổ nhất, nhưng trong tim, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 23)
Trong cuộc kháng chiến của dân tộc chống quân xâm lược, toàn dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh, trong đó những nam thanh niên thì xung phong lên đường ra mặt trận, đấu tranh chống quân thù. Nhưng đâu chỉ có những bậc nam nhi mới có những khát vọng cứu nước và bản lĩnh phi thường nơi chiến trận. Trong chiến tranh thì ngay cả những cô gái chân yếu tay mềm cũng đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ, công việc các cô gái là những cô dân công, chuyên làm công việc hỗ trợ cho chiến đấu. Khắc họa về hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong này. Nhà văn Lê Minh Khuê đã xây dựng hình ảnh của cô thanh niên xung phong Phương Định tuy giản dị nhưng thật đẹp, thật sinh động, mang lại cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về những cô gái thời kháng chiến.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, mộng mơ và vừa mới bước vào tuổi đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Như bao cô gái trẻ khác, Phương Định cũng rất thích làm đẹp, điệu đà, soi gương hàng tiếng đồng hồ. Giữa không gian dữ dội của chiến tranh, hình ảnh cô thiếu nữ Phương Định thật khiến cho người ta có thêm niềm tin, tiếp thêm nguồn sức trẻ dồi dào từ cô gái ấy. Phương Định cũng là một cô gái trẻ xinh đẹp, dễ thương với “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn”, và đặc biệt, theo như lời nhận xét của anh lái xe thì Phương định còn có một vẻ đặc biệt nữa, đó là đôi mắt, “sao mà xa xăm”. Cũng vì sự dễ thương ở ngoại hình, đáng yêu trong tính cách mà Phương Định luôn nhận được những lời thăm hỏi của các anh pháo binh cũng như các anh lái xe.
Với tình cảm của các đồng đội nam dành cho mình, Phương Định luôn trân trọng, bởi suy cho cùng cô cũng chỉ là một cô thiếu nữ mới lớn, vẫn có những khát vọng tình yêu trong trái tim. Nhưng vì chưa thực sự rung động với ai nên Phương Định cũng chỉ khéo léo từ chối tâm ý ấy của các anh. Là một cô gái ngây thơ trong sáng nhưng Phương Định lại rất ý thức đối với việc đấu tranh bảo vệ đất nước, cô đã tự nguyện xung phong vào chiến trường, cùng mọi người tham gia chiến đấu. Công việc của cô cũng vô cùng gian khổ, nơi chiến trường đầy ác liệt. Phương Định cùng hai người đồng đội của mình là Thao và Nho ngày đêm làm công việc lấp hố bom, đảm bảo cho các chuyến xe hành quân vào giải phóng miền Nam.
Không khí dữ dội của chiến tranh, bom đạn của địch ném xuống dải Trường Sơn nhiều như trút, công việc lấp hố bom diễn ra với cường độ thường xuyên, liên tục, một ngày có thể ba đến năm lần đi lấp hố. Công việc này cũng không hề đơn giản, không chỉ đòi hỏi nhiều sức lực mà các cô gái lúc nào cũng đối mặt với hiểm nguy, bởi những quả bom dưới lòng đất ấy có thể nổ bất cứ lúc nào, rồi khi bom chưa nổ thì cần phá bom: “…đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phải phá bom”. Và công việc này lúc nào cũng hết sức căng thẳng, đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ: “…thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vấn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”.
Không khí chiến trường ác liệt, sự nguy hiểm của công việc khiến cho ranh giới giữa sự sống giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh, chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ thôi thì tính mạng của các cô gái này có thể bị đe dọa. Hiểu như vậy ta sẽ thấy những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định không chỉ có lòng yêu nước mà còn có sự dũng cảm và bản lĩnh mạnh mẽ. Bởi sống trong cái không khí dữ dội như vậy nhưng Phương Định vô cùng yêu đời, khi nhìn thấy mưa đá thì cảm thấy rất thích thú. Phương Định còn là một cô gái có tinh thần trách nhiệm với công việc, khi dùng xẻng để lấp đất, khi va chạm với vỏ quả bom, tạo ra những âm thanh ghê rợn thì Phương Định tự nhủ là phải nhanh chóng làm xong việc bởi nếu quả bom nóng lên từ bên trong hoặc nóng lên do mặt trời thì có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Không chỉ có trách nhiệm cao với công việc mà Phương Định còn rất quan tâm đến đồng đội của mình. Khi Thao và Nho lên cao điểm làm việc, Phương Định ở nhà nhưng lòng thì nóng như lửa đốt, đó chính là sự lo lắng cho đồng đội, nghe thấy tiếng trực thăng, tiếng súng hỗ trợ của các chiến sĩ thì sự lo lắng ấy càng bị nâng lên cao độ, thậm chí cô còn nổi cáu với đội trưởng “Trinh sát chưa về”. Ta có thể thấy sự quan tâm này không chỉ từ tình đồng đội mà còn bởi sự gắn bó như chị em của những cô gái này. Trong cuộc sống gian khổ nơi rừng núi, trong không khí dữ dội của chiến tranh, bão đạn thì tình cảm giữa những cô gái ấy vẫn sáng lên rực rỡ, làm cho người đọc cảm thấy ấp áp.
Phương Định là một cô gái hồn nhiên, yêu đời, cô mang vào chiến trường sức trẻ, nguồn sống dạt dào nên không gian câu chuyện dù là ở nơi chiến trường đầy khốc liệt, công việc của các cô gái này là làm bạn với bom đạn, với hiểm nguy. Nhưng sức sống, niềm tin của Phương Định đã giúp cô vượt qua tất cả, người đọc còn cảm nhận được ở Phương Định những phẩm chất thật đẹp, đó là tinh thần trách nhiệm, tình đồng đội gắn bó keo sơn.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 24)
Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác nên những áng thơ văn bất hủ. Chúng ta không khó khăn để bắt gặp những hình ảnh, nhân vật dưới lăng kính của các nhà thơ như anh chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, chị Út Tịch và đặc biệt là nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê. Ở nhân vật này chúng ta có thể nhìn thấy được vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước, gan dạ, trong sáng, dũng cảm, kiên cường.
Phương Định là một cô gái trong tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ngày đêm đối mặt với rất nhiều lửa bụi nhưng cô gái vẫn giữ được vẻ tươi trẻ của cô gái mới lớn. Cô luôn là người quan tâm đến hình thức của mình, cô tự đánh giá về bản thân mình: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: 'Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” vẻ đẹp trong sáng ấy đã cuốn hút biết bao chàng trai đặc biệt là các anh pháo thủ và lái xe.
Nhưng có lẽ điều đẹp nhất ở cô gái Hà Nội là vẻ đẹp từ tận sâu trong tâm hồn chị. Sự ngoan cường, dũng cảm của cô chính là một vẻ đẹp cuốn hút nhất, tạo nên một cô gái thanh niên xung phong có vẻ đẹp toàn diện.
Phương Định và các bạn được giao nhiệm vụ chiến đấu trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Hằng ngày cô cùng các bạn phải chạy đi chạy trên cao điểm đánh phá của địch. Sau mỗi trận bom, Phương Định cùng đồng đội sẽ phải đo tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và làm cho nó nổ để tránh gây nguy hiểm cho những người qua lại trên tuyến đường này. Để làm được điều này đặc biệt với các cô gái như Phương Định thì đây quả là một việc làm vô cùng khó khăn và phải thật dũng cảm thì mới có thể hoàn thành công việc được. Thế nhưng cô và đồng đội ngày ngày vẫn thực hiên nó một cách thành thạo mà không hề sợ hãi.
Đối diện với một quả bom là sự thách thức lớn đối với dây thần kinh của cô. Từ khung cảnh vô cùng căng thẳng là cảm giác bị các anh cao xạ đang nhìn mình, bên cạnh quả bom là gần kề với cái chết. Công việc đã tạo nên cho cô sự kiên cường bất khuất đến lạ thường.
Giữa nơi bom đạn nguy hiểm, sự sống và cái chết gần kề nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn nhạy cảm. Cô rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương mình. Cô yêu những người đồng đội luôn đồng hành cùng mình. Đặc biệt cô ngưỡng mộ những người chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm, cô lo lắng sốt sắng khi đồng đội của mình đi mà chưa về. Chị thấu hiểu và luôn quý mến những người đến bạn của mình như Nho, chị Thao… Từ cách sống của Phương Định chúng ta có thể nhận thấy nét đẹp của cô gái Hà Thành gan dạ mà dũng cảm này.
Là người thanh niên xung phong trên mặt trận trọng điểm ngày đêm đối diện với nguy hiểm nhưng cô vẫn luôn cảm thấy yêu đời, cô yêu những làn điệu dân ca, trữ tình, cô nhớ về Hà Nội xanh mát trong ký ức…. Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi rất chân thực và sinh động đã miêu tả hết được tâm lý nhân vật một cách chân thực và sâu sắc nhất.
Qua nhân vật Phương Định chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân vật Phương Định đại diện cho thế hệ trẻ của cả dân tộc trong những năm tháng hào hùng ấy. Đã có biết bao con người lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc có những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, có những người thì trở về không nguyên vẹn. Sống giữa lửa đạn bom rơi nhưng họ vẫn không hề lùi bước, vẫn luôn anh dũng vì đất nước vì hòa bình dân tộc.
Tuổi thanh xuân của những con người thời đại đã tô điểm cho đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. Khép lại “Những ngôi sao xa xôi” mà lòng không thể kìm nén được những niềm xúc động về sự anh dũng của những con người sẵn sàng hi sinh sinh khi Tổ quốc kêu gọi. Họ đã sống và chiến đấu hết mình.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 25)
Minh Khuê thuộc lớp nhà văn trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khác với các nhà văn khác, Lê Minh Khuê đi tìm vẻ đẹp con người trong cuộc sống và chiến đấu thầm lặng nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Nhà văn trân trọng tất cả những gì con người có. Cô biểu đạt nó vô cùng tinh tế qua giọng văn nhẹ nhàng, đằm thắm, đầy nữ tính. Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” thể hiện sâu sắc đặc điểm ấy.
Để xây dựng thành công nhân vật Phương Định, có lẽ nhà văn đã rất am hiểu tâm lí tuổi trẻ. Tính cách Phương định được soi chiếu nhiều, nhiều góc độ và trong nhiều trạng thái khác nhau. Có thể nói, cô mang vẻ đẹp của lớp thanh niên yêu nước thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tinh thần nhiệt huyết, sôi nổi, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cách mạng.
Trước hết, Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng, trẻ trung và yêu đời. Nổi bật ở cô là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đầy mơ mộng. Đó cũng là nét tính cách dễ thấy ở các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Phạm Tiến Duật đã khắc họa hình ảnh ấy trong nhiều tác phẩm. Họ luôn sẵn trong mình một tình yêu đất nước cao đẹp. Họ mang một tâm hồn phơi phới, nồng nhiệt trước cuộc đời.
Phương Định là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Cô hay nhớ về kỷ niệm đã qua lúc còn ở hà Nội. Kỷ niệm tươi đẹp luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô. Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
Cô cũng rất nhạy cảm, tỏ ra khá quan tâm đến hình thức của mình. Đó cũng là một sở thích thường thấy ở những cô gái đang độ tuổi xuân xanh. Lúc nào cô cũng cột hai bím tóc thật cao một cách kiêu hãnh. Cô thích ngắm mình trong gương và dành nhiều thời gian để suy nghĩ vẩn vơ.
Biết mình được nhiều người để ý, cô thấy tự hào nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng chừng như kiêu kì. Cô hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống. Ngay cả trong cả công việc đầy nguy hiểm cũng gây cho cô nhiều hào hứng.
Công việc phá bom của tổ là để bảo vệ con đường cho dòng xe thẳng ra tiền tuyến. Nó còn có tác dụng xua tan đi nỗi nhàm chán nơi tuyến đầu im lặng này. Bởi thế, khi nghe tiếng bom nổ, tiếng máy bay oanh tạc, tiếng đất đá bắn tứ tung, tiếng súng lạch cạch đáp trả ở đâu đó, tâm hồn họ lại rộn lên niềm vui, cảm thấy được gần hơn với đồng đội, đồng chí của mình. Cái chết như thách thức thần kinh con người. Để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó, cô cảm thấy thú vị.
Và biểu lộ rõ nhất qua cơn mưa đá ở cuối truyện. Dưới cơn mưa đá chợt nhiên đến, cô reo vui và nhảy lên như đứa trẻ. Cô say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ. Sợ hãi là bản năng vốn có của con người. Nhưng với tình yêu nước, yêu cuộc sống mãnh liệt dường như trong cuộc chiến Phương Định đã vượt lên trên tất cả để chiến đấu và chiến thắng.
Tâm hồn tươi trẻ là tài sản quý báu của con người. Có được tâm hồn ấy ngay giữa chiến trường ác liệt lại càng đáng trân trọng. Tâm hồn ấy, sức trẻ ấy hoàn toàn đối lập với thực tại. Nó giúp con người vượt qua những trở ngại để vươn lên. Nó giúp con người chiến thắng nghịch cảnh để tồn tại. Chiến tranh sẽ kéo dài. Những hi sinh, mất mát vẫn cứ tiếp diễn. Sự sống trở nên mong manh. Nhưng với ý chí kiên cường, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi. Họ vẫn sống và sống mạnh mẽ. Nhà văn Lê Minh Khuê đã tinh tế nhận ra vẻ đẹp ấy trong những con người vốn rất thầm lặng và chìm khuất trên núi rừng Trường Sơn.
Phương Định là người dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin, tự trọng và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Điều này được khắc họa rõ nét trong lần phá bom. Qua ngòi bút miêu tả tâm lí vô cùng cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ vẻ đẹp con người hiện ra. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp. Nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom nữa mà đàng hoàng bước tới. Cô bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
Đó không phải lần đầu tiên cô làm nhiệm vụ này nhưng trước nguy hiểm ai mà chẳng sợ hãi. Lê Minh Khuê đã rất trân trọng điều đó nên nhà văn đã miêu tả chân thực, sinh động. Mọi cảm giác của nhân vật đã được ghi nhận không hề tô vẽ hay lý tưởng hóa nhân vật.
Khi đối diện với cái chết, Phương Định đã tỏ ra bình tĩnh đến đáng sợ. Điều ấy cô cũng hoàn toàn bất ngờ. Trước khi tiếp cận quả bom, cô lo lắng hết sức, vừa sợ vừa lo sơ xuất. Nhưng khi đã tiếp cận nó rồi, trong đầu cô chỉ còn biết là làm cho thật nhanh. Lúc này cô lại thấy hào hứng khi mình đang chạy đưa với thần chết, thách thức thần chết. Cô nhận định rất rõ ràng: “Bây giờ chưa nổ nhưng nhất định sẽ nổ”. Bởi thế, sự sống trở nên mong manh, thành công và thất bại được đặt trong tình thế may rủi. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy khâm phục hơn những con người đã vì đất nước mà không ngại ngần hi sinh.
Ở Phương Định còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Đối với cô, đồng đội chính là gia đình, là chị em ruột thịt. Khi ngồi chờ Thao và Nho đi thăm dò tình hình bên ngoài, cô vô cùng căng thẳng với bao lí do. Cô sợ họ bị nguy hiểm khi đi dưới mưa bom bão đạn. Đồng đội bị thương như chính cô bị thương. Bởi thế, khi Nho bị thương ở vai, cô vô cùng lo lắng và chăm sóc Nho chu đáo. Cô cũng biết chị Thao cũng lo lắng mặc dù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát. Với đại đội trưởng, cô chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà mình đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
Qua dòng suy tư của Phương Định, người đọc thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng của người lính. Ở cô là tinh thần dũng cảm và tấm lòng hi sinh mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô. Đó là một thế giới vô cùng bí ẩn đến nỗi chính cô cũng lạ về điều đó. Mọi cảm xúc dường như luôn sẵn có trong cô. Chỉ có dịp là nó bùng lên mạnh mẽ. Ý thức được điều đó, cô luôn biết điều chỉnh mình, đưa tinh thần hướng đến những điều đẹp đẽ và hữu ích nhất ngay lúc này để phục vụ tốt nhất cho cuộc kháng chiến.
Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng. Nét điệu đà, hồn nhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 26)
Nhà văn Lê Minh Khuê, một trong những nữ nhà văn có tên tuổi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của đất nước. Tác phẩm đầu tay 'Những ngôi sao xa xôi' của bà là một trong những truyện hay kể về cuộc sống chiến đấu nơi tuyến đường Trường Sơn rực lửa. Nơi đây có một cô gái thanh niên xung phong mang trong mình biết bao phẩm chất tốt đẹp, là hình tượng đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ gian khổ của dân tộc.
Phương Định là nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện, cô tự giới thiệu mình là một 'cô gái khá', là người con gái Hà Thành với bím tóc dày và cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Trong khí thế sôi sục của chiến tranh, Phương Định đã viết đơn xin tham gia thanh niên xung phong, tiến vào chiến trường miền Nam. Phương Định sống và chiến đấu cùng Nho và Thao, công việc của họ là đo hố bom, phá dỡ bom chưa nổ, đảm bảo tuyến đường Trường Sơn luôn thông suốt. Con người trẻ tuổi này vốn đã được tiếp cận lý tưởng cách mạng, có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, thanh xuân của mình vì đất nước. Cô đã tạm gác bút nghiên nơi trường học, viết đơn gia nhập đội thanh niên xung phong, từ biệt gia đình và quê hương để bước vào nơi chiến trường gian khổ, hiểm nguy.
Là một cô gái chân yếu tay mềm nhưng lòng dũng cảm của Phương Định vô cùng sắt đá. Tuy phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn mọi bề nhưng cô không hề nản chí. Nơi ở là chân núi cao điểm, nơi địch thả bom dữ dội nhưng cô và đồng đội không hề run sợ, trốn chạy. Ngược lại còn phải chạy trên cao điểm lúc ban ngày, bom có thể cướp đi sinh mạng bất cứ lúc nào. Tổ đội của cô vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dù đó là công việc nguy hiểm, bom vừa rơi là phải ra đo hố, bom chưa nổ lại phải phá bom. Cô thực hiện nhiệm vụ một cách chuẩn xác, thuần thục, không hề chùn bước trước khó khăn, nguy hiểm.
Sự khốc liệt của chiến tranh là vậy nhưng vẫn không mảy may ảnh hưởng tới tinh thần lạc quan, yêu đời và tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của Phương Định. Công việc thường trực cận kề cái chết nhưng cách cô nói lại nhẹ tựa lông hồng, sống giữa bom đạn nhưng cô lại dùng tiếng hát để giữ vững tinh thần, động viên đồng đội cùng chính mình. Sống và chiến đấu quên mình nhưng khi rảnh rỗi cô lại nhớ về quê hương và gia đình nơi có những kỉ niệm tuổi thơ, thời học sinh hồn nhiên đầy mơ mộng. Phương Định trong cuộc sống cùng đồng đội luôn có tình cảm nồng hậu, quan tâm và chăm sóc cho đồng đội một cách tận tình, chu đáo, quan sát và thấu hiểu từng người. Quả thực tác giả đã đặt điểm nhìn rất chuẩn xác và hợp lý, giúp bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp trong tính cách và phẩm chất của nhân vật.
Với việc khắc họa những vẻ đẹp trong nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã mang đến cho người đọc những cảm nhận vô cùng mới mẻ về thế hệ thanh niên xung phong. Nhìn vào tấm gương thế hệ trẻ đi trước, chúng ta mới thấu hiểu sự hy sinh, đau thương, mất mát để từ đó nhắc nhở bản thân cố gắng rèn luyện học tập nối tiếp truyền thống quý báu đó.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 27)
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, hình tượng những cô gái thanh niên xung phong quả cảm mà lạc quan đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn yêu nước. Trong đó nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê kết tinh những vẻ đẹp ấy.
Phương Định cùng với hai đồng đội của mình là Nho, Thao làm nhiệm vụ phá bom mở đường. Trở thành một chiến sĩ trong tổ trinh sát mặt đường nên cô gái Phương Định sống trong môi trường khắc nghiệt. Ở cao điểm, sự sống như bị vùi dập hoàn toàn. “ Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Bằng những câu văn ngắn, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét không gian sống hoang tàn, xơ xác. Đó là nơi chiến tranh vẫn đang nổ ra đầy cam go và máu lửa. Xuất thân là người con gái đất Hà thành, Phương Định tự nhận mình là “ một cô gái khá”. Về ngoại hình, cô có cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Nét duyên dáng gây sự chú ý nhất là cái nhìn của cô gái “ Sao mà xa xăm”. Cái nhìn đó ẩn chứa bao vẻ đẹp tâm hồn sâu kín mà cô gái Hà Nội nhã nhặn, lịch lãm khiêm tốn không thể hiện ra một cách vồn vã, săn sóc. Vậy mà trong suy nghĩ Phương Định “ những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Những tình cảm tốt đẹp đều hướng tới những người có cùng lý tưởng với cô.
Gánh vác trên vai một nhiệm vụ quan trọng nên cô gái của chúng ta được tôi luyện một bản lĩnh can trường. Nhiệm vụ của tổ trinh sát mặt đường là phá bom một ngày đến năm lần, phải chạy trên cao điểm cả ban ngày. “ Khi bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm số bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc gian khó biết bao bởi nhiệt độ bên ngoài nóng trên 30 độ lúc chui vào hang nghỉ ngơi, toàn thân rung lên đột ngột. Hơn thế, công việc luôn phải đối mặt với thần chết. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom, có khi bị bom vùi luôn. Vẻ đẹp gan dạ của Phương Định toát lên cụ thể nhất trong một lần phá một quả bom trên đồi. Một loạt những động từ chỉ sự khéo léo, linh hoạt của cô gái: “ dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, cẩn thận bỏ gói thuốc mìn, nép người vào bức tường đất...”. Phương Định cũng giống như bao đồng chí của mình: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”( Quang Dũng). Ngọn đèn lý tưởng soi sáng giúp cô gái mạnh mẽ hơn, cùng với đó những ánh mắt của các anh cao xạ làm nữ chiến sĩ vững niềm tin, cô “ đàng hoàng bước tới” khó khăn trước mặt. Cái chết chỉ mờ nhạt thoáng qua suy nghĩ của Phương Định, cô xem nhẹ cái chết và tất cả tâm trí hướng tới nhiệm vụ có được hoàn thành hay không. Đặt trách nhiệm lên trên sinh mệnh của mình mới thấy tinh thần tự giác cao độ của cô gái thanh niên xung phong anh dũng phi thường.
Phương Định còn là cô gái coi trọng tình đồng chí, đồng đội. Khi được chị Thao giao nhiệm vụ ở trong hang, bởi cô đang bị thương ở đùi, Phương Định không cãi lời chị dù đó công việc rất “khổ”. Chưa thấy Nho,Thao trở về, nỗi lo âu khiến cô bồn chồn không thể ngồi yên dù chỉ một phút “ có gì lý thú đâu nếu các bạn tôi không quay về”. Chỉ đến khi đồng đội trở về, Phương Định mới thấy nhẹ nhõm, thích thú. Tình đồng đội keo sơn được khắc họa qua lần cô chăm sóc chu đáo cho Nho lúc bị thương như tận tụy như săn sóc người em gái bé bỏng: “ bế Nho, rửa cho Nho, tiêm cho Nho, pha sữa cho nó”. Sức mạnh đoàn kết được hun đúc thêm qua những việc làm ân cần, giản đơn như thế.
Ẩn sau tính cách gan dạ của Phương Định là tâm hồn trong sáng, thơ mộng như con trẻ. Khi bắt gặp mưa đá trên cao điểm đầy bom này. Nhưng rõ ràng cô không tiếc những viên đá mà cơn mưa ngắn ngủi gọi dậy bao kỉ niệm đẹp, êm đềm nơi quê hương với hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ,...những gì gắn bó, thân thuộc nhất. Nơi hậu phương tiếp thêm niềm tin để chiến đấu bảo vệ những điều thân thương của mình.
Nhà văn Lê Minh Khuê làm nổi bật tâm hồn hồn nhiên đầy mơ mộng, tinh thần dũng cảm của Phương Định trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 28)
Lê Minh Khuê là một trong số các nhà văn nữ Việt Nam chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Trong số các tác phẩm của bà, Những ngôi sao xa xôi được coi là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Lê Minh Khuê. Đây là truyện ngắn viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra khốc liệt thông qua lời kể của nhân vật Phương Định.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, mộng mơ và vừa mới bước vào tuổi đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Như bao cô gái trẻ khác, Phương Định cũng rất thích làm đẹp, điệu đà, soi gương hàng tiếng đồng hồ. Giữa không gian dữ dội của chiến tranh, hình ảnh cô thiếu nữ Phương Định thật khiến cho người ta có thêm niềm tin, tiếp thêm nguồn sức trẻ dồi dào từ cô gái ấy. Phương Định cũng là một cô gái trẻ xinh đẹp, dễ thương với “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn”, và đặc biệt, theo như lời nhận xét của anh lái xe thì Phương định còn có một vẻ đặc biệt nữa, đó là đôi mắt, “sao mà xa xăm”. Cũng vì sự dễ thương ở ngoại hình, đáng yêu trong tính cách mà Phương Định luôn nhận được những lời thăm hỏi của các anh pháo binh cũng như các anh lái xe.
Với tình cảm của các đồng đội nam dành cho mình, Phương Định luôn trân trọng, bởi suy cho cùng cô cũng chỉ là một cô thiếu nữ mới lớn, vẫn có những khát vọng tình yêu trong trái tim. Nhưng vì chưa thực sự rung động với ai nên Phương Định cũng chỉ khéo léo từ chối tâm ý ấy của các anh. Là một cô gái ngây thơ trong sáng nhưng Phương Định lại rất ý thức đối với việc đấu tranh bảo vệ đất nước, cô đã tự nguyện xung phong vào chiến trường, cùng mọi người tham gia chiến đấu. Công việc của cô cũng vô cùng gian khổ, nơi chiến trường đầy ác liệt. Phương Định cùng hai người đồng đội của mình là Thao và Nho ngày đêm làm công việc lấp hố bom, đảm bảo cho các chuyến xe hành quân vào giải phóng miền Nam.
Không khí dữ dội của chiến tranh, bom đạn của địch ném xuống dải Trường Sơn nhiều như trút, công việc lấp hố bom diễn ra với cường độ thường xuyên, liên tục, một ngày có thể ba đến năm lần đi lấp hố. Công việc này cũng không hề đơn giản, không chỉ đòi hỏi nhiều sức lực mà các cô gái lúc nào cũng đối mặt với hiểm nguy, bởi những quả bom dưới lòng đất ấy có thể nổ bất cứ lúc nào, rồi khi bom chưa nổ thì cần phá bom: “…đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phải phá bom”. Và công việc này lúc nào cũng hết sức căng thẳng, đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ: “…thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vấn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”.
Không khí chiến trường ác liệt, sự nguy hiểm của công việc khiến cho ranh giới giữa sự sống giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh, chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ thôi thì tính mạng của các cô gái này có thể bị đe dọa. Hiểu như vậy ta sẽ thấy những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định không chỉ có lòng yêu nước mà còn có sự dũng cảm và bản lĩnh mạnh mẽ. Bởi sống trong cái không khí dữ dội như vậy nhưng Phương Định vô cùng yêu đời, khi nhìn thấy mưa đá thì cảm thấy rất thích thú. Phương Định còn là một cô gái có tinh thần trách nhiệm với công việc, khi dùng xẻng để lấp đất, khi va chạm với vỏ quả bom, tạo ra những âm thanh ghê rợn thì Phương Định tự nhủ là phải nhanh chóng làm xong việc bởi nếu quả bom nóng lên từ bên trong hoặc nóng lên do mặt trời thì có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Không chỉ có trách nhiệm cao với công việc mà Phương Định còn rất quan tâm đến đồng đội của mình. Khi Thao và Nho lên cao điểm làm việc, Phương Định ở nhà nhưng lòng thì nóng như lửa đốt, đó chính là sự lo lắng cho đồng đội, nghe thấy tiếng trực thăng, tiếng súng hỗ trợ của các chiến sĩ thì sự lo lắng ấy càng bị nâng lên cao độ, thậm chí cô còn nổi cáu với đội trưởng “Trinh sát chưa về”. Ta có thể thấy sự quan tâm này không chỉ từ tình đồng đội mà còn bởi sự gắn bó như chị em của những cô gái này. Trong cuộc sống gian khổ nơi rừng núi, trong không khí dữ dội của chiến tranh, bão đạn thì tình cảm giữa những cô gái ấy vẫn sáng lên rực rỡ, làm cho người đọc cảm thấy ấp áp.
Phương Định là một cô gái hồn nhiên, yêu đời, cô mang vào chiến trường sức trẻ, nguồn sống dạt dào nên không gian câu chuyện dù là ở nơi chiến trường đầy khốc liệt, công việc của các cô gái này là làm bạn với bom đạn, với hiểm nguy. Nhưng sức sống, niềm tin của Phương Định đã giúp cô vượt qua tất cả, người đọc còn cảm nhận được ở Phương Định những phẩm chất thật đẹp, đó là tinh thần trách nhiệm, tình đồng đội gắn bó keo sơn.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 29)
“Đeo sách bên mình núi nhỏ núi to
Em là cô thông tin hay là cô y tá
Dốc cao quá anh chỉ lo em ngã
Em cười dài khiến dốc bớt chênh vênh”
Đúng vậy, lần đầu tiên đội quân tóc dài được xuất hiện trong kháng chiến và đi vào thơ ca rất đẹp mà cao quý. Đó là những con người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm lạc quan trong chiến đấu. Mà có lẽ khi nói đến họ ta không thể nào quên được cây bút truyện ngắn Lê Minh Khuê. Nhà văn chuyên viết về tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn và công cuộc đổi mới sau này. Trong đó tiêu biểu nhất là bài “Những ngôi sao xa xôi”, và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc đó là nhân vật Phương Định.
Phương Định là một trong ba thành viên của tổ “trinh sát mặt đường” cùng thực hiện một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thông suốt mạch đường máu giao thông:
“Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy làn bom”
Phương Định là cô gái Hà Nội nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng, cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định từng có những tháng ngày học sinh hồn nhiên đẹp và đáng yêu, cô sống vô tư với mẹ. Phương Định có một căn phòng nhỏ gác hai ở một ngõ nhỏ yên tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày tháng căng thẳng ở chiến trường cuộc sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát vọng cuộc sống nơi quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sự hồn nhiên thơ mộng. Ở chiến trường Phương Định nổi bật giữa các cô gái với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt của Phương Định được các anh lái xe bảo “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp đã làm bao chàng trai đắm đuối say mê. Có nhiều pháo thủ và lái xe “hỏi thăm” và viết “những bức thư dài gửi đường dây” cho Phương Định. Cô có vẻ kiêu kì là “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ chú ý và có thiện cảm, nhưng cô không biểu lộ tình cảm của mình và tỏ ra rất kín đáo vì vậy mà trông cô đáng yêu và duyên dáng hơn.
Phương Định là cô gái rất hồn nhiên yêu đời giàu cá tính, và đặc biệt rất thích hát. Hồi ở nhà cô hát say mê có lúc cô hát ầm ĩ làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ…Và rồi cô mang cả lòng yêu mến ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Định thích hát “những bài hành khúc bộ đội, những điệu dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, thích ca chiu sa của Hồng quân Liên Xô, thích dân ca Ý trữ tình giàu có” Phương Định còn bịa ra cả những lời hát, thế mà chị Thao vẫn “say mê” chép vào sổ tay. Phương Định hát trong khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát “rè rè” cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm Định hát để động viên chị Thao, động viên mình và Nho. Hát khi khi “máy bay rít bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hàng này khoảng 300m”. Hát trong không khí ngột ngạt “khói lên và cửa hang bị che lấp”. Đúng là “tiếng hát át tiếng bom” của cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, của những con người “khao khát làm nên những sự tích anh hùng”. Tiếng hát đã át đi những cái gì dữ dội của bom đạn khốc liệt nơi chiến trường để nhường chỗ cho một cái gì đó yên ả, thơ mộng và lãng mạn hơn. Qua đó ta thấy được Phương Định hiện ra trước mắt ta là một cô gái trẻ trung thông minh tinh nghịch nhiều mơ mộng. Thật đáng yêu.
Không chỉ hồn nhiên yêu đời mà Phương Định còn có một tâm hồn rất nhạy cảm. Chỉ qua cơn mưa đá vụt qua ở cuối truyện đã làm những kỉ niệm về thành phố quê hương, về gia đình, tuổi thơ… mở tung trong cô. Nhưng tâm lý của Phương Định thể hiện rõ nhất tinh tế nhất khi cô phá bom “tôi một quả bom trên đồi Nho hai quả dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân hầm barie cũ”. Trước khung cảnh, cảnh vật bị hủy diệt: cây cỏ xơ xác đất nóng khói đen vật vờ từng cụm trong không trung Phương Định đã dũng cảm và bình tĩnh đến gần quả bom “đàng hoàng mà bước tới” “tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”. Hai mươi phút đã trôi qua, khi tiếng còi của chị Thao nổi lên là lúc “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi dây mìn cài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi lại chỗ ẩn nấp của mình”. Tiếng còi lần thứ hai của chị Thao nổ lên cũng là lúc quả bom nổ.
Thế là đã xong bốn quả bom đã nổ. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị cười “răng trắng đôi mắt mở to”. Nhưng công việc phá bom lần này Nho đã bị thương vì hầm sập. Phương Định moi đất bế Nho lên máu túa ra ngấm vào đất, chị Thao nghẹn ngào. Phương Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc pha sữa cho Nho. Dù Nho bị thương nhưng cô đã được đồng đội của mình chăm sóc lo lắng và chữa trị vết thương. Từ đó, ta thấy được trong công việc phá bom Định rất bình tĩnh dũng cảm hăng say, không hề sợ nguy hiểm. Và đặc biệt trong cô luôn chứa một tình yêu thương ấm áp dành cho đồng đội của mình.
Phá bom là công việc rất nguy hiểm nhưng ta thấy được Phương Định, Thao, Nho rất dũng cảm trong khói lửa, bom đạn mà vẫn ngời sáng như những ngôi sao. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn.
Như vậy, Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn giàu tình yêu thương đồng đội cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ tràn đầy lòng nhiệt huyết sẵn sàng hi sinh cho đất nước cho dân tộc:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 30)
“Những ngôi sao xa xôi” – một câu chuyện cảm động thời chiến. Lê Minh Khuê đã tài tình khắc họa những bức chân dung các cô thanh niên xung phong xinh đẹp, gan dạ và nhiệt huyết. Câu chuyện của họ là minh chứng cho một thời kì máu lửa của lịch sử vàng son nước nhà. Nổi bật trong truyện là hình ảnh Phương Định, cô gái người Hà Nội trẻ tuổi, gan dạ.
Truyện mở ra với khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh mất mát, một lòng một dạ vì tổ quốc quyết tử.
Phương Định là nhân vật chính trong truyện, giữ nhiệm vụ trong tổ trinh sát mặt đường. Cô cùng Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Hoàn cảnh sống và công việc khó khăn, gian khổ nhưng Phương Định không ngại cái khó đấy, tâm hồn cô vẫn thơ mộng với tinh thần cứng rắn, gan thép.
Phương Định là một cô gái Hà Nội vào chiến trường. Mang nét đẹp của người Hà Nội, Phương Định gây ấn tượng bởi vẻ ngoài trẻ trung, sức sống, mang chút gì đó sâu sắc, tinh tế của người Hà Nội. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với ánh cái nhìn sao mà xa xăm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, cô cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. Phương Định mang vẻ ngoài đậm chất của cô gái Hà Nội đằm thắm, tinh tế.
Vào chiến trường khi còn là một cô gái trên giảng đường, Phương Định mang tâm hồn tư lự, hồn nhiên, đa cảm và lãng mạn. Cô mê hát. Sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, lúc nào cũng cận kề với cái chết, cô vẫn không bỏ đi sở thích của mình. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình “Tuy vậy, chị Thao vẫn say mê chép những lời bài hát mà Định bịa ra”. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Tiếng hát của cô là tiếng hát của tuổi trẻ, của sự gan dạ, của nhiệt huyết và của tình yêu tổ quốc.
Tâm hồn lãng mạn ấy được hiện lên khi Phương Định nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu. Khi gặp trận mưa đá, cô nhớ lại những thời con trẻ, hồn nhiên vô tư, nhớ lại căn nhà trên phố Hà Nội. “Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi…Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Tất cả mọi kỉ niệm đẹp nhất ở thành phố Hà Nội, về mẹ, về tuổi thiếu nữ trong sáng, vô tư như ùa về, xoáy mạnh trong lòng cô gái. Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Không chỉ có tâm hồn lãng mạn mà Phương Định còn nổi bật vẻ đẹp dũng cảm của cô thanh niên xung phong. Sau những đợt thả bom của giặc, Định cùng đồng đội chạy lên cao điểm để làm nhiệm vụ, nơi vẫn còn có những quả bom chưa nổ. Không gian lúc đó vắng lặng đến phát sợ nhưng cô không hề sợ hãi. Cô có cảm giác như các chiến sĩ đang dõi theo mình, vì vậy mà cô cảm thấy an tâm hơn. Cô quyết định không đi khom, bởi một lý do rất đơn giản “Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”. Khi chạm tới quả bom, cô cảm giác được cái gì đó lướt qua, một ý nghĩ về cái chết mơ hồ. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Vượt qua sợ hãi, vượt qua hoàn cảnh, Phương Định luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách đầy gan dạ.
Gan dạ, dũng cảm và luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội. Phương Định thực sự là người con gái thông minh, nhiệt huyết và giàu tình yêu thương. Phương Định là minh chứng cho vẻ đẹp thanh niên thời bấy giờ: mang những cảm xúc riêng tư cất gọn để hoà thành nhiệt huyết tuổi trẻ gan dạ chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc, vì hoà bình.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 31)
Các ngôi sao xa xôi viết về thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Ba nhân vật Nho, Thao, và Phương Định được tác giả xây dựng thành công, mỗi người mang nét tính cách độc đáo nhưng đều thể hiện tinh thần anh dũng, quả cảm và trách nhiệm cao trong công việc.
Phương Định, một cô gái Hà Nội, không ngần ngại tham gia chiến trường đầy khói lửa dù còn rất trẻ. Bỏ lại phía sau những kỷ niệm ngọt ngào ở Hà Nội, cô chứng minh sự dũng cảm và trách nhiệm cao hơn, thực hiện nhiệm vụ cứu nước với tinh thần quả cảm.
Với vẻ ngoài của mình, Phương Định tự nhận mình là một cô gái khá. Đôi mắt của cô, vốn được miêu tả là cửa sổ của tâm hồn, thể hiện rõ sự nhạy cảm và kiên cường của cô.
Đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ là một tâm hồn nhạy cảm và trách nhiệm. Phương Định không chỉ dũng cảm khi đối mặt với nguy hiểm mà còn thể hiện tinh thần đồng đội sâu sắc, luôn lo lắng và chăm sóc đồng đội.
Bên cạnh sự gan dạ và kiên cường, Phương Định còn là một cô gái mang tâm hồn trong sáng và hồn nhiên. Cô luôn tự hào về vẻ đẹp của mình mà không tỏ ra kiêu ngạo, và thường thể hiện sự lạc quan và hồn nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Cuối cùng, Phương Định là biểu hiện của sự tự tin, nhạy cảm và trách nhiệm. Bằng tinh thần kiên cường và lòng quan tâm đến đồng đội, cô đã chứng minh được bản lĩnh và ý chí trong cuộc sống.
Truyện được kể từ góc nhìn của Phương Định, một lựa chọn phù hợp để thể hiện tốt tác phẩm. Ngôi kể này giúp tác giả khám phá thế giới tâm hồn và suy nghĩ của nhân vật, cũng như miêu tả được tình cảm và lòng lạc quan của cô trong hoàn cảnh chiến tranh. Điều này giúp hiện thị vẻ đẹp tinh thần của con người trong cuộc chiến tranh và làm cho câu chuyện trở nên thực tế hơn.
Khi đọc lại, người ta càng ngưỡng mộ vẻ kiên cường và anh hùng của Phương Định, người cũng đầy mơ mộng và tinh tế. Cô là biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến. Họ đã hy sinh tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 32)
Cô gái từ miền quê ra đi cứu nước
Ánh trăng chiếu sáng mái tóc xanh mượt mà
Bàn tay mềm mại phá vỡ đá, mở lối
Gian khó không thể ngăn cản bước tiến của em...
Mỗi khi nghe bài hát 'Cô gái mở đường' của nhạc sĩ Xuân Giao, tôi lại nhớ đến những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' (1971) của nhà văn Lê Minh Khuê. Với cái nhìn sắc bén về hiện thực đầy khốc liệt của chiến tranh, Lê Minh Khuê đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về cuộc sống và đấu tranh của những cô gái thanh niên xung phong tham gia phá bom trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc. Trong số ba nhân vật Thao, Nho, Phương Định, tôi ấn tượng nhất với Phương Định, một cô gái trẻ trung, năng động, mơ mộng, tình cảm và luôn dũng cảm, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống và chiến đấu.
Nhân vật Phương Định đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện. Cô là thành viên của tổ trinh sát mặt đường, là nhân vật chính và là người kể toàn bộ câu chuyện. Do đó, câu chuyện được thể hiện một cách chân thực, khách quan, từ góc nhìn của người chính - người tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Điều này làm cho thế giới tâm lý của các nhân vật nổi lên một cách sinh động, phong phú và đầy nữ tính. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của truyện ngắn này trong việc truyền đạt và miêu tả tâm trạng của nhân vật.
Phương Định được mô tả như một cô gái sở hữu vẻ đẹp tự nhiên cả về ngoại hình và tâm hồn. Tương tự như nhiều cô gái khác, Phương Định rất nhạy cảm và luôn quan tâm đến vẻ đẹp của bản thân. Cô tự mình nhận thức và mô tả về bản thân: 'Tôi là con gái Hà Nội. Tôi tự hào về ngoại hình của mình. Tóc dày, mềm mại, cổ cao, kiêu sa như đài hoa loa kèn...'. Đặc biệt, cô thích ngắm nhìn bản thân trong gương, đặc biệt là đôi mắt của mình. 'Nó dài, màu nâu, sáng như ánh nắng' và được các anh lính khen ngợi 'Cô có cái nhìn thật xa xăm!'. Điều này thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và tâm hồn sâu thẳm của cô gái trẻ này. Mặc dù rất nhạy cảm, nhưng Phương Định luôn giữ cho mình một phần kín đáo trước mọi người, ít biểu lộ ra bên ngoài, tạo ra một sự ấn tượng về sự kiêu kì: 'Khi các cô gái khác quấn quýt với một anh lính thông minh nào đó, tôi thường ở xa lại, vẫy tay và nhìn chỗ khác, môi mím chặt. Nhưng điều đó chỉ là cách cư xử bề ngoài của tôi. Thực ra, trong tâm trí tôi, những người phụ nữ đẹp nhất, thông minh và can đảm nhất là những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ'... Thật sự, Phương Định là một cô gái đầy cá tính, duyên dáng, điều đó thể hiện qua cách cư xử và phong cách của cô.
Ngoài việc mô tả Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ kháng chiến, Lê Minh Khuê còn nêu bật phẩm chất dũng cảm, mạnh mẽ, và can trường của nhân vật Phương Định. Phương Định, với lòng yêu nước cháy bỏng, mang theo ba lô, từ bỏ cuộc sống hòa bình để tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ. Cuộc sống trên chiến trường với những gian khó, thử thách đã làm nên tinh thần quả cảm, kiên định, và sẵn lòng hi sinh của cô trong công việc phá bom mở đường. Lê Minh Khuê đã viết về một cảnh phá bom của Phương Định với sự sinh động và chi tiết, tạo nên cảm giác như đang trực tiếp tham gia vào công việc nguy hiểm này. Câu chuyện càng làm nổi bật sự tàn bạo của chiến tranh và tinh thần bất khuất của những người phụ nữ xung phong trong cuộc chiến.
'Chúng tôi không tiếc mạng để bảo vệ tổ quốc'
'Tuổi thanh xuân đáng tiếc không phải ai cũng may mắn trải qua'
'Nhưng không ai hối tiếc về việc hy sinh cho đất nước'
Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến, văn học thường được coi là một phần của chiến trường, nhưng Lê Minh Khuê đã vượt ra khỏi ranh giới đó để tạo ra những nhân vật gần gũi, đáng yêu. Phương Định, mặc dù là một người chiến sĩ, nhưng lại là người rất ân cần, chu đáo với đồng đội và đồng lòng với các anh em trong đơn vị. Cô dành tình cảm cho mọi người xung quanh và luôn sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ trong mọi tình huống khó khăn.
Dù đã trải qua ba năm chiến trường, Phương Định vẫn giữ nguyên sở thích mộng mơ và đam mê âm nhạc. Cô thích hát và thường tự bày tỏ cảm xúc qua những bài hát. Sở thích âm nhạc của cô thể hiện sự sâu sắc và phong phú của tâm hồn: 'Tôi thích nhiều loại nhạc. Những bài hát quân đội trên đường mặt trận, dân ca quan họ dịu dàng, Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô, và cả những bài hát Ý trữ tình giàu cảm xúc. Tất cả đều là những bài hát chứa đựng những ý nghĩa cao đẹp về cuộc sống, tình yêu và hòa bình.'
Hình ảnh mưa đá tại cuối đoạn trích là điều ghi nhận sâu sắc nhất trong lòng người đọc khi nói về Phương Định. Cảnh tượng cô chạy vào nhặt viên đá từ tay của Nho và cảm thấy vui mừng là hình ảnh mang đầy ý nghĩa và tượng trưng. Sau những niềm vui nhỏ nhoi là những kí ức đau thương về quê hương, gia đình và những ước mơ tuổi trẻ. Những kí ức đó đã giúp Phương Định vượt qua những gian khó, tạo ra niềm tin vào cuộc sống.
Từ hình tượng nhân vật Phương Định, người đọc có thể thấy được tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Lê Minh Khuê. Mặc dù vẫn nằm trong khung cảnh cách mạng, nhưng truyện của Lê Minh Khuê vẫn mang lại sự hấp dẫn và độc đáo với hình tượng nhân vật Phương Định.
Tóm lại, qua hình tượng của Phương Định, người đọc có thể thấy được vẻ đẹp của nhân vật và những phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Đây là sự mạnh mẽ và hào hùng của những người anh hùng dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
'Bước chân dọc trường Sơn vì tổ quốc'
'Tâm hồn hân hoan vun vén tương lai.'
(Theo Bác - Tố Hữu)
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 33)
Những câu chuyện về chiến tranh luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học. 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê đã tạo ra ấn tượng sâu sắc về tinh thần dũng cảm, tình đồng đội và lòng lạc quan của những cô gái trẻ trên chiến trường.
Phương Định, Nho, và Thao, những người lính trẻ tuổi, sống giữa khói bụi và bom đạn của Trường Sơn. Công việc của họ là phá bom để bảo vệ con đường cho quân đội và góp phần vào chiến công giải phóng miền Nam. Các hành động của họ đều đáng trân trọng và đầy ý nghĩa.
Phương Định thể hiện tinh thần dũng cảm và bình tĩnh khi đối mặt với nguy hiểm hàng ngày trên chiến trường. Dù phải phá bom mỗi ngày, cô vẫn giữ được tinh thần lạc quan và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Tình đồng đội, đam mê và trách nhiệm đối với Tổ quốc là nguồn động viên lớn nhất cho Phương Định.
Phương Định luôn quan tâm và chăm sóc đồng đội của mình. Cô hiểu rõ sở thích và tính cách của từng người bạn, và luôn sẵn lòng giúp đỡ họ trong mọi tình huống. Tình đồng đội giúp chị và các chiến sĩ khác vượt qua mọi khó khăn và gian khổ trên chiến trường.
Tâm hồn trong sáng và mơ mộng của Phương Định là điểm thu hút độc đáo đối với người đọc. Dù sống trong chiến trường, chị vẫn giữ được tính cách hồn nhiên, như trẻ thơ. Chị là hình mẫu cô gái Hà Nội, với sự duyên dáng và chân thật.
Qua Phương Định, chúng ta hiểu thêm về vẻ đẹp và lòng dũng cảm của những cô gái trẻ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ. Tiếng hát của họ sẽ mãi vang vọng trong lòng người Việt với tình yêu và tự hào: 'Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…'
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 34)
Lê Minh Khuê đã thành công trong việc khắc họa những hình ảnh sống động của các cô gái trẻ trên tuyến đường Trường Sơn, với tinh thần dũng cảm và tình đồng đội thân thương. Phương Định là minh chứng cho điều đó.
Lê Minh Khuê, một cây bút nữ, đã viết nên những tác phẩm đặc sắc về cuộc sống trên chiến trường. 'Những ngôi sao xa xôi' là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà, mô tả cuộc kháng chiến chống Mỹ với những hình ảnh sinh động và cảm động về những cô trinh sát mặt đường.
Phương Định và đồng đội sống giữa mênh mông khói bụi và bom đạn của Trường Sơn. Công việc của họ không chỉ vất vả mà còn đầy nguy hiểm, nhưng họ vẫn giữ được niềm vui và hồn nhiên của tuổi trẻ. Tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn và gian khổ trên chiến trường.
Phương Định sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan và dũng cảm. Cô và đồng đội đối mặt với nguy hiểm hàng ngày, nhưng vẫn không ngừng chiến đấu vì tự do và độc lập của dân tộc. Tinh thần yêu nước và sự quả cảm của họ sẽ luôn sáng ngời trên chiến trường.
Phương Định, một cô gái Hà Nội, từng bước vào chiến trường với vẻ đẹp tự nhiên và sức sống trẻ trung. Đôi mắt xa xăm của cô luôn thu hút sự chú ý từ các đồng đội và lính lái xe. Mặc dù được ngưỡng mộ, nhưng cô vẫn giữ mình và không chấp nhận tình cảm từ bất kỳ ai.
Phương Định, với tâm hồn hồn nhiên của một thiếu nữ, mang theo niềm đam mê hát mở lòng ra chiến trường Trường Sơn. Dù giữa bom đạn và nguy hiểm, cô vẫn giữ vững niềm vui và sự mơ mộng của tuổi trẻ. Hát là cách để cô vượt qua mọi khó khăn và động viên chính bản thân cũng như đồng đội.
Phương Định sống với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ giữa thành phố Hà Nội thân thương. Ngay cả khi đối mặt với bom đạn, cô vẫn nhớ những khoảnh khắc tươi vui trong mưa đá, những giây phút ùa về quê hương và gia đình. Những kỷ niệm ấy giữ cho tâm hồn cô luôn mát dịu giữa cuộc chiến.
Phương Định thể hiện sự gan dạng và bình tĩnh khi đối mặt với bom đạn trên Trường Sơn. Dù sự nguy hiểm luôn đe dọa, cô vẫn không bao giờ khuất phục. Cô luôn tận dụng mọi cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ và giữ vững tinh thần đồng đội.
Khi đối mặt với cái chết, Phương Định không sợ hãi mà chỉ quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Sự dũng cảm và quyết tâm của cô đã truyền cảm hứng và kích thích lòng kiên định trong tất cả chúng ta.
Phương Định, như hàng ngàn cô gái khác trên Trường Sơn, đã ghi dấu ấn của mình trong lòng dân tộc bằng sự gan dạng và tinh thần trách nhiệm cao. Bằng mọi cách, cô đã đóng góp cho chiến thắng cuối cùng và xây dựng nên những con đường tự do qua Trường Sơn.
Công việc đầy hiểm nguy đã trở thành điều thường xuyên với Phương Định, nhưng không làm cho tâm hồn cô trở nên lạnh lùng. Cô luôn đối xử với đồng đội một cách ấm áp và quan tâm. Tình đồng đội cao cả của cô đã truyền động lực để cô vượt qua mọi thử thách trên chiến trường.
Trong truyện, việc miêu tả tâm lý nhân vật được thực hiện một cách tinh tế. Bằng cách kể từ góc nhìn của Phương Định, tác giả đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và chân thực. Vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trong truyện giống như những ngôi sao xa xôi trên bầu trời, lấp lánh giữa cuộc chiến khốc liệt.
Trường Sơn là nơi thử thách ý chí và khí phách của con người. Phương Định và đồng đội của cô đã trở thành những người anh hùng ghi dấu ấn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc cho gian khổ và nguy hiểm, họ vẫn giữ vững sức trẻ và lòng yêu nước, tạo nên những kỳ tích anh hùng.
Tóm lại, truyện 'Những ngôi sao xa xôi' đã tái hiện lại hình ảnh đẹp đẽ của những cô gái thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến. Phương Định, dù chỉ là một ngôi sao nhỏ bé, nhưng sẽ luôn tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 35)
Lê Minh Khuê, một cây bút nổi tiếng về truyện ngắn, đã tạo ra những tác phẩm đáng tự hào về cuộc sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Những câu chuyện như 'Những ngôi sao xa xôi' đã tạo ra những dấu ấn sâu sắc về tinh thần kiên cường và tình đồng đội của những người lính trẻ, trong đó Phương Định là một biểu tượng đáng ngưỡng mộ.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Phương Định - một cô gái trẻ dũng cảm từ Hà Nội, chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống của họ đầy nguy hiểm và gian khổ, nhưng qua đó, chúng ta thấy sự dũng cảm và sự hy sinh của họ, đồng thời tạo ra một thông điệp sâu sắc về tình đoàn kết và lòng yêu nước.
Phương Định đã mang đến một vẻ đẹp thanh xuân và sức sống đặc biệt cho cuộc sống trên chiến trường. Cô không chỉ là một chiến sĩ dũng cảm mà còn là một người con gái đầy mơ mộng và nhiệt huyết. Bằng sự dũng cảm và lòng yêu nước mãnh liệt, Định đã trở thành một biểu tượng của sự kiên trì và quyết tâm.
Phương Định luôn ghi nhớ những kỷ niệm trong tuổi trẻ, những khoảnh khắc vui vẻ như khi cô gặp một trận mưa đá. Khi nhặt những viên mưa đá, cô bỗng nhớ lại những kỷ niệm thơ ấu của mình, điều đó làm dịu đi không khí căng thẳng của cuộc chiến tranh.
Như bao cô gái thanh niên khác, Phương Định tỏ ra mạnh mẽ và dũng cảm trong mọi tình huống nguy hiểm. Khi phải đối mặt với quả bom, cô không hề sợ hãi mà cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.
Sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Phương Định vượt qua mọi thử thách trên chiến trường.
Ngoài việc làm việc chăm chỉ, Phương Định luôn quan tâm và chăm sóc đồng đội. Sự đoàn kết và tình đồng đội của họ đã tạo ra sức mạnh lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn.
Nhân vật Phương Định đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc nhờ vào nghệ thuật tài tình của tác giả Lê Minh Khuê.
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi tạo ra hình ảnh đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là Phương Định - một biểu tượng của sự mơ mộng và dũng cảm.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 36)
Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn nổi tiếng về đề tài chiến tranh. Bằng sự tài năng và tìm tòi, bà đã tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc về cuộc sống của người lính trẻ trên chiến trường. 'Những ngôi sao xa xôi' là một minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Tác phẩm của Lê Minh Khuê đã tạo ra hình ảnh rất sống động về cuộc sống của những người lính trẻ trên chiến trường. Phương Định, với tâm hồn trong sáng và dũng cảm, đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và ý chí của người phụ nữ Việt Nam.
Phương Định từng thu hút lòng người bởi vẻ đẹp trẻ trung và tinh tế của một cô gái mới lớn. Cô luôn tự tin vào bản thân và luôn chăm sóc vẻ ngoài của mình. Vẻ đẹp của cô đã làm cho nhiều chàng trai phải chú ý và tìm cách gần gũi với cô.
Nhân vật chính của câu chuyện đã khiến người đọc ngưỡng mộ bởi sự dũng cảm và bình tĩnh trước mọi khó khăn.
Phương Định cùng đồng đội sống và chiến đấu trên một cao điểm trên đường Trường Sơn. Cô phải đối mặt với nguy hiểm từ máy bay địch và thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm như phá bom. Mặc cho áp lực và nguy hiểm, cô và đồng đội vẫn bình tĩnh và tự tin thực hiện mọi nhiệm vụ.
Dù đã quen với công việc nguy hiểm, mỗi lần phải phá bom vẫn là một thử thách lớn với Phương Định. Cảm giác căng thẳng và sự tự giác trong từng động tác đã làm nổi bật sự dũng cảm của cô.
Phương Định là một người có tâm hồn trong sáng và rất yêu thương đồng đội. Cô luôn quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh, mang lại niềm vui và sự động viên cho mọi người.
Như những người đồng đội khác, Phương Định yêu quý và tôn trọng đồng đội cũng như đơn vị của mình. Cô cũng rất quan tâm và hiểu biết về tâm trạng của những người xung quanh, luôn sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ.
Ngoài ra, Phương Định cũng là một cô gái có ký ức tuổi thơ đẹp và ấm áp bên người mẹ thương yêu. Những kỷ niệm ấy luôn là nguồn động viên và làm dịu đi mọi căng thẳng trong cuộc sống của cô trên chiến trường.
Sau ba năm chiến đấu trên chiến trường, Phương Định vẫn giữ được sự trong sáng và niềm đam mê âm nhạc của mình. Dù đối mặt với nguy hiểm hàng ngày, cô vẫn giữ được ước mơ về tương lai: 'Tôi thích hát', 'Tôi muốn học nhiều bài hát mới'.
Phương Định là một trong những thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn trong cuộc chiến chống Mỹ. Cô là biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến. Họ dũng cảm hy sinh tuổi trẻ để bảo vệ đất nước:
'Xuyên qua dãy Trường Sơn đánh giặc Mỹ, lòng hướng về tương lai sáng sủa.'
Trong 'Những ngôi sao xa xôi', Lê Minh Khuê đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách chân thực và sinh động. Việc sử dụng góc nhìn thứ nhất cho phép tác giả tập trung vào tâm hồn của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn.
Phương Định trong 'Những ngôi sao xa xôi' là biểu tượng của tinh thần dũng cảm của thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến khốc liệt chống lại Mỹ. Sự hy sinh của cô và những người bạn trở thành nguồn động viên và tự hào cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Trong truyện, ba cô gái sống và chiến đấu cùng nhau trên một trọng điểm trên đường Trường Sơn. Mặc dù đối mặt với nguy hiểm, họ vẫn giữ được niềm vui và sự thơ mộng của tuổi trẻ, tạo nên một hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa.
Ba cô gái này có một mối quan hệ gắn bó và yêu thương nhau như chị em ruột. Trong những tình huống nguy hiểm, họ luôn chăm sóc và bảo vệ lẫn nhau, tạo nên một tình bạn đáng trân trọng.
Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tiên của Lê Minh Khuê, được viết vào năm 1971, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt.
Truyện này thể hiện sự trong sáng, lòng dũng cảm, và tinh thần lạc quan của các nữ thanh niên xung phong sống trong môi trường khốc liệt của chiến trường. Đặc biệt, nhân vật Phương Định được tác giả mô tả sinh động và chân thực bằng nhiều kỹ thuật nghệ thuật độc đáo.
Dù đã trải qua ba năm trên chiến trường, đối mặt với nguy hiểm và cái chết hàng ngày, Phương Định vẫn giữ được sự trong sáng, hồn nhiên và ước mơ về tương lai. Tính cách của cô được thể hiện qua sự nhạy cảm, mơ mộng và niềm đam mê âm nhạc.
Tương tự như hai đồng đội khác trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến các đồng đội trong đơn vị và cả đồng đội khác. Cô cũng ngưỡng mộ và tôn trọng những chiến sĩ mà cô gặp hàng đêm trên con đường vào chiến trường.
Trong phần đầu của câu chuyện, Phương Định được mô tả là một cô gái nhạy cảm và quan tâm đến vẻ ngoài của mình. Tính cách của cô được thể hiện qua sự kiêu kỳ và kín đáo, nhưng cũng đầy sức quyến rũ và thu hút.
Trong hồi ức về tuổi thơ, tác giả làm nổi bật tính cách hồn nhiên, vô tư và mơ mộng của Phương Định. Mỗi cơn mưa đá đều đánh thức trong cô nhiều kỷ niệm và nỗi nhớ về quê hương, gia đình và tuổi thơ yên bình.
Tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất chi tiết và tinh tế. Dù đã quen với công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần vẫn là một thách thức mới đối với cô. Mỗi cảm giác, mỗi ý nghĩ đều được tác giả mô tả một cách sắc nét, tạo ra một bức tranh tâm trạng sống động.
Tinh thần lạc quan trong cuộc sống hàng ngày, can đảm trong công việc, và tình đồng đội mạnh mẽ, Định luôn chăm sóc đồng đội như thành viên trong gia đình. Chị Thao và em Nho luôn được Định quan tâm và tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ đầy ấm áp và đồng lòng. Nho với tính cách mềm mại, trong khi chị Thao tỏ ra rất chu đáo và tinh tế. Định luôn quan tâm và chăm sóc Nho khi cô gặp chấn thương, và cũng như vậy, Thao luôn lo lắng và chăm sóc Nho một cách tỉ mỉ. Cả ba cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, tạo ra một tình cảm đồng đội và tình thân thiết đặc biệt.
Cuộc sống trên chiến trường đầy nguy hiểm là nơi mà sự sống và cái chết luôn rất gần gũi. Phương Định, cùng những cô gái xung phong khác, tỏ ra đặc biệt và dũng cảm trong việc hy sinh tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cách mạng. Dưới bóng cây rậm và giữa cảnh thiên nhiên hoang sơ, Định không ngừng nhớ về quê nhà và những kí ức thân thương, nhưng cô vẫn kiên nhẫn và mạnh mẽ đối mặt với những thách thức trước mắt.
Nhân vật Phương Định đã làm cho chúng ta tự hào về tinh thần yêu nước và sự hy sinh của những người lính cách mạng. Tác giả đã thông qua hình ảnh của Định truyền đạt sự dũng cảm và trách nhiệm, gợi lên trong chúng ta niềm tin vào quê hương và lòng yêu nước sâu sắc.\
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 37)
Văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến luôn tập trung vào những giá trị tốt đẹp của con người, như lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và tình đồng đội.
Phương Định là biểu tượng của sự hồn nhiên và mơ mộng trong cuộc sống cũng như trên chiến trường.
Dù trên chiến trường, Phương Định vẫn giữ được sự nữ tính và tự tin, đặc trưng của người con gái Hà thành.
Sở thích hát của Phương Định là biểu hiện của sự lạc quan và yêu đời, cũng như là nguồn động viên cho bản thân và đồng đội.
Cơn mưa đá bất ngờ làm cho Phương Định nhớ lại những kỷ niệm thân thương về quê hương và động viên cô vượt qua mọi khó khăn trên chiến trường.
Chiến tranh có thể cướp đi nhiều thứ nhưng không thể cướp đi niềm tin và khát vọng của Phương Định và những người trẻ khác.
Niềm tin và khát vọng chiến thắng đã truyền cho Phương Định sự dũng cảm và trách nhiệm trong nhiệm vụ của mình.
Phương Định không chỉ là người dũng cảm trên chiến trường mà còn là người biết yêu đời và trân trọng mỗi khoảnh khắc.
Mỗi lần phá bom là một thử thách về thần kinh, nhưng ý thức trách nhiệm đã giúp Phương Định vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
Trái tim của Phương Định luôn đong đầy tình yêu thương và sự quan tâm đến đồng đội, vượt qua mọi gian khổ và hiểm nguy.
Tình đồng đội chân thành và sâu sắc nhưng cũng đầy bất ngờ và khó hiểu, nhưng nó là nguồn động viên lớn lao cho Phương Định và các đồng đội.
Tình đồng đội trong chiến trường giống như một bài thơ đẹp, với những dòng lả lơi và ý nghĩa sâu sắc về tình bạn và sự hy sinh.
Câu thơ của Chính Hữu về tình đồng đội cũng làm cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình thân và tình bạn trong cuộc sống và chiến trường.
Gian khó và thử thách đã cùng nhau tạo nên những tình cảm gắn bó vững chắc. Khi Nho bị thương, Phương Định đã quan tâm chăm sóc cho Nho một cách tận tình.
Để mô tả nhân vật Phương Định, tác giả đã lựa chọn góc nhìn của chính nhân vật, với ngôn từ tự nhiên và sinh động, thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật.
Ngôn từ trong truyện gần gũi và trẻ trung, phản ánh không khí của chiến trường và tâm trạng của nhân vật, với những đoạn văn ngắn như tiếng bom nổ.
Lê Minh Khuê đã dựng lên nhân vật Phương Định với tính cách đặc trưng của lứa tuổi vàng của dân tộc, sự can đảm và ngây thơ.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 38)
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là thời đại đau khổ nhưng cũng đầy anh hùng của dân tộc, là thời đại của những thanh niên lãng mạn và dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho tương lai của đất nước:
“Bước ra đường chinh phục nước non
Với lòng yêu nước không nguôi nghỉ”
Khi nói về họ, không thể không nhắc đến tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê, với nhân vật thanh niên xung phong Phương Định. Cô gái xinh đẹp và mơ mộng, nhưng đằng sau đó là sự kiên cường và dũng cảm.
Trước khi bước vào quân ngũ, Phương Định trải qua một tuổi thơ êm đềm bên gia đình ở Hà Nội. Vẻ đẹp của cô là biểu tượng của phụ nữ Hà Nội, với mái tóc dày và dài, cổ cao tự hào như một bức tượng nghệ thuật. Đặc biệt, đôi mắt xa xăm của cô chứa đựng một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Cô gái mơ mộng của Hà Thành đã dũng cảm rời xa nhà, tạm biệt cha mẹ để đóng góp cho tổ quốc thống nhất. Những kỷ niệm ấu thơ là nguồn động viên, niềm tin và sức mạnh giúp Phương Định vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến.
Trên chiến trường Trường Sơn, Phương Định không còn là cô gái mềm yếu như trước mà trở thành một người anh hùng đích thực. Cô có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình, dù nguy hiểm nhưng cô vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình mỗi ngày.
Phương Định thể hiện sự gan dạ và dũng cảm rõ nhất trong lúc phá bom. Dù đã quen với công việc đó, nhưng mỗi lần tiếp cận quả bom, cô vẫn căng thẳng. Sự nguy hiểm của tình huống khiến cô hồi hộp, nhưng cô vẫn bình tĩnh và quyết đoán hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ngoài tinh thần gan dạ, Phương Định còn có tinh thần đồng đội sâu sắc. Cô luôn quan tâm và chăm sóc các đồng đội của mình, và sẵn sàng hy sinh cho họ.
Đằng sau vẻ anh dũng của mình, Phương Định là một cô gái mơ mộng và nhạy cảm. Dù trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, cô vẫn giữ được niềm vui và cảm xúc của mình, dường như âm thanh của chiến tranh không làm mất đi sự hạnh phúc của cô.
Nhờ nhân vật Phương Định, độc giả không chỉ thấy được phẩm chất anh hùng mà còn hiểu rõ hơn về tâm hồn phong phú của cô. Lê Minh Khuê đã thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật, khiến Phương Định trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 39)
Lê Minh Khuê là một nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn về cuộc sống của thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn trong thời gian kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm đầu tiên của bà, 'Những ngôi sao xa xôi', đã tạo ra nhiều ấn tượng với độc giả khi ca ngợi vẻ đẹp tinh thần của những cô gái trẻ dũng cảm tham gia trinh sát và phá bom trên tuyến đường đó.
Tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Chị Thao, Phương Định, và Nho. Phương Định không chỉ là nhân vật chính mà còn là người kể chuyện. Cô tự giới thiệu một cách dễ thương: 'Tôi là một cô gái hai bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh, và mắt xa xăm.' Phương Định, một cô gái Hà Nội xinh đẹp, tự tin nhưng không kiêu ngạo, đã chứng minh bản lĩnh của mình trước ác liệt của chiến trường.
Phương Định, giống như các đồng đội khác, thể hiện trách nhiệm cao trong công việc của mình. Sống trong một hang dưới chân cao điểm, cô phải đối mặt với nguy cơ từ bom đạn Mĩ. Mặc cho môi trường khắc nghiệt, cô vẫn làm nhiệm vụ của mình mỗi ngày, đặt sự an toàn của đồng đội lên hàng đầu. Phương Định hiểu rõ rằng công việc của mình không chỉ quan trọng cho tổ quốc mà còn cho sống còn của đồng đội.
Tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu nước quyết tâm của Phương Định là nguồn cảm hứng đáng ngưỡng mộ. Sự dũng cảm và bình tĩnh của cô được thể hiện rõ khi đối mặt với bom đạn trên chiến trường. Phương Định, với lòng gan dạ, tiến gần quả bom mà không hề nao núng. Cô thực hiện nhiệm vụ phá bom với sự tự tin và quyết đoán, thể hiện sự bản lĩnh và kiên cường giữa nguy hiểm.
Không chỉ là một người dũng cảm, Phương Định còn là người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương sâu sắc. Trên chiến trường, cô luôn quan tâm và chăm sóc đồng đội, hi sinh bản thân để bảo vệ những người bạn gái của mình. Tấm lòng yêu thương và quan tâm của cô đã khiến cho mọi người xung quanh cảm động.
Phương Định là biểu tượng của sự lạc quan và hồn nhiên giữa chiến trường khốc liệt. Dù đối mặt với nguy hiểm và căng thẳng hàng ngày, cô vẫn giữ được sự lạc quan, hồn nhiên, và niềm đam mê âm nhạc. Tiếng hát của cô vượt qua mọi khó khăn, làm dịu mát tâm hồn trong những thời điểm khó khăn nhất.
Sự hồn nhiên và vui vẻ của Phương Định trở nên rõ ràng khi cô đối mặt với cơn mưa đá trên chiến trường. Giữa những khó khăn của cuộc sống, cô vẫn giữ được niềm vui và hồn nhiên của tuổi trẻ, gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Sự lạc quan của cô là nguồn động viên đáng quý trong mọi hoàn cảnh.
Truyện 'Những ngôi sao xa xôi' của Lê Minh Khuê đã đẹp mắt kể về cuộc sống gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Phương Định và đồng đội của cô là những ngôi sao sáng trong cuộc chiến, góp phần không nhỏ vào chiến công của quê hương. Đọc truyện này, ta nhớ về lòng dũng cảm của cha anh, và cũng suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 40)
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, như nhân vật Phương Định trong tác phẩm của Lê Minh Khuê, là biểu tượng của sự gan dạ, dũng cảm và kiên cường.
Phương Định, một trong những cô gái thanh niên xung phong, đảm nhận nhiệm vụ lấp hố bom trên đường Trường Sơn huyền thoại. Dù đối mặt với nguy cơ, cô vẫn giữ được sự tươi trẻ và tự tin.
Vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn của Phương Định là điều cuốn hút nhất, tạo nên một cô gái thanh niên xung phong toàn diện.
Phương Định và đồng đội thường phải đối mặt với nguy hiểm trên tuyến đường Trường Sơn. Sự kiên cường và dũng cảm của họ đã vượt qua mọi thử thách.
Làm việc gần quả bom là một thách thức lớn, nhưng Phương Định luôn thể hiện sự kiên nhẫn và dũng cảm.
Trong môi trường nguy hiểm, Phương Định vẫn giữ được tâm hồn nhạy cảm và tình cảm sâu lắng đối với đồng đội và quê hương.
Dù đối diện với nguy hiểm, Phương Định vẫn yêu đời và nhớ về Hà Nội xanh mát. Cô là biểu tượng của sự dũng cảm và lòng yêu nước.
Nhân vật Phương Định là minh chứng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là biểu tượng của sự anh dũng và hy sinh.
Tuổi trẻ của những người dân trong thời đại đã làm cho đất nước ta thêm phần rạng ngời. Kết thúc “Những ngôi sao xa xôi”, lòng không thể giấu được cảm xúc về lòng dũng cảm của những người sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Họ đã sống và chiến đấu với tất cả sự hy sinh.
Minh Khuê, một trong những nhà văn trẻ nổi bật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không giống như những nhà văn khác, Lê Minh Khuê đã tìm thấy vẻ đẹp con người trong cuộc sống và chiến đấu âm thầm nhưng không kém phần khắc nghiệt. Bằng cách tôn trọng mọi thứ mà con người sở hữu, cô đã diễn đạt điều đó một cách tinh tế qua lối văn nhẹ nhàng, dịu dàng và nữ tính. Nhân vật Phương Định trong câu chuyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” phản ánh điều này một cách sâu sắc.
Để xây dựng nhân vật Phương Định thành công, có lẽ nhà văn đã thấu hiểu sâu sắc tâm lý tuổi trẻ. Tính cách của Phương Định được phản ánh qua nhiều góc độ và trong nhiều tình huống khác nhau. Cô mang trong mình vẻ đẹp của lớp thanh niên yêu nước trong thời kỳ kháng chiến. Đó là tinh thần nhiệt huyết, sôi động, dũng cảm và sẵn lòng hy sinh cho lý tưởng cách mạng.
Trước hết, Phương Định là cô gái có tâm hồn trong sáng, trẻ trung và yêu đời. Điểm đặc biệt ở cô là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đầy ước mơ. Điều này cũng là đặc điểm thấy rõ ở các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Phạm Tiến Duật đã mô tả họ trong nhiều tác phẩm. Họ luôn mang trong mình một tình yêu đất nước cao đẹp. Họ có tinh thần phơi phới, đam mê trước cuộc sống.
Phương Định là một cô gái trẻ Hà Nội, từng là học sinh hồn nhiên và vô tư. Cô thường nhớ về những kỷ niệm ngày xưa ở Hà Nội. Những kỷ niệm đẹp vẫn sống mãi trong cô ngay cả giữa môi trường chiến trường khốc liệt. Chỉ cần một cơn mưa đá lạc qua là kỷ niệm bỗng trỗi dậy trong cô. Đó là niềm khao khát và cũng là liều thuốc tinh thần động viên cô giữa những ngày đầy thách thức.
Cô cũng rất quan tâm đến hình thức của mình, thể hiện sở thích thường thấy ở các cô gái thanh xuân. Luôn cột hai bím tóc thật cao với tư cách kiêu hãnh. Cô thích nhìn vào gương và dành thời gian suy nghĩ mơ mộng.
Cô cũng rất nhạy cảm, tỏ ra khá quan tâm đến hình thức của mình. Điều này cũng là một sở thích thường thấy ở những cô gái đang ở tuổi thanh xuân. Luôn cột hai bím tóc cao và tự hào. Cô thích ngắm bản thân trong gương và dành nhiều thời gian suy nghĩ mơ mộng.
Nhận thức được sự chú ý từ nhiều người, cô cảm thấy tự hào nhưng không tỏ ra quá kiêu ngạo, mà giữ vẻ kín đáo. Cô luôn mơ mộng và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Ngay cả trong công việc nguy hiểm, cô vẫn đầy hứng thú.
Việc phá bom của đội là để bảo vệ con đường cho dòng xe tới tiền tuyến và cũng để làm tan đi sự nhàm chán ở tuyến đầu. Khi nghe thấy tiếng bom, tiếng máy bay, tiếng đất đá bắn tung tóe, tiếng súng nổ ở xa, họ lại cảm thấy hạnh phúc, gần gũi với đồng đội. Cái chết như thách thức tinh thần con người. Vượt qua nó, chiến thắng nó, cô cảm thấy hứng thú.
Điều này được biểu lộ rõ nhất qua cơn mưa đá ở cuối truyện. Dưới cơn mưa đá bất ngờ, cô vui vẻ như một đứa trẻ. Cô tận hưởng cơn mưa một cách hồn nhiên, quên hết tiếng bom đạn. Sợ hãi là bản năng nhưng với tình yêu nước, cuộc sống mãnh liệt, Phương Định đã vượt lên.
Tâm hồn trẻ trung là một tài sản quý giá. Có được nó giữa chiến trường khốc liệt là điều đáng trân trọng. Nó giúp con người vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh. Chiến tranh kéo dài nhưng với ý chí kiên cường, họ vẫn sống và sống mạnh mẽ. Lê Minh Khuê đã nhận ra điều này trong những con người ẩn mình trên núi Trường Sơn.
Phương Định là người dũng cảm, tự tin, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Điều này được thể hiện rõ trong lần phá bom. Ban đầu căng thẳng, nhưng bằng sự khích lệ của đồng đội, cô vượt qua mọi khó khăn.
Đó không phải lần đầu tiên cô làm nhiệm vụ này, nhưng trước nguy hiểm vẫn sợ hãi. Lê Minh Khuê đã mô tả mọi cảm xúc của nhân vật một cách chân thực.
Khi đối diện với cái chết, Phương Định tỏ ra bình tĩnh. Trước khi tiếp cận quả bom, cô lo lắng nhưng sau khi làm việc, cô cảm thấy hứng thú. Cô nhận định rằng, dù nổ hay không, cô cũng sẽ chiến thắng. Với ý chí kiên cường, họ đã vượt qua sợ hãi để sống.
Tại Phương Định, tình đồng đội được nuôi dưỡng mạnh mẽ và sâu sắc. Với cô, đồng đội không chỉ là bạn bè mà còn là gia đình thứ hai. Khi chờ Thao và Nho thực hiện nhiệm vụ ngoại trời, cô căng thẳng với nhiều lo lắng. Cô lo sợ họ gặp nguy hiểm dưới mưa bom đạn. Mỗi vết thương của đồng đội là như một vết thương của chính cô. Khi Nho bị thương, cô chăm sóc anh ta chu đáo. Dù Thao cố giấu đi, cô cũng nhận ra sự lo lắng của cô ấy. Cô tôn trọng và ngưỡng mộ mọi người mà cô đã gặp trên đường Trường Sơn.
Qua suy tư của Phương Định, người đọc nhận thấy phẩm chất anh hùng của người lính. Trong cô, có sự dũng cảm và sự hy sinh, và cũng là một thế giới tâm hồn phong phú. Đó là một thế giới rất lạ mà cô cũng không hiểu rõ. Mọi cảm xúc dường như luôn ẩn sâu trong cô. Chỉ cần có dịp, chúng sẽ bùng lên mạnh mẽ. Cô biết cách điều chỉnh mình để hướng đến điều tốt đẹp nhất, để phục vụ cho cuộc kháng chiến.
Sự khắc nghiệt của chiến tranh đã làm cho tâm hồn nhạy cảm của cô trở nên mạnh mẽ và kiên cường. Vẻ duyên dáng của cô gái càng tôn thêm sự dũng cảm của một chiến sĩ. Phương Định là biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Thấu hiểu qua Phương Định và các chiến sĩ trẻ, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn lãng mạn về cuộc sống chiến tranh và về con người trong chiến tranh. Chiến tranh mang đau thương nhưng không thể làm mất đi vẻ đẹp của tuổi trẻ, của con người. Từ những khó khăn, ta thấy sự rạng ngời của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
Nhà văn Lê Minh Khuê, một trong những tên tuổi nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm đầu tiên 'Những ngôi sao xa xôi' của bà là một trong những câu chuyện hay về cuộc sống trên đường Trường Sơn. Cô gái trẻ Phương Định là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ gian khổ.
Phương Định, người kể chuyện, một cô gái Hà Thành kiêu hãnh với mái tóc dày và cổ cao. Trong bối cảnh chiến tranh, cô đã tham gia thanh niên xung phong và tiến vào miền Nam. Phương Định cùng Nho và Thao đo hố bom, phá dỡ bom, đảm bảo tuyến đường Trường Sơn an toàn. Cô là một hình mẫu của lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao – tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cần sự chính xác, bình tĩnh. Mỗi ngày họ phải phá bom ít thì ba lần, nhiều thì năm lần. Họ luôn phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom.
Phương Định là một cô gái trẻ, xung phong vào chiến trường, từ đó tôi luyện cho bản thân mình những phẩm chất anh hùng, dũng cảm, gan dạ và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cô là tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc. Phương Định cũng có thời học sinh hồn nhiên, trong sáng. Cô có những tháng ngày sống bình yên, hạnh phúc cùng với mẹ trong một ngôi nhà nhỏ. Nhưng khi Tổ quốc cất tiếng gọi xông pha, cô đã từ biệt Hà Thành trở thành thanh niên xung phong, sống và chiến đấu tại một cao điểm ác liệt ở mặt trận Trường Sơn. Vào đây mới được ba năm, một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để Phương Định quen với bom đạn chiến đấu và hi sinh. Cô nói về công việc của mình: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là những công việc hết sức nguy hiểm nhưng được cô nói gọn gàng, nhẹ như không, giản dị mà cũng thật anh hùng. Công việc ấy có đủ gian khổ và nguy hiểm, nhưng với Phương Định, được sống và chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ. Trong công việc phá bom, Phương Định luôn thực hiện cẩn thận với một tinh thần trách nhiệm cao. Khí phách anh hùng và lòng dũng cảm của cô thể hiện rõ nhất khi cùng đồng đội đi phá bom. Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mỗi ngày địch trút bom từ ba đến năm lần, nên phá bom là công việc thường xuyên của cô. Nhưng mỗi lần phá bom đều rất căng thẳng, từng cảm giác nhỏ nhất của Phương Định đã được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế. Khi đi đến bên quả bom, cô không đi khom “khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Khai thác chi tiết này, nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt đẹp của con người Việt Nam khi ra trận: một cô gái mảnh dẻ, nhỏ bé nhưng không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù. Ở bên quả bom, Phương Định phải làm nhiều động tác, đào lỗ chôn thuốc mìn, dòng dây cháy chậm, châm ngòi, lấp đất rồi chạy về nơi trú ẩn. Nhưng khi lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, cô phát hiện vỏ quả bom đang nóng lên mà không rõ nguyên nhân. Nguy hiểm lắm, căng thẳng lắm, vậy mà cô vẫn bình tĩnh, thao tác cẩn trọng, tỉ mỉ, thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao. Chờ quả bom nổ: đây là giây phút căng thẳng nhất. Và trong cô còn có thêm sự lo lắng: nhỡ thuốc mìn không nổ phải chôn lại lần thứ hai trong khi quả bom đang nóng lên. Nguy hiểm nhân lên nhiều lần. Trong cô đã nghĩ tới cái chết nhưng rất mờ nhạt, chưa bao giờ cái chết trở thành nỗi ám ảnh đến mức cô phải lo lắng, phải trằn trọc. Vì với cô, dù phải hi sinh cô cũng quyết tâm phá bằng được quả bom, cô đã đặt mục đích hoàn thành nhiệm vụ phá bom lên trên cả tuổi xuân, trên cả mạng sống của mình. Lòng dũng cảm của Phương Định, của những cô gái thanh niên xung phong đã ngời sáng trong khói lửa của bom đạn. Những chiến công của họ đã sống mãi cùng với thời gian và lòng người. Cũng như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng ngợi ca những chiến công của những nữ anh hùng trên con đường Trường Sơn huyền thoại:
“Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom.”
(“Khoảng trời – hố bom”)
Những tưởng bom đạn, chiến tranh khiến cho tâm hồn, cảm xúc của những thanh niên xung phong trở nên chai sạn, thô ráp. Nhưng Phương Định vẫn hiện lên mang những nét đẹp trẻ trung và đầy nữ tính. Là cô gái Hà Thành trẻ trung, xinh đẹp, Phương Định mang những nét đẹp duyên dáng, yêu kiều: “một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”; “hai bím tóc dài, mềm mại”; “đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”, “cái nhìn xa xăm”... Vẻ đẹp của Phương Định đã cuốn hút bao chàng trai, chính cô thừa nhận “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi...”. Cô cũng có cách cư xử rất ý nhị, kín đáo, kiêu kì của con gái Hà Thành. Phương Định nhạy cảm, biết mình được nhiều anh lính để ý nhưng cô chưa dành tình cảm cho ai, cô không săn sóc vồn vã như những cô gái khác. Vào chiến trường, sống ở nơi cái chết luôn cận kề nhưng lúc nào Phương Định cũng giữ vẹn nguyên những nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn. Cô thích làm duyên, làm điệu ngay giữa cuộc sống chiến trường khốc liệt, thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng... Cô thích hát, hay hát, tự bịa cả ra lời hát, hát trong mọi khoảnh khắc như chưa bao giờ nghe thấy bom rơi, đạn nổ: “Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...” Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm”. Tiếng hát của cô át tiếng bom, át cả đau thương, gian khổ hiểm nguy. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin yêu cuộc sống. Không chỉ vậy, Phương Định cũng hồn nhiên và mơ mộng lắm. Đêm đêm, cô nhìn lên những ngôi sao trên bầu trời, mơ về một ngày mai hòa bình, thống nhất. Khi một trận đánh khốc liệt vừa đi qua, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ ập xuống nơi núi rừng Trường Sơn cũng khiến Phương Định quên hết cả mưa bom, bão đạn, quên cả căng thẳng, hiểm nguy, cô và đồng đội lại say sưa tận hưởng niềm vui như con trẻ, đưa cô sống lại tất cả những kí ức tươi đẹp thời thiếu nữ kiêu sa bên gia đình nơi thành phố mến thương.
Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô yêu thương những người đồng đội của mình bằng cả trái tim, bằng sự quan tâm rất đỗi chân thành. Khi chị Thao và Nho đi trinh sát chưa về cô vô cùng lo lắng, “sốt ruột tôi chạy ra ngoài một tí” “tôi lo”. Trực điện thoại cô cảm thấy “Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới … không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” cũng chính vì thế khi nhận được điện thoại từ đại đội trưởng cô gắt gỏng trả lời: “trinh sát chưa về”. Lúc Nho gỡ bom bị thương, Phương Định đã vô cùng lo lắng, nhưng cô lại hết sức bình tĩnh moi đất kéo Nho lên, rồi lau rửa vết thương, chăm sóc chu đáo, tận tình cho cô em gái nhỏ. Chính tinh thần đồng đội khăng khít ấy đã gắn bó họ lại với nhau, chăm sóc, yêu thương và che chở cho nhau trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.
Lê Minh Khuê đầy tinh tế và ý nhị, khi khai thác tâm lý cô gái đôi mươi- Phương Định ở những điều tưởng chừng như quá đơn giản, gần gũi. Trong điều kiện gian khó ấy, cô vẫn giữ được nét nữ tính, đơn thuần của tuổi trẻ. Đó chính là biểu hiện cao hơn cả của sự lạc quan, khi con người không đánh mất chính mình trong cuộc sống gian khó. Cô luôn yêu đời, khao khát hạnh phúc cùng nét thanh xuân chưa bao giờ bị khuất lấp bởi khói đạn. Sau trùng trùng hiểm nguy, khung cảnh khốc liệt của chiến tranh vẫn được làm dịu lại bởi niềm lạc quan, yêu đời điểm xuyết vào từng câu chữ như những đóa hoa nở giữa trời đông giá buốt. Bởi lẽ ấy, người đọc càng được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.
Phương Định là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, cống hiến không tiếc máu xương để giữ cho tuyến đường Trường Sơn không một giờ đứt mạch. Qua nhân vật, người đọc thêm yêu mến, tự hào, trân trọng hơn quá khứ hào hùng của dân tộc, thấm thía hơn trách nhiệm của bản thân, phải biết tiếp nối và phát huy những lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ cha anh, gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh,...
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 41)
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Từ khi thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng ban cho hoa hồng sắc đỏ chói của mặt trời và sắc vàng êm dịu của mặt trăng, hoa mới có nhiều màu sắc rực rỡ. Hoa hồng và phụ nữ! Biểu tượng của cái đẹp, nơi mọi tinh túy của đất trời đồng lòng hội tụ. Viết về vẻ đẹp người phụ nữ, sao tôi cứ ám ảnh mãi với “đóa hoa” thanh khiết nở giữa núi rừng Trường Sơn trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê, mà nổi bật là Phương Định- cô gái thuần túy chất Việt của muôn đời.
“Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971, là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang bước vào thời kì khốc liệt nhất. Bản thân là một nữ thanh niên xung phong dày dặn trong mưa bom bão đạn, tác giả đã viết truyện ngắn này như một bài ca ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật nói riêng, của cả một thế hệ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Phương Định xuất thân là một cô gái Hà Thành chính thống. Bởi vậy, điều đầu tiên cuốn hút ở độc giả chính là nét trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng và đầy mơ mộng như một đóa hàm tiếu giữa núi rừng kháng chiến. Cũng như biết bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi để lại sau lưng kỉ niệm đẹp thời cắp sách, Phương Định đã quyết định dấn thân nơi bom đạn với một niềm tin yêu phơi phới. Cô gái trẻ tự tin xếp ngoại hình của mình vào loại “khá”. Đó không phải biểu hiện của tính tự phụ. Thay vào đó là sự tự tin, bản lĩnh, đầy sức sống của một tâm hồn mới lớn. Sở dĩ tôi ví Phương Định như một đóa hoa tươi trẻ là bởi cô có “hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiểu hãnh như đài hoa loa kèn”. Đôi mắt cô đẹp đến nỗi các đồng nghiệp nam mỗi lần nhìn vào đều ngây ngất mà nhận xét rằng: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm…”. Nét đẹp ấy xét vào thời buổi hôm nay vốn đã rất đáng trân trọng. Lại ở vào cái không khí “Hịch tướng sĩ” thời chống Mỹ khốc liệt xưa, ta càng thêm nâng niu biết nhường nào.
Cô gái trẻ chẳng những “tốt nước sơn” mà còn “tốt gỗ”. Phương Định tiềm ẩn trong mình nét cá tính vô cùng ấn tượng: thích ngắm mình trong gương, thích làm duyên, cũng hay tỏ ra kiêu kì trước những anh lính trẻ. Vẻ đẹp ấy đủ để làm say lòng bao trái tim đến nỗi “không hiểu sao các anh pháo thủ và các anh lính lái xe lại hay hỏi thăm tôi”. Có thể nói, đó là nét tính cách tiêu biểu cho mọi thế hệ hệ thời chống mỹ bấy giờ, ra đi cứu nước và mang theo một tâm hồn lãng mạn hết sức trong ngần. Lại nhớ đến nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Nếu Phương Đinh thích soi gương thì chị Chiến khi ra trận cũng không quên mang theo một chiếc gương. Mạnh mẽ, dũng cảm nhưng cũng vô cùng nữ tính.
Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt tiếng bom. Nhưng chiến tranh trong văn Lê Minh Khuê còn có cả tiếng hát, tiếng hát của Phương Định. Chị thích hát, nghêu ngao suốt cả ngày với những bản nhạc không đầu không cuối. Chính tâm hồn yêu đời đã mang đến cái bình thản cho cô gái trẻ giữa chiến trường đầy ác liệt. Tác giả đã đặt cái lãng mạn, cái hồn nhiên bên trong cái tàn khốc, chết chóc. Tiếng hát át tiếng bom. “Sự sống nảy sinh từ cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ” (Nguyễn Khải). Đó phải chăng là thông điệp ý nghĩa mà nhà văn mang đến cho độc giả?
Mang trong mình vẻ lãng mạn vốn có của tuổi trẻ, Phương Định đã xua tan đi từng giọt “mồ hôi trên trán anh vàng nghệ”, xua đi cái khét lẹt của bom đạn kẻ thù. Ở đây ta thấy luôn nồng lên hơi ấm của tiếng cười, tiếng hát. Và chiến trường vì thế cũng gần với hai chứ “gia đình” hơn bất cứ khi nào.
Lãng mạn là thế nhưng bên cạnh đó, ta còn bắt gặp một Phương Định quả cảm, gan dạ, bất chấp mọi khó khăn, sẵn sàng đối diện với gin khổ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo sát mạch truyện, qua lời kể theo ngôi thứ nhất là nhân vật trung tâm, người đọc như được chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sống của Phương Định và những người đồng đội. Họ sống dưới chân một hang cao điểm. Cuộc sống lại vô cùng thiếu thốn nhưng các cô luôn ngày đêm bám sát tuyến đường, đảm bảo tuyệt đối , giữ gìn mạch máu giao thông. Phương Định và đồng đội được giao nhiệm vụ “khi có bom nổ thì chạy lên. đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng gần kề với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và bản lĩnh cao độ. Với riêng Phương Định và đồng đội, đó đã trở thành công việc thường nhật: “Quên rồi, ngày phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần”.
Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: “Đất bốc khói, không khí chứa đầy sự căng thẳng, máy bay đang ầm ì”, lúc nào cũng phải “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu”, ta mới thấu rõ nỗi khó khăn của thời bom đạn, cũng là tinh thần thép của thời đại bấy giờ. Qua ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lý sắc sảo, nhà văn đã tái hiện thành công nét thông minh gan dạ của người con gái anh hùng. Trước một quả bom chưa nổ “một đầu vùi xuống đất, đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng”, quả bom chưa nổ và cố nhiên, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Kề bên nanh vuốt của cái chết, im lìm và bất ngờ, từng hành động của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn. Cô đã kịp thời chấn tĩnh, từng hành động diễn ra mau lẹ và chính xác. “Lưỡi dao chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt”. Nhà văn thật sắc sảo khi tái hiện cảm nhận đầy mong manh, tinh tế của nhân vật. Tiếng động “sắc đến gai người” ấy phải là cả một quá trình nhập thân vào nhân vật mới có thể miêu tả thật hơn cả đời thực đến vậy.
Mọi nỗ lực dường như đã được đền đáp xứng đáng. Tất cả đã trở về an toàn nhưng cái không khí ghê người trước không khí căng thẳng của bom đạn thì như vẫn còn nguyên trong tâm khảm độc giả. Điều khiến chúng ta xúc động ở chỗ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đang cận kề với cái chết, phẩm chất của những người lính Cụ Hồ càng được tôi luyện vững vàng. Đúng như cái tinh thần “Sát Thát” của thời Trần, cái tinh thần “trên trời có mày, dưới đất có mày, trong rừng chỉ có mình tao, tao cũng bắn được mày” của thời Mỹ (câu nói của Nguyễn Thi), nay lại được gửi gắm cả trong tâm hồn mong manh của một cô gái tưởng như yếu đuối. Họ chính là những bức tượng đài huyền thoại của lịch sử hào hùng dân tộc.
Đoạn văn tả cảnh phá bom có thể nói là đoạn văn xuất sắc nhất của toàn bộ thiên truyện. Lê Minh Khuê đã vận dụng tài tình bút pháp tả thực để tái hiện thành công cái không khí đầy chết chóc của chiến tranh. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi tinh thần quả cảm của con người trong cuộc chiến trường kì của dân tộc mà tiêu biểu là người con gái Phương Định mang trong mình khí phách anh hùng thời đại. Cùng với hình ảnh mười nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã dành cho họ những lời ca trân trọng nhất:
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
(Khoảng trời và hố bom)
Đúng như vậy, họ chính là những người con gái Việt Nam anh hùng, những ngôi sao sáng nhất mãi mãi nằm trong trái tim chúng ta.
Trong chiến đấu, Phương Định đẹp là vậy. Trong cuộc sống đời thường, cô cũng chan chứa trong mình một “cốt tủy chung tình bên trong”(Nguyễn Tuân). Đó là một trái tim giàu lòng thương yêu, nghĩa tình, quan tâm hết mực đến đồng đội.
Qua từng cử chỉ việc làm của nhân vật, nhất là những khi em Nho bị thương, ta càng thêm xúc động trước cô gái trẻ. Trong khi Thao chỉ biết ôm mặt khóc thì Phương Định đã bình tĩnh, kịp thời bế Nho vào hầm trú ẩn, rửa và băng bó vết thương cho đồng đội, pha sữa, lục tìm đến chiếc kẹo cuối cùng và hát cho Nho nghe. Đối với Định, nơi đây đã trở thành gia đình thứ hai của mình, cả Nho, cả Thao đều thân thiết và quan trọng như những chị em ruột. Vậy nên đối với cô mà nói, đồng đội bị thương, chính bản thân cô cũng đau gấp bội phần. Chưa bao giờ tình yêu thương và tấm lòng “lá lành đùm lá rách” lại cao đẹp như lúc này.
Xa gia đình, xa người thân, tình cảm đồng chí đồng đội còn tiếp thêm tinh thần và sức mạnh cho họ cùng nhau bước qua gian khổ và những thách thức của cuộc kháng chiến. Không chỉ với Nho, tình yêu của Phương Định còn dành cho cả các anh lính cùng chiến khu, Cứ mỗi lần bom nổ, chị lại nghĩ đến các anh, lo lắng cho các anh. Tình thương ấy nhiều khi chuyển hóa thành lòng khâm phục và sự ngưỡng mộ: hình ảnh đẹp nhất chính là “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Những con người “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” (Tố Hữu) nay đã chuyển hóa thành tình đồng đội, đồng chí keo sơn, thắm thiết. Thật quý giá biết nhường nào.
Để làm nổi bật Phương Định, truyện ngắn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngôi kể ngôi thứ nhất giúp cho câu chuyện hiện lên đầy chân thực qua cái nhìn trải nghiệm của nữ thanh niên xung phong. Nghệ thuật miêu tả nội tâm, tâm lỹ một cách tài tình, bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét. Từ đó, ta như hiểu thêm nhiều hơn về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ đã sống, đã cống hiến, đã hy sinh thầm lặng cả thanh xuân và cuộc đời mình cho độc lập tự do của Tổ quốc. Chính họ đã nối liền mạch máu giao thông, chi viện cho chiến trường miền Nam chống Mỹ dưới tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cũng chính họ đã làm cho “đường ra trận mùa nay đẹp lắm”, ít nhất là đẹp hơn trong mắt bao độc giả thế hệ hôm nay.
Chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn còn đó một con đường Trường Sơn sừng sững, thấp thoáng bức chân dung chân thực về hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Hình ảnh của họ, đặc biệt là hình ảnh Phương Định mãi mãi là niềm tự hào vô bờ của thế hệ trẻ hôm nay, nhắc chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng nhất với thế hệ đi trước,“những con người đi tới. Hai cánh tay như hai cánh bay lên. Ngực dám đón những phong ba dữ dội. Chân đạp bùn không sợ các loài sên..” (Tố Hữu)
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 42)
Từ lâu, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã là một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận cho các nhà văn, nhà thơ thời kỳ kháng chiến. Hình ảnh những cô thanh niên mơn mởn tuổi xuân nhưng kiên cường, bất khuất đi sâu vào trong thơ ca, ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như bài thơ 'Gửi em cô gái thanh niên xung phong' của nhà thơ Phạm Tiến Duật hay bài hát 'Cô gái mở đường' của cố nhạc sĩ Xuân Giao... Cũng cùng chung nguồn cảm hứng đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã cho ra đời truyện ngắn 'Những ngôi sao xa xôi' và khắc họa vô cùng thành công hình ảnh những cô gái xung phong phá bom, mở đường thật chân thực: hồn nhiên, trong sáng, giàu mộng ước, lạc quan, yêu đời và rất dũng cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu. Trong ba nhân vật chính của truyện gồm Thao, Nho và Phương Định, mỗi một nhân vật đều có những nét đặc biệt riêng, nhưng có lẽ nhân vật Phương Định là nhân vật mà để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc nhất.
Phương Định là một cô gái Hà Nội mộng mơ và vừa mới bước vào tuổi đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Phương Định luôn sống với những kỉ niệm của thiếu nữ vô tư, chỉ gặp một trận mưa đá ở cô lập tức toát lên niềm vui con trẻ. Cô nhặt những viên mưa đá rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến, cô nhớ đến tuổi thơ của mình, những kỉ niệm đó làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt trong cái không khí ”nóng bỏng” của chiến tranh. Phương Định còn được miêu tả là một cô gái xinh đẹp, dễ thương với “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn”, và đặc biệt, theo như lời nhận xét của anh lái xe thì Phương Định còn có một vẻ đặc biệt nữa, đó là đôi mắt “sao mà xa xăm”. Cũng vì sự dễ thương ở ngoại hình, đáng yêu trong tính cách mà Phương Định luôn nhận được những lời thăm hỏi của các anh pháo binh cũng như các anh lái xe.
Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài mộng mơ và xinh đẹp ấy, công việc của Phương Định ở nơi chiến trường vô cùng gian khổ và nguy hiểm, đó là cùng hai người đồng đội của mình là Thao và Nho ngày đêm làm lấp hố bom, đảm bảo cho các chuyến xe kịp thời hành quân vào giải phóng miền Nam. Những quả bom nằm sâu trong lòng đất có thể phát nổ bất cứ lúc nào, chính vì vậy mà Phương Định cùng các đồng đội luôn trong tình trạng căng thẳng, đòi hỏi tập trung cao độ: “…thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vấn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”. Công việc nguy hiểm là vậy nhưng Phương Định chưa bao giờ nản lòng, cô là người có trách nhiệm cao trong công việc, đồng thời cũng rất quan tâm đến đồng đội. Khi Thao và Nho lên cao điểm làm việc, Phương Định ở nhà nhưng lòng nóng như lửa đốt, nghe thấy tiếng trực thăng, tiếng súng hỗ trợ của các chiến sĩ thì sự lo lắng ấy càng bị nâng lên cao độ, thậm chí cô còn nổi cáu, 'nói như gắt vào máy' với đội trưởng: “Trinh sát chưa về”. Rồi khi Nho bị thương cô chăm sóc tận tình như một cô ý tá, sự chăm sóc tận tình của Phương Định đã làm cho Nho nhanh chóng khỏe lại. Trong cuộc sống gian khổ nơi rừng núi, trong không khí dữ dội của chiến tranh thì những tình cảm giữa những cô gái thanh niên xung phong gan dạ ấy vẫn sáng lên rực rỡ, như vầng trăng đẹp đẽ tỏa sáng lung linh giữa bầu trời đêm.
Bằng chính những trải nghiệm thực tế của mình, Lê Minh Khuê đã xây dựng nên một nhân vật Phương Định với những nét tính cách tiêu biểu của người con gái thanh niên xung phong Việt Nam thời kì ấy: mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng đầy sự can đảm, gan dạ và tinh thần trách nhiệm. Họ đã sống và chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, cuộc sống của họ dù có thể kết thúc bất cứ lúc nào nhưng vẫn tràn ngập sức trẻ, tràn ngập tình yêu.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 43)
Thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào thơ ca đã có nhiều chân dung quen thuộc và đáng yêu, đáng cảm phục: những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, những cô gái mở đường trong “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ,... Và Lê Minh Khuê - một nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ - cũng đóng góp một chân dung như thế cho văn học nước nhà: cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.
Là một cô gái thanh niên xung phong có nhiệm vụ cùng đồng đội san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh giá: 'Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai ”các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
Nhưng điều đặc biệt ở Phương Định là không bị ”cái nết đánh chết cái đẹp”; ngược lại, chị đã để sự dũng cảm, ngoan cường và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu tình thương tôn thêm vẻ đẹp cho mình.
Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành'.
Sống giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau từng li một như thế nhưng Phương Định không để tâm hồn mình mòn đi. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: ’’Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có”.
'Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Qua nhân vật này, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy.
Bước chân lên đường đánh Mĩ, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, có những người vừa rời ghế nhà trường. Tâm hồn các anh, các chị trong trẻo, đầy ước mơ, khao khát và đặc biệt là giàu lí tưởng. Chính những kỉ niệm êm đẹp về gia đình như kỉ niệm về người mẹ trên căn gác nhỏ của Phương Định hay những những kỉ niệm về bàn bè, mái trường,... là hành trang để các anh, các chị mang vào trận chiến. Sống giữa nơi đầu tên mũi đạn họ chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ một cách ngoan cường, dũng cảm. Ai bảo không có những phút giây yếu lòng, lo lắng? Ai bảo tâm hồn họ là thép là đá? Không. Con tim họ cũng biết run lên khi tiếng súng phát nổ. Thần kinh họ cũng căng ra khi quan sát trái bom... Nhưng điều đáng quý và điều làm nên sự khác biệt ở họ là các anh các chị đã giữ được tâm hồn trong trẻo, giàu yêu thương đối với gia đình, đồng đội, đất nước. Và rồi, chính những tình cảm cao đẹp đó đã trở thành động lực để họ chiến thắng những phút giây hiểm nguy, nao núng. Các anh các chị thực sự là “... những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương” như nhà thơ Tố Hữu từng ca ngợi. Không tiếc tuổi thanh xuân, họ hiến dâng trọn vẹn cho Tố quốc những gì quý giá nhất:
”Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đọc 'Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, người đọc thấy khâm phục và yêu mến Phương Định trước hết bởi những nét tính cách đáng quý của cô. Nhưng không chỉ vậy, qua nhân vật này chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Và đây cũng là thành công quan trọng nhất của tác phẩm giàu chất nhân văn này.
Phân tích nhân vật Phương Định (Mẫu 44)
Trong văn đàn Việt Nam người ta ít thấy sự xuất hiện của các nhà văn nhà thơ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bởi thực tế rằng các nhà văn khi viết về đề tài này, để có được sức hút và lột tả được tính chân thực của chiến trường thì thường phải là người lính thực thụ bước ra ra từ trong khói lửa tiêu biểu như Quang Dũng, Phạm Tiến Duật, Chính Hữu, Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Trung Thành,... và rất nhiều các nhà văn trưởng thành từ kháng chiến khác nữa. Trong một rừng văn học kháng chiến như vậy, lại nổi lên một cây bút nữ, một nữ thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm với giọng văn mới lạ và hấp dẫn. Có thể nói Lê Minh Khuê đã tỏa ra một thứ ánh sáng đặc biệt đúng như cái tên của bà, ánh sáng của ngôi sao Khuê biểu tượng cho sự thông minh, trí tuệ và học vấn. Bà tham gia nghiệp sáng tác khi còn khá trẻ, khi mới khoảng 20 tuổi, với phong cách viết chắc tay, già dặn trong câu chữ những tưởng đó không phải là giọng văn của một thiếu nữ mà là tác phẩm của một con người đã thu thập cho mình nhiều trải nghiệm trong cuộc chiến. Những ngôi sao xa xôi, với nhân vật chính là Phương Định đã đưa tên tuổi Lê Minh Khuê vụt sáng giữa nền văn học kháng chiến giai đoạn chống Mỹ cứu nước đầy ác liệt. Điểm mới lạ của tác phẩm nằm ở chỗ tập trung thể hiện cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong, dưới đôi mắt cảm nhận của người trong cuộc.
Những ngôi sao xa xôi được viết vào năm 1971, trong giai đoạn 4 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ trên đất Việt Nam, quân Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cuộc chiến lại càng trở nên ác liệt, Mỹ điên cuồng sau những lần thất bại liên tiếp nên càng trở nên nóng lòng muốn đánh nhanh rút gọn. Tuyến đường Trường Sơn huyết mạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quân đội ta, trở thành điểm đánh phá thường xuyên của quân Mỹ, buộc chúng ta phải bảo vệ bằng mọi giá. Chính vì vậy sự có mặt của các nữ thanh niên xung phong dò bom, phá bom, lấp đường như Phương Định, chị Thao và Nho là vô cùng cần thiết. Điểm chung trong phong cách sáng tác về đề tài này của Lê Minh Khuê cùng với Phạm Tiến Duật, Thúy Bắc hay Nguyễn Minh Châu là đều nói về hình ảnh những cô gái hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời. Thế nhưng Lê Minh Khuê có lẽ rằng là một phụ nữ nên ưa thích nhưng cái gì tinh tế, nên bà tập trung đi sâu vào đời sống tâm hồn của nhân vật, hơn là diễn tả những gì khốc liệt của chiến tranh. Tác giả nghiêng về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp nội tâm, đời sống của người anh hùng trong chiến đấu, lấy sự mất mát hy sinh trong chiến tranh để làm rõ hơn vẻ đẹp của họ.
Quay trở lại với tác phẩm, câu chuyện xây dựng xung quanh cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái Phương Định, Nho và chị Thao dưới góc nhìn của nhân vật chính là Phương Định, một cô gái Hà Nội, lạnh lùng và xinh xắn. Họ là lực lượng hậu cần nòng cốt, luôn phải đối mặt với những nguy hiểm cận kề, ranh giới sinh tử chỉ cách một bức màn mỏng manh. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, còn công việc thì luôn là chạy trên cao điểm đếm bom, phá bom, lấp đất sau khi máy bay giặc càn quét qua, để giữ cho đoạn đường luôn ở tình trạng yên ổn mỗi khi đoàn xe của bộ đội ta đị qua. Mới ban đầu, qua giọng kể của Phương Định thì có thể thấy rằng cô nàng là một cô gái có tính tếu táo ngầm, cô nói về sự ác liệt của chiến trường bằng một cái giọng rất dễ thương và phóng khoáng: 'chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa'. Nhiêu đó thôi người ta cũng đủ để hiểu rằng, công việc của ba cô gái trẻ thật không đơn giản, họ có thể hi sinh vì bom nổ, vì bị máy bay địch phát hiện bất cứ lúc nào, và họ phải chuẩn bị tinh thần cho điều ấy. Thế nhưng vừa rời khỏi cái chiến trường trên cao điểm nóng đến hơn 30 độ, thoát khỏi cái cảnh 'Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ' thì Phương Định lại lập tức quay về với thế giới mơ mộng, hồn nhiên của người thiếu nữ, dường như tất cả những thứ cô vừa trải qua đã bị cái mát lạnh tê tái trong hang xóa tan đi hết. Mà có lẽ là thế thật.
Lê Minh Khuê khắc họa nhân vật Phương Định rất rõ nét và ấn tượng, đó là một cô gái trẻ tuổi, xinh xắn, tóc dày và mềm, cần cổ cao kiêu hãnh như cành hoa loa kèn, còn đôi mắt thì có cái nhìn xa xăm mơ mộng. Dù không thể sánh được với vẻ đẹp mảnh dẻ, dịu dàng vô cùng lãng mạn của Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) thế nhưng Phương Định cũng là một đóa hoa thơm giữa núi rừng Trường Sơn đầy khốc liệt này. Và Phương Định là một cô gái thông minh, nên nàng ý thức rất rõ những ưu điểm của bản thân, cô rất tự tin và khách quan khi tự đưa ra những đánh giá về bản thân cũng như nhìn nhận về tính cách của mình. Đặc biệt Định là cô gái rất biết yêu bản thân, yêu bằng cái cách nguyên thủy nhất, thích ngắm mình trong gương, ngắm mãi cái đôi mắt mà những anh lái xe thường xuýt xoa khen ngợi, cái đôi mắt 'dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng'. Rồi cô nàng có lẽ cũng biết rõ những bức thư những lời hỏi thăm của các anh bộ đội là ý gì, nhưng Phương Định cũng 'không săn sóc, vồn vã', và thường đứng ngoài những cuộc đối đáp tếu táo, những cuộc thảo luận sôi nổi. Đó là cái lòng kiêu hãnh của một cô gái khá, mặc dù đối với Phương Định 'những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ'. Nhưng cô nàng vẫn điệu bộ xa cách như một cái cách giữ giá làm duyên của những cô gái trẻ tuổi, đặc biệt là cô gái gốc Hà Nội vốn nổi tiếng với sự trang nhã, tế nhị và duyên dáng trong tà áo dài nền nã. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định còn được thể hiện qua những nỗi nhớ sâu thẳm của cô về quê hương, cơn mưa đá chóng qua đã đem đến cho Phương Định một nỗi tiếc nuối không tên, nhưng có lẽ đó là nỗi hụt hẫng khi niềm vui thích trôi đi quá nhanh. Định nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ từng cảnh vật yên bình nơi thủ đô, cô mơ mộng về một thời thiếu nữ xa xăm và tươi đẹp biết mấy, và cái khắc nghiệt cực khổ nơi chiến trường dường như đã được những kỷ niệm tươi đẹp làm dịu đi, tựa như cơn mưa đá vừa rồi. Cũng từ những nỗi nhớ, những mơ mộng xa xăm ấy của Phương Định người ta nhìn ra được niềm khao khát mãnh liệt của cô với hòa bình, với độc lập, mong sao đất nước không còn bóng giặc để nàng có thể trở về thủ đô với mẹ, tiếp tục những mơ mộng còn dở dang. Không chỉ đẹp ở những nỗi nhớ, những mơ mộng thiếu thời mà Phương Định còn hiện lên với hình ảnh một cô gái yêu đời, yêu nghệ thuật, thích hát và hát cũng rất hay, nàng 'thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan hộ mềm mại, dịu dàng. Thích 'ca chiu sa' của Hồng Quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: 'Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...'. Đó là dân ca ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều'. Từ cái phong cách âm nhạc ấy cũng nhìn ra được Phương Định là cô gái yêu cách mạng, hào hùng trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi truyền thống xen lẫn cái vẻ lãng mạn, ý nhị của một người con gái.
Đó là trong cuộc sống thường ngày, còn trong chiến đấu Phương Định lại có những nét đẹp rất thú vị mang tính chất sử thi của một người anh hùng đích thực. Cái cách mà Phương Định kể về chiến trường như tôi đã đề cập có lẽ dùng hai chữ 'phóng khoáng' là thích hợp nhất. Một cô gái đối mặt với cái nguy hiểm của trận địa bằng trách nhiệm và lòng tự hào của 'tổ trinh sát mặt đường', phong thái tự tin. Một vết thương ở đùi chưa lành miệng có lẽ rằng đối với một người con gái thì nó cũng khá ghê gớm, nhưng với Phương Định cô không cho là vậy và cũng chẳng thiết vào viện Quân y, bởi không đáng, làm người lính có thương tích là chuyện quá thường. Khi nói về công việc của mình Phương Định cũng rất tếu táo mà cho đó là một cái 'thú', thú vui hoặc thú vị giống mấy anh nhà văn khi nói về nghề của mình vậy. Và có lẽ cái 'thú' của Phương Định là thích cảm giác mạnh, tận hưởng cái cảm giác căng thẳng chờ bom nổ, hồi hộp chạy trên cao điểm, để khi làm xong nhiệm vụ như một vị tướng đại công cáo thành chạy về hang báo cáo vậy. Nhưng như thế không có nghĩa là Định không sợ, khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom 'một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt', Định giật mình và càng hối thúc mình phải làm cho nhanh, càng nhanh càng tốt, để mau chóng hoàn thành nhiệm vụ, bởi càng kéo dài thì càng nguy hiểm. Đã làm 3 năm nay, Định đương nhiên cũng dày dặn kinh nghiệm, vỏ quả bom nóng, hay sự im lặng đến bất thường đều là những dấu hiệu chẳng lành, và phải cảnh giác cao độ. Định còn muốn sống để tiếp tục cống hiến và chiến đấu, chứ không thể chết khi còn quá trẻ, mặc dù từ lâu nay Định cũng từng nghĩ mình sẽ chết, một cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hoặc thay vì nghĩ đến cái chết Định nghĩ nhiều hơn đến việc bom có nổ không, làm thế nào để gài mìn lại một lần nữa, đó đều là những câu hỏi hóc búa với cô gái trẻ. Những điều ấy đều cho thấy Phương Định là một cô gái gan dạ, tinh thần thép và vô cùng dũng cảm, chẳng thế mà nàng nói 'Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần', thế có nghĩa là 5 lần đối mặt với cái chết trong 24 giờ, thật khó mà tưởng tượng được. Bên cạnh việc anh dũng, kiên cường trong chiến đấu thì Phương Định còn là một người con cái tình cảm, khác hẳn cái vẻ ngoài lạnh lùng thường thấy. Cô hết lòng lo lắng cho đồng đội khi họ ra ngoài trinh sát, những lúc ấy lòng Định cũng chẳng khác gì so với lúc phá bom ở cao điểm, Định sợ có chuyện xảy ra với chị Thao, với Nho, tấm lòng yếu đuối của một cô gái lúc này mới có dịp được bộc lộ rõ nét. Cảnh Nho bị bom vùi, người ta lại thấy một Phương Định bình tĩnh lạ thường, có lẽ là bình tĩnh thay chị Thao mặt đang tái mét vì sợ máu, Định biết mình phải gánh trách nhiệm đưa Nho về hang và băng bó cho nó thay chị Thao. Từ đó, ta lại thấy một mặt khác nữa của Phương Định ấy là sự tinh tế, chu đáo và tỉ mỉ khi chăm sóc cho đồng đội bị thương.
Qua tất cả những chi tiết về nhân vật Phương Định ta có thể thấy rằng cô chính là đại diện tiêu biểu nhất cho hàng triệu thanh niên Việt Nam đã lên đường chiến đấu vì độc lập tự do của cả dân tộc. Họ ra đi với niềm tin tất thắng, với tất cả sự kiên cường, dũng cảm và lòng yêu nước, yêu cách mạng mãnh liệt. Bên cạnh sự anh hùng trong chiến đấu thì ở họ cũng hiện lên những vẻ đẹp đáng quý của tâm hồn, ở họ có sự hiện diện của sự mơ mộng, trẻ trung, yêu đời, của nỗi nhớ quê hương và cả những khao khát về tình yêu, và hơn tất cả ấy là mơ ước tha thiết về một đất nước hòa bình, một cuộc sống ấm êm hạnh phúc.
Phương Định là nhân vật được xây dựng rất sống động dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê, với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt là về thế giới nội tâm của nhân vật, những vẻ đẹp phẩm chất ẩn giấu trong cái vỏ kiên cường, dũng mãnh của người lính chiến mà trước nay không nhiều nhà văn để tâm vào khai thác. Cũng chính vì tác giả là một nữ thanh niên xung phong, nên cách viết, cách miêu tả nhân vật rất độc đáo và đặc biệt, nó gợi ra một cách rất chân thực hình ảnh của các cô gái trong chiến trường vào những năm 70 của thế kỷ trước, hào hùng, gan góc và cũng đầy lãng mạn, mộng mơ của tuổi trẻ.