Top 35 mẫu Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu

Sinx.edu.vn xin giới thiệu tới các em 35 mẫu Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu giúp các em làm bài văn có nhiều cách viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu đa dạng hơn được điểm tốt trong môn Ngữ văn.

1 96 lượt xem


Nội dung bài viết

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu

I) Dàn ý viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu

Dàn ý viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 1)

1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em muốn kể lại: chị Võ Thị Sáu

2. Thân bài: Võ Thị Sáu sinh ra và lớn lên ở vùng Đất Đỏ trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt

  • Võ Thị Sáu sớm tham gia hoạt động cách mạng, thực hiện các nhiệm vụ vô cùng năng nổ, nhiệt huyết
  • Võ Thị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát dũng cảm, nhận nhiều nhiệm vụ nguy hiểm khi tham gia đội Công an xung phong quận Đất Đỏ
  • Dù nhiệm vụ nguy hiểm, khó khăn như thế nào, Võ Thị Sáu luôn hoàn thành xuất sắc, nên được đồng đội tin tưởng và nẻ e phục
  • Một lần thực hiện nhiệm vụ, Võ Thị Sáu bị giặc bắt được và tra tấn dã man, nhưng không hề sợ hãi, quyết không khuất phục
  • Không thể lấy được thông tin gì từ Võ Thị Sáu, giặc quyết định xử bắn chị để răn đe những người khác
  • Trước khi chết, Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang hái hoa cài lên tóc và nhìn thẳng vào kẻ thù không chút sợ hãi
  • Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng khi mới 16 tuổi vì độc tập, tự do của dân tộc

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người anh hùng lịch sử Võ Thị Sáu

Dàn ý viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật và sự kiện liên quan đến nhân vật: Chị Võ Thị Sáu

2. Thân bài

  • Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
  • Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
  • Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người anh hùng Võ Thị Sáu.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Chị Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu – Wikipedia tiếng Việt

 

II) Các bài văn mẫu viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 1)

Đất nước Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử đầy biến động, thăng trầm và đối mặt với vố số cuộc xâm lăng từ các nước lớn. Nhưng dưới cái vẻ hiền lành, dân tộc Việt Nam luôn ẩn chứa một tinh thần kiên cường và bất khuất. Khi quê hương gặp nguy hiểm, tình yêu nước bùng cháy trong lòng nhân dân và họ tỏ ra mạnh mẽ như một làn sóng để chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước và giữ nguyên chủ quyền.

Trong lịch sử yêu nước đó, không ít anh hùng đã nổi lên và chị Võ THị Sáu là một trong số những người khiến chúng ta cảm phục. Sinh vào năm 1933 tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu- Côn Đảo, chị đã gia nhập cuộc cách mạng từ khi mới 14 tuổi. Không mất quá nhiều thời gian, chị trở thành một nữ chiến sĩ trinh sát được biết đến với lòng gan dạ, quyết tâm bất khuất trong đội công an xung phong Đất Đỏ.

Năm 1950, trong lúc tham gia trận dánh tiêu diệt một nhóm địch ở chợ quê gần nhà, chị Sáu đã bị bắt. Cả một năm trôi qua trong khám Chí Hào, chị phải chịu đựng những đòn roi tra tấn và bị tra hỏi đủ thứ. Nhưng dù gian khó, chị Võ Thị Sáu vẫn kiên cường không bỏ cuộc, không khuất phục trước áp lực của kẻ thù.

Tấm gương dũng cảm, ý chí kiên cường của chị Võ Thị Sáu là nguồn cảm hứng vô cùng to lớn khiến cho những người xung quanh phải trầm trồ kính phục. Không chỉ là một anh hùng, chị còn là biểu tượng cho tinh thần không khuất phục, quyết tâm bảo vệ quê hương và dân tộc. Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu là một phần không thể thiếu trong hành trình gian khó của dân tộc Việt Nam là đề tài để chúng ta luôn nhớ về lòng yêu nước và sẵn lòng hy sinh tương lai tương sáng của đất nước.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 2)

Có lẽ không có người dân nào ở Việt Nam không biết về huyền thoại anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Cuộc đời chị Võ Thị Sáu một nữ du kích dũng cảm, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam đã trở thành một câu chuyện đầy cảm hứng và đầy bi kịch.

Chị ra đời vào năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình nghèo khó với bố mẹ là nghề buôn bán bún bì chả. Từ khi còn nhỏ, chị đã phải đảm đương việc giúp đỡ cha mẹ kiếm sống. Thế nhưng, cuộc đời chị thay đổi hoàn toàn sau khi Cách mạng tháng 8 thành công và Việt Nam thành lập chính phủ riêng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong thời điểm này, chị Sáu đã quyết định bỏ dở việc học để ở nhà giúp đỡ bố mẹ và đồng thời bí mật tham gia tiếp tế cho các anh em của mình, những người đang tham gia chiến đấu trong chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vào năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức gia nhập đội viên Công an xung phòng Đất Đỏ, nơi chị thể hiện gan dạ và sự dũng cảm đáng kinh ngạc. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn và thực hiện các nhiệm vụ ám sát sĩ quan Pháp và người Việt cộng tác của Pháp.

Tuy nhiên, niềm vui và chiến đấu không còn kéo dài lâu. Vào năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác của Pháp. Trước khi đối diện với cái chết, chị đã dành những lời nói cuối cùng cho thế hệ sau này: ' Ta không hối hận vì đã chọn con đường kháng chiến. Ta tự hào là một người con của dân tộc Việt Nam, đã dâng hiến cuộc đời mình cho sự giải phóng dân tộc. Ta xin hứa sẽ sống mãu trong tâm hồn của những người yêu quý tự do và độc lập.'

Với những lời cuối cùng đầy kiêu hãnh và định kiến, chị Võ Thị Sáu rời bỏ cuộc sống này, nhưng tinh thần và huyền thoại về người anh hùng dũng cảm vẫn tiếp tục sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chị đã chứng tỏ rằng sức mạnh tinh thần và ý chí kiên cường có thể vượt qua mọi khó khăn, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này và tôn vinh tinh thần yêu nước, tự do và độc lập. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng một cuộc sống thái bình.

 

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 3)

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ quá khứ đến hiện tại, rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh để đấu tranh bảo vệ đất nước. Và chị Võ Thị Sáu là một trong những nữ anh hùng mà tôi vô cùng cảm phục.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng có nhiều tài liệu ghi nguyên quán của chị tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác lại ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, chị được biết đến với tinh thần dũng cảm, kiên cường. Rất nhiều câu chuyện về chị Võ Thị Sáu đã được kể lại.

Ngày từ khi còn nhỏ, chị Võ Thị Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi khi được giao nhiệm vụ, chị đều hoàn thành tốt. Trong một lần nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích kẻ thù, chị bị bắt giam. Sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn, giặc Pháp quyết định đày chị ra Côn Đảo.

Dù sống trong hoàn cảnh ngục tù, hết sức thiếu thốn hay phải chịu tra tấn, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi và tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù phản đối, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn giặc kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hy sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Khi một tên lính bắt chị quỳ xuống, chị Võ Thị Sáu đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Thế rồi tiếng hô vang lên: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. Lúc này, chị Võ Thị Sáu vẫn chưa được mười tám tuổi.

Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Có thể khẳng định rằng, chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm cùng ý chí kiên cường để thế hệ ngày nay học tập.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 4)

Võ Thị Sáu- một nữ anh hùng đất Việt, xuất thân từ vùng Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, là một hình mẫu người con gái thông minh, sắc sảo với tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm. Dù còn nhỏ tuổi, chị đã dấn thân vào hàng ngũ liên lạc viên của đoàn quân cách mạng , nơi chị đã ghi nhận với những dấu ấn của những chiến công kiệt xuất được xứng danh đáng khen ngợi.

Năm 1948, Võ Thị Sáu đã được giao nhiệm vụ cực kỳ quan trọng- phải phá hoại một buổi lễ mít tinh do thực dân Pháp tổ chức để kỷ niệm Quốc khánh, với mục tiêu gây nhiễu loạn và ngăn chặn âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ đầy hào nhoáng ấy, chị đã dũng cảm ném lựu đạn vào khán đài nơi tỉnh trưởng Lê Thanh Trường, một lãnh đạo cấp cao của bọn phản động đang tập hợp. Hành động kiệt xuất này không chỉ giúp chị thêm nhiều danh hiệu anh hùng mà còn lan tỏa niềm tin và định kiến cách mạng trong lòng người dân.

Tiếp sau đó, cơ quan trung ương Đảng đã giao cho Võ Thị Sáu nhiệm vụ quan trọng khác - tiêu diệt những kẻ gian tế đang làm ăn với thực dân. Tháng 2 năm 1950, khi đi thực hiện nhiệm vụ, chị đã rơi vào bẫy và bị kẻ thù bắt giữ. Dưới đòn tra tấn tàn bạo của bọn giặc ngoại xâm, Võ Thị Sáu vẫn kiên quyết giữ môi không hé lời, không tiết lộ danh tính đồng đội. Dù họ dùng dùi điện để gây đau đớn hay dùng dùi nung lửa đốt cháy da thịt nhưng lòng kiên cường và niềm tự hào dành cho đất nước vẫn giúp chị vượt qua mọi đau đớn không chấp nhận đầu hàng.

Võ Thị Sáu, người con gái mạnh mẽ và không chịu khuất phục đã viết nên một trang sử lẫy lừng của lòng yêu nước và dũng cảm. Dù đã qua xa xôi thời gian, tên tuổi chị vẫn rực rỡ như một ngọn lửa không bao giờ tàn. Những hành động gan dạ và tự tại của Võ Thị Sáu luôn là nguồn cảm hứng to lớn lớn lao cho các thế hệ sau này, là minh chứng sáng ngời cho tinh thầ không khuất phục của con người Việt Nam, sẵn sàng đánh đổi mọi gian khổ vì sự tự do và độc lập của đất nước.

Cuối cùng, dù cố gắng hết sức nhưng chị Võ Thị Sáu không thể tránh khỏi số phận bi thương chị bị đày ra Côn Đảo- nơi chất chứa và đày đọa những nhà nước sĩ, những tù chính trị của Tổ quốc. Đó là những nơi chôn vùi thân xác của hàng vạn anh hùng cách mạng. Vào ngày 23/1/1952 chúng ta đánh mất đi một anh hùng tài ba, chị Võ Thị Sáu với tuổi đời chỉ tròn mười chín. Nhưng khi đến năm 1993 khi đất nước ta đã xóa sạch dấu vết kẻ thù, chị Võ Thị Sáu được vinh danh với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân- một trong những chiến sĩ trẻ tuổi xuất sắc nhất của đất nước, một hình mẫu cao đẹp trong lòng dân tộc. Chị là tấm gương sáng, khắc sâu vào tâm hồn của chúng ta, truyền cảm hứng và ý chí bất khuất để cống hiến cho sự phát triển và thinh vượng của đất nước. Chúng ta hôm nay sống trong một thế giới tự do và bình yên đó là sự đóng góp vĩ đại của những người anh hùng như chị Võ Thị Sáu.

Chị Võ Thị Sáu trong lòng người miền Tây

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 5)

Một trong những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam là Võ Thị Sáu. Chị chính là một trong những biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự gan dạ của người phụ nữ Việt Nam.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ, đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Chị đã tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động trong việc tấn công địch…

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nguy hiểm, nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Khi bị giặc bắt giam tại nhà tù Côn Đảo, chuẩn bị xử tử hình, chị vẫn giữ được tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Có thể khẳng định rằng, chị Võ Thị Sáu là một tấm gương về lòng dũng cảm, sự gan dạ, đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 6)

Trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người con của mảnh đất Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Một trong số đó là Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã cùng với anh trai tham gia cách mạng. Chị tham gia vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong thời gian này, chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Không chỉ vậy, chị cũng nhiều lần phát hiện ra gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Một lần nọ, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Sau này, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị đã bị giặc bắt. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã cho mở phiên tòa, thời điểm này, chị vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Luật sư biện hộ đã lấy đó làm căn cứ để giúp chị thoát khỏi án tử hình, nhưng tòa án vẫn tuyên án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Ở đây, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi tử hình.

Vào năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là một biểu tượng về lòng dũng cảm, kiên cường.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 7)

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 8)

Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Chi tiết kinh nghiệm thăm dò Cô ...

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 9)

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như suối như người Việt nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, 'nếm' đủ thứ đòn roi và đủ 'mùi' tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 10)

Có lẽ người dân Việt Nam không ai là không biết đến người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Chị là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam nói theo. Chị Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Chị sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo có bố mẹ làm nghề buôn bán bún bì chả. Từ nhỏ chị đã sớm phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Việt Nam thành lập chính phủ riêng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này, chị Sáu đã bỏ dở việc học để ở nhà giúp bố mẹ kiếm sống, đồng thời bí mật tiếp tế cho các anh của mình đang công tác trong chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa. Năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ. Chị Sáu vẫn được mọi người biết đến là một o du kích gan dạ, dũng cảm. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian. Thật buồn khi năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Lúc chị bị xử bắn, chị đã nói những câu nói cuối cùng của mình.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 11)

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1935 mất ngày 23 tháng 3 năm 1952, là một nữ anh chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Năm 1949 cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 12)

Tuổi thơ em luôn tràn ngập những câu chuyện của bà. Đó là thế giới của những nhân vật cổ tích, của những người anh hung dũng cảm hy sinh về đất nước. Trong đó, em luôn nhớ câu chuyện về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu sinh ra ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, một miền quê với truyền thống yêu nước. Từ nhỏ chị Sáu đã chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào. Bởi vậy 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Chị đã lập nhiều chiến tích vang dội, diệt trừ tên ác ôn và nhiều lần phát hiện gian tế.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị đã ném lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Thế nhưng không may mắn một lần nhận nhiệm vụ ném lựu đạn chi đã bị giặc bắt. CHị bị tra tấn dã man nhưng không hề khai báo điều gì. Bọn địch đã kết án tử hình cho chị và chuyển chị ra nhà tù Côn Đảo.

Trên đường ra chiến trường, chị không hề sợ hãi, ngắt một bông hoa ven đường và tặng cho người lính hành hình chị. Trước cái chết, chị kiên quyết không quỳ xuống, từ chối bịt mắt, đối diện với cái chết của mình rất bình tĩnh. Điều ân hận nhất của chị là chưa diệt hết được bọn thức dân Pháp. Trước khi chết, Chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Chị đã ngã xuống nhưng chắc chắn tấm gương của chị vẫn còn sáng mãi.

Chị Võ Thị Sáu chính là bức tượng đài tuyệt đẹp của tinh thần dũng cảm, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Em thấy mình cần cố gắng học thật giỏi để xây dựng đất nước, để cho công lao của những con người đi trước không uổng phí.

Giới thiệu cuốn sách: Võ Thị Sáu con ...

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 13)

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách.

Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới.

Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì.

Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 14)

Em rất ngưỡng mộ chị Võ Thị Sáu. Chị sinh năm 1933 và mất năm 1952. Quê hương của chị ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị tham gia cách mạng khi còn nhỏ và lập được nhiều chiến công.

Sau này, chị bị giặc bắt, tra tấn dã man. Nhưng chị vẫn giữ được tinh thần của người cách mạng. Cuối cùng, chị bị đày ra Côn Đảo và bị xử tử. Sau này, chị được phong làm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương để em học tập và noi theo.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 15)

Chị Võ Thị Sáu là một cái tên quen thuộc mà bất kì ai khi tìm hiểu về những năm tháng khói lửa của dân tộc đều biết đến. Chị ấy là một người con gái anh hùng đến từ vùng Đất Đỏ.

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt, nhân dân ta đồng lòng gắng sức đứng lên chống giặc. Dù là già trẻ, gái trai, ai ai cũng góp sức theo cách của mình. Chị Sáu cũng không đứng ngoài phong trào ấy. Từ khi còn rất trẻ, chị Sáu đã tham gia hoạt động cách mạng rất năng nổ. Chị tham gia đội Công an xung phong của quận và trở thành một chiến sĩ trinh sát. Các nhiệm vụ nguy hiểm, chị đều xung phong nhận lệnh. Nhiều lần, chị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khiến đồng đội vô cùng tin tưởng và nể phục. Cứ như vậy, chị Sáu mặc kệ an nguy của bản thân, liên tục thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm. Và rồi, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị không may bị giặc bắt được. Đứng trước những kẻ địch hung hãn, những lần tra tấn tàn bạo, chị vẫn dõng dạc tuyên bố “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Cuối cùng, cảm thấy không thể tra hỏi được gì từ chị Sáu, quân địch quyết định xử bắn chị để răn đe những người Cộng Sản khác. Trước lúc ra đi, chị Sáu thản nhiên hái một đóa hoa cài lên mái tóc. Chị cũng chẳng cần đeo bịt mắt, bởi chị không hề sợ hãi một chút nào. Chị đã nhìn thẳng vào kẻ thù cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng vì Cách Mạng, vì dân tộc. Tuy chị ra đi, nhưng chị sẽ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, trong kí ức của người dân Việt Nam.

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 16)

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

Nữ Anh hùng Võ Thị Sáu trong tâm thức ...

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 17)

Một trong những nữ anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam là Võ Thị Sáu. Cuộc đời của chị chính là biểu tượng cho tinh thần dũng cảm, ý chí kiên định và tình yêu nước sâu sắc.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ là ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng có nhiều tài liệu ghi nguyên quán của chị tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác lại ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc Long Mỹ, Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chị Võ Thị Sáu tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ, lập được nhiều chiến công đáng nể phục. Nhiều câu chuyện kể về Võ Thị Sáu đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc. Trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện kể về sự việc những giây phút cuối đời của chị.

Khoảng 4 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, tại nhà tù Côn Đảo vọng lại tiếng của những tù nhân: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”. Tên chúa đảo và thuộc hạ hoảng hốt liền ra lệnh khóa chặt cửa các chuồng giam.

Giặc Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính và hát bài Chiến sĩ Việt Nam, Lên Đàng,… Khi một tên lính bắt chị quỳ xuống, chị Võ Thị Sáu đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Thế rồi tiếng hô vang lên: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

Cuộc đời của chị Võ Thị Sáu đã trở thành một huyền thoại, để thế hệ sau phải ngưỡng mộ và nói theo:

“Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hi sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát…”

(Trích Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn, Phan Thị Thanh Nhàn)

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 18)

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh, đất nước đã sinh ra biết bao anh hùng. Trong số đó phải kể đến chị Võ Thị Sáu - một nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được khắc trên bia mộ là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu ghi rằng nguyên quán của chị ở xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Võ Thị Sáu tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn rất trẻ. Nhiều câu chuyện về chị đã được kể lại. Khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Chị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Một lần, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích kẻ thù, chị bị bắt giam. Sau nhiều năm bị giam cầm và tra tấn, giặc Pháp quyết định đày chị ra Côn Đảo.

Ở nhà tù Côn Đảo - nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, Võ Thị Sáu vẫn hồn nhiên, vui tươi và tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp quyết định đem chị Võ Thị Sáu đi thủ tiêu. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Kẻ thù vô cùng kinh sợ khi chứng kiến hình ảnh một người con gái kiên cường, gan dạ - trên đường tới pháp trường vẫn thản nhiên, bình tĩnh như vậy. Khi tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói và mỉm cười, nhìn trời xanh bao la và cất cao giọng hát.

Một tên lính giặc bắt Võ Thị Sáu quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ giặc: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Thế rồi tiếng hô vang lên: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Lúc này, chị Võ Thị Sáu vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Có thể thấy, chị đã trở thành một tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước.

Năm 1993, chị được trao tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng và học tập theo gương người con gái anh hùng Võ Thị Sáu.

 

Viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu (Mẫu 19)

Chị Võ Thị Sáu là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, và có lẽ không có người dân Việt Nam nào là không biết về chị.

Trong những năm tháng nước ta thực hiện kháng chiến chống thực dân Pháp, chị Sáu lúc ấy còn rất trẻ nhưng đã tham gia hoạt động rất dũng cảm. Chị Sáu tham gia đội Công an xung phong của quận Đất Đỏ và trở thành một chiến sĩ trinh sát, thực hiện nhiều nhiệm vụ nguy hiểm. Chị nhiều lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên được tổ chức tin tưởng và ủng hộ. Đặc biệt, chị chính là người cầm lựu đạn tấn công cuộc mít-tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Khiến cho nhân dân hết lời khen lợi. Tuy nhiên, ít lâu sau, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị không may bị địch bắt được. Chúng đã tra khảo và mở phiên tòa để buộc tội chị. Đứng trước bè lũ kẻ địch hung hãn, chị Sáu không hề hoảng sợ, mà vẫn dõng dạc khẳng định “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Sau đó, chúng đưa chị qua nhiều trại giam, rồi quyết định xử bắn chị để răn đe những người hoạt động Cách mạng khác. Khi lên pháp trường, chị Võ Thị Sáu vẫn không hề run sợ, chị bước đi hiên ngang và còn tự cài lên mái tóc của mình một đóa hoa. Thậm chí, khi đối mặt với họng súng của kẻ địch, chị đã yêu cầu không cần bịt mắt, để chị có thể nhìn thẳng vào kẻ thù.

Tuy chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng. Nhưng chị và sự dũng cảm, kiên định đã trở thành một biểu tượng về người con gái anh hùng sống mãi trong trái tim người dân Việt Nam.

1 96 lượt xem