Lý thuyết Thu thập dữ liệu
Lý thuyết Thu thập dữ liệu
* Để thu thập dữ liệu, ta thường thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Xác định dữ liệu.
Bước 2: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu.
Để xác định phương pháp thu thập dữ liệu là trực tiếp hay gián tiếp, cần dựa vào hình thức thu thập dữ liệu của người thực hiện. Nếu người thực hiện trực tiếp làm khảo sát, phỏng vấn, quan sát hay làm thí nghiệm thi phương pháp đó là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Nếu người đó dựa vào các nguồn dữ liệu có sẵn như Internet, sách, báo, TV,… để tính toán thì đó là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.
* Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
Ví dụ 1. Để thu thập mỗi dữ liệu sau, ta nên làm thế nào? Đó là thu thập trực tiếp hay gián tiếp?
a) Dữ liệu dữ liệu về 10 nước đông dân nhất thế giới hiện nay.
b) Số thành viên trong gia đình của các bạn trong lớp 8A.
Hướng dẫn giải:
a) Để thu thập dữ liệu về 10 nước đông dân nhất thế giới hiện nay, cách tốt nhất là ta vào website của Wikipedia và tìm kiếm từ khoá “danh sách quốc gia theo dân số” để thu thập. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.
b) Để có số liệu về số thành viên trong gia đình của các bạn học sinh lớp 8A, cô giáo chủ nhiệm cần hỏi từng bạn học sinh trong lớp và ghi lại. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
Ví dụ 2. Nhóm của Nam phát tờ khảo sát về số điểm 10 các bạn trong lớp đã đạt trong kỳ thi vừa rồi. Nhóm của Nam đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào? Nếu nhóm Nam sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu còn lại thì sẽ thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nhóm của Nam đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
Nếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp thì nhóm của Nam có thể nhờ cô giáo chủ nhiệm thống kê từ danh sách điểm trên cổng thông tin của nhà trường.