Lý thuyết Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm
Lý thuyết Xác định các kết quả thuận lợi cho một biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm
Để xác định các kết quả thuận lợi của biến cố liên quan tới hành động, thực nghiệm, ta xác định các kết quả có thể của hành động, thực nghiệm để biến cố có thể xảy ra, đó chính là kết quả thuận lợi của biến cố đó.
Ví dụ 1. Đội văn nghệ khối 8 của trường có 3 bạn nam lớp 8A, 3 bạn nữ lớp 8B, 1 bạn nam lớp 8C và 2 bạn nữ lớp 8C. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong đội văn nghệ khối 8 để tham gia tiết mục của trường. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố sau:
E: “Chọn được một bạn nam”,
F: “Chọn được một bạn lớp 8C”.
Hướng dẫn giải:
Kí hiệu: 3 bạn nam lớp 8A là A1, A2, A3,
3 bạn nữ lớp 8B là B1’, B2’, B3’,
1 bạn nam lớp 8C là C1, 2 bạn nữ lớp 8C là C1’, C2’.
Biến cố E xảy ra khi chọn được một bạn nam, các kết quả thuận lợi cho biến cố E là A1, A2, A3, C1.
Biến cố F xảy ra khi chọn được một bạn lớp 8C, các kết quả thuận lợi cho biến cố F là C1, C1’, C2’.
Ví dụ 2. Bạn Na thực nghiệm gieo một con xúc xắc 6 mặt. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau:
A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số nhỏ hơn 4”,
B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 5”.
Hướng dẫn giải:
Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là {1; 2; 3}.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là {5}.