Lý thuyết Bài toán có lời văn

1 138 lượt xem


- Nếu bài toán cho ta trung bình (mỗi giờ; mỗi phút; mỗi lần; ...) và yêu cầu tính tổng thì ta sử dụng phép nhân số nguyên.

- Nếu bài toán cho ta tổng và yêu cầu tính trung bình (mỗi giờ; mỗi phút; mỗi lần; ...) thì ta sử dụng phép chia số nguyên.

Ví dụ 1. Một kho lạnh đang ở nhiệt độ 5 oC, một công nhân cần đặt chế độ làm cho nhiệt độ của kho trung bình cứ mỗi phút giảm đi 2 oC. Hỏi sau 4 phút nữa nhiệt độ trong kho là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Do cứ mỗi phút nhiệt độ kho giảm đi 2 oC nên sau 4 phút nhiệt độ giảm:

4. 2 = 8 oC

Sau 4 phút nữa nhiệt độ trong kho là:

5 – 8 = -3 oC

Vậy sau 4 phút nhiệt độ trong kho là -3 oC.           

Ví dụ 2. Sau 7 tháng kinh doanh, bác Nam lãi được 28 triệu đồng, bác Hùng lỗ 14 triệu đồng. Bình quân trong một tháng mỗi người lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn giải:

Bình quân trong một tháng, số tiền lãi của bác Nam là:

28: 7 = 4 (triệu đồng)

Bình quân trong một tháng, số tiền lỗ của bác Hùng là:

14: 7 = 2 (triệu đồng)

Vậy bình quân một tháng bác Nam lãi 4 triệu đồng, bác Hùng lỗ 2 triệu đồng.

Ví dụ 3. Một công ty có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 100 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 30 000 đồng. Một công nhân làm được 25 sản phẩm tốt và 7 sản phẩm bị lỗi. Số tiền mà công nhân đó nhận được là bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn giải:

Số tiền khi làm được 25 sản phẩm tốt là:

25. (+100 000) = 2 500 000 (đồng)

Số tiền khi làm 7 sản phẩm bị lỗi là:

7. (-30 000) = -210 000 (đồng)

Số tiền người công nhân nhận được là:

2 500 000 + (-210 000) = 2 290 000 (đồng)

Vậy số tiền người công nhân nhận được là 2 290 000 đồng.

1 138 lượt xem