Lý thuyết Biểu diễn số tự nhiên trên trục số

1 107 lượt xem


Để biểu diễn một số tự nhiên a trên tia số, ta thực hiện theo các bước sau

- Bước 1. Vẽ tia số;

- Bước 2. Xác định điểm a trên tia số.

Lưu ý: Trên tia số, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b hay điểm b nằm bên phải điểm a.

Ví dụ 1. Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}. Biểu diễn các phần tử của tập hợp A trên tia số.

Hướng dẫn giải:

Trên tia số các phần tử của tập hợp A được biểu diễn như sau:

Ví dụ 2. Cho tập hợp F = {x | x N3x<6}. Biểu diễn các phần tử của tập hợp F trên tia số.

Hướng dẫn giải:

F = {x | x N; 3x<6}.

Theo cách liệt kê, ta có: F = {3; 4; 5}

Trên tia số các phần tử của tập hợp F được biểu diễn như sau:

Ví dụ 3. Các phần tử của tập hợp A được biểu diễn trên tia số dưới đây:

Viết tập hợp A bằng cách nêu tính chất đặc trưng của tập hợp.

Hướng dẫn giải:

Các điểm 0; 2; 4; 6 biểu diễn trên tia số là các số tự nhiên chẵn không vượt quá 6.

Nên A = {x | x = 2n; nN; x6}.

1 107 lượt xem