Lý thuyết Quan hệ giữa phần tử và tập hợp

1 120 lượt xem


 - Xác định các phần tử của tập hợp.

- Nếu x là một phần tử của tập hợp A, ta viết  xA (đọc là x thuộc A).

- Nếu x không là phần tử của tập hợp, ta viết x A (đọc là x không thuộc A).

Chú ý: Nếu x thuộc tập hợp A, thì ta còn nói “x nằm trong A” hay “A chứa x”.

Ví dụ 1. Gọi D là tập hợp các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Dùng kí  hiệu  hoặc để mô tả quan hệ của Mặt Trăng, Trái Đất với tập hợp D.

Hướng dẫn giải:

Theo cách liệt kê, ta viết: D = {Sao Thủy; Sao Kim; Trái Đất; Sao Hỏa; Sao Mộc; Sao Thổ; Thiên Vương; Hải Vương}.

Ta thấy Mặt Trăng không nằm trong Hệ mặt Trời hay Mặt Trăng không là phần tử của tập hợp D. Do đó ta viết: Mặt Trăng  D.

Trái Đất nằm trong Hệ Mặt Trời hay Trái Đất là một phần tử thuộc tập hợp D. Do đó, ta viết: Trái Đất  D.

Ví dụ 2. Cho tập hợp T = {x | xN; x7}. Biểu diễn quan hệ của các số 0; 5; 7; 8 với tập hợp T.

Hướng dẫn giải:

Với tập hợp T = {x | x N; x 7} sẽ có các phần thử là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.

Như vậy, các số 0; 5; 7 là các phần tử thuộc tập hợp T. Do đó, ta viết:

0T; 5T; 7T

Số 8 không nằm trong tập hợp T, ta viết:

8 T  

Ví dụ 3. Cho tập hợp K = {3; 5; 7; 9}. Biểu diễn quan hệ của các số 0; 3; 4; 5 với tập hợp K.

Hướng dẫn giải:

K = {3; 5; 7; 9} có các phần tử là 3; 5; 7; 9.

0; 4 không nằm trong tập hợp K nên ta viết: 0  K, 4K

3; 5 là phần tử của tập hợp K nên ta viết: 3K; 5K.

 

 

1 120 lượt xem