Lý thuyết Thực hiện phép tính
a) Phép nhân:
- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.
Nếu thì m.(-n) = (-n).m = - (m.n).
- Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu:
+) Nhân hai số nguyên dương: là nhân hai số tự nhiên.
+) Nhân hai số nguyên âm:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.
Nếu thì (-m). (-n) = (-n). (-m) = m.n.
b) Phép chia:
- Cho với .
Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta có phép chia hết a: b = q.
- Quy tắc chia hai số nguyên khác dấu:
Muốn chia hai số nguyên khác dấu, ta chia phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.
- Quy tắc chia hai số nguyên cùng dấu:
+) Chia hai số nguyên dương: là chia hai số tự nhiên.
+) Chia hai số nguyên âm:
Muốn chia hai số nguyên âm, ta chia phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.
* Chú ý:
- Cách nhận biết dấu của tích:
(+) . (+) = (+)
(-) . (-) = (+)
(+) . (-) = (-)
(-) . (+) = (-)
- Cách nhận biết dấu của thương:
(+) : (+) = (+)
(-) : (-) = (+)
(+) : (-) = (-)
(-) : (+) = (-)
Ví dụ 1. Thực hiện các phép tính sau:
a) (-12).3;
b) 10. (-231);
c) 195: 13;
d) (-144): (-3).
Hướng dẫn giải:
a) (-12). 3 = - (12.3) = - 36;
b) 10. (-231) = - (10.231) = - 2 310;
c) 195: 13 = 15;
d) (-144): (-3) = 144: 3 = 48.
Ví dụ 2. Thực hiện phép tính:
a) 5. (-20). (-23);
b) (-4). 16. (-25);
c) 14. 213 + 14. (-113);
d) (-52). 1 023 + 52. (56 - 33).
Hướng dẫn giải:
a) 5. (-20). (-23) = [5. (-20)]. (-23) = [-(5. 20)]. (-23) = (-100). (-23) = 100. 23 = 2 300;
b) (-4). 16. (-25) = [(-4). (-25)]. 16 = (4.25). 16 = 100. 16 = 1 600;
c) 14. 213 + 14. (-113) = 14. [213 + (-113)] = 14. (213 – 113) = 14. 100 = 1 400;
d) (-52). 1 023 + 52. (56 - 33)
= (-52). 1 023 + 52. 23
= - (52. 1 023) + 52. 23
= 52.23 – 52. 1 023
= 52. (23 – 1023) = 52. (-1 000) = -52 000.
Ví dụ 3. Tính giá trị của biểu thức:
a) A = 6. (x – y) + 98x – 2y với x = 6; y = 3;
b) B = -4xy + 100x với x = 3; y = 25.
Hướng dẫn giải:
a) Với x = 6; y = 3 thay vào biểu thức A, ta có:
A = 6. (6 – 3) + 98. 6 – 2. 3
A = 6. 3 + 98. 6 – 6
A = 6. (3 + 98 – 1) = 6. 100 = 600.
b) Với x = 3; y = 25 thay vào biểu thức B, ta có:
B = (-4). 3. 25 + 100. 3
B = [(-4). 25]. 3 + 100. 3
B = [-(4.25)].3 + 100.3
B = (-100).3 +100.3
B = 3. [(-100) + 100] = 3.0 = 0.