Lý thuyết Thực hiện phép tính theo thứ tự

1 108 lượt xem


Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

- Nếu chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.

- Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng là cộng và trừ:

Lũy thừa ⟶ Nhân, chia ⟶ Cộng, trừ.

Đối với biểu thức có dấu ngoặc

- Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

( ) [ ] { }

Ví dụ 1. Tính: 235 + 78 – 142

Hướng dẫn giải:

235 + 78 – 142 = 313 – 142 = 171

Ví dụ 2. Tính: 14 + 2.82

Hướng dẫn giải:

14 + 2.82 = 14 + 2.16 = 14 + 32 = 46

Ví dụ 3. Tính: {23 + [1 + (3 – 1)2]} : 13

Hướng dẫn giải:

{23 + [1 + (3 – 1)2]} : 13

= {23 + [1 + 22]} : 13

= {23 + [1 + 4]} : 13

= {23 + 5} : 13

= {8 + 5} : 13

= 13 : 13

= 1

1 108 lượt xem