Lý thuyết Dạng toán điểm nằm giữa hai điểm

Lý thuyết Dạng toán điểm nằm giữa hai điểm

1 251 lượt xem


Nếu điểm B nằm giữa hai điểm A và C thì ta có:

- Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.

- Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.

- Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm  A.

Ví dụ 1. Xem hình vẽ và điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và P;

b) Hai điểm M và N nằm … đối với điểm P;

c) Hai điểm … nằm cùng phía đối với điểm …

Hướng dẫn giải:

Vì ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng nên:

a) Điểm N nằm giữa hai điểm M và P;

b) Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với điểm P;

c) Hai điểm N và P nằm cùng phía đối với điểm M.

Ví dụ 2. Vẽ bốn điểm A, B, C, D sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C, điểm D nằm giữa hai điểm A và C.

a) Điểm A nằm giữa hai điểm nào?

b) Tìm các điểm nằm khác phía đối với điểm D.

Hướng dẫn giải:

 Vì điểm A nằm giữa hai điểm B và C, điểm D nằm giữa hai điểm A và C nên điểm A và điểm D nằm giữa hai điểm B và C, điểm A nằm giữa hai điểm B và D.

a) Điểm A nằm giữa hai điểm: B và D; B và C;

b) Các điểm nằm khác phía đối với điểm D là: B và C; A và C.

1 251 lượt xem