Lý thuyết Xác định thành phần dấu và phần số tự nhiên của một số nguyên. Tìm số đối của số nguyên
* Mỗi số nguyên (dương hoặc âm) có hai phần: phần dấu và phần số tự nhiên, phần dấu đúng trước phần số tự nhiên.
Ví dụ:
Cách xác định phần dấu và phần số tự nhiên của một số nguyên:
Bước 1: Xác định phần dấu. Phần dấu chính là phần đầu tiên của số, nếu trước số đó không có dấu gì thì chính là mang dấu +.
Bước 2: Phần đứng sau phần dấu chính là phần số tự nhiên. Lưu ý rằng phần số tự nhiên luôn là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0.
* Hai số đối nhau: Hai số đối nhau có tổng bằng 0.
Cho số nguyên a, số đối của số nguyên a là -a. Nghĩa là, muốn tìm số đối của một số, ta chỉ cần đổi dấu của nó. Đặc biệt, số đối của 0 chính là 0.
Ví dụ 1. Hãy xác định phần dấu và phần số tự nhiên của các số nguyên sau: -2; 7; -5; 4.
Hướng dẫn giải:
Số nguyên |
Phần dấu |
Phần số tự nhiên |
-2 |
- |
2 |
7 |
+ |
7 |
-5 |
- |
5 |
4 |
+ |
4 |
Ví dụ 2. Tìm số đối của các số nguyên sau: 2; -4; 6; -7.
Hướng dẫn giải:
Theo nguyên tắc của tìm số đối của một đó là ta đổi dấu của số đó.
Vậy số đối của các số nguyên trên lần lượt là: -2; 4; -6; 7.
Ví dụ 3. Tìm số đối của 3 và -5, sau đó cho biết điểm biểu diễn hai số vừa tìm được trên hệ tọa độ cách nhau bao nhiêu đơn vị.
Hướng dẫn giải:
Số đối của 3 là -3, số đối của -5 là 5. Ta có hệ trục tọa độ biểu diễn:
Vậy điểm biểu diễn 2 số vừa tìm được cách nhau 8 đơn vị.