Lý thuyết Đọc, mô tả và phân tích dữ liệu từ biểu đồ cột
Biểu đồ cột thể hiện dữ liệu của bảng thống kê bằng các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho.
Để đọc dữ liệu từ biểu đồ cột, ta cần chú ý:
+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.
+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.
+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.
Từ đó, phân tích các dữ liệu theo yêu cầu.
Ví dụ 1. Biểu đồ dưới đây cho biết tổng lượng mưa tại Hà Nội trong một số năm.
a) Biểu đồ biểu thị thông tin gì và ở những năm nào?
b) Đơn vị đo tổng lượng mưa của Hà Nội trong biểu đồ là gì?
Hướng dẫn giải:
a) Biểu đồ biểu thị tổng lượng mưa tại Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019.
b) Đơn vị đo tổng lượng mưa của Hà Nội là mi-li-mét.
Ví dụ 2. Biểu đồ cột dưới đây biểu diễn điểm kiểm tra giữa kì 2 môn Toán của học sinh lớp 6A.
a) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh (nếu tất cả học sinh đều làm bài kiểm tra)?
b) Có bao nhiêu bạn đạt điểm giỏi (điểm từ 8 trở lên)?
c) Đa số các bạn đạt được điểm nào?
Hướng dẫn giải:
Quan sát biểu đồ, ta thấy:
+ Điểm 4: 2 học sinh
+ Điểm 6: 7 học sinh
+ Điểm 7: 12 học sinh
+ Điểm 8: 10 học sinh
+ Điểm 9: 6 học sinh
+ Điểm 10: 3 học sinh
a) Số học sinh làm bài kiểm tra là: 2 + 7 + 12 + 10 + 6 + 3 = 40 (học sinh)
Vì tất cả học sinh lớp 6A đều làm bài kiểm tra nên số học sinh lớp 6A là 40 học sinh.
b) Số học sinh đạt điểm từ 8 trở lên là: 10 + 6 + 3 = 19 (học sinh)
Vậy có 19 học sinh đạt điểm giỏi.
c) Vì 2 < 3 < 6 < 7 < 10 < 12 nên đa số các bạn đạt điểm 7.