Lý thuyết Biểu diễn số nguyên trên trục số

1 490 lượt xem


*Trên trục số nằm ngang:

Ta biểu diễn các số 0; 1; 2; 3… và các số nguyên âm -1; -2; -3… như hình vẽ dưới đây.

Trên chục số điểm O được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.

Để biểu diễn một số nguyên a trên trục số ta có thể làm như sau:

Bước 1: Vẽ đường thẳng, chọn gốc 0, chiều dương của chục số.

Bước 2: Chia các đoạn thẳng đơn vị trên trục số.

Bước 3: Nếu a là số nguyên dương, điểm biểu diễn cho số nguyên a sẽ nằm bên phải gốc O và cách O một khoảng bằng a đơn vị. Nếu a là số nguyên âm, điểm biểu diễn cho số nguyên a sẽ nằm bên trái gốc O và cách O một khoảng bằng –a đơn vị.

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b.

*Trên trục số thẳng đứng:

Ta biểu diễn các số 0; 1; 2; 3… và các số nguyên âm -1; -2; -3… như hình vẽ dưới đây.

Trên chục số điểm O được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ dưới lên sang trên là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.

Để biểu diễn một số nguyên a trên trục số ta có thể làm như sau:

Bước 1: Vẽ đường thẳng, chọn gốc 0, chiều dương của chục số.

Bước 2: Chia các đoạn thẳng đơn vị trên trục số.

Bước 3: Nếu a là số nguyên dương, điểm biểu diễn cho số nguyên a sẽ nằm bên trên gốc O và cách O một khoảng bằng a đơn vị. Nếu số nguyên a âm, điểm biểu diễn cho số nguyên a sẽ nằm phía dưới gốc O và cách O một khoảng bằng –a đơn vị.

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b.

Ví dụ 1. Trên trục số trục số nằm ngang, mỗi điểm sau cách cách gốc O bao nhiêu đơn vị?

a) Điểm 3;

b) Điểm -4.

Hướng dẫn giải:

a) Điểm 3 biểu diễn số 3, nằm bên phải gốc O trong trục số nằm ngang và cách gốc O 3 đơn vị.

b) Điểm -4 biểu diễn số -4, nằm bên trái gốc O trong trục số nằm ngang và cách gốc O 4 đơn vị.

Ví dụ 2. Xuất phát từ điểm O, ta sẽ đi đến điểm nào nếu:

a) Di chuyển 5 đơn vị theo chiều dương;

b) Di chuyển 5 đơn vị theo chiều âm.

Hướng dẫn giải:

a) Xuất phát từ điểm O, nếu ta di chuyển theo chiều dương 5 đơn vị ta sẽ đi đến điểm 5.

b) Xuất phát từ điểm O, nếu ta di chuyển theo chiều âm 5 đơn vị ta sẽ đi đến điểm -5.

Ví dụ 3. Biểu diễn các số nguyên -1; 1; 2 trên trục số.

Hướng dẫn giải:

Số nguyên -1 được biểu diễn bởi điểm A nằm bên trái gốc O và cách O 1 đơn vị.

Số nguyên 1 được biểu diễn bởi điểm B nằm bên phải gốc O và cách O 1 đơn vị.

Số nguyên 2 được biểu diễn bởi điểm C nằm bên phải gốc O và cách O 2 đơn vị.

Nên ta sẽ có trục số sau:

 

 

 

 

1 490 lượt xem