Lý thuyết Rút gọn biểu thức

1 117 lượt xem


Để rút gọn biểu thức, ta làm như sau:

Bước 1: Biến đổi, nhóm các phần tử cùng loại.

Bước 2: Áp dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số nguyên để thực hiện phép tính, rút ngắn biểu thức.

Ví dụ 1. Rút gọn biểu thức A = (a + b – c) + (a – b) – (a – b – c)

Hướng dẫn giải:

A = (a + b – c) + (a – b)  – (a – b – c)

= a + b – c + a – b – a + b + c

= (a + a – a) + (b + b – b) + (c – c)

= a + b

Ví dụ 2. Thay dấu “*” bằng một chữ cái thích hợp để có (a + 3b – c) – (* + b – c) = 2b

Hướng dẫn giải:

(a + 3b – c) – (* + b –  c) = 2b

a + 3b – c –  * –  b + c = 2b

(3b – b) + (c –  c) + a – * = 2b

2b + a – * = 2b

a – * = 0

Suy ra * = a.

Ví dụ 3. Cho biểu thức A = (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c). Hãy tính giá trị của biểu thức A khi a = 5, b = 7, c = –9.

Hướng dẫn giải:

A = (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c)

= a – b – b – c + c – a – a + b + c

= (a – a – a) + (b – b – b) + (c – c + c)

= –a – b + c

Thay a = 5, b = 7, c = –9 vào biểu thức A = –a – b + c ta được:

A = –a – b + c

= –5 – 7 – 9

= –21

1 117 lượt xem